Tiểu thủ công nghiệp

Một phần của tài liệu Những chuyển biến của kinh tế thanh chương trong giai đoạn 1986 2010 luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 63 - 65)

2006 2010: 12,4% [26; 28] * Trong ngành dịch vụ:

3.2.3.Tiểu thủ công nghiệp

Huyện đã từng bước vượt qua khó khăn thách thức của những năm đầu chuyển sang cơ chế thị trường, thích ứng dần và có bước phát triển mới. Các ngành nghề truyền thống được duy trì và mở rộng như sản xuất vật liệu xây dựng, công cụ cầm tay, đồ mộc dân dụng, đan lát mây tre. Một số nghề mới như sản xuất đồ mộc cao cấp, sửa chữa điện tử, cơ khí, xây dựng được phát triển. Giá trị sản xuất tiểu - thủ công nghiệp - xây dựng bình quân hàng năm tăng 11,85% (giai đoạn 1990 - 1995 tăng 10%) [6; 3].

Trong xây dựng cơ bản: Một kết quả lớn là Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện đã tăng cường huy động sức người, sức của nội huyện, đồng thời ra sức tranh thủ sự đầu tư, giúp đỡ của Trung ương, của Tỉnh và một số tổ chức nước ngoài vào xây dựng kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất của huyện được cải thiện một bước lớn, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới khởi sắc, “thay da đổi thịt”.

Tổng số vốn đầu tư giai đoạn 1996 - 2000 là 81,3 tỷ đồng trong đó Nhà nước đầu tư 45,9 tỷ đồng (chiếm 57%), ngân sách địa phương và dân góp 35,4 tỷ đồng (chiếm 43%) [6; 4].

Cơ cấu đầu tư: Xây dựng công trình giao thông chiếm 35,7%, thủy lợi chiếm 24,1%, các công trình phúc lợi khác (trường học, bệnh viện, nhà văn hóa…) chiếm 40,2% [6; 4].

Nhiều hạng mục công trình quan trọng đã được hoàn thành và đưa vào sử dụng, phát huy tốt hiệu quả như: Nâng cấp quốc lộ 46, làm đường nhựa từ Nam Đàn đi về Thanh Chương, Thanh Lĩnh đi Cát Văn, nâng cấp cấp phối đường 33 thông tuyến với xã Nam Tân, Nam Lộc huyện Nam Đàn. Trên 90% số hộ được dùng điện lưới quốc gia, nâng cấp hồ sông Rộ, thông dòng hồ Cửa Ông - Mưu Sĩ. Có 180 km kênh mương được kiên cố hóa. Một số xã làm đường nhựa và đường bê tông giao thông nông thôn. Huyện đã hoàn thành việc xây dựng mới nhà khám bệnh, xây nhà điều trị ở trung tâm y tế, xây dựng 6 trường cao tầng,

có 1.163 phòng học cấp 4 đạt tiêu chuẩn, nhà làm việc của khối dân, trung tâm Bưu điện huyện, các cơ quan trong khối dịch vụ, nhà làm việc cơ quan cấp xã, 9 bưu cục, 25 nhà bưu điện văn hóa, 36 xã, thị trấn có điện thoại, chỉ còn xã Thanh Thủy chưa có, đã và đang xây dựng nhà máy nước thị trấn và 5 trường cao tầng khác [6; 4].

Công trình nghĩa trang liệt sĩ ở huyện được tôn tạo: 276 ngôi mộ liệt sĩ được gắn mộ chí bằng đá, phần tượng đài, cổng và đường vào nghĩa trang kinh phí 137 triệu đồng. Hỗ trợ kinh phí xây 6 ngôi nhà tình nghĩa trị giá 75 triệu đồng, xây dựng một nhà bia tưởng niệm liệt sĩ ở xã [16; 6].

Ngày 18/ 4/ 2000, đại hội thi đua yêu nước huyện Thanh Chương lần thứ nhất khai mạc nhằm tổng kết phong trào thi đua yêu nước 10 năm (1990 - 1999) và đề ra phương hướng, nội dung thi đua yêu nước năm 2000 - 2005. Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thì đua; những người thi đua là những người yêu nước nhất”, cả nước nói chung, nhân dân Thanh Chương nói riêng đã hưởng ứng tích cực và tạo thành phong trào rộng lớn, góp phần đưa sự nghiệp giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc tới thắng lợi. Đại hội đã nêu bật những kết quả đạt được trên mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh quốc phòng, xây dựng hệ thống chính trị.

Riêng về công tác giao thông: Trong 10 năm qua, toàn huyện đã đầu tư trên 100 tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng góp gần 50%, đào đắp gần 6 triệu m3

đất đá, nâng cấp được 126 km đường huyện, gần 1000 km đường liên thôn, liên xã, xây dựng 138 cây cầu [32; 372]. Sau khi quốc lộ 46 thông tuyến, đường 33 được nâng cấp, các hệ thống đường liên thôn liên xã được củng cố đã giải quyết được tình trạng ách tắc trong mùa mưa, việc đi lại vận chuyển và giao lưu hàng hóa phục vụ cho sản xuất và đời sống của nhân dân kể cả vùng xa và vùng sâu được tốt hơn. Điển hình cho phong trào làm giao thông là các xã Ngọc Sơn, Thanh Dương, Thanh Lĩnh, Thanh Hưng, Thanh Xuân, Thanh Hà, Thanh Phong. Đặc biệt là xã Ngọc Sơn đã làm gần 5 km đường nhựa, Thanh Hưng làm 3 km đường nhựa, Thanh Dương làm 1,3 km đường nhựa.

Về thủy lợi: Với 47/ 58 trạm bơm do nhân dân đóng góp xây dựng cùng với 22 hồ đập, cơ bản đã chủ động được nguồn nước tưới cho gần 7.000 ha vụ đông xuân và 5.000 ha vụ hè thu. Nét mới của phong trào làm thủy lợi là việc xây dựng kiên cố hệ thống kênh mương. Trong gần 3 năm (1997 - 1999) với sự giúp đỡ của Tỉnh, Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện đã trực tiếp chỉ đạo và phát động phong trào bê tông hóa kênh mương, đến quỹ I năm 2000, toàn huyện đã làm được 101 km. Các xã Thanh Lĩnh, Ngọc Sơn, Thanh Tiên, Thanh Dương, Thanh Yên, Thanh Chi là những đơn vị thực hiện tốt nhất phong trào bê tông hóa kênh mương.

Về điện: Vươn lên trong khó khăn về ngân sách cũng như về địa hình phức tạp của huyện, với sự hộ trợ của Tỉnh, của Trung ương và nhân dân đóng góp điện đã được đưa về thôn xóm từ 25 xã năm 1995, đến đầu năm 2000 đã hoàn thành 37/ 37 xã đều có điện, 97% hộ đã có điện dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, tiểu - thủ công nghiệp, sinh hoạt của nhân dân làm cho bộ mặt của nông thôn khởi sắc hơn.

Một phần của tài liệu Những chuyển biến của kinh tế thanh chương trong giai đoạn 1986 2010 luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 63 - 65)