ĐẨY MẠNH KINH TẾ THANH CHƯƠNG TRONG THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HOÁ HIỆN ĐẠI HOÁ ĐẤT NƯỚC (1996 2010)

Một phần của tài liệu Những chuyển biến của kinh tế thanh chương trong giai đoạn 1986 2010 luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 50 - 58)

CÔNG NGHIỆP HOÁ - HIỆN ĐẠI HOÁ ĐẤT NƯỚC (1996 - 2010) 3.1. Tình hình và những điều kiện thúc đẩy kinh tế phát triển

Sau 10 năm tiến hành sự nghiệp đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Việt Nam đã phát huy cao độ nội lực của dân tộc, kiên trì mục tiêu cách mạng XHCN vì độc lập dân tộc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh đã giành được những thành tựu to lớn. Chúng ta đã triển khai tích cực và năng động đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa. Khôi phục và mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác nhiều mặt với Trung Quốc, tăng cường quan hệ hữu nghị đoàn kết với Lào, xây dựng quan hệ láng giềng tốt với Campuchia; phát triển quan hệ với các nước trong khu vực, trở thành thành viên đầy đủ của tổ chức ASEAN, củng cố quan hệ hữu nghị với nhiều nước, từng bước đổi mới quan hệ với Liên Bang Nga, những nước trong cộng đồng các quốc gia độc lập và các nước Đông Âu; mở rộng quan hệ với các nước công nghiệp phát triển; bình thường hóa quan hệ với Mĩ; thiết lập và mở rộng quan hệ với nhiều nước Nam Á, Nam Thái Bình Dương, Trung Đông, Châu Phi và Mĩ la tinh; mở rộng quan hệ với phong trào không liên kết; các tổ chức quốc tế và khu vực… Tuy còn một số mặt yếu kém, chưa vững chắc song nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội. Đất nước đã có điều kiện chuyển sang thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Trong bối cảnh lịch sử đó thì đại hội lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã họp ở Hà Nội từ ngày 22/ 6 đến 1/ 7/ 1996. Đại hội đã thảo luận và thông qua các văn kiện quan trọng: Báo cáo chính trị, phương hướng nhiệm vụ, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 1996 - 2000, Điều lệ Đảng (bổ sung và sửa đổi) và Nghị quyết của đại hội. Đại hội đã thảo luận và thông qua “mục tiêu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là xây dựng đất nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất - kĩ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lí, quan hệ

sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Từ nay đến năm 2020 ra sức phấn đấu đưa đất nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp” [29; 80].

Trên con đường thực hiện mục tiêu nêu trên, đại hội xác định: “giai đoạn từ nay đến năm 2000 là bước rất quan trọng của thời kì phát triển mới - đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhiệm vụ của nhân dân ta là tập trung mọi lực lượng, tranh thủ thời cơ, vượt qua thử thách, đẩy mạnh công cuộc đổi mới một cách toàn diện và đồng bộ, tiếp tục phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước theo định hướng XHCN, phấn đấu đạt và vượt mục tiêu đề ra trong chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000, tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả cao và bền vững đi đôi với giải quyết những vấn đề bức xúc về xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng, cải thiện đời sống của nhân dân, nâng cao tích lũy từ nội bộ nền kinh tế, tạo tiền đề vững chắc cho bước phát triển cao hơn vào đầu thế kỉ sau” [26; 82].

Nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong những năm còn lại của thập niên 90 là: “đặc biệt coi trọng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn; phát triển toàn diện nông, lâm, gắn với công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản, phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Nâng cấp cải tạo, mở rộng và xây dựng mới có trọng điểm kết cấu hạ tầng kinh tế, trước hết ở những khâu ách tắc và yếu kém nhất đang cản trở sự phát triển. Xây dựng có chọn lọc một số cơ sở công nghiệp nặng trọng yếu và hết sức cấp thiết, có điều kiện về vốn, công nghệ, thị trường, phát huy tác dụng nhanh và có hiệu quả. Mở rộng thương nghiệp, du lịch, dịch vụ. Đẩy mạnh các hoạt động kinh tế đối ngoại. Hình thành dần một số ngành mũi nhọn như chế biến nông, lâm, thủy sản, khai thác và chế biến dầu khí, một số ngành cơ khí chế tạo, công nghệ điện tử và công nghệ thông tin, du lịch. Phát triển mạnh sự nghiệp giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ” [26; 84 - 86].

Hòa chung vào dòng thác lịch sử của cả nước nói chung, nhân dân huyện Thanh Chương đã nỗ lực phấn đấu vươn lên trong sự nghiệp đổi mới. Và trải qua hơn 10 năm thực hiện đổi mới, Đảng bộ và nhân dân huyện nhà thu được những thành tựu quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội, Đảng và Nhà nước có nhiều chủ trương, chính sách mới nhất là về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, phát triển kinh tế vùng sâu, vùng xa, xóa đói giảm nghèo, cơ sở hạ tầng được tăng cường, kinh nghiệm lao động được tích lũy thêm.

Bên cạnh những thuận lợi huyện nhà cũng gặp nhiều khó khăn, thử thách mới. Nguồn vốn đầu tư hạn chế. Thời tiết diễn biến phức tạp, hạn nặng và kéo dài, cơ sở hạ tầng còn bất cập, chuột và sâu bệnh phá hoại nặng mùa màng. Cuộc khủng hoảng tiền tệ - tài chính trong khu vực đã ảnh hưởng đến sự nghiệp phát triển kinh tế của cả nước và địa phương. Điểm xuất phát nền kinh tế huyện nhà thấp. Đời sống một bộ phận nhân dân còn nhiều khó khăn.

Phát huy truyền thông cách mạng của quê hương Xô Viết, Đảng bộ đã lãnh đạo nhân dân toàn huyện phát huy thuận lợi, khắc phục khó khăn vươn lên giành nhiều thành tựu mới trên tất cả lĩnh vực.

Dưới ánh sáng của đại hội đại biểu lần thứ VIII của Đảng đề ra. Trên cơ sở xách định những thuận lợi và khó khăn của huyện giai đoạn tới, đại hội đại biểu Đảng bộ Thanh Chương lần thứ XXVI đã được tổ chức (13 - 14/ 3/ 1996). Đại hội đã đề ra phương hướng chung của nhiệm kì 1996 - 2000 là: Quán triệt sâu sắc đường lối đổi mới của Đảng, đặc biệt là Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, Nghị quyết đại hội XIV của Đảng bộ Tỉnh, nhận thức sâu sắc những bài học kinh nghiệm qua 10 năm đổi mới biến truyền thống tốt đẹp trong quá khứ thành quyết tâm của Đảng bộ và nhân dân, phấn đấu đưa huyện nhà tiến lên những bước mới. Ra sức phát huy tinh thần tự lực tự cường, đồng thời mở rộng các quan hệ đối ngoại nhằm khai thác các tiềm năng tại chỗ về xây dựng kết cấu hạ tầng. Chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, đặc biệt là cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tập trung đầu tư thâm canh, nâng tỉ trọng thu nhập từ nghề tiểu -

thủ công nghiệp và dịch vụ, tạo bước chuyển nền kinh tế tự cung tự cấp sang nền kinh tế hàng hóa. Đẩy mạnh các hoạt động văn hóa - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, thực hiện tốt công tác quốc phòng - an ninh, xây dựng huyện phát triển theo cơ cấu kinh tế nông lâm - công nghiệp, tiểu - thủ công nghiệp và dịch vụ theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, xây dựng Đảng bộ huyện thành Đảng bộ mạnh.

Để thực hiện được phương hướng đề ra trong giai đoạn mới này, Đảng bộ Thanh Chương lại tiếp tục vạch ra các nhiệm vụ từ chung nhất đến cụ thể nhất nhằm thực hiện tốt Nghị quyết, đường lối của Đảng.

* Trong nông nghiệp:

Chuyển dịch cơ cấu sản xuất hàng hóa gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm và hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với hệ sinh thái của từng vùng, từng tiểu vùng theo phương hướng nông lâm kết hợp, bảo đảm sự phát triển bền vững. Hạn chế tối đa việc sử dụng đất canh tác (đặc biệt là đất trồng lúa) vào mục đích khác. Đẩy mạnh thâm canh trên những diện tích có điều kiện về địa hình và thủy lợi đảm bảo năng suất cao. Tăng dần diện tích trồng cây công nghiệp ngắn ngày, các loại cây họ đậu và rau cao cấp nhằm thu được giá trị cao trên đơn vị diện tích. Đẩy mạnh trồng cây công nghiệp dài ngày (chè, cà phê), cây ăn quả (nhãn, cam, quýt...). Phát triển mạnh chăn nuôi trâu, bò, lợn. Động viên nhân dân tích cực cải tạo vườn tạp làm vườn cây ăn quả cho giá trị kinh tế cao. Thực hiện mô hình VAC ở cả vườn nhà, vườn rừng, trang trại. Ứng dụng những tiến bộ về công nghệ sinh học, đưa nhanh các loại giống có năng suất cao, phẩm chất tốt, sạch bệnh thích ứng với vùng kinh tế, sinh thái (đặc biệt là giống lúa lai, ngô lai, lạc lai) vào sản xuất. Trong chăn nuôi: Lợn lai kinh tế, bò lai sin, gà công nghiệp, vịt siêu thịt, siêu trứng… Cơ cấu có sự chuyển hướng giảm dần tỉ trọng ngành trồng trọt tăng dần tỉ trọng ngành chăn nuôi. Từng bước xây dựng mô hình nông thôn mới. Phát triển và khôi phục lại các ngành nghề, làng nghề truyền thống, mở thêm ngành nghề mới. Chuyển dần lao động sang ngành nghề và các loại dịch vụ. Khuyến khích làm giàu chính đáng. Thu hẹp dần sự phân hóa giàu nghèo và sự chênh lệch về kinh tế giữa các vùng trong huyện.

Theo hướng trên bố trí sản xuất công nghiệp như sau: - Trồng trọt:

+ Nhóm cây lương thực: Cây lúa:

Diện tích lúa cơ bản ổn định ở mức 14.700 ha đến 14.800 ha. Tích cực đẩy mạnh sản xuất hè thu nhằm né tránh thiên tai đề phòng lũ lụt. Giảm bớt diện tích lúa mùa chuyển sang trồng cây công nghệp ngắn ngày và cây màu lương thực có giá trị hơn.

Phấn đấu sản xuất lúa cả năm đạt 37,68 tạ/ ha năm 2000 (tăng hơn năm 1995 là 6,5 tạ/ ha) năm 2005 đạt 40,34 tạ/ ha, năm 2010 đạt 42,35 tạ/ ha. Sản lượng thóc cả năm 2000 đạt 55.942 tấn, năm 2005 đạt 59.948 tấn và năm 2010 đạt 62.463 tấn.

Bố trí theo vụ sản xuất như sau:

Đơn vị 1995 1996 1997 2000 2005 2010

Lúa cả năm

Diện tích Ha 14.833 14.673 15.179 14.847 14.860 14.747 Năng suất Tạ/ ha 30,07 25,8 33,23 37,68 40,34 42,35 Sản lượng Tấn 44.614 37.884 50.453 55.942 59.948 62.463 Lúa đông xuân

Diện tích Ha 7.482 7.464 7.583 7.525 7.530 7.558 Năng suất Tạ/ ha 36,41 37,9 37,34 43 46 47 Sản lượng Tấn 27.244 28.297 28.820 32.309 34.638 35.831 Lúa hè thu Diện tích Ha 4.370 4.280 4.546 5.008 5.200 5.224 Năng suất Tạ/ ha 25,03 16,2 32,8 34,6 27,0 40,0 Sản lượng Tấn 10.942 6.921 14.896 17.326 19.240 20.914 Lúa vụ mùa Diện tích Ha 2.981 2.929 3.050 2.314 2.130 1.965 Năng suất Tạ/ ha 21,56 9,1 23,7 27,32 28,5 30,6 Sản lượng Tấn 6.428 2.666 7.237 6.307 6.070 6.018 [26; 23]

Để đạt được mục tiêu sản lượng lúa theo dự kiến phải đặc biệt coi trọng công tác giống. Cơ cấu giống hợp lí trên các chân ruộng. Tuyển chọn, đưa các giống mới có tiềm lực về năng suất, phẩm chất tốt, khả năng chống chịu vào sản xuất với tỉ lệ diện tích cao. Thực hiện tốt chương trình cấp 1 hóa giống lúa, loại bỏ giống cũ thoái hóa.

Thực hiện tốt biện pháp khuyến nông, mở rộng hình thức hội thảo đầu bờ để tuyên truyền những thành tựu của công nghệ sinh học vào sản xuất. Bảo đảm dịch vụ cung ứng phân bón, thuốc trừ sâu và các biện pháp phòng trừ đúng thời vụ. Coi trọng công tác thủy lợi, từng bước kiên có hóa hệ thống kênh mương và các công trình trên kênh để nâng cao năng lực tưới, tiêu ổn định đến năm 2010 chiếm khoảng 13.200 ha lúa nước (85% diện tích cấy lúa).

Cây ngô:

Cây ngô được coi là cây quan trọng trong tập đoàn cây lương thực vừa có ý nghĩa làm lương thực cho người, vừa làm thức ăn chăn nuôi đồng thời sản phẩm luôn có giá trị trên thị trường.

Dự kiến bố trí 4.067 ha vào năm 2000, năm 2005 là 4.080 ha, năm 2010 là 4.131 ha, tập trung diện tích lớn ở vùng Xuân Lâm và Cát Ngạn. Tăng diện tích ngô vụ đông trên cả đất đồng, đất bãi ven sông, đất hai lúa chuyển vụ. Áp dụng rộng rãi phương pháp trồng ngô bầu, cơ cấu các loại giống ngô lai để giành năng suất cao. Sản lượng ngô cả năm 1995 là 4.585 tấn, năm 2000 đạt 10.821 tấn, năm 2005 là 11.434 tấn và năm 2010 đạt 12.065 tấn.

Cây khoai lang:

Diện tích khoai lang dự kiến năm 2000 trồng 2.985 ha giảm 594 ha so với năm 1995. Chủ yếu giảm diện tích khoai xuân để chuyển sang trồng lạc, trồng ngô, các loại đậu và cây thực phẩm.

Năng suất dự kiến đạt 75 tạ/ ha vào năm 2000 và 83 tạ/ ha năm 2010. Sản lượng năm 2000 đạt 22.383 tấn và khoảng 24.460 tấn năm 2010 [26; 25]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cây công nghiệp ngắn ngày:

Cây lạc: Mở rộng diện tích lạc từ 2.500 (1995) lên 2.600 ha (2000), đến năm 2005 là 2.775 ha, năm 2010 là 2.900 ha, tăng diện tích lạc trên đất trồng màu, trồng xen trên đất ngô, dâu bãi ở vùng Cát Ngạn, Hoa Quân, Bích Hào, Xuân Lâm. Những năm sau bảo đảm ổn định diện tích, tập trung thâm canh, đầu tư phân bón cân đối, sử dụng giống lạc sen lai thay thế giống lạc địa phương. Phấn đấu đạt sản lượng lạc năm 2000 là 3.990 tấn, năm 2005 là 5.550 tấn, năm 2010 là 5.852 tấn [26; 25].

Cây dâu: Tiếp tục phát triển trồng dâu nuôi tằm. Dự kiến bố trí trồng mỗi năm 80 - 100 ha ở những xã dọc sông Lam có diện tích đất bãi phù hợp.

Cây công nghiệp dài ngày:

Cây chè có nhiều điều kiện phát triển trên đất đồi Thanh Chương. Trên cơ sở giao đất khoán rừng, các chương trình dự án mở rộng diện tích chè công nghiệp bằng phương thức trồng chè cành để có năng suất cao. Bố trí mỗi năm trồng 300 ha chè. Đến năm 2000 toàn huyện có khoảng 2.900 ha chè và năm 2010 có khoảng 4.900 ha đi vào kinh doanh ổn định [26; 26].

Cây cà phê bố trí mỗi năm trồng 200 - 250 ha. Phấn đấu năm 2000 có khoảng 500 ha và định hình đến năm 2010 có 2.500 - 3.000 ha [26; 26].

Cây hồ tiêu được trồng ở vườn gia đình, tập trung ở vùng Cát Ngạn, Hoa Quân, Võ Liệt và một số xã vùng Bích Hào.

- Chăn nuôi:

Phát triển chăn nuôi toàn diện cả về đại gia súc, tiểu gia súc và gia cầm theo hướng: Phát triển mạnh đàn gia súc có sừng (trâu, bò, dê…) ở các xã có vùng đồi núi sẵn có đồng cỏ tự nhiên, áp dụng mô hình chăn nuôi gia đình và khuyến khích phát triển chăn nuôi trang trại. Tăng nhanh đàn lợn (cả về số lượng và trọng lượng xuất chuồng). Chú trọng chất lượng con giống làm tiền đề để nâng cao chất lượng đàn gia súc, gia cầm, mở rộng thụ tinh nhân tạo đàn lợn nái và phối tinh đông viên cho đàn bò. Thực hiện có hiệu quả chương trình sin hóa đàn bò, móng cái hóa đàn lợn nái và nạc hóa đàn lợn thịt.

Phát triển nghề nuôi ong, hươu, dê và các loại đặc sản khác ếch, lươn, ba ba, rắn… Ở những hộ gia đình có điều kiện khuyến khích phát triển chăn nuôi gia cầm để có thêm sản lượng thịt và trứng.

Chỉ tiêu cụ thể 1996 2000 2005 2010 Tổng đàn trâu (con) 29.270 30.985 33.625 36.995 Tổng đàn bò (con) 28.076 31.245 36.440 41.635 Tổng đàn lợn (con) 63.578 73.175 85.625 98.430 Tổng đàn hươu (con) 550 1.000 1.200 1.500 [26; 27] - Lâm nghiệp:

Thực hiện triệt để giao đất khoán rừng đến hộ nông dân và các hộ nông lâm trường để chăm sóc bảo vệ có hiệu quả diện tích rừng đã trồng, rừng tự

Một phần của tài liệu Những chuyển biến của kinh tế thanh chương trong giai đoạn 1986 2010 luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 50 - 58)