2006 2010: 12,4% [26; 28] * Trong ngành dịch vụ:
3.2. Kinh tế Thanh Chương trong 5 năm cuối thế kỉ XX (1996 2000)
3.2.1. Nông nghiệp
Quán triệt tư tưởng “phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm”, Huyện ủy đã ban hành 30 loại văn bản, trong đó có 10 Nghị quyyết về kinh tế bằng 67% số Nghị quyết trong nhiệm kì và 20 loại văn bản khác về lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế, trong đó tập trung lãnh đạo phát triển nông nghiệp toàn diện, coi trọng thâm canh, tăng vụ, ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, đổi mới cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Hàng năm, hàng vụ, Ban chấp hành, Ban Thường vụ Huyện ủy đều ra Nghị quyết về các vụ sản xuất, tổ chức triển khai, tập huấn rộng rãi, nỗ lực tốt và trong chỉ đạo, huy động các cấp, các ngành và mọi nguồn lực có thể được để đầu tư phát triển sản xuất, sử dụng đồng bộ các biện pháp tư tưởng, kinh tế, tổ chức và hành chính nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu đề ra. Ban chấp hành đã xây dựng đề án phát triển cây chè, cây lâm nghiệp đến năm 2010; đề án sản xuất và bảo đảm an toàn lương thực, thực phẩm từ năm 1998 - 2000 và năm 2005. Nhờ đó, sản xuất nông - lâm nghiệp có sự phát triển toàn diện.
Ban chấp hành Đảng bộ đã ra chỉ thị 01 về tăng cường lãnh đạo phát triển kinh tế vườn, đầu tư xây dựng các vườn ươm giống cây ăn quả, cây lâm nghiệp, xây dựng, củng cố hội làm vườn, tổ chức nhiều hội nghị tập huấn, tham quan, học tập, tổng kết các điển hình làm kinh tế giỏi nhằm phát triển kinh tế vườn nhà, vườn đồi và vườn rừng. Nhờ đó, kinh tế vườn đã có bước khởi sắc.
Ban chấp hành Đảng bộ huyện đã quan tâm chuyển đổi hợp tác xã nông nghiệp, thực hiện Nghị quyết 64/ CP về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài cho hộ nông dân và Nghị quyết 02/ CP về giao đất lâm nghiệp cho người lao động, đến năm 2000 việc này cơ bản hoàn thành.
Kết quả trong giai đoạn 1996 - 2000, kinh tế có bước tăng trưởng mới, an toàn lương thực được bảo đảm, đời sống phần lớn nhân dân được ổn định, một bộ phận được cải thiện.
Tổng giá trị sản xuất năm 2000 đạt 631,12 tỷ đồng, bình quân 5 năm đạt 537,4 tỷ đồng, tăng 1,7 lần so với bình quân 5 năm trước và giá trị sản xuất bình quân đầu người đạt 2,8 triệu đồng. Tổng giá trị tăng thêm bình quân hàng năm đạt 349,73 tỷ đồng, tăng bình quân 9,45% [6; 2].
Cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển biến theo hướng tăng dần tỷ trọng tiểu -
th công nghi p v d ch v .ủ ệ à ị ụ
1995 2000
Tỷ trọng giá trị nông nghiệp 84,7% 68,82%
Tiểu - thủ công nghiêp và xây dựng 4% 6,5%
Dịch vụ 11,3% 23,68%
(Số liệu do tác giả tổng hợp từ báo cáo chính trị tại đại hội lần thứ XXVI của huyện Thanh Chương)
Nông nghiệp phát triển tương đối toàn diện và đúng hướng, đem lại hiệu quả thiết thực. Nhờ chuyển đổi cơ cấu mùa vụ hợp lí, sản xuất hè thu được mở rộng, vụ đông trở thành vụ sản xuất chính nên diện tích gieo trồng hàng năm được tăng lên.
Cơ cấu cây trồng có bước chuyển biến theo hướng sản xuất hàng hóa. Diện tích cây ngô tăng từ 1.629 ha (năm 1990) lên 2.890 ha (năm 1995) và năm 2000 đạt trên 4.000 ha. Diện tích khoai lang và sắn giảm đáng kể. Các loại giống mới như lúa lai, ngô lai được đưa vào sản xuất ngày càng nhiều, chế độ đầu tư thâm canh có tiến bộ. Nhờ đó năng suất, sản lượng nhiều loại cây trồng được tăng lên, cụ thể:
Năng suất lúa bình quân tăng từ 25,6 tạ/ ha năm 1996 lên 39 tạ/ ha năm 2000. Bình quân lương thực đầu người tăng từ 237 kg năm 1996 lên 326 kg năm 2000 [6; 2].
Tổng sản lượng quy thóc từ 52.000 tấn năm 1996 tăng lên 74.000 tấn năm 2000, đạt 89,15% so với mục tiêu đại hội XXVI. Cây công nghiệp ngắn ngày
nhất là đậu tương, đậu xanh đạt khá cả về diện tích, năng suất, sản lượng. Cây công nghiệp dài ngày nhất là chè công nghiệp có bước tăng đáng kể. Năm 1990 mới có 238 ha chè công nghiệp, năm 1995 tăng lên 1.400 ha và năm 2000 đạt 3.200 vượt chỉ tiêu đại hội XXVI là 500 ha. Trong đó có 1.750 ha chè kinh doanh, bình quân mỗi năm trồng mới 313 ha. Năng suất bình quân đạt từ 70 - 80 tạ/ ha, nhiều hộ gia đình đạt từ 120 - 150 tạ/ ha [6; 2].
Phong trào cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế vườn có nhiều chuyển biến rất tốt, kinh tế trang trại đang từng bước được hình thành. Đến tháng 11/ 2000 toàn huyện đã có 15.846 vườn hộ được cải tạo để trồng các loại cây có giá trị kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa và kinh doanh tổng hợp như nhãn, cam, hồng, hồ tiêu.
Tỷ trọng thu nhập từ chăn nuôi và kinh tế vườn ngày càng tăng. Nhiều hộ gia đình sản xuất giỏi, có thu nhập từ 30 - 40 triệu đồng. Đến cuối năn 2000 đã có 82 trang trại lớn với 1.215 ha, bình quân 14,8 ha/ 1 trang trại [6; 2].
Ngày 17/ 7/ 2000, ủy ban nhân dân huyện đã có báo cáo số 177 đánh giá tình hình kinh tế trang trại, định hướng phát triển kinh tế trang trại trong thời gian tới. Báo cáo đã nêu kết quả khảo sát: Tổng số trang trại đạt tiêu chí là 82 trang trại, vùng Cát Ngạn có 83 trang trại, vùng Hoa Quân có 8, vùng Võ Liệt có 5, vùng Bích Hào có 39, vùng Xuân Lâm có 2, vùng Đại Đồng có 2, vùng lâm trường, nông trường có 13 trang trại. Qua khảo sát kinh tế trang trại lần này, chứng tỏ sản xuất nông nghiệp chủ yếu là ổn định đời sống kinh tế - xã hội, sự giàu có khó có khả năng thành đạt, bởi lãi từ sản xuất nông nghiệp rất thấp. Thông qua khảo sát, lãi thực tế của các trang trại đã nêu trên chứng tỏ nông nghiệp Thanh Chương có khả năng phát triển toàn diện: Trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, trong đó chè công nghiệp là cây chủ lực có giá trị hàng hóa cao nhất của các trang trại hiện nay.
Chăn nuôi có nhiều phát triển cả về số lượng và chất lượng. Tổng đàn trâu bò 61.000 con, đạt 88% so với mục tiêu đại hội XXVI đề ra. Huyện đã thực hiện có hiệu quả chương trình sin hóa đàn bò, đến năm 2000 có 5.699 con bò lai sin,
chiếm 19% tổng đàn bò. Đàn lợn có 66.400 con, đạt 79,5% chỉ tiêu. Được tỉnh và Trung ương hỗ trợ 53,4 triệu đồng về vật tư kĩ thuât [6; 3].
Tổng đàn gia cầm có 660.000 con tăng so với cùng kì 10,1%. Công tác tiêm phòng dịch cho đàn gia súc đã chú ý hơn trước. Đầu năm dịch bệnh lở mồm long móng ở trâu, bò, lợn xuất hiện trên diện rộng, 36/ 37 xã có gia súc lâm bệnh. Nhưng nhờ có sự tập trung chỉ đạo dập dịch kịp thời, thường xuyên nên mức độ gây hại không đáng kể. Tổng đàn gia súc được tiêm vắc xin phòng bệnh lở mồm long móng 35.500 con, tiêm phòng tụ huyết trùng cho 13.000 con trâu, bò, 7.700 con lợn (số liệu năm 2000). Phong trào nuôi cá thời vụ trên ruộng lúa sau khi thu hoạch lúa hè thu đã được phát triển rộng rãi, có hiệu quả ở 19 xã có 96 tổ nhóm đầu tư vốn nuôi cá trên diện tích 298 ha (2000) tăng hơn cùng kì 180 ha, dự ước sản lượng thu hoạch 149 tấn cá các loại [16; 3].