Những chuyển biến của kinh tế thanh chương trong giai đoạn 1986 2010 luận văn tốt nghiệp đại học

108 508 0
Những chuyển biến của kinh tế thanh chương trong giai đoạn 1986   2010 luận văn tốt nghiệp đại học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH KHOA LỊCH SỬ ===  === NGUYỄN THỊ THÙY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Nh÷ng chuyÓn biÕn cña kinhThanh Ch¬ng trong giai ®o¹n 1986 - 2010 CHUYÊN NGÀNH LỊCH SỬ VIỆT NAM VINH - 2011 2 TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH KHOA LỊCH SỬ ===  === NGUYỄN THỊ THÙY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Nh÷ng chuyÓn biÕn cña kinhThanh Ch¬ng trong giai ®o¹n 1986 - 2010 CHUYÊN NGÀNH LỊCH SỬ VIỆT NAM Lớp 48A - Sử (2007 - 2011) Giáo viên hướng dẫn: TS. TRẦN VŨ TÀI VINH - 2011 4 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận này, tôi xin chân thành cảm ơn Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện Thanh Chương, nhà nghiên cứu Trần Kim Đôn đã giúp đỡ tôi về mặt tư liệu. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ, giảng viên khoa Lịch sử - Trường Đại học Vinh, đặc biệt thầy giáo - Tiến sĩ Trần Vũ Tài đã nhiệt tình hướng dẫn đề tài khoa học, giúp đỡ, động viên bản thân tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn của mình tới cha mẹ - những người đã sinh ra và nuôi dạy tôi trưởng thành, có được như ngày hôm nay. Trong một khoảng thời gian ngắn và do trình độ còn hạn chế, nên dù đã rất cố gắng nhưng chắc chắn khóa luận này sẽ không tránh khỏi những sai sót nhất định. Tôi rất mong được sự góp ý chân thành của quý thầy cô giáo và các bạn quan tâm đến vấn đề này. Xin chân thành cảm ơn! Vinh, tháng 5 năm 2011. Tác giả Nguyễn Thị Thùy MỤC LỤC Trang E. PHỤ LỤC A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đại thắng mùa xuân 1975, cuộc chiến tranh cách mạng suốt gần 1/ 3 thế kỷ (1945 - 1975) của dân tộc ta đã giành được thắng lợi, cả nước có điều kiện bắt tay vào khôi phục lại những vết thương sau chiến tranh và tiếp tục xây dựng XHCN, Đảng và nhân dân ta từng bước tìm tòi, thử nghiệm con đường đi lên CNXH. Trong quá trình đó chúng ta đã đạt được những thành tựu và tiến bộ đáng kể trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội . Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng gặp không ít khó khăn quá độ lên CNXH trong điều kiện xuất phát điểm rất thấp, đó là chưa kể đến hậu quả của cuộc chiến tranh để lại. Trong khi đó tình hình trên thế giới ngày càng có nhiều chuyển biến phức tạp, gây khó khăn cho chúng ta trong quá trình đi lên CNXH. Cuối những năm 70 đầu những năm 80, đất nước ta lâm vào tình trạng khủng hoảng, để thoát khỏi khủng hoảng tiếp tục đưa sự nghiệp cách mạng XHCN đi lên thì đổi mới là tất yếu. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (15 - 18/ 12/ 1986) họp tại Hà Nội đã đáp ứng yêu cầu lịch sử khi đó, đề ra đường lối đổi mới. Công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo sau hơn 20 năm đã mang lại nhiều thành tựu to lớn. Đất nước từng ngày thay đổi nhưng đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức mới. Hòa chung vào công cuộc đổi mới trên mọi miền Tổ quốc, các huyện lỵ đã tiếp thu phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu Đảng và nhà nước để vận dụng sáng tạo trong điều kiện thực tiễn của địa phương mình. Nghệ An nói chung, huyện Thanh Chương nói riêng trong thời kỳ thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc tiến hành đổi mới đã đạt được những thành tựu đáng kể về kinh tế - xã hội. Triển khai kịp thời chủ trương đổi mới của Đảng, Nhà nước, căn cứ vào tình hình thực tiễn của địa phương, Đảng bộ chính quyền huyện Thanh Chương đã chủ động sáng tạo trong mọi thời kì để từng bước phát huy nội lực, chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo ngành, theo vùng, đẩy mạnh công nghiệp hóa, nông nghiệp nông thôn lấy phát triển nông nghiệp làm 1 nền tảng cơ bản cho sự phát triển kinh tế. Tuy nhiên trong thời kì đầu nền kinh tế Thanh Chương cũng không tránh khỏi khủng hoảng chung của đất nước, các ngành nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, phát triển cầm chừng, không đáp ứng được với tình hình mới. Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước (1986) Đảng bộ và nhân dân huyện Thanh Chương đã từng bước cụ thể hóa con đường đổi mới nhằm phù hợp với điều kiện địa phương, từ đó đưa nền kinh tế của huyện phát triển và thoát khỏi khủng hoảng, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển các lĩnh vực khác. Nghiên cứu tình hình kinh tế nước ta trong hơn 20 năm đổi mới là lĩnh vực được Đảng ta chú trọng, là hướng nghiên cứu có giá trị khoa học. Thanh Chương là huyện miền núi, trong thời kì đổi mới đã từng bước phát huy thế mạnh, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đa dạng hóa các loại hình kinh tế, giảm tỉ trọng nông nghiệp, đẩy mạnh các ngành nghề thủ công, giải quyết công ăn việc làm cho lao động trên địa bàn huyện. Tiến hành tìm hiểu kinh tế Thanh Chương trên cơ sở tổng kết thực tiễn sẽ bổ sung lí luận vào sự nghiệp đổi mới hiện nay của một huyện cụ thể. Mặt khác nghiên cứu về sự chuyển biến nền kinh tế huyện Thanh Chương từ 1986 đến nay nhằm góp phần khẳng định sự đổi mới tư duy, tính đúng đắn và sáng tạo trong đường lối xây dựng của Đảng. Trên cơ sở dựng lại bức tranh kinh tế của huyện Thanh Chương trong hơn 20 năm đổi mới sẽ rút ra bài học kinh nghiệm, phương hướng phát triển trong thời gian tới, góp phần hoạch định chính sách nhằm thúc đẩy hơn nữa sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nền kinh tế Thanh Chương trong tình hình mới. Đề tài có tính giáo dục tình yêu quê hương đất nước, nâng cao nhận thức của thế hệ trẻ về sự nghiệp đổi mới. Tiến hành sưu tầm, tập hợp tài liệu, tổng hợp nền kinh tế Thanh Chương trong thời kì đổi mới là điều kiện cần thiết, có ý nghĩa bổ sung nguồn tài liệu về lịch sử địa phương. 2 Là người con sinh ra trên quê hương Thanh Chương, chúng tôi mong muốn góp một phần bé nhỏ của mình đối với sự nghiệp đổi mới nói chung, của nhân dân Thanh Chương nói riêng, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Những chuyển biến của kinh tế Thanh Chương trong giai đoạn 1986 - 2010” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp đại học. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề “Đổi mới” đã và đang là đề tài thu hút sự quan tâm của các nhà sử học, nhà chính trị ở trong và ngoài nước. Thực tế đã có một số công trình đề cập đến một vài khía cạnh của vấn đề này: - Các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII, IX trên cơ sở đề ra nhiệm vụ chủ trương qua từng giai đoạn, từng thời kì đã tổng kết, đánh giá những thành tựu và cả những hạn chế, thiếu sót của quá trình thực hiện sự nghiệp đổi mới. - Cuốn “Đại cương lịch sử Việt Nam tập III” Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội 2007, giáo sư Lê Mậu Hãn chủ biên đã giành hẳn một chương (chương X) để khái quát những nét cơ bản về Việt Nam trong thời kì đổi mới 1986 - 2005. - Cuốn “Lịch sử Việt Nam từ năm 1975 đến nay - Những vấn đề lí luận và thực tiễn của CNXH ở Việt Nam” Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội 1998, phó giáo sư Trần Bá Đệ đã nêu lên được nhiều thành tựu và hạn chế của đất nước trong 10 năm đầu thực hiện đổi mới. - Lịch sử Đảng bộ huyện Thanh Chương (1930 - 2010) do Huyện ủy Thanh Chương xuất bản năm 2010 có tái bản, bổ sung đã sơ lược ít nhiều về lịch sử của Thanh Chương từ 1986 - 2010. - Các báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ huyện Thanh Chương từ năm 1986 đến nay, các báo cáo của Ủy ban nhân dân huyện về tình hình thực hiện kế hoạch nhà nước qua các năm đã đánh giá tổng kết sơ lược về các thành tựu và hạn chế của quá trình thực hiện đổi mới. 3 Nhìn chung các tác phẩm, các đề tài nghiên cứu về thời kì đổi mới của đất nước nói chung và huyện Thanh Chương nói riêng dưới những khía cạnh, góc độ khác nhau nhưng còn mang tính chất khái quát. Vì vậy trên cơ sở kế thừa cả những nội dung và phương pháp các công trình nghiên cứu và các tác phẩm trên, đồng thời dựa vào các nguồn tài liệu sưu tầm được tác giả tham khảo và hoàn chỉnh đề tài “Những chuyển biến về kinh tế Thanh Chương trong giai đoạn (1986 - 2010)”. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài “Những chuyển biến về kinh tế Thanh Chương trong giai đoạn (1986 - 2010)” trước hết nghiên cứu các điều kiện tự nhiên, đặc điểm lịch sử, xã hội của huyện Thanh Chương đó là những nhân tố tác động trực tiếp đến quá trình đổi mới của huyện. Vấn đề trọng tâm nhất mà tôi xác định là những thành tựu đạt được và hạn chế trên lĩnh vực kinh tế như nông nghiệp tiểu thủ công nghiệp . của huyện Thanh Chương từ năm 1986 đến 2010. Trên cơ sở tổng kết những thành tựu, hạn chế đó thì chúng tôi rút ra những bài học kinh nghiệm, đưa ra một số đề xuất của mình cho giai đoạn tiếp theo của quá trình đổi mới ở huyện. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu về những chuyển biến về kinh tếThanh Chương trong giai đoạn 1986 - 2010. 4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 4.1. Nguồn tài liệu Với đề tài “Những chuyển biến về kinh tế Thanh Chương trong giai đoạn (1986 - 2010)” tôi tập trung sưu tầm các nguồn tư liêu sau: - Tài liệu lưu trữ: Các báo cáo, các Nghị quyết . được lưu ở Phòng lưu trữ, Phòng Thống kê, UBND huyện Thanh Chương. 4

Ngày đăng: 19/12/2013, 11:17

Hình ảnh liên quan

Tổng diện tích các loại cây qua các năm được thể hiện ở bảng sau: - Những chuyển biến của kinh tế thanh chương trong giai đoạn 1986   2010 luận văn tốt nghiệp đại học

ng.

diện tích các loại cây qua các năm được thể hiện ở bảng sau: Xem tại trang 72 của tài liệu.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ QUÊ HƯƠNG THANH CHƯƠNG - Những chuyển biến của kinh tế thanh chương trong giai đoạn 1986   2010 luận văn tốt nghiệp đại học
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ QUÊ HƯƠNG THANH CHƯƠNG Xem tại trang 99 của tài liệu.
Bảng 1. Trữ lượng rừng hiện có huyện Thanh Chương - Những chuyển biến của kinh tế thanh chương trong giai đoạn 1986   2010 luận văn tốt nghiệp đại học

Bảng 1..

Trữ lượng rừng hiện có huyện Thanh Chương Xem tại trang 104 của tài liệu.
Bảng 2. Hiện trạng và quy hoạch bố trí gieo trồng một số cây chủ yếu theo vụ sản xuất - Những chuyển biến của kinh tế thanh chương trong giai đoạn 1986   2010 luận văn tốt nghiệp đại học

Bảng 2..

Hiện trạng và quy hoạch bố trí gieo trồng một số cây chủ yếu theo vụ sản xuất Xem tại trang 105 của tài liệu.
Bảng 3. Hiện trạng và quy hoạch phát triển ngành chăn nuôi - Những chuyển biến của kinh tế thanh chương trong giai đoạn 1986   2010 luận văn tốt nghiệp đại học

Bảng 3..

Hiện trạng và quy hoạch phát triển ngành chăn nuôi Xem tại trang 107 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan