Kinh tế Thanh Chương trong những năm đầu thế kỉ XXI (2001 2010)

Một phần của tài liệu Những chuyển biến của kinh tế thanh chương trong giai đoạn 1986 2010 luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 67 - 70)

2006 2010: 12,4% [26; 28] * Trong ngành dịch vụ:

3.3.Kinh tế Thanh Chương trong những năm đầu thế kỉ XXI (2001 2010)

Thế giới bước vào thế kỉ XXI đang tiếp tục có những biến đổi quan trọng. Khoa học và công nghệ đã và sẽ có những bước tiến mạnh mẽ, nhảy vọt hơn nữa. Trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất, kinh tế tri thức ngày càng có vai trò nổi bật. Toàn cầu hóa đang là một xu thế lôi cuốn nhiều nước tham gia. Đấu tranh dân tộc và giai cấp trên thế giới diễn ra dưới nhiều hình thức và mức độ gay gắt khác nhau. Chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột dân tộc, tôn giáo, khủng bố đã xảy ra ở nhiều nước và đang tiếp diễn phức tạp. Hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn của nhân loại. Cuộc đấu tranh vì hòa bình, dân chủ, tiến bộ và công bằng xã hội đang tiến triển. Khu vực Đông Nam Á, Châu Á - Thái Bình Dương đang phát triển mạnh song vẫn tiềm ẩn những nhân tố bất ổn.

Qua 15 năm thực hiện công cuộc đổi mới, thế và lực của đất nước ta đã được tăng cường rõ rệt. Nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường theo định hướng XHCN có sự quản lí của Nhà nước bước đầu được hình thành song còn thiếu đồng bộ và chưa thông suốt.

Cơ sở vật chất kĩ thuật của nền kinh tế được tăng cường đáng kể. Tình hình chính trị, xã hội ổn định, cho phép chúng ta có thể phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực, khai thác các thành tựu của khoa học công nghệ hiện đại. Tuy nhiên 4 nguy cơ mà Đảng ta đã từng cảnh báo không những vẫn tồn tại mà còn diễn ra một cách gay gắt hơn.

Vào tháng 4/ 2001, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã họp tại Hà Nội. Đại hội đã thông qua Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 - 2010, phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2001 - 2005.

Từ thực tiễn phong phú và những thành tựu đã đạt được qua 15 năm xây dựng đất nước theo đường lối đổi mới. Đại hội khẳng định: “tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo của chủ

nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa của nhân loại [30; 83].

Hòa chung vào công cuộc đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới của cả nước nói chung, huyện Thanh Chương bước vào thế kỉ XXI với những lợi thế và tiềm lực kinh tế rõ hơn 5 năm trước. Là một huyện có tiềm năng để phát triển kinh tế, đất đai và lao động dồi dào, các cấp, các ngành từ Trung ương đến Tỉnh đã và đang giành sự quan tâm giúp đỡ có hiệu quả. Trong kế hoạch phát triển chung của cả nước và của Tỉnh, huyện nhà đã và đang có những lợi thế để phát triển: Đường quốc lộ 46 đã được xây dựng và nâng cấp một bước cơ bản, đường Hồ Chí Minh đã khởi công và sẽ hoàn thành giai đoạn I vàp năm 2003. Các cơ sở hạ tầng như: Điện, đường giao thông, các trạm bơm điện, hồ chứa và hệ thống kênh mương đã phát huy hiệu quả, trường học, trạm y tế… được củng cố, tăng cường và phát huy tác dụng, đội ngũ cán bộ có bước trưởng thành, tích lũy thêm được nhiều kinh nghiệm trong lao động, chỉ đạo. Nhiều nhân tố mới, nhiều mô hình mới và hướng làm ăn mới đã xuất hiện… Khi đường Hồ Chí Minh nối liền quốc lộ 46 và cửa khẩu sang nước bạn Lào được mở như dự kiến thì đây là một điều kiện quan trọng cho việc phát triển kinh tế của huyện Thanh Chương.

Tuy nhiên, nếu không nhanh chóng khắc phục tồn tại yếu kém của nền kinh tế, không vượt qua được những yếu kém về tư tưởng, không tích cực ngăn ngừa được những tệ nạn xã hội thì sẽ còn tụt hậu xa hơn so với cả nước, cả tỉnh, nhất là tụt hậu về kinh tế.

Để phát huy những lợi thế của huyện và nhằm khắc phục những hạn chế thì Đại hội đại biểu Đảng bộ Thanh Chương lần thứ XXVII được tổ chức (10 đến 12/ 11/ 2000). Đây là đại hội bản lề giữa hai thế kỉ, có tính chất trọng đại và có tầm quan trọng đặc biệt đối với công cuộc đổi mới đang trên đà phát triển của huyện Thanh Chương. Đại hội đã nhìn thẳng vào sự thật, vạch ra được những điểm yếu căn bản của nhiệm kì qua để vững bước tiến lên. Tư tưởng chỉ đạo của đại hội XXVII đó là tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới với nhịp độ cao hơn. Trên tinh thần tiến công vào nghèo nàn lạc hậu và tư tưởng bảo thủ trì trệ, khai

thác tối đa mọi tiềm năng và nguồn lực, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, của toàn Đảng bộ và nhân dân vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” tạo ra sự đồng bộ giữa các mục tiêu với hệ thống các giải pháp thực hiện, nhất là giải pháp về nguồn lực để các phương án phát triển kinh tế có tính khả thi cao. Xác định rõ các yêu cầu về tổ chức và chỉ đạo thực hiện để biến ý tưởng thành hiện thực, chuyển đề án thành kết quả cụ thể. Gắn mục tiêu phát triển kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội và xây dựng con người mới, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, coi dân chủ vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển. Kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc XHCN, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, ngăn chặn và đẩy lùi tội phạm và các tệ nạn xã hội.

Trên cơ sở đó, đại hội đã đề ra mục tiêu tổng quát của nhiệm kì 2000 - 2005 “phát huy thế và lực hiện có, khai thác và sử dụng các nguồn lực trong huyện kết hợp với đầu tư từ bên ngoài để tiếp tục xây dựng cơ sở hạ tầng, tập trung cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh đầu tư thâm canh, tạo bước chuyển nhanh nền kinh tế tự cung, tự cấp sang kinh tế hàng hóa. Xây dựng huyện phát triển theo hướng nông - lâm - công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - dịch vụ và du lịch. Từng bước công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn. Giải quyết hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với các chính sách xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, đấu tranh phòng chống các tệ nạn xã hội, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, phấn đấu đến năm 2005 cơ bản ra khỏi huyện nghèo và đến năm 2010 trở thành huyện có kinh tế - xã hội phát triển khá” [7; 13].

Từ những nhiệm vụ và phương hướng tổng quát về phát triển kinh tế, xã hội đã được thông qua tại đại hội XXVII, huyện ủy Thanh Chương còn nhận thức rõ sự cần thiết phải đi sâu hơn nữa trong việc lập các kế hoạch kinh tế cụ thể, vạch ra các nhiệm vụ trực tiếp trước mắt và đặt ra các chỉ tiêu cho mỗi ngành, mỗi lĩnh vực, mỗi cơ sở trong từng thời điểm. Nhờ đó huyện Thanh Chương đã đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào trong lĩnh vực kinh tế.

Một phần của tài liệu Những chuyển biến của kinh tế thanh chương trong giai đoạn 1986 2010 luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 67 - 70)