Kinh tế Thanh Chương trong giai đoạn 2006

Một phần của tài liệu Những chuyển biến của kinh tế thanh chương trong giai đoạn 1986 2010 luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 78 - 95)

2006 2010: 12,4% [26; 28] * Trong ngành dịch vụ:

3.3.2.Kinh tế Thanh Chương trong giai đoạn 2006

Qua 20 năm đổi mới đất nước được Đảng ta đề ra từ đại hội VI thì đất nước ta có bước phát triển đáng kể, giành được nhiều thành tựu to lớn trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội… Nhiệm vụ tiếp tục đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới sớm đưa nước nhà ra khỏi tình trạng kém phát triển được đặt ra.

Trong hoàn cảnh đó Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã được triệu tập họp tại Hà Nội từ 18 đến 25/ 4/ 2006.

Đại hội đã đánh giá 5 năm thực hiện Nghi quyết đại hội IX, 20 năm thực hiện đường lối đổi mới, rút ra những bài học kinh nghiệm của sự nghiệp đổi mới, quy định mục tiêu và phương hướng, nhiệm vụ phát triển đất nước 5 năm 2006 - 2010.

Đất nước ta còn nhiều khó khăn, song những năm tới đất nước ta có cơ hội lớn để tiếp tục tiến lên. Điều đó đặt ra đòi hỏi bức bách của dân tộc ta lúc này phải tranh thủ cơ hội, vượt qua thử thách, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, toàn diện và đồng bộ, phát triển nhanh và bền vững hơn.

Những năm 2006 - 2010 là những năm có ý nghĩa quyết định đối với việc hoàn thành chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của 10 năm đầu thế kỉ XXI. Đại hội đã xác định mục tiêu và phương hướng tổng quát của 5 năm 2006 - 2010 là nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc nhằm “đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, huy động và sử dụng mọi nguồn lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; tăng cường quốc phòng và an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế; giữ vững ổn định chính trị - xã hội; sớm đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ra cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại” [31; 76].

Được sự chỉ đạo và soi sáng của Đảng, nhân dân huyện Thanh Chương đã tiếp thu vận dụng một cách sáng tạo đường lối đó. Năm năm đầu thế kỉ XXI thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng các cấp nhiệm kì mở đầu của thế kỉ mới, thiên niên kỉ mới, huyện Thanh Chương có những thời cơ, thuận lợi lớn rất cơ bản nhưng cũng gặp nhiều khó khăn thách thức. Để phát huy những thuận lợi và nhằm khắc phục những tồn tại thì Đại hội đại biểu Đảng bộ Thanh Chương lần thứ XXVIII được tổ chức (10/ 2005). Đại hội đề ra mục tiêu tổng quát “tiếp tục quán triệt quan điểm phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt,

văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội”. Phát huy kết quả đã giành được, khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của huyện, tiếp tục đẩy mạnh tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, trước hết là nông nghiệp, nông thôn. Tiếp tục phát triển mạnh và đồng bộ cơ sở hạ tầng, tăng nhanh giá trị sản xuất, từng bước nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của các ngành sản xuất và dịch vụ xã hội. Giải quyết hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Phát triển mạnh nguồn nhân lực, mở rộng và nâng cao chất lượng giáo dục và dạy nghề. Giải quyết tốt các vấn đề bức xúc như tạo việc làm, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, tích cực phòng chống tai, tệ nạn xã hội, hạn chế tai nạn giao thông và tội phạm ma túy. Tiếp tục giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ môi trường phát triển bền vững. Nâng cao năng lực phẩm chất cho đội ngũ cán bộ từ huyện đến cơ sở. Phấn đấu đến năm 2010 thu nhập bình quân đầu người tăng gấp 2 lần so với năm 2005, là một trong những huyện tốp đầu trong các huyện miền núi của tỉnh, giữ vững danh hiệu Đảng bộ vững mạnh tiêu biểu trong cả nhiệm kì” [8; 13].

Huyện Thanh Chương thường xuyên nhận được sự quan tâm giúp đỡ nhiều mặt của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, các sở, ban, ngành, cấp tỉnh. Cơ sở hạ tầng giao thông thuận lợi tiếp tục được đầu tư xây dựng đã tạo ra thế và lực mới. Đội ngũ cán bộ từ huyện đến cơ sở liên tục được củng cố, kiện toàn cả về số lượng và chất lượng, nội bộ đoàn kết, thống nhất, tinh thần cộng sự cao, nhân dân một lòng tin tưởng vào Đảng, Nhà nước, vào công cuộc đổi mới. Tình hình chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, tạo ra môi trường thuận lợi cho kinh tế - xã hội phát triển. Đó là những thuận lợi căn bản.

Tuy nhiên trong những năm 2005 - 2010, Thanh Chương cũng gặp phải những khó khăn, trở ngại không nhỏ. Khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008 - 2009 đã ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam, giá cả một số mặt hàng phục vụ sản xuất và tiêu dùng tăng cao, ảnh hưởng tới sản xuất và đời sống. Thời tiết diễn biến rất phức tạp, sâu bệnh phá hoại cây trồng, vật nuôi, dịch bệnh gia súc, gia cầm diễn

ra ở nhiều nơi. Mặt khác là huyện xuất phát điểm kinh tế thấp, trong khi đó tư duy kinh tế, trình độ sản xuất, thâm canh, nhất là sản xuất hàng hóa còn hạn chế. Một bộ phận cán bộ, Đảng viên và nhân dân còn có tư tưởng trông chờ, ỷ lại, bảo thủ, trì trệ, chưa theo kịp xu thế phát triển chung.

Những năm qua, Đảng bộ và nhân dân Thanh Chương đã nỗ lực phấn đấu, ra sức phát huy thuận lợi, khắc phục khó khăn giành được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực.

Quán triệt phương châm “phát triển kinh tế là trung tâm”, Ban chấp hành, Ban Thường vụ huyện ủy đã bám sát các chủ trương, chính sách mới của Đảng, Nhà nước, của tỉnh, vận dụng sáng tạo, linh hoạt vào điều kiện cụ thể của huyện để ban hành các chỉ thị, Nghị quyết, đề án thích hợp. Trong nhiệm kì 2005 - 2010, huyện ủy đã ban hành 11 Nghị quyết, 3 chỉ thị, 15 kết luận về chỉ đạo phát triển kinh tế, cho ý kiến vào 8 đề án trọng điểm về các lĩnh vực phát triển chăn nuôi, trồng chè công nghiệp, trồng sắn nguyên liệu, trồng cây nguyên liệu lấy gỗ, giấy, khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thị trấn, thị tứ, chợ nông thôn.

Kinh tế phát triển khá toàn diện và đúng hướng, một số lĩnh vực phát triển nhanh, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn mức bình quân của tỉnh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, kết cấu hạ tầng, nhất là giao thông, thủy lợi tiếp tục được đầu tư xây dựng, các tiềm năng về đất đai, lao động đã được khơi dậy, sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp phát triển khá. Đã hình thành các vùng cây chuyên canh, gắn sản xuất với công nghiệp chế biến, thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm (2006 - 2010) là 18,05%. Trong đó nông, lâm, tăng 10,53%, công nghiệp - xây dựng tăng 22,24%, dịch vụ tăng 23,4%, đạt mục tiêu đại hội đề ra [8; 2].

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực và đúng hướng: So với năm 2005 thì năm 2009, tỷ trọng ngành nông, lâm, ngư từ 52,06% giảm xuống 48,51%, công nghiệp - xây dựng tăng từ 20,67%, thương mại và dịch vụ tăng từ 27,27% lên

28,28%; năm 2010 tỷ trọng tương ứng là 36,3%, 26,9%, 36,8% đạt mục tiêu đại hội đề ra [8; 2]

3.3.2.1. Nông nghiệp

Tập trung lao động chuyển dich cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, đầu tư thâm canh vụ xuân, mở rộng sản xuất hè thu, giảm diện tích lúa mùa, đẩy mạnh vụ đông hàng hóa. Ổn định diện tích lúa, mở rộng diện tích lạc vụ xuân, ngô vụ đông, tích cực vận động nhân dân đưa các giống mới vào sản xuất, ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật nên năng suất, sản lượng, giá trị tăng cao. Đã xây dựng được vùng nguyên liệu tập trung như chè, sắn, nguyên liệu giấy…

Tổng sản lượng cây có hạt năm 2005 đạt 90.017 tấn, năm 2006 đạt 104.110 tấn, năm 2007 đạt 101.365 tấn, năm 2008 đạt 107.967 tấn, năm 2009 đạt 105.609 tấn, năm 2010 là 104.846 tấn. (số liệu theo báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng hàng năm của huyện ủy Thanh Chương).

Chỉ đạo tích cực thực hiện đề án phát trển cây chè, khảo sát lại diện tích, năng suất, sản lượng, tập trung trồng mới, đầu tư thâm canh tăng năng suất, ứng dụng nhanh tiến bộ kĩ thuật thu hái chè, trồng mới thêm 1.958,8 ha (trong đó năm 2010 thêm 450 ha), diện tích chè hiện có là 4.795,7 ha, trong đó 3.121,6 ha chè kinh doanh, năng suất chè búp tươi bình quân 105 tạ/ ha, sản lượng đạt 37.300 tấn [9; 2]. Mối quan hệ giữa vùng nguyên liệu và chế biến được giải quyết tốt, giá bán sản phẩm tăng lên.

Cây sắn nguyên liệu tiếp tục phát triển. Đưa nhanh giống cao sản vào sản xuất. Bố trí hợp lí trồng cây sắn, diện tích ổn định 2.900 - 3.000 ha, sản lượng tinh bột sắn 30.000 tấn. Phối hợp giải quyết tốt vấn đề môi trường nhà máy chế biến tinh bột sắn [8; 2].

Cây lạc tăng khá, năm 2005 có 1.957 ha, năng suất 16,1 tạ/ ha, sản lượng 3.151 tấn. Năm 2009 tương ứng có 2.219 ha, 24,98 tạ/ ha, 5.543 tấn, năm 2010 tương ứng là 2.250 ha, 25 tạ/ ha, 5.625 tấn [8; 2].

Kinh tế vườn và trang trại có nhiều tiến bộ đang trên đà phát triển. Toàn huyện hiện có 71 trang trại sản xuất hiệu quả khá. Đã có nhiều gia đình sản xuất kinh doanh giỏi, thu nhập từ 50 - 70 triệu đồng/ năm trở lên.

Chăn nuôi phát triển cả về số lượng và chất lượng. Nét nổi bật là đã có sự chuyển hướng từ chăn nuôi truyền thống sang chăn nuôi hàng hóa, đã có một số trang trại, gia trại chăn nuôi đạt hiệu quả khá, việc chọn giống, tiêm phòng dịch bệnh được quan tâm hơn.

Năm 2005 đàn trâu bò có 67.936 con, năm 2009 có 81.565 con, năm 2010 có 84.435 con, tăng bình quân hàng năm 5,45%. Đàn lợn năm 2005 có 91.214 con, năm 2009 có 108.476 con, năm 2010 có 118.040 con, tăng bình quân hàng năm 4,7%. Đàn hươu, dê tiếp tục phát triển, đàn gia cầm hàng năm có trên 1,5 triệu con, giá trị thu nhập từ chăn nuôi tăng nhanh [8; 3].

Huyện ủy đã đánh giá và chỉ đạo tiếp tục thực hiện đề án “phát triển nuôi trồng thủy sản thời kì 2002 - 2010”. Phong trào nuôi cá tiếp tục phát triển, nhất là cá vụ đông trên ruộng lúa, cá lồng trên sông hồ.

3.3.2.2. Lâm nghiệp

Huyện đã tạo ra bước chuyển biến quan trọng về nhận thức từ trồng cây quang cảnh, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc sang trồng rừng thâm canh, tạo ra sản phẩm hàng hóa, khoanh nuôi, bảo vệ, làm giàu vốn rừng.

Trồng rừng tập trung năm 2005 là 1.870 ha, đạt 124,7% kế hoạch; năm 2006 là 2.120 ha, đạt 104,95% kế hoạch; năm 2008 là 2.065 ha, đạt 114,7% kế hoạch; năm 2009 là 2.267 ha, đạt 100,8% kế hoạch. Tính đến năm 2010, diện tích rừng tập trung trồng mới là 10.719 ha, khoanh nuôi, phục hồi 16.400 ha. Độ che phủ rừng năm 2005 là 50,6%, năm 2009 là 53,2%, năm 2010 đạt 55% [8; 3]

Công tác quản lí của Nhà nước về đất đai từng bước đi vào nề nếp, các vụ tranh chấp đất đai trong huyện được giải quyết tốt.

3.3.2.3. Công nghiệp, tiểu - thủ công nghiệp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

So với trước, những năm 2005 - 2010 công tác đào tạo nghề, tổ chức hành nghề được cấp ủy, chính quyền và ngành công nghiệp quan tâm thường xuyên

hơn. Một số nghề như sửa chữa cơ khí, điện tử, sản xuất đồ mộc cao cấp, mây tre đan được hình thành, phát triển. Những năm qua, ủy ban nhân dân tỉnh đã công nhận 3 làng nghề: Bún bánh làng Vịnh (xã Thanh Tường), làng mộc Dinh Chu (xã Thanh Tường), làng chổi đót (xã Thanh Lĩnh). Ủy ban nhân dân huyện cũng đã công nhận 5 làng nghề.

Sản phẩm công nghiệp tăng khá. Năm 2005 khai thác cát sạn đạt trên 520.000 m3, năm 2010 đạt 950.000 m3. Gạch nung năm 2005 đạt 30 triệu viên, năm 2010 đạt 80 triệu viên. Chè búp khô năm 2005 đạt 4.850 tấn, năm 2009 là 5.760 tấn, năm 2010 là 6.500 tấn [8; 4].

Huyện đã từng bước đưa phương tiện cơ giới vào các khâu sản xuất như máy cày đa chức năng, ô tô vận tải hàng hóa, hành khách, máy bơm, máy tuốt lúa, máy gặt, máy hái chè… Từ năm 2005 huyện đã hoàn thành hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khu dân cư cho 950 hộ ở thị trấn. Năm 2006 huyện đã tập trung giải quyết cơ bản các tranh chấp địa giới hành chính các xã, hoàn thành hồ sơ giao đất ở vùng nông thôn. Việc giải phóng mặt bằng, tiếp nhận và ổn định cuộc sống cho đồng bào tái định cư thủy điện Bản Vẽ được triển khai tích cực. Năm 2007 hoàn thành việc lập quy hoạch thị trấn Rộ, mở rộng thị trấn Thanh Chương, quy hoạch khu sinh thái hồ sông Rộ, thị tứ Hạnh Lâm, Phuống, Rạng, dự án đường giao thông Thanh Giang - Thanh Mai, lập hồ sơ trình cấp có thẩm quyền lập 2 xã mới vùng tái định cư Bản Vẽ.

Điểm lại trong nhiệm kì 2005 - 2010, Thanh Chương đã có bước chuyển biến quan trọng về nhận thức trong việc xây dựng, quản lí và thực hiện quy hoạch, đã xây dựng được quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của huyện đến năm 2020, được Ủy ban nhân dân Tỉnh phê duyệt, công bố quy hoạch khu đô thị mới Thanh Thủy (2006), thị trấn Rộ và mở rộng thị trấn Thanh Chương (2008), các thị tứ Phuống, Hạnh Lâm, Thanh Lĩnh, Rạng, khu công nghiệp nhỏ Thanh Ngọc (2009), hoàn thành quy hoạch mạng lưới điện giai đoạn 2005 - 2010, có tính đến năm 2020, quan tâm, tạo điều kiện phát triển các doanh nghiệp tư nhân.

Kết cấu hạ tầng tiếp tục phát triển. Ngoài việc huy động trả nợ, tiếp tục mở rộng thu hút đầu tư, huy động nội lực đẩy nhanh việc thi công và đưa vào xây dựng các công trình dự án, tích cực thực hiện các cơ chế chính sách để phát triển giao thông nông thôn theo quy định 57 của Ủy ban nhân dân Tỉnh.

Tổng số vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng năm 2005 là 64,950 tỷ đồng trong đó, vốn huy động đóng góp của nhân dân là 14 tỷ đồng (21,6%), năm 2006 là 64,985 tỷ đồng trong đó, dân đóng góp 13,821 tỷ đồng (23%), năm 2007 là 76 tỷ đồng trong đó, dân đóng 14,5 tỷ đồng (19%), năm 2009 là 218,754 tỷ đồng trong đó, dân đóng góp 38,5 tỷ đồng (17,6%) (số liệu theo báo cáo công tác xây dựng Đảng hàng năm của huyện ủy Thanh Chương).

Việc thu hút đầu tư được mở rộng: Xây dựng nhà máy gạch tuynen Thanh Ngọc, nâng cấp các nhà máy gạch 30 - 4, rào Gang, rú Nguộc, xây dựng nhà máy chè Trường Thịnh, nâng cấp nhà máy chè Hạnh Lâm, nhà máy chế biến tinh bột sắn, xây dựng trung tâm thương mại Rộ, đang triển khai thực hiện các dự án trạm dừng nghỉ và du lịch sinh thái tại Thanh Đức, nhà máy chế biến chè xuất khẩu Rồng Phương Đông tại Thanh Đức.

Tập trung huy động nội lực, vừa trả các khoản nợ vừa kết hợp với nguồn ngoại lực để tiếp tục đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng. Thường xuyên bám chắc và chỉ đạo thực hiện các công trình trọng điểm theo Nghị quyết đại hội XXVIII và các dự án đầu tư. Nâng cấp, mở rộng tỉnh lộ 533 từ Thanh Thịnh đi Nam Lộc, nâng cấp quốc lộ 46 từ cầu Rộ lên thị trấn, xây dựng các trục đường ngang nối tỉnh lộ 533 với đường Hồ Chí Minh từ Phuống đi Thanh Mai, từ Thanh Tùng

Một phần của tài liệu Những chuyển biến của kinh tế thanh chương trong giai đoạn 1986 2010 luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 78 - 95)