Foucault,… Gần đây, nghiên cứu văn học có thêm các bài viết đề cập đến khái niệm này hoặc sử dụng lí thuyết diễn ngôn để nghiên cứu các giai đoạn văn học như: Bản chất xã hội thẩm mĩ của
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
TRƯƠNG THỊ NHUNG
DIỄN NGÔN LỊCH SỬ TRONG TIỂU
THUYẾT HỒ QUÝ LY CỦA NGUYỄN XUĐN KHÂNH VĂ HỘI THỀ CỦA
NGUYỄN QUANG THĐN
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứucủa riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu nêutrong luận văn là trung thực, được các đồng tác giảcho phép sử dụng và chưa từng được công bố trongbất kỳ công trình nào khác
Tác giả luận văn
Træång Thë Nhung
Trang 3Lời Cảm Ơn
Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn:
- Thầy giáo TS Nguyễn Khắc Sính, Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng đã tận tình hướng dẫn, tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành luận văn này.
- Quý Thầy, Cô giáo khoa Ngữ Văn, phòng Đào tạo Sau Đại học, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế
đã giảng dạy và giúp đỡ tôi trong thời gian học cao học.
- Xin cảm ơn tấm lòng của những người thân yêu trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và làm luận văn.
Trương Thị Nhung
Trang 4MỤC LỤC
trang
Trang phụ bìa i
Lời cam đoan ii
Lời cảm ơn iii
MỤC LỤC iv
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu 2
2.1 Những nghiên cứu về diễn ngôn và diễn ngôn tiểu thuyết lịch sử 2
2.1.1 Về vấn đề diễn ngôn 2
2.1.2 Về diễn ngôn tiểu thuyết lịch sử 3
2.2 Những nghiên cứu về tác giả và tiểu thuyết lịch sử của các nhà văn Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Quang Thân 4
2.2.1 Nguyễn Xuân Khánh với Hồ Quý Ly 4
2.2.2 Nguyễn Quang Thân với Hội thề 5
3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi khảo sát 7
4 Nhiệm vụ nghiên cứu 7
5 Phương pháp nghiên cứu 7
6 Đóng góp của luận văn 7
7 Cấu trúc của luận văn 7
Chương 1 LÝ THUYẾT DIỄN NGÔN VÀ VẤN ĐỀ DIỄN NGÔN TRONG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM 8
1.1 Về lý thuyết diễn ngôn 8
1.1.1 Khái niệm diễn ngôn từ ngôn ngữ học đến văn học 9
1.1.2 Vấn đề diễn ngôn trong văn học 16
1.1.3 Các thành tố của diễn ngôn văn học 19
1.2 Tổng quan diễn ngôn trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam 22
1.2.1 Diễn ngôn lịch sử trong khoa học lịch sử 22
1.2.2 Diễn ngôn tiểu thuyết lịch sử - một bình diện quan trọng của diễn ngôn trong sáng tác và nghiên cứu văn học 24
1.2.2.1 Tính đối thoại của diễn ngôn tiểu thuyết 24
Trang 51.2.2.2 Diễn ngôn tiểu thuyết lịch sử là diễn ngôn về cuộc sống đang tiếp
diễn chưa có hồi kết 28
1.2.2.3 Lịch sử được “nhào nặn” bằng các thủ pháp của khuynh hướng hậu hiện đại 28
1.2.3 Diễn ngôn tiểu thuyết lịch sử với các cột mốc quan trọng 30
1.2.3.1 Chặng đường từ đầu thế kỷ XX đến 1945 31
1.2.3.2 Chặng đường từ 1945 - 1975 32
1.2.3.3 Chặng đường từ 1975- nay 33
Chương 2 DIỄN NGÔN LỊCH SỬ TRONG TIỂU THUYẾT HỒ QUÝ LY CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH VÀ HỘI THỀ CỦA NGUYỄN QUANG THÂN TỪ GÓC NHÌN CỐT TRUYỆN VÀ NHÂN VẬT 35
2.1 Nỗ lực bù lấp những “khoảng trống”, “điểm mờ” của lịch sử trong việc xây dựng cốt truyện ở Hồ Qúy Ly của Nguyễn Xuân Khánh và Hội thề của Nguyễn Quang Thân 35
2.1.1 Về cốt truyện trong Hồ Qúy Ly của Nguyễn Xuân Khánh 36
2.1.2 Về cốt truyện trong Hội Thề của Nguyễn Quang Thân 39
2.2 Đa dạng hóa kiểu loại, phong phú hóa tính cách nhân vật trong Hồ Qúy Ly của Nguyễn Xuân Khánh và Hội Thề của Nguyễn Quang Thân 42
2.2.1 Các kiểu loại nhân vật trong hai tác phẩm 43
2.2.1.1 Kiểu nhân vật đa nhân cách 43
2.2.1.2 Kiểu nhân vật cô đơn 46
2.2.1.3 Kiểu nhân vật tâm linh 49
2.2.1.4 Kiểu nhân vật bản năng, tự nhiên 51
2.2.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật 53
2.2.2.1 Từ diện mạo đến tính cách 53
2.2.2.2 Nghệ thuật miêu tả tâm lý 55
Chương 3 DIỄN NGÔN LỊCH SỬ TRONG TIỂU THUYẾT HỒ QUÝ LY CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH VÀ HỘI THỀ CỦA NGUYỄN QUANG THÂN NHÌN TỪ PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN 59
3.1 Về phương diện tổ chức kết cấu 59
3.1.1 Kết cấu tương phản - sự trỗi dậy mạnh mẽ của cảm thức đối thoại 59
3.1.2 Sử dụng kĩ thuật đồng hiện - lối tư duy “phi lịch sử” 61
Trang 63.2 Về phương diện tổ chức ngôn từ và giọng điệu 63
3.2.1 Ngôn từ đậm đặc chất tiểu thuyết 63
3.2.2 Ngôn từ đối thoại nghệ thuật - điểm mạnh chính sử không có 65
3.2.3 Ngôn ngữ miêu tả vượt khuôn khổ chính sử 69
3.2.3.1 Miêu tả cảnh vật, sự kiện, con người 69
3.2.3.2 Miêu tả tâm lý nhân vật 72
3.2.4 Giọng đa thanh phức điệu - đặc trưng của tiểu thuyết 74
3.2.4.1 Giọng trang nghiêm, trầm tĩnh 75
3.2.4.2 Giọng chiêm nghiệm, triết lí 77
3.2.4.3 Giọng điệu hoài nghi - tư duy mới về lịch sử 78
3.2.4.4 Giọng điệu trữ tình, cảm xúc 79
3.3 Tổ chức không / thời gian nghệ thuật 81
3.3.1 Một không gian dồn nén, căng chật 81
3.3.2 Không gian đời tư khép kín 82
3.3.3 Thời gian “nước rút” - thời khắc lịch sử “đắc địa” 85
3.3.4 Thời gian tâm tưởng – chỉ có trong tiểu thuyết lịch sử 86
3.3.5 “Đêm” - thời gian mang tính biểu tượng 88
KẾT LUẬN 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO 94 PHỤ LỤC
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
1 Từ những năm 60 của thế kỉ XX nghiên cứu diễn ngôn đã trở thành một vấn
đề của lí luận văn học được phát triển rầm rộ ở châu Âu Khái niệm diễn ngôn lúc
đó trở thành một khái niệm trung tâm và được lưu hành rộng rãi trong khoa học xã
hội và nhân văn nên từ khóa này càng ngày càng xuất hiện với tần số dày đặc Sau
thời kì thống trị của chủ nghĩa cấu trúc, diễn ngôn lại được xuất hiện với những hàmnghĩa mới trong các công trình nghiên cứu hậu cấu trúc (giải cấu trúc) của M.Foucault, J Derrida, R Barthes, M Bakhtin,… Xét trong phạm vi của loại hình vănhọc cho thấy, mỗi thời kì lịch sử, do những định chế của thời đại sẽ có những lốidiễn ngôn khác nhau; mỗi thể loại văn học, do những quy ước riêng của thể loại sẽ
có những kiểu diễn ngôn khác nhau; mỗi nhà văn, bên cạnh việc bị chi phối bởinhững điều trên, do cá tính sáng tạo và phong cách cá nhân lại có những cách diễnngôn khác nhau nữa,… Do đó, nghiên cứu diễn ngôn trong văn học không đơnthuần chỉ nghiên cứu trên bề mặt mà “độ rơi” của nó chính là vấn đề ngoài và sauvăn bản, hứa hẹn mở ra những chiều kích lí giải và khám phá khác nhau nhìn từnhiều góc độ
Diễn ngôn lịch sử là diễn ngôn về một loại hình khoa học: khoa học lịch sử,
với tất cả những đặc điểm, quy phạm của nó Vậy nên, diễn ngôn lịch sử buộc phảituân thủ theo những nguyên tắc nhất định về tính chân thực lịch sử, tính khách quannhìn từ phương diện thời đại và ý thức hệ,… Điều này trùng khớp với hệ quy tắccủa diễn ngôn lịch sử trong khoa học lịch sử (chính sử) nhưng lại tỏ ra cứng nhắc,thậm chí bất lực đối với việc phân tích diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết lịch sửxét về phương diện thể loại trong tương quan với những quan điểm của các trườngphái lí luận mới Đấy là chưa kể phải đi tới tận cùng để trả lời cho được câu hỏi:
“thế nào là khách quan (như lịch sử thường tự nhận)”? Cái đề từ trong bộ phim
Thái sư Trần Thủ Độ khẳng định “Lịch sử là những cách nhìn” nói lên rằng, đã là
“những cách nhìn” thì ai dám bảo sự thật lịch sử đó là khách quan khi nó cũng mới
chỉ là một cách nhìn của người chép sử mà thôi? Do đó, cần có một cái nhìn biện
chứng và hệ thống về các loại diễn ngôn, bởi lâu nay, do những đặc điểm thời đại(giai đoạn 1945-1975 ở Việt Nam chẳng hạn) nên có sự giống nhau giữa diễn ngônlịch sử trong khoa học lịch sử với diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết lịch sử
Trang 82 Tiểu thuyết lịch sử, xét trên phạm vi toàn thế giới, đã có từ lâu và đã có
những tác phẩm đạt đến tầm kinh điển: Ivalhoe của Walte Scotte, Nhà thờ Đức Bà
Paris của Victor Hugo, Chiến tranh và hòa bình của Lev Tolstoi, Sông Đông êm đềm của Mikhain Cholokhov, Những ngôi sao Eghe của M Ghézo, Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Thủy hử của Thi Nại Am,… chẳng hạn Trong văn học
Việt Nam thế kỷ XVIII cũng xuất hiện một bộ tiểu thuyết lịch sử Hoàng Lê nhất
thống chí của nhóm Ngô gia văn phái (dù các tác giả vẫn ghi là “chí”) Mãi đầu thế
kỷ XX mới có cuốn Trùng Quang tâm sử của Phan Bội Châu thật sự mang tính chất
của của tiểu thuyết lịch sử (dù rằng vẫn mang kiểu cấu trúc chương hồi của tiểuthuyết Minh - Thanh, Trung Quốc) Từ đó đến nay, tiểu thuyết lịch sử trở thành mộtdòng chảy liên tục và không thể thiếu trong lịch sử văn học Việt Nam với hàng trămcuốn tiểu thuyết của Nguyễn Huy Tưởng, Hà Ân, Nguyễn Xuân Khánh, Hoàng
Quốc Hải, Mộng Giác,… Trong dòng chảy đó, các cuốn tiểu thuyết Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh, Hội thề của Nguyễn Quang Thân xuất hiện từ những năm đầu
của thế kỷ XIX, đến nay đã có chỗ đứng vững chắc trên văn đàn Việt Nam hiện đại.Tác giả của nó cũng là những nhà văn tên tuổi từng đoạt các giải thưởng cao quý vàgây tiếng vang lớn Điều đó chứng tỏ, đây là những tác phẩm, tác giả xứng đánglàm đối tượng nghiên cứu của văn học
3 Bản thân chúng tôi là những người con sinh ra tại thành phố Huế - nơi có rấtnhiều những triều đại, di tích, các sự kiện lịch sử hàng trăm năm nay, khi lớn lên lạiđược đào tạo thành những người giảng dạy ngành khoa học Xã hội và Nhân văn tạicác trường phổ thông Vì thế, chúng tôi cũng rất thích và muốn tìm hiểu sâu hơn vấn
đề văn học có liên quan đến những sự kiện, con người trong lịch sử nước nhà và địaphương, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy bộ môn ở trường phổ thông
Đó là lý do khiến tôi chọn đề tài Diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết Hồ
Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh và Hội thề của Nguyễn Quang Thân làm luận
Trang 9Saussure thuộc trường phái ngôn ngữ học Geneva, Dẫn nhập phân tích diễn ngôn của David Nunan do Hồ Mỹ Huyền, Trúc Thanh dịch; Phân tích diễn ngôn của
Gillian Brown – George Yule do Trần Thuần dịch,… Ở trong nước là các công
trình: Giao tiếp diễn ngôn và cấu tạo văn bản của Diệp Quang Ban; Đại cương
ngôn ngữ học của Đỗ Hữu Châu,… Những công trình này rất căn bản Tuy nhiên,
do tính mục đích của nó nên chỉ nghiên cứu diễn ngôn ở lĩnh vực ngôn ngữ Nói
cách khác, đối tượng nghiên cứu của những diễn ngôn này là ngôn ngữ (âm vị, âm
tiết, từ, câu,…)
Quan niệm về diễn ngôn cũng đã được giới thiệu trong khoa học văn học, songcũng do tính mục đích của từng công trình nên còn ở tình trạng tản mạn Có thể kể
đến các công trình: Chủ nghĩa cấu trúc và văn học của Trịnh Bá Đĩnh, Thi pháp
văn xuôi của Tzevan Todorov, Bản mệnh của lí thuyết văn chương và cảm nghĩ thông thường của Antoine Compagnon, Tìm hiểu lí luận văn học phương Tây hiện đại của Phương Lựu, Cấu trúc văn bản nghệ thuật của Iu Lopmann, Diễn ngôn sinh hoạt và diễn ngôn nghệ thuật của M.Bakhtin, Khảo cổ học tri thức của M.
Foucault,…
Gần đây, nghiên cứu văn học có thêm các bài viết đề cập đến khái niệm này
hoặc sử dụng lí thuyết diễn ngôn để nghiên cứu các giai đoạn văn học như: Bản
chất xã hội thẩm mĩ của ngôn từ văn học (Nguyễn Nho Thìn), Khái niệm diễn ngôn trong nghiên cứu văn học hôm nay (Trần Đình Sử), Ba cách tiếp cận khái niệm diễn ngôn (Nguyễn Thị Ngọc Minh), Bước đầu nhận diện diễn ngôn, diễn ngôn văn học, diễn ngôn thơ (Trần Thiện Khanh), Ba góc độ mới của phân tích diễn ngôn (Đỗ
Văn Hiếu),v.v… Các công trình trên sẽ rất quan trọng với nghiên cứu văn học bởi
diễn ngôn của nó lấy lời nói làm đối tượng nghiên cứu nên sẽ là những tài liệu quý
cho luận văn tham khảo
2.1.2 Về diễn ngôn tiểu thuyết lịch sử
Nghiên cứu về diễn ngôn tiểu thuyết lịch sử nhìn chung chưa nhiều và mức độ
hệ thống chưa cao, chủ yếu là những kiến giải từ một số phương diện nhất định Cóthể kể đến những nghiên cứu sau đây
GS.TS Trần Đình Sử trong Những quan niệm mới về tiểu thuyết lịch sử đã đề
cập đến những thay đổi trong tư duy nghệ thuật tiểu thuyết lịch sử và những quanniệm mới của thế giới về diễn ngôn lịch sử
Trang 10Cũng trên tinh thần phân tích diễn ngôn lịch sử, Nguyễn Đăng Điệp trong Tiểu
thuyết Nguyễn Xuân Khánh một diễn ngôn về lịch sử và văn hóa lại chọn cách lí giải
từ góc độ người sáng tác
Không đi theo hướng phân tích diễn ngôn của Trần Đình Sử cũng như hướnggiải quyết mối quan hệ sự thực và hư cấu của Nguyễn Đăng Điệp, Thái Phan VàngAnh đã lựa chọn một góc nhìn khác để tiếp cận với diễn ngôn tiểu thuyết lịch sử:góc nhìn đối thoại
Một số bài viết khác, tuy không trực tiếp nhưng khi đề cập đến các vấn đề: sựtiếp cận lịch sử (Hà Minh Đức), tinh thần lịch sử trong văn nghệ (Lê Thành Nghị),vài suy nghĩ về tiểu thuyết lịch sử (Nguyễn Xuân Khánh),… cũng đã xen vào cácyếu tố diễn ngôn tiểu thuyết lịch sử Từ góc nhìn khái quát, Nguyễn Thị Bình trong
Văn xuôi Việt Nam sau 1975 đã chỉ ra những đổi mới đáng chú ý của loại hình tiểu
thuyết lịch sử trên cả hai bình diện nội dung tư tưởng và phương thức biểu hiện Xét
về mặt nội dung tư tưởng, sự cách tân thể hiện trong việc lịch sử được nhào nặn lạibằng cảm hứng thế sự - hiện đại Xét về phương thức biểu hiện, quan điểm của tácgiả có phần giống với Thái Phan Vàng Anh khi cho rằng tiểu thuyết lịch sử trầnthuật bằng nguyên tắc đối thoại
2.2 Những nghiên cứu về tác giả và tiểu thuyết lịch sử của các nhà văn Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Quang Thân
2.2.1 Nguyễn Xuân Khánh với Hồ Quý Ly
Về tác giả Nguyễn Xuân Khánh và tiểu thuyết lịch sử Hồ Quý Ly, các ý kiến được tập trung trong tập Lịch sử và văn hóa - cái nhìn nghệ thuật Nguyễn Xuân
Khánh, do Nguyễn Đăng Điệp (chủ biên) cùng Đoàn Ánh Dương, Đỗ Hải Ninh,
Nxb Phụ nữ - Viện Văn học, 2012 Có thể kể đến: Những quan niệm mới về tiểu
thuyết lịch sử (Trần Đình Sử), Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh một diễn ngôn về lịch
sử và văn hóa (Nguyễn Đăng Điệp), Tiếp cận tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ phương diện kết cấu (Bùi Việt Thắng), Quan niệm lịch sử trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh (khảo sát Hồ Quý Ly và Mẫu Thượng ngàn) của Đỗ Hải Ninh,…
Khi nói về việc viết tiểu thuyết lịch sử, tác giả Nguyễn Hòa cho rằng, muốnviết về những con người hay sự kiện lịch sử, nhà văn không chỉ dựa trên cơ sởchính sử, trong khi sách vở khác và tài liệu dân gian cũng không nhiều, từ đó tác giả
đánh giá: “Có xem xét từ góc độ đó mới thấy tiểu thuyết Hồ Quý Ly của Nguyễn
Trang 11Xuân Khánh là kết quả không dễ có đối với nhà văn Việt Nam đương đại” [70,tr.91] Nhà văn viết về đề tài lịch sử Trần Quỳnh Nga cũng khẳng định: “… Đặcbiệt là tiểu thuyết viết về đề tài lịch sử đã phần nào gây được những tiếng vang
trong dư luận với các tác phẩm như Mẫu Thượng ngàn, Hồ Quý Ly, Đội gạo lên
chùa của Nguyễn Xuân Khánh, Bão táp triều Trần của Hoàng Quốc Hải…”[70,
tr.131] Nhà phê bình Lê Thành Nghị lại có nhận xét khác: “Nguyễn Xuân Khánh
trong Hồ Quý Ly muốn dựng lên một nhân vật lịch sử từng có những nhìn nhận, đánh giá khác nhau” [70, tr.139] Trong bài viết Lịch sử như là hư cấu - quan điểm
sáng tạo mới về đề tài lịch sử, Phan Tuấn Anh trong khi đề cập đến việc luận giải
của Uybơ về đạo Canvin đã liên hệ: “Quan điểm xem dữ liệu lịch sử chính là nhữngbiểu tượng cũng động vọng vào tiểu thuyết lịch sử Việt Nam với những cổ mẫu như
đất, nước, lửa, mẹ… trong các tiểu thuyết như Giàn thiêu, Hồ Quý Ly, Mẫu Thượng
ngàn” [70, tr.239]v.v…
Ngoài ra, cũng cần lưu ý để những công trình, bài viết khác như Một cách
luận giải lịch sử dân tộc của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh (Nhân đọc tiểu thuyết
Hồ Quý Ly) của Đỗ Ngọc Yên, Đọc Hồ Quý Ly, nghĩ về tư duy tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh của Phạm Phú Phong,…
2.2.2 Nguyễn Quang Thân với Hội thề
Về nhà văn Nguyễn Quang Thân cũng như tiểu thuyết Hội thề đã có rất nhiều
ý kiến thuận chiều và ngược chiều Có thể kể đến những bài viết về tác giả như:
Nhà văn Nguyễn Quang Thân, Người khát sống của Hoài Nam; Nguyễn Quang Thân - người tôn thờ trách nhiệm nhà văn của Vũ Quốc Văn; PGS.TS Mai Hương
cũng đã dành những lời lẽ đầy cảm mến cho Nguyễn Quang Thân khi phân tích con
đường sáng tạo của ông:“Từ đầu những năm 60, Nguyễn Quang Thân chia tay với
những trang viết bằng phẳng ban đầu, đi theo hướng mô tả cuộc sống, gắng thấy cho được sự vận động căng thẳng và phức tạp của nó với mục tiêu: loại trừ được cái xấu, cái ác, góp phần hoàn thiện cuộc sống và con người (…) Anh đằm lại trong cảm hứng ngợi ca sôi nổi của một thời văn chương Anh đem đến cái vị tuy đắng, nhưng lạ, bên cạnh vị ngọt ngào thơm thoảng như những “hương cỏ mật” quen thuộc” [29]
Gerard Lacroix – một phóng viên người Pháp – trong Sự minh mẫn trong
bóng tối được đăng tải trên tờ CAFÉ số 04 đã có lời bình: “Sự thật là có một thế hệ
Trang 12nhà văn mới đã bẻ gãy được tiếng gầm gừ của văn học Việt Nam “chính thống” và
ông đã viện dẫn lời nhận xét của nhà văn Dương Thu Hương: “Nguyễn Quang
Thân là người đầu tiên đã châm lửa vào thuốc súng bằng một trong những truyện ngắn của mình” Về tiểu thuyết lịch sử Hội thề cũng có nhiều ý kiến trái ngược
nhau Ý kiến khẳng định, đánh giá cao như: Thu An với Tiểu thuyết lịch sử: Không
phải là cuộc chơi của người trẻ; Hoài Nam trong Một cái nhìn giải minh lịch sử;
Với tư cách là thành viên hội đồng chung khảo cuộc thi tiểu thuyết của Hội nhà vănViệt Nam 2006 – 2009, Lê Thành Nghị đã có những đánh giá khách quan trên tinh
thần đề cao cuốn tiểu thyết trong Hội thề và lịch sử; Nguyễn Văn Hùng lại tiếp cận
Hội thề từ góc độ hình tượng nhân vật Lê Lợi trong Hình tượng nhân vật Lê Lợi trong tiểu thuyết lịch sử Hội thề của Nguyễn Quang Thân; Nguyễn Thị Hương Quê
lại nhìn thấy bi kịch về nỗi cô đơn của người tri thức trong Hội thề của Nguyễn
Quang Thân đặt trong tương quan so sánh với Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh; Cùng chung cảm thức khai thác số phận của người tri thức, song Văn Hồng
lại đứng trên một phương diện khác trong Đọc tiểu thuyết lịch sử Hội thề của
Nguyễn Quang Thân,… Ý kiến trái chiều, phủ định như: Kinh ngạc khi Hội nhà văn tôn vinh cuốn tiểu thuyết Hội thề của Từ Quốc Hoài; Hội thề, tiểu thuyết lịch sử hay phản lịch sử? của Trần Mạnh Hảo; hoặc một vài ý kiến khác: Không đọc kĩ Hội thề xin đừng“Chiêu tuyết”; Hội thề của Nguyễn Quang Thân; Thử tìm hiểu nguyên nhân tác thành hiện tượng Hội thề,… Tựu trung các ý kiến trên chủ yếu phê bình Hội thề ở phương diện giải quyết mối quan hệ giữa sự thực và hư cấu lịch sử cũng
như quan điểm lịch sử của nhà văn trong cách nhìn nhận, đánh giá về các nhân vậtlịch sử, nhất là với những nhân vật bên kia chiến tuyến
Không cực đoan khi lựa chọn đứng về một trong hai phía dư luận, Phạm Viết
Đào tỏ ra tỉnh táo hơn khi đánh giá tiểu thuyết Hội thề trên cả hai phương diện: ưu – khuyết trong Đọc Hội thề của Nguyễn Quang Thân Tác giả bài viết cho rằng ưu điểm nổi trội trong Hội thề là: “cuốn tiểu thuyết có hồn cốt (…) cuốn tiểu thuyết
dụng công, sờ chạm đến được những vấn đề có tầm, có những đột phá và thu hútngười đọc không dễ tính Những mảng miếng, lớp lang cấu tứ nên hồn cốt được sắpđặt bởi một tay nghề có hạng trong làng tiểu thuyết Việt đương đại” Nhưng hạn chếlớn nhất là “do việc chọn điểm rơi sai; đó cũng chính là chỗ yếu, chỗ hụt hơi của
Nguyễn Quang Thân khi xây dựng hình tượng nhân vật của hai tuyến nhân vật” [63]
Trang 13Chúng tôi nhận thức rằng, những công trình trên đây là những tư liệu quý báucho chúng tôi tham khảo làm căn cứ khi nghiên cứu tác phẩm của hai tác giả này.
3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi khảo sát
3.1 Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vấn đề diễn ngôn trong tiểu thuyếtlịch sử Việt Nam
3.2 Phạm vi khảo sát là các cuốn tiểu thuyết Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh, 2007, NXB Phụ nữ và Hội thề của Nguyễn Quang Thân, 2011, NXB Phụ nữ Ngoài ra luận văn còn tham khảo một số tiểu thuyết lịch sử khác như bộ Bão
táp triều Trần (Hoàng Quốc Hải), Sông Côn mùa lũ (Mộng Giác), Giàn thiêu (Võ
Thị Hảo),…
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Làm rõ cơ sở lý luận về lý thuyết diễn ngôn, vận dụng cụ thể lý thuyết này
để tìm hiểu diễn ngôn trong tiểu thuyết lịch sử
4.2 Chỉ ra được sự tương đồng và dị biệt trong diễn ngôn lịch sử với diễnngôn tiểu thuyết lịch sử, từ đó đề nghị một cách hiểu rộng hơn về lịch sử
5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê - phân loại
- Phương pháp phân tích - tổng hợp
- Phương pháp liên ngành
- Đặc biệt, ở luận văn này chúng tôi là vận dụng triệt để Phương pháp so sánh.
6 Đóng góp của luận văn
Luận văn, với tính chất là lý thuyết ứng dụng, sẽ góp phần làm sáng tỏ lýthuyết diễn ngôn ở thể tài tiểu thuyết lịch sử qua các tác phẩm cụ thể Nếu hoànthành tốt, luận văn sẽ là nguồn tư liệu tốt cho những ai quan tâm đến vấn đề này
7 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, Tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương
- Chương 1 Lý thuyết diễn ngôn và vấn đề diễn ngôn trong tiểu thuyết lịch sử
Việt Nam
- Chương 2 Diễn ngôn tiểu thuyết lịch sử trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly của
Nguyễn Xuân Khánh và Hội thề của Nguyễn Quang Thân từ góc nhìn cốt truyện và nhân vật
- Chương 3 Diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly của Nguyễn
Xuân Khánh và Hội thề của Nguyễn Quang Thân nhìn từ phương thức thể hiện
Trang 14Chương 1.
LÝ THUYẾT DIỄN NGÔN VÀ VẤN ĐỀ DIỄN NGÔN
TRONG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM
1.1 Về lý thuyết diễn ngôn
Khái niệm diễn ngôn đã được sử dụng khá rộng rãi ở nhiều lĩnh vực trong đó
có lĩnh vực nghiên cứu văn học, song do nội hàm của nó khá phức tạp nên vẫn chưađược giải thích một cách thật cặn kẽ Nhiều nhà khoa học xác nhận đó là khái niệmcòn bỏ ngỏ, mỗi người nghiên cứu sử dụng theo cách hiểu riêng của mình, ngườiđọc phải dựa vào ngữ cảnh để hiểu cách dùng trong từng trường hợp cụ thể Vì thế,việc tìm cách xác định nó vẫn là một đòi hỏi bức thiết của khoa học Tuy nhiên,nghiên cứu khoa học, dù trực tiếp hay gián tiếp, đều hướng đến mục đích là trả lờicho câu hỏi: diễn ngôn là gì và diễn ngôn trong văn bản có đặc điểm gì? Tùy theokhuynh hướng nghiên cứu mà người ta nhận được nhiều cách diễn giải khác nhau
về khái niệm diễn ngôn
Theo khảo chứng của Manfred Frank, diễn ngôn (discourse) bắt nguồn từ tiếng
La tinh: Discoursus, mà từ này có gốc động từ là “discurere” có nghĩa là “tán láochơi, nói huyên thuyên” Như vậy, diễn ngôn là một lối nói, cách nói, hoặc là mộtlượt nói có độ dài không xác định, sự triển khai không bị hạn định bởi chủ ý nghiêmngặt Trong tiếng Pháp, “diễn ngôn” rất gần với tán gẫu, nói chuyện phiếm, kểchuyện, cao đàm khoát luận… Theo http://www.wikipedia.org, diễn ngôn được hiểu
là “sự giao tiếp hay tranh luận bằng ngôn ngữ nói hay viết Diễn ngôn còn có thểđược gọi bằng những tên khác như hội thoại, tranh luận hay chuỗi lời nói”
Còn theo Collins Concise Englist dictionary (1998) thì diễn ngôn được hiểu
với những hàm nghĩa sau: “Thứ nhất là sự giao tiếp bằng lời, nói chuyện, hội thoại.Thứ hai là sự triển khai một vấn đề nào đấy bằng cách nói hoặc viết theo một trật tự.Thứ ba, các nhà ngôn ngữ học thường sử dụng thuật ngữ diễn ngôn để chỉ một đơn
vị của văn bản - đơn vị ngôn ngữ lớn hơn câu” [Dẫn theo Sara Mills/ 72, tr.1]
Trên diễn đàn http://www.ldoceonline.com, Longman đưa ra định nghĩa diễnngôn trên cơ sở của ba nét nghĩa: “Thứ nhất là một bài phát biểu hoặc một đoạn viếtquan trọng về một vấn đề cụ thể Thứ hai là một cuộc trò chuyện hoặc một cuộcthảo luận quan trọng giữa mọi người Thứ ba là ngôn ngữ được sử dụng trong một
Trang 15kiểu loại đặc biệt của văn nói hoặc văn viết” Tác giả cuốn The Routledge
dictionary of literary terms khẳng định rằng: “Cho đến nửa sau thế kỉ 20 thuật ngữ
“diễn ngôn” vẫn mang ý nghĩa cơ bản là chỉ sự trình bày một vấn đề cụ thể bằngcách nói hay viết theo một trật tự trước sau” [71, tr.57] Các ý nghĩa khác xa nhau,xung đột, mâu thuẫn nhau, do đó chưa có một nội hàm thuật ngữ khoa học xác định
Sự phân hóa phức tạp về nghĩa của thuật ngữ khi xuất hiện trong những khung lýthuyết khác nhau đã dẫn đến sự chồng chéo của các tầng nghĩa, gây nên nhiều khókhăn cho các nhà nghiên cứu Có lẽ vì thế, việc làm cần thiết nhất đối với chúng ta
khi tiếp cận thuật ngữ này là đặt nó vào những bối cảnh sử dụng khác nhau, từ đó
nghiên cứu xem trong mỗi bối cảnh sử dụng khác nhau nét nghĩa nào của thuật ngữdiễn ngôn đã được triển khai Cho dù có sự phức tạp như thế, sự diễn giải có khácnhau như thế thì theo chúng tôi, tựu trung có thể khái quát diễn ngôn từ 3 khuynhhướng tiêu biểu sau
1.1.1 Khái niệm diễn ngôn từ ngôn ngữ học đến văn học
Như đã nói, khái niệm diễn ngôn được sử dụng khá rộng rãi trong nhiều lĩnhvực như ngôn ngữ học, nghiên cứu văn hóa, xã hội, nghiên cứu văn học,… Diễnngôn là một cấu trúc liên văn bản chủ thể Diễn ngôn căn bản không không phải là
các văn bản cụ thể, các loại biểu đạt các nội dung cụ thể mà là cái cơ chế tạo thành
các văn bản cụ thể đó Nó chính là cái nguyên tắc ẩn chìm chi phối sự hình thànhcác văn bản như là sự kiện xã hội Diễn ngôn tồn tại bên ngoài ta, chi phối ta Việc
ai nói, cái gì được nói/ không được nói và nói như thế nào đều bị kiểm soát chặt chẽbởi những quyền lực, những luật lệ bên trong và bên ngoài diễn ngôn Điều nàykhiến cho chủ thể phát ngôn không còn là chủ thể tự do biểu lộ những ý kiến cánhân mà bị hạn chế và trói buộc trong một diễn ngôn có trước Triết học ngôn ngữcủa thế kỷ XX đã phát hiện mối quan hệ bất ngờ giữa ngôn ngữ và người nói chứkhông phải người nói điều khiển ngôn ngữ Như vậy, diễn ngôn không chỉ là ngônngữ mà nó là thực tiễn ngôn ngữ do quyền lực và văn hóa quy định
Diễn ngôn có hai hướng nghiên cứu cơ bản đó là hướng nghiên cứu của cácnhà ngôn ngữ học và của các nhà xã hội học Hướng nghiên cứu diễn ngôn của cácnhà ngôn ngữ học, khi có ngôn ngữ học cấu trúc của F de Saussure, ngôn ngữ vẫn
thường được xem là đối lập với lời nói Trong Giáo trình ngôn ngữ học đại cương,
Saussure phân biệt ngôn ngữ và lời nói Ngôn ngữ là một hệ thống, một kết cấu tinh
Trang 16thần trừu tượng, khái quát trong khi lời nói là sự vận dụng ngôn ngữ trong nhữnghoàn cảnh cụ thể, bởi các cá nhân cụ thể Ngôn ngữ mang tính cộng đồng còn lờinói mang tính cá nhân Ngôn ngữ học chỉ nghiên cứu ngôn ngữ, tức là hệ thống cácnguyên tắc chi phối sử dụng ngôn ngữ như ngữ âm, từ vựng, cú pháp còn lời nóithuộc phạm vi cá nhân không thuộc đối tượng của nó Về sau, một số nhà ngữ họcnhận thấy sự thiên lệch trong nghiên cứu của Saussure, họ thấy cần thiết phảinghiên cứu lời nói, nghiên cứu văn bản, nghiên cứu diễn ngôn và diễn ngôn được đềxuất như đối tượng mới của ngôn ngữ học Có hai đề xuất nghiên cứu diễn ngôntrong bộ môn khoa học này.
Thứ nhất, vào những năm 50 của thế kỷ XX, Emil Benviniste khi giải quyết lí
thuyết phát ngôn đã sử dụng một cách nhất quán thuật ngữ “discourse” có tính
truyền thống đối với ngôn ngữ học Pháp theo ý nghĩa mới như là đặc điểm của lời
nói do người nói nhận biết Nhà nghiên cứu này đã đối lập diễn ngôn với hệ thống
ngôn ngữ khi ông khẳng định: “Câu, một sáng thể phong phú vô hạn, là hành độngnói của con người trong đời sống hằng ngày Từ điều này, chúng ta có thể kết luậnrằng: Với câu, chúng ta chuyển từ khu vực ngôn ngữ như một hệ thống các ký hiệusang một vũ trụ khác, khu vực ngôn ngữ như một công cụ giao tiếp mà hình thứcdiễn ngôn tả của nó là diễn ngôn” [ Dẫn theo Sara Mills/72, tr.4]
Năm 1952, Zeling Haris có bài báo Phân tích diễn ngôn (Discourse ânlysis).
Trong quan niệm của Haris, diễn ngôn là văn bản liên kết, ở bậc cao hơn câu Tácgiả cho rằng: “ văn bản mới thể hiện hoạt động của ngôn ngữ, chứ không phải là câuhay từ như người ta vẫn thường quan niệm và đặc trưng của đơn vị này là sự thốngnhất nghĩa và chức năng giao tiếp” [26, tr.16] Haris coi phân tích diễn ngôn như làmột hệ phương pháp hình thức phân tích văn bản thành các đơn vị nhỏ hơn Có thể làcuộc hội thoại sẽ bao gồm nhiều lượt, hành động nói và sự kiện ngôn ngữ Tác giả đãchỉ ra sự khác biệt giữa diễn ngôn một chuỗi câu liên kết với cái gọi là một tập hợpngẫu nhiên các câu không có mạch lạc Haris thường được coi là một trong nhữngnhà sáng lập ra lí luận phân tích diễn ngôn - một hướng nghiên cứu chủ trương phântích các cấu trúc biểu nghĩa trong tương tác với ngữ cảnh để hiểu thực chất nội dungcủa diễn ngôn Có hai nhà nghiên cứu đã xác lập nghĩa đồng nhất của hai đối tượngnghiên cứu khác nhau: Với Emil Benviniste xem diễn ngôn như là sự giải thích lập
Trang 17trường của người nói trong phát ngôn còn Z Harris hiểu đối tượng của phân tích diễnngôn là tính liên tục của phát ngôn, là đoạn cắt của văn bản lớn hơn câu.
Đối với hướng nghiên cứu diễn ngôn, các nhà ngôn ngữ ngữ học theo trườngphái cấu trúc - ký hiệu học như: G.Gennet, Tz.Todorov, R.Barthes, Iu.Lotman,…chịu ảnh hưởng của Saussure, trường phái này xem diễn ngôn chính là cách thứccấu trúc văn bản; họ chủ yếu đi sâu vào nghiên cứu đặc trưng văn học, nghiên cứu
“tính văn học” của một văn bản mà lại không đặt văn bản đó vào trong các ngữcảnh văn hóa, lịch sử, xã hội Các nhà cấu trúc không quan tâm đến việc phân tíchcác văn bản văn học cụ thể, mà với họ, mỗi văn bản văn học là một ví dụ, là chấtliệu để nghiên cứu thuộc tính chung, trừu tượng của văn học
Trong Diễn ngôn tự sự, trên cơ sở phân biệt discourse và story, G Gennette
cho rằng diễn ngôn tự sự là cách thức trình bày một câu chuyện Tác giả đã phânchia diễn ngôn tự sự thành các phạm trù ngữ pháp như: thời, thức và giọng Trong
đó, thời và thức nằm ở cấp độ mối quan hệ giữa câu chuyện và diễn ngôn tự sự,
giọng chỉ ra mối quan hệ giữa hoạt động kể và diễn ngôn tự sự, giữa hoạt động kể
và câu chuyện Trong công trình này, G Gennette đã trình bày một số phương diệnquan trọng của diễn ngôn tự sự như điểm nhìn (point of view), phản hồi (flashback),người trần thuật biết hết (ominiscient narrator), trần thuật ngôi thứ ba (third - personnarrative)… Cũng ở công trình này, tác giả đề cập vấn đề thời gian tự sự được thể
hiện qua các khái niệm trình tự, tốc độ, tần suất Trình tự (order) xác định mối quan
hệ trực tiếp nối các sự kiện trong câu chuyện được kể và cái cách mà chúng được
sắp xếp trong truyện Tốc độ (speed) xem xét mối liên hệ giữa khoảng thời gian có
thể thay đổi của các phần của câu chuyện với độ dài của chính văn bản mà trong đó
các phần truyện được kể lại biểu thị nhịp độ của diễn ngôn tự sự Tần suất
(frequency) nghiên cứu số lần những sự kiện trong câu chuyện và số lần mà chúngđược kể lại trong truyện… bởi tần suất trần thuật nhanh/ chậm, ngắn/dài, ít/nhiều,các mô thức, biểu tượng,… không thể không liên quan đến vị trí của chủ thể diễnngôn trong văn bản [48]
Khái niệm diễn ngôn văn học trong quan niệm của R Bathes là “lối viết làmột hành động liên kết lịch sử (…), lối viết là một chức trách, nó là một quan hệgiữa sáng tạo và xã hội; nó là hình thức bị bắt chộp trong ý đồ có tính người củamình và gắn liền với những khủng hoảng lớn của lịch sử” [7, tr.49] Mỗi khi cầm
Trang 18bút, nhà văn đều không tránh khỏi cảm giác bị “cầm tù”, bị “át” đi bởi lối viết củangười khác và lối viết của chính anh ta trước đó “Những lối viết khả dĩ của một nhàvăn nào đó hình thành dưới áp lực của lịch sử và truyền thống: có một lịch sử củalối viết nhưng đây là một lịch sử kép đúng lúc mà lịch sử chung đề xuất - hay áp đặt
- một cục diện mới của hành ngôn văn học thì lối viết vẫn còn đầy ắp những ký ức
về cách dùng trước đây, vì hành ngôn không bao giờ vô tư: Các từ có một trí nhớ
thứ hai còn kéo dài một cách bí ẩn giữa những ý nghĩa mới” [7, tr.52] Đến Những
huyền thoại [24], quan niệm về diễn ngôn của R Bather không chỉ bó hẹp trong
ngôn ngữ mà mở rộng đến hệ thống các ký hiệu khác Tác giả cho rằng diễn ngôn
có thể được viết ra, cũng có thể được thể hiện ở các hình thức chụp ảnh, phóng sự,thể thao, quảng cáo; với tư cách một diễn ngôn, văn chương tạo thành cái biểu đạt,
sự biểu đạt; hoặc trong tư cách hình thức, lối viết, cái được biểu đạt trở thành diễnngôn
Trong công trình Thi pháp văn xuôi [61], Tz Todorov xem diễn ngôn được
hiểu là lời nói; kiểu diễn ngôn được tác giả đồng nhất với lời nói Bài viết đặc biệtchú ý đến chủ ý của diễn ngôn, đến địa vị và thái độ của chủ thể diễn ngôn Nghiêncứu cấu trúc của diễn ngôn, Todorov cho rằng mọi lý thuyết về ngữ nghĩa, về các bộphận diễn ngôn đều phải dựa trên sự phân biệt giữa miêu tả và định danh, hai chứcnăng này của ngôn ngữ được phân phối chủ yếu thành các đơn vị động từ và tính từ,
ngoài ra có thể viện đến các phạm trù thức, giọng, thì, dạng Đến Dẫn luận văn
chương kỳ ảo [62], Tz Todorov cho rằng: Tác phẩm văn học cũng như mọi diễn
ngôn khác được tạo thành không phải bởi những từ mà bởi những câu và những câunày lại thuộc về những kiểu ghi ngôn ngữ khác nhau
Iu Lotman - nhà nghiên cứu văn học, văn hóa học, một trong những ngườisáng lập của trường phái cấu trúc - ký hiệu học Tartu – Moskva lại có góc nhìn
khác Trong chuyên luận Cấu trúc văn bản nghệ thuật, ở chương Kết cấu tác phẩm
nghệ thuật ngôn từ, tác giả bàn về các vấn đề như khung, không gian, truyện kể,
nhân vật, đặc trưng của thế giới nghệ thuật, nhân vật và tính cách, điểm nhìn củavăn bản,… Ông cho rằng, tác phẩm nghệ thuật là một cấu trúc biểu nghĩa, mô hìnhnghệ thuật - mô hình hữu hạn của một thế giới vô hạn:
Về nguyên tắc, tác phẩm nghệ thuật là sự phản ánh cái vô cùng trong cái hữuhạn, cái chỉnh thể trong một trường đoạn, cho nên, không thể kiến tạo ra tác phẩm
Trang 19giống như là sự sao chép đối tượng trong những hình thức vốn có của nó Nó là sựphản ánh một hiện thực này vào một hiện thực khác, có nghĩa, nó bao giờ cũng là sựphiên dịch Mô hình hóa một đối tượng là cái vô cùng (hiện thực) bằng cáchphương tiện của một văn bản hữu hạn, với không gian của mình, tác phẩm nghệthuật đã thay thế không phải một phần (đúng hơn, không chỉ một phần) đời sốngđược phản ánh, mà toàn bộ đời sống ấy trong tính tổng hợp của nó Mỗi mô hìnhriêng lẻ đều mô hình hóa một đối tượng vừa là một cá thể nào đó, lại vừa mang tínhphổ quát [35].
Trên đây, các nhà cấu trúc luận đã vận dụng mô hình ngôn ngữ để hiểu diễnngôn văn học Họ xếp mọi hình thức diễn ngôn vào hệ thống ký hiệu Chính cáinhìn toàn trị về ngôn ngữ và chính quan niệm về tính chuyên chế của mọi mặt đãkhiến các nhà cấu trúc khẳng định rằng diễn ngôn không mô phỏng thực tại, diễnngôn do hệ tư tưởng tạo ra, rồi đến lượt mình diễn ngôn tạo ra hiện thực
Đặc biệt, diễn ngôn còn được các nhà văn học nghiên cứu mà tiêu biểu là cáccông trình của M Bakhtin và M Foucault
Với M Bakhtin, quan niệm về diễn ngôn được đề cập trong các tác phẩm
Diễn ngôn sinh hoạt và diễn ngôn nghệ thuật (1926), Bình về văn xuôi của V.Skhlovski (1926), Phương pháp hình thức trong nghiên cứu văn học (1928), Chủ nghĩa Mac và triết học ngôn ngữ (1929), Luận về thi pháp tiểu thuyết (1934 - 1935), Mấy vấn đề về thi pháp Dostoievxki (1929 - 1936), Mĩ học sáng tạo ngôn từ (1952-
1979),… Đối với khoa học xã hội nhân văn, tác giả xác định đối tượng nghiên cứu
là “text” (văn bản), còn trong văn học thì tác giả gọi là “slovo” (lời văn/ngôn từ/lời
nói) Trong công trình Mấy vấn đề về thi pháp Dostoievxki ông dùng là ngôn từ/lời văn hay trong công trình Mĩ học sáng tạo, ông đề ra vấn đề thể loại lời nói M.
Bakhtin không đồng tình với việc F de Sausure chỉ dừng lại phân biệt ngôn ngữvới lời nói Nếu chỉ quan tâm đến ngôn ngữ, đến lời nói thì ta chỉ quan tâm đếnnghĩa và cái biểu nghĩa, “cái biểu đạt” và “cái được biểu đạt”; đơn vị chỉ là từ vàcâu Trong giao tiếp hết câu chưa phải là hết ý mà hết một phát ngôn của chủ thểmới là hết ý Bakhtin nhấn mạnh: Phát ngôn chính là đơn vị giao tiếp của lời nói bởibản thân lời nói chỉ có thể tồn tại trong thực tế dưới hình thức những phát ngôn cụthể của những lời nói riêng lẻ Mặt khác, chính phát ngôn thể hiện bản chất sốngđộng của ngôn ngữ trong thực tiễn sử dụng vì thông qua những phát ngôn cụ thể
Trang 20như thế, bản thân đời sống nhập vào ngôn ngữ Nếu Sausure cho rằng ngôn ngữchung của xã hội (ngôn ngữ tồn tại trong từ điển) là đến lời nói của cá nhân thìBakhtin lại cho rằng lời nói của cá nhân không chỉ phụ thuộc vốn ngôn ngữ chung
của xã hội mà còn phụ thuộc vào môi trường văn hóa của từng thời kỳ lịch sử Với
Sausure ngoài cấu trúc ra, các yếu tố khác như chủ thể, hoàn cảnh lịch sử, ngữ cảnh,
… đều không có ý nghĩa quan trọng trong việc quy định nghĩa của diễn ngôn thìBakhtin cho rằng, ý nghĩa diễn ngôn, phương thức diễn ngôn (cách dùng từ gì, cụm
từ gì…) không chỉ do cấu trúc ngôn ngữ hay do cá tính người phát ngôn quy định
mà còn do ngữ cảnh, do các mối quan hệ nói trong xã hội quy định Diễn ngôn gắnliền với ký hiệu nên gắn liền với xã hội, nó mang tính xã hội Con người phải nóitheo các quy tắc ngôn ngữ nhất định nếu muốn tồn tại trong xã hội
Như vậy, đối với Bakhtin, diễn ngôn không phải là ngôn ngữ; hai khái niệm
này có nội hàm khác nhau, nền tảng tư tưởng khác nhau: Ngôn ngữ là đối tượng
của ngôn ngữ học truyền thống, còn diễn ngôn là đối tượng của khoa học xã hội nhân văn Trong ngôn ngữ học truyền thống, ngôn ngữ là hình thức, công cụ còn tư
tưởng là nội dung, có thể độc lập với hình thức Trong lí luận diễn ngôn, nội dung
và hình thức cùng quan hệ của chúng như cách hiểu truyền thống không còn có ýnghĩa nữa Hay nói cách khác, chúng ta không thể nào phân biệt nội dung và hìnhthức của diễn ngôn Nội dung của diễn ngôn tức là hình thức và hình thức tức là nộidung Cái gọi là chỉnh thể ngôn ngữ mà Bakhtin hay dùng thực chất là diễn ngôn
Sự phân cách ngôn ngữ của Bakhtin thực chất là phân tích diễn ngôn, tác giả nghiêncứu cái phần mà ngôn ngữ học không nghiên cứu - phần nội dung, ý nghĩa và sứcmạnh do ngôn ngữ mang lại Bakhtin nêu xu hướng nghiên cứu ngôn ngữ học, tứclấy diễn ngôn (lời nói, văn bản) làm đối tượng nghiên cứu, hình thành khuynhhướng “diễn ngôn học”, mở ra một hướng mới trong cách tiếp cận ngôn từ văn học.Với tác giả, diễn ngôn là ngôn ngữ trong chỉnh thể sống động, cụ thể, ngôn ngữtrong sử dụng, có tư tưởng, có tính hoạt động xã hội, tức tính thực tiễn Diễn ngôn
là bất cứ lời nói nào được phát ra trong thực tế chứ không phải là ngôn ngữ trong từđiển, nó không thể tách rời ý thức chủ quan của người nói; nó là sản phẩm của giaotiếp, là sản phẩm của xã hội, là kết quả của sự tác động qua lại về mặt xã hội của banhân tố: Tác giả, độc giả và nhân vật Bản chất diễn ngôn mang tính đối thoại bởi
nó chính là mảnh đất giao cắt, hội tụ, tranh biện của những tư tưởng, quan niệm
Trang 21khác nhau về thế giới Mỗi phát ngôn của chúng ta được hình thành và phát triểntrong sự tác động qua lại, thường xuyên, liên tục với những phát ngôn của các cánhân khác trong xã hội và văn hóa.
Như vậy, quan niệm diễn ngôn của Bakhtin thuộc lí luận văn học, triết học,không thuộc ngôn ngữ học Ông chủ trương từ góc độ bản thể tư tưởng, góc độ triếthọc để nghiên cứu văn học, dùng diễn ngôn thay thế cho ngôn ngữ
Trong Khảo cổ học tri thức, M.Foucault quan niệm: “Thay vì giảm dần các nét
nghĩa đã khá mơ hồ của từ diễn ngôn, tôi tin rằng thực tế tôi đã bổ sung thêm ýnghĩa của nó: lúc thì coi nó như lĩnh vực chung của trần thuật, lúc thì coi nó nhưmột nhóm trần thuật được cá thể hóa, và đôi khi lại xem nó như một thực tiễn trầnthuật có số lượng nhất định và có trật tự được quy ước tạo nên vô số các lời phátbiểu” [72, tr.80] Như vậy, M.Foucault cho khái niệm diễn ngôn rất rộng, bao gồmcác ý kiến (ý kiến về tính dục, về nhà tù, hình phạt), học thuyết, khoa học (y học,tâm lý học, xã hội học…), thiết chế và kiểm soát xã hội (nhà trường, bệnh viện, nhà
thờ…) Nghiên cứu diễn ngôn là nghiên cứu các quy tắc và cấu trúc trong xã hội
quy định sự hình thành các ý kiến, học thuyết, khoa học; nghiên cứu các cơ chế sản sinh ra các văn bản, các dạng ngôn từ trong đời sống xã hội M.Foucault quan tâm
những quy tắc đã chi phối diễn ngôn ra đời và vận hành trong đời sống Ông đã chỉ
ra mối quan hệ giữa tri thức và quyền lực trong việc kiến tạo nên diễn ngôn Nhữngtri thức diễn ngôn kiến tạo nên không thể mang tính khách quan, trung tính bởi nó
luôn là sản phẩm của các quan hệ quyền lực
Đặc biệt, M.Foucault đưa ra ba hướng tiếp cận diễn ngôn Thứ nhất, diễn ngônbiểu hiện ra bên ngoài thành hình thức ngôn ngữ, nhưng nó không phải là hình thứcngôn ngữ thuần túy mà là một phương thức biểu đạt của tư tưởng và lịch sử Ôngcho rằng “diễn ngôn khác với ngôn ngữ, nó không phải do các thành tố ngôn ngữtạo thành mà là do các sự kiện chân thực và liên tục trong lịch sử tạo thành” Thứhai, diễn ngôn có tính chỉnh thể, tính hệ thống Đơn vị của diễn ngôn có thể lớnhoặc nhỏ, thuộc các đẳng cấp khác nhau, diễn ngôn lớn như “y học lâm sàng”,
“chính trị học”, nhỏ như “bệnh tâm thần”… Thứ ba, diễn ngôn có tính lịch sử, tínhliên tục do đó diễn ngôn căn bản không phải là cái hình thành một cách tự nhiên, màtrước sau là kết quả của một quá trình và sự kiến tạo Như vậy, diễn ngôn theo quanniệm của M.Foucault là một phạm trù của lịch sử tư tưởng hay phương pháp Có
Trang 22nhiều cách phân loại diễn ngôn tùy thuộc vào các tiêu chí khác nhau Nếu xét vềmặt xã hội học, có thể chia: diễn ngôn nữ quyền, diễn ngôn thực dân,… Nếu dựavào chủ thể diễn ngôn, có thể chia thành: diễn ngôn về con người, diễn ngôn vềchiến tranh, diễn ngôn về lịch sử, diễn ngôn về văn hóa, diễn ngôn tính dục,… Nếudựa vào hình thái tri thức thì diễn ngôn chia thành các loại: diễn ngôn văn học, diễnngôn khoa học, diễn ngôn chính trị, diễn ngôn pháp luật, diễn ngôn kinh tế, diễnngôn tôn giáo, diễn ngôn báo chí,… Trong diễn ngôn văn học, lại chia thành diễnngôn thơ, diễn ngôn tiểu thuyết,… Thế nhưng sự phân chia này chỉ mang tính tươngđối và chưa rạch ròi bởi diễn ngôn gắn với văn hóa mà văn hóa là sự thống nhất củamọi tri thức nhân loại.
Từ những quan niệm khác nhau về diễn ngôn, trong luận văn này, chúng tôi
đồng tình với quan niệm diễn ngôn như sau: Diễn ngôn là những tổ chức ký hiệu,
những cấu trúc ngôn ngữ đầy ắp nội dung tư tưởng thể hiện những nhãn quan giá trị hệ thống quan niệm thực về tại của một thời kỳ, của một nhóm xã hội khác nhau.
Nó là cấu trúc liên văn bản, liên chủ thể; một sản phẩm của môi trường sinh thái văn hóa, nó chứa đựng bên trong một cấu trúc biểu nghĩa khái quát mang nội hàm văn hóa, ý thức hệ Nói đến diễn ngôn là nói đến một sự kiện ngôn ngữ đồng thời là một sự kiện xã hội, một sự kiện của văn hóa tư tưởng; là cách kiến tạo thế giới bằng ngôn từ và cách kiến tạo này chịu sự chi phối của một quan niệm tư tưởng, một lý thức hệ nhất định
1.1.2 Vấn đề diễn ngôn trong văn học
Diễn ngôn văn học là là diễn ngôn về một hình thái nghệ thuật ngôn từ trong
đó có sự thống nhất hữu cơ giữa hình thức và nội dung, giữa hình thức và tư tưởng
Ở diễn ngôn văn học, hệ thống biểu đạt bao gồm hình tượng, loại hình ngôn ngữ,các phương tiện tu từ đều gắn với những nội dung văn hóa, tư tưởng nhất định
Đồng thời, diễn ngôn văn học gắn chặt với lịch sử tư tưởng, nó là một bộ phận của
hệ tư tưởng, chịu sự chi phối của các hình thái ý thức xã hội, của ý thức hệ, văn hóa, thẩm mỹ Mỗi thời đại với tư tưởng khác nhau, ý thức hệ khác nhau, tôn giáo
khác nhau, thị hiếu thẩm mỹ khác nhau,… sẽ tạo nên tri thức khác nhau, từ đó sẽ
tạo nên diễn ngôn khác nhau và điều này cũng chính là vấn đề “phong cách thời
đại” Văn học sử thi thời kỳ cách mạng (Liên Xô, Việt Nam, Trung Quốc, Chi Lê, )
diễn tả chủ yếu là cái hùng, nếu có miêu tả cái bi thì cái bi này cũng là cái bi hùng,
Trang 23bi tráng chứ không phải là bi lụy Nó đòi hỏi văn học phải luôn mang trong mìnhmột niềm tin vào cuộc chiến đấu anh dũng của dân tộc, niềm tin vào cuộc sống tươisáng ở ngày mai, theo đúng “phương pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa”.Chẳng hạn, trong các sáng tác của M.Gorki, A.Tolsoy, M.Cholokhov, Maiacovski,N.Austrovski,… của văn học Xô-viết; Tố Hữu, Hữu Mai, Nguyễn Khải, Anh Đức,Phan Tứ, Tô Hoài, Chu Văn, … của Việt Nam; Khúc Ba, Dương Mạt, Lương Bân,Vương Lực,… của Trung Quốc,v.v… đều có chung một tinh thần, cảm hứng sángtác như thế Thế nhưng, ngày nay quan niệm về văn học sử thi đã nhạt dần nhườngchỗ cho văn học thế sự, nhấn mạnh hơn cái “tôi” cá nhân, đi sâu hơn những “vùngtối”, “góc khuất”, “điểm mờ” của hiện thực cũng như trong con người Quan niệm
này đã làm xuất hiện một số diễn ngôn mang đặc trưng mới như: Đoạn đầu đài (Tsinghiz Aitomatov), Chuyện thường ngày ở huyện (V.Auvetskin),… ở Nga; Linh
sơn (Cao Hành Kiện), Cao lương đỏ (Mạc Ngôn), Thiếu nữ đánh cờ vây (Sơn Táp),
… ở Trung Quốc; Rừng Na-uy, Nhảy nhảy nhảy (Haruka Murakamy),… ở Nhật Bản; Thời xa vắng (Lê Lựu), Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Biết đâu địa ngục
thiên đường (Nguyễn Khắc Phê), Ngồi (Nguyễn Bình Phương), Bờ xám (Vũ Đình
Giang),… ở Việt Nam
Có thể hiểu một cách ngắn gọn diễn ngôn trong văn học “là những quy tắcphát ngôn, thường ẩn chìm trong vô thức cộng đồng quy định lối nói, cái gì được nói
và không được nói của mỗi thời” [15] Diễn ngôn này có một số đặc điểm như sau:
Diễn ngôn văn học có tính lịch sử Điều đó có nghĩa, mỗi cộng đồng trong mỗi
thời đại khác nhau sẽ có những qui định riêng về lối nói và ý thức nói Thời đại này,cộng đồng này được nói những gì, nói đến đâu và nói như thế nào, bằng hình thứcnào cũng đều chịu sự qui định, chi phối bởi các yếu tố thuộc về thể chế chính trị, tưtưởng triết học, ý thức tôn giáo, lí tưởng thẩm mĩ thời đại,… Do đó, tri thức, cáchnhìn nhận về thế giới của nó và do nó tạo ra sẽ bị thay đổi theo thời gian Đây chính
là hệ quả của mối quan hệ giữa tri thức và quyền lực trong diễn ngôn Chẳng hạnnhư văn học thời Cơ đốc giáo ở phương Tây (thế kỉ IV đến XIV) hay giai đoạn
1930 - 1945 ở Việt Nam, ý thức hệ chính trị, tôn giáo ràng buộc quá nghiêm ngặttạo nên sức mạnh quyền lực hữu hình và vô hình chi phối đến ý thức sáng tác khiếnngười ta không dám đả động đến giai cấp thống trị, hoặc muốn nói thì bắt buộc phảilựa chọn cách nói khác, có thể là ẩn dưới lớp vỏ hình thức truyện ngụ ngôn như:
Trang 24Con cáo và chùm nho của La Fontene, truyện về loài vật như Dế mèn phiêu lưu kí
của Tô Hoài hoặc viết truyện trào phúng, hoạt kê như Nguyễn Công Hoan, VũTrọng Phụng,…
Diễn ngôn văn học có tính qui chiếu Qui chiếu trong diễn ngôn diễn ra trên
hai cấp độ Cấp độ thứ nhất là mô phỏng hiện thực, tái tạo hiện thực bằng hệ thốnghình tượng Cấp độ thứ hai là qui chiếu vào chính nó và các văn bản khác tạo nênnhững kí mã thẩm mĩ của nhà văn và mở rộng khả năng liên văn bản cho tác phẩm
Vì thế, đọc văn bản ở đây là đọc văn bản mở, đọc trong tính liên bản và tính đốithoại của nó để nhận diện mã thẩm mĩ được nhà văn kí gửi trong đó
Diễn ngôn văn học có tính hư cấu Hư cấu là đặc tính sáng tạo của nghệ thuật
nói chung, văn học nói riêng Tính hư cấu giúp diễn ngôn vừa có khả năng biểu hiệnchân lí cuộc sống lại vừa có khả năng thể hiện cá tính sáng tạo của chủ thể sáng tác
Từ đó, nó tạo ra một thế giới khả hữu, cung cấp tri thức cũng như mở rộng hiểu biết
và quan niệm của chúng ta về thực tại Do đó, “không có hư cấu thì không thể vàcũng không tồn tại được tính nghệ thuật” [21]
Diễn ngôn văn học mang tính vô thức tập thể Đặc tính này cho ta hiểu diễn
ngôn luôn bị chi phối bởi một thứ quyền lực ngầm trong vô thức tập thể đã được trithức hóa, ngôn ngữ hóa nhằm khách quan hóa cái chủ quan và lúc này các tri thứcđược khách quan hóa sẽ tạo ra thẩm quyền chi phối và điều khiển chủ thể Theo đó,
cá nhân chủ thể trong diễn ngôn khi phát ngôn cũng bị qui chiếu bởi một hệ thốngtri thức đã ngầm định/ sinh thành trong hệ hình của mọi chủ thể trong thời đại Đâychính là lí do diễn ngôn văn học luôn mang trong mình tính vô thức tập thể
Diễn ngôn văn học được “lạ hóa” Bản chất của hoạt động văn học là không
ngừng đổi mới và sáng tạo Tuy nằm trong bộ khung tri thức của thời đại nhưng vớitính đặc thù vốn có, văn học luôn có xu hướng vượt thoát, phá vỡ những khuôn khổ,hướng tới những chân trời mới Đây chính là lí do khiến diễn ngôn văn học được “lạhóa” Lạ hóa để tìm những giá trị vượt thời đại, tìm kiếm những khung tri thức mới
- không lặp lại, không lệ thuộc một cách cứng nhắc các diễn ngôn đã tồn tại trước
đó Chẳng hạn như: Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh, Hồ Anh Thái, Nguyễn Ngọc Tư,
… Sở dĩ, họ trở thành những “hiện tượng văn học” là do họ sáng tác với ý thức vượtthoát, nhờ đó không những họ luôn cố gắng vươn lên trong nỗ lực tạo ra sự khác
Trang 25biệt với các tác giả khác mà hơn thế là khả năng làm mới chính mình, “lạ hóa”chính bản thân chủ thể sáng tạo.
Diễn ngôn văn học mang tính phỏng nhại Diễn ngôn văn học không chỉ có
khả năng dung chứa, hấp thụ trong nó các tổ chức diễn ngôn của các lĩnh vực khácnhư: lịch sử, văn hóa, triết học,… diễn ngôn văn học còn hướng tới nhận diện, phânbiệt và đối thoại với các diễn ngôn khác Thuộc tính này đã dẫn tới tính chất phỏngnhại của diễn ngôn văn học được biểu hiện trong từng giai đoạn Chẳng hạn, giaiđoạn 1945 - 1975, diễn ngôn văn học được “chính trị hóa” do chịu sự chỉ đạo và chiphối bởi tư tưởng cách mạng (sử dụng tràn ngập ngôn từ chính trị trong văn bản văn
học: đồng chí, chất vấn, ý kiến, cách mạng, phấn đấu,…) Tuy nhiên, biểu hiện của
tính phỏng nhại trong diễn ngôn văn học khá phong phú: Phỏng nhại về phong cách,thể loại, nội dung tư tưởng,… Ví dụ, ta có thể tìm thấy trong rất nhiều sáng táctruyện ngắn, tiểu thuyết của Nguyễn Huy Thiệp có hiện tượng nhại phong cách củadiễn ngôn thơ, ca dao, hò, vè…
Bên cạnh đó, việc tổ chức ngôn ngữ trong những loại hình, thể loại khác nhau
sẽ tạo nên những loại diễn ngôn khác nhau Chẳng hạn như, diễn ngôn chính trị sẽkhác với diễn ngôn khoa học, diễn ngôn văn học - nghệ thuật,… Trong diễn ngôn
văn học thì diễn ngôn thơ sẽ khác với diễn ngôn truyện hoặc kịch Và như thế, diễn
ngôn cũng có thể được hiểu như “phong cách ngôn ngữ”
Tóm lại, diễn ngôn trong văn học là lối nói, là qui tắc phát ngôn được qui địnhbởi đặc điểm thời đại Đối với một hiện tượng văn học cụ thể, sự qui định ấy kếthợp với cá tính sáng tạo của chủ thể sáng tạo sẽ tạo nên một diễn ngôn riêng biệtcủa mỗi nhà văn Rộng hơn nữa, đối với mỗi thời kì, giai đoạn văn học cụ thể sẽ cónhững nét chung và những nét riêng khu biệt chúng với các thời kì, giai đoạn vănhọc khác tạo thành phong cách thời đại Do đó có thể xem phong cách thời đạichính là diễn ngôn
1.1.3 Các thành tố của diễn ngôn văn học
Nghiên cứu diễn ngôn văn học phải nghiên cứu nội hàm tư tưởng, ý thức hệcủa chúng Trong quá trình đi vào nghiên cứu cách tổ chức tư tưởng trong thế giớinghệ thuật của Dostoievxki, M.Bakhtin cho rằng tư tưởng của tác phẩm là sự hòahợp giữa nội dung và hình thức Nó quy định mọi giọng điệu của hình thức, mọi sựđánh giá tư tưởng vốn làm nên sự thống nhất hình thức của phong cách nghệ thuật
Trang 26và giọng điệu thống nhất của tác phẩm Nhà nghiên cứu này đã chỉ ra tư tưởng củatác phẩm văn học có thể được biểu hiện ở những phương diện sau: Thứ nhất, nó lànguyên tắc của cách nhìn và sự miêu tả thế giới, là nguyên tắc lựa chọn và liên kếtchất liệu, tư tưởng của tất cả mọi yếu tố của tác phẩm Thứ hai, tư tưởng có thểđược đưa ra như là một kết luận ít nhiều rõ ràng hay có ý thức về cái miêu tả Thứ
ba, tư tưởng có thể biểu hiện trực tiếp trong lập trường của nhân vật chính Cuốicùng, tư tưởng của tác giả có thể rải rác khắp tác phẩm một cách phân tán Chúng
có thể được biểu hiện trong lời của tác giả như là những lời giáo huấn, cách ngônriêng biệt hay là những suy luận trọn vẹn, chúng có thể được đặt vào miệng nhânvật này hay nhân vật khác, đôi khi thành những đoạn dài và chặt chẽ nhưng lại
không gắn kết với tư tưởng của chúng Còn Iu.Lotman trong chương Kết cấu tác
phẩm nghệ thuật ngôn từ nằm trong chuyên luận Cấu trúc văn bản nghệ thuật lại
cho rằng: Tác phẩm nghệ thuật là một mô hình nghệ thuật tạo thành các cặp đối lập
cơ bản Chính các cặp đối lập này sẽ tạo nên bức tranh thế giới, tạo nên mã diễn
ngôn của tác phẩm đó Chính vì vậy phân tích tác phẩm chính là ta đi vào phân tích
mô hình nghệ thuật thông qua các cặp đối lập này
Hai là, nghiên cứu hệ thống nhân vật chính, khả năng biểu đạt tư tưởng của
chúng, quan hệ qua lại của chúng với các nhân vật Nhân vật đại diện cho ai, tưtưởng nào; xung đột giữa các nhân vật là xung đột của luồng tư tưởng trong xã hội.Tiểu thuyết hiện thực xã hội chủ nghĩa luôn luôn tồn tại diễn ngôn của nhân vậtchính diện và nhân vật phản diện Ở đó, nhân vật chính diện luôn đúng quan điểm,nhân vật phản diện luôn có diễn ngôn trái quan điểm
Ba là, nghiên cứu hệ thống chủ thể diễn ngôn - trả lời cho câu hỏi: Ai nói?
Chủ thể diễn ngôn là chủ thể nào, lập trường, quan điểm xã hội, vị trí thẩm mỹ, giớitính… ra sao? Điểm nhìn chủ thể diễn ngôn thể hiện quan điểm, tư tưởng nào trong
xã hội? Chẳng hạn, chủ thể diễn ngôn trong chủ nghĩa hiện thực phê phán là ngườithư ký trung thành của thời đại, bóc trần mặt nạ xã hội Chủ thể diễn ngôn trong vănhọc lãng mạn là người trình bày những bí mật của tâm hồn Chủ thể diễn ngôn trongvăn học Cách mạng là người đạp đổ chế độ cũ, tung hô chế độ mới, ca ngợi ngườianh hùng,…Trần Văn Toàn khi nghiên cứu về chủ thể của diễn ngôn tính dục trongvăn học Việt Nam đầu thế kỷ XX đến 1945 đã nêu ý kiến: “Trong văn học ViệtNam truyền thống, diễn ngôn tính dục được nắm giữ bởi hai chủ thể chính: Người
Trang 27bình dân và nhà Nho Quan niệm về tính dục trong văn học Việt Nam đầu thế kỷ
XX đến 1945 được nắm giữ bởi một chủ thể mới Theo chúng tôi, chủ thể này làngười thị dân mà nòng cốt là tầng lớp trung lưu – sản phẩm của đô thị hiện đại ViệtNam… sự biến đổi này được xem là dấu hiệu rõ nét của sự dịch chuyển văn hóa từtruyền thống sang hiên đại mà đô thị đóng vai trò là “bà đỡ” “Những giá trị xưa ”,
“những bức tường nghiêm mật” của truyên thống bị công kích và dỡ bỏ, nhườngchỗ cho những giá trị mới hướng tới “tự do và xa xỉ ” [52] Quan niệm này cũngphần nào thể hiện tư tưởng mới, một lập trường mới nên được nhiều sự đồng thuận
từ người đọc
Bốn là, nghiên cứu hệ thống phương thức biểu đạt - trả lời cho câu hỏi “Nói
bằng cách nào?” Trong phương thức biểu đạt này, các phương tiện được chú trọng
là cách sử dụng từ ngữ, các biện pháp tu từ diễn ngôn, giọng điệu diễn ngôn,… Một
số tác phẩm mang giọng điệu triết lí, chiêm nghiệm đóng vai trò chủ đạo nhưng bêncạnh đó, một số tác phẩm lại chọn lựa giọng diễu nhại Trong sáng tác củaM.Kundera, tác giả đã thu phục hoàn toàn tâm trí người đọc bởi những câu chuyệnđầy tính chất giễu nhại và nực cười Chọn giễu nhại làm thủ pháp chính trong nghệ
thuật tự sự, Những mối tình nực cười của Milan Kundera có cách viết mới Với thủ
pháp nhại, tác giả chế nhạo để hạ bệ, giải thiêng những gì vốn được coi là nằmtrong cái cao quý, thiêng liêng Ông giễu nhại tình yêu, giễu nhại chân lý, giễu nhại
sự thật, giễu nhại tôn giáo, giễu nhại thần thoại,… bằng những cái đùa giỡn, phùphiếm nực cười Tiêu biểu nhất trong sáng tác của Milan Kundera là nhại tình yêu
Trong Sẽ không ai cười, ông hạ bệ tình yêu như một trò chơi thực dụng Khi nhân
vật “tôi” tìm mọi cách để bảo vệ Klara như một hiệp sĩ dũng cảm bảo vệ tình yêu,
hy sinh cả uy tín, danh tiếng để bảo vệ nàng thì cũng là lúc Klara coi anh chỉ nhưmột kẻ dối trá, và phơi lộ sự gắn bó thực dụng của nàng đối với anh Kết thúc bi đátnhưng lại là kết quả của trò đùa hài hước Cái bi và cái hài trộn lẫn trong nhau, cái
bi đát là hệ lụy phải gánh chịu từ một trò đùa thái quá Hay Quả táo vàng có tham
muốn vĩnh cửu, tình yêu được cho là nghiêm túc của Martin với vợ lại được xếp
ngang hàng cùng mối tình bịa đặt của tôi với một cô sinh viên y khoa Martin yêu
vợ nhưng lại âm thầm, phiêu lưu không mệt mỏi trong những trò chơi ái tình vớinhững cô gái khác Chính ngôn từ mang tính giễu nhại đã khiến tác phẩm của Milan
Trang 28Kundera đi vào lòng người đọc, buộc họ phải suy nghĩ cùng thao thức với nhữngvấn đề mà chính diễn ngôn đặt ra trong tác phẩm
Trên đây, chúng tôi đã trình bày một số thao tác cơ bản khi nghiên cứu diễnngôn văn học Bản thân diễn ngôn là một cấu trúc siêu văn bản, nó không định hìnhtrong một văn bản cụ thể nào mà ẩn chứa nhiều văn bản khác nhau Do vậy, trongquá trình phân tích diễn ngôn chúng ta phải liên kết, xâu chuỗi các văn bản lại vớinhau, đặt nó trong một hệ thống chỉnh thể
1.2 Tổng quan diễn ngôn trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam
Tiểu thuyết lịch sử là một thể tài chuyên viết về lịch sử nên nó phải lấy sự kiệnlịch sử làm “nguyên liệu” chính, tiên quyết (tiểu thuyết lịch sử truyền thống) Ở đó,các sự kiện, con người được phản ánh trung thành, thậm chí “trùng khít” với sách
lịch sử: Pie Đại đế (Nga), Ba chàng ngự lâm pháo thủ, Hoàng hậu Marg (Pháp);
Trùng Quang tâm sử, Hoàng Lê nhất thống chí, Lá cờ thêu sáu chữ vàng, Mai Hắc
đế, truyền thuyết và lịch sử (Việt Nam) v.v…) Về sau, tiểu thuyết lịch sử đã mang
đậm chất tiểu thuyết hơn (Sông Côn mùa lũ - Nguyễn Mộng Giác, bộ tiểu thuyết lịch sử Bão táp triều Trần - Hoàng Quốc Hải, Giàn thiêu - Võ Thị Hảo, Mẫu
Thượng ngàn -Nguyễn Xuân Khánh,…) nhưng lịch sử vẫn là cái đinh treo những sự
kiện cho tiểu thuyết khai thác Vì thế, muốn hiểu diễn ngôn tiểu thuyết lịch sử, trướchết cần hiểu diễn ngôn trong khoa học lịch sử
1.2.1 Diễn ngôn lịch sử trong khoa học lịch sử
Diễn ngôn lịch sử trong khoa học lịch sử hay còn gọi là diễn ngôn khoa họclịch sử là cách tổ chức ngôn từ, là những qui tắc phát ngôn trong bộ môn khoa học
về lịch sử (chính sử) Diễn ngôn này bao gồm một số đặc trưng sau:
Thứ nhất, nó phải đảm bảo tính chân thật lịch sử và tính khách quan, chính xáccủa một bộ môn khoa học Điều này có nghĩa, người viết sử phải trung thành vớinhững sự kiện lịch sử, không cho phép thêm hoặc bớt theo chủ ý cá nhân và đặc biệt
là không có quyền hư cấu lịch sử Tính chính xác của diễn ngôn này thể hiện ở việc
sử quan tường thuật lại những sự kiện lịch sử như nó vốn có Vì vậy, ta thường gọicông việc của các sử quan là công việc “ghi chép” lịch sử, chứ không phải là sángtác lịch sử
Thứ hai, mục đích cuối cùng của việc chép sử là để người đời sau biết đượcngười đời trước đã sống như thế nào, có những sự kiện nào đã diễn ra, thời điểm
Trang 29nào diễn ra, nguyên nhân và ý nghĩa của sự kiện lịch sử ấy Do đó, để tiện cho việcghi nhớ, các sự kiện lịch sử phải được diễn đạt một cách vô cùng ngắn gọn và rành
mạch Và để đảm bảo cho tính ngắn gọn thì người chép sử chỉ tập trung vào sự kiện
và bản chất của sự kiện, loại bỏ chi tiết và các tiểu tiết Ví dụ, về sự kiện hội thề
Đông Quan, sử gia Ngô Sĩ Liên chép như sau: “Đinh Mùi 1427, mùa đông tháng 10,ngày 22, vua cùng với tổng binh quan nước Minh là Thái tử Thái bảo Thành Sơnhầu Vương Thông, Tham tướng Hữu đô đốc Mã Anh, Thái giám Sơn Thọ và Mã
Kỳ (…) họp thề ở phía Nam thành, hẹn đến ngày 12 tháng 12 thì đem quân về nước.Bọn ấy lại sai người đem tờ xin trả lại đất đai của ta” [34, tr.519] Như vậy, tườngthuật sự kiện này, người chép sử chỉ quan tâm đến thời gian, địa điểm, thành phầntham dự hội thề và nội dung hội thề; những yếu tố khác hoàn toàn không được đềcập đến
Thứ ba, nhân vật lịch sử trước hết phải là những con người có thật trong lịch
sử, như: Hồ Quý Ly, Trần Nghệ Tông, Lý Chiêu Hoàng, Trần Cảnh, Nguyễn Trãi,
Lê Lợi, Nguyễn Huệ, Lê Chiêu Thống, Bảo Đại, Họ là những con người của sựkiện, con người của chiến công hoặc là những “tội nhân” của lịch sử Các nhân vậtlịch sử xuất hiện gắn với những việc mà họ đã làm và sử quan chỉ quan tâm nhữngviệc làm đó của họ có can dự vào tiến trình phát triển của lịch sử hay không Ngoài
ra, tất cả các biểu hiện thuộc về đời sống tâm lí và thế giới nội tâm của họ đều nằmngoài phạm vi quan tâm của chính sử Nói tóm lại, nhân vật lịch sử là những conngười của lịch sử
Thứ tư, ngoài các lời bàn của sử quan được viết theo điểm nhìn sử quan dưới
một số sự kiện, thì điểm nhìn của diễn ngôn khoa học lịch sử là điểm nhìn bênngoài, khách quan, trung tính Người chép sử tường thuật lại diễn biến lịch sử theongôi thứ ba, đứng ngoài sự kiện, không can dự vào cũng như không bày tỏ thái độ
cá nhân trước những sự kiện ấy Ví dụ, sự kiện Nghi Dân giết vua Lê Nhân Tông và
thái hậu Nguyễn Thị Anh để tiếm ngôi được Đại Việt sử kí toàn thư chép như sau:
“Kỷ Mão, năm thứ 6 [1459] (Minh Thiên Thuận thứ 3) Mùa đông, tháng 10, ngàymồng 3, Lạng Sơn vương Nghi Dân đêm bắc thang chia ba đường lên thành cửaĐông, vào trong cung cấm Vua và Tuyên Từ Hoàng thái hậu đều bị giết” [34,tr.616] Rõ ràng, ở đây, sử quan chỉ đơn thuần đóng vai trò là người tường thuật sựviệc mà hoàn toàn không kèm theo thái độ, đánh giá Nếu có đánh giá thì cũng
Trang 30thường phải đánh giá theo quan điểm chính thống của giai cấp cầm quyền chứkhông được phép theo quan điểm cá nhân.
Như vậy, diễn ngôn khoa học lịch sử là một loại diễn ngôn dùng trong chuyênngành khoa học lịch sử Các đặc trưng của nó là nguyên tắc mà người chép sử phảituân thủ và ngược lại mọi hoạt động của người chép sử trong việc tạo lập nên mộtvăn bản lịch sử chính là việc tạo nên một loại diễn ngôn - diễn ngôn khoa học lịch sử
1.2.2 Diễn ngôn tiểu thuyết lịch sử - một bình diện quan trọng của diễn ngôn trong sáng tác và nghiên cứu văn học
Tiểu thuyết lịch sử đương nhiên là loại tiểu thuyết viết về đề tài lịch sử Điểmkhác nhau căn bản giữa tiểu thuyết lịch sử và khoa học lịch sử là, tuy cùng viết vềmột thời kỳ nhưng một bên chỉ dựng lại các sự kiện, nhân vật trong nét bản chất,
“trung thực” như nó đã diễn ra, diễn đạt bằng một ngôn ngữ khách quan, khoa học.Bởi thế nên về sau rất nhiều sự kiện, con người trong khoa học lịch sử phải đượcnhìn nhận lại khi đã có đủ bằng chứng, tư liệu, tư duy và quan niệm (ví dụ, thời nhà
Hồ cùng nhân vật Hồ Quý Ly của Việt Nam) Tiểu thuyết lịch sử lại khác Từ quan
niệm, lịch sử là những góc nhìn nên trong tiểu thuyết lịch sử, nhà văn có thể tìm
hiểu sự kiện ấy, nhân vật ấy cả trong khoa học lịch sử, trong gia phả dòng họ, tronghuyền sử,…rồi “nhào luyện” lại, thậm chí “bịa” thêm để biến thành nhân vật củatiểu thuyết - nhân vật nếm trải Mỗi sự kiện, nhân vật trong khoa học lịch sử đượcnhiều người tham gia đánh giá để có cái nhìn thống nhất (trước đây là nhóm chép
sử, bây giờ là tập thể duyệt đề cương), còn tiểu thuyết lịch sử là do một cá nhân nhàvăn viết về nó nên ở đó cho phép nhà văn phát huy trí tưởng tượng, bộc lộ tình cảm,cách nhìn riêng, viết bằng một giọng điệu riêng, miễn sao tạo nên sự hấp dẫn đốivới người đọc Điều này có nghĩa, diễn ngôn trong tiểu thuyết lịch sử không giốngdiễn ngôn của khoa học lịch sử Do đó, nghiên cứu diễn ngôn tiểu thuyết lịch sử sẽgiúp chúng ta tìm hiểu phần nào hệ hình ý thức xã hội và cơ chế văn hóa, môitrường văn hóa của thời kỳ Bởi mỗi diễn ngôn thể hiện quan điểm, thể hiện cáchnhìn, trạng thái tâm hồn của con người Đằng sau mỗi diễn ngôn là quan điểm vănhóa, là quyền lực văn hóa Có thể thấy điều này ở mấy điểm sau
1.2.2.1 Tính đối thoại của diễn ngôn tiểu thuyết
Đối thoại chính là đặc điểm quan trọng của diễn ngôn tiểu thuyết Bởi diễnngôn tiểu thuyết là diễn ngôn về “người khác” Theo Bakhtin, nếu thơ trữ tình là
Trang 31diễn ngôn của chủ thể tác giả tự bộc lộ, kịch là diễn ngôn của nhân vật tự thể hiệntrên sân khấu thì tiểu thuyết là diễn ngôn của người khác Trong đó, chủ thể phátngôn đã tách ra thành một hệ đối thoại Ở đó, tất cả các nhân vật là đối tượng miêu
tả, chiêm nghiệm, soi ngắm của nhà văn Trong tiểu thuyết, diễn ngôn tiểu thuyết là
sự đối thoại với diễn ngôn của người khác, về diễn ngôn của người khác Hay nói
cách khác, tính chất đối thoại của tiểu thuyết thực chất là đối thoại giữa các diễn
ngôn với nhau Biểu hiện của tính đối thoại trong tiểu thuyết là ý thức bản ngã của
nhân vật đã có ý thức về người khác mà nó xâm nhập vào; trong phát ngôn của nhânvật về bản thân nó đã có lời lẽ của người khác xâm nhập vào Trong diễn ngôn tiểuthuyết, bất kỳ một phát ngôn nào về thế giới cũng không thể là phát ngôn đầu tiên
mà đó chỉ là sự tiếp lời, tranh biện, đối thoại với các phát ngôn khác Phát ngôn củanhà văn còn có sự đối thoại với bạn đọc Tính đối thoại trong diễn ngôn tiểu thuyếtđược triển khai trên nhiều cấp độ Trong một diễn ngôn thường có sự đối thoại củanhiều quan điểm khác nhau Chính tính đối thoại trong diễn ngôn lịch sử đã kéongười đọc cùng tham gia vào câu chuyện tranh luận, buộc họ phải nghiền ngẫm,chiêm nghiệm cùng khám phá ra bề sâu của cuộc đời và con người
Cảm thức đối thoại bắt nguồn từ “thái độ bất tín lịch sử - thứ lịch sử tại ngoại,mặc định” [10, tr.137] Và cũng chính nó là tiền đề tư tưởng chi phối và chỉ đạotoàn bộ hoạt động sáng tạo của tiểu thuyết lịch sử đương đại Hàng loạt tác phẩmviết theo thể tài này, bằng cảm hứng này đã và đang gây được tiếng vang trong đời
sống văn học như Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh, Giàn thiêu của Võ Thị Hảo,
Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác, Thăng Long nổi giận, Vương triều sụp
đổ, Bão táp cung đình, Huyền Trân công chúa của Hoàng Quốc Hải, Hội thề của
Nguyễn Quang Thân,… chứng tỏ sự vận động của tiểu thuyết lịch sử đương đại làtất yếu và cần thiết
Đối thoại với lịch sử, các nhà tiểu thuyết muốn xác lập tiếng nói riêng củamình trong việc lật lại những vấn đề mà khoa học lịch sử cho rằng “đã xong”, đã cóthể nói lời kết cho nó Với tư duy hậu hiện đại, con người không còn đặt niềm tinvào những điều được cho là bất biến, thậm chí người ta còn phủ nhận thuyết “tuyệtđối” bằng việc đưa ra thuyết “tương đối” Với lịch sử cũng vậy, cần nhìn nhận nótrong sự vận động liên tục chứ không phải là một cái gì đó bất biến, đông cứng vàtĩnh tại Các nhà văn - những người thức nhạy với tư duy dân chủ - không “vừa
Trang 32lòng” với sự phán xét về lịch sử cũng như không tin vào những niềm tin xưa cũ Do
đó, họ trăn trở đi tìm một lời giải hay đúng hơn là đưa ra những giả định có thể có
từ sự hấp thụ vốn tri thức lịch sử, văn hóa dân tộc, để từ đó xác lập vị thế quanđiểm, lập trường và tiếng nói cá nhân về lịch sử và tâm thức cộng đồng
Có thể thấy rõ điều ấy qua tiểu thuyết Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh.
Với tác phẩm này, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đã mời bạn đọc vào cùng mộttrường đối thoại xung quanh nhân vật Hồ Quý Ly Ông không thừa nhận đây là mộtcon người gian hùng, một kẻ thoán ngôi đoạt vị như sử sách lâu nay vẫn nhận định.Điều ông phủ nhận chính là lối tư duy một chiều, bảo thủ về lịch sử và các nhân vậtlịch sử - bằng cái nhìn “lưỡng lự”, “nước đôi” (Nguyễn Thị Bình) về tính phức tạpbiện chứng của đời sống con người Và trong tương quan đối thoại, ông nhận thấyrằng, Hồ Quý Ly không hoàn toàn là một “tội đồ” lịch sử, thậm chí xét trong chừngmực nào đấy Hồ Quý Ly lại chính là một anh hùng dân tộc, một nhà cải cách đại tài.Đối với nhà Trần, rõ ràng Hồ Quý Ly là một kẻ đại nghịch, phản trắc Nhưng đốivới đất nước ta lúc ấy, thời hậu Trần là triều đại mục ruỗng đã đến thời mạt vận thìđáng bị thay thế và sự canh tân đất nước lúc ấy là cần thiết hơn bao giờ hết Hồ Quý
Ly là người nhìn thấy sự vận động tất yếu của lịch sử và đã đảm nhận sứ mệnh lịch
sử giao phó Nhưng tiếc thay, những chính sách cải cách của ông quá táo bạo, nếukhông muốn nói là tàn bạo, độc tài nên ông không được lòng dân, dẫn đến thất bạicũng là lẽ tất yếu Nhà văn đã rất tỉnh táo khi nhìn nhận về lịch sử và những mốiquan hệ phức tạp của nó để từ đó phác họa chân dung một Hồ Quý Ly cô đơn - nỗi
cô đơn của một con người đi trước thời đại (và rất nhiều vĩ nhân trong lịch sử cũng
có nỗi cô đơn như thế)
Diễn ngôn tiểu thuyết dung nạp trong mình nhiều tiếng nói thuộc các phong
cách ngôn ngữ khác nhau của các hạng người khác nhau trong xã hội Ở đó, có
phát ngôn của nhiều thành phần người khác nhau (thủ lĩnh, bình dân, trẻ con, kẻthù…) dẫn đến đối thoại của nhiều loại “lời” khác nhau (trang trọng, giản dị, phổthông…), cũng là lời mang nhiều yếu tố văn hóa, in đậm nhiều dấu ấn văn hóa của
một vùng miền Chẳng hạn, trong Hồ Quý Ly có đoạn đối thoại:
- Cha ơi! Cha về với con đi!
- Sao mặt con tôi ngơ ngác thế này?
- Con sợ!
Trang 33- Con sợ gì?
- Nhà vắng Đêm mẹ khóc
- Lũ công công đâu? Sao con không chơi với bọn chúng?
- Con không thích các công công
- Con sợ gì nữa?
- Con sợ ông râu đen
- Sao?
- Ông Râu đen bắt học
- Trời ơi! Đứa bé hơn hai tuổi! Học làm gì? Con sợ gì nữa không?
- Con sợ ông ngoại bắt con tập làm vua
- Tập làm vua?
Bà hoàng Thánh Ngẫu phải giải thích hộ thái tử An
- Cha thiếp bảo nếu bệ hạ nhất quyết đi tu…Thì…một ngày đất nước khôngthể có vua được…
Thuận Tông thở dài, ôm chặt đứa con vào lòng:
- Cha có lỗi…Cha có lỗi đã sinh ra con
Thánh Ngẫu cũng nức nở:
- Thiếp xin bệ hạ…Xin bệ hạ đừng khóc nữa…
Nhà vua lau nước mắt cho hoàng hậu:
- Và cả nàng…Xin nàng cũng đừng khóc nữa
Thuận Tông giang tay ra ôm cả hoàng hậu và cả con trai vào lòng Ông tự hỏi mình:
- Làm vua! Kiếp làm vua là thế này hay sao? [32, tr.427 – 429]
Chắc chắn là trong sách khoa học lịch sử không thể có đối thoại kiểu này.Với một chất liệu quen thuộc đã trở thành kinh nghiệm cộng đồng như lịch sửthì nhân tố quyết định đến thành công của tác phẩm nằm ở khả năng làm mới lịch
sử của mỗi nhà văn Đôi khi người đọc quan tâm đến một tác phẩm nào đấy cũngchỉ vì muốn xem nhà văn đó đối thoại với lịch sử như thế nào.Và xét đến cùng, độcgiả hiện nay đọc tiểu thuyết lịch sử với mục đích chính là thử xem nhà văn xử líchất liệu cũ như thế nào, có gì mới lạ trong tư duy, quan niệm và cách đánh giá vềlịch sử của nhà văn ấy hay không Do đó, đối thoại trở thành “phẩm chất” đầu tiêncủa một tác phẩm tiểu thuyết lịch sử
Trang 341.2.2.2 Diễn ngôn tiểu thuyết lịch sử là diễn ngôn về cuộc sống đang tiếp diễn chưa có hồi kết
Nếu diễn ngôn sử thi quan tâm đến một thế giới thuộc về quá khứ tuyệt đối, làthế giới của khởi nguyên, của cha ông thì diễn ngôn tiểu thuyết lại hướng đến cuộcsống đời thường, hướng đến con người với những bề bộn, sự vận động của xã hội.Những nhân vật này mang trong mình một diễn ngôn riêng Phần lớn các diễn ngôntiểu thuyết lịch sử thường kết thúc trong trạng thái mở nên đòi hỏi độc giả phải cóthái độ tiếp nhận một cách tích cực, chủ động, phải có một vốn văn hóa nhất định để
có thể diễn dịch được tác phẩm một cách phong phú Ngay cả khi viết về quá khứ,
với cách nói, cách triển khai ngôn ngữ của mình, các nhà tiểu thuyết cũng tạo cho người đọc cảm giác như mình đang chứng kiến một câu chuyện của thì hiện tại.
Điều này có thể thấy rõ qua những diễn ngôn lịch sử như Giàn thiêu của (Võ Thị Hảo), Minh sư (Thái Bá Lợi),… Tiếp xúc với các tiểu thuyết này, chúng ta thấy lịch
sử không phải là quá khứ đông đặc, chết cứng mà là sống động, vận động đang còndang dở Lịch sử không phải là cái đã qua, đã an bài mà nó hòa với hiện tại, bị hiệntại hóa Lịch sử đã được nhào nặn lại trong một cảm hứng hết sức mới mẻ về nhữngvấn đề đang được quan tâm như khát vọng tự do, bi kịch của sự cách tân,… Ngườiđọc ít có tâm thế yên ổn, bình thản khi nghe một câu chuyện đã hoàn tất mà bị cuốntheo nhân vật để nếm trải cùng nhân vật
Với những đặc trưng riêng, diễn ngôn tiểu thuyết lịch sử đã tạo cho mình mộtthế mạnh không phải loại hình tự sự nào cũng có thể đảm nhiệm Tiểu thuyết nóichung là một thể loại nhanh nhạy với mọi đổi thay của cuộc sống Đặc biệt, khảnăng kiến tạo thế giới của diễn ngôn tiểu thuyết là vô hạn Do vậy, chúng ta cần cócái nhìn khách quan về quá trình vận động của diễn ngôn tiểu thuyết, nhất là diễnngôn tiểu thuyết lịch sử, qua từng giai đoạn
1.2.2.3 Lịch sử được “nhào nặn” bằng các thủ pháp của khuynh hướng hậu hiện đại
Sau 1975, sự thay đổi về hệ hình tư duy lịch sử đã kéo theo sự chuyển biếnmạnh mẽ của tiểu thuyết lịch sử trong việc tìm hình thức biểu đạt tương ứng Và sựdịch chuyển của nền văn học đi theo khuynh hướng hậu hiện đại cũng đã kéo theo
sự xâm nhập của khuynh hướng này vào thể loại tiểu thuyết lịch sử Với việc vận
Trang 35dụng những thủ pháp nghệ thuật của khuynh hướng hậu hiện đại, các nhà văn muốntạo nên một sự đột phá trong cách tân nghệ thuật tiểu thuyết lịch sử
Dưới điểm nhìn hậu hiện đại, Trần Đình Sử cho rằng: “Thay cho đại tự sử làtiểu tự sự, thay cho đại lịch sử sẽ là tiểu lịch sử” [15] Như vậy, theo quan niệm của
lí luận hiện nay, lịch sử sẽ không còn được xem như một mô hình khép kín, một hệthống liên tục tĩnh tại mà lịch sử là những mảnh vỡ được ghép vào nhau theo ý đồcủa nhà văn Và do đó, lịch sử không phải là một thứ gì đó quá lớn lao và xa vời, tại
đó nó được hình dung như những mảng hiện thực vỡ vụn, chắp nối Vì thế, thủ phápphân mảnh, lắp ghép tỏ ra đắc dụng trong việc giải cấu trúc, giải lịch sử Với tư duyhậu hiện đại cùng thói quen nhìn nhận cuộc sống từ những mảnh hiện thực, các nhàtiểu thuyết đương đại nhận thấy không cần phải tái hiện lịch sử theo lớp lang củanhững sự kiện được diễn tiến theo trình tự thời gian tuyến tính Điều họ quan tâmchính là bản thân những sự kiện, những vấn đề, những con người lịch sử ấy nói lênđiều gì (theo cách diễn đạt của Bình Nội Tiêu Dao là “nền tảng”) Do đó, đôi khitrong tác phẩm chúng được xây dựng tách rời nhau, các chiều kích không - thời gian
bị đảo lộn khiến mạch tự sự tuyến tính bị phá vỡ hoàn toàn Có thể nói Giàn Thiêu
của Võ Thị Hảo là một ví dụ điển hình trong việc sử dụng thủ pháp lắp ghép, phânmảnh Ở đây, Võ Thị Hảo không phục dựng toàn bộ bức tranh lịch sử thời đại LýNhân Tông, Lý Thần Tông, mà từ những chân dung thân phận con người trongvòng xoáy cuộc đời như: Từ Lộ, Nhuệ Anh, cung nữ Ngạn La, Lý Thần Tông,…nhà văn muốn bạn đọc khám phá lịch sử và thức nhận hiện tại thông quan nhữngmảnh ghép
Để tăng tính đa thanh, đa điệu cho thể loại tiểu thuyết lịch sử và đồng thời pháthuy tinh thần dân chủ trong tư duy văn học, có thể thấy các cây bút tiểu thuyếtđương đại đang không ngừng gia tăng điểm nhìn trần thuật trong tác phẩm của mình
- một thủ pháp hậu hiện đại: kĩ thuật trần thuật đa điểm nhìn Bằng cách này, nhàvăn không độc diễn trong vở kịch do mình tạo ra mà phân vai cho các nhân vật,đồng nghĩa với việc trao điểm nhìn và quyền phát ngôn cho nhân vật Ai trong vởdiễn cũng đều giữ một vai trò nhất định và có quyền nói lên tiếng nói cá nhân Đôikhi vai trò của tác giả trở nên mờ nhạt bởi sự “chủ động” của các nhân vật Nhânvật có khi “giành” quyền là người kể chuyện trong câu chuyện của chính mình.Thậm chí họ còn “tranh” quyền phán xét về các nhân vật khác từ tay tác giả Đặc
Trang 36biệt, chỉ với một sự việc, một tình huống, một nhđn vật nhưng lại được đặt dướinhiều điểm nhìn khâc nhau, cho ra nhiều câch đânh giâ khâc nhau.
Có thể thấy, sự tham gia của nhiều điểm nhìn giúp cho cđu chuyện trở nínkhâch quan hơn khi không còn điểm nhìn của người kể chuyện toăn tri Bởi lẽ, kinhnghiệm số đông bao giờ cũng đâng tin cậy hơn kinh nghiệm câ nhđn Hơn nữa, sựgia tăng điểm nhìn trần thuật còn chứng tỏ sự phât triển của ý thức phản biện, ý thứcđối thoại trong việc chống lại sự “độc tăi chđn lí”, tạo cơ sở cho sự phât huy dđn chủ
vă quyền bình đẳng trong nghệ thuật
Trong Văn xuôi Việt Nam sau 1975, Nguyễn Thị Bình đê nhận định: “Tiểu
thuyết sẽ lăm cho lịch sử không như một thânh đường văng son lấp lânh uy nghiímbuộc con người phải cúi đầu chiím bâi mă trở thănh những điều giản dị, rất conngười” [10, tr.137] Quả thật, đọc tiểu thuyết lịch sử sau 1975, dường như ta khôngcòn thấy ở đấy dâng dấp của những ông hoăng, bă chúa mă lại thấy họ hiện líntrong chđn dung của một con người đời thường với đầy đủ những hỉ, nộ, âi, ố Đó lẵng vua giă Trần Nghệ Tông đau đớn, bất lực nhìn triều đại văng son của cha ôngsụp đổ Đó lă một Hồ Quý Ly cô đơn trong chính khât vọng của mình, một Hồ Quý
Ly đau đớn, mất mât khi phải lìa xa những người thđn yíu nhất Đó lă một Lí Lợi
bỗ bê, trần tục với những khât vọng đời thường,… Tóm lại, họ lă những con ngườilịch sử mang khuôn mặt đời thường Đđy chính lă thủ phâp giải thiíng lịch sử - thủphâp đặc trưng của văn học hậu hiện đại Với thủ phâp năy, con người lịch sửkhông còn được nhìn nhận ở lớp vỏ hăo nhoâng, lung linh bín ngoăi mă được khaithâc ở những vỉa tầng sđu kín bín trong Thím văo đó, câc nhđn vật lịch sử khôngchỉ được miíu tả trong “thănh quâch bó hẹp của cung điện nguy nga” mă họ bị nĩmvăo những mối quan hệ thế sự đời tư lăm bật lín câ tính của một con người Có thểthấy, giải thiíng đê đưa lịch sử thoât khỏi măn sương lêng đêng của huyền thoại,khiến nó không còn giữ được vẻ thiíng liíng, trầm mặc vốn có
Như vậy, với việc vận dụng những thủ phâp của khuynh hướng hậu hiện đại,tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau 1975 đê được “nhăo nặn” lại trong cảm thức đốithoại, mang khuôn mặt mới của thời đại vă đầy ắp hơi thở của cuộc sống
1.2.3 Diễn ngôn tiểu thuyết lịch sử với câc cột mốc quan trọng
Ở mục năy chứng tôi mong muốn tổng quan về tiến trình của thể tăi tiểuthuyết lịch sử Tuy nhiín, do khuôn khổ của luận văn vă do phạm vi đề tăi nghiíng
Trang 37về thể tài này ở thời kì đương đại cho nên các cột mộc trước năm 1975, chúng tôitrình bày sơ lược hơn nhằm ưu tiên cho cột mốc tiểu thuyết lịch sử sau 1975.
1.2.3.1 Chặng đường từ đầu thế kỷ XX đến 1945
Quá trình hiện đại hóa văn học chính là chất xúc tác giúp diễn ngôn tiểu
thuyết chuyển mình ra khỏi diễn ngôn trung đại, diễn ngôn quần chúng sang diễnngôn hiện đại, diễn ngôn dân chủ,… Tiểu thuyết lịch sử đang trên đà của sự trưởngthành trên nhiều bình diện, trong đó có sự xuất hiện một số lớn tác phẩm Bùi VănLợi trong công trình luận án tiến sĩ đã thống kê có 47 cuốn tiểu thuyết lịch sử ViệtNam từ đầu XX đến 1945 Có thể kể đến một số tác phẩm tiêu biểu ở giai đoạn này
Giai đoạn đầu thế kỷ XX, Trùng Quang tâm sử của Phan Bội Châu với cảm
hứng ngợi ca những người anh hùng như Đặng Dung, Đặng Tất, Nguyễn Xí,… Tácgiả đã có phần cải biến lịch sử cho phù hợp với đặc trưng thể loại và dụng ý nghệthuật Tác phẩm còn khẳng định vai trò của nhân dân - những anh hùng không được
lưu danh trong sử sách Nguyễn Tử Siêu có tác phẩm Tiếng sấm đêm đông viết về chiến dịch Dương Đình Nghệ và Ngô Quyền hai lần đánh tan quân Nam Hán, Vua
Bố Cái tạo dựng thành công hình tượng người anh hùng Phùng Hưng biểu tượng
cho trí tuệ và đạo đức nhân dân, Đinh Tiên Hoàng phản ánh thực trạng suy nhược
của triều đình nhà Ngô đẩy nước ta đến thảm họa loạn 12 sứ quân Bên cạnh đó, tácphẩm còn ca ngợi vị anh hùng dân tộc Đinh Bộ Lĩnh đã thống nhất giang sơn Giaiđoạn này xã hội Việt Nam đang nổi lên nhiều phong trào yêu nước chống Pháp nhưDuy Tân, Đông Kinh nghĩa thục,… Đó cũng chính là yếu tố cổ vũ, khích lệ các nhàvăn viết tiểu thuyết về đề tài lịch sử
Đến giai đoạn 1930-1945, tiểu thuyết lịch sử khá phát triển và đề tài cũngđược mở rộng Có thể xem Lan Khai là nhà văn đầu tiên của Việt Nam giai đoạnnày say mê với thể tài tiểu thuyết lịch sử Theo thống kê của PGS.TS Trần Mạnh
Tiến, Lan Khai có gần 30 tiểu thuyết lịch sử (Chế Bồng Nga, Chiếc ngai vàng, Rỡn
sóng Bạch Đằng,…) Tiếp theo, Chu Thiên cũng là cây bút đáng nể về số đầu sách
tiểu thuyết lịch sử (Lê Thái Tổ, Thoát cung vua Mạc, Bà quận Mỹ,…) Đề tài lịch sử
vương triều và chống ngoại xâm vẫn tiếp tục thu hút các nhà văn như Nguyễn Huy
Tưởng (Đêm hội Long Trì), Khái Hưng (Tiêu Sơn tráng sĩ), Nguyễn Tử Siêu (Trần
Nguyên chiến kỷ),…
Trang 381.2.3.2 Chặng đường từ 1945 - 1975
Đặc điểm nổi bật của diễn ngôn tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975
là mang màu sắc chính trị hóa Diễn ngôn văn học thời kỳ này thực chất là diễn
ngôn chính trị, diễn ngôn về chế độ Chủ thể diễn ngôn trong tiểu thuyết giai đoạn
này chủ yếu là con người giai cấp, con người quốc gia, con người của đoàn thể, là
“chúng ta” - là người chiến thắng, là chủ nhân mới của lịch sử Chủ thể diễn ngônnày nhân danh “chúng ta” nói với “chúng nó”, nhân danh “ta” nói với “mình”, nhândanh trên nói với dưới, Đảng với với nhân dân, cán bộ với với quần chúng Điềunày cũng in đậm dấu ấn trong tiểu thuyết lịch sử Trong hoàn cảnh đặc biệt này củađất nước, diễn ngôn tiểu thuyết lịch sử có sứ mệnh thiêng liêng là cổ vũ nhân dân
trong cuộc chiến đấu với “hai đế quốc to” là Pháp và Mỹ Quân He khởi nghĩa của
Hà Ân đã khắc họa sinh động hình ảnh người anh hùng Nguyễn Hữu Cầu Bóng
nước hồ Gươm của Chu Thiên gợi không khí bi hùng của Hà Nội những ngày cuối
thế kỷ XIX với hình ảnh người sĩ phu - cụ cử Tam Sơn, Đồ Uẩn khí tiết trung trinh
Lá cờ thêu sáu chữ vàng của Nguyễn Huy Tưởng là sự ngợi ca tinh thần “sát Thát”
của nhà Trần qua hình ảnh người anh hùng nhỏ tuổi của Vương tộc là Trần QuốcToản,… Điều đáng ghi nhận ở tiểu thuyết lịch sử thời kì này là đã phát huy nhữngthế mạnh của thể loại trong việc phản ánh trung thành lịch sử và khơi dậy nhữngtình cảm tốt đẹp về truyền thống dân tộc Ngoài ra các cây bút tiểu thuyết lịch sử đãbắt đầu có ý thức trong việc xử lí mối quan hệ giữa hư cấu và sự thật đối với những
sự kiện và nhân vật lịch sử Kết cấu tác phẩm cũng đã có những đổi mới nhất định
so với mô hình tiểu thuyết chương hồi cổ điển như không có “hạ hồi phân giải” saumỗi chương hay đã có ý thức kết cấu theo thời gian, theo hai tuyến nhân vật chính -phản diện Tuy nhiên, tất cả đó mới như là những “dấu hiệu”
Do chịu sự cương tỏa của nhiệm vụ chính trị, của mục tiêu cách mạng nêndiễn ngôn tiểu thuyết giai đoạn 1945 – 1975 nói chung, tiểu thuyết lịch sử nói riêng,
có phần rơi vào tính khuôn mẫu, xơ cứng, sơ lược Và cũng vì diễn ngôn tiểu thuyêtgiai đoạn này bị chính trị hóa nên nó trở nên nghèo nàn, thiếu sự phong phú, đadạng cũng là điều dễ hiểu
Trang 391.2.3.3 Chặng đường từ 1975- nay
Giai đoạn 1975 đến nay được xem là giai đoạn khởi động, sự chuẩn bị chophong trào đổi mới văn học Đặc biệt, từ sau 1986, diễn ngôn văn học nói chung vàdiễn ngôn tiểu thuyết nói riêng có sự chuyển hướng mạnh mẽ Sự chuyển hướngnày hoàn toàn không phải là ngẫu nhiên mà nó chịu sự chi phối của trường tri thứcthời kỳ này Một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự hình thành
và vận hành của diễn ngôn tiểu thuyết Việt Nam đương đại đó là sự thay đổi trong
định hướng văn học từ chính trị chuyển sang văn hóa Có thể nói, giai đoạn này
chúng ta đã đổi mới hệ hình tư duy về lịch sử Sự đổi mới này thể hiện ở các khía
cạnh: lịch sử được nhìn nhận lại bằng cảm hứng đối thoại với lịch sử; lịch sử đượcnhìn nhận bằng cảm hứng thế sự - đời tư, tức là đã mở rộng sang lãnh địa của tìnhyêu, hôn nhân, gia đình, khát vọng tự do cá nhân, mâu thuẫn giữa con người tráchnhiệm và con người cá nhân, quan niệm về cách tân và bảo thủ, nỗi cô đơn và bikịch thân phận,…Chính sự mở rộng chủ đề này đã làm cho lịch sử mang “khuônmặt đời thường” chứ không chỉ đơn giản là sự ngợi ca tấm gương anh hùng hay lên
án kẻ có tội với lịch sử
Ngô Văn Phú trong các tiểu thuyết lịch sử Người đẹp ngậm oan, Gươm thần
Vạn kiếp, Tuyên phi họ Đặng,… vừa làm sống lại hào khí Đông A vừa hướng đến
những đề tài hấp dẫn như số phận người phụ nữ tai tiếng và danh tiếng, chuyện
thâm cung bí sử Hoàng Công Khanh với Vằng vặc sao Khuê đã soi tỏ cuộc đời và
nhân cách của Nguyễn Trãi bằng những trang văn tâm huyết Hoàng Quốc Hải với
bộ tiểu thuyết bốn tập viết về triều Trần đã tái hiện khá rõ nét diện mạo và vậnmệnh của một triều đại lớn đi vào sử sách dân tộc Ngoài ra, nhiều tác phẩm được
viết từ nước ngoài của Nguyễn Mộng Giác (Sông Côn mùa lũ), Nam Giao, (Gió
lửa) cũng gây được sự chú ý cho người đọc Cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI, Giàn thiêu của Võ thị Hảo; Hồ Quý Ly, Mẫu Thượng ngàn, Đội gạo lên chùa của Nguyễn
Xuân Khánh; Hội thề của Nguyễn Quang Thân; Minh sư - Chuyện Nguyễn Hoàng
mở cõi của Thái Bá Lợi, ra đời của lối viết mới đã nhận được sự tán thưởng nồng
nhiệt của độc giả cùng những tác giả còn rất trẻ như Dương Ngọc Hoàn với Mắt
đêm, Bùi Anh Tấn với Đàm đạo về điều ngự giác hoàng, Diệp Mai với Đường về
Hà Tiên,…
Trang 40Khắc phục những hạn chế của các thời kỳ trước, tiểu thuyết lịch sử từ sau
1975 đến nay đã từng bước mạnh mẽ cách tân, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của ngườiđọc cũng như đảm bảo sự sống còn của thể loại Bên cạnh đó, các tác giả đã có cách
xử lí linh hoạt mối quan hệ giữa lịch sử và hư cấu để đảm bảo đặc trưng thể loại vàchuyển tải được những vấn đề về cuộc sống hiện đại Lịch sử dưới ngòi bút của họ
là kết quả của sự nhận thức lại một cách sâu sắc bằng những kiến giải giàu tínhthuyết phục Mỗi tác giả sẽ có cách phản ánh lịch sử bằng vốn sống và chính kiếncủa mình