1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết chu lai

117 769 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 117
Dung lượng 571 KB

Nội dung

bộ giáo dục và đào tạo TRNG I HC VINH tống thị thu quyên những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết Chu Lai chuyên ngành : văn học việt nam mã số: 60 22 34 luận văn thạc sĩ ngữ văn Ngi hng dn khoa hc: PGS.TS TễN PHNG LAN Vinh, 2008 1 MỤC LỤC Trang Mở đầu 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề .2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 7 5. Phương pháp nghiên cứu 7 6. Đóng góp mới của luận văn 7 7. Cấu trúc luận văn 7 Chương 1. Những nét mới trong cách nhìn về hiện thực và con người trong tiểu thuyết Chu Lai .8 1.1. Quan niệm về cách phản ánh hiện thực và con người trong tiểu thuyết Việt Nam từ 1975 đến nay 8 1.2. Chu Lai trong xu hướng đổi mới của tiểu thuyết Việt Nam từ sau 1975 .15 1.3. Cách nhìn mới về hiện thực và con người trong tiểu thuyết Chu Lai .19 1.3.1. Những nét mới trong cách nhìn về hiện thực của Chu Lai 19 1.3.1.1. Cách nhìn mới về hiện thực chiến tranh 19 1.3.1.2. Cách nhìn mới về hiện thực đất nước thời hậu chiến .26 1.3.2. Cách nhìn mới về con người trong tiểu thuyết Chu Lai .30 1.3.2.1. Con người tự nhiên, bản năng .31 1.3.2.2. Con người cô đơn .36 1.3.2.3. Con người tìm kiếm .40 Chương 2. Các kiểu nhân vật trong tiểu thuyết Chu Lai .49 2.1. Khái lược về nhân vật văn học .49 2.2. Các kiểu nhân vật chính trong tiểu thuyết Chu Lai 50 2.2.1. Nhân vật bi kịch 50 2.2.1.1. Bi kịch tình yêu và hạnh phúc gia đình tan vỡ 50 2.2.1.2. Bi kịch do bị cái xấu, cái ác vùi dập 54 2.2.2. Nhân vật tha hoá .58 2.2.2.1. Tha hoá do sự cám dỗ của địa vị, quyền lực và tiền bạc 59 2.2.2.2. Tha hoá do sự đố kị, ghen tị .64 2 2.2.3. Nhân vật tự nhận thức .66 2.2.3.1. Nhân vật thể hiện sự “nhận thức lại” lịch sử và nhận thức về thực tại xã hội .67 2.2.3.2. Nhân vật tự nhận thức về “con người mình” 70 2.3. Những thủ pháp xây dựng nhân vật 72 2.3.1. Thế giới nội tâm của nhân vật được bộc lộ qua thủ pháp đồng hiện 72 2.3.2. Miêu tả tính cách nhân vật thông qua tình huống và kết thúc bất ngờ mang tính bi kịch 74 Chương 3. Sự đổi mới phương thức trần thuật .78 3.1. Điểm nhìn trần thuật 78 3.1.1. Sự trần thuật từ nhiều điểm nhìn 79 3.1.2. Điểm nhìn người kể chuyện và điểm nhìn nhân vật - Sự phá vỡ cái nhìn “biết trước” 81 3.2. Giọng điệu 84 3.2.1. Giọng thẳng thắn, mạnh mẽ, “đầy chất lính” - Thái độ trước thực tại và nỗi đau của con người 86 3.2.2. Giọng triết lí, suy nghiệm - Sự “nghiền ngẫm” hiện thực .89 3.2.3. Giọng hoài nghi, chất vấn - Nỗi đau về nhân tình, thế thái .92 3.3. Ngôn ngữ 95 3.3.1. Ngôn ngữ đối thoại - Lời thoại mang sắc thái đa chiều .96 3.3.2. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm - Nỗi niềm sâu kín của tiếng nói nhân vật .100 3.3.3. Sự kết hợp hài hoà nhiều tính chất khác nhau của ngôn ngữ .103 Kết luận 107 Tài liệu tham khảo 109 LỜI CẢM ƠN 3 Bằng sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS.TS. Tôn Phương Lan, cô đã tận tụy hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã động viên, khích lệ; các thầy cô ở Khoa Ngữ văn, Khoa Sau đại học Trường Đại học Vinh đã dạy dỗ và cung cấp cho tôi những tri thức mới mẻ, bổ ích để tôi hoàn thành chương trình học tập và nghiên cứu của mình. Vinh, tháng 12 năm 2008 Tác giả Tống Thị Thu Quyên MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Từ sau 1975, nhất là sau 1986, trong xu hướng xã hội “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật”, đổi mới văn học đã trở thành yêu cầu của độc giả, của bản thân nhà văn và của chính nhu cầu phát triển văn học. Trong tình hình đó, tiểu thuyết đã có nhiều thành tựu đáng ghi nhận. 1.2. Chu Lai là một trong những gương mặt sáng giá của nền văn học giai đoạn sau 1975, được ghi nhận là đã có những đóng góp cho sự phát triển của văn học, đặc biệt là tiểu thuyết viết về chiến tranh cách mạng và người lính trong thời kỳ hậu chiến và thời kỳ đổi mới. Đương nhiên, đóng góp của 4 ông còn có truyện ngắn và kịch nhưng tiểu thuyết vẫn là thể loại thể hiện sở trường, năng lực và tâm huyết của ông. Sự đóng góp của Chu Lai không chỉ ở việc ông đã thể hiện được một cách chân thật, sinh động những vấn đề cơ bản của đời sống xã hội và số phận con người trong sự vận động, phát triển của đất nước những năm trong và sau chiến tranh theo một cách nhìn mới mà chính là qua việc tái tạo lại cuộc sống đó, ông đã cho thấy sự nỗ lực của mình trong việc cách tân nghệ thuật tiểu thuyết. Ý thức luôn làm mới mình đó đã khiến cho Chu Lai trở nên một tác giả sung sức và các sáng tác của ông luôn đem đến những mới lạ, bất ngờ cho độc giả. 1.3. Cho đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết Chu Lai. Đi sâu vào việc khảo cứu vấn đề này chúng tôi, một mặt muốn khẳng định sự đóng góp của ông vào sự phát triển của nền văn học, đặc biệt là văn xuôi viết về chiến tranh thời kỳ đổi mới, mặt khác, qua Chu Lai, như một trong những hiện tượng tiêu biểu, chúng tôi muốn góp phần tìm hiểu tiến trình vận động của tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ những năm sau chiến tranh. 2. Lịch sử vấn đề Sau 1975, Chu Lai là một cây bút có những đóng góp nổi bật trong việc chuyển hướng và cách tân nghệ thuật tiểu thuyết Việt Nam. Cho đến nay đã có nhiều bài báo, bài viết, công trình khoa học nghiên cứu về tiểu thuyết Chu Lai. Chúng tôi tạm chia các bài nghiên cứu về Chu Lai theo các nhóm sau: Nhóm 1: Các bài viết, bài phê bình, công trình khoa học đánh giá và nghiên cứu về đề tài, nhân vật, cảm hứng trong các sáng tác của Chu Lai. Bùi Việt Thắng trong bài “Một đề tài không cạn kiệt”, Tạp chí Văn nghệ quân đội, tháng 2/1993 nhận thấy: “Nhân vật Chu Lai được thể hiện như những con người tâm linh. Họ sống bởi những ám ảnh của ảo giác, hối thúc bởi sự sám hối, luôn tìm kiếm sự giải thoát . Đi vào ngõ ngách đời sống tâm linh con người, Chu Lai làm người đọc bất ngờ vì những khám phá nghệ thuật 5 của mình: Nhân vật Chu Lai thường tự soi tỏ mình, khám phá mình, khám phá một bản ngã hay là một con người trong con người”. Xuân Thiều khi đánh giá tác phẩm Ăn mày dĩ vãng trong bài viết: “Điểm qua các tác phẩm được giải thưởng văn học về đề tài chiến tranh cách mạng và lực lượng vũ trang của hội nhà văn”, Tạp chí Văn nghệ quân đội, số 5/ 1994 cũng có ý kiến: “Để viết tác phẩm này dường như Chu Lai phải vật vã, quặn đau như người trở dạ. Cái tâm huyết của tác giả được phơi bày ra y như người đọc có thể nghe rõ tiếng kêu tha thiết và đau đớn rằng: Hỡi con người đương đại và cả mai sau nữa hãy tĩnh tâm lại, không được bỏ quên quá khứ hào hùng chứa đầy máu và nước mắt của cả một dân tộc”. Trong bài “Một số vấn đề văn xuôi thời kì đổi mới” (in trong Văn chương và cảm nhận, Nxb Khoa học xã hội, 2005) Tôn Phương Lan đã có những nhận xét: “Chu Lai trong một loạt tiểu thuyết như Vòng tròn bội bạc, Ăn mày dĩ vãng, Phố, Ba lần và một lần đã tập trung khảo sát và xây dựng hình tượng người lính sau chiến tranh. Những người lính ấy hoặc đã tiếp tục cuộc chiến đấu mới để khẳng định tư chất tốt đẹp của mình bằng sự nỗ lực vươn lên, bằng sự kiên trì chịu đựng như Lãm trong Phố. Hoặc họ sẽ bị tha hoá biến chất, sẵn sàng “hy sinh” đồng bào, đồng đội để chạy theo những tham vọng cá nhân như Huấn trong Vòng tròn bội bạc. Hoặc chối bỏ quá khứ để hòng yên thân với những “vinh quang” trên con đường tìm kiếm quyền lực và địa vị như Ba Sương trong Ăn mày dĩ vãng…”. Cùng chung với mạch cảm hứng khẳng định trên, trong bài: “Tập truyện ngắn Phố nhà binh”, Tạp chí Văn nghệ quân đội, số 7/ 1993, Lý Hoài Thu đã khẳng định: “Dù trực tiếp viết về thời dĩ vãng mịt mùng bom đạn hay chuyển dịch sang tiếp nhận những “kênh” thông tin mới, xô bồ của thời hiện tại, bao giờ Chu Lai cũng nghiền ngẫm suy tư về hiện thực với sự nhiệt tâm và lòng trung thực của người lính . Vì vậy trước đề tài chiến tranh, anh không chỉ là viết, là tiếp cận mà là sống, là day dứt vật vã bằng tâm linh và máu thịt của chính mình”. 6 Sáng tác của Chu Lai cũng là đối tượng nghiên cứ của nhiều luận văn Cao học và Đại học. Các công trình này đi sâu nghiên cứu về thế giới nhân vật, đề tài chiến tranh, hình tượng người lính trong tiểu thuyết Chu Lai như: Phạm Thuý Hằng, Đề tài chiến tranh trong tiểu thuyết Chu Lai, Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, Đại học Sư phạm Hà Nội, 2003; Lê Thị Luyến, Sự thể hiện hình tượng người lính thời hậu chiến trong tiểu thuyết Chu Lai, Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, Đại học Vinh, 2006 . Tạ Thị Thanh Thùy trong công trình khoa học “Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Chu Lai”, Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, Đại học Sư phạm Hà Nội, 2006, qua khảo sát và đi sâu nghiên cứu về nhân vật trong tiểu thuyết Chu Lai nhận định: “Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Chu Lai phong phú, đa dạng, gồm nhiều tầng lớp, nhiều hạng người, nhiều kiểu loại nhân vật khác nhau. Có những nhân vật vô cùng cao thượng lạinhững kẻ vô cùng đểu giả, có số phận tận cùng ngang trái và ranh giới giữa cái tốt và cái xấu trong một con người thật mong manh”. Nhóm 2: Các bài viết, bài nghiên cứu chỉ ra những dấu hiệu đổi mới về phương diện nghệ thuật trong tiểu thuyết Chu Lai. Tác giả Hồng Diệu trong bài viết: “Vấn đề của tiểu thuyết Vòng tròn bội bạc”, Tạp chí Văn nghệ Quân đội, số 5/ 1991 nhận xét: “Với nghệ thuật xây dựng nhân vật, cách tạo tình huống, những xung đột, đặc biệt là cách nhìn khá mạnh dạn, Chu Lainhững trang hấp dẫn, người đọc đã cầm đến sách là phải theo đuổi câu chuyện đến cùng”. Trong bài “Cuộc tìm tòi về tiểu thuyết’, Báo văn nghệ, số 43/ 1990, tác giả Đỗ Văn Khang đã đề cập đến nghệ thuật xây dựng nhân vật: “Lối chạm khắc nhân vật trong Ăn mày dĩ vãng cũng có nhiều đóng góp mới. Ngày trước nhân vật thường mang một ý nghĩa phổ quát, tức là có cái gì đó chung cho cả lớp người ., còn Hai Hùng của Chu Lai có số phận được miêu tả như một yếu tố cá biệt độc nhất nhưng vẫn mang tính điển hình. Nhân vật Hai Hùng của Chu Lai tàn tạ về thân xác nhưng vạm vỡ về tâm hồn. Hai Hùng có bộ khung “xuống cấp” vì thương tật, vì sự huỷ hoại của mọi thứ vớ vẩn thời hậu chiến, 7 nhưng vẫn nhất quán một bản lĩnh, một kiểu xông pha gần như bạt mạng vì không chịu chấp nhận một cái gì lập lờ tráo trở”. Nhận xét về thời gian nghệ thuật, Nguyễn Thanh Tú trong bài “Cuộc đời dài lắm - Một tiểu thuyết có sức hấp dẫn”, Tạp chí Văn nghệ Quân đội, số 542/2002 cho rằng: “Cuộc đời dài lắm, cùng chung một mô hình với Ăn mày dĩ vãng, cũng xây dựng trên hai trục thời gian: quá khứ và hiện tại. Hai tuyến thời gian không tách rời nhau mà xen kẽ, lồng vào nhau rất chặt . Đồng thời nhà văn đã sử dụng luân phiên các điểm nhìn: khi thì điểm nhìn nhân vật, khi lại là điểm nhìn người kể chuyện tạo ra sự đa dạng trên các bình diện miêu tả”. Khi đề cập đến những thành tựu nghệ thuật không thể phủ nhận của văn học viết về chiến tranh từ 1986 đến nay, Phạm Xuân Thạch trong bài “Nỗi buồn chiến tranh viết về chiến tranh thời hậu chiến- từ chủ nghĩa anh hùng đến nhu cầu đổi mới bút pháp” (in trong Văn học Việt Nam sau 1975- những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, Nxb Giáo dục, 2006) cũng nhận định: Chu Lai là một trong những nhà văn “khẳng định cho một con đường tìm tòi nghệ thuật: nhìn thẳng vào hiện thực chiến tranh, bằng những trải nghiệm và cái nhìn cá nhân, tái hiện lại cái chiều kích đau thương và bộ mặt tàn khốc không thể quy giản của chiến tranh, nói lên tiếng nói cảnh báo về những hiểm hoạ của chiến tranh để lại sau chiến tranh, nhưng đồng thời phục dựng lại hình ảnh của những con người bằng sự chịu đựng và sức mạnh anh hùng đã thực sự làm nên sức mạnh cho cuộc kháng chiến, tái sinh lại những khát vọng nuôi dưỡng cả một dân tộc trong chiến tranh” Nhóm 3: Các bài nói chuyện, trò chuyện, trả lời phỏng vấn của nhà văn Chu Lai xuất hiện trên các loại thông tin đại chúng như báo viết, báo hình, báo điện tử . Khi bạn “chát” hỏi: “Điều gì khiến anh thỏa mãn nhất khi cầm bút viết về chiến tranh?”, trong bài: “Nhà văn Chu Lai trò chuyện về nghiệp văn chương”, http: //vietnamnet.vnn.vn (22/12/2003), Chu Lai đã tâm sự rằng: “Là 8 được đi đến tận cùng, bước vào chiến tranh, con người ta bộc lộ tất cả tính cách, chiến tranh giống như một loại dung dịch đặc biệt khiến cho tất cả những gì chạm tới đều phải lên hết màu, hết nét, từ sự giả dối thấp hèn đến sự cao thượng, thánh thiện. Chính vì thế, trong chiến tranh, các số phận nhân vật có quyền đẩy lên tận cùng của mọi buồn vui”. Tác giả bài viết: “Nhà văn Chu Lai - Viết để neo tâm hồn vào cuộc đời”, http: //coinguon.com (6/4/2004) nhận xét: “Văn của anh trần trụi nhưng không tuyệt vọng, nó bộc lộ cái tinh tế, chân thật, cái thật đến từ tâm của người viết và sự giàu có cảm xúc, khởi nguồn từ những gian truân, hiểu đời. Với anh, chiến tranh là một siêu đề tài, hình ảnh người lính là một siêu nhân vật, đề tài chiến tranh như một mỏ quặng, càng đào sâu, càng màu mỡ”. Ngoài ra, còn có một số bài Chu Lai trao đổi với bạn đọc những trăn trở, suy tư về nghề viết như: “Nhà văn Chu Lai hướng văn chương đến độc giả trẻ”, http://hoahuyen.vnwblogs.com (1/6/2005); “Nhà văn Chu Lainhững ám ảnh của nghiệp viết”, http: //vnexpress.net. (12/12/2003); “Đại tá - nhà văn Chu Lai “Công phá vào đạo lí dân tộc nghĩa là ngòi bút anh đã chết”, http: //vietnamnet.vnn.vn Bên cạnh những ý kiến khẳng định sự thành công của Chu Lai cũng có một vài ý kiến đánh giá mặt tồn tại trong tiểu thuyết Chu Lai. Tác giả Ngô Vĩnh Bình trong bài “Chu Lai với dòng sông xa”, Tạp chí Văn nghệ Quân đội, số 4/1989 nhận xét: “Tuy tác giả đã có những trăn trở, những suy nghĩ mới, tạo ra lối viết mới nhưng đây đó vẫn còn chưa vượt hẳn được lên mình. Đây đó lối kể chuyện còn lộ ý, thiếu tự nhiên, suôn sẻ”. Nhà phê bình Trần Ngọc Vượng khi nhận xét về cách xây dựng nhân vật ở Cuộc đời dài lắm lại cho rằng: “Nhà văn chưa “truy bức” nhân vật của mình đến cùng, chưa nhập cuộc với các khả năng mà nhân vật có thể bộc lộ, cả cái xấu với cái tốt, cả người xấu lẫn người tốt”. Các tác giả Thiếu Mai, Lê Thành Nghị… trong cuộc trao đổi về tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng đều có chung đánh giá: văn hơi nhiều lời, ngôn ngữ chưa thật chọn lọc công phu, giọng văn quyết liệt bỗ bã nhưng hơi ồn ào… tạo ra sự cường điệu trong xử lí tình tiết, sự lộng ngôn trong câu văn. 9 Tuy nhiên, nhìn một cách tổng quát, phần lớn các bài báo, bài viết, công trình nghiên cứu khoa học trên hoặc cụ thể, trực tiếp khẳng định những đóng góp mới của tiểu thuyết Chu Lai hoặc đặt tác phẩm của ông trong sự vận động, phát triển, trong xu hướng đổi mới của tiểu thuyết Việt Nam từ sau 1975 đến nay. Bản thân người viết cũng đã có ý thức tìm hiểu tiểu thuyết Chu Lai và trên thực tế đã chọn hình tượng người lính cách mạng trong tiểu thuyết Chu Lai làm đối tượng nghiên cứu của khoá luận tốt nghiệp đại học. Việc cho đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu một cách chuyên sâu, có hệ thống về những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết Chu Lai đã củng cố thêm nhiệt tình cho chúng tôi trong ý thức muốn đi sâu hơn vào vấn đề này nhằm góp một cái nhìn cụ thể về sự đóng góp của Chu Lai vào tiến trình đổi mới của văn học sau chiến tranh khi thực hiện đề tài. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu toàn bộ các tiểu thuyết của Chu Lai để thấy được những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết của ông. - Phạm vi nghiên cứu: Ngoài các tiểu thuyết của Chu Lai, chúng tôi sẽ mở rộng diện khảo sát sang những sáng tác của các tác giả cùng thời như: Nguyễn Trí Huân, Khuất Quang Thụy, Lê Lựu, Bảo Ninh, Trung Trung Đỉnh để thấy được đặc trưng trong cách tân nghệ thuật tiểu thuyết của ông và diện mạo của văn xuôi viết về chiến tranh và người lính từ sau chiến tranh nói chung. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Chúng tôi sẽ tìm hiểu nghệ thuật trong tiểu thuyết của Chu Lai trên các phương diện như: cách thể hiện hiện thực và con người; xây dựng các kiểu nhân vật và một số thủ pháp xây dựng nhân vật; tìm hiểu sự đổi mới phương thức trần thuật. 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, trong luận văn này chúng tôi sử dụng chủ yếu những phương pháp sau: 10

Ngày đăng: 21/12/2013, 12:57

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Vũ Tuấn Anh (1995), “Đổi mới văn học vì sự phát triển”, Tạp chí Văn học, (4) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới văn học vì sự phát triển”, Tạp chí" Vănhọc
Tác giả: Vũ Tuấn Anh
Năm: 1995
2. M. Bakhtin (1992), Lí luận và thi pháp tiểu thuyết, Bộ Văn hoá Thông tin và Trường viết văn Nguyễn Du, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận và thi pháp tiểu thuyết
Tác giả: M. Bakhtin
Năm: 1992
3. Nguyễn Thi Bình (2003), “Một vài nhận xét về quan niệm hiện thực trong văn xuôi nước ta từ sau 1975, Tạp chí Văn học, (4) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một vài nhận xét về quan niệm hiện thựctrong văn xuôi nước ta từ sau 1975, Tạp chí" Văn học
Tác giả: Nguyễn Thi Bình
Năm: 2003
4. Nguyễn Thị Bình (1996), Những đổi mới của văn xuôi nghệ thuật Việt Nam sau 1975 (Khảo sát trên nét lớn), Luận án PTS, Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những đổi mới của văn xuôi nghệ thuật ViệtNam sau 1975 (Khảo sát trên nét lớn)
Tác giả: Nguyễn Thị Bình
Năm: 1996
5. Nguyễn Minh Chõu (2001), Toàn tập, tập 1, Nxb Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: Nguyễn Minh Chõu
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2001
6. Nguyễn Minh Châu(1989), Cỏ lau, tập truyện ngắn, Nxb Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cỏ lau
Tác giả: Nguyễn Minh Châu
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1989
7. Nguyễn Minh Châu (2002), Trang giấy trước đèn, Nxb Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trang giấy trước đèn
Tác giả: Nguyễn Minh Châu
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 2002
8. Hồng Diệu (1991), “Vấn đề của tiểu thuyết Vòng tròn bội bạc”, Tạp chí Văn nghệ Quân đội, (5) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề của tiểu thuyết Vòng tròn bội bạc”, Tạp chí"Văn nghệ Quân đội
Tác giả: Hồng Diệu
Năm: 1991
6. Nguyễn Thị Xuân Dung, “Dục vọng trong tiểu thuyết Việt Nam về chiến tranh từ 1986 đến 1996” (phần 1), http: //evan.com Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dục vọng trong tiểu thuyết Việt Nam vềchiến tranh từ 1986 đến 1996” (phần 1)
7. Phan Cự Đệ (2003), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại
Tác giả: Phan Cự Đệ
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2003
8. Trung Trung Đỉnh (2003), Tiễn biệt những ngày buồn, Nxb Hội Nhà văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiễn biệt những ngày buồn
Tác giả: Trung Trung Đỉnh
Nhà XB: Nxb Hội Nhà văn
Năm: 2003
9. Trung Trung Đỉnh (2006), Lạc rừng, Nxb Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lạc rừng
Tác giả: Trung Trung Đỉnh
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2006
10. Hơng Giang (2001), “Ngời lính sau hòa bình trong tiểu thuyết chiến tranh thời kì đổi mới”, Tạp chí Văn nghệ Quân đội, (4) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngời lính sau hòa bình trong tiểu thuyết chiếntranh thời kì đổi mới”, Tạp chí" Văn nghệ Quân đội
Tác giả: Hơng Giang
Năm: 2001
11. Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (2004), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ "văn học
Tác giả: Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2004
12. Mai Hơng (1993), “Nhìn lại văn xuôi 1992”, Tạp chí Văn học, (3) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhìn lại văn xuôi 1992”, Tạp chí" Văn học
Tác giả: Mai Hơng
Năm: 1993
13. Nguyễn Hà (2000), “Cảm hứng bi kịch nhân văn trong tiểu thuyết Việt Nam nửa sau thập niên 80”, Tạp chí Văn học, (3) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cảm hứng bi kịch nhân văn trong tiểu thuyết ViệtNam nửa sau thập niên 80”, Tạp chí" Văn học
Tác giả: Nguyễn Hà
Năm: 2000
14. Phạm Thuý Hằng (2003), Đề tài chiến tranh trong tiểu thuyết Chu Lai, Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề tài chiến tranh trong tiểu thuyết Chu Lai
Tác giả: Phạm Thuý Hằng
Năm: 2003
15. Hoàng Thị Hảo (2007), Việc thể hiện số phận con người trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 về đề tài chiến tranh, Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, Đại học Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việc thể hiện số phận con người trong tiểuthuyết Việt Nam sau 1975 về đề tài chiến tranh
Tác giả: Hoàng Thị Hảo
Năm: 2007
46. Nhiều tác giả (1/6/2005), Nhà văn Chu Lai hướng văn chương đến độc giả trẻ, http://hoahuyen.vnwblogs.com Link
77. Hoàng Ngọc Tuấn, Vấn đề cái mới trong tiểu thuyết Việt Nam thế kỉ XX, http://tienve.org Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w