Lí do chon đề tài Sương Nguyệt Minh xuất hiện trên văn đàn vào khoảng những năm đầucủa thập niên chín mươi của thế kỉ XX, cho tới nay với sự đam mê và lao độngnghệ thuật nghiêm túc, nhà
Trang 1NGUYỄN THỊ MAI
CÁCH TÂN NGHỆ THUẬT
TRONG TIỂU THUYẾT “MIỀN HOANG”
CỦA SƯƠNG NGUYỆT MINH
Chuyên ngành: Lí luận văn học
Mã số: 60 22 01 20
LUẬN VĂN THẠC sĩNGÔN NGỮ VÀ VĂN HOÁ VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS La Khắc Hòa
HÀ NỘI, 2016
Trang 2Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tói PGS.TS La Khắc Hòa, người thày
đã tận tình hướng dẫn ,chỉ bảo và giúp đỡ tôi thực hiện luận văn này bằng tinhthần khoa học nhiệt tình và nghiêm túc
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo đã nhiệt tình giảng dạyữong quá trình tôi học tập tại trường, phòng Sau Đại học - trường Đại học Sưphạm Hà Nội 2 đã tạo mọi điều kiện thuận lọi ưong quá trình học tập và nghiêncứu
Xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ động viên của gia đình,bạn bè và đồngnghiệp đã giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành luận văn này
Hà Nội, ngày 6 tháng 7 năm 2016
Người viết
Nguyễn Thị Mai
Trang 3Tôi xin cam đoan những nội dung tôi trình bày trong luận văn là kết quảquá trình nghiên cứu của bản thân tôi.
Trong quá trình nghiên cứu, tôi có tìm hiểu, tham khảo thành quả khoahọc của các tác giả với sự trân trọng và biết ơn, nhưng những nội dung tôinghiên cứu không trùng vói kết quả nghiên cứu của các tác giả khác
Hà Nội, tháng 7 năm 2016
Người viết
Nguyễn Thị Mai
Trang 4MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
3 Mục đích nghiên cứu 5
4 Nhiệm vụ nghiên cứu 6
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
6 Phương pháp nghiên cứu 6
7 Đóng góp mói của đề tài 6
8 Bố cục của luận văn 7
NỘI DUNG 8
Chương 1 SƯƠNG NGUYỆT MINH TRONG BỐI CẢNH VĂN XUÔI VIỆT NAM CUỐI THẾ KỈ XX ĐẦU THẾ KỈ XXI 8
1.1 Những hiện tượng nổi bật trên bức tranh văn xuôi Việt Nam cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI 8
1.1.1 Thể loại truyện ngắn 12
1.1.2 Thể loại tiểu thuyết 14
1.2 Sương Nguyệt Minh trong bối cảnh vãn xuôi Việt Nam cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI 22
1.2.1 Tr uyện ngắn Sương Nguyệt Minh 22
1.2.2 Ti ểu thuyết Sương Nguyệt Minh 25
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 28
Chương 2 NHỮNG CÁCH TÂN CỦA SƯƠNG NGUYỆT MINH TRONG TỔ CHỨC TRUYỆN KỂ VÀ XÂY DựNG NHÂN VẬT 29
2.1 Tổ chức truyện kể ữong Miền hoang của Sương Nguyệt Minh 29
Trang 52.1.2.2 Tổ chức không gian 36
2.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Miền hoang của Sương Nguyệt Minh 42 2.2.1 Khái lược về nhân vật 42
2.2.2 Cách tân về nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Miền hoang của Sương Nguyệt Minh 45
2.2.2.1 Nghệ thuật miêu tả gợi bản chất nhân vật 45
2.2.2.2 Ngôn ngữ nhân vật 55
TIÊU KẾT CHƯƠNG 2 63
Chương 3 CÁCH TÂN TỔ CHỨC ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT TRONG MIỀN HOANG CỦA SƯƠNG NGUYỆT MINH 64
3.1 Khái lược về điểm nhìn trần thuật 64
3.2 Cách tân tổ chức điểm nhìn ương Miền hoang của Sương Nguyệt Minh 72
3.2.1 Điểm nhìn gẳn với ngôi kể 74
3.2.1.1 Ngôi kể thứ nhất 74
3.2.1.2 Ngôi kể thứ ba 89
3.2.2 Tính luân phiên giữa điểm nhìn nhân vật và điểm nhìn người kể chuyện 94
TIÊU KẾT CHƯƠNG 3 97
KẾT LUẬN 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO 102
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Lí do chon đề tài
Sương Nguyệt Minh xuất hiện trên văn đàn vào khoảng những năm đầucủa thập niên chín mươi của thế kỉ XX, cho tới nay với sự đam mê và lao độngnghệ thuật nghiêm túc, nhà văn đã cho ra đòi bảy tập truyện ngắn, rất nhiều bàibút ký, tùy bút định hình được một phong cách riêng vừa ổn định lại khôngngừng đổi mới Trong những năm gần đây, Sương Nguyệt Minh đã nhận đượcrất nhiều giải thưởng khẳng định đóng góp của anh vói nền văn học đương đạinước nhà Sương Nguyệt Minh là một hiện tượng lạ, mỗi tác phẩm của anh rađời luôn tạo được tiếng vang, được bạn đọc, những nhà lí luận phê bình văn họcquan tâm đánh giá nhiều chiều Với vốn sống phong phú của một người lính đãtừng đi nhiều, đọc nhiều, ừăn trở nhiều, cộng thêm một tấm lòng nhân hậu luônhướng về cuộc đời và con người vói cái nhìn trìu mến và lo lắng, các sáng táccủa Sương Nguyệt Minh cho người đọc thấy được nhiều điều trong cuộc sống:những được - mất, vui buồn trong chiến ừanh hay khi đã hòa bình; những mặtsáng - tối của đòi sống nông thôn, thành thị; những góc khuất trong đòi sốngriêng tư con người Đọc văn của Sương Nguyệt Minh, người đọc được bướcvào một thế giới nghệ thuật riêng, phong phú, đa chiều vói một phong cách vănchương giản dị nhưng luôn không ngừng tìm tòi, đổi mới
Miền hoang là tiểu thuyết đầu tay của Sương Nguyệt Minh, đồng thời
cũng là cuốn tiểu thuyết xuất sắc của nền văn học đương đại Việt Nam, đã đoạt
giải Sách hay 2015 Miền hoang là câu chuyện viết về chiến tranh, khi nền văn
học dân tộc lại đang thiếu vắng những tác phẩm mới về chiến tranh, về trải
nghiệm đày gian truân, sống chết của người lính Miền hoang ra đời giữa
những kì vọng đó, điều đặc biệt hơn là cuốn tiểu thuyết này được tác giả trăntrở viết nên chính từ những trải nghiệm của mình trong những năm tháng
Trang 7người lính chiến đấu trên Biên giói Tây Nam và làm người lính quân tìnhnguyện Việt Nam ở Campuchia Bên cạnh đó, trên phương diện nghệ thuật tácphẩm cũng có những nét đặc sắc, những đổi mới đáng kể trong cách tổ chứctruyện kể và nhân vật, tổ chức điểm nhìn tạo nên sức hấp dẫn, dấu ấn riêng biệtcho tiểu thuyết này.
Vậy dưới góc nhìn nghệ thuật, tác phẩm đem đến cho người đọc điều gìđặc sắc? Hiện nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về tiểu thuyết này
song chưa có công trình nghiên cứu nào đi sâu tìm hiểu Miền hoang trên
phương diện những cách tân nghệ thuật Do vậy, chúng tôi mạnh dạn tìm hiểu,
nghiên cứu đề tài: “Cách tân nghệ thuật trong tiầt thuyấ Miền hoang của Sương Nguyệt Minh” Chúng tôi mong muốn rằng, đề tài này sẽ góp một phần
nhỏ vào kết quả nghiên cứu về những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết
Miền hoang, cũng như việc đọc - hiểu tác giả, tác phẩm.
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Sương Nguyệt Minh là nhà văn mặc áo lính và có 25 năm cầm bút sốlượng những bài phê bình, giới thiệu về tác phẩm của Sương Nguyệt Minhtương đối nhiều Điều đó chứng tỏ và khảng định sức hút từ những trang văncủa ông Không quá lạ lùng, không quá đột ngột nhưng những tác phẩm củaSương Nguyệt Minh vẫn gây ấn tượng với độc giả Nhận xét về cách viết củaSương Nguyệt Minh, nhà văn Phong Điệp ữên tờ Văn nghệ ữẻ (2002) đã từng
khẳng định: “Truyện của anh viết kỹ đến từng câu chữ, từng chi tiết Đặc biệt
anh rất dụng công trong việc dựng cốt truyện” Nhà văn - nhà phê bình Văn Chinh trong bài viết Tôi muốn cái lục lạc ấy bằng đất nung cũng cho rằng:
“Một trong những yếu tổ đảm bảo cho thành công của Sương Nguyệt Minh là
sự tích tụ các chi tiết và tình huống khác lạ” [52] Nhìn nhận khái quát về quá
trình sáng tác của Sương Nguyệt Minh, các nhà phê bình đều nhận ra nhữngbước chuyển đáng mừng trong văn phong của nhà văn quân đội này
Trang 8Nếu trong những tập truyện đầu tay như Đêm làng Trọng Nhân, Người ở bến
sông Châu, Đi qua đồng chiều, Sương Nguyệt Minh được đánh giá là: “mang
đến cho người đọc một khuôn mặt văn chương theo lối truyền thống, nhuầnnhụy từ giọng văn cho tới tên của các nhân vật trong tác phẩm” [53], thì càng
về sau với các tập truyện Mười ba bến nước, Chợ únh và đặc biệt là Dị
hương, Sương Nguyệt Minh càng thể hiện những tìm tòi, bứt phá mới như
chính anh quan niệm: “Nhà văn là người sáng tạo không ngừng như dòng sôngchảy liên tục chở nặng phù sa tươi tốt bồi đắp cho bờ bãi, ruộng đồng Dòngsông không chảy là dòng sông lấp, sông chết Nhà văn ngừng sáng tạo là nhàvăn rơi vào lãng quên trong lòng bạn đọc”
Miền hoang của Sương Nguyệt Minh ra mắt bạn đọc vào năm 2014, sau
đó được Nhà xuất bản Trẻ in thành sách cùng tên Nếu chỉ tính tiểu thuyết, nó làđứa con đàu lòng của tác giả Trước đó, ông thành danh nhờ truyện ngắn Đặt
bên cạnh những tập truyện ngắn trước kia của ông, thấy Miền hoang vẫn nằm
trong văn mạch của một cây bút đã định hình phong cách
Trong buổi tọa đàm mang tên "Nhà văn Sương Nguyệt Minh với tiểu thuyết Miền hoang" được tổ chức vào 8h30 phút ngày 17/12/2014 tại Đại học
Văn hóa Hà Nội, nhiều nhà nghiên cứu, phê bình vãn học đã có những nhận
xét, nhận định về tiểu thuyết Miền hoang của Sương Nguyệt Minh Phạm Xuân Nguyên nhận định Miền hoang là cuốn tiểu thuyết công phu, tâm huyết; môtíp
“lạc rừng” tuy không mới nhưng với tư cách là một người từng trực tiếp can dự
vào cuộc chiến trên đất bạn Campuchia như Sương Nguyệt Minh thì đây có lẽ
là sự lựa chọn khả dĩ nhất để nhà văn trút vào đấy một phần đời của mình vóitất cả những trải nghiệm, suy tư, ám ảnh đày ứ chật căng trong mình Nhà thơPhạm Sỹ Sáu, vừa là đồng đội cũ, vừa là người biên tập cuốn sách này, rất đồngcảm với những gì nhà văn Sương Nguyệt
Trang 9Minh hồi ức, tái hiện, gửi gắm trong Miền hoang, một cuốn tiểu thuyết ám gọi,
vừa có Campuchia vừa không có Campuchia
Nhà văn Lê Minh Khuê và nhà phê bình Mai Anh Tuấn lại muốn tác giả
Miền hoang viết tốc độ hơn, cô nén hơn, gợi nhiều hơn tả thực Mai Anh Tuấn
tỏ ra không muốn ngày hôm nay một câu chuyện lớn về chiến tranh được viếtbằng một hình thức cổ điển Nhà phê bình này ưa hư cấu, suy tư về cuộc chiến,phơi mở tâm tư hậu chiến hơn là tái hiện, tả thực về cuộc chiến Tóm lại, đường
đi của một tác phẩm lớn viết về chiến tranh theo Mai Anh Tuấn là tác phẩm đóphải được viết bằng tâm thế trí thức thay vì tâm thế của người trực tiếp can dự,
và từ một cuộc chiến cụ thể phải nâng lên thành phạm trù mang tính phổ quát,mang tầm nhân loại
Bên cạnh đó, ừên phương diện nghệ thuật, nhà văn Nguyễn Văn Thọ vànhà văn Đỗ Bích Thúy tâm đắc với việc nhà văn Sương Nguyệt Minh biết tậndụng lợi thế của một tác giả truyện ngắn có nghề để viết tiểu thuyết, đó là nghệthuật chọn lựa, xử lý, phân bố và xâu chuỗi hệ thống chi tiết Nhà văn Nguyễn
Văn Thọ đánh giá cao sự “khôn ngoan” của tác giả Miền hoang trong việc lựa
chọn nhiều ngôi kể, quy chiếu được nhiều góc nhìn, điểm nhìn, nhờ đó nội dungcâu chuyện được kể thoải mái hơn, thật hơn, khách quan hơn Nhà văn Đỗ BíchThúy cho rằng mình bị cuốn sách của nhà văn Sương Nguyệt Minh hấp dẫnngay lần đọc bản thảo đầu tiên, và cảm thấy mình là người phụ nữ dũng cảmkhi đọc tiểu thuyết này bởi tính chất tàn bạo, man rợ ngoài sức tưởng tượng củabản thân về một cuộc chiến đã được tác giả phơi trần Nữ nhà văn này hoàntoàn tin tưởng rằng nhà văn Sương Nguyệt Minh có thể làm chủ thể loại tiểuthuyết
Nhà văn Đỗ Tiến Thụy cũng đánh giá cao nghệ thuật tự sự của Miền hoang khi cho rằng, tuy là lần đầu viết tiểu thuyết nhưng Sương Nguyệt Minh
đã trổ hết những “ngón nghề” của thể loại Cả nhà văn Đỗ Tiến Thụy và nhà
Trang 10phê bình Nguyễn Chí Hoan đều cho rằng tác giả Miền hoang “khôn ngoan” khi
dùng những bản tin thông tấn ngắn gọn làm đề từ như một sự hỗn dung thể loại:văn chương - báo chí, tiểu thuyết tư liệu - tiểu thuyết phiêu lưu; bản thân nhữngbản tin đã có sức khơi tạo được không khí, bối cảnh của sự kiện, tiết kiệm đượccông sức của nhà văn
Nhận xét về sự sáng tạo, đổi mới nghệ thuật trong tiểu thuyết “Miềnhoang”, nhà văn Nguyên Ngọc chia sẻ: " Với đời sống văn học, chiến tranh luôn
là một đề tài lớn, trong đó, đề tài về cuộc chiến của người linh Việt Nam trên
chiến trường Campuchia là cuộc chiến vơ cùng ác liệt, phức tạp, khắc nghiệt và
gay gắt Sự sáng tạo trong bút pháp của Sương Nguyệt Minh đã góp phần giúp
cho độc giả hiểu thêm về bản chất của cuộc chiến này" [54].
Những nhận định, ý kiến của các nhà phê bình, nghiên cứu văn học đãgóp phần giúp bạn đọc dần dàn khám phá những nét đặc sắc trong sáng tác củaSương Nguyệt Minh nói chung và tiểu thuyết Miền hoang nói riêng Tuy nhiênhiện chưa có một công trình nào đi sâu nghiên cứu và tìm hiểu về những đổimới trên phương diện nghệ thuật trong tiểu thuyết của ông Do vậy, tôi mạnh
dạn tìm hiểu, nghiên cứu đề tài: “Cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyầ " Miền hoang" của Sương Nguyệt Minh” Tôi mong muốn rằng, đề tài này sẽ góp một
phần nhỏ vào kết quả nghiên cứu về cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết
“Miền hoang” nói riêng, cũng như vào việc đọc và hiểu tác giả và tác phẩm
hiện nay nói chung
Trang 11- Thứ hai: Mục đích văn học sử Ở bình diện này, luận văn góp phấn xácđịnh sự phát triển của văn xuôi đương đại Việt Nam.
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn đặt ra hai nhiệm vụ cơ bản:
- Thứ nhất: Phân tích những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết Miền
hoang của Sương Nguyệt Minh ở bình diện tổ chức truyện kể và xây dựng nhân
vật
- Thứ hai: Phân tích những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết Miền
hoang của Sương Nguyệt Minh ở bình diện tổ chức điểm nhìn.
5 Đổi tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết Miền
hoang của Sương Nguyệt Minh.
5.2 Phạm vỉ nghiên cứu
Nghiên cứu toàn bộ sáng tác của Sương Nguyệt Minh và văn xuôi ViệtNam sau 1986
6 Phương pháp nghiền cứu
Luận văn tiếp cận đề tài từ các nguyên tắc ,phương pháp luận sau đây:6.1 Quan điểm hệ thống, xem văn bản tiểu thuyết là một cấu trúc chỉnhthể
6.2 Tiếp cận đề tài từ lý thuyết trần thuật học
6.3 Vận dụng thao tác nghiên cứu của thi pháp học
7 Đóng góp mới của đề tài
Trên cơ sở kế thừa những thành quả của các công trình nghiên cứu trước,chúng tôi mong muốn luận văn sẽ góp phần bổ sung vào các kết quả nghiên cứu
về cách tân nghệ thuật thể loại tiểu thuyết Đồng thời, kết quả nghiên cứu của
đề tài sẽ góp phần hữu ích cho việc tìm hiểu tác giả Sương Nguyệt Minh và tiểu
thuyết Miền hoang.
Trang 128. Bổ cuc
của luân văn • •
Ngoài phàn mở đầu, kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm 3 chưomg:
Chương 1: Sương Nguyệt Minh trong bối cảnh văn xuôi Việt Nam cuối
thế kỉ XX đầu TK XXI
Chương 2: Những cách tân của Sương Nguyệt Minh trong tổ chức truyện
kể và xây dựng nhân vật
Chương 3: Cách tân ữong tổ chức điểm nhìn ưong tiểu thuyết “Miền
hoang” của Sương Nguyệt Minh
Trang 13NÔIDUNGChương 1SƯƠNG NGUYỆT MINH TRONG BỐI CẢNH VĂN XUÔI VIỆT NAM
CUỐI THẾ KỈ XX ĐÀU THẾ KỈ XXI
1.1 Những hiên tương nổi bât trên bức tranh văn xuôi Viêt Nam cuối thế kỉ
XX đầu thế kỉ XXI
Sau chiến thắng lịch sử năm 1975, đặc biệt từ sau thòi kì đổi mói (1986)cùng với quá trình đổi mới đất nước, nền văn học của chúng ta nói chung vàvăn xuôi nói riêng đã có những chuyển mình lớn lao làm nên diện mạo mói củanền văn học nước nhà
Nền văn học Việt Nam trong ba mươi năm 1945 - 1975 đã hoàn thành sứmệnh của một nền văn học phục vụ cách mạng, cổ vũ chiến đấu Đó là nền vănhọc theo khuynh hướng sử thi, được thể hiện ưên sự thống nhất toàn diện cácmặt, từ cảm hứng, đề tài, chủ đề, thế giới nhân vật đến kết cấu, giọng điệu Những đặc trưng về dấu ấn của nền văn học ấy có ảnh hưởng mạnh mẽ đến nềnvăn học Việt Nam nửa cuối thập niên 70 và đàu thập niên 80 Những chuyểnbiến của đòi sống xã hội, văn hóa, tư tưởng tất yếu dẫn đến sự thay đổi về nhucầu và quan niệm thẩm mĩ, đòi hỏi văn học phải đổi mới Cuối những năm 70
đã xuất hiện nhu cầu nhìn lại, chỉ ra những giới hạn của nền văn học trước đó
để hình thành hướng đi mới Cuộc kháng chiến chống Mĩ cam go và quyết liệtcủa dân tộc vẫn là một đề tài thu hút sự quan tâm của nhiều cây bút, nhưng cóđiều họ không muốn và cũng không thể viết như cách viết trước đây được nữa
Trong bài tiểu luận Viết về chiến tranh đăng trên tạp chí Văn nghệ quân đội số
11 - 1978, Nguyễn Minh Châu đã đặt ra câu hỏi và tự ữả lời: Con người hay sựkiện? Câu ữả lời dường như không phải lựa chọn nữa: Phải viết về con người,tất nhiên con người không tách ròi sự kiện chiến
Trang 14ừanh Rồi trước sau con người cũng đã leo lên trên các sự kiện để đòi quyền
sống Bộ tiểu thuyết Đất trắng (1979) của Nguyễn Trọng Oánh gây được sự
chú ý của dư luận không phải chỉ YÌ nó viết về một giai đoạn đầy khó khăn củacuộc đấu tranh giải phóng dân tộc mà vì tác giả đã chú ý diễn tả tác động nhiềumặt của hoàn cảnh chiến tranh đến tính cách và con đường đi của nhân vật,trong đó có cả những tác động mang chiều hướng tiêu cực Đòi hỏi văn học phảitiếp cận và nói lên sự thật toàn diện được nhà phê bình Ngô Thảo diễn tả bằnghình ảnh so sánh: một nửa cái bánh mì vẫn là bánh mì nhưng một nửa sự thật cókhi lại là giả dối Yêu cầu nhìn lại, đánh giá văn học thòi kì chống Mĩ, chỉ ranhững hạn chế của nó để khắc phục đã được nêu ra trong Báo cáo đề dẫn tạiĐảng đoàn Hội nghị các nhà văn đảng viên (1979) Những tiếng nói tiên phongtrước đòi hỏi đổi mới này đã gặp phải không ít khó khăn, trở ngại từ hạn chếtrong nhận thức, quan niệm, thói quen của số đông người viết và người đọccũng như một bộ phận lãnh đạo văn nghệ lúc đó
Sang những năm 80, đặc biệt là sau đại hội lần VI của Đảng (1986), nhucầu đổi mới văn học đã dần trở thành đòi hỏi chung của cả giới sáng tác, lí luận
phê bình và công chúng Trong bài báo Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn
văn nghệ minh họa [13], Nguyễn Minh Châu viết: “Tôi không hề nghĩ rằng
mẩy chục năm qua nền văn học cách mạng - nền văn học ngày nay có được lànhờ bao nhiêu trí tuệ, mồ hôi và cả máu của bao nhiêu nhà văn - không cónhững cái hay, không để lại được những tác phẩm chân thực Nhưng về mộtkhía cạnh khác, cũng phải nói thật với nhau rằng: mẩy chục năm qua, tự do sángtác chỉ có đổi với lổỉ viết minh họa, văn học minh họa, với những cây bút chỉquen việc cài hoa, kết lá, vờn mây cho những khuôn khổ đã có sẵn mà chúng taquy cho đẩy đã là tất cả hiện thực đời sống đa dạng và rộng lớn Nhà văn chỉđược giao phó công việc như một cán bộ truyền đạt đường lổỉ chính sách bằnghình tượng văn học sinh động và do
Trang 15nhiều lí do từ những ngày đầu cách mạng, các nhà văn cũng tự nguyện tự giácthấy nên và cần làm như thế Từ đẩy rồi trở thành thói quen Thói quen của mộtngười vốn quen đi trong một hành lang hẹp, vừa hẹp vừa thấp Lần lượt bắt đầu
là các nhà văn tiền chiến rồi hết lớp người cầm bút này đến lớp người cầm bútkhác, với một khả năng thích nghỉ hết sức ghê gớm, các nhà văn đã thích nghỉvới văn học minh họa như thích nghi với cách sổng gian khổ, thiểu thổn trongchiến tranh Những nhà văn tuy đều cảm thấy thiếu thổn và bức bổi nhưng lại tự
dụ dỗ mình và khuyên nhủ lẫn nhau tự bạt chiều cao cho thấp để khỏi chạmtrần, tự ép khuôn khổ chiều ngang lại để khỏi kềnh càng, để đì lại được thoảimái trong cái hành lang kia” [13] Vói bài viết này, Nguyễn Minh Châu khônghướng đến việc phủ định thành tựu văn học quá khứ mà mong muốn vãn họcđược ttở về vói chính mình, chống lại nguy cơ nhà văn đánh mất cái đầu vànhững tác phẩm đánh mất tư tưởng, nghĩa là những tư tưởng mới và độc đáo,mang tính khái quát cuộc đời của riêng nhà văn
Bằng những tìm tòi và thể nghiệm trên nhiều phương diện, văn học giaiđoạn này đã từng bước hình thành một tư duy nghệ thuật mới trên cơ sở đổimới toàn diện các quan niệm về hiện thực, về nhà văn, về văn chương, về côngchúng văn học Đổi mói trong quan niệm về nhà văn đã đem đến sự mới mẻtrong mối quan hệ giữa nhà văn với hiện thực, với công chúng, với chính mình.Quan niệm nghệ thuật về con người cũng có những biến đổi to lớn Từ quanniệm con người lịch sử, con người cộng đồng đã dần chuyển sang quan niệmcon ngưòi cá nhân phức tạp và bí ẩn, đồng thời con người cũng được khám phátrên nhiều bình diện: con người như sản phẩm của lịch sử, con người duy ý chí,
ảo tưởng, con người mang thuộc tính nhân loại, con người là sản phẩm của tựnhiên, con người và đời sống tâm linh Và tất nhiên, về phương diện thể loại,văn học giai đoạn này cũng có nhiều biến đổi, như: xu hướng nhạt dàn chất sửthi và tăng dần chất tiểu thuyết, sự trần thuật
Trang 16từ nhiều điểm nhìn và sự đổi mói về mặt ngôn ngữ Văn học giai đoạn này vìthế đa giọng điệu, đa sắc màu và nhiều tranh cãi hơn.
Các tác giả nghiên cứu văn học thời kì này đã khẳng định, văn học đươngđại phát triển theo hướng dân chủ hóa, có ý nghĩa bổ sung, hoàn thiện nhữngquan niệm hiện thực về con người cho văn học gia đoạn trước Trong chuyên
luận Văn học Việt Nam hiện đạỉ - Nhận thúc và thẩm định, tác giả Vũ Tuấn
Anh cho biết: “Nếu như cách nhìn sử thi là thích hợp thể hiện tầm rộng lớn củanhững vẩn đề lịch sử xã hội và cộng đồng thì cách nhìn tiểu thuyết là cách nhìntập trung, xoáy sâu vào những vẩn đề của con người cá nhân cũng như mốiquan hệ cá nhân - xã hội trên hành trình tìm kiểm và khẳng định giá trị nhân
văn” [7; tr.54] Nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Bình cũng cùng chung nhận định:
“Văn xuôi sau 1975 phát triển trong bối cảnh đất nước chuyển đổi kinh tế, giaolưu văn hóa nhiều chiều Ý thức cá nhân được sự cổ vũ của cơ chế thị trườngtrỗi dậy mạnh mẽ Nhu cầu thức tỉnh gắn liền với cảm hứng khám phá, nghiềnngẫm hiện thực, nhu cầu công bố tư tưởng riêng trong thái độ nhập cuộc của
nhà văn ” [12; tr.l 1].
Trong bài viết Văn học Việt Nam những năm đàu đổi mới tại cuộc hộithảo quốc tế Văn học Việt Nam trong bối cảnh giao lưu văn hóa khu vực vàquốc tế, nhà lí luận Lê Ngọc Trà đã nêu ra ba đặc điểm của văn học sau 1986
Đặc điểm nổi bật theo ông là tính chất phê phán Đặc điểm thứ hai là tinh thần phân tích xã hội với sự chiêm nghiệm lại lịch sử Đặc điểm thứ ba là sự trở lại
với đời thường, với những sổ phận riêng.
Có thể nói, các nhà nghiên cứu đã có thống nhất khá cao về những đặcđiểm nội dung của giai đoạn văn học 1986 đến nay (cuối thế kỉ XX đầu thế kỉXXI)
về đổi mới thi pháp, tuy chưa đi sâu vào nghiên cứu một cách sâu rộng
vấn đề thi pháp của văn xuôi sau 1986, song các bài nghiên cứu gần đây nhấn
Trang 17mạnh vào hình thức biểu đạt của tác phẩm như: sự suy giảm vai trò của cốttruyện, sự đa dạng trong hình thức kết cấu tác phẩm, tính chất đa thanh trongnghệ thuật tràn thuật, những khám phá về hệ thống nhân vật Từ đó, các nhànghiên cứu bước đầu đi đến kết luận về khả năng mở rộng, gia tăng tính đốithoại của tự sự đương đại trước các vấn đề hiện thực và lịch sử.
Tóm lại, đường lối mở cửa và hội nhập mà Đảng đề ra đã tạo cơ hội để
mở rộng và giao lưu văn hóa, văn học giữa nước ta với các nước trên thế giới,đặc biệt là các nước phương Tây Nhờ vậy, nhiều ừào lưu, khuynh hướng líluận văn học hiện đại của thế giới đã ảnh hưởng đến Việt Nam, tác động đến sựtìm tòi, thể nghiệm và sáng tạo của nhà văn cũng như mang lại luồng gió mới
mẻ trong thị hiếu tiếp nhận của độc giả
1.1.1 Thể loại truyện ngắn
Sự đổi mới quan niệm và ý thức nghệ thuật của văn học sau 1986 đượcđánh giá là nhân tố đặc biệt quan trọng, có ảnh hưởng chi phối mọi thể loại,ừong đó có truyện ngắn Với đặc thù là một thể loại nhỏ, gọn và cơ động,truyện ngắn bắt nhịp rất nhanh với những vấn đề của đời sống Truyện ngắnnhanh nhạy, len lỏi vào mọi ngóc ngách của xã hội, phản chiếu mọi tâm điểmnóng bỏng của hiện thực Nhà nghiên cứu Nguyên Ngọc nhận xét: “Đây cỏ thểcoi là một thời kì có nhiều truyện ngắn hay trong văn học Việt Nam, tiếp theo
“vụ được mùa truyện ngắn” năm 1960 và những vụ mùa khác, trong chiến tranh
” Tuy nhiên truyện ngắn làn này có những nét khác biệt rõ rệt: “Những năm
1960 từng để lại nhiều truyện ngắn đẹp như thơ, trong veo, trữ tình Truyệnngắn thời chiến tranh thì vạm vỡ, chắc chắn Đặc điểm nổi bật lần này là cầmcái truyện ngắn trong tay có thể cảm thấy cái dung lượng của nó nặng trĩu Cónhững truyện ngắn chỉ mươi, mười lăm trang thôi mà sức nặng có vẻ còn hơn
cả một cuốn tiểu thuyết trường niên ” [12; tr.71].
Trang 18Không được coi là thể loại chủ đạo trong đòi sống văn học như tiểu thuyếtnhưng khả năng khái quát hiện thực của truyện ngắn sau 1986 đến nay không hềthua kém phương thức tự sự cỡ lớn này Trước sự chín muồi của đội ngũ câybút đã có thành tựu và sự nở rộ của lớp nhà văn mới 1986 đến nay được coi làmột trong những giai đoạn hoàng kim của lịch sử truyện ngắn Việt Nam Nhànghiên cứu Bùi Việt Thắng khẳng định: “Nhìn tổng thể, truyện ngắn 1975 -
2000 vượt trội so với thơ và kịch vì nhiều lý do, trong đó phải kể đến sự ưu áicủa đời sổng là mảnh đất màu mỡ cho các thể của văn xuôi phát triển Nếu có
so sánh thì truyện ngắn Việt Nam trong thế kỉ XX có hai thời hoàng kim của nó:
1930 - 1945 và 1986 - 2000” [42; tr.l 13] Nhà nghiên cứu Phạm Xuân Nguyên trong bài “ Truyện ngắn và cuộc sống hôm nay” đánh giá: “truyện ngắn hôm
nay tiếp xúc, xới lật các mảng hiện thực ở cả hai chiều quá khứ và hiện tại đểmong đóng góp một tiếng nói định vị cho người đọc, một thái độ nhìn nhận
đảnh giá những việc, những người của bây giời, nơi đây” Còn trong bài viết
“Từ một góc nhìn về sự vận động của truyện ngắn chiến tranh”, tác giả Tôn
Phương Lan lí giả chi tiết hơn: “Những truyện ngắn đã khai thác yếu tổ tâm lỉnh
và tạo ra những chi tiết, cảnh huống, li kì, hấp dẫn đem lại cho các truyện mộtvóc dáng hiện thực mới khiến người đọc không chỉ cảm mà còn thấy”
Những đổi mới về nội dung tất yếu dẫn đến đổi mới về hình thức thể loạitruyện ngắn Nhà phê bình Bùi Việt Thắng nhận xét: “về khía cạnh thỉ pháp,truyện ngắn 1986 — 2006 đã trở nên phong phú về hình thức, phong cách vàbút pháp Đã cỏ thể tách ra các dòng bút pháp chủ yểu sau: phong cách cổ điển(ứng với lớp nhà văn như Nguyễn Thành Long, Nguyên Ngọc, Nguyễn Kiên,
Ma Văn Kháng, Nguyễn Khải ), phong cách trữ tình (ứng với Y Ban, PhạmNgọc Tiến, Nguyễn Thị Thu Huệ ), về hình thức, truyện ngắn giai đoạn nàykhá đa dạng, có thể nói đến một kiểu truyện kỳ hiện đại (Ben trần
Trang 19gian của Lìm Sơn Minh, Hai người đàn bà xóm Trai của Nguyễn Quang
Thiều), kiểu truyện giả cổ tích (Những ngọn gió Hua Tát của Nguyễn Huy Thiệp), truyện ngắn kịch ịKịch câm của Phan Thị Vàng Anh), truyện rất ngắn
(Vùng lặng của Phạm Sông Hồng), truyện ngắn triết luận (Tâm tưởng của Bùi
Hiển, Sắng mãi vớỉ cây xanh của Nguyễn Minh Châu ) Trong tiến trình phát
triển lịch sử văn học nói chung và thể loại truyện ngắn nói riêng, truyện ngắn
nữ cũng có thành tựu đáng ghi nhận” [42; tr.34]
1.1.2 Thể loại tiểu thuyết
Sau Đại hội Đảng lần thứ VI (1986), đất nước đã có nhiều thay đổi lớn laotrên mọi mặt văn hóa, chính trị, Điều đó đã tạo ra những thay đổi lớn ừongvăn học nhất là ở Văn Xuôi Khi vấn đề tự do, dân chủ ttong sáng tạo văn hóa,
văn học được Đảng đặc biệt chú ttọng, xem đó như “điều kiện sổng còn để tạo
nên giá trị đích thực trong văn hóa, văn nghệ để phát triển tài năng” thì sự đổi
mới văn học mới thực sự diễn ra ở bề sâu với một quan niệm đa dạng, nhiềuchiều về đòi sống [47] Đối với tiểu thuyết, mọi phương diện đều có sự thay đổinhư: điểm nhìn, cảm hứng, đề tài, chủ đề, thi pháp thể loại Tất cả đã và đang cónhững nỗ lực cách tân đáng được ghi nhận của một loạt các tác giả tài năng Họkhông chỉ dừng lại ở cảm hứng ngợi ca mà còn đi sâu vào khám phá hiện thựcbằng cái nhìn phân tích, chiêm nghiệm phê phán Đồng thời, họ còn đi sâukhám phá những chiều sâu tâm lý, những biểu hiện tâm linh sâu thẳm của conngười Đúng như PGS TS Nguyễn Thị Bình nhận xét:
“Cỏ một dòng mạch mới, lúc đầu âm thầm lặng lẽ, càng về sau càng mạnh
mẽ hơn, trong đó chứa đựng nhận thức khoa học hơn, đầy đủ hơn về hiện thực
Từ những truyện ngắn mang tính thể nghiệm của Nguyễn Minh Châu, đến các
tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng, Thời xa vắng của Lê Lựu, Vòng sóng đến vô cùng, Một cõi nhân gian bé tí của Nguyễn Khải, và
hàng loạt các tác phẩm ra đời sau năm 1986, đã xuát hiện
Trang 20cái nhìn hiện thực đa dạng, nhiều chiều, đặc biệt là mối quan hệ tự do với hiện
thực” [12; tr.20].
Từ thời điểm cao trào đổi mới (1986) đến cuối thế kỷ XX, tiểu thuyết nở
rộ, đội ngũ người viết ngày càng đông đúc, số lượng tác phẩm dồi dào, nhiềucuốn nhận được giải thưởng từ các cuộc thi hoặc giải thường niên của Hội Nhà
văn, có cuốn không được giải nhưng làm xôn xao dư luận: Thời xa vắng (Lê Lựu), Bên kia bờ ảo vọng (Dương Thu Hương), Thiên sứ (Phạm Thị Hoài), Đám cưới không có giấy giá thú, Ngược dòng nước lũ, Côi cút giữa cảnh đời (Ma Văn Kháng), Một cõi nhân gian bé tý (Nguyễn Khải), Mảnh đất tình yêu (Nguyễn Minh Châu), Quãng đời xưa in bóng (Dũng Hà), Cuốn gia phả để lại (Đoàn Lê), Phố, Ăn mày dĩ vãng (Chu Lai), Bến không chồng (Dương Hướng), Mảnh đất lắm người nhiều ma (Nguyễn Khắc Trường), Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Người và xe chạy dưới ánh trăng (Hồ Anh Thái), Ngày thường (Phùng Khắc Bắc), Hồ Quý Ly (Nguyễn Xuân Khánh), Cơ hội của chúa (Nguyễn Việt Hà), Miền thơ ẩu (Vũ Thư Hiên), Tuổi thơ dữ dội
(Phùng Quán), Có thể nói tiểu thuyết chặng này viết về mọi đề tài nhưng hệquy chiếu phổ biến là các giá trị nhân bản Không phải sự kiện lịch sử mà sốphận cá nhân mới là trung tâm chú ý Chính những câu hỏi về con người (trạngthái tồn tại của nó, ý nghĩa cuộc sống của nó) là nơi giao hội nhiều cảm hứng,nhiều chủ đề, làm nảy sinh nhiều loại nhân vật, nhiều sắc thái ngôn ngữ, nhiềucảm thức văn học Sự phân biệt đề tài chiến ừanh, đề tài sản xuất, đề tài tìnhyêu thực ra chỉ có ý nghĩa hình thức vì mối bận tâm của cá nhân sáng tác lẫnngười đọc nằm ở cái nhìn hiện thực, ở quan niệm nghệ thuật về con người màmỗi tác phẩm đề xuất Nỗ lực đổi mới chặng đường này chủ yếu dồn vào cách
xử lý chất liệu hiện thực: một hiện thực đa chiều, hiện thực vừa có tính tất định,vừa đáng ngờ, vừa hữu lý vừa phi lý, vừa trật tự vừa hỗn loạn, vừa thuộc về cái
rõ rành
Trang 21lý trí vừa như thuộc cõi siêu linh bí ẩn huyền hồ đó là sự nới rộng đáng kểbiên độ hiện thực so với tiểu thuyết trước 1975 Soi qua “tấm gương” tiểuthuyết, có thể thấy các mối quan hệ giữa văn chương với hiện thực, nhà văn vớibạn đọc đều được dân chủ hoá mạnh mẽ Nhà văn có quyền xem hiện thực làmục đích phản ánh hay chỉ là phương tiện để công bố tư tưởng riêng, do vậyanh ta không còn bị lệ thuộc vào hiện thực Người đọc từ bỏ dần thói quen đốichiếu những điều tác phẩm kể lại với cuộc sống có thực ngoài tác phẩm để suy
tư về những gì được nhà văn gửi gắm qua cái hiện thực được lựa chọn có khiđầy tính chủ quan, cá biệt Người đọc có quyền tin hay không tin câu chuyệnđược kể bằng kinh nghiệm cá nhân như thế
Điều đáng lưu ý là dù nhu cầu đổi mới văn chương đã ừở thành phổ biến
và cấp thiết ừong toàn bộ đời sống văn học nhưng văn xuôi (trong đó có tiểuthuyết) cho tới chặng cao ừào vẫn tập trung vào sự đổi mới nội dung hiện thựccủa tác phẩm, nghĩa là câu hỏi “viết về cái gì” luôn được ưu tiên hơn hẳn câuhỏi “viết như thế nào?” Dù viết về người lính hay người nông dân, trí thức haydoanh nhân, ừẻ em hay người già, người gặp thời hay kẻ lạc thòi, về quá khứlịch sử hay về hiện tại, hưởng tới cảm hứng triết luận hay cảm hứng ừào lộng;ngợi ca, khẳng định hay phê phán, phủ nhận thì tinh thần chung vẫn là kể mộtcâu chuyện có đầu có cuối theo logic nhân - quả, sao cho người đọc có thể dễdàng quy chiếu ý nghĩa tác phẩm về hình tượng thế giới khách quan Nói cáchkhác, giá trị thẩm mỹ mà tác phẩm đem lại chủ yếu phụ thuộc vào nội dunghiện thực của câu chuyện Những biến đổi ở nghệ thuật trần thuật như: điểmnhìn di động, người kể chuyện, bút pháp huyền thoại hoá, bút pháp hài hướcgiễu nhại, ngôn ngữ suồng sã bụi bặm, vẫn không đủ tạo ra một bước ngoặttrong tư duy thể loại
Trên cái phông chung đó, chúng tôi chú ý đến một số tiểu thuyết mànhững nỗ lực thể nghiệm có khi còn dang dở, hoặc lạ lẫm, khó đọc nhưng ít
Trang 22nhất chúng đang báo hiệu một ý thức mới về thể loại và việc trả lời câu hỏi “Cóthể viết tiểu thuyết như thế nào?” rõ ràng được tự giác hom, do đó người đọc
tìm được nhiều hứng thú bất ngờ hơn Có thể kể ra những cuốn như vậy: Thiên
sứ (Phạm Thị Hoài 1989), Cõi người rung chuông tận thế (Hồ Anh Thái 2002), Trong sương hồng hiện ra (Hồ Anh Thái - 2003),Giàn thiêu (Võ Thị Hảo - 2003), Thoạt kỳ thuỷ (Nguyễn Bình Phương - 2004), Thiên thần sám hối (Tạ Duy Anh - 2004), Người sông Mê (Châu Diên - 2004) Gần đây nhất
-là hai cuốn tiểu thuyết được giả thưởng của Hội nhà văn: Mình và Họ (Nguyễn Bình Phương - 2014) và Miền Hoang (Sương Nguyệt Minh - 2015).
Có thể thấy tư tưởng “sáng tạo nghệ thuật trước hết là sáng tạo hình thức”hiện đang được coi trọng hơn trước nhiều Đọc các tiểu thuyết này, ấn tượngmạnh nhất là sự khác lạ Dường như nhà văn không phải đang tái hiện bứctranh hiện thực mà đang trình bày cách thức họ làm ra các “kết cấu nghệ thuật”như thế nào Đây là các kết cấu mang rõ tinh thần “khước từ truyền thống”,nghĩa là “vượt” khỏi mô hình tiểu thuyết quen thuộc, xác lập mối quan hệ mớigiữa văn chương với hiện thực, giữa nhà văn với bạn đọc để tạo ra những kinhnghiệm đọc mói Ngoài sự gia tăng mạnh mẽ các yếu tố huyền thoại, trào lộng,
xu hướng ngắn gọn, dồn nén cuộc thể nghiệm ở các tiểu thuyết trên triển khai
từ quan niệm về tính “trò chơi” của văn chương Khi Phạm Thị Hoài làn đầutiên đưa ra quan niệm này [48], chị dường như đã xúc phạm đến số đông độcgiả vốn luôn tin rằng lý do tồn tại duy nhất của văn chương là chức năng xã hội
nghiêm túc mà nó truyền tải (Văn dĩ tải đạo) Trước đó, tiểu thuyết Thiên sứ
thực sự là một “món lạ”, rất lạ so với “khẩu vị” phổ biến của người đọc Việt
Nam Từ Thiên sứ, “tiếng gọi của trò chơi” hình như càng ngày càng hấp dẫn
nhiều người viết hơn Dù nghệ thuật bao giờ chả có hư cấu, bịa đặt, nhưng xem
ra hư cấu ở văn chương truyền thống là
Trang 23để thuyết phục người đọc tin vào tính chất thật của câu chuyện được kể Còn ở
“trò chơi tiểu thuyết” bây giờ, sự hư cấu, bịa đặt lại cố cho lộ liễu để vừa giáncách người đọc với câu chuyện, vừa gây men ngờ vực trong họ
Thiên sứ mở đàu với lời ghi chú “Cuốn sách này bắt đầu từ một điển tích của nhà văn G G và những chuyện khó tin của nhà văn F.” Các chương như
sự lắp ghép ngẫu nhiên những mảnh vụn rời rạc của hiện thực, những chi tiết như tiện đâu kể đẩy Cuộc “chơi kết cấu”, “chơi nhân vật” được công khai ngay
ở hình thức văn bản, ở cách đặt tên chương, mục đến cách mô hình hoá nhân vật Mỗi nhân vật giống cuộc thử nghiệm của một cái tôi nhỏ bé, tính cách nhân
vật không được nhà văn lý giải mà được người đọc quan sát từ “cuộc chơi” của
chúng Mỗi nhân vật cũng là một mô hình, được sổ hoá {Mô hình I- Chương 8,
Mổ hình II- Chương 13, Người đàn bà công dân - Chương 17, ) Các chương được sắp xếp sao cho có khả năng phá vỡ mạnh nhất tính cân xứng, hài hoà của tiểu thuyết truyền thống: Chương 10 - Không đề chỉ là mươi dòng tự luận của người kể chuyện Chương 14 - Ván bài mở ra với bảng phân vai và “tóm tắt lý lịch” nhân vật như một văn bản kịch Chương 18 - Nhật ký chị Hằng, Chương
15 - Thơ PH Nhìn vào hình thức văn bản đã thấy ngay sự sắp đặt, pha trộn, lai ghép của các thể loại Tạ Duy Anh xác nhận tính trò chơi trong Thiên thần sám hối bằng lời Tựa: “CỔM chuyện khó tin này là của một đứa trẻ còn ở trong bụng mẹ Neu đọc xong quý vị vẫn không tin thì cũng không sao” Và người kể chuyện xưng tôi sẽ chính là cái bào thai ấy Nguyễn Bình Phương tạo cho Thoạt kỳ thuỷ cấu trúc đứt gẫy, nhảy cóc liên tục, đan cài vô thức vói hữu
thức, tô đậm cái bất lực của ngôn từ, dường như tác giả đang dùng ánh sáng
Phân tâm học để rọi vào thế giới bí ẩn tăm tối bên trong con người, tạo một
chiều sâu mới cho chủ đề tố cáo bạo lực “Trò chơi” của Châu Diên được công
khai ngay từ tên truyện Người sông Mê Tác phẩm không chia chương mà chia khúc, vừa theo
Trang 24trình tự kiếp luân hồi như quan niệm nhà Phật, vừa ngẫu hứng, vu vơ như lời
hát đồng dao: Kiếp ảo, Kiếp gốc, Kiếp thực, Gốc một — Nhất gốc, Gốc đôi
-Hai gốc Lời giói thiệu nhân vật chính “thật thà” đến khó tin: “Khi thì cô này
nghĩ mình là Hoa, có khi chỉnh cô lại cho mình là Hương Cô này có lúc lẫn lộn chuyện giữa hai người đàn bà, người tên Hoa và người tên Hương, chả rõ
ai là mẹ và ai là con” Các nhân vật khác cũng tương tự thế “người nào cũng nhớ nhớ quên quên” vì họ đều là “người sông Mê ấy mà” Giàn thiêu của Võ
Thị Hảo trộn lẫn chính sử với dã sử, sự kiện bị xoá hết đường viền thời gian,không gian, nên lịch sử hiện lên qua kiếp luân hồi của Từ Lộ (khi là nạn nhâncủa cái ác, khi là Lý Thần Tông quyền uy, khi lại mang lốt hổ) là một thứ lịch
sử rất đáng ngờ cấu trúc lồng ghép ở Giàn thiêu in đậm cảm quan Phật giáo.
Câu chuyện về ba kiếp của Từ Lộ - Lý Thần Tông - hổ là sự đan xen ứng chiếutheo logic nhân quả giữa hai thế giới thực và hư
Milan Kundera khi bàn về Nghệ thuật tiểu thuyết có một ý rất độc đáo: Ở
bên ngoài tiểu thuyết người ta sống ừong thế giới của những điều khẳng định.Mọi người đều tin chắc ở lời nói của mình Trong lãnh địa tiểu thuyết người takhông khẳng định bởi đây là lãnh địa của “trò chơi” và những giả thuyết.Những tiểu thuyết Việt Nam đương đại thử nghiệm ừò chơi này có một số điểmđáng chú ý như sau:
Thứ nhất: Một hiện thực không đáng tin cậy: đó là những bức tranh đầy
tính ước lệ, không theo logic nhân quả Thiên sứ, Người sông Mê, Thiên thần sám hối là những bức hoạ bằng ngôn từ theo phong cách lập thể, không nhằm
trình bày một hiện thực phổ biến, khả tín mà là những giấc mơ, những ám ảnh
vô thức, những trò diễn của sân khấu múa rối hay của lễ hội hoá trang Hiệnthực đó không để người ta tin, mà để người ta nghi ngờ và ngẫm nghĩ Quan hệdân chủ giữa văn học với hiện thực được xác lập đồng thời với việc khước từ sự
áp đặt chân lý lên người đọc (Chuyện 299 người đàn ông cầu hôn
Trang 25chị Hằng, chuyện cô bé 14 tuổi tự đình tăng trưởng trong Thiên sứ, chuyện cái thai không chịu chào đời vì cảm giác bất an trong Thiên thần sám hối, chuyện
cô gái Mai Trừng được sinh ra để trừng trị cái ác trong Cõi người rung chuông tận thế,
Thứ hai: Những nhân vật dị biệt hoặc kỳ ảo: Quang lùn (gợi hình ảnh quỷ
lùn) - người chỉ tôn thờ duy nhất sức mạnh của các nguyên tắc và ý chí, bé Hon
- thiên sứ pha lê đến trần gian chỉ để “ban phát nụ cười và môi hôn thom ngậymùi sữa”, Hoài - cô bé mãi mãi 14 tuổi, không chịu làm người lớn vì không
chấp nhận “thế giới phủ thảm của người lớn” (Thiên sứ), Mai Trừng (Cõi người rung chuông tận thế) có khả năng phát “điện trường” cực mạnh mỗi khi
kẻ ác đến gần, chàng trai 17 tuổi sống lại sau tai nạn điện giật có khả năng đi
ngược thời gian {Trong sương hồng hiện ra), linh hồn của Hoa, Hưomg, Khánh {Người sông Mẽ), Từ Lộ, Dã nhân, chàng Cá bơn {Giàn thiêu), Tính {Thoạt kỳ thuỷ) - một con bênh tâm thần hiếu sát chỉ thích nhìn máu chảy là
những nhân vật được xây dựng như một sự đối thoại, hoặc chối từ quan niệm
điển hình hoá của chủ nghĩa hiện thực truyền thống Ở đây cái cá biệt, cái “phi
sử thi” là đặc điểm chính
Thứ ba: Điểm nhìn trần thuật chủ yếu được giao cho các nhân vật dị biệt
đó Tính chủ quan của câu chuyện là một cách khẳng định kinh nghiệm cá nhân
và làm tăng chất nghịch, chất hài cho tiểu thuyết Thế giới trong Thiên sứ được
đặt dưới cái nhìn của Hoài - cô bé không chịu làm người lớn và kiên quyết “từchối không đứng vào bất kỳ bộ đồng phục quá rộng hoặc quá chật nào”, “khước
từ mọi quan hệ họ hàng với những nhân vật xa lạ kia, khước từ những sản phẩm
confection may hàng loạt” Điểm nhìn ở Người sông Mê luân chuyển liên tục
từ Hoa sang Hương, Khánh và người thứ ba giấu mặt Người kể chuyện - thai
nhi trong Thiên thần sám hối hiện diện với khát vọng “chấp nhận cuộc thách
đấu của cái chết khi cái chết “cất giọng đắc thắng
Trang 26đày nhạo báng” “tò trong bóng tối mênh mông”: “Nhưng sự chết mới là ân sủngcuối cùng” Con người non nớt bé bỏng ấy sẽ soi toàn bộ sự sống của nhân loạibằng niềm tin riêng của mình: “Con người chẳng làm được gì hom ngoài sựchuẩn bị cho cái chết của chính mình Vì thế họ càn phải chuẩn bị đến noi đến
chốn” Điểm nhìn luân chuyển ở Giàn thiêu cũng luôn luôn bị chi phối bởi các
nhân vật không bình thường: Từ Lộ, Nhuệ Anh, chàng Cá bom Điểm nhìn thể
hiện qua lời câm của nhân vật Tính trong Thoạt kỳ thuỷ tuy không phải là duy
nhất nhưng giữ vai trò chi phối định hướng tư tưởng tác phẩm
Thứ tư: Sử dụng phổ biến bút pháp nhại, bút pháp huyền thoại trào lộng: đậm đặc nhất là ở Thiên sứ, Người sông Mê, Giàn thiêu Nhại không chỉ là
một cách thức giải thiêng, làm mất giá đối tượng mà chính là quan niệm về bản
chất dân chủ của thể loại Thiên sứ có khi được tiểu luận hoá, có khi được kịch hoá, có khi được thơ hoá Phạm Thị Hoài vừa nhại các thể loại vừa tìm cách
dung họp chúng Các nhân vật là sự nhại lại để phá huỷ một số kiểu nhân vậtcủa văn học thòi trước Rất nhiều thuật ngữ của sân khấu, điện ảnh được dùng
để nhại tính chất giả dối, phản tự nhiên của con người “Anh ta đăm đăm nhìntôi, tay giữ chặt bó hồng đỏ, tay kia tấm bưu ảnh cũng hoa hồng đỏ” Lời tỏ tìnhcủa Quang y như khẩu hiệu chính trị: “Anh yêu Hoài Nhưng chúng ta khôngthể để tình yêu lấn át lý trí Anh cần ra đi Nhiều nhiệm vụ cấp bách của cách
mạng đang đòi hỏi” Nhịp điệu, ngữ điệu hành văn ừong Người sông Mê như nhại cái nhịp điệu sống luẩn quẩn vô hướng của những con người bé nhỏ “cô nhớ và không nhớ Thực tình cô cũng có nhớ nhưng rồi nhớ nhớ quên quên
thành thử là quên và nhớ lẫn lộn Cô làm cho nhiều người ra trình diện trongcuốn sách này cũng có tật giống cô, ấy là cứ nhớ nhớ quên quên Và có khi côcòn làm cho cả những ai tiếp xúc với các nhân vật trong sách này cũng lây cáitật quên quên nhớ nhớ ấy” Có khi Châu
Trang 27Diên cùng một lúc nhại cả giọng phê bình quyền uy lẫn phê bình dân dã: “Tiểuthuyết phải là cả rừng nhân vật, cây lớn cây bé cây cao cây thấp cây la đà câyvươn ngồng cây hùng dũng cây ăn hại cây đái nát cây tiều tuy cây gầy còm cây
xa hoa cây cần kiệm cây khiêm nhường cây ăn bám” để giễu ảo tưởng “làmngười thư ký trung thành” của nhà tiểu thuyết
1.2 Sương Nguyệt Minh trong bối cảnh văn xuôi Việt Nam cuối thế kỉ XX đầu
thế kỉ XXI
1.2.1 Truyện ngắn Sương Nguyệt Mình
Nhà văn Sương Nguyệt Minh viết sớm nhưng ông đến với nghề văn muộnbởi thời trẻ ông gặp nhiều lận đận, gian truân Năm 1974, Sương Nguyệt Minh
có giấy gọi vào đại học nhưng xã giữ lại không cho đi Đầu năm 1975, SươngNguyệt Minh nhập ngũ rồi tham gia bảo vệ biên giới phía Tây Nam và lăn lộntrên chiến trường Campuchia, lận đận mãi đến mười năm sau mới quay lạitrường đại học và ước mơ trở thành chàng sinh viên Tổng hợp Văn cuối cùngcũng trở thành hiện thực Thỏa nguyện với nghiệp văn chương nhưng cuộcsống gia đình khó khăn, thiếu thốn khiến chàng văn sĩ ừẻ không khỏi phân tâmtrước nghề Sương Nguyệt Minh bắt đàu sự nghiệp viết của mình từ những năm
cuối của thòi kì bao cấp Là người chịu khó cày cuốc, Sương Nguyệt Minh cặm
cụi viết từ những bài nhỏ đến những phóng sự dài kì hay bút kí, hồi kí Dù cầnmẫn, chăm chỉ, Sương Nguyệt Minh cũng không đủ tiền chăm no gia đình.Cuộc sống nghèo khó khiến chàng văn sĩ quyết đinh gác lại nghề viết để làmkinh tế Sau bao phen buôn bán, lăn lộn thương trường với đủ các nghề: nuôi
gà, buôn trứng Sương Nguyệt Minh mới nhận ra mình không biết và cũngkhông thể làn nghề gì khác ngoài nghề làm văn
Sống hết mình cho văn chương, Sương Nguyệt Minh đã gặt hái đượckhông ít thành công Năm 1992, Sương Nguyệt Minh cho in truyện ngắn đầutiên ở báo Văn nghệ quân đội và cho đến nay, ông đã cho ra đòi bảy tập
Trang 28truyện ngắn, một tập bút kí, gặt hái được hơn chục giải thường ở các cuộc thi
uy tín Thành công và tài năng của Sương Nguyệt Minh là điều ai cũng phảithừa nhận nhưng đối với Sương Nguyệt Minh thì dường như đó không phải làmột thứ đỉnh cao khiến ông có thể thỏa mãn Sương Nguyệt Minh vẫn cứ khátkhao, vẫn cứ thử sức mình, vẫn cứ miệt mài viết và viết để sáng tạo nên cáiđẹp, để làm khác, để làm mói mình với tư cách của một nhà văn tâm huyết, đầy
tự ữọng nghề nghiệp Hết mình hi sinh cho sự nghiệp sáng tạo nghệ thuật,Sương Nguyệt Minh từng từ chức Trưởng ban văn xuôi để tìm thú vui đọc sách,
viết văn, bởi đơn giản: Làm biên tập chiếm mất nhiều thời gian, không có lúc nào mà sáng tác và còn bởi ông không muốn những trang văn bị ảnh hưởng
bởi cái anh biên tập trong mình, khiến cho việc viết vãn trở nên khó nhọc,giống như là cắt chân để đi cho vừa giày mà muốn chúng được tự do trào rangọn bút từ chính những cảm xúc chân thành, từ những trải nghiệm nóng hổiđậm chất đời thường của tác giả
Xuất thân từ một nhà văn mặc áo lính với những năm tháng gian truân nơichiến trường, Sương Nguyệt Minh thấm thìa hơn cả những xúc cảm của anh bộđội cụ Hồ những năm tháng lửa đạn, những khao khát đợi chờ của những người
vợ, người mẹ chốn hậu phương Bởi vậy, cảm hứng nghệ thuật trước đây củaSương Nguyệt Minh không ngoài những gì cụ thể của làng quê, của chiến ừanh:cây đa, bến nước, sân đình và của những người con khoác ba lô ra chiếntrường đánh giặc, những người phụ nữ ở lại hậu phương bảo vệ quê hương, đợichờ người yêu thương trở về Đây vốn là đề tài quen thuộc của Sương NguyệtMinh và của văn học nước ta một thòi Và Sương Nguyệt Minh là cây bútchuyên viết truyện ngắn Tuy có thử sức trên một số thể loại khác (tùy bút, hồi
kí, tiểu thuyết), nhưng thể loại sở trường của ông vẫn là truyện ngắn Trongkhoảng hai mươi năm (từ 1998 đến nay), ông đã xuất bản liên tiếp sáu tậptruyện ngắn Các nhà phê bình văn học đã nhận ra những
Trang 29chuyển biến về phong cách Sương Nguyệt Minh qua các tập truyện ngắn này:
Đêm làng trọng nhân (1998), Người ở bến sông châu (2001), Đi qua đỏng chiều (2005), Mười ba bến nước (2005), Chợ tình (2007) và gần đây nhất là truyện ngắn Dị hương (2009) Đến Dị hương, người đọc bất ngờ vói lối tư duy
nghệ thuật khác lạ và khó có thể nhận ra Sương Nguyệt Minh của những trang
viết trước đây Tác giả bài báo Nhà văn Sương Nguyệt Minh: Dị hương lên
tiếng bảo vệ đàn ông đã giói thiệu chín truyện ngắn trong tập Dị hương'.
“Chín truyện ngắn trong tập Dị hương của nhà văn “đã sang mùa thu cuộc đời”
Sương Nguyệt Minh đã thêm một góc nhìn mới về thân phận, nỗi đau conngười thòi kinh tế thị trường Với những mô típ đặt những thân phận “đôi đũalệch”, những cặp tình cọc cạch cạnh nhau, các câu chuyện tưởng như rất bìnhthường lại đầy ắp hơi thở thời đại, không chỉ gây xúc động cho người đọc, mà
còn tạo nên một dấu ấn mới mẻ về nghệ thuật Kèm theo Dị hương là một lòi
khuyến cáo của tác giả: “Đàn bà rất ghê gớm! Đàn ông hãy cảnh giác!” [49]
Với Dị hương, người ta bắt gặp một Sương Nguyệt Minh hoàn toàn mới
mẻ và lột xác, không còn sự hiền lành, trầm lắng của nhà thơ đã vào mùa thucủa cuộc đòi mà là một Sương Nguyệt Minh bạo dạn, trẻ trung, dữ dội, phiêu
bồng và thăng hoa hơn Đến Dị hương, nhà văn Sương Nguyệt Minh đã tạo cho
mình một bước ngoặt trên hành trình sáng tác đầy gian truân, không chỉ là bướcngoặt ừên hành trình sáng tác đầy gian truân, không chỉ là bước ngoặt đánh dấuthành công mà là bước ngoặt đối với quá trình đổi mới tư duy và phong cáchtrong sự chuyển hóa bút pháp, từ hiện thực - lãng mạn - kì ảo
Tác giả Trang Khanh trên báo Người lao động đã đề cập đến chất hiệnsinh và tính dục trong truyện ngắn Sương Nguyệt Minh: “Chất hiện sình và tínhdục trong truyện ngắn Sương Nguyệt Minh không phải là một món ăn câukhách hay cuộc chạy đua nhất thời với các tác phấm câu khách trên thị trườngvăn học hiện nay Đó là cách miêu tả tính dục tự nhiên, dữ dội và
Trang 30cuồng nhiệt như cảm xúc con người vốn dĩ thế với những hình ảnh quyện hòacùng thiên nhiên tuyệt đẹp Và sau tất cả, cách nhìn vào thân phận con người,cách đẩy tình tiết lên tận cùng bi kịch với lổi diễn tả cảm xúc nhân vật vẫnkhiến cho các truyện ngẳn Sương Nguyệt Minh lung linh trên văn đàn” [50].Như vậy qua các bài giới thiệu, phê bình về một truyện hoặc một tậptruyện hay qua những nhận định khái quát về phong cách nghệ thuật của SươngNguyệt Minh, chúng ta có thể thấy lực hút từ những sáng tác truyện ngắn củanhà văn quân đội này Không quá ồ ạt để rộ lên thành một trào lưu, sục sôi vànóng bỏng cả một văn đàn nhưng truyện ngắn Sương Nguyệt Minh với lối viếtgiản dị, rất riêng và lạ của mình đã làm rung động rất nhiều những tâm hồnđồng điệu.
1.2.2 Tiểu thuyết Sương Nguyệt Mình
Từ giữa thập kỉ 80, tiểu thuyết về chiến tranh bắt đầu hình thành cáckhuynh hướng Khoảng thòi gian cuối thế kỉ XX, tiểu thuyết sử thi dần vắngbóng trên văn đàn Sự cách tân mang tính đột phá của tiểu thuyết về chiến ừanhđược ghi nhận ở các cây bút đặt trọng tâm ở việc phân tích bi kịch của conngười và những vấn đề của đời sống thế sự thời hậu chiến Với một loạt các tác
phẩm như Đại tá không biết đùa (Lê Lựu - 1980), Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh - 1990), Vòng tròn bội bạc, Ăn mày dĩ vãng, Ba lần và một lần (Chu Lai
- 1990, 1991, 1999) Có thể thấy, từ giữa thập kỉ 80 đến hết thế kỉ XX, nhiềutiểu thuyết chiến tranh đã nỗ lực cách tân về các phương diện như: xây dựngnhân vật, tổ chức kết cấu, phương thức trần thuật điều thành công đáng nghinhận là nguyên tắc đối thoại, các tác phẩm này đã đi sâu truy vấn hiện thực chứkhông chỉ dừng lại ở mô tả, tái hiện hiện thực chiến tranh
Sang thế kỉ XXI tiểu thuyết về chiến tranh vẫn tiếp tục vận động Hưởng
ứng Cuộc vận động sáng tác tiểu thuyết sử thi về đề tài chiến tranh cách
Trang 31mạng, được khởi động từ năm 2004, “đã cỏ 70 tác phẩm được ban tổ chức thẩm định và nghiệm thu, trong sổ này nhiều cuốn đã được xuất bản ” [51] Sau đây là một số tác phẩm đã được nhận giải thưởng văn học: Những bức tường lửa của Khuất Quang Thụy (giải thưởng Hội nhà văn - 2005), Thượng Đức của Nguyễn Bảo Trường Giang (giải thưởng Hội nhà văn - 2006), Xuân lộc của
Hoàng Đình Quang (giải thưởng Bộ Quốc Phòng - 2009)
Tiểu thuyết viết về chiến tranh biên giới Tây Nam từ 1975 tới nay, vănhọc nước nhà đã có trên dưới 10 tiểu thuyết Gần đây nhất tính về mặt thời gian
ấn hành là cuốn tiểu thuyết Miền Hoang Đây là tiểu thuyết đầu tay của Sưomg
Nguyệt Minh được xuất bản năm 2014 Trong lễ công bố bình chọn Sách hay
2015 (27.9.2015), nhà văn Nguyên Ngọc nói về “Miền hoang”: “Với Miền hoang, Sương Nguyệt Minh đã chọn một cách viết thích hợp, sáng tạo về một
cuộc chiến khiến chúng ta còn phải suy nghĩ rất nhiều”.
Trong thời điểm này, nền văn học dân tộc lại đang thiếu vắng những tácphẩm mới về chiến tranh, về trải nghiệm đầy gian truân, sống chết của người
lính Miền hoang ra đòi giữa những kì vọng đó, điều đặc biệt hom là cuốn tiểu
thuyết đồ sộ 631 trang này được trăn trở viết nên chính từ những trải nghiệmcủa nhà văn Sương Nguyệt Minh từ những năm tháng người lính chiến đấu trênBiên giới Tây Nam và làm người lính Quân tình nguyện Việt Nam ởCampuchia Mở đầu bằng cuộc phục kích của tàn quân Polpot vào hai chiếc xecủa quân tình nguyện Việt Nam Bốn nhân vật chính lần lượt xuất hiện: Ônglớn Lục Thum chỉ huy nhóm tàn quân Polpot, Rô - lính của Lục Thum, cô y táSaly bị câm và Tùng - anh lính tình nguyện được sống sót vì Lục Thum cần giữ
tù binh để tải thưomg Cả bốn bị lạc và tìm cách đào thoát ra khỏi rừng rậm,đàm lầy Campuchia trong một cuộc chiến mới - giữa lằn ranh sống chết của conngười “Ném” bốn nhân vật của mình vào một không gian tàn khốc, mông muộikiểu “đứa muốn sống sẽ phải ăn thịt đứa chết để mà tồn
Trang 32tại”, để cho 4 nhân vật kể lại cuộc đào thoát kinh hoàng “của những kẻ vừa quamột cuộc chiến kinh hoàng”, về lối kể, nhà văn dùng cách đồng hiện cả hai đại
từ nhân xưng đan xen, lúc ở ngôi thứ nhất, lúc ở ngôi thứ ba; ngoài ra còn cóthêm một giọng kể nữa - tác giả - người kể chuyện giấu mặt Giọng kể thứ 5này khiến người đọc có cảm giác câu chuyện được thể hiện thêm dưới một gócnhìn khách quan hom Một đặc điểm không kém phần hấp dẫn trong tiểu thuyết
Miền hoang đó là Sương Nguyệt Minh đã rất cẩn thận khi phía trên của 88
chương sách ông đặt 88 phụ đề chủ yếu trích từ báo chí, các hãng thông tấntrong và ngoài nước ấn hành trong 10 năm 1979 - 1989 nói về cuộc chiến tranhbiên giới Tây Nam và đại họa diệt chủng ở Campuchia Đọc những đề từ này,người đọc có thêm thông tin, hiểu bối cảnh rộng hơn của câu chuyện, và cũng
vì thế, tiểu thuyết có vẻ mang tính thông tấn hơn, vói nhiều “sự chân thực cóthể sờ thấy được”
Ngôn ngữ và giọng điệu trong tiểu thuyết Miền hoang cũng được vận
dụng một cách linh hoạt, mỗi một nhân vật lại có một giọng điệu riêng, phù họpvói tính cách và thói quen của họ, Lục Thum lối nói uy lực, mưu mẹo, tên lính
áo đen vô học, man rợ, sử dụng lối nói nhát gừng, khẩu ngữ và những từ lóngthô tục, anh lính Việt Nam khuôn phép, nhẹ nhàng, cô gái câm trong những tìnhhuống khẩn cấp phát ra những tiếng nói cảnh báo, run rẩy, khiếp sợ Từ đó
Miền hoang ẩn chứa một thông điệp của tác giả: Niềm tin và khát vọng được
sống trong cuộc sống hòa bình, yên lành, văn minh sẽ trở thành nguồn sứcmạnh mãnh liệt giúp con ngưòi thoát khỏi tăm tối
Có thể nhận định, tiểu thuyết Miền Hoang vói hiện thực và sinh động về
đề tài chiến tranh trong thòi kì mới, nhà văn Sương Nguyệt Minh đã khẳng địnhđược tài năng trong thể loại tiểu thuyết, và đã có những cách tân nổi bật, nỗ lựclàm mới khuynh hướng tiểu thuyết vốn đã quen thuộc của các nhà văn ViệtNam
Trang 33TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Trong chương 1 của luận văn, chúng tôi đã đưa ra một cái nhìn tương đốibao quát về sự vận động và phát triển của văn xuôi Việt Nam cuối thế kỉ XX vàđầu thế kỉ XXI và nhà văn Sương Nguyệt Minh trong bối cảnh văn xuôi cuốithế kỉ XX - đầu thế kỉ XXL Có thể thấy, trong giai đoạn này văn xuôi đã có sựchuyển mình trên mọi bình diện, mọi cấp độ và mọi thể loại Đặc biệt là thể loạitiểu thuyết và truyện ngắn với những đổi mới trong quan niệm về hiện thực,cách tiếp cận hiện thực, quan niệm về con người, về ngôn ngữ, về nghệ thuậttràn thuật Sương Nguyệt Minh trong giai đoạn này đạt được những thành tựuđáng ghi nhận trong cả lĩnh vực truyện ngắn và tiểu thuyết, tiêu biểu là tập
truyện ngắn Dị Hương (giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam - 2010) và tiểu thuyết đầu tay Miền hoang (Giải thưởng Cuốn sách hay nhât - 2015) Thuộc
thế hệ nhà văn thời kì đổi mới, Sương Nguyệt Minh đã vượt ra sự giói hạn của
đề tài, của thế giới hiện thực trong nền văn học cách mạng mà khám phá và thểhiện hiện thực đòi sống trong tính muôn mặt, muôn vẻ của nó Ông đã đi sâuvào đời sống hiện thực, đi sâu vào những ngõ ngách, tàng sâu của tâm hồn conngười để tìm tòi, khám phá Từ đó đã có những cách tân làm nên thành công tolớn của Sương Nguyệt Minh trên hành trình nghệ thuật của mình
Trang 34Chương 2NHỮNG CÁCH TÂN CỦA SƯƠNG NGUYỆT MINH
TRONG TỔ CHỨC TRUYỆN KẺ YÀ XÂY DựNG NHÂN VẬT
2.1 Tổ chức truyện kể trong Miền hoang của Sương Nguyệt Minh
2.1.1 Khái lược về tổ chức truyện kể
Vấn đề truyện kể từ lâu đã là đối tượng nghiên cứu của tự sự học trongviệc tìm ra cấu trúc đích thực của tác phẩm văn xuôi Bàn về vấn đề này đã có
nhiều công trình nghiên cứu đi sâu tìm hiểu như: vấn đề truyện kể in trong Cấu trúc văn bản nghệ thuật của IU.M.Lotman, truyện kể ( Những yếu tổ của lối
viết hư cẩu) của A.Dibell, Sự giải thích về truyện kể: cách sắp xếp và mục đích
kể chuyện của P.Brooks Nhìn chung, truyện kể luôn là một yếu tố cơ bảnthuộc về hình thức, là một mắt xích quan trọng tạo nên một tác phẩm tự sự.Truyện không phải là yếu tố tất yếu của mọi loại tác phẩm văn học Trongcác loại tác phẩm trữ tình, truyện kể không tồn tại vì ở đây tác giả biểu hiện trựctiếp diễn biến của tình cảm, tâm tìạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình Thuật ngữ
truyện kể có nội hàm chính là " hệ thống các sự kiện cụ thể được tổ chức theo yêu cầu của tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình thức vận động của tác phẩm văn học thuộc các loại tự sự
và kịch".
Trong cuốn Lý luận văn học (Hà Minh Đức chủ biên), truyện kể là hệ
thống các sự kiện phản ánh những diễn biến của cuộc sống, nhất là những xungđột xã hội một cách nghệ thuật, qua đó tính cách nhân vật được hình thành vàphát triển trong mối quan hệ qua lại giữa chúng nhằm sáng tỏ chủ đề và tưtưởng của tác phẩm [18]
Trang 35Theo 150 thuật ngữ văn học thì truyện kể là một phưomg diện của lĩnh
vực hình thức nghệ thuật, nó chỉ lớp biến cố của hình thức tác phẩm Chính hệthống biến cố (tức truyện kể ) đã tạo nên sự vận động của nội dung cuộc sốngđược miêu tả trong tác phẩm [9]
Như vậy, trong tác phẩm tự sự, truyện kể có ý nghĩa quan trọng trong việcthể hiện chủ đề, tư tưởng và tạo nên sức cuốn hút của tác phẩm Truyện kể tạo
ra một trường hành động cho các nhân vật và cho phép tác giả thể hiện lý giảitính cách của chúng Vì vậy, một tác phẩm nghệ thuật có cuốn hút người đọchay không phụ thuộc không nhỏ vào việc xây dựng truyện kể của nhà văn Chấtliệu cơ bản để xây dựng nên truyện kể là các sự kiện Các sự kiện đời sốngđược nhà văn tổ chức, sắp xếp lại để phản ánh diễn biến của đòi sống và nhữngxung đột xã hội một cách có nghệ thuật theo ý đồ sáng tạo của mình Truyệnkhông chỉ là những sự kiện, biến cố xảy ra trong truyện mà truyện kể còn dùng
để chỉ tình huống truyện Mà tình huống chính là những sự kiện có ý nghĩaquan trọng, mang tính thử thách vói số phận nhân vật, đối với những đặc điểmmang tính bản chất của tính cách, ở đó buộc tính cách phải hành động, phảiphơi bày diễn biến tâm lý của nó, phải bộc lộ tư tưởng, tình cảm của nó vớinhững tính cách khác Như vậy, thông qua các sự kiện, biến cố, tình huống xảy
ra trong truyện, nhà văn đã xây dựng được những tính cách điển hình Do vậy,khi nghiên cứu cách tổ chức truyện kể chính là nghiên cứu cách tổ chức, sắpxếp các tình huống, chi tiết, sự kiện để qua đó nhằm bộc lộ tính cách, khẳngđịnh chủ đề, tư tưởng của tác phẩm Truyện kể là hình thức tổ chức sơ đẳngnhất của truyện Các thành phần kể thường được nêu theo tiến trình phát triểncủa các sự kiện từ lúc hình thành cho đến khi kết thúc Truyện kể truyền thốngnói chung bao gồm năm thành phần: trình bày (khai đoạn), thắt nút, phát triển,đính điểm (cao trào), mở nút và kết thúc
Trang 36Phần trình bày nhằm giới thiệu một cách khái quát hoàn cảnh nảy sinhxung đột chính của tác phẩm, đồng thòi giới thiệu sơ lược lai lịch các nhân vật
về lứa tuổi, nghề nghiệp
Phần thắt nút là sự xuất hiện các sự kiện đánh dấu điểm khởi đàu của mộtquan hệ tất yếu sẽ phát triển
Phần phát triển là toàn bộ các sự kiện thể hiện sự vận động của các quan
hệ và mâu thuẫn đã xảy ra Các sự kiện xảy ra theo trình tự tăng dần nhằm thểhiện xung đột phát triển cả chiều rộng và chiều sâu
Trong phần cao trào, sự kiện được đẩy lên cao nhất, tột cùng đối với nhânvật, là sự kiện dẫn đến bước ngoặt lớn lao nhất của sự phát triển của truyện Ởgiai đoạn này, các xung đột, mâu thuẫn được đẩy lên căng thẳng nhất của truyệnkể
Mở nút là sự kiện quyết định kề ngay sau cao trào Trong phần này, nhàvăn đưa ra hướng giải quyết của mình trước những xung đột, mâu thuẫn xuấthiện trước đó Phần kết thúc cho chúng ta thấy kết quả của xung đột đã đượcgiải quyết Tuy nhiên không phải bất cứ truyện kể nào cũng bao gồm đầy đủnăm thành phàn cơ bản của truyện kể Tuy nhiên cùng vói sự đổi mới về quanniệm nghệ thuật khiến cho sự thể hiện hình thức tác phẩm cũng có nét khác biệt.Nhiều tác phẩm do xuất phát từ ý muốn chủ quan, sáng tạo của nhà văn mà tác
phẩm có thể không có kết thúc bởi vì "ỷ nghĩa của nó chính là ở chỗ không có kết thúc, không cần nói ra tất cả, đó là một bí quyết trong tình yêu cũng như
trong nghệ thuật" (Puskin) Đặc biệt các sáng tác thòi kì đổi mới thường phá vỡ
kiểu truyện kể truyền thống mà sắp xếp các thành phần của truyện kể phụ thuộcvào khả năng khái quát hiện thực cuộc sống và cách biểu hiện nó của mỗi nhàvăn Vì vậy, đi tìm hiểu yếu tố truyện kể, chúng ta cần tránh thái độ máy móckhi phân tích
Trang 37Tiểu thuyết là hình thức tự sự cỡ lớn có khả năng phản ánh đời sống ở mọigiới hạn không gian và thời gian Do đặc trưng về thể loại nên tiểu thuyết có thểchứa đựng trong nó sự phong phú về hiện thực cuộc sống, tái hiện trong đó
nhiều tính cách đa dạng Hiện thực trong tiểu thuyết là "một thực tại cùng thời, đang sinh thành, tiểu thuyết hấp thụ vào bản thân nó mọi yếu tổ ngẩn ngang bề
bộn của cuộc đời" Chính vì vậy, truyện kể của tiểu thuyết không bị bó hẹp trong khuôn khổ mà có thể chứa đựng ttong nó những yếu tố "thừa" so với truyện ngắn.
Xuất phát từ những đặc trưng có tính ưu việt nên tiểu thuyết là thể loạivăn học có khả năng tổng hợp nhiều nhất các khả năng nghệ thuật của các thểloại văn học khác Như vậy có thể thấy rằng, việc tìm hiểu truyện kể trong tiểuthuyết, chúng ta cần phải quan tâm đến những đặc điểm riêng biệt của tiểuthuyết Truyện trong tiểu thuyết không phải chỉ có hệ thống sự kiện, biến cố vànhững chi tiết tính cách mà còn thể hiện sự suy tư của nhân vật về thế giới, vềđời người, phân tích cặn kẽ các diễn biến tình cảm Nghiên cứu sự vận độngcủa truyện kể sẽ góp phần lí giải sự chuyển đổi của tiểu thuyết trong thời kì đổimới
2.1.2 Tổ chức truyện kể trong Miền hoang của Sương Nguyệt Minh
2.1.2.1 Tổ chức sự kiện
Cấu trúc tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1945-1975 thường theo một môhình cấu trúc: cấu trúc lịch sử - sự kiện Truyện kể thường được xây dựng dựaừên những chi tiết, tình tiết, diễn biến của câu chuyện được triển khai theonhững cái đã được chuẩn bị sẵn Vì vậy, mạch truyện chủ yếu là sự tham giacủa sự kiện, con người xuất hiện khá mờ nhạt Các nhà văn chủ yếu quan sátcon người trong chiều kích rộng lớn của sự kiện lịch sử Chúng ta có thể thấy rõ
điều này qua một số tiểu thuyết như: Xung kích (Nguyễn Đình Thi), Dấu chân người linh (Nguyễn Minh Châu).
Trang 38Tuy nhiên, từ sau 1975, đặc biệt là sau Đại hội Đảng VI, nền văn học Việt
Nam đã có sự vận động ’’chúng ta dễ nhận thấy một nỗ lực của nhà văn đi tìm
một mô hình cẩu trúc theo lịch sử - tâm hồn” Các nhà văn đi sâu khai thác
những diễn biến tỉnh tế bên trong con người, khám phá lịch sử tâm hồn conngười Điều này đã làm cho cấu trúc thể loại tiểu thuyết có những biến đổi đángchú ý trong đó có việc tổ chức truyện kể Bắt đàu từ đây, vấn đề nhà văn quantâm không chỉ là những sự kiện mang tính bước ngoặt làm thay đổi chiềuhướng con đường đòi của nhân vật mà thông qua các sự kiện ấy chúng ta thấyđược diễn biến tâm lý phức tạp trong đời sống nội tâm của nhân vật Từ đây
"lịch sử được nhìn nhận qua tâm hồn con người và qua tâm hồn con người dòng chảy lịch sử được tải hiện
Quá trình vận động thay đổi cấu trúc thể loại tiểu thuyết đã tác động đếnnhững vấn đề thuộc hình thức tác phẩm cũng thay đổi theo Cách thức tổ chứctruyện kể trong tiểu thuyết cũng có những biến đổi phù hợp với sự vận độngchung của tiểu thuyết Có thể thấy rằng, cách thức tổ chức truyện kể trong tiểuthuyết từ thập niên 80 của thế kỷ XX trở lại đây không chỉ đơn thuần tổ chứctheo dòng sự kiện mà nhà văn đã quan tâm đến số phận cá nhân riêng tư củacon người ở phần sâu kín nhất Do vậy truyện kể không chỉ dừng lại ở việc táihiện, miêu tả sự kiện khách quan mà thông qua sự kiện mà nhà văn đi sâu vàomiêu tả quá trình tâm lý của nhân vật
Đây là kiểu truyện kể triển khai theo mạch sự kiện, biến cố và lấy các sựkiện, biến cố đó làm nguyên cớ để phân tích thế giới nội tâm của các nhân vật,những phản ứng của họ đối với sự việc, biến cố Kiểu truyện kể này nhằm pháthiện tính cách của các nhân vật Như GS Hà Minh Đức giải thích: Sự kiện làđom vị cơ bản để tạo thành một truyện kể, là những việc có tác động và ảnhhưởng đáng kể đến số phận và tính cách của nhân vật Những sự kiện lớn có thểtạo thành bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời nhân vật thì được gọi là biến cố[18]
Trang 39Tiểu thuyết Miền hoang của Sương Nguyệt Minh viết về cuộc chiến ừanh
và chân dung người lính không bằng góc nhìn sử thi hóa, lí tưởng hóa Cuộcchiến ừanh không hiện lên qua những trang viết với cảm hứng ngợi ca, hìnhảnh người lính cũng không hiện lên như những tượng đài hiên ngang, anh dũng,bất khuất, mà hình ảnh cuộc chiến tranh và người lính được hiện lên qua lăngkính chân thực nhất, hiện lên những đối cực giữa thiện và ác, cao cả và thấphèn, chiến công và thất bại, những hình ảnh mất mát đau thương, những daydứt, ám ảnh trong tâm can mỗi con người: quang cảnh trên chiến trường vớimáu me, xương người, thịt người, những bộ óc, bộ lòng con người bị xổ tung vìchiến đấu bị thương, vì bom mìn; cảnh những hồn ma đói của binh lính, củangười dân Campuchia hiện về vật vờ tang thương; cảnh tàn quân Pôn Pốt giếtchết những con người vô tội: đốt cháy nhà, dùng dao, dùng xẻng chẻ từng bộphận con người; cảnh phiến quân bắt bớ người dân đi phục dịch, xây đắp thànhlũy cho quân đội khát máu; chúng chia ly phân tán gia đình, tàn sát khôngnương tay, sẵn sàng hủy diệt cả tình mẫu tử Nhưng dường như các sự kiện biến
cố ừong tác phẩm như là cái cớ để đặt ra những vấn đề luận bàn hay suy ngẫm,nhằm khám phá thế giới tâm lý của nhân vật, phát hiện giá trị nhân bản của conngười
Khảo sát Miền hoang, chúng tôi nhận thấy Sương Nguyệt Minh đã xây
dựng bốn nhân vật truyện kể là Tùng, Lục Thum, Rô và Sa Ly Tùng là línhtình nguyện Việt Nam chiến đấu ở chiến trường “K” Rô là tên “lính áo đen”ừong đám tàn binh của quân của Pol Pot Sa Ly là nữ y tá phục vụ ừong đơn vịcủa Rô Lục Thum nghĩa là “Ông lớn”, viên chỉ huy của Rô và Sa Ly Những
sự kiện kết nối bốn nhân vật ấy lại với nhau làm thành sườn truyện và lớp nộidung nổi trên bề mặt tác phẩm mà người ta vẫn thường gọi là đề tài Sườntruyện gồm năm phần giống như kết cấu của một tác phẩm tự sự thông thường:
mở đầu - phát triển - thắt nút - đỉnh điểm - mở nút.
Trang 40Phần Mở đầu giới thiệu nhân vật - “Bọn họ có bốn người [4;tr.5] - và tình
huống truyện kể: một cuộc chiến ừanh du kích giằng co, tưởng không có hồi kết
- “Quân tình nguyện Việt Nam tác chiến ở chiến trường K tựa hồ như cuộcchiến trên cái đầm lầy khổng lồ miền nhiệt đới.Càng về cuối chiến tranh, hìnhthái tác chiến càng thay đổi, các đại quân dần dần rút về nước ( ) chiến tranh
du kích nhùng nhằng, nhỏ lẻ, cò cưa dai dẳng, quân số hai bên cứu hao hụt dần,
để rồi lại bổ sung lính, lại chết lại bổ sung” [4;ừ 6] Phần Phát triển kể lại
diễn biến của một trận đánh ác liệt: “ta thua” vì rơi vào ổ phục kích Chínhtrong khoảng thời gian này, Tùng - một anh lính Việt Nam trẻ 19 tuổi mới thamgia chiến đấu trong Đội quân tình nguyện Việt Nam được một năm bị bắt làm
tù binh trong nhóm quân Pôl pốt có 3 người: Lục Thum - Trung đoàn trưởngcủa phiến quân man rợ, giàu kinh nghiệm trận mạc, mưu kế thâm sâu nhưng lại
bị thương, dập nát một cẳng chân, gã lính áo đen tên Rô - kẻ có khuôn mặtkhiếp đảm, tay chân hộ pháp uy lực nhưng hữu dũng vô mưu, và cô gái câmngười Khơ me với những thiện cảm, lo lắng đối với người lính - kon Top ViệtNam Kết thúc trận đánh, bốn kẻ sống sót kia bị lạc đường, cả “địch” lẫn “ta”đều “Mệt dỉu dả Các khuôn mặt hốc hác Thân hình tàn tạ Bước thấp bước caothất thểu” [4; Ừ.5] Thời điểm này, tất cả các nhân vật đều bị dấn thân vào mộthành trình gian truân không kém cuộc chiến sinh tử, đó là lạc ừong cánh rừngMiên rộng lớn, hoang vu, hoang dã và thiếu sinh khí sống Những đồ dùng thiếtyếu cho sinh hoạt con người bị cạn kiệt dần: lương khô không còn, nước uốnghết, phải trầm mình giữa cánh rừng với những cơn nắng nóng rát ra bỏng thịt.Đói khát cực độ tưởng như gần trút hết sinh khí lại lâm vào tình trạng hoangmang để tìm lối ra khi mất bản đồ quân sự, chiếc la bàn, phải chống trọi với baonguy hiểm nơi rừng thiêng nước độc: cọp, bầy sói hoang, từng đàn kên kên đóikhát những xác chết, những câu chuyện Ma Lai rung rợn, cánh đồng chết.Trong tình cảnh đó, dẫu ở hai đối