Những cách tân nghệ thuật trong blogger của phong điệp luận văn tốt nghiệp đại học

51 669 4
Những cách tân nghệ thuật trong blogger của phong điệp luận văn tốt nghiệp đại học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trờng Đại học Vinh Khoa ngữ văn ====*****==== Lê thị y vân Những cách tân nghệ thuật trong Blogger của phong điệp Khoá luận tốt nghiệp đại học Chuyên ngành: lý luận văn học Vinh 2011– 2 Trờng Đại học Vinh Khoa ngữ văn ====*****==== Những cách tân nghệ thuật trong Blogger của phong điệp Khoá luận tốt nghiệp đại học Chuyên ngành: lý luận văn học Giáo viên hớng dẫn: pgs.ts. phan huy dũng Sinh viên thực hiện: lê thị y vân Lớp: 48B - Văn Vinh 2011 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khoá luận này bên cạnh sự cố gắng, nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo của thầy giáo Phan Huy Dũng . Nhân dịp này tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn đối với sự quan tâm của Thầy đã dành cho tôi. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa, các thầy cô giáo trong khoa, người thân, bạn bè đã nhiệt tình động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện để tôi hoàn thành tốt khoá luận này! Vinh, ngày 06 tháng 5 năm 2011 Sinh viên Lê Thị Y Vân MỤC LỤC Trang Khoa ng÷ v¨n 1 Vinh – 2011 2 Khoa ng÷ v¨n 3 Vinh – 2011 3 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Trước xu thế phát triển tất yếu của thời đại, văn học Việt Nam hiện nay đang khởi sắc với nội dung phản ánh rộng lớn, nghệ thuật biểu hiện phong phú, đặc sắc. Văn học mở rộng đề tài, đa dạng hoá cách tiếp cận hiện thực, có những thể nghiệm mới, đặc biệt là trong nghệ thuật tiểu thuyết. Lựa chọn đề tài này, chúng tôi muốn tìm hiểu những nỗ lực của các cây bút đương đại trong việc tìm tòi và thể nghiệm những hình thức nghệ thuật mới, để đóng góp vào sự phát triển văn học dân tộc. 1.2. “Sự xuất hiện của Phong Điệp không chói gắt như một số tác giả thành công khác cùng trang lứa, nhưng chắc và bền” - nhà văn Hoàng Quảng Uyên nhận xét. Đúng vậy mỗi tác phẩm của Phong Điệp đều ngồn ngộn hơi thở cuộc sống đương đại. Chị viết không lên gân, không gào thét mà vẫn gây xúc động cho người đọc. Phong Điệp viết nhiều và khỏe, không chạy theo thị hiếu độc giả số đông, và cho đến nay đã có một vị trí vững vàng trên văn đàn. Nhắc đến Phong Điệp là nhắc tới một phong cách sáng tác hiện đại, trẻ trung và đầy táo bạo. Tiểu thuyết Blogger là cuốn tiểu thuyết đầu tay của chị nhưng đã chứng tỏ ở đó một tay viết có sức lực, đầy táo bạo và nỗ lực cách tân không ngừng về mặt nghệ thuật. Chọn đề tài này, chúng tôi muốn tìm hiểu những cách tân trong nghệ thuật của nhà văn Phong Điệpnhững đóng góp của chị trong xu hướng sáng tác chung của văn học đương đại. 2.Lịch sử vấn đế Sáng tác của Phong Điệp không tạo nên những cơn sốt nhưng vẫn được chào đón nồng nhiệt, được sự quan tâm, giới thiệu, bàn luận của các báo, các nhà phê bình, các nhà nghiên cứu và bạn đọc. 6 Ngày 21/7/ 2009, Ban Văn trẻ Hội Nhà văn Việt Nam đã lựa chọn các tác phẩm mới nhất của Phong ĐiệpBlogger và Kẻ dự phần để tổ chức buổi tọa đàm. Đặc biệt với tiểu thuyết đầu tay Blogger, Phong Điệp nhận được rất nhiều ý kiến phê bình từ những nhà văn khác và từ những nhà nghiên cứu. Những cách tân của chị có người lắc đầu chê bai song cũng có những con mắt ngỡ ngàng thích thú và tỏ thái độ mong ngóng những tác phẩm tiếp theo của Phong Điệp. Miên Di trong bài Blogger – một ngòi bút lạnh cho rằng những cách tân nghệ thuật của tác phẩm đã góp phần hoàn chỉnh cá tính nhà văn Phong Điệp. Và cá tính Phong Điệp đậm nét bởi tác giả đã tự làm nhạt nhòa dấu ấn của mình. Miên Di cho rằng: “Cấu trúc cốt truyện là một tổ chức rời rạc có chủ định. Ngược lại với thói quen sáng tác của hầu hết các nhà văn là cố gắng liên kết cho thật chặt, thật logic. Đây là nét mới độc đáo, mang dấu ấn cá nhân Phong Điệp – Một kết cấu phi kết cấu”[2]. Còn về phương diện ngôn ngữ, Miên Di cũng là người chỉ ra được nét đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ mạng mà Phong Điệp sử dụng nhiều trong tác phẩm của mình. Miên Di nhận xét: “Phong Điệp trong Blogger – một văn thái lạnh – một ngòi bút thiết diện. Điều đó tạo nên một cá tính, nhưng đồng thời cô phải từ bỏ nhạc tính trong nhịp văn. Âm vị của ngôn ngữ trong Blogger sắc – cộc – mạnh. Không vừa với những ai đã quen với giọng văn trữ tình lãng mạn. Đọc không hút khi xuôi theo văn phong, cảm nhận xóc nảy bởi thỉnh thoảng tác giả khai thác sự biểu cảm của những từ ngữ gồ gề, những cụm khái niệm mạnh, với ý đồ rõ rệt là để tạo hiệu ứng cảm xúc… những điều này buộc Blogger kén người đọc”[2]. Nói như thế nghĩa là Miên Di chưa thực sự hài lòng với giọng văn trong Blogger dù đã khẳng định giọng văn sắc thái lạnh đã tạo nên cá tính Phong Điệp. Mặc dù vậy Miên Di đã một lần nữa khẳng định: “cần ghi nhận sự cách tân táo bạo của tác giả là hình thức thể hiện cốt truyện mới – cấu trúc rời rạc – phi kết cấu”[2]. 7 Đoàn Minh Tâm trong bài Vài cảm nhận về tiểu thuyết Blogger của Phong Điệp đã ghi nhận tác phẩm là đứa con tinh thần của thế hệ viết văn mới và là một tác phẩm đáng quan tâm. Tuy nhiên Đoàn Minh Tâm chỉ ghi nhận những đóng góp của Blogger ở khía cạnh xây dựng nhân vật và ngôn ngữ “mạng”. Đoàn Minh Tâm nhận xét: “Đi sâu vào tiểu thuyết, Blogger hấp dẫn tôi trước nhất bởi sự tinh tế, nhạy bén trong cách miêu tả tâm lí phụ nữ. Có một thế giới phụ nữ trong Blogger… miêu tả về tuổi tác, xuất thân, trình độ và địa vị xã hội là một việc làm không dễ dàng. Tuy nhiên sự am hiểu tâm lí người cùng giới sâu sắc và tính linh hoạt trong miêu tả đã giúp Phong Điệp thành công trong nhiệm vụ khó khăn này”[11]. Bên cạnh đó, Đoàn Minh Tâm cũng khẳng định sự thành công của Blogger là ở mặt ngôn ngữ: “Ngôn ngữ “mạng” trong Blogger thu hút sự chú ý của tôi vì đây là một trong những thành tố quyết định sự thành công của tác phẩm”[11]. Tuy nhiên, bên cạnh những ghi nhận về nghệ thuật xây dựng nhân vật và ngôn ngữ thì Đoàn Minh Tâm lại phủ nhận những cách tân của Blogger về mặt kết cấu, tuyến truyện, thủ pháp… Đoàn Minh Tâm cho rằng: “kết cấu tiểu thuyết hơi “lỏng”, các “mối nối” chưa thật khớp tạo cho “bộ khung” tác phẩm vận hành được trơn tru… sự mất đối xứng này vô tình khiến cho ý tưởng về “cuộc đời hư mà thực, thực mà hư” ngầm ẩn trong hai nhân vật Phong và Hạ trở nên thiếu sinh động, thiếu sức thuyết phục”[11]. Mặt khác, cũng theo Đoàn Minh Tâm cốt truyện Nó và Bé con gần như thừa thãi trong tuyến truyện của Blogger: “tuyến truyện còn lại về cuộc đấu tranh giữa hai tính cách trong một cơ thể cũng không mấy liên quan đến hai tuyến còn lại”. Ngoài ra, Đoàn Minh Tâm cũng cho rằng, trong Blogger, Phong Điệp đã hơi lạm dụng thủ pháp nghệ thuật nên đôi lúc, đôi chỗ chị dùng những thủ pháp nghệ thuật chưa hợp lí. Trên báo Phụ nữ, số 90 ra ngày 29/7/2009, tác giả Hoàng Đạt ghi nhận những cách tân nghệ thuật của Blogger khi đồng thuận với một số ý kiến nhà 8 phê bình tâm đắc với tác phẩm này: “Tại một cuộc tọa đàm khi nói về Blogger, cuốn tiểu thuyết mới xuất bản của Phong Điệp, nhà văn Phạm Ngọc Tiến cho biết: “Đọc xong Blogger, tôi giật mình. Giật mình vì sự tìm tòi hình thức biểu đạt mới của họ. Họ cách tân không ngừng”. Sự cách tân ấy khiến cho nhà văn “U 60” Bảo Ninh phải công nhận: “Blogger rất đặc biệt, rất khác thường về mặt cấu trúc”. Hoàng Đạt khẳng định Phong Điệp có một sức viết đáng nể, một phong cách văn chương hiện đại và có trách nhiệm với ngòi bút. Nghiên cứu Blogger một cách kĩ càng nhất có lẽ là Bùi Công Thuấn với bài viết Bloggernhững cách tân nghệ thuật. Ở bài viết này, Bùi Công Thuấn đã chỉ ra một cách khá rõ ràng và cụ thể những cách tân nghệ thuật của Blogger cũng như một số hạn chế của tác phẩm. Theo Bùi Công Thuấn, Blogger gây được sự chú ý không phải ở nội dung xã hội mà ở sự cách tân nghệ thuật của Phong Điệp: “Yếu tố tạo nên sự cách tân thực sự là Phong Điệp đem người đọc vào trong “chảo lửa” cuộc sống hiện tại. Người đọc đang ở bên cạnh nhân vật, đang tham gia vào câu chuyện của nhân vật, đang cùng bị quay cuồng, dồn nén, bức xúc với nhân vật…Người đọc không còn ngoài cuộc. Người đọc trước kia đọc truyện để giải trí. Người đọc Blogger đang đối diện với những vấn đề của cuộc sống xung quanh. Phong Điệp đòi buộc người đọc phải lên tiếng, phải có thái độ rõ ràng, phải bày tỏ cảm xúc của mình không thể vô cảm trước thực tại đang diễn ra…”. “Một yếu tố đặc biệt tạo nên sự hấp dẫn của cốt tuyện là sự phát triển song song hai kĩ thuật: Kĩ thuật báo trước những gì sẽ xảy ra và kĩ thuật tạo bất ngờ trong sự phát triển cốt truyện”[12]. Không đồng tình với những nhận định của Nguyên An và Nhã Thuyên cho rằng văn Phong Điệp có nhiều hạn chế, Bùi Công Thuấn khẳng định: “… nếu bỏ qua mặt con chữ mà nhìn sâu vào các liên kết văn bản, vào kỹ thuật viết “dòng ý thức”, kĩ thuật lắp ghép các entry tạo nên những tiến trình chậm chậm 9 nhưng ngày càng thắt chặt lại… thì hiệu quả văn chương của Phong Điệp đạt được rất cao”. Cùng đồng tình với những nhận định khác, Bùi Công Thuấn khẳng định kết cấu của Blogger là kết cấu đa tầng – một điều đáng kể đến trong những đổi mới củathuật viết tiểu thuyết của Phong Điệp. “Nếu phải chỉ ra những hạn chế của Blogger, tôi sẽ nói gì? ”. Theo Bùi Công Thuấn, Phong Điệp dùng nhiều từ của ngôn ngữ Bắc Bộ như “cà tẩm cà tịch”[5;126], “ngẩn tò te”, “đểnh đoảng” [5;128], “nhảy chồ chồ” [5;132]. Bùi Công Thuấn còn muốn Phong Điệp dụng công hơn ở hình tượng Nó – Bé con với tư cách là một hình tượng tư tưởng độc đáo. Bài viết của Bùi Công Thuấn chứng tỏ một thái độ phê bình nghiêm túc. Bùi Công Thuấn nhìn nhận Blogger một cách toàn diện chứ không phải chỉ đơn giản là nói vài điều cảm xúc sau khi đọc tác phẩm. Có thể nói, cuốn tiểu thuyết đầu tay Blogger của Phong Điệp ra đời đã thu hút được sự quan tâm của rất nhiều nhà báo, nhà nghiên cứu, phê bình. Nhìn chung các bài viết còn mang tính chất cảm tính, bởi lẽ Blogger vẫn đang là một tác phẩm mới, mà một tác phẩm mới sẽ còn có nhiều vấn đề thiếu thống nhất, đặc biệt khi bản thân tác phẩm có những đột phá trong cách thể hiện. Chung quy lại, vấn đề được quan tâm nhiều nhất trong tiểu thuyết Bloggernhững cách tân nghệ thuật táo bạo mà tác giả đã thể hiện. Chúng tôi cho rằng cần đặt cuốn tiểu thuyết Blogger trên một bình diện rộng và có hệ thống để thấy được những cố gắng của Phong Điệp trong đổi mới tiểu thuyết đương đại. Những bài viết trên các báo, trên các trang web, của các bạn đọc, nhà phê bình, nhà nghiên cứu là những gợi ý quý báu để giúp chúng tôi trong quá trình hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Xác định vị trí của cuốn tiểu thuyết Blogger trong bối cảnh đổi mới nghệ thuật của tiểu thuyết đương đại. 10

Ngày đăng: 21/12/2013, 12:57

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan