2006 2010: 12,4% [26; 28] * Trong ngành dịch vụ:
3.2.4. Thương mại, dịch vụ và tài chính, tín dụng
Thương mại, dịch vụ có chuyển biến theo cơ chế thị trường, tăng trưởng nhanh, đáp ứng nhu cầu sản xuất, đời sống, thương nghiệp quốc doanh được tổ chức lại. Mạng lưới thương nghiệp nhiều thành phần được mở rộng. Một số hộ bước đầu đã vươn lên kinh doanh lớn, hình thành một số công ty trách nhiệm hữu hạn, kinh doanh vật liệu xây dựng, tư vấn thiết kế xây dựng, dịch vụ vận tải, phân bón, thuốc trừ sâu. Hoạt động dịch vụ ở thị trấn, thị tứ, các chợ nông thôn và các cụm dân cư được phát triển, tạo điều kiện mở rộng giao lưu hàng hóa, thúc đẩy sản xuất phát triển góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách.
Hoạt động tài chính - tín dụng thì Huyện ủy thường xuyên quan tâm lãnh đạo công tác tài chính ngân hàng. Đã có nhiều chủ trương biện pháp nhằm khai thác nguồn thu, đôn đốc kiểm tra việc thu chi ngân sách, tập trung cao độ cho việc thu thuế và các loại quỹ. Ban chấp hành Đảng bộ có Nghị quyết về xây dựng quỹ phát triển giao thông nông thôn, đáp ứng một phần nhu cầu kinh phí để cải thiện hệ thống giao thông trong toàn huyện.
Tổng thu ngân sách đến năm 2000 đạt trên 57,8 tỷ đồng, trong đó thu trên địa bàn trên 7,9 tỷ đồng, trợ cấp ngân sách 20,2 tỷ đồng, ủy quyền ngân sách 28,9 tỷ đồng. Tổng chi ngân sách đến năm 2000 gần 57,7 tỷ đồng trong đó chi thường xuyên 25,3 tỷ, chi xây dựng cơ bản 3,4 tỷ đồng, chi ủy quyền ngân sách 28,9 tỷ đồng. Việc thu thuế sử dụng đất nông nghiệp ngày càng nhanh gọn, tình trạng dây dưa nợ được khắc phục dần [7; 3]. Hoạt động tín dụng - ngân hàng có nhiều đổi mới trong thực hiện cơ chế chính sách tín dụng, đầu tư, hỗ trợ sản xuất, tạo được tín nhiệm cho người gửi, người vay.
Bên cạnh những thành tích đã đạt được về lĩnh vực kinh tế trong giai đoạn 1996 - 2000 thì Thanh Chương còn có một số khuyết điểm, yếu kém như: Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt mức thấp. Một số mục tiêu, chỉ tiêu đại hội XXVI đề ra chưa đạt kế hoạch như sản lượng lương thực, chăn nuôi, dâu tằm, trồng cây gây rừng, an toàn lương thực chưa vững chắc.
Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm. Ngành nghề tiểu thủ công nghiệp chậm phát triển. Tỷ trọng thu nhập từ tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và ngành nghề còn thấp, trong khi đó lao động thiếu việc làm còn lớn. Việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật và công nghệ sinh học vào sản xuất nông, lâm nghiệp vẫn còn chậm, hiệu quả chưa cao.
Kinh tế vườn, kinh tế trang trại đề ra sớm nhưng chưa mạnh, chưa tương xứng với tư tưởng chỉ đạo của đại hội XXVI. Đến nay có 30% số hộ cải tạo vườn nhưng hiệu quả kinh tế còn hạn chế. Hiệu quả công tác giao đất, giao rừng còn thấp. Nạn chặt phá rừng, kinh doanh, vận chuyển buôn bán lâm sản trái phép chưa được ngăn chặn triệt để. Việc phát huy nội lực, khai thác tiềm năng, thế mạnh để đầu tư phát triển còn hạn chế. Cơ sở hạ tầng có bước phát triển nhưng nhìn chung còn bất cập so với yêu cầu sản xuất và đời sống. Nhiều công trình kéo dài, hiệu quả thấp. Việc củng cố quan hệ sản xuất, đổi mới hợp tác xã và phát triển các hình thức hợp tác ở nông thôn tiến hành còn chậm và lúng túng, đến nay mới có 33 hợp tác xã nông nghiệp được chuyển đổi, chiếm 57% tổng số hợp tác xã.