KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.2.2. Phân loại giai đoạn bệnh
4.2.2.1. Phân loại giai đoạn bệnh theo Durie- Salmon
Từ năm 1975, phân loại giai đoạn theo Durie- Salmon đã được sử dựng để dự đoán sự phát triển của tế bào u, gồm các chỉ số như hemoglobinm, calcium, protein đơn dòng, mức độ tổn thương xương, creatinin ( giai đoạn A: creatinin < 177 μmol/l , giai đoạn B: creatinin =177 μmol/l).
Tuy nhiên có nhiều vấn đề nảy sinh khi phân loại giai đoạn theo D-S như phức tạp, khó khăn trong ước lượng tổn thương phá huỷ xương, những chỉ số quan sát phụ thuộc với nhau.
BN giai đoạn I và II chiếm tỷ lệ 30,6%, giai đoạn III có 25 BN ( 69,4%) sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê với p= 0,02. So với nghiên cứu của Griepp kết quả của chúng tôi cũng cao hơn. Điều này cho thấy BN đến với chúng tôi ở giai đoạn muộn và có nhiều yếu tố tiên lượng xấu.
Bảng 4.1. So sánh tỷ lệ bệnh theo giai đoạn Durie- Salmon Tác giả Giai đoạn TạThị Thanh Hiền ( n= 30) Nguyễn Thị Hà ( n = 31) TrầnThị Phương Hoa ( n= 36 ) p I 6,7 9,7 11,1 II 26,7 16,1 19,4 III 66,7 74,2 69,5 >0,05
4.2.2.2. Phân loại giai đoạn bệnh theo ISS
Hiện nay có thêm hệ thống phân loại giai đoạn quốc tế ISS giúp phân loại đơn giản hơn, chính xác hơn trong việc tiên lượng và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Phân loại theo ISS dựa vào 2 chỉ số β2M và albumin huyết thanh. Đây là những yếu tố tiên lượng có giá trị độc lập nhau.
Phân loại giai đoạn theo ISS, chúng tôi nhận thấy chủ yếu bệnh nhân đến điều trị ở giai đoạn muộn ( II và III) chiếm tỷ lệ rất cao 89,9%, BN ở giai đoạn I chỉ chiếm 11,1%. Kết quả này là tương đương với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Lan Phương (2010)( 89,1% BN giai đoạn II và III, 10,8% BN giai đoạn I) []. So sánh với kết quả nghiên cứu của chúng tôi với tác giả Greipp thì kết quả của chúng tôi cũng cao hơn. Một lần nữa khẳng định BN đến với chúng tôi thường ở giai đoạn muộn và có nhiều yếu tố tiên lượng xấu.
4.2.2.3. Đối chiếu phân loại giai đoạn theo hai hệ thống
Tỷ lệ BN ở giai đoạn I theo 2 hệ thống phân loại là như nhau, số BN ở giai đoạn II và III theo ISS và theo Duri- Salmon là tương đương nhau.
Phân loại theo Durie- Salmon dựa vào nhiều chỉ số, các chỉ số lại phụ thuộc lẫn nhau nên phức tạp còn phân theo ISS chỉ dựa vào 2 chỉ số là β2M và albumin huyết thanh nên đơn giản, dễ sử dụng thuận tiện cho việc phân loại.
4.3. Một số đặc điểm chính của bệnh và các yếu tố tiên lượng
4.3.1. Một số đặc điểm chính của bệnh
Thiếu máu : Nhiều nghiên cứu khẳng định thiếu máu là triệu chứng thường gặp nhất. Trong nghiên cứu của chúng tôi thiếu máu chiếm tới 97,2%. Thiếu máu xuất hiện ở các type ĐUTX là tương đương nhau. Theo phân loại giai đoạn bệnh của ISS và D- S, thiếu máu xuất hiện ở BN giai đoạn II và III nhiều hơn so với giai đoạn I. So với các tác giả nước ngoài tỷ lệ thiếu máu khi chẩn đoán của chúng tôi cao hơn nhiều, theo Kyle (1998) tỷ lệ thiếu máu gặp ở 2/3 số BN [], còn theo Durie (1999) tỷ lệ là 20% [], tuy nhiên tỷ lệ thiếu máu cũng chủ yếu gặp ở BN giai đoạn muộn ( thiếu máu cũng là một yếu tố để tiên lượng bệnh) . Điều này cũng dễ lý giải , vì ở Việt Nam, do điều kiện kinh tế, trình độ phát triển dân trí và chăm sóc y tế chưa cao nên BN chủ yếu được chẩn đoán ở giai đoạn muộn, khi đó thiếu máu do rất nhiều nguyên nhân: do tăng sinh tương bào ác tính chèn ép tạo máu, do tăng bài tiết các cytokin IL- 6, IL- 1, TNFαβ ức chế tạo máu.Mặt khác, còn do suy giảm chức năng thận dẫn đến giảm erythropoietin ( yếu tố kích thích sinh hồng cầu ), nên giảm hồng cầu trong máu ngoại vi.
Đau xương: Đau xương cũng là một trong những triệu chứng khiến BN phải đi khám, theo Durie- Salmon thấy đau xương là triệu chứng bắt đầu ở 60% BN. Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ đau xương chiếm tỷ lệ cao 91,7%. Cao hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Lan Phương ( 2010) (77,1%) []; và của Nguyễn Thị Huyến(2004 ) [], (84,8%). Điều đó có thể do cỡ mẫu tác giả lớn ( n=83 & n= 124) so với ( n= 36 ) của chúng tôi. Trong nghiên cứu của chúng tôi đau xương xuất hiện ở các type ĐUTX và các giai đoạn bệnh ( theo ISS và D-S ) là tương đương.
máu để chẩn đoán suy thận. Đây là một trong những dấu hiệu tiên lượng xấu của bệnh. Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ suy thận là 55,6% phù hợp với tài liệu của Trần Văn Bé ( 1998 ) [], suy thận gặp trên 50% trường hợp.
Tỷ lệ suy thận cũng có sự khác nhau giữa các type ĐUTX . Trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi chuỗi nhẹ có tỷ lệ suy thận cao nhất ( 87,5% số bệnh nhân của chuỗi nhẹ), IgA và IgG tỷ lệ này thấp hơn. So sánh kết quả này với nghiên cứu của Tạ Thị Thanh Hiền ( 2000 ) [], ( 75% số bệnh nhân của chuỗi nhẹ có suy thận ), chúng tôi nhận thấy có sự phù hợp. Trong ĐUTX bệnh nhân chuỗi nhẹ nguy cơ suy thận cao nhất. Qua đó cho thấy khi một BN được chẩn đoán ĐUTX, đặc biệt là chuỗi nhẹ, thì cần phải theo dõi thường xuyên các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của suy thận, đồng thời phải loại bỏ các yếu tố thuận lợi góp phần gây suy thận như nhiễm khuẩn, mất nước, các thuốc độc với thận…
Theo phân loại của ISS suy thận chỉ gặp ở 20/26 BN giai đoạn III (76,9%). Kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Lan Phương (2010) tỷ lệ BN suy thận gặp chủ yếu ở giai đoạn III theo ISS [].Theo Durie- Salmon suy thận gặp ở 29/32 BN giai đoạn II và III ( 62,5%). BN ở giai đoạn I không thấy có suy thận theo cả 2 phân loại. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của tác giả Tạ Thị Thanh Hiền 80% suy thận gặp ở giai đoạn III theo D-S [].