1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy

80 634 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 454 KB

Nội dung

Những vấn đề về líthuyết tự sự học được hình thành một cách có hệ thống, đã trang bị cho người tiếpnhận công cụ quan trọng để giải mã, thâm nhập vào tác phẩm trên nhiều bình diệnnhư vấn

Trang 1

I MỞ ĐẦU

1 Mục đích và ý nghĩa đề tài

Hiện nay, Hàn Quốc được biết đến là một quốc gia phát triển mạnh mẽ vềkhoa học và công nghệ Văn hóa Hàn Quốc đã trở thành một hiện tượng với sự lênngôi của nhiều lĩnh vực như: Điện ảnh, âm nhạc, thời trang, lễ hội, ẩm thực, nghệthuật làm đẹp… Nổi bật là nền văn học có lịch sử lâu đời từ hơn hai ngàn năm nay,văn học Hàn Quốc thế kỉ XX cũng là một phần trong truyền thống và lịch sử đó.Văn học giai đoạn này được hình thành giữa những biến đổi to lớn của dòng chảy

xã hội cận đại nên có những điểm rất khác biệt trên nhiều phương diện so với vănhọc thời kì trước đó Văn chương Hàn Quốc ngày nay càng chiếm lĩnh thị trườngsách dịch ở nhiều nước, trong đó có Việt Nam

Ở Việt Nam, văn học Hàn Quốc đã thực sự là cây cầu nối liền hai nền vănhóa Việt – Hàn Những tác phẩm văn học Hàn Quốc ngày càng được giới thiệunhiều và có tính hệ thống Tác phẩm của các nhà văn, nhà thơ như Lee Sang, LeeGwang-su, Kim Dong-in, Shin Kyung Sook được đông đảo bạn đọc tìm đến vàđược giới nghiên cứu đánh giá cao

Một trong những cây bút nữ tên tuổi đến từ Hàn Quốc đang được yêu thích

và trở nên gần gũi với bạn đọc Việt Nam là nhà văn Park wan – suh Từ lâu, Parkwan – suh đã nổi tiếng ở Hàn Quốc và trên thế giới Bắt đầu sự nghiệp văn học khámuộn ở tuổi 40, nhưng bà đã để lại một khối lượng tác phẩm lớn với gần 20 tiểuthuyết, hơn 150 truyện ngắn và nhiều tùy bút Park wan – suh (1931 – 2010), sinh ratại huyện Gaepung, thuộc tỉnh Gyeonggi-do Tốt nghiệp trường trung học nữSookmuyng, từng nhập học tại khoa Văn trường Đại học Seoul năm 1950, song bàlại không thể tiếp tục sự nghiệp học hành, bởi đó cũng chính là thời gian cuộc chiến

tranh hai miền Nam – Bắc bùng nổ Với tiểu thuyết Cây trụi lá, bà đã đạt được giải

thưởng đầu tiên của mình do tạp chí Phụ nữ Đông Á trao tặng, bà chính thức đăngđàn và liên tiếp nhận thêm 9 giải thưởng danh giá khác Cho đến 80 tuổi, bà vẫn làmột cây bút cự phách, vẫn chứng tỏ được độ sung sức và dẻo dai của một cây bút tàinăng với nhiều tác phẩm có giá trị

Trang 2

Là một nhà văn tên tuổi của đất nước Hàn Quốc, với nhiều giải thưởng vănhọc có giá trị như: giải thưởng văn học Hàn Quốc (1980), giải thưởng văn học LeeSang (1981), giải thưởng văn học Kim Dong – in (1994), giải thưởng văn họcDaesan (1997)… Tiểu thuyết Park wan-suh tìm ra rất nhiều đề tài đa dạng trong đời

sống thường nhật hằng ngày Các tác phẩm như Cây trụi lá (1970), Camera và worker (1975), Chiếc cọc của mẹ 1 (1980), Năm mùa đông ấm áp (1983)… đã khắc

họa chân thực những bất hạnh của gia đình do chiến tranh gây ra Nhưng đến tác

phẩm Tiếng khóc của giun (1973), Ngôi nhà bong bóng (1976), Buổi chiều náo động (1977), Những đứa con địa đàng (1978), Năm hạn của thành phố (1979), Chiếc cọc của mẹ 2 (1981)… tác giả đã tố cáo nhận thức ảo tưởng hời hợt và chủ

nghĩa vật chất của tầng lớp trung lưu Và những tác phẩm khắc họa rất thuyết phục

về cuộc sống của những người phụ nữ bị cô lập như Ngày đang sống bắt đầu (1980), Dáng đứng người phụ nữ (1985), Phải chăng anh vẫn đang mơ (1989)…

Tác giả đưa vào những câu chuyện những đề tài đa dạng như vậy, rất nhỏ nhặt đờithường nhưng lại động chạm đến bản chất vấn đề Trong vai trò một người kểchuyện tài tình, nhà văn chuyển tải đến cho người đọc một cách nhẹ nhàng, thú vị

Là một tác giả với nhiều tác phẩm xuất sắc, nhưng chưa được dịch sang Việt

Nam, gần đây độc giả mới biết đến Park wan-suh qua tiểu thuyết Ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy? Điều đó cho thấy việc nghiên cứu văn học Triều Tiên ở Việt Nam là một vấn đề còn nhiều điều để khám phá Chúng tôi chọn đề tài Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết Ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy? nhằm

nghiên cứu sự thành công đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng truyện của nhà vănPark wan – suh, từ đó đưa đến một sự hiểu biết rộng rãi và sâu sắc hơn về văn họcHàn Quốc thế kỉ XX Hàn Quốc và Việt Nam, dù mỗi dân tộc trải qua những thăngtrầm lịch sử khác nhau, trải qua những cuộc chiến tranh khác nhau nhưng tất cảcùng mang những vết thương, chịu đựng mất mát chiến tranh Văn học viết về thờichiến tranh của hai dân tộc đã thể hiện rõ nỗi đau này Những kí ức về chiến tranh

có lẽ cũng đã phần nào nguôi ngoai nhưng vết thương chiến tranh để lại trong tâmhồn con người thì vẫn còn mãi theo thời gian, mà mỗi khi nhắc lại làm người ta bồihồi, day dứt

Trang 3

2 Lịch sử vấn đề

Thế kỉ vừa qua Hàn Quốc phải trải qua liên tiếp các biến cố, thử thách và nỗiđau như thời kì thực dân, cận đại hóa, đất nước chia cắt, chiến tranh cải cách Songđây là thời kì mà dân tộc Hàn đã hun đúc được nguồn năng lượng mạnh mẽ để khắcphục những thử thách đó Văn học Hàn Quốc giai đoạn này đã sản sinh ra rất nhiềunhà văn, nhà thơ và tác phẩm văn học xuất sắc Một trong những cái tên được nhắc

đến là nhà văn Park wan-suh với tác phẩm Ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy?.

Nội dung câu chuyện cho thấy một cách sinh động nhất cuộc sống của dân tộc HànQuốc cũng như cảm xúc chân thành của một cá nhân trải nghiệm nhiều mất mát,đau thương trong chiến tranh Thể hiện phong phú tâm tư tình cảm của người HànQuốc cũng như những giá trị và cái đẹp mà họ khát khao vươn tới

Có thể thấy gần đây, ở Việt Nam, việc vận dụng lý thuyết tự sự học vàonghiên cứu tác phẩm văn học là khuynh hướng có tính thời sự Những vấn đề về líthuyết tự sự học được hình thành một cách có hệ thống, đã trang bị cho người tiếpnhận công cụ quan trọng để giải mã, thâm nhập vào tác phẩm trên nhiều bình diệnnhư vấn đề người kể chuyện, điểm nhìn trần thuật, kết cấu, giọng điệu và ngônngữ… Trong tình hình đó, đi sâu vào tác phẩm văn học từ góc nhìn này không chỉgiúp người nghiên cứu tìm hiểu sâu hơn về mặt lí thuyết mà còn khám phá nhữnggiá trị mới mẻ, độc đáo của tác phẩm, cũng như là con đường thấy rõ phong cách và

cá tính sáng tạo của nhà văn

Nghệ thuật trần thuật được xem là một trong những vấn đề quan trọng vàphức tạp nhất của tự sự học Theo nhà nghiện cứu Trần Đình Sử, tự sự học vốn làmột nhánh của thi pháp học hiện đại, hiểu theo nghĩa rộng, nghiên cứu cấu trúc củavăn bản tự sự và các vấn đề liên quan hoặc nói cách khác là nghiên cứu đặc điểmnghệ thuật trần thuật và văn bản tự sự nhằm tìm một cách đọc

Ở Việt Nam, đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về nghệ thuật trần thuật,nhưng chỉ tập trung ở các tác giả Việt Nam hay những nền văn học lớn như Mỹ,Nga, Trung Quốc, Nhật… Các công trình như “Nghệ thuật trần thuật trong tiểu

thuyết Tạ Duy Anh”, “Nghệ thuật trần thuật trong Báu vật của đời của Mạc Ngôn”,

Trang 4

“Nghệ thuật trần thuật và yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết IQ84 của H.Murakami” Tuy

nhiên các công trình nghiên cứu về Park wan – suh và tác phẩm của bà không

nhiều Tiểu thuyết Ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy? mới được dịch sang

tiếng Việt bởi Nguyễn Lệ Thu vào tháng 4 năm 2012 Vì vậy các bài nghiên cứu về

tác phẩm còn ít và chưa mang tính khái quát Có thể kể đến như cuốn Tìm hiểu về văn học Hàn Quốc thế kỉ 20 của dịch giả Hoàng Hải Vân, tuy nhiên cuốn sách chỉ

đề cập đến Park wan-suh cùng với các nhà văn nữ cùng thời và nêu một cách kháiquát những đặc điểm riêng trong tác phẩm của bà, bài nghiên cứu có đoạn :

Park wan-suh đặc biệt dành nhiều quan tâm, khắc họa rất khéo léo cuộc sốngcủa những người phụ nữ tầng lớp trung lưu trong các gia đình bình thường Nhà vănchâm biếm bản tính hợm hĩnh, ích kỉ và xu hướng khoe mẽ của những người phụ nữtrung lưu xảy ra trong quá trình cận đại hóa sau những năm 1970 Bà sử dụng linhhoạt những tình huống đa dạng, tình tiết cụ thể nên gợi được sự đồng cảm sâu sắc

Bài viết Phân tích tiểu thuyết Ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy? của

nhóm thuyết trình lớp Hàn 1- 09 trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn Tp

Hồ Chí Minh tập trung phân tích về nội dung và nghệ thuật tác phẩm và cảm nhậnliên hệ Tuy có đề cập về phần nghệ thuật tác phẩm nhưng chỉ đi sơ lược chứ chưa

đi vào phân tích cụ thể tác phẩm

Ngoài ra còn một số bài cảm thụ về tác phẩm như Hoàng Mai trong bài viết

Ngọn sing-a giòn giòn chua chua ngờ đâu lại là nỗi ám ảnh về tuổi thơ hạnh phúc đi suốt cuộc đời con người… đăng trên trang web baophunu.com Vi Lâm trên trang

web baodongnai.com có viết “Chỉ ngày mai thôi là mình lại được trèo qua đồi, lộiqua cánh đồng và băng qua con suối, mình sẽ được hít thở thỏa thích thứ không khí

Trang 5

hòa trộn từ mùi hương của cỏ cây, hoa rừng và phân xanh” Đó là một trong những

đoạn miêu tả những hoài vọng ấu thơ đẹp nhất của tác giả trong cuốn Ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy? Không ồn ào, hào nhoáng như điện ảnh hay âm nhạc, văn

chương Hàn Quốc, đặc biệt là dòng văn chương đương đại đến với độc giả Việt Nam

khá e dè Sau vài cuốn nổi bật gần đây như Chơi Quiz – show, Hãy chăm sóc mẹ… thì Ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy? là một món lạ, vừa mang hơi hướng tự truyện, vừa phảng phất nét lãng mạn hư cấu của văn chương Bài viết Chiến tranh làm con người khắc khoải nỗi đau của Thảo Yên có đoạn: “Park wan-suh đã viết “Ai

đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy?” với cảm xúc chân thành của một người trải

nghiệm nhiều mất mát, đau thương trong chiến tranh để nói rằng: bất cứ cuộc chiến

nào cũng dẫn đến bi kịch, tang tóc… Hãy để hòa bình trên trái đất này!”

Trên các trang sách mạng cũng có những nhận xét về tác phẩm, như Ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy? là hồi ức của tác giả về một thời kì đau thương và

bất hạnh – từ thời kì đô hộ của Nhật Bản, cho đến những năm tháng diễn ra cuộcđấu tranh giữa hai miền Nam Bắc – trên bán đảo Triều Tiên Câu chuyện khôngphải đọc bằng từ, bằng chữ mà là bằng cảm xúc

Qua quá trình khảo sát lịch sử nghiên cứu về tiểu thuyết Ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy? của Park wan-suh tôi nhận thấy rằng chưa có công trình nào tập

trung về nghệ thuật trần thuật, phần làm nên thành công lớn của tác phẩm Bởi vậy,

chúng tôi chọn đề tài “Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết Ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy? của Park wan-suh” góp thêm một cái nhìn đầy đủ hơn, tạo nền

tảng cho việc đi sâu khám phá vẻ đẹp tác phẩm từ góc độ nghệ thuật

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tác phẩm Ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy? của nhà văn Park wan-suh.

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là bình diện của tự sự học về nghệ thuật trầnthuật, như điểm nhìn, người kể chuyện, không gian và thời gian nghệ thuật, ngônngữ và giọng điệu

Trang 6

Ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy? là tác phẩm phản ánh rất nhiều vấn

đề của lịch sử đương đại, nhưng trong phạm vi của đề tài, chúng tôi chỉ tập trung vềnghệ thuật trần thuật của tác phẩm, để thấy được sự thành công của tác phẩm, đồngthời cho thấy được tài năng kể chuyện của Park wan-suh

4 Phương pháp nghiên cứu

Để nghiên cứu vấn đề này, chúng tôi sử dụng chủ yếu các phương pháp sau:Phương pháp phân tích – tổng hợp: Tiến hành phân tích tác phẩm từ lýthuyết tự sự học, thi pháp học Tổng hợp cách thức xây dựng truyện, từ đó khẳngđịnh phong cách của nhà văn

Phương pháp thống kê phân loại: Tiến hành khảo sát, thống kê tài liệu liênquan đến nhà văn, tác phẩm Sau đó phân loại những tài liệu chỉ liên quan trực tiếpđến đề tài

Phương pháp hệ thống, cấu trúc: Đặt vấn đề nghiên cứu trong hệ thống lýthuyết, cấu trúc chỉnh thể nghệ thuật Đó là chỉ ra được mối quan hệ giữa người kểchuyện và điểm nhìn, thời gian và không gian nghệ thuật, ngôn ngữ và giọng điệusáng tác của nhà văn Park wan-suh

Trang 7

II NỘI DUNG

Chương 1 Quan điểm trần thuật trong tiểu thuyết Ai đã ăn hết

những cây sing-a ngày ấy?

1.1 Hình tượng người trần thuật trong tiểu thuyết Ai đã ăn hết những cây

sing-a ngày ấy?

Theo Từ điển thuật ngữ văn học, trần thuật là “phương diện cơ bản của

phương thức tự sự, là việc giới thiệu, khái quát, thuyết minh, miêu tả đối với nhânvật, sự kiện, hoàn cảnh, sự vật theo cách nhìn của một người trần thuật nhất định”[15, tr 307] Đối với một tác phẩm văn học, trần thuật có vai trò rất lớn Nó là biệnpháp nghệ thuật cơ bản nhất để tạo thành văn bản văn học Trần thuật là phươngdiện cấu trúc của tác phẩm tự sự Trong tiểu thuyết, với tư cách là một phương diệnthi pháp học đặc trưng của thể loại, trần thuật tập trung vào một hoặc nhiều cá nhân

và triển khai trong không gian, thời gian nhất định Trần thuật tồn tại với nội dungtrần thuật và hình thức trần thuật, trong đó người trần thuật được xem là là ngườidẫn dắt cốt truyện phát triển và hướng tiếp nhận của độc giả Đó là một người donhà văn tạo ra để thay mình thực hiện hành vi trần thuật Theo Từ điển thuật ngữvăn học thì “người trần thuật là hình thái của hình tượng tác giả trong tác phẩm vănhọc nghệ thuật, là người mang tiếng nói, quan điểm tác giả trong tác phẩm vănxuôi” [15, tr 191]

Trong tác phẩm văn học, hình tượng người trần thuật hay người trần thuật vàngười kể chuyện đều quy ước là một Qua lịch sử của đời sống văn học, từ văn họcdân gian đến văn học viết, có thể khẳng định rằng nếu không có người kể chuyện thì

sẽ không bao giờ có tác phẩm văn học Nhưng để xây dựng thành công một hệthống lý thuyết, mang tính khoa học thì chỉ đến những năm 60 – 70 của thế kỉ XX,các khái niệm về người trần thuật mới được phổ biến đầu tiên ở phương Tây

Cũng như nhiều khái niệm khác, khái niệm người trần thuật cho đến nay vẫnchưa được các nhà lí luận văn học thống nhất hoàn toàn Theo Pospelov thì người

Trang 8

người kể chuyện là “người môi giới giữa các hiện tượng được miêu tả và ngườinghe (người đọc), là người chứng kiến và cắt nghĩa sự việc xảy ra” Trong quanniệm của W.Kayser, người kể chuyện là một khái niệm mang tính chất cực kì hìnhthức: “Đó là một hình hài được sáng tạo ra, thuộc về toàn bộ chỉnh thể tác phẩm vănhọc Ở nghệ thuật kể, không bao giờ người kể là vị tác giả chưa nổi danh, nhưng làcái vai mà tác giả bịa ra và chấp nhận” [39, tr 196].

Người trần thuật là một sản phẩm sáng tạo nghệ thuật Việc tác giả lựa chọnkiểu người kể chuyện nào để kể không phải là sự ngẫu nhiên mà nó mang tính quanniệm về nghệ thuật, nhằm mục đích chuyển tải nội dung tư tưởng, quan điểm của

tác giả trong tác phẩm Trong Ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy?, hình tượng

người trần thuật ở ngôi thứ nhất – xưng “tôi” diễn ra hai góc độ: “tôi” là người kểlại câu chuyện của tôi, tôi là nhân vật chính, tự thuật lại cuộc đời mình Thứ hai,

“tôi” là một chứng nhân, kể lại những gì xảy ra xung quanh, tôi tham dự vào câuchuyện, tôi biết, tôi nghe, tôi thấy, nhưng không phải chuyện của tôi

Chúng ta cũng cần phân biệt khái niệm người trần thuật với khái niệm tácgiả Giữa người trần thuật và tác giả có nét thống nhất nhưng không đồng nhất vớinhau Đặc biệt trong những tác phẩm tự truyện, ta thấy sự thống nhất giữa người kểchuyện và tác giả càng bộc lộ rõ Nét khác biệt ở đây chính là tác phẩm tự truyệnthường lấy cuộc đời của tác giả làm chất liệu sáng tác nhưng rõ ràng thế giới tồn tạicủa người kể chuyện và thế giới tồn tại của nhân vật được kể lại là hoàn toàn khácnhau – khác nhau về thời gian, không gian, cảm xúc, tư tưởng Người kể chuyện chỉ

có thể ý thức lại được thế giới kia chứ không thể thâm nhập vào thế giới kia được.Những hành động, tâm trạng, cảm giác mà người kể lại trong tác phẩm tự truyện cóthể là của nhà văn, nhưng đó là những hành động, tâm trạng của nhà văn xảy ratrong quá khứ chứ không phải là thời khắc hiện tại bây giờ

1.1.1 Cái tôi tự thuật

Người kể chuyện là sản phẩm sáng tạo của nhà văn, là phương tiện quan

trọng để thể hiện quan điểm nghệ thuật của mình Theo Từ điển thuật ngữ văn học:

Trang 9

Người kể chuyện là hình tượng ước lệ về người trần thuật trong tác phẩmvăn học, chỉ xuất hiện khi nào câu chuyện được kể bởi một nhân vật cụ thể trong tácphẩm Đó có thể là hình tượng của chính tác giả, dĩ nhiên không đồng nhất với tácgiả ngoài đời, có thể là nhân vật đặt biệt do tác giả sáng tạo ra, có thể là một ngườibiết câu chuyện nào đó Một tác phẩm có thể có một hoặc nhiều người kể chuyện.[15, tr 191].

Hình tượng người kể chuyện trong tác phẩm cũng chính là nhân vật chính

của tác phẩm Tiểu thuyết Ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy? được trần thuật ở

ngôi thứ nhất, người kể xưng tôi Một điểm đặc biệt ở đây là tác giả kể lại câuchuyện của chính mình, gia đình mình, dân tộc mình Ở đây nhà văn trao vai tròngười kể chuyện cho nhân vật xưng “tôi” nên về cơ bản nhân vật xưng “tôi” mangquan điểm chủ quan của tác giả Tác giả xây dựng hình tượng người kể chuyệnxưng “tôi” và ủy thác cho nhân vật này vai trò người kể chuyện Câu chuyện lúcnày được kể theo điểm nhìn và dòng ý thức của nhân vật “tôi”, điều này làm chongười đọc có cảm giác như đang trực tiếp chứng kiến câu chuyện xảy ra với nhữngcảm xúc rất chân thành của nhân vật

Là một tác phẩm tự thuật, yêu cầu của nó là trình bày một cách súc tíchnhững sự kiện đã xảy ra trong cuộc đời của nhà văn Tự thuật là sự thông báo vềquá khứ, đòi hỏi người viết phải hết sức tôn trọng tính xác thực của các sự kiện Tựthuật xưng tôi trong văn bản tự sự chưa hẳn là thể loại tự truyện, nhưng tự truyện,nhất thiết phải mang đặc điểm tự thuật Tự truyện phải được kể ở ngôi thứ nhất, câuchuyện được kể phải là chính nhân vật xưng tôi đã “nếm trải” và sự “nếm trải” của

của cái tôi tự thuật đó, phải trở thành trung tâm của việc tổ chức trần thuật Như

vậy, cái tôi tự thuật trong thể loại tự truyện hàm chứa nhiều vai: người tự thuật đồng

thời là người trần thuật, người kể chuyện và cũng chính là tác giả kể lại câu chuyện

của chính mình

Tự truyện là một thể loại tự sự sớm hình thành và phát triển trên thế giới gắn

với tên tuổi những nhà văn lớn như Rútxô với Tự thú; L.Tônxôi với Thời thơ ấu, Thời thiếu niên, Thời thanh niên; M Gorky với Thời thơ ấu, Kiếm sống, Những

Trang 10

trường đại học của tôi… Hình tượng người trần thuật trong các tự truyện diễn ra

linh hoạt, khi thì bản thân nhà văn tự kể về mình, khi thì thông qua nhân vật trungtâm trong truyện quan sát, suy nghĩ, hành động với nhiều mối quan hệ phức tạp Cáilàm nên bức chân dung tự họa rõ nét nhất trong tác phẩm tự truyện là diễn biến củathế giới nội tâm nhân vật qua ngôn ngữ người kể chuyện Những câu chuyện nhàvăn tự kể về mình là cơ hội để thu hút độc giả, do đó tiếp nhận hình tượng nghệthuật trong tự truyện là sự tiếp thu những điều sâu kín nhất, trung thực nhất, gần gũinhất của người nghệ sĩ

Cái tôi tự thuật đã đưa người đọc đi sâu vào nội tâm nhân vật, nhà văn Parkwan-suh đã kể lại câu chuyện cuộc đời mình bằng hình tượng nhân vật “tôi” là một

cô bé từ khi tám tuổi cho đến lúc trưởng thành Với phương thức trần thuật ngôi thứnhất, người kể chuyện tham gia trực tiếp vào câu chuyện và hiện hữu trong thế giớinhân vật khác, ở đây người kể chuyện là nhân vật chính của câu chuyện, đóng vaitrò trần thuật, dẫn dắt cốt truyện, quan sát và miêu tả nhân vật, sự kiện, đồng thờibộc lộ thế giới nội tâm của mình

Nhân vật “tôi” trong Ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy? tự thuật lại

cuộc đời mình từ lúc còn nhỏ sống với ông bà, cho đến những năm tháng đi học,sống ở Seoul cùng người mẹ và anh trai và đến lúc đất nước có chiến tranh Cô béPark wan-suh những ngày thơ ấu sống ở làng quê thôn Parkjeok cùng với gia đình,luôn được yêu thương, đùm bọc, đặc biệt là ông nội

Tình thương của ông dành cho một đứa mất bố từ lúc mới lên ba như tôi rấtđặc biệt, cặp mắt phượng của ông lại khẽ cụp xuống và tôi có thể cảm nhận được ẩnsâu trong ấy có một thứ gì đó đang bừng bừng cháy Có thể đó là thứ tình thươngcồn cào đến cháy gan, nhưng tôi lại coi điều đó như là mình đã nắm được một điểmyếu quan trọng [36, tr 21]

Vì như thế dù gây ra chuyện gì thì ông cũng sẽ bênh vực mình, bởi vậy màkhi ông vắng nhà là cô bé rầu rĩ hơn cả Cô không phải thơ thẩn chơi một mình, màkéo lũ bạn trong thôn vào sân sau nhà xí chơi với chúng và rong ruổi khắp làng, tất

cả hiện lên một cuộc sống vui tươi, hồn nhiên của trẻ thơ

Trang 11

Sau một lúc chơi đồ hàng chán chê, giống như bất chợt có đứa nào đó lêntiếng rủ chơi trốn tìm và được cả bọn hưởng ứng ngay theo ấy, rồi có đứa nào đó lêntiếng rủ đi vệ sinh, lập tức kể cả chưa mót nhưng cả lũ vẫn lũ lượt kéo nhau vào nhà

xí ngồi xếp thành hàng, khoe những cái mông tròn trĩnh và bắt đầu rặn [36, tr 32]

Và rồi một ngày mẹ cô có một quyết định táo bạo là đưa cô lên Seoul để đihọc, không những thế, mẹ còn cắt đi mái tóc jongjongmeori truyền thống của dântộc Hàn, với ý nghĩ muốn con gái trở thành “thiếu nữ tân thời năng động” Trên conđường đến Seoul, nhân vật tôi không khỏi ngạc nhiên trước vẻ tráng lệ của Songdo

mà lần đầu tiên được thấy Tâm trạng của cô được diễn tả với một vẻ thích thú, vừathấy sợ hãi, cảm giác vừa muốn tiếp tục theo mẹ đến vùng đất mới đầy thần kì, nửamuốn quay về với ông bà nội Trong vai cái tôi tự thuật, tác giả đã bộc lộ nhữngcảm xúc đầy chân thật, để rồi người đọc có thể hình dung ra được tác giả trong câuchuyện mình kể Khi con tàu bắt đầu lăn bánh thì chính là lúc tâm trạng cô vỡ òa,nhìn thấy cảnh bà nội lủi thủi bên ngoài cửa sổ khiến cô day dứt, khó chịu, nướcmắt trào ra lăn dài trên má

Rồi “tôi” cũng đến Seoul, nhưng là sống bên ngoài thành, mẹ đăng kí cho côhọc ở một trường nội thành Rồi mẹ còn cấm cô chơi với những đứa trẻ trong xómvới ý nghĩ: “Con là con nhà dòng dõi, chới với lũ trẻ không được dạy dỗ tử tế trong

xóm này thì chỉ có nhiễm thói hư tật xấu thôi Đừng có ra ngoài chơi” [36, tr 77].

Nhưng với suy nghĩ của một đứa trẻ mới lên tám thì cô bé luôn luôn tò mò vềnhững gì diễn ra xung quanh mình Xung quanh nơi cô ở, toàn những người laođộng vất vả: thợ hàn, khuôn vác, sửa ống khói… với tính hiếu động của mình, cô đãtrốn mẹ ra ngoài chơi với bọn trẻ trong xóm

Tiếp tục câu chuyện về kể cuộc đời mình đó là những lúc cô đến trường, côcảm thấy bất hạnh khi không kết bạn được với những đứa trẻ ở Seoul, không thểđến gần cô giáo được Những lúc thấy cô đơn Wan-suh lại nhớ về quê nhà, ngọn núiphía sau nhà có nhiều thứ có thể ăn được, bứt lá thài lài làm sáo thổi, lượm da rắn

về nhà cất trong tủ vì tin rằng sẽ giàu có Một hôm khi đi qua ngọn đồi trên đường

đi học, thấy bọn con trai bẻ lấy cành hoa keo và cho vào miệng ăn ngon lành, cô bắt

Trang 12

chước làm theo Nhưng cái vị hoa keo ấy tanh lờm và lờ lợ Nó làm cô nhớ đếnnhững cây sing-a ở quê, là một loại cây thuộc họ rau răm, có tên khoa học làAconogonum Polymornhum Đây là loại cây thân thảo, sống lâu năm, thường mọc

ở sườn núi Thân cây cao khoảng một mét, cành vươn thẳng, nở hoa màu trắng từtháng sáu đến tháng tám, ngọn non và có vị chua nên trẻ con Hàn Quốc rất thích ăn.Nhưng dù cố gắng tìm mãi thì vẫn không thấy ngọn sing-a nào Với cái tôi tự thuật,cho ta thấy được một cảm giác lẫn lộn len lỏi trong tâm hồn của một đứa trẻ vừamới xa quê Và ngày bế giảng năm học đến là ngày cô bé vui nhất, cô được về quêgặp ông nội và bà nội và vui chơi thoải thích, một cảm giác trong cô xuất hiện làthương cho những đứa bạn ở Seoul, với suy nghĩ họ sẽ trải qua một kì nghỉ hè nhàmchán

Người kể chuyện còn kể về những năm tháng sống trong thời kì đất nước cónhiều biến đổi về chính trị Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ khi cô cùng với giađình đang ở ngôi nhà mảnh sân hình norigae, ở trường học thì thường xuyên diễntập phòng không hơn Lên năm thứ năm đi học, cô có người bạn thân đầu tiên, đó làBok Sun, Chủ nhật nào hai đứa cũng rủ nhau lên thư viện đọc sách Lúc đọc nhữngcuốn sách, cô cảm thấy hào hứng, lại vừa không khỏi thốt lên trầm trồ

Khi Seoul có lệnh sơ tán những gia đình giàu có về quê, sợ Seoul biến thànhbiển lửa nên gia đình Wan-suh cũng chuyển nhà về phường Namsam-dong, cô cũngchuyển về trường cấp 3 nữ Hosudon ở Gaesong, học khoảng mười ngày thì cô phải

về quê dưỡng bệnh vì bị viêm phổi Lúc đó cô đã được 16 tuổi, về quê đúng vàomùa xuân nên cảnh thiên nhiên ở đây thật đẹp, cô vô tư vui đùa ở quê, đi tìm nhữngbông hoa linh lan, đi câu cá với chú út, mọi chuyện thật yên bình và hạnh phúc

Một ngày, khi tin Nhật bản thua trận, cả đám thanh niên cầm gậy gộc xungvào đập phá nhà Wan-suh, vì cho là gia đình thân Nhật Câu chuyện được kể lại mộtcách chân thật, được kể lại bằng chính mắt tác giả lúc đó trải qua.“Có tên còn bẻgẫy cả cánh cửa lớn kiên cố của nhà tôi, rồi đập nát tan tành Sau đó hắn còn bóc cảbiển tên và bắt đầu quăng mạnh” [36, tr 230] Cảm giác đau đớn của cô lúc nàyđược thể hiện một cách rõ nét: “Tôi gào lên một cách tuyệt vọng và xông thẳng vào

Trang 13

tên đó Chẳng hiểu sao tôi có thể thích thú khi toàn bộ những quyển sách của ôngnội bị lấy ra làm bát, nhưng lại không thể chịu được lúc biển tên nhà bị đập vỡ” [36,

tr 231]

Khoảng thời gian này là lúc cô cảm thấy vô cùng ngột ngạt, hoàn cảnh giađình phức tạp, cục diện đất nước hỗn loạn Cuối cùng thì quân Nam Hàn cũng giànhđược thắng lợi nhờ sự giúp đỡ của quân Liên Hiệp Quốc, chú út bị tử hình, gia đình

cô phải lận đận đi xin cấp thẻ thị dân vì bị tố cáo là gia đình cộng sản Cả nhà đi sơtán vì mục tác chiến, băng qua cầu sông Hàn, họ lại trở về với phường Huyeonjeo-dong, nơi mà người kể chuyện đã từng bảo rằng là địa chỉ duy nhất không bao giờquên

Có thể nói rằng bằng cái tôi tự thuật, Park Wan-suh đã bày tỏ lòng mình mộtcách chân thực và rõ ràng, người đọc như đang nhập tâm vào câu chuyện với những

cử chỉ và hành động chân thực, cuộc đời cô gái cứ hiện lên mồn một Park wan-suh

đã dùng cái tôi tự thuật để bày tỏ toàn bộ cuộc đời mình Người kể chuyện trong thểloại tự truyện-nhân vật xưng tôi có khả năng quan sát mọi biến cố trong câu chuyệnkhai thác mọi chiều sâu tâm lí của nhân vật một cách tối ưu nhất Với cái tôi tựthuật thì người kể chuyện mới có thể nói lên những giấc mơ sâu kín trong tâm hồnmình một cách dễ dàng nhất

Cái tôi tự thuật còn được thể hiện ở việc miêu tả cảm giác tò mò mãnhliệt trong cô khi ngủ chung với cô chú mình “Đèn vừa phụt tắt, tôi trùm chăn kínđầu, giả bộ như đã ngủ rồi, thế nhưng mọi giác quan của tôi đều căng ra Không cònnghi ngờ gì nữa, tôi đang chờ đợi để lần đầu tiên trong đời được chứng kiến chuyện

gì xảy ra giữa một người đàn ông và một người đàn bà” [36, tr 255]

Người kể chuyện trong tác phẩm đã thật sự bày tỏ nỗi lòng của mình mộtcách thành thật nhất, lần đầu tiên trong đời, cái cảm giác làm cô không thể nào kiềmchế được, cái ham muốn ấy bị dồn nén và đẩy lên đến đỉnh điểm trong cõi tiềm thứccủa nhân vật xưng tôi

Như vậy, với việc lựa chọn phương thức trần thuật ngôi thứ nhất với cái tôiđóng vai người kể chuyện là một thao tác nghệ thuật rất thành công trong việc hé

Trang 14

mở bức màn nội tâm của nhân vật Có thể thấy hình tượng người kể chuyện xưng

“tôi”, tự thuật lại câu chuyện của mình, những biến cố trong cuộc đời, tất cả điềuđược tái hiện một cách chân thật qua hình tượng cô bé Wan-suh từ lúc nhỏ cho đếnkhi trưởng thành và những lúc đất nước có chiến tranh, tất cả hiện lên xung quanhnhân vật “tôi”, những sự việc được kể lại với những gì mình đã trải qua, đã chứngnghiệm, mang tính chủ quan của người kể chuyện, nghĩa là nhân vật không tách rờicâu chuyện được kể Chính vì vậy mà mọi cảm xúc bên trong được kể lại một cáchchân thành, xúc động, mang lại cho người đọc những chiều sâu tâm trạng khi hòamình vào nhân vật Có thể nói rằng bằng cái tôi tự thuật, cô gái trong câu chuyện đãbày tỏ lòng mình một cách chân thực và rõ ràng nhất

1.1.1 Cái tôi chứng nhân

Trong tiểu thuyết Ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy?, hình tượng người

trần thuật ngôi thứ nhất ngoài cái tôi tự thuật, kể về những gì xảy ra với mình mộtcách lộn xộn, mơ mộng, có phần theo cảm tính chủ quan của bản thân nhằm bộc lộnhững cảm xúc chân thật nhất, thì trong tác phẩm còn thể hiện cái tôi chứng nhân.Khi người kể chuyện là một chứng nhân, kể về những con người với những số phậnkhác nhau thì câu chuyện được kể mang tính lí trí, khách quan Với vai trò này,người kể chuyện xưng tôi đã làm gia tăng tính chân thực cho câu chuyện được kể.Làm cho người đọc như tiếp xúc với nhân vật mà cũng là người kể chuyện, chophép nhân vật hồi sinh và gắn với quãng đường đã qua của chính nhân vật

Đến với tác phẩm Ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy?, hình tượng người

kể chuyện ở ngôi thứ nhất là tôi kể lại những câu chuyện, những mảnh đời xảy raquanh “tôi” như ông nội, bà nội, mẹ, anh, nên có thể nói đây là hình tượng người kểchuyện trong vai trò của một chứng nhân Mọi điều xảy ra xung quanh, những sựviệc liên quan đến người thân của nhân vật tôi đều được kể lại qua những gì mìnhchứng kiến được Ngoài ra, cái tôi còn là chứng nhân của một giai đoạn lịch sử khiđất nước xảy ra chiến tranh, mỗi sự kiện đôi khi được kể vào một thời gian cụ thể,những có khi được thể hiện bằng những kí ức nên không có thời gian cụ thể

Trang 15

Những ngày thơ ấu, người cô yêu thương nhất có lẽ là ông nội Những lúcông vắng nhà đi Songdo thì Wan-suh lúc nào cũng đợi ông về, vừa trông thấy cô là

ông liền gọi: “Con chó con của ông, ra đón ông đấy à?, rồi lập tức bế bổng tôi lên.”

[36, tr 23] Nhưng rồi một ngày, ông ngã ở nhà xí không dậy được Cũng may ôngchỉ bị liệt cánh tay trái Bằng sự quan sát của mình, người kể chuyện xưng tôi đã kểlại những gì mình thấy và cảm nhận được Thời gian đầu bị trúng gió, “tôi”cảmnhận được sự bực bội trong lòng ông, khiến mọi người thật khốn khổ Nhưng rồiông trở nên cam chịu và tìm ra một thú vui nho nhỏ là gom những đứa trẻ lại và dạychữ cho chúng

Rồi ông bị trúng gió lần hai, bầu không khí trong nhà trở nên u ám Vì được

kể dưới góc nhìn của của nhân vật tôi, khi kể về câu chuyện của người khác nómang tính khách quan của người kể chuyện về nhân vật được kể Khi nói về ông nộithì có nhận xét:

Nói ra thì hơi xấu hổ, nhưng ông nội chỉ biết tỏ vẻ ta đây thuộc tầng lớplưỡng ban, chứ chẳng ý thức được cái gọi là tinh thần tự hào dân tộc hay ý thức thờiđại gì đó Việc làm ra vẽ lưỡng ban của ông thật ra chỉ là sự xem thường các lưỡngban cấp thấp hơn Còn về trách nhiệm của một lưỡng ban, đó chỉ đơn giản là sự bảothủ đối với việc hôn sự của con cái Ông chỉ chấp nhận làm thông gia với gia đìnhlưỡng ban môn đăng hộ đối với nhà chúng tôi Dù xem trọng hay xem thường ngườikhác, câu kết luận ngắn gọn của ông vẫn là: Nòi nào giống nấy, cốt cách không thể

để thấm nước canh nên lúc nào cũng ướt nhoẹt và còn bốc cả một thứ mùi chua

Trang 16

lòm” [36, tr 43] Đó là những cảm xúc không thể nào giấu diếm của một cô bé cómột tình cảm đặc biệt đối với ông mình.

Ông nội mất sau lần trúng gió thứ ba, nhưng Wan-suh đã không nhỏ một giọtnước mắt nào trong đám tang ông nội Dù không khóc nhưng kí ức về ông, Wan-suh đều nhớ rất rõ cho đến khi trưởng thành, cô cho rằng điều này không thuộc vềtrí nhớ mà do vấn đề tình cảm Sợi dây thừng treo lơ lửng trên xà nhà mà ông nội đãdùng để trèo lên trèo xuống lúc còn sống vẫn còn giữ ở đó Để rồi mỗi lần về quê,hình ảnh chiếc dây đập vào mắt cô làm cô có cảm giác đau đớn Cô thường bám lấysợi dây và tưởng tượng đang tận hưởng cảm giác lúc ngồi vào lòng ông

Những câu chuyện về bà nội cũng thật thú vị, khi thường nhắc đến nhữngmón ăn bà thường làm ra cộng với những tình cảm bà gửi gắm vào đó Lúc nhỏsống với bà, Wan-suh đã hỏi bà một thắc mắc rằng: “ Lưỡng ban là gì hả nội?” Bàcười mỉm, bảo rằng: “Cái đó ấy à, đem ra bán có khi còn được hai lượng rưỡi đấy”[36, tr 17] Bằng cách nhìn của mình, cô nghĩ bà lại bắt đầu mỉa mai Bà rất haybuông ra những câu chế giễu, nhưng trước mặt ông nội lúc nào cũng tỏ ra cung kính

lễ phép

Khi mẹ quyết định đưa đứa cháu gái mình lên Seoul đi học thì bà thảng thốt:

“Trời đất, cả con gái cũng phải cho đi học ở Seoul từ tiểu học à?” Khi phát hiện ramái tóc cô bị cắt ngắn thì bà không nói nên được lời nào Nhưng rồi chính bà làngười đưa hai mẹ con ra ga lên Seoul Những lúc Wan-suh về nhà nghỉ hè hay nghỉđông, bà đều làm bánh hay kẹo gừng đưa cho cô, và dặn rằng phải chia cho cô giáo,vậy mà cô không bao giờ đưa Nhân vật người kể chuyện còn kể về những lần đi

cùng bà đến nhà mudang để rồi được ăn món bánh canh teok chorangi ngon lạ

thường, đó là những kí ức được kể lại một cách chân thật dưới góc nhìn của cô bétám tuổi hồn nhiên, nghịch ngợm, mang chút dí dỏm trong đó

Những câu chuyện về mẹ được người kể chuyện xưng tôi kể lại nhiều nhất,

vì mẹ là người gắn bó với cô từ lúc nhỏ cho đến khi trưởng thành, người luôn cùng

cô trải qua những khó khăn trong cuộc sống, là người có những ảnh hưởng đến cônhiều nhất Những gì về mẹ cô luôn nhớ rõ Mẹ là một người phụ nữ cứng rắn, có

Trang 17

những suy nghĩ táo bạo, mẹ rời chốn làng quê để lên Seoul chăm sóc anh trai cô,sau đó còn đưa cô lên học ở một ngôi trường nội thành Seoul, mẹ đã khiến người

lớn trong nhà rất buồn bực.

Nhưng dù sao mẹ cũng vẫn là dâu trưởng và là mẹ đứa cháu đức tôn yêu quýcủa nhà này Mẹ cũng là một phụ nữ can đảm khi lần đầu tiên dám vượt qua mọi ràocản, chỉ với hai bàn tay trắng, dấn thân lên Seoul, mảnh đất chỉ cần nhắm mắt vào

đã có thể cảm nhận được hơi thở gấp gáp [36, tr 52]

Lên Seoul mẹ tìm mọi cách, mọi công việc để những đứa con của mình

được đi học, sống đầy đủ Nhưng đôi khi qua góc nhìn của cô bé Park wan-suh thìđôi lúc cô thấy mẹ cực đoan khi không cho chơi cùng những đứa bạn trong xóm

Những ngày nghỉ hè, mẹ đưa hai anh em về quê, đó là những lúc mẹ hãnhdiện nhất vì quyết định đưa hai con lên Seoul ăn học là đúng Mẹ luôn ao ước cóđược căn nhà ở Seoul, những lúc đi xem nhà, mẹ thường xuyên diện những bộ cánhđẹp nhất và nét mặt cũng thể hiện sự giàu có Rồi cô lại nghĩ về mẹ rằng: “Có lẽ do

mẹ tôi e ngại những Bokteokbang (người mua giới nhà đất) sẽ nhìn ra chân tướngcủa mình, bởi lúc đó mẹ chưa có tiền, mới chỉ đi xem để lấy kinh nghiệm mà thôi”[36, tr 144] Rồi mấy ngày sau nhờ sự liều lĩnh một cách ngông cuồng của mẹ mà

mẹ mua được căn nhà sáu buồng trên đỉnh phường Hyeonjeo-dong

Khi đất nước xảy ra chiến tranh, mẹ càng lo lắng hơn cho những đứa con củamình, khi nhận được giấy báo nhập ngũ của anh, mẹ đã rất lo lắng Khi tình trạnglương thực khó khăn, mẹ liều lĩnh về quê giấu gạo vào trong bọc quần, còn giắt cảvào bụng để đem lên cho những đứa con của mình Khi anh muốn cưới vợ, mẹ đãnhượng bộ anh tôi, chấp nhận đi xem mặt cô gái anh chọn Hình ảnh mẹ hiện lêntrong lời kể chuyện của nhân vật tôi thật có nhiều sắc thái, lúc là một người mẹcứng rắn, đôi lúc cực đoan, nhưng đôi khi lại rất hiền hậu nhân từ, kèm theo đó lànhững nhận xét khách quan của nhân vật, đứng từ góc độ của người kể chuyện xưngtôi, nói lên những gì mình thấy và cảm nhận được về người khác

Người anh cũng được nhắc đến nhiều trong lời kể của nhân vật tôi Từ nhỏanh đã được gửi đi học ở Seoul Khi cô bị điểm thấp, chính nhờ sự khéo léo của anh

Trang 18

mà đã an ủi được lòng tự trọng bị tổn thương của mẹ Anh bảo hai môn văn toánđiểm 9 được rồi, nên những môn còn lại kém một tý cũng không sao Mẹ đã rất hàilòng với cách xem điểm số của anh tôi Không những thế mẹ còn lập tức tán dươngnhững đứa kém về hát, thể dục, mỹ thuật,… là những đứa học giỏi Anh là mộtngười rất trầm tính, vậy mà khi mẹ và em gái bị gia đình người bán tạp hóa đến gây

sự cũng nhảy vào bảo vệ, xô đẩy họ, vì vậy bị họ bảo là đứa mất dạy, lúc đó mẹ đãrất buồn

Anh vừa là cháu trưởng lại vừa là đứa cháu trai duy nhất trong nhà Khichứng kiến cảnh giết lợn, anh đã khiến cả nhà một phen sửng sốt khi anh khôngđộng tới một miếng thịt lợn nào, vì vậy món ngon cũng mất hết ý nghĩa đối vớingười trong nhà và ông nội cũng đã mất vui khá lâu Không lâu sau thì anh tốtnghiệp ra trường và đi làm ở Phủ toàn quyền, nơi thỏa lòng mong ước của ông nội

và mẹ Nhưng chỉ được nửa năm, anh xin nghỉ việc ở đó và làm ở xưởng sắtWatanabe, một công ty tư nhân của người Nhật

Thời điểm bước vào giai đoạn cuối thời kì Nhật Bản thống trị, khắp nơi đều

có lệnh huy động tòng quân Anh cũng nhận được giấy huy động tòng quân, nhưngnhờ thân thiết với ông chủ nhà máy nên được miễn tòng quân Lúc đó anh cũng xincho một người làm chung được miễn tòng quân vì còn gia đình, chịu hi sinh mìnhnhưng vẫn không được chấp thuận Một thời gian sau, anh thôi làm việc ở nhà máyWatanabe Anh về quê, bảo không mơ tưởng gì nữa mà sẽ chỉ làm ruộng Nhưngbằng cái nhìn tinh tế, người kể chuyện đã nhận ra:

Hành động xả thân vì quyền lợi của người khác một cách không đếm xỉa đếnlợi ích bản thân ấy, mới nhìn qua tưởng là một cử chỉ nghĩa hiệp, song thực chất

đó lại là một sự chạy trốn Anh tôi đã không chịu đựng được cảnh ngày nào cũngphải đi làm ở nhà máy quân dụng với bộ quân phục thắt nịt ở ống chân và đôi giày

đinh nữa [36, tr 209]

Với góc nhìn của người kể chuyện, nói ra những suy nghĩ bên trong nhân vậtkhác, giúp người đọc cảm nhận mọi cảm xúc bên trong con người mà ta khó nhận rađược

Trang 19

Một ngày anh báo với mẹ là đã có người yêu và muốn cưới vợ Mẹ đã phảiđồng ý vì thái độ cương quyết của anh Cô thêm thần tượng anh trai mình, cô mêhoặc bởi tính cách thâm trầm, sâu lắng của anh Cưới nhau chưa được bao lâu thìchị dâu mất, anh trở nên u uất và ít nói Nhưng sau đó anh gặp một người con gáikhác có họ hàng với nhà thông gia, anh cũng thấy thích và cưới Những năm thángsau đó anh hoạt động phong trào chính trị, bị bắt rồi được thả về với vợ con cùng

mẹ với em gái đi lánh nạn

Ngoài ra, nhân vật tôi còn nhắc đến những người thân khác trong gia đìnhnhư là các chú, các thím, những người xung quanh Không chỉ là chứng nhân đốivới những gì xảy ra của những người quanh mình mà người kể chuyện còn là chứngnhân của những biến cố xảy ra đối với dân tộc mình Bằng những gì mình đã chứngkiến và trải nghiệm nhân vật tôi như viết lên những trang sử của dân tộc

Những sự kiện lịch sử, chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, Nhật Bản liêntiếp thắng trận ở Nam Thái Bình Dương Khi cô thi vào trương trung học nữSukmeong là thời điểm bước vào giai đoạn cuối thời kì Nhật Bản thống trị Ngày 15tháng 8, quân Nhật Bản thua trận, đất nước được giải phóng Giữa lúc đó, lính Mỹ

và Liên Xô đã tràn vào Triều Tiên, lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới phân chia vùngtiếp quản Tháng 5 năm 1950, chiến tranh Nam – Bắc Hàn diễn ra Tình hình đấtnước thay đổi chóng mặt, quân Bắc Hàn tràn qua vĩ tuyến 18, không lâu sau chiếmđược Seoul Cuối cùng quân Nam Hàn cũng giành được thắng lợi nhờ sự giúp đỡcủa Liên Hiệp Quốc Sống trong thời kì đất nước có nhiều biến động, người kểchuyện bằng cái nhìn khách quan của mình đã kể lại những gì mình đã chứng kiến,những sự kiện đưa ra giúp người đọc cảm nhận được những gì đã xảy ra trong quákhứ Với cái “tôi” trần thuật, làm gia tăng tính chân thật cho câu chuyện được kể

Như vậy, với người kể chuyện ở ngôi thứ nhất xưng “tôi” kể lại câu chuyệncủa những con người quanh “tôi” mà ở đó “tôi” không phải là nhân vật trung tâm,cũng như khả năng bày tỏ tâm lí, cảm xúc của từng nhân vật hoặc những sự kiện ởbên trong tâm “tôi” đều không kiểm soát được Những cảm xúc mà người kể

Trang 20

chuyện “tôi” có được khi nhờ vào sự đồng cảm, sự chia sẻ tấm lòng yêu thương mà

“tôi” trao cho mọi người

Lựa chọn phương thức trần thuật ngôi thứ nhất với cái “tôi” đóng vai người

kể chuyện là một thao tác nghệ thuật rất thành công của nhà văn Park wan-suh trongviệc hé mở bức màn nội tâm của các nhân vật Khi lựa chọn hình thức tự truyệnbằng hai cách, cái tôi tự thuật và cái tôi chứng nhân là điểm đột phá mang tính sáng

tạo của nhà văn Người trần thuật trong Ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy?

cũng đồng thời là nhân vật trong câu chuyện Người đọc đối diện với các nhân vậtkhông chỉ thông qua hành động, mà còn được chứng kiến họ trong những suy tư,buồn vui thông qua người kể chuyện

Với phương pháp trần thuật ở ngôi thứ nhất, ở đó nhân vật tự bộc lộ mình, đãđem đến cho tiểu thuyết một xu hướng hướng nội đậm nét Qua những lời tự thú,tâm tình của nhân vật, thế giới nội tâm được phơi bày Ngòi bút của nhà văn có điềukiện chạm đến những khuất lấp bí ẩn, những biến thái tinh vi của tâm hồn nhân vật

Ở đó chúng ta bắt gặp những giây phút nhân vật nói thật sau bức màn suy nghĩ củamình

1.2. Điểm nhìn trần thuật trong tiểu thuyết Ai đã ăn hết những cây

sing-a ngày ấy?

Điểm nhìn là một thuật ngữ xuất hiện từ lâu trong lý luận văn học phươngTây Hiện nay, thuật ngữ “điểm nhìn” đã trở nên quen thuộc trong nghiên cứu vănhọc nói chung và nghiên cứu tự sự học nói riêng Điểm nhìn được xem là thành tốquan trọng trong nghệ thuật trần thuật, nó chi phối tính chất tác phẩm Vì vậy, điểmnhìn là một vấn đề then chốt, quan trọng của kết cấu và tổ chức tác phẩm

Theo Từ điển thuật ngữ văn học:

Điểm nhìn là vị trí từ đó người trần thuật nhìn ra và miêu tả sự vật trong tácphẩm Không thể có nghệ thuật nếu không có điểm nhìn, bởi nó thể hiện sự chú ý,quan tâm và đặc điểm của chủ thể trong việc tạo ra cái nhìn nghệ thuật Giá trị sángtạo nghệ thuật một phần không nhỏ là do đem lại cho người thưởng thức một cái

Trang 21

nhìn mới đối với cuộc sống Sự thay đổi của nghệ thuật bắt đầu từ thay đổi điểmnhìn” [16, tr 113]

Như vậy việc xác định vị trí của người trần thuật rất quan trọng, bởi nó sẽquy định điểm nhìn Mỗi nhà văn trong quá trình sáng tạo điều lựa chọn cho mìnhmột điểm nhìn nghệ thuật để trình bày nhận thức, mục đích, quan niệm, tư tưởngcủa mình

Nhà văn lựa chọn điểm nhìn để triển khai câu chuyện trong tác phẩm có ýnghĩa rất lớn đến thành công của tác phẩm và khẳng định tài năng tác giả “Điểmnhìn nghệ thuật, là điểm xuất phát của một cấu trúc nghệ thuật, hơn thế nữa là cấutrúc tiềm ẩn được người đọc tiếp nhận bằng thao tác suy ý từ các mối quan hệ phứchợp giữa người kể và người đọc hàm ẩn” [38, tr 96]

Điểm nhìn trong tác phẩm văn học phong phú đa dạng với nhiều kiểu loạikhác nhau như: Điểm nhìn toàn tri, điểm nhìn ngôi thứ nhất, điểm nhìn ngôi thứ ba,

điểm nhìn thời gian, điểm nhìn bên trong, điểm nhìn bên ngoài…Trong Dẫn luận thi pháp học, Giáo sư Trần Đình Sử cho rằng điểm nhìn có các loại như: điểm nhìn

của người trần thuật, tác giả hay của nhân vật trữ tình và của nhân vật trong tácphẩm tự sự; điểm nhìn không gian – thời gian; điểm nhìn đánh giá tư tưởng cảmxúc; điểm nhìn bên trong, bên ngoài; điểm nhìn ngôn ngữ, quán ngữ tuy có nhiều ýkiến khác nhau, nhưng điều nêu bật vai trò và chức năng quan trọng của điểm nhìntrong văn bản nghệ thuật Những điểm nhìn này được thể hiện ở nhiều góc độ vàxuyên suốt chiều dài tác phẩm

Tiểu thuyết là một hình thức kể chuyện đặc biệt Truyện do tác giả viết ranhưng được trần thuật từ một hoặc nhiều điểm nhìn khác nhau Điểm nhìn trần thuậttrong chỉnh thể nghệ thuật của tác phẩm trở thành một yếu tố tạo thành hình thứccho truyện Điểm nhìn trần thuật được chia từ nhiều tiêu chí: chủ thể, khách thể,không gian, thời gian, bên ngoài hay bên trong, ngôn ngữ… Dựa vào các tiêu chí đó

ta thấy tiểu thuyết Ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy? được trần thuật theo

điểm nhìn ngôi thứ nhất, trong đó có các điểm nhìn là: điểm nhìn bên trong và điểmnhìn bên ngoài

Trang 22

1.2.1 Điểm nhìn bên trong

Hình thức trần thuật từ ngôi thứ nhất với điểm nhìn bên trong là một dạngtrần thuật phổ biến của tiểu thuyết đương đại Điểm nhìn bên trong có ba dạng tiêubiểu: điểm nhìn cố định (một nhân vật kể hết mọi chuyện không chia sẻ vai kể chobất kì ai); điểm nhìn bất định (vai kể được chia cho các nhân vật trong truyện vớinhững câu chuyện của riêng mình) và điểm nhìn đa bội (cùng một sự việc nhưngđược thuật lại với nhiều vai kể) “ Điểm nhìn bên trong biểu hiện bằng hình thức tựquan sát của nhân vật “tôi”, bằng tự thú nhận, hoặc bằng hình thức người trần thuậtdựa vào giác quan, tâm hồn nhân vật để biểu hiện cảm nhận về thế giới” [37, tr.153] Như vậy điểm nhìn bên trong cho phép trần thuật qua lăng kính của một tâmtrạng cụ thể, tái hiện lại đời sống nội tâm của nhân vật một cách sâu sắc

Trong Ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy?, người kể chuyện là nhân vật

chính xưng “tôi” đóng vai trò kể chuyện từ đầu đến cuối tác phẩm Với điểm nhìnbên trong, nhân vật tự cảm nhận nội tâm của mình Điểm nhìn bên trong cho phéptrần thuật qua lăng kính của một tâm trạng cụ thể, tái hiện đời sống nội tâm nhân vậtmột cách sâu sắc Thông qua những đối thoại trực tiếp, độc thoại nội tâm, những ẩn

ức giằng xé, những suy nghĩ đời thường… Park wan-suh đã để nhân vật tự nói lêntiếng nói của mình Từ đó, đặc điểm tâm lí, tính cách của nhân vật được tái hiện đầy

đủ từ góc nhìn bên trong

Với điểm nhìn bên trong, nhân vật có khả năng bộc lộ hết nỗi niềm tâm tư,tình cảm, cũng như bày tỏ quan điểm của mình về vấn đề của đời sống và conngười Một cô bé từ năm lên tám chỉ sống quanh quẩn trên mảnh đất thôn Parkjeok,

mà chưa hề biết đến thế giới bên ngoài Cô vẫn ngỡ rằng:

Dù có vượt qua quả đồi, đi qua con suối thì tất cả vẫn là đất của người Triều

Tiên và chỉ có người Triều Tiên ở đó Nhưng rồi lần đầu tiên tôi được nghe đến mộtcái tên lạ lẫm của một đất nước vô cùng xa xôi, đó là “Đức quốc” Mãi sau này tôimới biết người ta gọi nước Đức là “Đức quốc”, nhưng ngay cả khi chưa biết điều ấy

đã khiến tôi thấy thật kỳ bí [36, tr 19]

Trang 23

Điều này cho thấy nỗi cô đơn của cô và mong muốn khám phá những gìxung quanh Những lúc chờ ông đi Songdo về là niềm vui lớn nhất thời bé của cô.Nhưng đôi khi sự chờ đợi không phải lúc nào cũng toại nguyện, có khi chờ mãi màchẳng có bóng người xuất hiện, bằng điểm nhìn bên trong, lúc đó người kể chuyệncho thấy được cảm giác của cô lúc này là một nỗi buồn dâng lên nghẹn nơi cổ họng.Rồi những ngày thời tiết thay đổi, cô cũng đứng chờ với cái lạnh đến nỗi người lớnbảo cô là một đưa trẻ bướng bỉnh, mẹ thì than bất lực vì một mình không nuôi nổi,

bà nội thì có lúc còn bạt tai Nhưng mọi người không hiểu rằng bên trong cô, cáicảm giác chờ đợi làm cô thích thú Bằng việc giãi bày tâm sự suy nghĩ bên trongnhân vật, tác giả giúp người đọc hiểu hơn về nhân vật của mình

Khi lên Seoul cùng mẹ cô nghe trống ngực mình đập thình thịch “Đó là thứ

âm thanh của thế giới yên bình và êm ả đang vỡ tan trong lồng ngực, một thứ cảmxúc hồi hộp của bản năng khi đứng trước ngã ba đường, phải lựa chọn cuộc sống

thích nghi và đấu tranh để sinh tồn” [36, tr 54].

Điểm nhìn bên trong còn thể hiện những cảm xúc, cách nghĩ của nhân vật

“tôi” khi tiếp xúc với những người xung quanh mình, gắn với nội tâm chủ quan củanhân vật Trong làng, mẹ là người phụ nữ thuộc vào hàng biết chữ ít nhiều nên đôilúc có người nhờ mẹ viết thư hộ

Mẹ tỏ ra hơn người vì biết đọc và viết được ngạn văn, song thực tế, hiểu biếtcủa mẹ về chữ Hàn thực ra lại vô cùng ngây ngô, ngây ngô đến độ mông muội.Sejong Đại Đế là người tạo ra chữ Hàn, điều đó thì mẹ biết Nhưng theo mẹ, cáiviệc tạo ra chữ Hàn ấy lại là do trong lúc đi vệ sinh, Ngài nhìn qua khung cửa và đã

chợt nảy ra sáng kiến sáng tạo ra chữ Hàn [36, tr 39]

Khi đến nhà họ hàng ở phường Sajik-dong nhận giấy báo thi đậu của cô,nghe câu chuyện giữa mẹ và người giúp việc, nhân vật tự bộc lộ một tâm trạng rất

buồn: “Tôi hối hận vì giá như mình làm sai thêm một câu nữa thì có khi bây giờ đã

không trở thành gánh nặng vất vả cho mẹ, nhưng không thể quay lại được nữa rồi”[36, tr 76]

Trang 24

Nỗi cô đơn của nhân vật tôi cũng được bộc lộ khi ở Seoul và đó cũng là sự

bế tắc của con người trước cuộc đời Ở trong xóm mẹ không cho ra ngoài chơi, cô

đã phải thốt lên với bản thân rằng:

Thà rằng mẹ lấy dây thừng mà trói ngoéo cổ chân tôi vào cái cột nhà cònhơn Rốt cuộc, chẳng hiểu mẹ muốn tôi phải thế nào? Mẹ đang muốn tôi phải hành

xử như đang không có mặt ở đây Mẹ không chịu hiểu một điều rằng điều đó khókhăn thế nào với một đứa trẻ tám tuổi, vốn luôn luôn cảm thấy bị bó hẹp trong cáithôn Parkjoek chật chội, nên lúc nào cũng tung tăng chạy nhảy khắp nơi như mộtchú ngựa non dạn dĩ [36, tr 64]

Ngay cả không gian chơi trốn tìm cũng không có, rồi cô cùng đứa trẻ trongxóm vẽ lên tường người khác bằng bút chì Đứa bạn bỗng nảy ra một đề nghị lạlùng:

Nó rủ tôi cùng cởi quần ngồi xuống rồi vẽ lên mặt đất bộ phận sinh dục củanhau Tại sao ngày đó chúng tôi có thể nghĩ ra trò chơi quái đản như thế nhỉ? Có lẽ

vì buồn chán chăng? Sau này khi lớn lên một chút, mỗi khi nhìn thấy hình vẽ bộphận sinh dục hay thứ gì đó tương tự như vậy ở những nơi như nhà xí công cộng,tôi lại chợt nhớ đến ngày đó và chẳng thấy mắc hay xấu hổ, chỉ thấy tội nghiệp chonhững ngày tháng ấy, bởi nghĩ rằng: “Chao ôi, ngày đó mình thật buồn đến mứcnào” [36, tr 81]

Lúc ở trường, “tôi” sống khép mình trước thế giới, trước cô giáo và

bạn bè, tự thu mình trong vỏ bọc hàng rào tâm lý Nhân vật “tôi” luôn rơi vào tâm

trạng cô đơn: “Tôi thảnh thơi khi an phận với cảm giác bị bỏ rơi và sự tự ti của mộtđứa trẻ không tồn tại trong lớp, mà ngay cả đến cái tên của tôi, cô giáo cũng khôngnhớ nổi, hơn là việc làm cho cô giáo chú ý đến mình nhờ bọc kẹo quê mùa” [36, tr.136]

Khi đến cửa hàng mua kẹo, nhân vật “tôi” làm vỡ cái nắp lọ thủy tinh.Ông chủ cửa hàng cùng với bà vợ và mấy đứa con đang giơ tay chỉ trỏ về phía mẹ.Qua điểm nhìn bên trong, lúc này tâm trạng nhân vật “tôi” được bộc rõ: “Tôi cảmthấy sợ hãi và nhục nhã, vì lo ngại việc lấy trộm tiền bị bại lộ hơn là việc đánh vỡ

Trang 25

cái nắp thủy tinh Cảm giác nhục nhã khiến đầu óc tôi không còn được tỉnh táo vàchỉ muốn chết ngay lúc đó [36, tr 112].

Rồi qua điểm nhìn này, nhân vật “tôi” bày tỏ sẽ chẳng bao giờ có thểchấm dứt được khi phải liệt kê những cơn ác mộng chán ngấy của đế quốc NhậtBản đè nặng lên tâm tư của cô trong những ngày thơ ấu và những ngày niên thiếu,

đó cũng là một thời đất nước Hàn Quốc đang trong giai đoạn nhiều biến cố, khókhăn nhất:

Những nhân viên hành chính hạng bét như thư kí xã, thư kí phường, những

kẻ chỉ chuyên biết nói những lời thiếu tôn trọng người khác; hay những tay línhtuần tra mà chỉ chớm trông thấy lưỡi gươm sáng lóa của họ từ đằng xa thôi, cũng đãthấy hồn xiêu phách lạc, chẳng có tội cũng ba chân bốn cẳng tháo chạy cho nhanh;những tên cai ngục đối xử với phạm nhân bị xích đầy xiềng xích ở cổ chân chẳngkhác nào như với loài thú vật; cô giáo người Nhật với ánh mắt vừa tỏ vẻ vừa khinhmiệt lẫn thương hại, nhìn một người không biết một chữ tiếng Nhật như mẹ tôi như

nhìn một kẻ man di lúc đến nhà, vân vân và vân vân vân… [36, tr 150]

Như vậy, qua điểm nhìn bên trong, người kể chuyện thâm nhập vào đời sốngnội tâm nhân vật, phân tích mổ xẻ hoặc để nhân vật tự bộc lộ tình cảm của mình Ởđây, nhân vật “tôi” tự bộc lộ tâm trạng của mình một cách chân thật, sâu sắc và tinh

tế Do đó, điểm nhìn bên trong là cách khai thác tốt nhất để nhân vật tự nói lên bằngtiếng nói, bằng âm sắc của chính mình thông qua độc thoại nội tâm Ở đó nhân vậttồn tại với cuộc sống nội tâm phức tạp, cô đơn, bí ẩn

1.2.2 Điểm nhìn bên ngoài

Khác với điểm nhìn bên trong, điểm nhìn bên ngoài là vị trí quan sát có tínhkhách quan của người trần thuật Đó là điểm nhìn đặt ở người dẫn dắt hoặc giớithiệu về câu chuyện Người trần thuật đứng ở một vị trí nào đó trong không gian,

thời gian bao quát mọi diễn biến của câu chuyện và thuật lại câu chuyện Trong Ai

đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy?, Park wan-suh đã trao quyền cho nhân vật

chính xưng “tôi” làm nhiệm vụ dẫn dắt và kể lại toàn bộ câu chuyện

Trang 26

Trong khi điểm nhìn bên trong hướng vào miêu tả nội tâm nhân vật, thì vớiđiểm nhìn bên ngoài, tác giả hướng cách nhìn của mình ra ngoài để miêu tả thiênnhiên, những con người xung quanh mình Như việc miêu tả cảnh làng quêParkjeok, trong đó có đoạn:

Ngọn núi cao ngất với hai bên triền núi thoai thoải không có lấy một tảng đánhư đang dang rộng cánh tay ôm trọn lấy ngôi làng Ngôi làng trông như đổ dồn vềphía trước với khoảng không là cánh đồng bao la Trên cánh đồng bát ngát ấy, cócon suối chảy qua thật nên thơ, hệt như câu “Rì rầm con suối kể câu chuyện ngày

xưa” của nhà thơ Jeong Ji-ong [36, tr 18].

Lúc đến Seoul tráng lệ, nhân vật tôi cũng không quên nói về khung cảnhxung quanh với sự ngạc nhiên thú vị “Tôi bất chợt trông thấy chiếc tàu điện màuxanh, ngắn hơn cả một toa tàu hỏa, trên lưng có gắn một chiếc cần, nó đang chạy tớichúng tôi Chiếc cần nối với đường ray chạy trên không trung phát ra những đốmsáng xanh lè, khiến tôi cảm thấy sợ hãi hơn là thích thú nếu phải leo lên nó” [36, tr.57] Có lúc điểm nhìn nhân vật “tôi” tái hiện lại cảnh vật, hoạt động vui chơi củanhững đứa trẻ ở quê: “Nếu dùng móng tay cào nhẹ phần thịt lá xôm xốp và óngmượt của lá thài lài thì sẽ thấy hiện ra mạch lá mỏng mảnh và rõ mồn một hơn cảnhững sợi voan, và khi đưa lên miệng thổi, sẽ còn phát ra được cả âm thanh nữa.Tôi chỉ biết thổi thành tiếng nhưng có những đứa bạn, chúng còn biết tạo thành cảmột khúc nhạc du dương” [36, tr 97]

Ngoài miêu tả thế giới thiên nhiên, nhà văn Park wan-suh với điểm nhìn bênngoài còn quan tâm nói tính cách, suy nghĩ của những nhân vật khác, đó là nhữngngười thân trong gia đình như mẹ, anh trai, ông nội, bà nội… Với người mẹ có rấtnhiều nhận xét rằng: “Mẹ tôi vốn là người rất mạnh mẽ Cùng bị mẹ chồng mắng,trong khi các thím tôi thường lẻn ra chái bếp, nước mắt ngắn nước mắt dài, thì mẹtôi lại hay biến báo, xoay chuyển bầu không khí bằng những câu bông đùa tếu táongay tại chỗ [36, tr 84] Hay “Mẹ vốn là người có tính cách mạnh mẽ, luôn tin rằngmình đúng, quyết xử lí mọi việc bằng được; vả lại, mẹ cũng rất tự kiêu nên trongbụng lúc nào cũng coi thường gia đình chủ nhà [36, tr 145] Rồi sự mâu thuẩn trong

Trang 27

mẹ cũng được nhìn nhận dưới điểm nhìn bên ngoài “Với những người trong xómnhư là bà bán sàng, nhà ông thợ sửa ống khói, nhà người trát vữa, nhà thợ hàn nồi,

…, thái độ của mẹ thường là trong bụng coi thường còn ngoài mặt vừa tỏ ra nhũnnhặn, vừa ngấm ngầm tỏ ý không định thân thiết” [36, tr 85] Còn ông nội, khi bịtrúng gió phía sau nhà đã mất hết những uy nghiêm vốn có “Tưởng rằng ông gầnnhư bình phục, vậy mà giờ, tay phải và chân phải của ông lại run lẩy bẩy, đến cảviệc đi vệ sinh sau nhà, ông cũng không làm nổi; bàn tay cầm thìa, cầm đũa cũngrun rẩy làm cho nước canh cứ thế chảy ròng ròng Cả lúc ông cất tiếng nói, nước dãicũng chảy lòng ròng nên lúc nào trên đầu gối ông cũng luôn có sẵn một cái khănbông để thấm” [36, tr 41]

Rồi anh trai vốn là người kiệm lời và sâu sắc, nhưng khi chứng kiến cảnh mẹ

bị người khác túm cổ áo, khi người chủ bán bán bánh kẹo đến gây sự đòi đền tiềncái nắp thủy tinh Wan-suh làm vỡ Hẳn anh đã không muốn xen vào cuộc cãi vã ấy,thế nhưng: “Anh tôi đã chạy ra theo tiếng cầu cứu của mẹ Trong lúc hỗn loạn ấy,ngay tức khắc, anh tôi đã giằng gã đó ra khỏi mẹ, kết quả là đã xô ngã” [36, tr 114]

Điểm nhìn bên ngoài còn gắn với tính khách quan và lôgich, tôn trọng

sự thật của nhân vật “tôi” khi nói về những sự kiện lịch sử dân tộc “Lệnh thay đổi

họ tên được ban bố và khi cuộc sống trở nên khó khăn, mệnh lệnh đó lại càng đượcthắt chặt hơn, khiến bầu không khí thời cuộc càng trở nên ngột ngạt Chúng tôi đãkhông đổi họ, vì ông đã lịch liệt phản đối: Trước khi đất rơi vào mắt ông đây, cấmđứa nào làm cái việc ấy” [36, tr 161] Chính sách thay đổi họ tên chuyển sanggiống như của người Nhật Bản, được chính quyền Nhật tiến hành năm 1940, nhằmtách biệt người dân ra khỏi ảnh hưởng của văn hóa truyền thống của người TriềuTiên Sự kiện chiến tranh hai miền Nam – Bắc nổ ra vào 25 tháng 6 năm 1950 cũngđược nhắc đến

Như vậy với điểm nhìn bên ngoài, cảnh vật và hệ thống tính cách nhân vậthiện lên rõ nét, sinh động hơn bao giờ hết Giúp tác giả bao quát được thế giới nhân

vật và khách quan hơn khi tự thuật lại câu chuyện của mình Có thể thấy Ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy? có sự luân phiên, phối hợp giữa điểm nhìn bên trong

Trang 28

và điểm nhìn bên ngoài, sự di động này sẽ giúp nhà văn có điều kiện trổ nhiều ô cửa

sổ để khám phá đời sống từ nhiều góc độ khác nhau

Nghệ thuật tổ chức luân phiên điểm nhìn là đặc điểm đặc trưng của tiểuthuyết hiện đại Cách thức tạo dựng nhiều điểm nhìn, dịch chuyển điểm nhìn nghệthuật là một thủ pháp có tính phổ biến Điều đó khiến cho văn học hiện đại, nhất là

tiểu thuyết trở nên “uyển chuyển” hơn Trong Ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy? Điểm nhìn bên ngoài là câu chuyện về thiên nhiên, cảnh vật xung quanh, sự

kiện lịch sử, số phận của các nhân vật trong tác phẩm Điểm nhìn bên trong gắn vớinội tâm của nhân vật “tôi” Sự luân phiên thể hiện ở việc nhân vật “tôi” vừa hướngcái nhìn ra xung quanh để miêu tả thiên nhiên, kể về cuộc đời và số phận của cácnhân vật, đồng thời hướng điểm nhìn vào bên trong để bộc lộ thế giới nội tâm củamình Sự luân phiên điểm nhìn tạo nên một cái nhìn toàn diện, mọi sự vật, sự việc,nhân vật đều được soi chiếu từ hai phía, từ bên ngoài thâm nhập vào nội tâm bêntrong Vì thế, nhà văn có điều kiện để đào sâu vào cả tầng vô thức cũng như miêu tảmột cách sinh động những tâm trạng tinh vi của nhân vật Với điểm nhìn bên ngoài,cuộc sống hiện lên một cách khách quan với cái nhìn tổng quát và tổng thể Cònđiểm nhìn bên trong mọi góc khuất trong con người được thể hiện sâu sắc Tác giả

sử dụng kết hợp, luân phiên giữa hai điểm nhìn tạo nên sự hòa điệu giữa cái nhìnkhách quan và chủ quan, tính cách và hoạt động của nhân vật được thể hiện mộtcách đa chiều, đa diện

Trang 29

Chương 2 Không gian và thời gian trần thuật trong tiểu thuyết Ai đã ăn

hết những cây sing-a ngày ấy?

2.1 Không gian trần thuật

Mỗi tác phẩm mang những yếu tố tổ chức không gian khác nhau Có khi đitheo trục dọc trên – dưới, cao – thấp, có khi lại là giới hạn đẹp – xấu, vô biên – hữuhạn… các yếu tố đó hợp thành đối tượng thẩm mỹ để người đọc suy xét, chiêmnghiệm, từ đó giúp người đọc hiểu được chiều sâu của tác phẩm Không gian nghệthuật là mô hình nghệ thuật về cái thế giới mà con người đang sống, đang cảm thấy

vị trí, số phận của mình trong đó Không gian nghệ thuật gắn liền với quan niệm vềcon người và góp phần biểu hiện cho quan niệm ấy

Theo Từ điển thuật ngữ văn học:

Không gian nghệ thuật là hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật thểhiện tính chỉnh thể của nó Sự miêu tả, trần thuật trong nghệ thuật bao giờ cũng xuấtphát từ một điểm nhìn, diễn ra trong trường nhất định, qua đó thế giới nghệ thuật cụthể, cảm tính bộc lộ toàn bộ quảng tính của nó; cái này bên cạnh cái kia, liên tục,cách quảng, tiếp nối, cao thấp xa gần, rộng dài tạo thành viễn cảnh nghệ thuật.Không gian nghệ thuật gắn với cảm thụ về không gian, mang tính chủ quan Ngoàikhông gian vật thể, có không gian tâm tưởng Do vậy, không gian nghệ thuật có tínhđộc lập tương đối, không được quy định vào không gian vật lí Không gian nghệthuật trong tác phẩm văn học có tác dụng mô hình hóa các mối liên hệ của bức tranhthế giới như thời gian, xã hội, đạo đức, tôn ti trật tự Không gian nghệ thuật có thểmang tính địa điểm, tính phân giới dung để mô hình hóa các phạm trù thế giới nhưbước đương đời, con đường cách mạng Không gian nghệ thuật có thể mang tínhcản trở, để mô hình hóa các kiểu tính cách con người [16, tr 162]

Như vậy, không gian nghệ thuật là phương thức tồn tại và triển khai của thếgiới nghệ thuật Không gian nghệ thuật trở thành phương tiện chiếm lĩnh đời sống,mang ý nghĩa biểu tượng nghệ thuật Không gian nghệ thuật không những cho thấy

Trang 30

cấu trúc nội tại của tác phẩm văn học, các ngôn ngữ tượng trưng, mà còn cho thấynhững quan niệm về thế giới, chiều sâu cảm thụ của tác giả hay một giai đoạn vănhọc Nó cung cấp cơ sở khách quan để khám phá tính độc đáo cũng như nghiên cứuloại hình của hình tượng nghệ thuật.

Qua khảo sát tiểu thuyết Ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy?, chúng tôi

nhận thấy Park wan-suh đã rất yêu mảnh đất quê hương, nơi mình sinh ra Bà đãdành rất nhiều trang viết miêu tả rất nhiều không gian mà bà đã lớn lên, những nơi

bà đi qua, điều được khắc họa một cách rõ nét, chứa đựng niềm tự hào trong đó Về

cơ bản không gian trần thuật trong Ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy? có thể

được phân loại thành không gian hiện thực và không gian tâm tưởng

2.1.1 Không gian hiện thực

Không gian trong tiểu thuyết Ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy? hướng

đến không gian rộng mở theo sự di chuyển của nhân vật Đầu tiên là không gian

làng quê nơi gắn bó nhiều kỉ niệm tuổi thơ của tác giả – người kể chuyện “Nơi tôi

sinh ra là một ngôi làng hẻo lánh với vỏn vẹn hai mươi hộ, được gọi là thônParkjeok, làng Muksong, xã Cheongkyo, huyện Gaepung, cách Gaeseong khoảnghai mươi ri (đơn vị đo của người Hàn Quốc Một ri bằng 393m) về phía tây nam;những người trong làng vẫn gọi Gaeseong là Songdo” [36, tr 16]

Ngoài ra những ngọn núi, cánh đồng của thôn Parkjeok cũng được đánh dấu

bởi những hình ảnh rất sinh động:

Ngọn núi cao ngất với hai bên triền núi thoai thoải không có lấy một tảng đánhư đang dang rộng cánh tay ôm trọn lấy ngôi làng Ngôi làng trông như đổ dồn vềphía trước với khoảng không là cánh đồng bao la Trên cánh đồng bát ngát ấy, cáccon suối chảy qua thật nên thơ, hệt như câu “Rì rầm con suối nhỏ kể câu chuyệnngày xưa” của nhà thơ Jeong Ji-yong Ở nhà chúng tôi, ngay cả khi muốn đi ra nhà

xí, cũng phải bước qua một con suối nhỏ Các con suối nhỏ uốn lượn, gặp cánh

đồng, bèn tụ lại thành những cái chum [36, tr 18]

Phải là người rất yêu quê hương mình nhà văn mới có thể miêu tả chi tiết vềquang cảnh nơi mình sinh ra như thế Đọc những dòng văn này chúng ta lại nhớ về

Trang 31

quê hương của mình nhiều hơn Ngay cả không gian trong nhà xí cũng cảm thấy thú

vị “Vẻ đẹp của bên ngoài khi bước ra từ nhà xí sau một hồi ngồi lâu trong đó cũngmới thật là kì diệu Ánh sáng lấp lánh trên những luống rau đầu bờ ruộng, bãi cỏ,cành cây, dòng suối, tất cả chợt óng ánh, lấp lánh và sáng lòa đến kì lạ” [36, tr 33]

Khi nhân vật tôi theo mẹ lên Seoul để học, không gian sau đó được mở rộng

ra, đó là Songdo, một thành phố lấp lánh ánh bạc Từ con đường đến các mái nhà,tất cả đều sáng lóa, khiến cho nhân vật tôi phải cảm thấy sững sờ trước vẻ uynghiêm và tráng lệ do con người tạo ra Không gian cũng khiến con người trở nênkinh ngạc

Chúng tôi băng qua đường sắt, đi qua con đường với những ngôi nhà ngóikhang trang mọc san sát nhau, rồi rẽ vào một lối đi được lát gạch rắn chắc vớinhững ngôi nhà ba bốn tầng vuông thành sát cạnh, tầng nào cũng có gắn cửa kính.Đây là lần đầu nên với tôi cũng lạ Tôi tự nhủ với mình rằng đừng có ngạc nhiên và

cũng đừng tỏ vẻ ngơ ngác [36, tr 54].

Khi đến nơi mẹ thuê nhà, một không gian mới hiện ra:

Cái ngõ nhỏ ấy đột nhiên biến thành một con dốc dựng thẳng đứng vớinhững bậc thang tầng tầng lớp lớp Đó là một con hẻm kì quái với những căn nhàxiêu vẹo, chúng như chực kéo nhau đổ sụp xuống và cũng gập ghềnh chẳng khác gìnhững bậc thang Trước mỗi căn nhà cũng có những tấm gỗ được chắn làm cửanhưng mọi sinh hoạt trong nhà đều được phơi hết ra ngoài đường Nước ủ từ nhữngvũng nước tiểu trộn với cơm thừa và những cọng rau già phơi khô, rỉ xuống hai bên

lối đi cầu thang làm bốc lên một mùi ẩm ướt [36, tr 59]

Qua không gian này, tác giả đã cho ta thấy được một mặt trái của cuộc sống,

đó là sự đối lập giữa những tòa nhà cao tầng, những ô cửa kính sáng lóa khi nhânvật tôi đi qua với một khu vực sinh sống hết sức nghèo khổ, những ngôi nhà lụp xụpnơi cô đang sống Đó cũng là nơi mà cô sẽ cùng mẹ và anh sống trong những ngày

đi học ở Seoul, nơi mẹ gọi là ngoại thành Nơi mà “Chúng tôi phải lách qua conhẻm với những căn nhà chen chúc, dường như chỉ chừa lại một lối đi rất mảnh nhưsợi chỉ, tiếp đó lại là một lối đi dựng thẳng đứng, lần này, nó dốc hơn cả cái cầu

Trang 32

thang lúc đầu chúng tôi đi qua” [36, tr 60] Không gian trường học cũng được nhắc đến trong tác phẩm với những hoạt động như đi dã ngoại, thư viện: “Trường nữ

Husudo nằm trên một vùng đất cao với những phiến đá hoa cương trông thật uynghiêm, cô giáo cũng thật đoan trang, sân trường rất rộng và có nhiều bãi cỏ, vườncây Vừa lúc hoa anh đào nở rộ nên trông ngôi trường thật giống như thiên đườngcủa những vì sao” [36, tr 215]

Không gian hiện thực còn được thể hiện khi cô bé Wan-suh về quê nghĩ hèthì mọi vật cũng thay đổi “con đường lên điện thờ điện thờ chỉ toàn dốc đá dựngthẳng đứng, bên phải còn vương lại chút rừng cây bụi rậm, đến lúc trời nhậpnhoạng, bất chợt vẳng nghe có tiếng kêu liều mạng của ai đó đang định bắt chó”[36, tr 116] Rồi một khung cảnh thiên nhiên đầy màu sắc nữa hiện ra: “Con suốicắt ngang trên đường ra nhà vệ sinh không đủ sâu, đủ để nhảy tõm xuống đó Haibên bờ suối rộ lên cả một vùng hoa loa kèn đỏ Những cây mơ cây mận cơm, cây lêdại đã quá thời kì trổ hoa và thay vào đó là những cánh hoa cam ửng đỏ của những

bông hoa loa kèn rực rỡ đến lạ thường” [36, tr 125].

Khi mẹ mua được ngôi nhà trên Seoul, không gian nhỏ hẹp trong nhà được

nhắc đến rất chi tiết “Ngôi nhà sáu buồng được chia làm ba phòng rồi mà cũng còn

đủ chổ cho một gian bếp, một sảnh tiếp khách, một phòng cạnh cửa, và tất cả khônggian này đều được chia đều nhau Ngôi nhà quả là được xây rất khéo léo trên mảnhđất đầu thừa đuôi thẹo, bởi có cả chỗ được gọi là sân, mảnh sân hình tam giác và có

phần bờ đất khá cao”[36, tr 148] Ngôi nhà với mảnh sân hình norigae.

Trong Ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy?, ngoài những không gian miêu tả thiên nhiên, gắn với trải nghiệm của nhân vật, Park wan-suh còn thể hiện sự

đa dạng trong việc xây dựng cho mình một không gian lịch sử - sự kiện Đó làkhông gian gắn liền với giai đoạn đất nước có chiến tranh

Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, một không gian mới hiện ra, với nhữngtrải nghiệm của chính người kể chuyện và cũng là chính tác giả Lúc này khônggian không còn là những khung cảnh thiên nhiên đầy màu sắc thú vị như trước màhiện lên ở đây là những không gian của cuộc chiến đến lúc đất nước được tự do

Trang 33

Không gian lịch sử - sự kiện gắn liền với những cuộc chiến kéo dài: “Ban đêm,hàng đoàn người cầm đuốc diễu quanh phố phường Seoul để tự chúc mừng cho sự

kiện Nhật Bản lần lượt chiến thắng các hòn đảo ở Nam Thái Bình Dương” [36, tr.

160] Rồi những cuộc diễn tập phòng không diễn ra thường xuyên Địa điểm ẩn náucủa trường là căn hầm ở kí túc xá, nơi chứa than đá và có cả ống khói Mỗi lần chui

ra từ đó là hai lỗ mũi lại đên khịt Cuộc chiến khiến những đứa trẻ đang tuổi đi họcnhưng đến trường không phải mang cặp sách mà là những hộp cứu thương vớinhững viên thuốc đơn giản, chiếc khăn tam giác dùng để cầm máu khi bị thương vàtên tuổi, địa chỉ, nhóm máu phải được ghi rõ trên đó

Nhật Bản thua trận, doanh trại lính mỹ đóng quân ở Gaeseong, đó là đoànquân không có vũ khí Bên lề đường, trên các bức tường bắt đầu xuất hiện vô số tờ

áp phích Nào là “tự do”, “chủ nghĩa dân chủ”, “nhân dân”…một không gian ngộtngạt bao trùm vùng Gaeseong Quân đội Mỹ rút khỏi do đường vạch ranh giới bị vẽsai, quân Liên Xô lại tiến vào ở đó Và cả thế gian đã bị đảo lộn kể từ khi quân Liên

Người ta đi vào bằng cửa sổ đông hơn bằng cửa ra vào Những tấm cửa sổđang đóng liền bị đập vỡ kính và có rất nhiều cửa sổ đã bị vỡ kính từ trước Mẹnhấc tôi lên, đẩy vào bên trong cửa sổ, và có ai đó đã kéo hộ chúng tôi Tôi cũng lấyhết sức bình sinh để kéo mẹ, lúc ấy vẫn đang còn ở bên ngoài Cả hai chúng tôi đều

Trang 34

chẳng mong sẽ kiếm được chỗ ngồi và trong tàu quả là một mớ hỗn độn Không cònmột tấm cửa kính nào nguyên vẹn, đến cả những chiếc ghế cũng bị phá hỏng ngổn

ngang [36, tr 142]

Park wan-suh đã vừa miêu tả trung thực tình hình chính trị thời đại mất nước

mà mình đang sống Bằng những không gian chân thực, cụ thể đã làm toát lên nỗiđau khắc khoải của của một đứa trẻ chứng kiến cảnh nhà tan cửa nát khi đất nước bịchia cắt, là niềm khát khao có được cuộc sống ấm êm, hạnh phúc

Nỗi đau vẫn chưa dứt khi cuộc chiên tranh Nam – Bắc diễn ra Gia đìnhWan-suh đã chuyển nhà tới ba lần và tất cả đều chỉ ở trong phường Donam-dong.Tình hình đất nước ngày càng thay đổi chóng mặt Sau khi quân Bắc Hàn tràn qua

vĩ tuyến 38, không bao lâu sau đã chiếm được Seoul Không gian của các cuộc gặp

gỡ mang tính chính trị của “Hội tự quản”:

Ở bên ngoài, sự đối lập của hai phe là cánh tả và cánh hữu ngày một gay gắt,những cuộc biểu tình, những khẩu hiệu chính trị tung hô ai đó muôn năm hay đảđảo ai đó cứ thay nhau liên tiếp diễn ra ngày nọ qua ngày kia Hội học sinh cóquyền phản đối thầy cô nào đó bị coi là “thân Nhật, cần đuổi ra khỏi trường”, hoặcđưa ra yêu sách “không được buộc thôi việc một thầy cô nào đó” [36, tr 256-257]

Buổi sáng khi nghe tiếng đại bác rất gần, ở trường các lớp học đều nghỉ, họcsinh nam ở lại dự phiên họp bất thường nêu cao đường lối quyết tâm Bắc tiến thốngnhất, dưới danh nghĩa Đoàn học sinh cứu quốc Sáng sớm ngày 28, quân Bắc Hàntiến vào Seoul, họ giải phóng cho các tù nhân chính trị “Những tù nhân ấy có quần

áo để thay nhưng họ đã không thay, bởi quần áo tù nhân giờ lại trở thành một biểutượng tự hào cho hoạt động đấu tranh cách mạng Họ cứ mặc nguyên như vậy, lên

xe tải và đi diễu quanh phố phường để cảm ơn sự nghênh đón của quần chúng” [36,

tr 322]

Cuối tác phẩm, không gian của cuộc nội chiến vẫn còn chưa dứt, hình ảnhcủa những đoàn quân Nam Hàn tiến về phía Bắc với tốc độ hỏa tốc, những cuộc sơtán của người dân Số phận của mỗi con người vẫn bấp bênh và dường như phải

Trang 35

chịu an bài theo cuộc chiến Thế nhưng ai cũng có quyền mơ ước về một tương laitươi đẹp, trọn vẹn

Có thể nói, Ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy? đã bứt phá khỏi những

mô thức truyền thống trong việc tạo ra không gian nghệ thuật Park wan-suh khôngchỉ thể hiện tài năng của mình trong việc phối kết linh hoạt nhiều không gian nhưkhông gian thiên nhiên, không gian nhà ở, mà quan trọng là sự sắp xếp không gianlịch sử - sự kiện một cách khéo léo Qua đó sẽ giúp người đọc hiểu hơn về một thờiđất nước đầy biến động, với những sự kiện lịch sử không thể nào quên đối với mỗingười dân Hàn Chú ý khai thác sự đan xen, lồng ghép các loại không gian giúpPark wan-suh thâm nhập vào bản chất đời sống một cách sâu sắc nhất, khái quátrộng lớn một hiện thực xã hội, từ đó tác động đến nhận thức, tư tưởng của độc giả

2.1.2 Không gian tâm tưởng

Khác với không gian hiện thực, không gian tâm lí xuất hiện bên trong nhânvật, trong tâm trạng của người kể chuyện Đó có thể là những dòng hồi ức triềnmiên của nhân vật đầy những tâm trạng vui buồn, những ước mơ, mộng mị vẫn vơ,

những ám ảnh, ám thị mơ hồ Không gian tâm tưởng trong tiểu thuyết Ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy? cũng xuất hiện nhiều trong tác phẩm Vì đây là một một

tác phẩm tự truyện, tác giả kể lại những gì mình đã trải nghiệm, người kể chuyện kểtheo dòng suy nghĩ, cảm xúc của mình khiến không gian hiện thực bị đảo lộn vàxuất hiện những không gian tâm tưởng, tức là theo dòng suy nghĩ, những kí ức, kỉniệm của nhân vật

Xây dựng nhân vật tôi – cô bé Wan – suh, đó là một cô bé hiếu động nhưngnội tâm đầy suy nghĩ như một người lớn, luôn nhớ về những gì mà mình đã trải quavới những xúc cảm phức tạp Cảm xúc bên trong cô luôn có sự biến động vì vậy màkhông gian luôn thay đổi theo dòng hồi ức Đang trôi theo dòng cảm xúc cùng vớinhững đứa trẻ trong thôn, tất cả cùng ngửa mặt lên trời, vừa hứng lấy những giọtnước mưa, vừa thi nhau gào thét, thì cảm giác bi ai trong quá khứ đã từng nếm trải

xuất hiện Một không gian của quá khứ hiện ra:

Trang 36

Lúc ấy, tôi đang được mẹ cõng trên lưng Chắc lúc đó tôi khoảng năm tuổi,nhưng vì là con út nên kể thì cũng lơn lớn rồi, vậy nhưng vẫn thường được cõng.Hôm ấy là một buổi chiều hoàng hôn đỏ rực Nền trời rực lên một màu đỏ au, hệtnhư vệt máu loang lổ Cảnh vật xung quanh chẳng sáng chẳng tối, nơi chúng tôiđang đứng là một ngôi làng xa lạ nào đó, những khuôn mặt thân quên phản chiếu

qua ánh lửa bập bùng trở nên thật xa xôi [36, tr 37]

Lúc đó cô òa lên khóc nức nở, tiếng khóc bất ngờ vỡ ra mà không thể giảithích được với mẹ Cảm giác buồn tủi đó thật ngây ngô Sau này, khi đứng trướcbóng của những ngọn cây ngô đổ dài trên mặt ruộng, trong ánh chiều hoàng hôn cónsót lại đỏ au như màu những trái hồng, cảm giác buồn tủi đó lại tràn về Không gianlúc này bị chi phối bởi tâm trạng của nhân vật tôi, nó không còn là những khônggian thiên nhên trù phú của cảnh làng quê Parkjeok nữa

Lúc lên đến đỉnh phường Hyeonjeo-dong cùng mẹ, khi lách qua các con hẻmvới những căn nhà chen chúc, cô bé Wan-suh lại nhớ đến căn buồng nhỏ cạnh cửa

liền với hiên nhà ở quê:

Căn buồng ấy thật nhỏ bé và đơn sơ Đó là căn buồng duy nhất có cái cửađược dán bằng thứ tranh vẽ đủ màu sắc với các hình hươu, rùa, cây trường sinh bấtlão Những người phụ nữ trong gia đình chúng tôi không phải làm việc đồng ángnên họ có nhiều thời gian để lau chùi, dọn dẹp, khiến cho những chiếc tủ đựng quần

áo trong nhà thường bóng loáng một cách lạ thường [36, tr 60].

Ở phường Hyeonjeo-dong, không có nhà nào có nước máy, nhà nàocũng phải mua nước hoặc tự gánh lấy nước để dùng Việc dùng nước phải hết sứctiết kiệm, nước rửa mặt không được đổ đi, mà phải để dành còn rửa chân, rửa chânxong thì giặt giẻ lau, nước giặt giẻ lau không được đổ đi mà để đấy dùng để vảy sânsau khi quét Chum đựng nước được chôn ở dưới đất Mỗi lần nghe hai tiếng đổnước vào chum “ào ào” là Wan-suh cảm nhận được sự thiếu thốn không gì hơn thếmột cách thảm hại, và mỗi lần nghe tiếng nước trút cô lại rơi vào trạng thái nỗi sợ

hãi mơ hồ, như những chú cá myeongtae bị khô quắt lại thành những con cá bukeo.

Trang 37

Hai thùng nước cho cuộc sống một ngày Cái sự tiết kiệm nước mà ở quê không thểhình dung nổi Lúc này cô bé nhớ về con suối ở quê:

Con suối lượn qua mảnh vườn, nơi có sân phòng khách và nhà xí, sau khi đãvòng qua hàng rào hoa đầu xuân ở sân sau nhà Sân sau lại là đầu hồi của nhà trong,nên vào mùa mưa, tiếng nước chảy ồ ạt nghe thật vui tai Lúc bình thường, tiếngnước lại chảy róc rách một cách khoan khoái, nghe như tiếng rì rầm, thậm chí phảilắng tai nghe mới thấy được âm thanh rí ra rí rách Song, chưa bao giờ bị khô cạn

cả Vào mùa đông, chỉ có trên bề mặt suối bị đóng băng, còn ở bên dưới, dòng nướcvẫn chảy miệt mài Những lúc ấy, nếu bất chấp giá rét, dùng tay bẻ gãy những vánbăng với những hình thù kì lạ rồi đem bỏ vào miệng mà nhai rau ráu, thì sẽ có cảmgiác sảng khoái vô cùng, như thể từng mạch máu trong cơ thể đang được làm mát

vậy [36, tr 72]

Không gian tâm tưởng đã tạo cho cô bé nhớ về những gì tốt đẹp, càngyêu quý mảnh đất quê hương nhiều hơn Con đường đến trường của cô lúc nào cũngchỉ có một mình, những lúc cô đơn cô lại nhớ:

Tôi lại nhớ da diết ngọn núi nhỏ phía sau nhà ở quê, nhớ nó còn hơn nhớchúng bạn Còn ngọn núi thưa thớt chỉ với vài loài cây chẳng có chút sinh khí, để lộnhững mảnh đất trống hoác như vừa trải qua một đợt hạn hán lâu ngày ở đây, trôngmới dị thường làm sao

Tôi luôn nghĩ rằng các ngọn núi, cũng giống như các khu vườn, luôn sản sinh

ra những thứ ăn được một cách vô tận, và những thứ đồ ăn quen thuộc dành cho trẻcon không phải ở trên cây, mà là dưới bóng cây Quả đồi quê tôi cũng có nhiều câythông nhưng lại rất rậm rạp bởi những loại cây thay lá như hạt dẻ, hương tía, sồi, dẻgai, cử, nên mỗi độ thu về, các nhà lại chất được hàng đống lá rụng cao đến tận nócnhà để làm củi đốt cho mùa đông [36, tr 95]

Phủ dọc con đường từ khúc quẹo chỗ nhà vệ sinh đi ra ngọn núi nhỏ sau nhà

là những cây thài lài Nếu vô ý giẫm lên những bông hoa xanh tía đang còn ngậmhơi sương ấy, bàn chân sẽ được gột rửa sạch và niềm hoan sảng khoái sẽ truyền từlong đất vào tận trong cơ thể Cảm giác vui sướng dâng trào ấy khiến người ta khó

Trang 38

cưỡng lại được, bèn đưa tay bứt lấy lá thài lài làm sáo thổi và những tiếng mỏngmảnh, run rẩy cất lên [36, tr 96].

Ở Seoul, cô biết được rằng bọn trẻ cũng tìm thứ gì đó để ăn từ trongthiên nhiên, chúng ăn hoa keo và nhai rau ráu một cách ngon lành như thể đang cầmchùm nho vậy Cô cũng lén bỏ vào miệng một bông hoa keo, nhưng chỉ thấy toànmột vị tanh lòm và lờ lợ Rồi cô chợt nhớ về cây sing-a ở quê Nó mọc khắp nơi ởchân núi và vệ đường Thân cây có nhiều đốt, mập mạp và giòn nhất vào lúc hoatầm xuân bắt đầu nở Với tay ngắt lấy cành cây có hơi màu tía và tước đi lớp vỏ bênngoài sẽ thấy còn lại một lớp thịt bên trong có vị chua rôn rốt

Một không gian đầy màu sắc văn hóa Hàn hiện ra khi cô nhớ lại

những lần đi cùng bà nội đến nhà các mudang vào những ngày đầu năm mới Một

lần duy nhất cô chứng kiến cảnh lễ cầu tế trên ngọn núi Deokmul:

Ở chính giữa sân làm lễ, người ta trải một cái chiếu, sau đó gánh đầy mộtgánh nước và đổ vào cái chum, đoạn chất lên một bao gạo lên trên, trên bao gạo, họđặt hai con dao phay sắc lẻm nằm song song với nhau Mudang trong sắc phụctướng quân đầu đội mũ cánh chuồn, đã cởi vớ ra Bàn chân nhỏ xíu, trắng muốt vàcác ngón chân như chụm vào nhau bởi lúc nào cũng mang vớ thít chặt ấy củamudang bắt đầu đặt lên lưỡi dao Mudang bay bổng trên hai lưỡi dao song song mộtcách tự do và nhẹ bỗng như loài bướm Chợt tiếng nhạc cất lên cao vút, lên đến tận

cao trào và các mudang đột ngột biến mất, chỉ còn lại hai chú bướm trắng [36, tr.

Trang 39

liền với không gian tâm tưởng của nhân vật là những vùng không gian xuất phát từtrạng thái cảm quan của con người.

Không gian tâm tưởng đã tạo cho Wan-suh – một cô bé đang ở tuổi dậy thì

có cảm giác tò mò mãnh liệt khi ngủ chung phòng với chú và người vợ lẽ.

Chỗ nằm của tôi được trải ra ở góc trong cùng, nơi được sưởi ấm nhất củacăn phòng Cách đó một khoảng là chỗ của chú tôi và cô ấy Đèn vừa phụt tắt, tôitrùm chăn kín đầu, giả bộ như đã ngủ rồi Thế nhưng mọi giác quan của tôi đềucăng ra Không còn nghi ngờ gì nữa, tôi đang chờ đợi để lần đầu tiên trong đời đượcchứng kiến chuyện gì sẽ xảy ra giữa một người đàn ông và một người đàn bà Tôivừa háo hức mong chờ điều đó, lại vừa phập phồng lo sợ tâm hồn sẽ bị vấy bẩn [36,

Tiểu thuyết Ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy? đã cho thấy sự tài tình

của Park wan –suh trong nghệ thuật xử lí không gian Đó là sự phối hợp nhiều loạikhông gian với nhau giữa không gian hiện thực và không gian tâm tưởng Từ khônggian của một làng quê nhỏ bé cho đến thành phố xa xôi, cho thấy sự trải nghiệmtrong cuộc đời nhân vật Sự thay đổi bối cảnh không gian phụ thuộc vào tâm trạngnhân vật Không gian có sự đan xen giữa thực tại - quá khứ - tương lai Với ngòi búttài hoa, tinh tế của mình Park wan-suh đã thực sự chiếm lĩnh không gian bằngnhững hình ảnh tái hiện được những trạng thái cảm xúc trong tâm hồn con người

2.2 Thời gian trần thuật

Trang 40

Thời gian theo quan điểm tự sự học là một hình thức nghệ thuật gắn vớingười kể chuyện và câu chuyện mà anh ta kể Genette, nhà tự sự học nổi tiếng coithời gian là “nhân tố trung chuyển từ cốt truyện đến truyện kể, qua hành vi kểchuyện” Tất cả các quan hệ sự kiện hay chuỗi sự kiện đều được thông qua thờigian, nói cách khác, thời gian trần thuật là tiến trình thay đổi, phát triển của sự kiện,mỗi một sự kiện đều xảy ra trong một khoảng thời gian theo một trật tự nào đó.

Theo Từ điển thuật ngữ văn học:

Thời gian nghệ thuật là hình thức nội tại của hình tượng nghệ thuật thể hiệntính chỉnh thể của nó Cũng như không gian nghệ thuật, sự miêu tả trần thuật trongvăn học nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn nhất định trong thờigian Và cái được trần thuật trong văn học nghệ thuật bao giờ cũng diễn ra trongthời gian, được biết qua thời gian trần thuật Sự phối hợp của hai yếu tố thời giannày tạo thành thời gian nghệ thuật, một hiện tượng ước lệ chỉ có trong thế giới nghệthuật Khác với thời gian khách quan được đo bằng đồng hồ và lịch, thời gian nghệthuật có thể đảo ngược, quay về quá khứ, có thể bay tới tương lai xa xôi, có thể dồnnén một khoảng thời gian dài trong chốc lát, lại có thể kéo chốc lát thành vô tận.Thời gian nghệ thuật được đo bằng nhiều kích thước khác nhau, bằng sự lặp lại đềuđặn các hiện tượng đời sống được ý thức: sự sống, cái chết, gặp gỡ, chia tay, mùanày, mùa khác…, tạo nên nhịp điệu trong tác phẩm Như vậy, thời gian nghệ thuậtgắn liền với tổ chức bên trong của hình tượng nghệ thuật Khi nào nòi bút của ngườinghệ sĩ chạy theo diễn biến của sự kiện thì thời gian trôi nhanh, khi nào dừng lạimiêu tả chi tiết thời gian trôi chậm lại” [16, tr 322]

Trong tác phẩm tự sự, nhà văn sử dụng thời gian như một yếu tố để tạo nênnhững giá trị nghệ thuật Thời gian nghệ thuật trong tác phẩm tự sự là một phươngdiện quan trọng nó thể hiện sức sáng taọ của nhà văn, đồng thời bộc lộ rõ tính quan

niệm của tác phẩm Trong tiểu thuyết Ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy? có sự

phối hợp của của hai yếu tố thời gian: thời gian sự kiện và thời gian tâm lý

2.2.1 Thời gian sự kiện

Ngày đăng: 10/11/2014, 09:10

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hoài Anh (2007), Xác và hồn của tiểu thuyết, NXB văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xác và hồn của tiểu thuyết
Tác giả: Hoài Anh
Nhà XB: NXB văn học
Năm: 2007
2. Thái Thị Vàng Anh (2010), Ngôn ngữ trần thuật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại, Tạp chí nghiên cứu văn học, số 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ trần thuật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại
Tác giả: Thái Thị Vàng Anh
Năm: 2010
3. Alain Ghecrbarant, Jean Chevalier (2002), Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, NXB Đà Nằng và Trường viết văn Nguyễn Du, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới
Tác giả: Alain Ghecrbarant, Jean Chevalier
Nhà XB: NXB Đà Nằng và Trường viết văn Nguyễn Du
Năm: 2002
4. Lại Nguyên Ân biên soạn (1998), 150 thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân biên soạn
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia
Năm: 1998
5. M. Bakhtin (1992), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, NXB Trường viết văn Nguyễn Du, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận và thi pháp tiểu thuyết
Tác giả: M. Bakhtin
Nhà XB: NXB Trường viết văn Nguyễn Du
Năm: 1992
6. Nguyễn Thị Bích (2011), Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, Tạp chí nghiên cứu văn học, số 11 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu
Tác giả: Nguyễn Thị Bích
Năm: 2011
7. Trần Thị Kim Búp (2009), Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, Luận văn thạc sĩ văn học, ĐHKH Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư
Tác giả: Trần Thị Kim Búp
Năm: 2009
8. Trần Mạnh Cát (2008), Nghi lễ cưới truyền thống của người Hàn Quốc, Tạp chí nghiên cứu Đông Bắc Á, số 10 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghi lễ cưới truyền thống của người Hàn Quốc
Tác giả: Trần Mạnh Cát
Năm: 2008
9. Trương Đăng Dung (2004), Tác phẩm như là quá trình, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác phẩm như là quá trình
Tác giả: Trương Đăng Dung
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 2004
10. Trương Đăng Dung – Nguyễn Cương chủ biên (1990), Các vấn đề của khoa học văn học, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các vấn đề của khoa học văn học
Tác giả: Trương Đăng Dung – Nguyễn Cương chủ biên
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 1990
11. Hoàng Dũng (2000), Truyện Thầy Lazarô phiền của Nguyễn Trọng Quảng và những đóng góp vào kĩ thuật hư cấu trong văn học Việt Nam, Tạp chí nghiên cứu văn học, số 10 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện Thầy Lazarô phiền của Nguyễn Trọng Quảng và những đóng góp vào kĩ thuật hư cấu trong văn học Việt Nam
Tác giả: Hoàng Dũng
Năm: 2000
12. Hà Minh Đức chủ biên (1999), Lý luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận văn học
Tác giả: Hà Minh Đức chủ biên
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1999
13. Hà Minh Đức, Lê Bá Hán (1985), Cơ sở lý luận văn học (tập 2), NXB Đại học và Trung cấp chuyện nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở lý luận văn học (tập 2)
Tác giả: Hà Minh Đức, Lê Bá Hán
Nhà XB: NXB Đại học và Trung cấp chuyện nghiệp
Năm: 1985
1. Thái Thị Vàng Anh, Người kể chuyện với điểm nhìn bên trong, Nguồn: http://www.phongdiep.net Link
3. Minh Huy, Ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy?, Nguồn: http://www.goodreads.com Link
4. Vi Lâm, Ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy, Nguồn: http://www.baodongnai.com.vn Link
5. Phạm Thị Lương, Điểm nhìn của chủ thể trần thuật trong truyện ngắn Nam Cao trước năm 1945, Nguồn: http://tapchikhoahoc.ctu.edu.vn Link
6. Hoàng Mai, Ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy?Nguồn: http://phunuonline.com.vn Link
7. Lã Nguyên dịch, Trần thuật học như là khoa học phân tích diễn ngôn trần thuật, Nguồn: http://languyensp.wordpress.com Link
8. Thảo Yên, Chiến tranh làm con người khắc khoải nỗi đau, Nguồn: http://www.baocantho.com.vn Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w