1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thời gian, không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết chân trời mùa hạ của hữu phương

91 566 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 886,5 KB

Nội dung

Xét ở tọa độ không gian là sự song hànhđồng hiện giữa hậu phương và tiền tuyến, gia đình và xã hội…..Cái mới của tácphẩm ở cái nhìn nhân bản, tác giả đã sử dụng những kỹ thuật ấy để mang

Trang 1

Để hoàn thành khóa luận này ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiều từ phía nhà trường, thầy cô, gia đình và bạn bè Qua đây cho phép tôi gửi đến mọi người lời cảm ơn chân thành nhất.

Lời đầu tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn cô

giáo TS Nguyễn Thị Nga, người trực tiếp

hướng dẫn, tận tình giúp đỡ tôi về kiến thức và phương pháp để tôi hoàn thành được khóa luận tốt nghiệp này.

Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong Khoa Khoa học xã hội trường Đại học Quảng Bình đã hướng dẫn, giảng dạy, cung cấp kiến thức và phương pháp cho tôi trong những năm học qua Các thầy cô là những tấm gương mà tôi sẽ mãi noi theo.

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới thư viện trường Đại học Quảng Bình đã giúp tôi trong quá trình tìm kiếm và mượn tư liệu để phục vụ cho việc nghiên cứu và hoàn thành đề tài này

Cuối cùng, tôi muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc đến tất cả bạn bè, gia đình và những người

Trang 2

luôn kịp thời động viên và giúp đỡ tôi vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.

Mặc dù hết sức nỗ lực và cố gắng, nhưng

do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn hẹp nên bài khóa luận không tránh khỏi sai sót, rất mong được sự chỉ đạo đóng góp ý kiến từ các thầy cô giáo để bài khóa luận được hoàn thiện hơn.

Xin trân trọng cảm ơn !

Sinh viên thực hiện

Hoàng Thị Hà

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi Các số liệu vàkết quả nghiên cứu trong khĩa luận là trung thực Trong quá trình thực hiện đề tàitơi cĩ kế thừa và tham khảo các tài liệu, thơng tin được đăng tải trên các trangweb theo danh mục tài liệu tham khảo của khĩa luận Nếu sai tơi xin hồn tồnchịu trách nhiệm

Sinh viên thực hiện

Hồng Thị Hà

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7

4 Phương pháp nghiên cứu 7

5 Đóng góp của đề tài 7

6 Cấu trúc khóa luận 8

NỘI DUNG 9

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG 9

1.1 Vài nét về tác giả tác phẩm 9

1.1.1 Tác giả Hữu Phương 9

1.1.2 Tiểu thuyết Chân trời mùa hạ 11

1.1.3 Ý nghĩa của tiểu thuyết Chân trời mùa hạ 14

1.2 Về thời gian nghệ thuật 16

1.2.1 Khái niệm 16

1.2.2 Các chiều của thời gian nghệ thuật 18

1.3 Về không gian nghệ thuật 20

1.3.1 Khái niệm 20

1.3.2 Các loại không gian nghệ thuật 21

CHƯƠNG 2 THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT CHÂN TRỜI MÙA HẠ 23

2.1 Thời gian hồi tưởng 23

2.1.1 Hồi tưởng về tuổi học trò 23

2.1.2 Hồi tưởng về gia đình 25

2.1.3 Hồi tưởng về chiến tranh 28

2.1.4 Hồi tưởng về tình yêu 30

2.2 Thời gian hiện tại 32

2.2.1 Thiện về làng 32

2.2.2 Thiện đi tìm cha 35

Trang 5

2.2.3 Thiện lên đường vào đại học 36

2.3 Thời gian tương lai 37

2.3.1 Tương lai thể hiện qua dự cảm 38

2.3.2 Tương lai thể hiện qua ước mơ 40

2.4 Sự đan xen dịch chuyển các chiều thời gian 42

CHƯƠNG 3 KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT CHÂN TRỜI MÙA HẠ 45

3.1 Không gian chiến tranh 45

3.1.1 Không gian hủy diệt và nỗi đau chiến tranh 45

3.1.2 Không gian ý chí và khát vọng giải phóng 49

3.1.3 Không gian trú ẩn và dục vọng, bản năng 53

3.2 Không gian thiên nhiên và phong cảnh trữ tình 58

3.3 Không gian sinh hoạt và văn hóa vùng miền 60

3.3.1 Sinh hoạt xã hội 60

3.3.2 Sinh hoạt gia đình 64

3.3.3 Sinh hoạt cá nhân 67

3.4 Không gian lao động sản xuất và thi đua chiến đấu 73

3.4.1 Trên cánh đồng làng Đại Hòa 73

3.4.2 Trên nông trường Lệ Giang 78

KẾT LUẬN 80

TÀI LIỆU THAM KHẢO 83

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Thời gian và không gian đều là những thuộc tính phổ biến, những điều kiệntất yếu, những hình thức tồn tại của thế giới Cùng tương tự như vậy, trong nghệthuật, thời gian và không gian nghệ thuật là hình thức nội tại của hình tượng nghệthuật Thời gian và không gian nghệ thuật chịu tác động có ý nghĩa quyết định củaquan niệm về thế giới và con người của nhà văn và phong cách sáng tạo của nhàvăn Đồng thời, chúng phản ánh, bộc lộ, thể hiện các đặc trưng của chính cáiphong cách đó Tìm hiểu thời gian và không gian nghệ thuật giúp ta hiểu sâu sắchơn, từ những góc độ đặc biệt, cá tính của nhà văn và những đặc sắc của thế giớinghệ thuật mà nhà văn đã sáng tạo nên Không gian và thời gian nghệ thuật lànhững phương diện rất quan trọng trong thi pháp học, chúng tồn tại song songthống nhất trong tác phẩm văn chương, đồng thời là phương thức tồn tại và triểnkhai của thế giới nghệ thuật Mặt khác, chúng là những hình tượng rất quan trọnggóp phần thể hiện nội dung, chủ đề, tư tưởng của tác phẩm Trong cấu trúc văn bảncủa văn xuôi nghệ thuật, không gian và thời gian đóng một vai trò quan trọng.Với nhà văn có thể sáng tác rất nhiều, nhưng để có được tác phẩm neo bámvào lòng người là điều không dễ, thậm chí rất hiếm hoi Văn chương như một tròbập bênh nghệ thuật với những luật chơi ngoắt ngoéo vô hình, đã thách thức tất

cả những ai lao vào con đường cầm bút Nó chẳng loại trừ ai, sẵn sàng hê tungnếu như anh ta không đủ bản lĩnh và lượng sức mình trong cuộc đua chen đầy ảotưởng Trên bước đường nghệ thuật, Hữu Phương là một trong số những cây bút

văn xuôi kỳ cựu của miền Trung Chân trời mùa hạ, là cuốn tiểu thuyết viết về

con người của mảnh đất Quảng Bình với đề tài người lính và chiến tranh cáchmạng Tiểu thuyết có giá trị về mặt tư liệu, mang chất tự sự của một giai đoạnlịch sử về văn học hiện thực đơn thuần, đơn tuyến Mặc dù bị thi pháp hiện thực

xã hội chủ nghĩa ràng buộc, chi phối nhưng nó vẫn phản ánh chân thực thân phậncon người cũng như sự dẻo dai của người dân miền Trung trong những nămtháng bom đạn

Trang 7

Tiểu thuyết Chân trời mùa hạ của Hữu Phương dựa trên nguyên tắc kết

hợp, song trùng những cái đối lập tương phản Điều này thể hiện ở hầu hết cácphương diện nghệ thuật của tác phẩm Theo trục thời gian là sự đồng hiện giữaquá khứ và hiện tại, ký ức và bây giờ Xét ở tọa độ không gian là sự song hànhđồng hiện giữa hậu phương và tiền tuyến, gia đình và xã hội… Cái mới của tácphẩm ở cái nhìn nhân bản, tác giả đã sử dụng những kỹ thuật ấy để mang lại chođộc giả một sự cảm nhận khá đầy đủ, chân thực về cuộc sống của người dân trênmảnh đất Quảng Bình, những năm khói lửa ác liệt của cuộc chiến tranh chống

Mỹ Một cuộc chiến mà bây giờ và hàng trăm năm sau nhìn lại, chúng ta vẫnchưa hết bàng hoàng về những chiến công kỳ vĩ liền kề với bao tổn thất di chứng.Trong quá trình sáng tạo tác phẩm, ngòi bút của Hữu Phương đã sử dụng

linh hoạt yếu tố thời gian và không gian nghệ thuật làm cho Chân trời mùa hạ trở nên đặc sắc và hấp dẫn Tiểu thuyết Chân trời mùa hạ là một phần của văn học

địa phương Vì vậy, tôi đã chọn đề tài “Thời gian, không gian nghệ thuật trong

tiểu thuyết Chân trời mùa hạ của Hữu Phương” để có dịp tìm hiểu kĩ hơn về

nghệ thuật tác phẩm của một nhà văn mà tôi hằng yêu thích và mến mộ Cũng là

cơ hội để tôi trau dồi, củng cố kiến thức thuận lợi cho việc chọn giảng trongchương trình văn học địa phương ở phổ thông, để hiểu rõ về không khí cứu nướccủa dân Quảng Bình

2 Lịch sử vấn đề

Việc nghiên cứu thời gian – không gian nghệ thuật một cách có ý thức chỉxuất hiện từ sau lí thuyết thi pháp học hiện đại được các nhà nghiên cứu vậndụng phổ biến ở Việt Nam Trong khuôn khổ của một luận văn đại học, dưới đâychúng tôi sẽ cố gắng tìm hiểu những ý kiến của các nhà nghiên cứu về vấn đềkhông gian, thời gian nghệ thuật nói chung Sau đó chúng tôi xin điểm qua tình

hình nghiên cứu về tiểu thuyết Chân trời mùa hạ của Hữu Phương.

2.1 Tình hình nghiên cứu về thời gian – không gian nghệ thuật

Sau đây là những bài viết hoặc công trình của các nhà nghiên cứu có đề cậptrực tiếp hoặc gián tiếp đến vấn đề thời gian và không gian ở các tác giả khác cóliên quan đến đề tài mà luận văn đang thực hiện Dẫn theo thời gian xuất bản

Trang 8

1 Trần Đình Sử (1982), Thời gian nghệ thuật trong “Truyện Kiều” và cảm quan hiện thực của Nguyễn Du, Tạp chí nghiên cứu văn học số 05 Trong bài viết

này, nhà nghiên cứu đã nhìn nhận thời gian và không gian từ phía khát vọng,hành động của nhân vật, tính chất phũ phàng của các thế lực

2 Phan Ngọc (1985), Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều”,

NXB Khoa học xã hội Toàn bộ công trình không bàn nhiều và trực tiếp đến vấn

đề không gian và thời gian, nhưng đáng chú ý ở chương IV có tiêu đề Cách bố cục “Truyện Kiều” theo yêu cầu của kịch Tác giả công trình đã phân tích “những

lời đoán trước”, “những giấc mộng”, tức những yếu tố liên quan đến thời gian

3 Đặng Thị Hạnh (1987), Tiểu thuyết Huy-gô, Nxb ĐH & THCN Ngoài

công trình này, bà còn rất nhiều bài nghiên cứu trên tạp chí nghiên cứu văn học

viết về Thâm Tâm, Xuân Diệu…trong đó đề cập nhiều đến vấn đề thời gian ẩn.

4 Trần Đình Sử (1987) Thi pháp thơ Tố Hữu, NXB Tác phẩm Mới Trong cuốn tiểu luận này có 2 chương về: Không gian nghệ thuật; Thời gian nghệ thuật, tác giả trình bày từ lí luận đến thực tiễn sáng tác của các nhà văn lớn trên

thế giới và trong nước, chủ yếu là thơ Tố Hữu

5 Phùng Văn Tửu (1990), Tiểu thuyết Pháp hiện đại, Những tìm tòi đổi mới, NXB Khoa học xã hội và Mũi Cà Mau Cuốn sách được chia làm 4 chương Trong chương 4 với tiêu đề: Người kể chuyện và các điểm nhìn, trong đó có phần

Di chuyển điểm nhìn trên trục thời gian nói về sự xáo trộn không gian và thời gian trên cùng một sự kiện mà có nhiều điểm nhìn, cách kể lại vào những thời

điểm khác nhau

6 Trần Đăng Suyền (1991), Thời gian và không gian trong thế giới nghệ thuật của Nam Cao, Tạp chí Nghiên cứu văn học số 05 Trong bài viết này, tác giả nhận định “Cảm quan về thời gian và không gian gắn liền với cảm quan về con người và cuộc đời, với mơ ước và lí tưởng của nhà văn [30; tr.243]

7 Nguyễn Xuân Kính, (1992), Thi pháp ca dao, NXB KHXH Trong côngtrình này, tác giả nghiên cứu về thời gian trong ca dao và cho rằng thời gian trong

ca dao là thời gian hiện tại, thời gian diễn xướng….

8 A JA Guervich, (1996), Các phạm trù văn hóa Trung cổ (Người dịch

Hoàng Ngọc Hiển), Nxb GD Trong mục Những biểu tượng không gian – thời gian Trung cổ, tác giả cho rằng “Thời gian và không gian là những thông số quyết định sự tồn tại của thế giới” [10; tr.30].

Trang 9

9 Nguyễn Thị Bình (1996), Những đổi mới của văn xuôi nghệ thuật Việt Nam sau năm 1975 (khảo sát trên những nét lớn) , LA.PTSKH Ngữ văn, Đại học

sư phạm Hà Nội Nhà nghiên cứu cho rằng “Văn xuôi sau 1975, không gian nghệ thuật phổ biến là không gian sinh động đời thường, không gian mang tính chất các nhân riêng tư” [3; tr.136]

10 Bùi Văn Tiếng (1997), Thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng, NXB Văn hóa Ở công trình này, tác giả nghiên cứu thời gian và không

gian trong những tiểu thuyết tiêu biểu của Vũ Trọng Phụng

11 Trần Đình Sử, (1998), Dẫn luận thi pháp học , NXB GD Trong cuốn sáchnày tác giả đã dành 2 chương IV và V để nói về thời gian không gian nghệ thuật

12 Nguyễn Thái Hòa, (2000), Những vấn đề thi pháp của truyện, NXB

GD Mục đích của công trình nhằm “miêu tả những khái niệm cơ sở của thi pháp

học thể loại truyện ở góc nhìn ngôn ngữ học” [23; tr.03]

13 Đặng Anh Đào, (2001), Đổi mới nghệ thuật phương Tây hiện đại, Nxb Đại học quốc gia, H Trong mục VIII của cuốn sách, tác giả cho rằng : “Thời gian là một vấn đề lưu ý đặc biệt trong nghệ thuật kể chuyện….Riêng đối với lý luận phương Tây, sự quan tâm đặc biệt lại nghiên hẳn về trục thời gian hơn không gian.” [8; tr.85]

14 Đào Duy Hiệp, (2008), Phê bình văn học từ lí thuyết hiện đại, Nxb GD.

Trong công trình này, tác giả đã vận dụng một số lí thuyết phê bình hiện đại đểtiếp cận sáng tác văn học từ các cấp độ thời gian Tác giả đã ứng dụng lí thuyếtvào phân tích một số sáng tác của Cervantes, Maupassant, Proust…

15 Nguyễn Mạnh Quỳnh (2008), Tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng nhìn từ lí thuyết thời gian tự sự của G Genette, Luận án tiến sĩ Ngữ Văn, Trường Đại học

sư phạm Hà Nội Trong công trình này tác giả đã xác định được mô hình thờigian tự sự trong từng loại tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng theo lí thuyết của Genette

16 Phạm Hồng Lan, (2009), không gian và thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết hiện thực 1930 – 1945, luận án Tiến sĩ Ngữ văn, ĐHSP Hà Nội Trong

công trình nghiên cứu này, tác giả nghiên cứu không gian và thời gian trong tiểuthuyết hiện thực

Trang 10

17 Trần Văn Toàn, (2010), Tả thực với hoạt động hiện đại hóa văn xuôi hưcấu (fiction) giao thời, (khỏa sát trên chất iệu văn học công khai), Luận án tiến sĩNgữ văn ĐHSP Hà Nội Trong công trình này, ở chương II tác giả đưa ra môhình không – thời gian trong văn xuôi hư cấu giao thời và vấn đề tả thực.

Các nhà nghiên cứu trên đã đề cập tới những luận điểm quan trọng như:Khái niệm không gian, thời gian; thời gian trần thuật, nhịp điệu thời gian….Tất

cả những nhận định của họ đều rất xác đáng, đặc biệt khá thống nhất khi đưa ra

mô hình không thời gian đối với từng giai đoạn văn học Từ những kết quảnghiên cứu thật đáng qúy ở các công trình trên, chúng tôi kế thừa và phát huy từnhững công trình trên để đi sâu nghiên cứu một cách tương đối toàn diện hơn vấn

đề “Thời gian, không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Chân trời mùa hạ của

Hữu Phương”.

2.2 Tình hình nghiên cứu tiểu thuyết Chân trời mùa hạ của Hữu Phương

Tiểu thuyết “Chân trời mùa hạ” là cuốn tiểu thuyết của nhà văn Hữu

Phương viết về đề tài người lính và chiến tranh cách mạng, do NXB Hội Nhà văn

ấn hành năm 2007 và đã được tái bản Bối cảnh tiểu thuyết là một làng quê đấtlửa Quảng Bình trong những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước Tác phẩm

đã được Giải thưởng cuộc thi tiểu thuyết năm 2007 - 2009 của Hội Nhà văn ViệtNam Tuy nhiên cho đến nay các công trình nghiên cứu về tiểu thuyết của ôngvẫn còn hạn chế, chưa tương xứng với đóng góp của nhà văn ở thể loại này Xem

xét tình hình nghiên cứu về cuốn tiểu thuyết Chân trời mùa hạ tôi đã thu thập

được những ý kiến, nhận xét đánh giá của một số nhà phê bình, nhà văn cũngnhư giáo viên nghiên cứu đã đề cập đến một số khía cạnh đơn lẽ

Tiến sĩ Nguyễn Thị Nga với bài viết “Điểm nhìn trần thuật trong tiểu thuyết Chân trời mùa hạ” Tạp chí khoa học công nghệ, Trường Đại học Quảng Bình đã nhận định rằng “Một trong những điểm mấu chốt hàng đầu và cũng chính là thách thức lớn của nhà văn khi sáng tạo nghệ thuật là phải lựa chọn một chỗ đứng, một điểm nhìn thích hợp để kể câu chuyện Vận dụng lý thuyết tự sự điểm nhìn nghệ thuật soi chiếu vào tiểu thuyết Chân trời mùa hạ để chứng minh cho một phương thức trần thuật đa điểm nhìn của nhà văn Hữu Phương” [23; tr.1]

Trang 11

Nhă thơ Đặng Hiển Trong băi “Con người trong tiểu thuyết Chđn trời mùa hạ của nhă văn Hữu Phương” ông nhận định ở đđy lă “những con người Quảng Bình rất anh hùng vừa sản xuất vừa chiến đấu vừa chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam” [15; tr.1].

Nhă văn Tô Đức Chiíu trong băi “Gâi quí qua tiểu thuyết Chđn trời mùa hạ” đê nhận định rằng “Đó lă những cô gâi có tđm hồn đôn hậu chất phât, đậm nghĩa, đậm tình Khâc hẳn với những cô gâi quí trong “Bến không chồng” của Dương Hướng hay những cô gâi quí miền Tđy Nam Bộ trong “Lục bình trôi”

của Khúc Thụy Du, gâi quí của Hữu Phương dẫn ta tới một chđn trời khâc, mộthoăn cảnh khâc, một mênh đất dữ dội khâc, anh hùng cao thượng như mọi vùngquí Việt Nam nhưng mang bản sắc riíng không đđu có” [4; tr 1]

Thạc sĩ Hoăng Thụy Anh với băi tham luận “Cuộc sống vă con người miền trung trong tiểu thuyết Chđn trời mùa hạ” đê nhận định rằng “Hữu Phương

không chỉ tâi hiện chđn thực bước đi của lịch sử, tâi hiện những năm thâng giankhổ, đau thương của người miền Trung trong cuộc khâng chiến chống Mỹ mẵng còn phản ânh đời sống riíng tư của người dđn, người lính Đại Hòa” [1; tr.2]

Tiến sĩ Dương Thị Ânh Tuyết với băi viết “Nghệ thuật kết hợp trong tiểu thuyết Chđn trời mùa hạ” đê nhận định “Ở góc độ trần thuật, tâc giả thường sử

dụng điểm nhìn nhđn vật để bổ sung cho điểm nhìn người kể chuyện ở ngôi thứ

ba Trín phương diện nhđn vật lă song hănh giữa con người ý thức vă vô thức, lítrí vă bản năng, câ nhđn vă tập thể, nghĩa vụ, bổn phận vă những dục vọng, khaokhât trần thế…[34; tr.1]

Thạc sĩ Võ Thị Thanh Tđm với băi viết “Chđn trời mùa hạ dưới câi nhìnphđn tđm học” đê cho rằng “Chđn trời mùa hạ đê cho ta sống lại một mảng hiệnthực thuở đất nước còn ngợp bóng quđn thù, lửa đạn, đưa ta đến những miền xathẳm, bí ẩn tđm hồn con người - nơi hội tụ những bản năng gốc sẽ mêi tồn tạitrong tiến trình phât triển đi lín của loăi người” [31; tr.5]

Điểm lại những băi nghiín cứu phí bình trín chúng tôi nhận thấy Đa phần câcbăi viết trín có khuynh hướng cảm nhận về một khía cạnh năo đó của cuốn tiểuthuyết Tất cả chỉ mới dừng lại ở những khía cạnh về nhđn vật, giọng điệu, ngôn ngữtrần thuật, cuộc sống vă con người … chứ chưa đi sđu văo nghiín cứu một câch toăn

Trang 12

diện về thi pháp nghệ thuật thời gian và không gian Đặc biệt cho đến nay chưa cómột công trình nào nghiên cứu về thời gian và không gian nghệ thuật trong tiểu

thuyết Chân trời mùa hạ Kế thừa và phát triển thành quả các nhà nghiên cứu,

những người đi trước, tôi tập hợp nghiên cứu đề tài “Thời gian, không gian nghệ

thuật trong tiểu thuyết Chân trời mùa hạ của Hữu Phương” với mong muốn tìm

hiểu kỹ hơn về tiểu thuyết Chân trời mùa hạ ở góc độ thi pháp.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tiểu thuyết Chân trời mùa hạ của nhà văn Hữu Phương Thời gian và không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Chân trời

mùa hạ của nhà văn Hữu Phương.

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào: “Thời gian, không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết chân trời mùa hạ của Hữu Phương”.

4 Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết vấn đề mà đề tài đã nêu, chúng tôi vận dụng phối hợp cácphương pháp sau:

Phương pháp phân loại, thống kê: Chúng tôi tiến hành khảo sát và thống kê,sau đó tiến hành phân loại không gian, thời gian theo đặc trưng

Phương pháp phân tích tổng hợp: Phân tích không gian và thời gian và lấydẫn chứng để minh họa, từ đó tổng hợp khái quát theo các bình diện nghiên cứu.Phương pháp so sánh: So sánh đồng đại để làm nổi bật nét tương đồng,

khác biệt giữa không gian, thời gian trong tiểu thuyết Chân trời mùa hạ.

Các phương pháp chuyên ngành: Chúng tôi sử dụng lí thuyết: Thi pháp học,

tự sự học, Để thấy được khái niệm thời gian, không gian nghệ thuật và cácchiều thời gian và không gian Từ lý thuyết tiếp cận cùng những thao tác hỗ trợkhác trong quá trình nghiên cứu đề tài

5 Đóng góp của đề tài

- Về mặt lý thuyết

Từ kết quả nghiên cứu về một số phương diện của nghệ thuật trong tiểu

thuyết Chân trời mùa hạ, khóa luận đưa ra một cách tiếp cận mới về thời gian và

Trang 13

không gian nghệ thuật, góp phần làm nổi bật vị trí và những đóng góp của nhàvăn trong nền văn xuôi Việt Nam

- Về mặt thực tiễn

Đề tài góp phần vào việc tiếp nhận, tìm hiểu, nghiên cứu tiểu thuyết Chân trời mùa hạ và phong cách tiểu thuyết Hữu Phương.

6 Cấu trúc khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, phần nội dung củaluận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề lí luận chung

Chương 2: Thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Chân trời mùa hạ

Chương 3: Không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Chân trời mùa hạ

Trang 14

NỘI DUNG CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG

1.1 Vài nét về tác giả tác phẩm

1.1.1 Tác giả Hữu Phương

Hữu Phương tên thật là Nguyễn Hữu Thê, sinh ngày 26 -12-1949, quê ĐạiTrạch - Bố Trạch – Quảng Bình Miền quê ấy là một trong cái rốn bom đạn ácliệt trong chiến tranh phá hoại miền Bắc của giặc Mỹ ở Quảng Bình Nó đã chảyvào trong nhiều tác phẩm viết về chiến tranh của nhà văn Hữu Phương Hiện nayHữu Phương sống ở phường Nam Lý – Thành phố Đồng Hới – Quảng BìnhGiáo viên dạy toán cấp 3 phổ thông (tốt nghiệp Đại học sư phạm Vinh năm1972), hồn thơ từ những ngày làm giáo viên dạy toán ấy đã nâng cánh, mấy nămsau, Hữu Phương chuyển sang viết văn và trở thành nhà văn Hữu Phương đĩnhđạc Sau một năm giảng dạy ở Trường phổ thông cấp 3 Bắc Quảng Trạch, HữuPhương được tổ chức chuyển vào giảng dạy tại Trường cao đẳng sư phạm QuảngBình Khi 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên sát nhập thành tỉnh Bình TrịThiên, trung tâm Trường Cao đẳng sư phạm Bình Trị Thiên đóng ở Cố đô nên anhphải vào Huế Tại đây, là hội viên Hội văn học tỉnh Bình Trị Thiên thuộc ban thơ,

nhưng Hữu Phương lại bắt đầu viết văn Truyện ngắn đầu tiên là truyện “Trăng sáng vườn dưa” được đăng ở Tạp chí văn nghệ Sông Hương trong năm 1988 Hữu Phương viết truyện ngắn “Ông Điện Biên”, được đăng ở Tạp chí Văn

nghệ Quân đội Được mọi người khích lệ, anh viết một loạt truyện ngắn nữa,

như: “Bến cũ”, “Cổ tích mùa thu”, “Con người thánh thiện” được đăng trên báo

Văn nghệ Một bước ngoặt mới, một chân trời sáng tạo mới đã mở ra cho anh khi

truyện ngắn “Đêm hoa quỳnh nở” của anh được giải khuyến khích cuộc thi

truyện ngắn của Tạp chí Văn nghệ Quân đội (1989-1990)

Những sáng tác của Hữu Phương chiếm được cảm tình của người đọc từ ấycho đến bây giờ khi ở Hữu Phương có một nét độc đáo quý phái của văn xuôi làlối kể chuyện hồn nhiên, lớp lang mạch lạc, tính cách nhân vật được xây dựngbằng những chi tiết độc đáo và nhất là chất phồn thực nhuần nhuyễn đã thành môtíp trong tất cả các tác phẩm của mình Chính điều đó khiến những sáng tác vănxuôi của Hữu Phương thành công

Trang 15

Năm 1991, Hữu Phương dẫn sinh viên đi thực tập ở Tuyên Hóa HữuPhương được nghe cán bộ địa phương kể lại cuộc chiến đấu oanh liệt, của mộtphân đội thuộc Tiểu đoàn hải quân sông Gianh chống trả cả một lực lượng khôngquân Mỹ, hùng hậu từ hạm đội 7 ập vào, quyết tâm tiêu diệt 5 hạm tàu hải quânđang ẩn nấp Những hình ảnh các đồng chí hải quân trên tàu chiến đấu ngoancường rồi hy sinh, bị thương đã được các nam nữ dân quân hai bên bờ sôngGianh, đêm đó chèo đò ra các con tàu bị đắm đưa vào bờ, mai táng và cấp cứu đãlàm Hữu Phương thổn thức.

Nhân một ngày đi uống bia “khổ” ở một cơ sở sản xuất ở Huế, gặp ngườichủ cơ sở ấy vốn là một cựu chiến binh từng lập nhiều chiến công ở chiến trường

Quảng Bình, Hữu Phương ồ lên sung sướng: “Truyện đây rồi !” Khi trở về

trường, câu chuyện đời thực từ hai vế được nghe và được gặp ở trên, được liên

kết lại và anh đã hư cấu viết nên truyện ngắn:“Ba người trên sân ga” sau một

đêm tròn

Hai tuần sau ngày Hữu Phương gửi bản thảo đi, báo Văn nghệ đã đăngtruyện ngắn này ở trang nhất Chín năm sau, nhà văn Nguyễn Quang Lập đã

chuyển tác phẩm của Hữu Phương thành kịch bản “Đời cát” Đạo diễn Nguyễn

Thanh Vân đã dựng thành phim Phim đã được giải “Cánh diều vàng” (2000),

“Bông sen vàng” (2001), được giải vàng tại Liên hoan phim châu Á - Thái BìnhDương lần thứ 15, giải thưởng lớn của Hội đồng nhà thơ thế giới

Những thành công về văn chương, năm 1993, Hữu Phương từ ngành Giáodục chuyển về công tác tại Hội Văn học Nghệ thuật Quảng Bình, với chức phóchủ tịch hội Năm năm sau, anh được Đại hội bầu làm chủ tịch hội và được kếtnạp vào Hội Nhà văn Việt Nam (1996) Hai nhiệm kỳ làm Chủ tịch Hội, vừa làm

công tác lãnh đạo, vừa viết văn, tiểu thuyết “Chân trời mùa hạ” của Hữu

Phương được viết 5 năm liền trong hoàn cảnh ấy

Đầu năm 2010 nhà văn Hữu Phương chính thức nghỉ hưu Và, một cuộcchạy tiếp sức lại bắt đầu Ngoài 5 tập truyện ngắn và tiểu thuyết đã xuất bản

trước đó, năm 2010 Hữu Phương đã cho ra đời cuốn “Văn hóa dân gian vùng sông Dinh”, gồm những bài viết về văn hóa trên quê hương của ông Cũng trong năm đó, tập truyện “Anh bộ đội và cô gái mặc quân phục xanh” do NXB QĐND

Trang 16

ấn hành đã gây một tiếng vang lớn Ngoài các giải thưởng lớn, trong cuộc thisáng tác do Bộ Công an và Hội Nhà văn tổ chức lần thứ 2 (1989-2001), truyện

ngắn “Hoa sim tím” của ông đoạt giải “Cây bút vàng”.

Năm 2010, với bút ký “Cha Lo mùa mưa đến sớm”, ông lại được trao giải

cuộc thi viết về đề tài bộ đội biên phòng do Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng vàHội nhà văn kết hợp tổ chức Hữu Phương còn là tác giả đoạt 3 giải A,1 giải B,giải thưởng “Lưu Trọng Lư” (Giải thưởng 5 năm 1 lần của Hội văn học nghệthuật Quảng Bình) trao cho những tác phẩm sáng tác xứng đáng của anh Làngười từng gắn bó nhiều năm ở Hội văn học nghệ thuật Quảng Bình, vừa qua,ông đã chấp bút và hoàn thành cuốn “Lịch sử Hội Văn học Nghệ thuật QuảngBình” dày trên 400 trang

* Tác phẩm chính

- Con người thánh thiện (Hội VHNT Quảng Bình xuất bản 1991)

- Đêm hoa quỳnh nở (Nhà xuất bản Thanh niên 1995)

- Hoa cúc dại (Nhà xuất bản văn học 1997)

- Tiểu thuyết Chân trời mùa hạ (Nhà xuất bản hội nhà văn 2006)

1.1.2 Tiểu thuyết Chân trời mùa hạ

Tiểu thuyết Chân trời mùa hạ có bố cục dài trong 8 chương sách Nội dung

của tiểu thuyết trọng tâm đề cập đến cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở

trong thời kỳ vô cùng cam go ác liệt của toàn dân tộc Việt Nam Chân trời mùa

hạ như một cuốn phim đưa chúng ta quay về với quá khứ với những địa danh,

những trận đánh hào hùng trên mảnh đất Quảng Bình yêu thương Những vấn đề

về con người cách suy nghĩ của ông cha ta ngày trước, với những tình cảm nhiềulớp đan xen, nhiều tuyến nhân vật chính diện, phản diện Những mưu mô đố kị,nhưng vượt lên trên hết là số của những con người, họ đã sống hết mình với thờiđại, vượt lên những khó khăn trong phận cuộc sống với hoàn cảnh khắc nghiệtcủa chiến tranh

Truyện lấy bối cảnh tại một địa phương thuộc huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bìnhlàng Đại Hòa nơi có bốn thanh niên cùng lớn lên và trưởng thành là Thiện, Sơn, Cẩm

và Loan Họ đã sống với thời tuổi trẻ hừng hực khí thế tiến công của toàn dân tộc,trong giai đoạn từ năm 1968 đến sau hòa bình lập lại năm 1975 Nơi họ sống là hậuphương lớn cho một tiền tuyến đầy khói lửa, cũng là một mặt trận nguy hiểm

Trang 17

Tác phẩm cho thấy một số trang có chất thơ tả cảnh vật làng Đại Hòa vàtấm lòng gắn bó với mảnh đất quê hương của mình Người dân ở đây trong hoàncảnh chiến tranh ác liệt vẫn sống anh dũng, bất khuất Họ vẫn có cuộc đời riêng,những nhu cầu riêng, tình cảm riêng bình thường của con người như: Tình yêu,tình bạn, tình gia đình, hàng xóm, họ vẫn có đủ cả tính tốt lẫn tính xấu, những cáicao quý và cả những cái bình thường của con người Trong một con người bìnhthường thì cái tốt nhiều hơn cái xấu nhưng không phải không có ngược lại, ví dụông Vạc, một ông nông dân có thói tư lợi, gian dối, ông cày dối rồi lấy rơm rạ, cỏlấp đi, ông có tính ăn cắp vặt, thậm chí giết trộm bò của hợp tác xã rồi giấu thịtxuống giếng Hòa (vợ Thiện) xa chồng mấy năm đã dễ dàng rơi vào vòng tay củaSơn Khi có thai lại tìm cách đổ vấy cho bố chồng, khi đi đẻ, đã khai tên bố đứa

bé là Sơn, nhưng sau, bị cật vấn đã phản cung, vẫn đổ tội cho bố chồng vì hivọng bảo vệ Sơn thì sau này y sẽ cưới mình làm vợ Đặc biệt Sơn là một kẻ cánhân cực đoan, cơ hội, xảo quyệt Anh ta phạm nhiều thứ tội chỉ trừ phản quốc.Nhưng với nhân cách ấy thì trước sau anh ta cũng là một kẻ phản bội Đầu tiênanh ta đố kỵ với bạn (Thiện) đến mức phá tình yêu của bạn (theo kiểu không ănthì đạp đổ) Cho nên biết Cẩm ra thăm mộ Phong vừa hi sinh, hắn đã mách choThiện đến “chứng kiến” để chia rẽ tình yêu và hôn nhân của hai người bạn học.Sơn là một người đồi bại, một gã Sở Khanh, một con yêu râu xanh Hắn trùm mặt

nạ ra chỗ vắng định cưỡng bức người yêu của bạn, người mà anh ta thầm yêu,nhưng không được đáp lại Ở nhà dân chỉ mấy tháng, hắn đã tán tỉnh cô con gáilớn của bà chủ và ngủ với cô ta mà không hề nghĩ đến hậu quả sau này Nhưngkhi ra tiền phương biết binh trạm trưởng chính là bố cô ta thì hắn đưa thư, tự giớithiệu mình và được binh trạm trưởng coi như con rể tương lai Khi trạm trưởng bịthương, hắn đã lấy cắp giấy chứng thương rồi bắt tình với cô y sĩ để cô ghi chấnthương giả và lấy cho cái dấu để y được xuất ngũ với tiêu chuẩn thương binh.Khi xuất ngũ về làng, thấy vợ bạn trẻ đẹp, anh ta tán tỉnh và ngủ với cô ta Khi cô

có thai hắn sợ ảnh hưởng đến đường tiến thân nên khuyên cô ta phá thai Khikhông phá thai được, cô đã đổ vấy cho bố chồng vì trước đó Sơn lừa cô, hứa saunày hết chiến tranh sẽ cưới cô và nhận đứa bé là con Cũng vì lí do đó, sinh con

về, cô đã phản cung Còn Sơn thì cứ lờ đi Khi bị chị Loan, Phó bí thư chi bộ cật

Trang 18

vấn, hắn chối bay và được vô can vì không có chứng cứ Ngay cả chiếc mặt nạlàm bằng ống quần hắn để quên ở nhà, có người bắt được, hắn củng chối bay,bảo rằng đó có thể là chiếc mũ chống muỗi của ai đó Thế là hắn lên chức Bí thưĐảng ủy và đã trả thù chị Loan, người tố cáo bằng cách cách chức Phó Bí thư chi

bộ của chị và điều về coi kho Những con người tốt trong tác phẩm cũng cónhững chỗ yếu, những phút yếu vì họ là con người Như ông Duẩn, một thầy giáotiểu học mô phạm, vì tình thương con mà đã rơi vào bẫy của cô con dâu hư Haynhư chị Loan, lấy người chồng mà mình không yêu, được 7 ngày thì chồng đi bộđội, chị khao khát tình yêu, khao khát đàn ông, nhưng chị vẫn nén lòng, cự tuyệttay xã đội trưởng đẹp trai…Nhưng đến sau chiến tranh, khi gặp lại Thiện mộtchàng trai làng quen thân kém chị mấy tuổi thường vẫn coi nhau như chị em, chị

đã cùng Thiện uống rượu, rồi trong cơn say của cả hai người, đã chủ động ân áivới anh Những người tốt trong tác phẩm không căng cứng mà rất chân thật ÔngNiệm, Bí thư Đảng ủy, rất nghiêm túc trong công việc nhưng cũng đa cảm trongtình riêng Ngày xưa ông yêu bà Thảo, nhưng khi bà đã có con với ông Thảo, cònông thì góa bụa, ông vẫn thầm yêu bà, đến khi ông Thảo hi sinh, mặc dù đang là

Bí thư Đảng ủy, chỉ hơn một năm sau, ông đã tỏ tình với bà Có kẻ dọa sẽ làmông mất chức Bí thư vì quan hệ yêu đương ấy, ông nói chức Bí thư Đảng ủy chỉ

là “chuyện vặt” Không phải ông không coi trọng chức vụ Đảng giao mà ông

nghĩ dù làm chức vụ gì cũng chỉ là trách nhiệm phục vụ dân thôi Nhân vật tíchcực trong truyện như Phong, Cẩm, Thiện… Phong là một thanh niên có học, đã

đi học công binh 4 năm ở Liên Xô, khi về tuyến lửa đã dũng cảm phá bom nổchậm và hi sinh Anh yêu Cẩm và đã để lại một lá thư tỏ tình với Cẩm Cẩm làmột cô nữ sinh đã tốt nghiệp phổ thông, được tuyển chọn đi học Đại học nhưng

đã ở nhà lao động và phục vụ chiến đấu Mặc dù yêu Thiện nhưng cô vẫn có cảmtình với Phong, chiến sĩ phá bom Khi anh hi sinh, cô đã xót thương anh đến mứchứa hôn với linh hồn anh Không may, do âm mưu của Sơn, Thiện đã nghe thấylời cô nói với hương hồn Phong trước mồ, anh tự ái và từ hôn, cô rất đau khổnhưng cô còn xót thương Phong nhiều hơn nên đã tự nguyện đến nhà mẹ Phong

để chăm sóc mẹ thay cho đứa con duy nhất đã hi sinh, cho đến ngày mẹ mất.Tình cờ nhà mẹ Phong lại chính là nhà Thiện ở trong thời gian đóng quân Mẹ

Trang 19

Phong rất yêu quý cô và chính vì yêu quý, mẹ muốn tác thành cho cô với Thiện.

Mẹ bắt hai người ngủ chung hầm nhưng khi mẹ đã ngủ, Cẩm lại sang hầm mẹ vàgiữa Thiện Cẩm trước sau vẫn không có chuyện gì… Khi về thăm quê, cô đã có

ý tránh gặp Thiện, phần vì tình cảm trong lòng không thúc giục cô, phần vì côhiểu Thiện cũng đang có tâm trạng nên để Thiện dịu lòng với những tình cảmmới Thiện cũng như Cẩm, Thiện là học sinh tốt nghiệp cấp 3 được chuyển đihọc Đại học nhưng ở nhà để sản xuất, chiến đấu Khi nghe lời Cẩm hứa hôn vớilinh hồn Phong trước mộ, vì lòng tự trọng, anh đã từ hôn với Cẩm và để chiềulòng bố, anh đã cưới vội cô Hòa, một cô gái trẻ đẹp nhưng anh chưa hiểu gì Mặc

dù không có tình yêu thật sự với vợ, anh đã cầm lòng khi gặp lại Cẩm ở nhà mẹPhong, anh đã giữ mình để không xúc phạm đến tình cảm với vợ và phẩm chấtcon người và cũng là giữ cho Cẩm Trong những ngày hoạt động, trong vùngđịch hậu phương Bình Trị Thiên, anh đã kiên trì làm tốt công tác cơ sở, vượt quanhiều nguy hiểm, khó khăn Khi bị thương, phục viên, anh đã về tham gia sảnxuất ở quê hương Khi biết Hòa có con với ai đó, anh đã định tha thứ Khi nghetin đồn về quan hệ của Hòa với bố, anh không tin Trước sự tráo trở của Sơn và

sự độ lượng của Thiện, Hòa đã tự thú tất cả Cuối cùng, Thiện và Sơn đã thanhtoán với nhau bằng một trận tay bo “quyết đấu” Những hận thù đã giúp Thiện cóthêm sưc mạnh, buộc Sơn phải bỏ chạy và không may gặp tai nạn Khi đó, anhlại ân hận, và một lần nữa ta lại chứng kiến lòng nhân hậu, độ lượng của anh

1.1.3 Ý nghĩa của tiểu thuyết Chân trời mùa hạ

Đọc tiểu thuyết Chân trời mùa hạ của Hữu Phương, giúp chúng ta hiểu về

Quảng Bình, về cuộc sống của nhân dân Quảng Bình trong thời kỳ chiến tranh

ác liệt Đặc biệt người dân Quảng Bình, là người Việt Nam cũng là con ngườinhân loại trong hoàn cảnh và điều kiện cụ thể đó Ăn thì không đủ no nhưng

vẫn "Thóc không thiếu 1 cân, quân không thiếu 1 người” Có vụ nào thất bát thì

xin nợ lại, bù trả ở vụ sau chứ không xin miễn giảm Học trò tốt nghiệp phổthông, 1 số đi đại học để chuẩn bị cho tương lai, 1 số được đi đại học nhưng đãxin ở lại để sản xuất, phục vụ chiến đấu ở quê hương, và chờ đợi đi bộ đội, đểvào Nam chiến đấu…

Trang 20

Đọc Chân trời mùa hạ, đã giúp chúng ta cái nội lực sống gân guốc, vạm vỡ

của người Quảng Bình trong cuộc chiến Họ như những cây xương rồng cứ nởhoa trên cát bỏng, như những vườn chè Đại Hòa cứ sinh sôi, xanh tốt giữa trờiđại hạn Đó là một ông giáo Duẩn về hưu đức độ, mực thước với mái tóc sớmmuối tiêu, khuôn mặt khắc khổ, sống cuộc sống tằn tiện, căn cơ, cùi cụi mộtmình, vò võ dõi theo đứa con độc nhất, niềm hy vọng và nơi tựa đỡ cuối cùngcủa đời ông Đó là một bà Mày với bàn tay gân guốc, đôi tay khô gầy như nhánhcủi, khuôn mặt răn reo rám nắng Thượng đế cướp trắng nhan sắc và hạnh phúccủa bà, bù lại cho bà một sức khỏe và phẩm hạnh ít ai bằng Tuồng như trời sinh

ra bà để cứu giúp người khác, vì người khác Đó là bác Niệm, bí thư đảng ủy xã,

dũng cảm và gan lỳ, lấy sinh mệnh của cánh đồng Đại Hòa làm lẽ sống, “vớichiếc xắc cốt bằng vải bạt vỗ vỗ bên hông”, luôn đau đáu vì đời sống của hàngngàn hộ xã viên, và quan trọng hơn là lương thực đóng góp cho mặt trận Đó làthằng Tiệng với thân hình đen nhẻm, gầy guộc và mái tóc vàng hoe vì nắng gió,mới mười lăm tuổi đã nằng nặc đòi đi bộ đội, mừng húm, sướng nhảy cỡng lênkhi sở nguyện được chấp nhận Rồi nó dần thành liên lạc xã Đêm hôm tối tăm,hay giữa lúc bom rơi đạn nổ, có công việc là nó lao đi Đó là Thiện, là Cẩm,những thanh niên đã không chọn con đường vào đại học, vào chốn yên hàn, xalánh được hòn tên mũi đạn, hứa hẹn tương lai tươi sáng mà đã tình nguyện ở lạivùng đất ác liệt nơi cửa ngõ mặt trận này Đó là chị Loan, là Phong, là Kiên, làThuận, là Xuyến, là Phượng, là những chàng trai cô gái có tên và không tên đã tậnhiến tuổi trẻ của mình cho công cuộc chiến đấu và lao động sản xuất nơi mảnh đấtnày Những cặp môi thanh tân của họ cứ khát cháy nụ hôn Mặc cuộc chiến tànkhốc, mặc lam lũ đời thường, bất chấp thời gian nắng chan bom dội, những mối tìnhthanh khiết cứ đằm thắm trung trinh (mối tình giữa bác Niệm và bà Thiệp, mối tìnhgiữa Thiện và Cẩm…) Những con người xứ sở này mang một vẻ đẹp khỏe khoắn

và rực rỡ, một vẻ đẹp vừa mang chất phồn thực của người nông dân chất phác, vừacao khiết của thánh thần Chính những tấm lòng nông dân thơm thảo và thuần hậucủa những con người dũng cảm và mưu trí, bao dung và độ lượng, cô đơn và mấtmát, run rẩy trắc ẩn đa mang, tràn ngập tình cảm làng quê lối xóm, đau đáu với đồngđất quê hương, đã làm nên kì tích trong cuộc chiến tàn khốc này

Trang 21

Chiến thắng của một Việt Nam đất không rộng, người không đông trướcmột kẻ địch hùng mạnh với vũ khí hiện đại bậc nhất thế giới đến từ bên kia đạidương là đế quốc Mỹ, đến bây giờ vẫn là một niềm kinh ngạc đối với cả thế giới.Cái linh khí, hồn thiêng núi sông xứ sở, cái huyền bí của đất và người Việt Nam

là nguồn sức mạnh vô hình vô song đã góp phần đắc lực làm nên chiến thắng

Cái luận đề này một lần nữa được Hữu Phương khẳng định trong Chân trời mùa

hạ Cuốn tiểu thuyết đã đưa người đọc thám hiểm không gian đất và người

Quảng Bình trong cuộc sống chiến tranh để cảm nhận cái thần diệu của dải đấtnày và của những con người xứ sở này, cái dải đất và những con người mà địchkhông thể nào hiểu nổi

Tiểu thuyết Chân trời mùa hạ đã làm sống lại một thời đoạn của dân tộc, tái

hiện những bi kịch nhân gian, thấy được cái giá phải trả của dân tộc để có ngàyhôm nay, nhất là với vùng đất Quảng Bình - Quảng Trị, là một vùng đất màchúng ta còn ở đó một món nợ rất lớn khi chiến tranh đi qua, thì điều ấy lại càng

đáng quý Những nhân vật trong Chân trời mùa hạ thản nhiên đi vào bi kịch, đón

nhận bi kịch, thản nhiên đón nhận cuộc chiến tranh, như sự hồn nhiên của nhữngngười nông dân chân chất, đó là tâm thế của một thế hệ, cái cách mà những

người dân miền Trung đi qua cuộc chiến Tiểu thuyết Chân trời mùa hạ được

viết trong bối cảnh của những năm đầu tiên miền Bắc có hòa bình, một nửa đấtnước đang nô nức xây dựng một nông thôn mới với mô hình Hợp tác xã nôngnghiệp Đây là cuốn tiểu thuyết tâm huyết ghi dấu một thời trai trẻ của HữuPhương tại nơi ông sinh ra, lớn lên và sống suốt thời tuổi trẻ

Đọc Chân trời mùa hạ, các em sẽ thấm nhuần được công lao của biết bao

thế hệ những người đã ngã xuống vì nền hoà bình của đất nước, nhất là nhữngngười con đất Quảng, một thế hệ sinh ra trong chiến tranh, lớn lên cùng bom đạn

ở dải đất miền Trung Chiến tranh tại Việt Nam đã kết thúc gần 40 năm nhưngvẫn còn đó những câu hỏi về lẽ sống, về tình yêu, về nhân cách con người

1.2 Về thời gian nghệ thuật

1.2.1 Khái niệm

Theo Từ điển thuật ngữ văn học (Lê Bá Hán, Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi, Nhà xuất bản giáo dục, năm 2009) đã đưa ra một khái niệm “Thời gian nghệ

Trang 22

thuật cũng như không gian nghệ thuật, sự miêu tả, trần thuật trong văn học nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn nhất định trong thời gian Và cái được trần thuật bao giờ cũng diễn ra trong thời gian, được biết qua thời gian trần thuật Sự phối hợp của hai yếu tố này tạo thành thời gian nghệ thuật, một hiện tượng ước lệ chỉ có trong thời gian nghệ thuật”.[13; tr.64].

Khác với thời gian khách quan được đo bằng đồng hồ và lịch, thời giannghệ thuật có thể đảo ngược, quay về quá khứ, có thể bay vượt tới tương lai xaxôi, có thể dồn nén một khoảng thời gian dài trong chốc lát, lại có thể kéo dài cáichốc lát thành vô tận Thời gian nghệ thuật được đo bằng nhiều thước đo khácnhau, bằng sự lặp lại đều đặn của các hiện tượng đời sống được ý thức: Sự sống,cái chết, gặp gỡ, chia tay, mùa này, mùa khác…tạo nên nhịp điệu trong tác phẩm.Như vậy, thời gian nghệ thuật gắn liền với tổ chức bên trong của hình tượng nghệthuật Khi nào ngòi bút nghệ sĩ chạy theo diễn biến sự kiện thì thời gian trôi

nhanh, khi nào dừng lại miêu tả chi tiết thì thời gian chậm lại Vì thế “thời gian nghệ thuật là thời gian mà ta có thể thể nghiệm được trong tác phẩm nghệ thuật với tính liên tục và độ dài của nó, với nhịp độ nhanh hay chậm, với chiều thời gian và hiện tại, quá khứ hay tương lai ” [29; tr.61] Như vậy thời gian nghệ

thuật có thể mang tính liên tục, cái này xảy ra sau cái kia theo một trình tự nhưngcũng có thể đảo ngược sự liên tục của nó Bởi thế thời gian nghệ thuật có thể đảongược quay về quá khứ Người nghệ sĩ có thể chọn điểm bắt đầu và kết thúc, cóthể là nhanh hay chậm, có thể kể xuôi hay đảo ngược, có thể chọn độ dài mộtkhoảnh khắc hay nhiều thế hệ, nhiều cuộc đời Thời gian thể hiện ý thức sáng tạochủ động, tự do mang đậm dấu ấn của tác giả

Thời gian nghệ thuật thể hiện sự tự cảm thấy của con người trong thế giới

Có thời gian nghệ thuật không tách rời với chuỗi biến cố cốt truyện như cổ tích,

có thời gian nghệ thuật xây dựng trên dòng tâm trạng và ý thức như tiểu thuyết,

có tác phẩm dừng lại chủ yếu ở quá khứ khép kín trong tương lai, có thời giannghệ thuật “trôi” theo các diễn biến sinh hoạt, có thời gian gắn với vận động củathời đại, lịch sử, lại có thời gian nghệ thuật có tính “vĩnh viễn”, đứng ngoài thờigian, như thần thoại Thời gian nghệ thuật phản ánh sự cảm thụ thời gian của conngười, trong từng thời kì lịch sử, từng giai đoạn phát triển, nó cũng thể hiện sự

Trang 23

cảm thụ độc đáo của tác giả về phương thức tồn tại của con người trong thờigian Trong thế giới nghệ thuật, thời gian nghệ thuật xuất hiện như một hệ quychiếu có tính tiêu đề được giấu kín để miêu tả đời sống trong tác phẩm, cho thấyđặc điểm tư duy của tác giả Gắn với phương thức, phương tiện thể hiện, mỗi thểloại văn học có kiểu thời gian nghệ thuật riêng

Theo giáo trình thi pháp học của Trần Đình Sử: “Thời gian nghệ thuật là một hình tượng thời gian được sáng tạo nên trong tác phẩm nghệ thuật Nó được dùng làm phương tiện nghệ thuật để phản ánh đời sống” [27; tr 25].

Thời gian nghệ thuật là thời gian mà ta có thể thể nghiệm được trong tácphẩm nghệ thuật với độ dài của nó, với nhịp độ nhanh hay chậm, với chiều thờigian là hiện tại, quá khứ hay tương lai Người nghệ sĩ có thể chọn điểm bắt đầu,điểm kết thúc, có thể chọn điểm nhìn từ quá khứ, hiện tại hay tương lại, có thểchọn độ dài trong một khoảnh khắc hay nhiều thế hệ, nhiều cuộc đời

Likhachốp thì lại quan niệm: “Thời gian nghệ thuật là nhân tố nằm trong mạng lưới nghệ thuật của tác phẩm văn học Nó buộc thời gian cú pháp và quan niệm triết học về thời gian phải phục vụ cho những nhiệm vụ nghệ thuật của nó”

[21; tr.61]

Nguyễn Văn Hạnh và Huỳnh Như Phương cho rằng: “Thời gian nghệ thuật

là một phạm trù thuộc về thi pháp tác phẩm Đây là một hình thức hiện hữu vừa là một hình thức tư duy của con người được diễn đạt bằng ngôn từ trong quá trình miêu tả, tính cách, hoàn cảnh, con đường đời của nhân vật” [14; tr.180 – 181].

Tóm lại gần như mỗi tác giả đều có một quan niệm khác nhau về thời giannghệ thuật nhưng đều thừa nhận rằng: Thời gian nghệ thuật là thời gian của thếgiới nghệ thuật, tồn tại trong thế giới nghệ thuật, là thước đo cho sự tồn tại củathế giới nghệ thuật Có thể nói thời gian nghệ thuật được xây dựng theo cách cảmnhận thời gian của con người Phản ánh sự cảm thụ thời gian của con người trongtừng thời kỳ lịch sử, từng giai đoạn phát triển, thể hiện sự cảm thụ độc đáo củatác giả về phương thức tồn tại của con người trong tác phẩm

1.2.2 Các chiều của thời gian nghệ thuật

Thời gian nghệ thuật rất đa dạng Nó là một thuộc tính tất yếu của hình tượngnghệ thuật Các nhà văn khi sáng tạo nên công trình nghệ thuật thường sử dụng yếu

Trang 24

tố thời gian nghệ thuật như một phương tiện cần thiết để tái hiện đời sống conngười Khi nghiên cứu thời gian nghệ thuật, các nhà nghiên cứu cũng đưa ra một sốcách phân loại.

Thời gian thực tế chỉ vận động theo một chiều duy nhất Nhưng trong tácphẩm nghệ thuật, quan niệm về thời gian phức tạp, phong phú hơn Nó gồmnhiều chiều, hướng, thời khác nhau: Qúa khứ, hiện tại, tương lai [27; tr.28]

* Qúa khứ: Có nhiều cách để thể hiện quá khứ, nhưng phổ biến nhất là hồi

tưởng Hồi tưởng được trình bày qua nhiều hình thức Thời gian hồi tưởng chỉxuất hiện khi mà ý thức bên trong xuất hiện Từ chủ nghĩa tình cảm, đặc biệt là từchủ nghĩa hiện thực phên phán trở đi, thời gian hồi tưởng mói phát triển mạnh

* Hiện tại: Hiện tại là khái niệm thời gian có nhiều cách biểu hiện nhất Nó

được thể hiện rõ dưới hình thức miêu tả, đối thoại, chuyển đổi quan hệ thời gian

… Là thời gian hiện thực hằng ngày của con người trong cuộc sống lao động, sảnxuất

* Tương lai: Tương lai gắn liền với viễn cảnh, phương hướng phát triển của

đời sống, của nhân vật Tương lai được thể hiện bằng nhiều cách Có khi nó đượcthể hiện bằng ước ao, bằng viễn tưởng, bằng dự cảm về tương lai (như trong “Conngười biết mùi hun khói”, “Giấc ngủ mười năm” của Nguyễn Ái Quốc)

Có khi tác giả dùng giấc mơ để đến tương lai Người đàn bà có thai cũng là

một cách báo hiệu tương lai Trong tiểu thuyết Chân trời mùa hạ cái thai của

Loan cũng báo hiệu một phần nào đó tương lai của Loan sau này

Từ quan niệm trên ta nhận thấy rằng khi nghiên cứu tiếp cận với thế giớinghệ thuật cần phải tìm từng yếu tố thời gian và mối tương quan thời gian trong

đó để phát hiện từng tầng ý nghĩa ngầm trong tác phẩm

Tác phẩm nghệ thuật là một chỉnh thể xác định Cùng với các yếu tố khác,thời gian góp phần làm nên hình thức tồn tại thế giới nghệ thuật Bởi vậy nghiêncứu thời gian nghệ thuật có một ý nghĩa vô cùng quan trọng

Nghiên cứu thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Chân trời mùa hạ của

Hữu Phương chúng tôi thấy thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết này được thểhiện trên ba bình diện: Thời gian quá khứ (hồi tưởng), thời gian hiện tại, thờigian tươn

Trang 25

1.3 Về không gian nghệ thuật

1.3.1 Khái niệm

Cùng với thời gian, không gian cũng là một phạm trù của triết học, là hìnhthức tồn tại của thế giới hiện thực Không có gì tồn tại ngoài không gian và thờigian Chỉ trong không gian và thời gian thì sự vật mới có tính xác định Nhưngkhông gian trong văn chương lại có những đặc điểm khác không gian thực tế.Bởi văn chương không chỉ là nghệ thuật thời gian mà nó còn là nghệ thuật khônggian, một nghệ thuật không gian đặc thù Tính đặc thù này cũng do chất liệu xâydựng hình tượng là ngôn từ quy định Không gian nghệ thuật gắn với sự cảm thụ

về không gian, có giá trị tình cảm nên nó mang tính chủ quan của người sáng tác

Để hiểu được khái niệm không gian nghệ thuật một cách cơ bản và kháiquát, tôi xin được dẫn cách hiểu của Lê Bá Hán trong cuốn từ điển thuật ngữ văn

học: “Không gian nghệ thuật là hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó Sự miêu tả trần thuật trong nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn, diễn ra trong trường nhìn nhất định qua đó thế giới nghệ thuật cụ thể, cảm tính bộc lộ toàn bộ quảng tính của nó: Cái này bên cạnh cái kia, liên tục, cách quãng, tiếp nối, cao, thấp, xa, gần, rộng, dài, tạo thành viễn cảnh nghệ thuật” [13, tr.160].

Trong cuốn “văn học” cũng chỉ ra rằng: “Không gian nghệ thuật là phạm trù của hình hình thức nghệ thuật, là phương thức tồn tại và triển khai của thế giới nghệ thuật” [35, tr.92].

Như vậy không gian nghệ thuật là phương thức tồn tại và triển khai của thếgiới nghệ thuật Không gian nghệ thuật trở thành phương tiện chiếm lĩnh đờisống, “mang ý nghĩa biểu tượng nghệ thuật” Ngôn ngữ của không gian nghệthuật rất đa đạng và phong phú Các cặp phạm trù cao - thấp, xa - gần, ngay -lệch…đều được dùng để biểu hiện phạm vi giá trị phẩm chất của đời sống xã hội

Từ những cách hiểu khác nhau của nhiều tác giả, ta có thể rút ra một cáchhiểu chung: Không gian nghệ thuật là hình tượng không gian được các nhà văn,nhà thơ sáng tạo trong tác phẩm văn chương, sự tồn tại của không gian nghệthuật gắn liền vói những cảm thụ riêng về không gian của chính tác giả sáng tạo

ra nó

Trang 26

1.3.2 Các loại không gian nghệ thuật

1.3.2.1 Không gian thiên nhiên vũ trụ

Không gian thiên nhiên, vũ trụ, nhìn chung là những không gian rộng lớnđược kiến tạo thông qua tầm nhìn của nhân vật Không gian thiên nhiên, vũ trụ baogồm những hiện tượng như: Trời đất, mây núi, cỏ cây, dòng sông, cánh đồng, conđường….tạo nên một khung cảnh rộng lớn đa dạng, làm nền cho sự xuất hiện củanhân vật và các sự kiện có trong tác phẩm Thiên nhiên một người kể, tạo cảmhứng cho người kể và người đọc Vì vậy thiên nhiên thường thích hợp với nhữngnhân vật lãng mạn, gắn với tâm hồn trầm buồn, sắc lạnh của người kể Và yếu tốthiên nhiên cũng được các nhà văn sử dụng nhiều trong sáng tác của mình để thựchiện những tâm hồn nhạy cảm mang nhiều tâm trạng Dường như mọi biểu hiệncủa không gian ngoại cảnh, chủ yếu được khúc xạ qua lăng kính chủ quan, qua sựcảm nhận của tâm hồn nhân vật và đó cũng chính là cái cớ để tác giả mở rộngnhững cảm xúc, kích thích những suy nghĩ và diễn biến tâm lý của nhân vật.Không gian thiên nhiên hoà hợp với đời sống nhân vật đồng thời thế giới bênngoài và thế giới nội tâm nhân vật dường như nhạt nhòa đường ranh

Không gian thiên nhiên là toàn bộ những khung cảnh cảnh vật xung quanhcon người Con người luôn tồn tại mật thiết với thiên nhiên.Thiên nhiên có khiđược nhân hóa có cảm xúc, đồng cảm với con người Từ chức năng thay thế, nói

hộ, thiên nhiên đã trở thành phương tiện nghệ thuật để nhà văn nắm bắt và phân

tích đời sống tâm lí nhân vật G.N,Pospêlốp cho rằng “Trong văn học thế kỉ XVII các đoạn tả phong cảnh mang ý nghĩa tâm lí Chúng trở thành phương tiện nghệ thuật để nắm bắt cuộc sống bên trong con người” [25; tr.84] Còn L.Tônxtôi khẳng định “Phong cảnh thiên nhiên, những bức tranh thiên nhiên giữ một vai trò rất quan trọng trong việc thể hiện tính cách nhân vật” [25; tr.137]

Không gian vũ trụ được hình thành bởi nguyệt, mây, gió… không gian vũ trụđặc trưng bởi bốn bề - bốn phương Không gian vũ trụ trở thành mô hình nghệ thuật

là bởi vì vũ trụ được cảm nhận như là giới hạn cuối cùng của tồn tại con người

1.3.2.2 Không gian địa lí

Trên chiều rộng của không gian địa lí thể hiện tập trung các bình diện vănhóa, phong tục, truyền thống tinh thần của dân tộc, trong đời sống hằng ngày và

Trang 27

trong biến cố lịch sử, trong mỗi cuộc sống cá nhân và cuộc sống cộng đồng Đó

là cái nhìn toàn vẹn tổng hợp về các vùng miền khác nhau

Không gian địa lí là những địa danh khác nhau, những vùng miền, nhữngdanh lam thắng cảnh cho đến những ao đầm, dòng sông đều làm nên địa lí của một

quê hương xứ sở Trong tiểu thuyết Chân trời mùa hạ của Hữu Phương không

gian địa lí là những vùng đất khác nhau từ làng Đại Hòa đầy bom đạn chạy dọc raBắc là vùng Nghệ An khi Thiện ra huấn luyện, đi vào Hữu Phương đưa ta đến vớivùng đất Đồng Hới bị bom đạn san phẳng Khi ông Duẫn tìm đến cái chết ông đãđến bến phà Quán Hàu, bến phà Long Đại và nông trường Lệ Giang

1.3.2.3 Không gian xã hội

Do sự đổi thay trong quan niệm về xã hội, cá nhân, hoạt động của conngười mà không gian nghệ thuật trong văn học đã thay đổi Ngoài những cảnhsinh hoạt mang tính chất tập thể cộng đồng, hiện thực xã hội còn bao gồm cảkhông gian gia đình bởi “Gia đình là tế bào của xã hội”

Với đại biểu cuối cùng của thời kì văn học trung đại, ông đã kéo không giannghệ thuật lại gần với cuộc sống của con người hơn Và đến các tác giả văn họchiện đại, không gian nghệ thuật mang tính khái quát cao, phạm vi phản ánh rộnglớn Đó là toàn bộ đời sống xã hội - không gian của con người phải vật lộn vớicuộc sống đầy sóng gió

Không gian xã hội phản ánh cuộc sống của con người, cuộc sống khổ cựccủa những con người lao động, những số phận kém may mắn Hình ảnh conngười hiện lên với vai trò là nhân vật trung tâm của bức tranh cuộc sống xã hội.Văn học không chỉ phản ánh đơn lẻ, rời rạc, mà nó luôn hướng tới tầm khái quát

Từ những không gian mang đậm tính cá nhân đã được mở rộng, khái quát thànhkhông gian xã hội vô cùng rộng lớn Khi nói đến không gian xã hội, nó gắn liềnvới đặc trưng thể loại tiểu thuyết, mà thời kì văn học hiện đại tiểu thuyết phát

triển rất mạnh mẽ Tiểu thuyết Chân trời mùa hạ của Hữu Phương, với số lượng

nhân vật khá nhiều cùng với nó là rất nhiều mối quan hệ khác nhau mà khônggian được mở rộng, đa dạng Có khi là không gian của những căn hầm nhỏ haynhững gia đình, và rộng lớn hơn là không gian của chiến trường, tất cả nhữngkhông gian đó chính là không gian của vùng đất Quảng Bình đầy bom đạn

Trang 28

CHƯƠNG 2

THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT

CHÂN TRỜI MÙA HẠ

Thời gian nghệ thuật là dạng tồn tại mang tính đặc thù của vật chất, nghĩa lànghệ thuật có thời gian riêng để thể hiện phương thức tồn tại và triển khai thếgiới Nếu như không gian nghệ thuật không phải là không gian vật lý thì thờigian nghệ thuật cũng chưa phải tồn tại trong thời gian vật chất, mà thời gian nghệthuật luôn vận động, biến đổi gắn liền với sự cảm thụ về thời gian Thời giannghệ thuật là sự phản ánh của thời gian khách quan, thời gian nghệ thuật cũng

có độ dài, có quãng tính, có nhịp độ, tốc độ, có ba chiều quá khứ, hiện tại,

tương lai Đi vào tìm hiểu thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Chân trời mùa hạ, chúng tôi thấy có những kiểu chủ yếu: Thời gian hồi tưởng, thời gian

hiện tại, thời gian tương lai

2.1 Thời gian hồi tưởng

Đây là kiểu thời gian điển hình trong tiểu thuyết Chân trời mùa hạ của Hữu

Phương Thời gian hồi tưởng miêu tả thời gian theo kiểu đồng hiện dựa trên hồi

ức nhân vật “Thời gian hồi tưởng chỉ xuất hiện khi mà ý thức bên trong xuất hiện.

Từ chủ nghĩa tình cảm, đặc biệt là từ chủ nghĩa hiện thực phê phán trở đi, thời gian hồi tưởng mới phát triển mạnh” [27; tr.29] Con người luôn đi về giữa hai dòng quá

khứ và hiện tại Từ hiện tại kỉ niệm trào dâng mang nhân vật về với quá khứ, từ hiệntại của quá khứ con người lùi về một quá khứ xa xôi hơn Vì hiện tại quá đau khổ,

bế tắc nên con người thường nhớ về quá khứ hoặc quá khứ đau khổ cứ ám ảnh conngười ở hiện tại

2.1.1 Hồi tưởng về tuổi học trò

Trong thời gian hiện thực của cuộc sống hàng ngày ấy, Chân trời mùa hạ

không phải là tác phẩm được xây dựng theo lối hướng ngoại thường xuyên chịu

sự chi phối, tác động của các sự kiện bên ngoài Người đọc sẽ không biết đượcThiện, Cẩm và Sơn là những cô cậu học sinh đã bỏ con đường Đại học để vàochiến trường tham gia kháng chiến hay những lần Thiện và Cẩm cùng trú ẩn máy

bay dưới lô cốt Có thể nói, Chân trời mùa hạ là tiểu thuyết nội tâm thông qua

Trang 29

những suy tư, dằn vặt của Cẩm, Hòa, ông Duẩn Thời gian được trần thuật trong

tác phẩm còn là thời gian hồi tưởng, “Hồi tưởng hiện ra từ từ, không cố ý, ngỡ như vô tình, thậm chí ngay cả khi nhà văn chủ tâm đi vào thế giới hồi tưởng của nhân vật” [21; tr.466].

Hữu Phương đưa đến trong bối cảnh làng Đại Hòa có một lứa tuổi học sinh,học hết phổ thông tự nguyện trở về làng, để xây dựng quê hương quyết không

vào đại học “Tư tưởng xếp bút nghiên lên đường chiến đấu” Đó là Thiện, Cẩm,

Sơn, Xuyến, Phượng… trong mối quan hệ gọi là học sinh, tuy cùng trang lứanhưng mỗi người đều có một cuộc đời riêng, mỗi số phận khác biệt và cũng cónhững mối tình nhen nhóm lên không giống nhau

Cùng với nhân vật tự bộc lộ, phơi bày để tái hiện cuộc đời, số phận và códịp khám phá chiều sâu tâm hồn, nội tâm phong phú của từng nhân vật, với nhân

vật Thiện tác giả viết “Thiện nhớ, học sinh trường anh đã lên những chiếc xe tải mui trần chạy bạt mạng, chạy hòng hộc để đua tranh thời gian với máy bay Mỹ Đấy là những ngày ngừng bắn ít ỏi của cái tết Nguyên Đán Mậu Thân 1968 Ai cũng say xe nôn mửa cả mật xanh mật vàng Xe chạy ngược con đường 15A, gần trưa thì nhập vào một đoạn nào đó của con đường sắt… ” [24; tr.11].

Sơn bạn Thiện cũng đem lòng yêu Cẩm lúc cả hai còn là những cô, cậu họcsinh Ký ức về cái lớp học vỡ lòng trên một hoang cỏ, cạnh chiếc cầu gỗ ở xóm

Ngoài làng Nam Phúc lại ùa về trong ký ức của Sơn “Giờ đây Sơn vẫn nhớ như

in cái lớp vỡ lòng trên một hoang cỏ, cạnh chiếc cầu gỗ xóm làng Nam Phúc Ngày nào vào lớp ông thầy giáo nghiêm khắc cũng bắt xếp hàng kiểm tra vệ sinh trước sân Nói kiểm tra vệ sinh nhưng thực ra là kiểm tra hai bàn tay Và ngày nào cũng như ngày nào đôi bàn tay đẹp nhất, những ngón tay thon trắng trẻo như cánh hoa ngọc lan của Cẩm cũng được tuyên dương, được thầy giáo cho đứng trên mô đất cao, giơ đôi tay trắng ngần cho cả lớp nhìn Ngược lại đôi tay của Sơn lúc nào cũng bị ăn của thầy một thước kẻ, vì đen đúa mùi bùn, nhựa cây và mực viết” [24; tr.127] Tác giả đã để Sơn tự lên tiếng, tự dày vò với bao nhiêu ấm ức, hờn dỗi, đua ghen trong chính tâm tư cảm xúc của chính mình

Cẩm là một cô học sinh đã tốt nghiệp phổ thông, được tuyển chọn đi họcĐại học nhưng cô đã ở lại quê hương lao động và phục vụ chiến đấu Cẩm hồi

Trang 30

tưởng về những kí ức tuổi học trò của mình Những nỗi buồn cứ vây lấy cô, dướichân đồi cồn Trụm, nơi những cánh hoa mua chớm nở sau vài cơn mưa làm cô

nhớ lại thời học sinh cấp một của mình đã từng đi qua lối này “Không đứa nào

có dép, bàn chân luôn đi trần giẫm lên những hạt sỏi, hay va phải những gốc sim gốc mua, nước bào trôi nằm trơ bên lối đi đau điếng Có một chỗ nước lũ xói lỡ thành một cái rãnh sâu, cả bọn phải lùi lại lấy đà từ xa mới nhảy qua được Bọn con trai vượt qua không mấy khó khăn, nhưng bọn con gái thì thật quá sức Có lần bị vướng cả cặp sách và bảng đen, Cẩm bị rơi xuống hố, đầu gối bị sướt một mảng to chảy máu….” [24; tr.212].

Tất cả những gì trong trẻo, ngây thơ, ngọt ngào, những niềm vui, nỗi buồncủa lứa tuổi học trò đều được gói gọn trong kí ức của mỗi nhân vật, thông quadòng hồi tưởng Là những cô cậu học sinh để lưu luyến, để day dứt và sẽ lànhững kí ức ngọt ngào đi theo ta trong suốt cuộc đời Thời gian hồi tưởng về lứa

tuổi học trò trong tiểu thuyết Chân trời mùa hạ được tác giả khắc họa những kỉ

niệm buồn, vui trong lớp học, những số phận và những mối tình thời học sinh

2.1.2 Hồi tưởng về gia đình

Thiện tạm gác con đường vào Đại học để trở về vùng cửa ngõ mặt trận,Thiện đã gần như lớn lên trong vòng tay chở che âu yếm và trong nỗi nhớ mongngóng yêu thương của bà Mày Trong những lúc khó khăn cùng quẫn, cái sống

kề với cái chết của chiến trường Trị Thiên tàn phá, Thiện nghĩ về cha mình là anhnhớ đến bà Mày Thiện đã nhớ lại những ký ức một thời mình còn là học sinh

“Anh nhớ mỗi lần đi học về, đói vàng mắt, tạt vào nhà bác Mày là có ngay một thứ gì đó dành sẵn cho cu Thiện; khi mấy củ khoai khi vài khúc sắn luộc, có khi sang hơn là củ môn sáp chấm đường, thứ đường đen sản xuất thủ công quê anh Không hiểu sao những thứ ấy qua tay bác Mày nấu cứ dẻo bùi và thơm lạ, xa bao năm vẫn nhớ” [24; tr.21]

Thời gian sau năm 1975 anh trở lại quê hương của mình Ở đây anh đã cómột tuổi thơ giàu có với tất cả những bờ cây ngọn cỏ khe suối quê hương, vớinhững vui buồn ngố dại thời cùng bạn bè thuở ấy Sau bảy năm trời trở về anhkhông biết làng quê ai còn ai mất, và bạn bè bây giờ tản mát nới đâu? Và cha anh

và vợ anh nữa Lúc anh nhớ về người vợ anh cưới gấp gáp trước ngày lên đường,

Trang 31

thì ít khi xuất hiện trong giấc ngủ chiến trường của anh Nhưng ban ngày khi

rãnh rỗi giây lát, nhớ về nàng “Anh lại hình dung rất rõ Nàng trắng trẻo và xinh đẹp biết bao, mái tóc dài đến tại khoeo chân, chảy qua cái eo lưng với những đường cong uyển chuyển và phủ lên chiếc mông nở tròn Nhớ đến Hòa anh lại nhớ đến những lần ân ái ít ỏi và khó quên sau ngày cưới” [24; tr 1;7].

Sự kiện xảy ra ở nghĩa địa Ba Nắng, và tin Thiện cưới Hòa làm vợ, đã làmCẩm tổn thương đau đớn cả thể xác lẫn tinh thần Bây giờ Cẩm gầy và xanh rấtnhiều, gương mặt gợi những nét buồn sâu kín Đôi mắt luôn mở to, đăm chiêu vềphía chân trời xa xăm, tuồng như muốn tìm kiếm cái gì đó, Cẩm đã nghĩ đến

“Những bước chân của Thiện đang theo hướng đó vào Nam, hay mơ hồ nghĩ đến linh hồn siêu thoát của Phong theo những đám mây ngũ sắc trên bầu trời chiều hôm đang dõi theo cô” [24; tr.212] Cẩm là người phụ nữ chịu nhiều thiệt thòi

nhất Cẩm đón nhận quá nhiều nỗi đau: Cô dằn vặt khi Phong mất, vật vã đếnnằm liệt giường khi Thiện cưới Hòa, hoảng loạn tột độ khi bị cưỡng ngay nghĩađịa Ba Nắng…và biết bao nỗi đau xé lòng khi mất người thân Nhận được thư Lýbáo tin cha mất, Cẩm cảm thấy có lỗi với cha rất nhiều Ký ức về cha hiện lên

trong Cẩm “Là người đàn ông có bộ thần kinh khác thường, yếu đuối và nhút nhát Nhất là tính sợ máy bay của ông Nhìn ông chui lủi, núp trốn may bay, cô vừa giận vừa thẹn với bạn bè” [24; tr.305].

Trong cái thời điểm hiện tại lại gợi nhớ quá khứ rồi trở về hiện tại Ở đâyhiện tại, quá khứ như đan xen nhau Sơn yêu Cẩm nhưng rất thô bạo, anh muốnchiếm đoạt Cẩm bằng xác thịt với thủ đoạn xấu mà không thành Nghĩa địa BaNắng lúc độ chín giờ đêm Sơn đã nghe theo dự tính của lão Vạc và đến nghĩatrang Ba Nắng đợi Cẩm đến thắp hương cho mộ Phong để chiếm đoạt Cẩm

nhưng Sơn ngồi đợi Cẩm một mình anh đã nhớ về tuổi thơ của mình “Hồi bé rất hay sợ ma Đêm không dám đi đái, phải tè ra cả quần Bị cha quất cho mấy roi đau điếng Lớn lên đi học xa quen dần Nhưng đêm vẫn sợ đi đêm hay chen đi giữa” [24; tr.139] Thế mà giờ đây vì một người con gái Sơn vẫn ngồi một mình

giữa nghĩa địa trong đêm

Sơn và Cung đi bộ đội được phân vào ở nhà của ông Nghĩa (cha của Thắm).Mỗi một con người đều có một tính cách khác nhau Cung là một chàng trai hiền

Trang 32

lành và dễ mến Anh chỉ mới học hết cấp hai rồi ở nhà lao động Gia đình khókhăn cha đi chiến trường biền biệt, nên anh phải hi sinh việc học tập để giúp đỡgia đình Cung thường dậy sớm để quét nhà, dọn sân, gánh nước Đôi khi rỗi anhtranh thủ cuốc đám vườn, hái chè xanh giúp gia đình Thắm Ngược lại Sơn ởtrong gia đình chỉ có ba mẹ con Bà mẹ chừng bốn mươi tuổi nông dân thuầnphát, thật thà ít nói Sơn được học hành khấm khá Có tài nghệ trong đánh bắt thúrừng Mẹ Thắm thích tính tình của Cung, với bà có một người đàn ông suốt đời

vì tổ ấm của mình, không tơ hào bất kì một ai khác, đó là cái bảo đảm có tổ ấm

bình yên Đã hiện lên lên trong bà quá khứ khi lấy ông Nghĩa “Nào ông Nghĩa học giỏi, đỗ đầu hạng tỉnh trong kì thi học sinh giỏi phổ thông Hồi đó gia đình

ép cưới vợ sớm lắm Ra đường bạn bè ai cũng bảo “Sướng hỉ? chồng mi làm vẻ vang cả làng Có được một ông chồng như rứa không ăn cũng no!”.[24; tr.197]

Hữu Phương đã tái hiện chân thực bước đi lịch sử, tái hiện những nămtháng gian khổ, đau thương của người miền Trung trong cuộc kháng chiến chống

Mỹ mà ông còn phản ánh đời sống riêng tư của người dân, người lính Đại Hòa.Những mối tình song hành với bom đạn Sống giữa khói lữa ngút trời, tình yêuchính là niềm tự hào để họ sống lao động, chiến đấu, hậu phương vững chắc chotiền tuyến Thiện chỉ ghé qua nhà một hôm rồi sáng mai lên đường Hòa bây giờkhông còn e dè như trước lao vào ôm lấy chồng trong bóng tối, Hòa nhìn rất lâuvào khuôn mặt Thiện nhưng lúc này cô thấy khuôn mặt anh biến đổi đến thế Hòa

hồi tưởng lại khuôn mặt của Thiện trong ngày cưới “Anh có khuôn mặt một anh học sinh nông thôn, sớm hôm sau ở bãi tập kết, anh đã có một khuôn mặt thư sinh áo lính” [24; tr.244].

Trong chiến tranh bom đạn và bệnh tật cứ luôn rình rập con người, những

cơn sốt của Sơn đã làm anh thèm ăn và anh nhớ lúc mình còn ở nhà “Thuở còn ở nhà, những lúc câu hoặc tát được con cá tràu to, mẹ anh thường đem nấu ám.

Ám là một móm pha pha giữa canh và cháo gạo Hoàn toàn không phải cháo, nhưng húp như húp cháo Vì không phải canh vì nó chẳng ăn với cơm Người ta chọn những con cá tràu to như bắp tay, làm sạch vảy, cát những khúc dày để ráo Độ một gốc long gạo đổ vào nồi nấu nhừ Bỏ cá và lá bứa vò nát vào một lúc Nén và hành tăm giả dập cùng rau thơm, hạt tiêu Múc ra đọi, mỗi đọi một

Trang 33

khúc cá Đó là món tẩm bổ hảo hạng và dễ kiếm ở làng quê anh.” [24; tr.324

2.1.3 Hồi tưởng về chiến tranh

Hiện thực chiến tranh trong Chân trời mùa hạ không chỉ gồm những diễn

biến cụ thể, hết sức phức tạp, đa dạng trong tiếng máy bay gầm rít điên loạn,tiếng bom đạn réo sôi…, nghĩa là tất cả những gì ta nhìn thấy, nghe thấy, mà cònbao gồm cả những âm hưởng, vẻ đẹp độc đáo và nhịp điệu tinh thần của con

người và của cuộc sống trong chiến tranh Sự nghiệp giữ nước của dân tộc đã

được tạo dựng bằng cả chiều sâu văn hóa Đây là một hướng đào sâu, tìm tòiđáng kể của Hữu Phương Chiến thắng của một Việt Nam đất không rộng, ngườikhông đông trước một kẻ địch hùng mạnh với vũ khí hiện đại bậc nhất thế giớiđến từ bên kia đại dương đế quốc Mỹ, đến bây giờ vẫn là một niềm kinh ngạc đốivới cả thế giới Cái linh khí, hồn thiêng núi sông xứ sở, cái huyền bí của đất vàngười Việt Nam là nguồn sức mạnh vô hình vô song đã góp phần đắc lực làmnên chiến thắng Chiến tranh và thiên tai đã dạy cho những con người xứ sở nhỏhẹp và gió cát này biết tìm ra quy luật để tồn tại và chiến đấu Ông trời vào hùavới thằng địch dốc sức làm dữ, hết bão lụt ùng ục cuồng réo đến gió lào dộinhững thác lửa hầm hập bỏng rát lên mọi nơi, thổi rào rạt ngày đêm không ngớt.Trời thử lòng người Cái khó ló cái khôn, dân Đại Hòa đã đi qua những năm đóikhó, nói đúng hơn là đã đi qua những năm tháng nhịn phần lương thực của mình

Trang 34

cho mặt trận, bằng trăm nghìn phương cách khác nhau Ai cũng hiểu rằng, phảitranh cướp thời gian với kẻ địch Ai cũng khẩn trương mà bình tĩnh, hối hả màcẩn trọng Cho nên, cứ thấy bom đạn liên miên, bom đạn đầy trời, mà cuộc sốngvẫn sinh sôi Một lần khi Sơn đi săn thú giữa rừng sâu anh nhớ lại lúc đơn vịnhận được lệnh chuyển quân, và đơn vị anh được lệnh bí mật vận động đến mộtkhu rừng mới và đào công sự Lúc này có một loạt pháo bắn vung lên phía trước,chân anh suýt giẩm phải năm tên lính mũ sắt, áo quần rằn ri quỳ mọt xuống mặtđất, tay giơ lên trời Súng đạn quăng vương vãi xung quanh Lúc này Sơn khiếpđản run lên vì sợ Nhưng trong cái khó ló cái khôn những cuộc đời và sự ranh matrong máu thịt đã dạy anh phải nhanh chóng bình tĩnh Muốn tồn tại phải đứng

dậy đấu tranh và anh trừng mắt quát “Đứng dậy! Giơ tay lên! Bước lên phía trước!” [24; tr.286] Trong chiến tranh đã giúp con người ta dũng cảm đấu tranh giành độc lập dân tộc và hơn hết là để mình tồn tại Chân trời mùa hạ cho chúng

ta thấy trong gian lao, khó khăn, mất mát, người dân đất Quảng Bình vẫn hiênngang bất khuất Là những con người luôn đặt sứ mệnh dân tộc lên vai mình,quyết tâm mọi giá để tham gia, phục vụ chiến trường

Thiện, tham gia đi bộ đội, hoạt động ở chiến trường B hơn 6 năm Anh sống

trong hoàn cảnh “Thần kinh luôn căng như dây đàn” [24; tr.439] Hoàn cảnh ấy đã rèn luyện anh từ “một người lính mới chưa hề nếm trải trận mạc, chưa nhiều kinh nghiệm thực tiễn” [24; tr.440] trở thành người lính có trách nhiệm, kiên cường

không sợ cái chết khi trực tiếp tham gia chiến đấu tại chiến trường Trị - Thiên Khi anh tham gia chiến trường, một công việc lúc đầu cũng rất lạ lùng đốivới anh, nhưng anh đã vượt qua những trận B52 và bệnh tật, khi anh về quê nhànhững kí ức về chiến trường cứ ùa về trong anh

“Thiện nhớ ngày rời đơn vị huấn luyện, tân binh được chia theo những cánh quân đi thẳng vào chiến trường B bằng những con đường khác nhau độc lập” [24; tr.467] “Thiện đi theo hướng đông nam, về ém một thời gian trên ngọn Bạch Mã.Ở đây nhóm của anh được học tập, nắm tình hình, quân triệt nhiệm vụ trước khi được giao liên dẫn về cơ sở” [24; tr.467].

Dòng hồi tưởng về chiến tranh trong tiểu thuyết Chân trời mùa hạ làm cho

người đọc dường như chứng kiến trực tiếp sức sống, tinh thần chiến đấu của

Trang 35

người dân làng Đại Hòa Giúp chúng ta nhìn thẳng vào hiện thực chiến tranh,bằng những trải nghiệm và cái nhìn cá nhân Tái hiện sự đau thương và bộ mặttàn khốc không thể quy giản của chiến tranh, nói lên sự cảnh báo về những hiểmhoạ để lại sau chiến tranh Đồng thời, phục dựng lại hình ảnh của những conngười bằng sự chịu đựng, và sức mạnh anh hùng, thực sự làm nên sức mạnh chocuộc kháng chiến, tái sinh lại những khát vọng nuôi dưỡng cả một dân tộc trongchiến tranh.

2.1.4 Hồi tưởng về tình yêu

Cũng từ giọng nền của nhân vật người kể chuyện ngôi thứ 3, tác phẩm đượcdệt nên bằng hàng loạt những giấc mơ đan nối, hồi ức hôi hổi nồng nàn của cácnhân vật khi nghĩ về quá khứ Tác phẩm hiển hiện giọng điệu khơi sâu và chiêmnghiệm của các nhân vật Trong đoạn văn thể hiện những hồi ức của nhân vật

Thiện, tác giả viết “Anh không sao cầm lòng được mỗi lần nghĩ đến mái tóc sớm muối tiêu, khuôn mặt khắc khổ với một cuộc sống tằn tiện, cơ cực của cha đăng

vò võ dõi theo anh, đứa con độc nhất, niềm hi vọng và nơi tựa đỡ cuối cùng của đời cha! Trong những giấc mơ về cha trong suốt gần 7 năm qua, chưa mấy giấc

mơ yên hàn, vui vẻ Toàn những cơn mơ giữ, những ác mộng, mà khi trở dậy dưới những căn hầm bí mật, anh toát cả mồ hôi…… Nhớ đến Hòa, anh lại nhớ những lần ân ái ít ỏi và khó quên sau những ngày cưới Lạ thế cho đến lúc này, khi còn độ nữa cây sô nữa là gặp nhau, là tay trong tay, mắt soi mắt, mà gương mặt của Hòa vẫn cứ nhật nhòa, chẳng thể sắc nét được…… Có điều, không hiểu sao, mỗi lần cố nhớ khuôn mặt Hòa, anh lại gặp khuôn mặt Cẩm, thậm chí đôi khi lại hiện lên gương mặt của bọn thằng Kiên, thằng Sơn, thằng Toản, hay bọn con Xuyến, con Phượng, chị Loan Chao ôi, chính chúng là một phần thân thể, một phần máu thịt cuộc đời anh… ” [24; tr.324] Thiện như trôi miên man như

những trầm mặc, suy tư, đan xen nhiều kí ức, có sự đồng hiện của những tiếnggọi, nhiều bức tranh gam màu và từ đó bật lên giọng lắng lại của tâm thức Tronghồi ức bỏng rát của Thiện trước cuộc sống để tự biểu hiện tâm tư, cảm xúc củamình trong diễn tiến câu chuyện Nhờ thế nhân vật đã bộc lộ tâm trạng với những

ký ức hôi hổi nồng nàn của tình yêu đầu vừa thơ mộng vừa chân thành tha thiết,trắng trong

Trang 36

Thiện – dưới cái nhìn của bà Mày là “một chàng trai có giáo dục, luôn quan tâm đến tập thể và bạn bè, có đời sống nội tâm sâu sắc và dễ mủi lòng Đấy

là loại đàn ông có bản lỉnh nhưng yếu mềm và lắm đa mang” [24; tr.20 - 21].

Phải chăng chính điều ấy đã phần nào kìm nén cái bản năng thiên bẩm – tính dụctrong con người anh trước những mối tình đầu và trước sự dâng hiến ngọt ngàotrọn vẹn của Diệu Hương để thủy chung với người vợ ở hậu phương Thiện làmột trong số ít những người lính may mắn thoát chết từ chiến trường trở về Khitrở lại quê hương Thiện muốn sống với gia đình, nhưng người vợ đã đứng đứngdửng dưng trước cái ôm nghẹn ngào và những cử chỉ yêu thương sau bao năm xa

cách của Thiện Anh đau đớn, tuyệt vọng nhớ đến Diệu Hương: “Anh nhớ Diệu Hương, nhớ mái tóc thề của nàng phủ mát cổ anh… Anh đã cởi cúc áo và nàng

đã lướt những ngón tay búp măng lên khắp da thịt vùng ngực anh” [24; tr.460] Khi Thắm và Thiện ngồi tâm sự ở kho thóc hợp tác xã “Thiện lại mơ về giấc

mơ trên hoang cỏ ở trại điều dưỡng Diệu Hương đã đè ngửa anh ra, hôn lên những vết thương trên ngực trên bụng anh Mái tóc thề ngang vai của Diệu Hương rê trên cổ anh ấm áp Nàng nói lý nhí điều gì đó về một đứa con” [24;

tr.506]

Nhìn chung, hồi tưởng trong Chân trời mùa hạ hiện ra theo dòng cảm xúc

của nhân vật Thiện, Sơn và Cẩm với những kỉ niệm, kí ức từ dĩ vãng đang ăm ắptrong lòng Khi có điều kiện, những kỉ niệm, kí ức ấy lại hiện ra một cách rõràng, nhanh chóng qua một số từ đặc trưng mang tính hồi tưởng: “nhớ lại”, “hiệnra”, “đột nhiên”, “chợt nhớ”… Hầu hết hồi tưởng của các nhân vật đều hướng vềgia đình về chiến tranh, có một vài hồi ức liên quan đến công việc đến tình yêucủa mình Và những kỉ niệm ấy hiện về không giúp cho con người cảm thấy bớttrống trải, trái lại chỉ làm tăng thêm nỗi buồn chán khổ đau trước mắt Thời giannhư là người bạn đường của sự khổ đau Thứ “suy ngẫm về thời gian với sự xúcđộng, buồn vui lẫn lộn với niềm nuối tiếc, với tình cảm cay đắng của sự mất mátkhông gì bù đắp nổi ” Chính hiện thực hàng ngày mòn mỏi, bế tắc đã làm chocon người phải quay về quá khứ mà suy nghĩ, chiêm nghiệm lại cuộc sống Thế

nhưng quá khứ trong Chân trời mùa hạ khác với quá khứ trong một số tác phẩm

của các nhà văn khác Nguyễn Tuân đã từng tiếc nuối và cố gắng làm sống lại

Trang 37

những vẻ đẹp truyền thống đã mai một của một thời xưa cũ Thế Lữ đã từng tiếcnuối “một thời oanh liệt nay còn đâu?” hay Hồ Dzêch, Thanh Tịnh, Lưu Trọng

Lư mãi mãi chỉ là “những đứa trẻ” đi tìm cái đẹp đã mất của một thế đã “sập đổ”

đã đổi rồi Họ tiếc nuối hoài vọng, họ ôm ấp quá khứ Với họ, quá khứ là tất cả.Còn Hữu Phương, ông để cho nhân vật của mình trở về quá khứ, hồi tưởng lạinhưng không sống triền miên trong quá khứ, không đắm chìm trong kỉ niệm,

trong ký ức Sau những giây phút hồi tưởng, các nhân vật trong Chân trời mùa

hạ trở về với thực tại sống đúng hơn, thực tế hơn

Với thời gian hồi tưởng, một lần nữa khắc sâu hơn bi kịch của con người, bikịch của sự đỗ vỡ, mất niềm tin, lí tưởng của nổi ám ảnh quá khứ chất chồng

Nhân vật của tiểu thuyết Chân trời mùa hạ như bị mắc kẹt trong xã hội, họ cứ

vùng vẫy mãi trong chính cuộc sống của mình, họ luôn gặp bất trắc và đau khổ.Chính quá khứ đã để lại vết thương trên thân thể và tâm hồn các nhân vật Cho

dù họ có cố gắng vượt qua ám ảnh của quá khứ nhưng cuối cùng họ đành bất lực

2.2 Thời gian hiện tại

Thời gian hiện tại của “Chân trời mùa hạ” ở thời điểm năm đầu tiên miền

Bắc có hòa bình, một nửa đất nước đang nô nức xây dựng một nông thôn mới với

mô hình Hợp tác xã nông nghiệp Thời gian năm 1975 sau chiến thắng miềnNam, Thiện “được lệnh ra Bắc học lại trùng với tin Sài Gòn giải phóng” và anhtrở về thăm quê

2.2.1 Thiện về làng

Chiến tranh, đau thương, mất mát trước những người dân làng Đại Hòa,họng súng quân thù chỉ càng thêm hun đúc niềm tin và lý tưởng sống cao đẹp.Năm tháng “ngủ ngoài rừng”, “chải lá cây làm chiếu, lấy manh áo làm chăn”,chống chọi với thời tiết khắc nghiệt, những trận bom rơi, đạn nổ hành hạ khôngthể bẻ gãy ý chí quật cường của những người lính kiên trung Không nơi nào trênkhắp làng Đại Hòa là họ không có mặt, băng qua mưa bom lửa đạn là hình ảnhcủa những chàng trai, cô gái mười tám đôi mươi “đẹp như xuân sang” đã chiếnthắng sức mạnh tàn bạo để rồi đạp lên trên cái chết, dáng họ hiên ngang như tưthế anh hùng bất khuất của dân tộc

Trang 38

Và khi chiến tranh đã đi qua,… những thanh niên can trường giữa trận địa

mù mịt đạn bom ngày nào lại trở về quê hương mang theo bao chiến công hàohùng và cả những ký ức về đồng đội đã mãi mãi đi xa sau trận đánh giữa rừnggià Nhiều người trong số họ ngày trở về chân bước lê trên cánh đồng quê, mangtheo bao vết thương trên thịt da cùng chiếc ba lô nhuốm màu thời gian đã bạc đi

Thiện trở về làng sau bảy năm ở chiến trường “Thiện bước xuống xe, đặt

ba lô bên vệ cỏ, thở sâu một hơi trong lành sau hai ngày chạy một mạch….Đôi mắt hau háu đảo quanh bốn bề làng quê xóm mạc, nơi chôn rau cắt rốn sau gần bảy năm trời xa cách” [24; tr.5] Trong lòng Thiện bồn chồn vô cùng về người

vợ của mình “Hòa chính là người con gái anh đã đặt tất cả gánh nặng gia đình lên vai Không biết bảy năm qua, với cái tuổi mười tám chưa quen ruộng đồng,

em cáng đáng gia đình ra sao” [24; tr.19] Và rồi thời gian trôi qua đã làm thay đổi nhiều thứ, “trên bầu trời mùa hạ trong veo, chỉ vương vài sợi mây mỏng và trắng như nét chổi ai vừa quét Ánh chiều chiếu ngược làm lóa mắt, anh phải đưa tay lên vành mũ, mắt nheo nheo tìm kiếm bong người mà không thấy” [24;

tr.19] Anh gặp lại bác Mày, khi bác đi gánh bổi về trong lòng anh vui mừng

“Anh nói và tự dưng nước mắt tuôn trào, sống mũi cay xè” [24; tr.21] Khi nói

đến chiến tranh là nói đến cái chết Chiến tranh đồng hành với cái chết Cái chết

do bom đạn thường để lại trong tâm khảm những dấu ấn đớn đau cửa người lính

trẻ, vậy trước những cảm xúc của mình Thiện đã hỏi thăm về cha và vợ “Cha con và Hòa có…” [24; tr.21] Thiện về làng anh thở phào nhẹ nhõm khi nghe bác Mày trả lời “Không răng hết, không răng hết Nhưng mà không ai có nhà cả Con Hòa nó về thăm ngoại trên thị trấn, còn cha cháu đi ra quê mấy hôm” [24;

tr.21] Sau bao năm tháng chiến tranh ác liệt của một vùng quê, những ngườithân của anh vẫn bình an anh thấy yên tâm đi phần nào Trở về làng sau 7 năm,nên mọi thứ đã thay đổi, làng quê, hợp tác xã, bạn bè và người thân Anh đã

không khỏi băn khoăn trước những công việc của bác Mày “Bác bứt lá bổi về làm chi nhiều ri, trồng khoai tía à?”, “Rứa bò đàn bò hợp tác xã mô rồi? Mà chừ họ cho nuôi bò riêng” [24; tr.22] Thiện cảm thấy “Cảnh thôn làng sau chiến tranh khiến Thiện có chút gì lâng lâng, man mác; phải mười năm đi qua đạn lữa – ba năm học cấp 3 và bảy năm ở chiến trường, anh mới thấy hết sự

Trang 39

thiêng liêng của nó” [24; tr.24] Người con làng Đại Hòa đã xa quê 7 năm, đêm

đầu tiên về quê nhà Thiện không chợp mắt được, ở chiến trường phải ngủ trong

hầm, anh suy nghĩ về hợp tác xã “Sự đình trệ của tổ chức hợp tác xã và sự bung phá làm liều của bác Mày đã chiếm hết tâm trí anh, không cho anh nghĩ nhiều về cha, về bạn bè khác Anh không ngờ cái mô hình hợp tác xã toàn xã Đại Hòa đầy khí thế tồn tại hàng chục năm, đi qua cuộc chiến tranh, mà có thời tuổi trẻ của anh can dự, hồ hởi xây dựng, giời đây đang đứng trước cơn khủng hoảng nặng nề” [24; tr.24] Thời gian Thiện về làng sau 7 năm anh suy nghĩ và đặt ra không biết bao nhiêu câu hỏi, “Vì sao người nông dân không muốn làm lụng? Vì sao mới có mấy năm mà hợp tác xã không còn hấp dẫn xã viên? Lúa ngoài đồng để rục, lúa đem về để nảy mần, là cớ làm sao? Tại sao phần trăm trên đất lúa của người dân thì tốt bời bời, còn lúa của hợp tác xã lơ thơ, chó chạy lòi đuôi? Công ngày hai lạng qui thóc, xã viên sống bằng gì?” [24; tr.497] Những ẩn khuất cứ

vây lấy tâm trí của anh lúc này Nhưng bên cạnh những vấn đề của hợp tác xã thì

có một cái gì đó bất ổn trong hai ngày anh về làng Ai gặp anh cũng vui mừng,cũng vồn vã như người thân lâu ngày gặp lại, nhưng ai cũng lảng tránh khi anhhỏi về gia đình mình và hợp tác xã Sau bao nhiêu năm xa cách, tình cảm giađình trong Thiện thôi thúc Thiện đi đón vợ và cha về, nhưng bác Niệm nói sau

một lát suy tính, lưỡng lự “Con nên dựng lại cái nhà Phải có nơi ăn nghĩ tươm tất một chút, rồi mới đón vợ và cha về Chừ đón về ở mô? Với lại, rứa mới tạo bất ngờ” [24; tr 478] Thiện đã nghe lời ông Niệm dựng lại căn nhà, sau đó anh

lại ra đồng nóng lòng muốn xem quê sau ba năm không bom đạn đã thay đổi như

thế nào,“Nhiều chỗ đã gặt, nhiều chổ chưa gặt xong, lúa chín rũ cong queo Người làm việc lác đác, ơ hờ, trễ nải” [24; tr.480] Thiện thấy buồn và xót xa khi

những gì tốt đẹp về hợp tác xã bấy lâu ấp ủ trong kí ức đang bị thực tiễn tàn phá.Chưa hết buồn phiền về hợp tác xã, một thảm kịch vây bủa đời Thiện đang diễn

ra trước mặt Vợ ngoại tình có con riêng, khi anh tới nhà để đón Hòa về, mộttiếng khóc của trẻ nhỏ gọi “Mẹ”, anh không khỏi bàng hoàng trước câu nói của

Hòa “Con…em đó…” [24; tr.490] Thiện hấp tấp, thảng thốt và xây xẩm mặt

mày Bầu trời như sập xuống trên đầu Thiện đã sẵn sàng tha thứ cho Hòa như

Trang 40

những người lính cao thượng khác sau chiến trường trở về tha thứ cho nhữngngười vợ lầm lỡ với người khác Trong cuộc trò chuyện của Thiện với ông Niệm

- Đấy, như trường hợp của con, con định răng? (Ông Niệm hỏi)

Thiện trả lời: - Con muốn….tha thứ cho Hòa….Bác thấy được không? [24;

tr.495]

Nhưng Hòa không trở lại trong vòng tay ân ái của anh, Hòa cảm thấy có lỗivới Thiện với cha Nhưng cái bi kịch đối với Thiện không dừng lại ở đây, ngườicha thân yêu vì mắc bẩy của kẻ ngoại tình với con dâu, đã mặc cảm bỏ làng đimất tích

Thời gian Thiện trở về làng, là một khoảng thời gian đầy bi kịch của bảnthân Chiến tranh, từ xưa vẫn là một nỗi sợ với mỗi một con người, một dân tộc.Kèm theo là sự chết chóc Cái chết người lính trong chiến trận và chết cả dânlàng Kèm theo nó là cái chết của những người phụ nữ là mẹ, là vợ của ngườilính ra trận Thông qua hậu phương cùng số phận của người lính là hậu quả daidẳng không bao giờ có thể lý giải, bù đắp cho hết, hàn gắn cho qua Đó là hậuquả của chiến tranh đã để lại bao đau thương, mất mát đối với gia đình Thiện sau

7 năm trở về quê hương

2.2.2 Thiện đi tìm cha

Chiến tranh tàn ác như thế nào và khiến đời sống của người dân Đại Hòa nhàtan, cửa nát, mất mát và chia li Một người cha cũng quan trọng như một người

mẹ Nếu bà mẹ là những anh hùng trong việc nuôi dưỡng những đứa con, thì cácông bố lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng đến việc phát triển nhân cách và tình cảmcủa con Hình ảnh người cha với biết bao gánh nặng cuộc đời không ai bằng, vớibao nhiêu công ơn lớn lao mà mây trời lồng lộng cũng không phủ kín? Chiến tranh

đã đẩy ông Duẩn, một người bố chồng khả kính, người mà cả làng Đại Hòa baonăm lấy làm tấm gương soi mình trong đạo đức và lối sống, đã bị sa ngã trong kếhoạch của Sơn và con dâu, phải trốn khỏi làng đi tìm cái chết Tình cảm phụ tử làmột tình cảm thiêng liêng, sau 7 năm chiến trường trở về, Thiện biết tin cha bỏlàng đi cùng ông Niệm lên kế hoạch đi tìm cha Qua cuộc trò chuyện của hai

Ngày đăng: 21/04/2016, 11:21

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Lại Nguyên Ân (biên soạn ), 150 Thuật ngữ văn học, NXB Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 Thuật ngữ văn học
Nhà XB: NXB Đại học quốc giaHà Nội
3. Nguyễn Thị Bình, (2007), văn xuôi nghệ thuật Việt Nam sau 1975 – 1995 và những đổi mới cơ bản, NXB GD Sách, tạp chí
Tiêu đề: văn xuôi nghệ thuật Việt Nam sau 1975 – 1995 vànhững đổi mới cơ bản
Tác giả: Nguyễn Thị Bình
Nhà XB: NXB GD
Năm: 2007
4. Tô Đức Chiêu – Tham luận Gái quê qua tiểu thuyết Chân trời mùa hạ 5. D.X. Likhachốp, Thi pháp văn học Nga cổ đại Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tham luận Gái quê qua tiểu thuyết Chân trời mùa hạ"5. D.X. Likhachốp
6. D.X. Likhachốp, (1999) Thế giới nghệ thuật của tác phẩm văn học, Tạp chí văn học số 03 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thế giới nghệ thuật của tác phẩm văn học
8. Đặng Anh Đào, (2001), Đổi nới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại, NXB Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi nới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại
Tác giả: Đặng Anh Đào
Nhà XB: NXB Đại học quốc gia Hà Nội
Năm: 2001
10. Gruvich A.J.A, (2006), Các phạm trù văn hóa Trung cổ, NXB GD 11. Nguyễn Hải Hà, (1992) Thi pháp tiểu thuyết Tônxtôi, NXB GD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các phạm trù văn hóa Trung cổ", NXB GD11. Nguyễn Hải Hà, (1992) "Thi pháp tiểu thuyết Tônxtôi
Tác giả: Gruvich A.J.A
Nhà XB: NXB GD11. Nguyễn Hải Hà
Năm: 2006
12. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, (1999), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ vănhọc
Tác giả: Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi
Nhà XB: NXB Đại học quốc gia Hà Nội
Năm: 1999
13. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, (2009), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB GD, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ vănhọc
Tác giả: Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi
Nhà XB: NXB GD
Năm: 2009
14. Nguyễn Văn Hạnh, Huỳnh Như Phương, (1998), Lý luận văn học, vấn đề và suy ngẫm – NXB GD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận văn học, vấn đề vàsuy ngẫm
Tác giả: Nguyễn Văn Hạnh, Huỳnh Như Phương
Nhà XB: NXB GD
Năm: 1998
16. Đào Duy Hiệp, Phê bình văn học từ lí thuyết hiện đại, NXB GD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phê bình văn học từ lí thuyết hiện đại
Nhà XB: NXB GD
17. Nguyễn Thái Hòa, (2000) Những vấn đề thi pháp của truyện, NXB GD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề thi pháp của truyện
Nhà XB: NXB GD
21. Likhachốp, (1999), Thế giới nghệ thuật của tác phẩm văn học, Tạp chí văn học số 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thế giới nghệ thuật của tác phẩm văn học
Tác giả: Likhachốp
Năm: 1999
23. Nguyễn Thị Nga, Điểm nhìn trần thuật trong tiểu thuyết Chân trời mùa hạ, Tạp chí NCKH trường Đại học Quảng Bình Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điểm nhìn trần thuật trong tiểu thuyết Chân trời mùa hạ
24. Hữu Phương, tiểu thuyết Chân trời mùa hạ, NXB Hội nhà văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: tiểu thuyết Chân trời mùa hạ
Nhà XB: NXB Hội nhà văn
28. Trần Đình Sử, (1995), Thi pháp thơ Tố Hữu, NXB GD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thi pháp thơ Tố Hữu
Tác giả: Trần Đình Sử
Nhà XB: NXB GD
Năm: 1995
29. Trần Đình Sử (1998), Dẫn luận thi pháp học, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dẫn luận thi pháp học
Tác giả: Trần Đình Sử
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1998
30. Trần Đăng Suyền, (2002), nhà văn hiện thực đời sống và cá tính sáng tạo, NXB văn học Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: nhà văn hiện thực đời sống và cá tính sáng tạo
Tác giả: Trần Đăng Suyền
Nhà XB: NXB văn học Hà Nội
Năm: 2002
35. Đỗ Bình Trị, Trần Đình Sử, (1998) Văn học (Tập 2), Giáo trình đào tạo giáo viên tiểu học hệ CĐSP và SP 12+2; NXB GD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học (Tập 2)
Nhà XB: NXB GD
1. Hoàng Thụy Anh, Tham luận cuộc sống và con người miền trung trong tiểu thuyết Chân trời mùa hạ Khác
7. Hồ Thị Ngọc Diệp, Tham luận Bức tranh về chiến tranh nhân dân và hình tượng người lính trong tiểu thuyết Chân trời mùa hạ của nhà văn Hữu Phương Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w