2006 2010: 12,4% [26; 28] * Trong ngành dịch vụ:
3.3.1. Kinh tế Thanh Chương trong giai đoạn 2001
3.3.1.1. Nông nghiệp
Với phương châm “phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt, xây dựng văn hóa là nền tảng tinh thần”, Ban chấp hành Đảng bộ đã cụ thể hóa các chỉ thị, Nghị quyết của Đảng bằng các chương trình hành động, kế hoạch, đề án cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tiễn của huyện và cơ sở để chỉ đạo thực hiện và đạt dược những kết quả khả quan.
Trong nhiệm kì 2000 - 2005, Ban chấp hành, Ban Thường vụ huyện ủy đã ban hành nhiều Nghị quyết, chỉ thị, đề án về sản xuất, phát triển chăn nuôi, phát triển thủy sản, phát triển tiểu thủ công nghiệp, xây dựng làng nghề và tập trung chỉ đạo thực hiện các chương trình, kế hoạch dài hạn để đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế hàng năm trên địa bàn huyện. Đồng thời tập trung chỉ đạo việc quy hoạch tổng thể và bổ sung quy hoạch về phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 - 2010 của huyện và cơ sở, chỉ đạo thực hiện chỉ thị 02 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An về chuyển đổi ruộng đất, đẩy mạnh việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất, chỉ đạo tốt việc huy động nội lực trong nhân dân để tranh thủ cơ chế, chính sách của Trung ương, của Tỉnh, thu hút các nguồn lực bên ngoài để đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng, do đó kết cấu hạ tầng từ huyện đến cơ sở được nâng lên một bước lớn đáng kể, bộ mặt của nông thôn có nhiều đổi mới, khởi sắc hẳn lên, sản xuất, đời sống có nhiều thuận lợi và phát triển khá nhanh.
Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đạt 19,5% (tỉnh là 10,6%) vượt 8,5% so với chỉ tiêu mà đại hội XXVII đề ra [32; 376].
Giá trị sản xuất (theo giá cố định 1994) năm 2000 đạt 631,12 tỷ đồng, năm 2004 đạt 1.289 tỷ đồng, năm 2005 đạt 1.470,5 tỷ đồng, bình quân trong 5 năm tốc độ tăng trưởng kinh tế là 19,5% (so với mục tiêu đại hội XXVII vượt 8,15%) [7; 2].
Thu nhập bình quân đầu người năm 2000 là 2,449 triệu đồng/ năm, năm 2004 là 6,395 triệu đồng/ năm, vượt chỉ tiêu đại hội XXVII đề ra [7; 1].
Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo đúng hướng. Điều này được cụ thể qua các năm như sau:
Cơ cấu kinh tế 2000 2001 2002 2003 2004 2005
Nông - lâm - ngư 69,82% 66,6% 64,9% 58,2% 56,4% 52,06% Công nghiệp - xây dựng 6,5% 8,56% 8,75% 15,0% 16,3% 20,67% Dịch vụ 23,68% 24,84% 26,4% 26,8% 27,3% 27,27%
(Số kiệu do tác giả thống kê qua các báo cáo hàng năm của Ủy ban nhân dân huyện Thanh Chương)
Nhìn vào trên ta thấy tỷ trọng nông - lâm - ngư giảm từ 69,82% (2000) xuống 52,06% (2005). Tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng từ 6,5% (2000) lên 20,67% (2005) và dịch vụ từ 23,68 (2000) lên 27,27% (2005).
Để khắc phục tình trạng đất đai manh mún, năm 2000 tỉnh ủy có chỉ thị 02 vận động nông dân chuyển đổi đất từ ô thửa nhỏ sang ô thửa lớn để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Thực hiện chỉ thị đó, huyện đã cử các đoàn cán bộ đi học kinh nghiệm thực tế tại Thanh Hóa, Hà Tây (nay thuộc Hà Nội). Sau một năm chỉ đạo, toàn huyện cơ bản đã hoàn thành việc “dồn điền đổi thửa”, số ô thửa nhỏ đã giảm khoảng 50%, ô thửa lớn được tăng lên đáng kể.
Nét nỏi bật về sản xuất nông nghiệp là đã đưa nhanh các tiến bộ khoa học kĩ thuật và công nghệ vào sản xuất và đời sống: Ngô lai, lúa lai, con vật lai đã được kiểm định có năng suất cao, chất lượng tốt nên đã tạo ra một khối lượng sản phẩm tương đối lớn.
Cơ cấu cây trồng đã chuyển đổi theo hướng sản xuất hàng hóa, tập trung đẩy mạnh đầu tư thâm canh vụ xuân, mở rộng sản xuất hè thu để né tránh lũ lụt, giảm diện tích vụ mùa đưa vụ đông trở thành vụ sản xuất hàng hóa.
Tổng diện tích các loại cây qua các năm được thể hiện ở bảng sau: Diện tích 2000 2002 2003 2005 Cây lúa 14.905 14.946 14.304 14.326 Cây ngô 3.989 4.203 4.985 6.651 Cây lạc 2.330 1.486 1.060 1.957 Cây sắn 1.010 1.400 1.944 1.921
(Đơn vị: ha. Số liệu do tác giả thống kê qua các báo cáo hàng năm của Ủy ban nhân dân huyện Thanh Chương.)
Nhìn chung diện tích lúa hàng năm là ổn định ở mức 14.000 ha. Nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật, nhất là việc đưa nhanh giống lúa lai vào sản xuất nên năng suất tăng cao: Năm 2000 năng suất lúa bình quân đạt 39,05 tạ/ ha, năm 2004 đạt 52,4 tạ/ ha, sản lượng năm 2000 đạt 58.217 tấn, năm 2004 đạt 74.572 tấn, tăng 16.355 tấn [7; 2].
Diện tích ngô năm 2000 đạt 3.989 ha, trong đó vụ đông 1.411 ha, năm 2004 diện tích là 7.666 ha, trong đó vụ đông 4.039 ha. Cơ bản là các giống ngô lai nên năng suất cao. Năm 2000 năng suất bình quân cả năm đạt 20,59 tạ/ ha, năm 2004 tăng lên 42,6 tạ/ ha [7; 2].
Sản lượng lương thực có hạt tăng nhanh: Năm 2000 đạt 66.614 tấn, năm 2004 đạt 100.591 tấn, tăng 33.995 tấn, so với mục tiêu đại hội vượt 23.841 tấn.
Sản xuất cây lạc đã có tiến bộ: Sử dụng giống có năng suất cao, từng bước áp dụng công nghệ phủ nilông, sản xuất 3 vụ trong năm, nâng cao sản lượng và giá trị.
Cây sắn được đưa vào sản xuất bằng giống cao sản. Năm 2002 diện tích là 1.400 ha, trong đó có 380 ha sắn cao sản KM94, HN124, năng suất 465 tạ/ ha.
Năm 2004 trồng 2.110 ha trong đó có 1.953 ha sắn cao sản, sản lượng đạt 92.840 tấn, đưa lại nguồn thu nhập đáng kể cho nông dân [7; 2].
Riêng cây chè là cây đem lại giá trị cao cho nông dân, năm 2004 trồng gần 440 ha, đưa tổng diện tích trên địa bàn lên 4.998 ha. Cây chè được đầu tư chăm sóc đúng quy trình, năng suất chè tươi bình quân tăng từ 70 - 80 tạ/ ha lên 100 tạ/ ha, có nhiều hộ đạt từ 120 - 150 tạ/ ha [32; 377].
Tổ chức hội nông dân đã cụ thể hóa chỉ thị 01 của Ban Thường vụ huyện ủy về phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại thành chương trình hành động trong cán bộ, hội viên nông dân để chỉ đạo thực hiện. Đến năm 2002 đã có 16.227 vườn hộ được cải tạo các loại cây có giá trị kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa, đem lại hiệu quả kinh tế cao: 520 hộ có thu nhập từ 5 - 15 triệu đồng/ năm, 93 hộ có thu nhập từ 15 - 30 triệu đồng/ năm, 6 hộ có thu nhập từ 30 triệu đồng/ năm [32; 378].
Từ thực tiễn phát triển kinh tế vườn đồi, vườn nhà, nhiều hộ gia đình đã đầu tư phát triển kinh tế trang trại, phát triển kinh tế hàng hóa tập trung, tạo thêm việc làm, tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống. Đến cuối năm 2000 đã có 82 trang trại với quy mô diện tích 10 ha trở lên, phát triển trồng chè công nghiệp, chăn nuôi, có thu nhập cao, bình quân một trang trại 10,4 triệu đồng/ năm.
Chăn nuôi cũng được chú trọng đúng mức hơn. Ngoài các con vật nuôi dê, bò, gia cầm dược cấp ủy, chính quyền các cấp chỉ đạo quyết liệt nên tăng nhanh. Phong trào nuôi cá, nhất là cá vụ đông trên ruộng phát triển nhanh, đó là giải pháp tích cực nhằm tăng giá trị trên một đơn vị diện tích.
Năm 2000 2002 2003 2005
Tổng đàn trâu 31.600 31.343 31.429 28.000
Tổng đàn bò 30.005 31.040 32.382 40.820
Tổng đàn lợn 66.400 82.607 83.789 91.214
(Đơn vị: con. Số liệu do tác giả thống kê qua báo cáo hàng năm của Ủy ban nhân dân huyện Thanh Chương)
3.3.1.2. Lâm nghiệp
Huyện ủy, Ủy ban nhân huyện đã có nhiều biện pháp khuyến khích lâm nghiệp phát triển. Năm 2002 là năm tập trung quyết liệt nhiều biện pháp chỉ đạo thực hiện chương trình 661, vừa mở rộng diện tích trồng rừng phòng hộ, mô hình rừng nguyên liệu giấy và công tác bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng, nên kết quả vượt các chỉ tiêu.
Ủy ban nhân dân huyện đã tổ chức cho cán bộ chủ trì và lâm nghiệp của 8 xã đi tham quan học tập mô hình trồng rừng nguyên liệu giấy ở tỉnh Phú Thọ, đồng thời chỉ đạo quyết liệt việc trồng rừng thâm canh nguyên liệu giấy, tiến bộ khoa học kĩ thuật dâm cành đã được áp dụng trên địa bàn.
Kết quả trồng rừng tập trung năm 2002 được 1.844 ha tăng 77,3% so với năm 2001. Trồng 2 triệu cây phân tán [18; 4].
Đến năm 2004 trồng rừng đạt 14.500 ha, nâng độ che phủ rừng tăng từ 42,17% lên 49,42% năm 2004, vượt 1,72% so với chỉ tiêu đại hội XXVII [8; 3].
Công tác quản lí và bảo vệ rừng thường xuyên được quan tâm và tập trung chỉ đạo chặt chẽ. Từ huyện đến xã, thị trấn, các đơn vị có rừng đều có thành lập ban chỉ đạo và lập 33 tổ, đội phòng cháy chữa cháy, tổ chức 29 lớp tập huấn về bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng để các công dân tiếp tục được tiếp thu học tập về luật bảo vệ rừng. Sau khi học tập có 1.500 hộ nhận đất rừng đã kí cam kết thực hiện nghiêm quy định của Nhà nước. Lực lượng liên ngành, lực lượng kiểm lâm, lực lượng bảo vệ rừng của lâm trường, tổng đội thanh niên xung phong và các xã đã được kiểm tra, phát hiện xử lí kiên quyết, kịp thời 507 vụ vi phạm lâm luật (giảm 22 vụ so với năm 2001), tịch thu 700,5 m3 các loại, 101 kg động vật rừng, 76 xe bò kéo nên đã hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về tài nguyên rừng [18; 4]
Sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện đã có bước phát triển đáng kể. Trong nhiệm kì đã nâng cấp các nhà máy chế biến chè, xây dựng nhà máy chế biến tinh bột sắn với công suất 60 tấn tinh bột/ ngày, đang chuẩn bị xây dựng xí nghiệp sản xuất gạch tuynel 20 triệu viên/ năm. Việc cơ chế hóa trong sản xuất tăng khá. Toàn huyện có 120 máy cày đa chức năng, 100 xe vận tải các loại, các phương tiện bơm nước, tuốt lúa, sấy chè… đều tăng nhanh [7; 3].
Các ngành nghề truyền thống được duy trì và mở rộng như sản xuất vật liệu xây dựng, nông cụ cầm tay, đồ mộc dân dụng, đan lát… Một số nghề mới như sản xuất đồ mộc cao cấp, sửa chữa cơ khí, điện tử, xây dựng… được phát triển. Ngành còn tổ chức đi tham quan học hỏi kinh nghiệm các nơi, xây dựng đề án phát triển kinh tế làng nghề, tập trung chỉ đạo phát triển 4 làng nghề tiểu thủ công nghiệp ở Đồng Văn, Thanh Lĩnh, Thanh Đồng, Thanh Tường, đưa một số nghề mới như thêu len ở Thanh Tiên, mây tre đan xuất khẩu ở Thanh Lĩnh, chiếu trúc ở Thanh Ngọc có sản phẩm tham gia vào thị trường xuất khẩu của tỉnh.
Giá trị sản xuất tiểu - thủ công nghiệp - xây dựng năm 2000 đạt 77,04 tỷ đồng, năm 2004 đạt 318 tỷ đồng. Trong 4 năm tốc độ tăng trưởng bình quân 42,55% vượt 29,35% so với mục tiêu đại hội XXVII [7; 3].
Đế khắc phục tình trạng giao thông thấp kém, từ nhiệm kì trước huyện đã chủ trương xây dựng “quỹ giao thông”, tạo nguồn kinh phí quan trọng để duy trì, bảo dưỡng đường sá, lập dự án gọi vốn đầu tư giao thông trên địa bàn huyện (quỹ này phát huy tác dụng rất tốt và được duy trì đến năm 2003).
Nét nổi bật là bằng nhiều hình thức huy động nội lực, tranh thủ ngoại lực cùng với sự đầu tư đáng kể của Nhà nước (như cho vay xi măng) hệ thống giao thông nhất là đường liên thôn, liên xã, kiên cố hóa kênh mương thủy lợi phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng. Huyện đã được tặng cờ thi đua của Chính phủ về thành tích này. Thanh Chương đã được chọn làm điểm công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn của tỉnh trong giai đoạn này.
Huyện đã vận dụng cơ chế đầu tư của tỉnh cùng nguồn vốn từ ngân sách huyện, xã và dân góp xây dựng được 91,4 km đường nhựa. Đến cuối năm 2004 trên địa bàn huyện có 184,4 km đường nhựa các loại, hơn 6000 km đường xi măng nông thôn, nâng cấp hàng trăm km đường đất. Phối hợp chặt chẽ với các ngành Trung ương và tỉnh triển khai thực hiện nhiều hạng mục công trình trọng điểm như đường Hồ Chí Minh, đường từ đường Hồ Chí Minh về quê Bác, đường 46, đường 33. Hệ thống giao thông thủy lợi nội đồng được phát triển, xây dựng và triển khai thực hiện dự án xây dựng giao thông vùng chè và cây công nghiệp. Số vốn đầu tư cho các công trình giao thông trong 4 năm là 264 tỷ đồng [7; 3].
Sự kiện nổi bật nhất về giao thông là khánh thành cầu Rộ nối hai bờ sông Lam từ Ngọc Sơn sang Võ Liệt (2004). Công trình cầu Rộ có ý nghĩa đặc biệt rất lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Huyện đã xây dựng 10 trạm bơm điện, 3 hồ chứa nước, cơ bản hoàn thành chương trình kiên cố hóa kênh mương với chiều dài 488 km. Nâng cấp cải tạo 7 trạm bơm điện và 3 hồ chứa nước, tu sửa hệ thống công trình thủy lợi và hệ thống đê điều phòng chống lũ lụt, huy động hàng triệu ngày công đào đắp đất đá. Bước đầu xây dựng tưới cho cây chè ở vùng Thanh Mai, tổng đội thanh niên xung phong 2. Số vốn đầu tư cho các công trình thủy lợi trong 4 năm là 67 tỷ đồng.
Đã tập trung thực hiện chương trình 135, xây dựng cơ sở hạ tầng cho 6 xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn. Đến nay các công trình đều đã phát huy hiệu quả, góp phần tích cực xóa đói giảm nghèo và đổi mới bộ mặt nông thôn.
Các công trình văn hóa xã hội được đầu tư tích cực, đã xây dựng 23 trường học cao tầng, hơn 1.200 phòng học đạt tiêu chuẩn. Hệ thống trạm y tế được tăng cường, phòng khám đa khoa Chùa và 38 trạm xã được xây dựng mới và nâng cấp, 38/ 38 xã đều có điểm bưu điện văn hóa…
Tổng số vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trong 4 năm là 444 tỷ đồng trong đó vốn nội lực là 139 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 31,4% [7; 4]
Nét nổi bật trong thời gian qua là đã thu hút được nhiều con em quê hương đang sinh sống công tác ngoài huyện về giúp đỡ quê hương với nhiều hình thức. Riêng số tiền ủng hộ xây dựng cơ sở hạ tầng đã lên tới hơn 10 tỷ đồng.
3.3.1.4. Thương mại, dịch vụ và tài chính, ngân hàng
Thương mại, dịch vụ có sự chuyển biến theo cơ chế thị trường, tăng trưởng nhanh, đáp ứng nhu cầu sản xuất, đời sống. Mạng lưới thương nghiệp nhiều thành phần được mở rộng, có một số hộ đã vươn lên kinh doanh lớn, hình thành một số công ty trách nhiệm hữu hạn, kinh doanh vật liệu xây dựng, dịch vụ vận tải, phân bón, thuốc trừ sâu. Hoạt động dịch vụ ở thị trấn, thị tứ và các cụm dân cư được phát triển tạo điều kiện để mở rộng giao lưu hàng hóa, thúc đẩy sản xuấ và phục vụ nhu cầu sinh hoạt của nhân dân.
Cơ sở hạ tầng kinh tế phát triển càng làm cho thương mại, dịch vụ phát triển, tăng trưởng nhanh chóng.
Giá trị sản xuất tăng thêm ngành dịch vụ năm 2000 là 152,56 tỷ đồng, năm 2004 là 323 tỷ đồng. Trong 4 năm ngành dịch vụ tăng bình quân 21,25% vượt 4,14% so với chỉ tiêu đại hội XXVII [7; 4].
Về tài chính, ngân hàng: Sản xuất phát triển đã tạo điều kiện tăng thu cho ngân sách. Mặc dù một số sắc thuế được miễn giảm cho dân nhưng hàng năm thu ngân sách trên địa bàn vẫn khá, năm 2000 thu 4,7 tỷ đồng, năm 2004 thu 13,7 tỷ đồng (tăng 9 tỷ đồng). Việc huy động vốn tín dụng cho vay đầu tư sản xuất và phục vụ đời sống trên địa bàn tăng nhanh, tăng 99 tỷ đồng (năm 2000 đạt 36 tỷ đồng, năm 2004 đạt 135 tỷ đồng). Việc giải quyết vốn vay cho dân