1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Không gian, thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết mặt trời vẫn mọc của ERNEST HEMINGWAY

77 1,1K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 1,28 MB

Nội dung

Không gian, thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết mặt trời vẫn mọc của ERNEST HEMINGWAY

Trang 1

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

KHOA NGỮ VĂN

NGUYỄN CÔNG HẬU

KHÔNG GIAN, THỜI GIAN NGHỆ THUẬT

TRONG TIỂU THUYẾT MẶT TRỜI VẪN MỌC

CỦA ERNEST HEMINGWAY

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHÓA 36 Ngành: Văn học

Huế, 2016

Trang 2

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

KHOA NGỮ VĂN

NGUYỄN CÔNG HẬU

KHÔNG GIAN, THỜI GIAN NGHỆ THUẬT

TRONG TIỂU THUYẾT MẶT TRỜI VẪN MỌC

CỦA ERNEST HEMINGWAY

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHÓA 36 Ngành: Văn học

Giáo viên hướng dẫn:

TS NGUYỄN HỒNG DŨNG

Huế, 2016

Trang 3

Lời Cám Ơn

Để hoàn thành tốt được khóa luận tốt nghiệp này, lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến TS Nguyễn Hồng Dũng, người thầy đã tận tâm hướng dẫn, chỉ bảo, động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài này

Ngoài ra tôi cũng xin chân thành cám ơn đến các thầy cô giáo trong tổ Văn học nước ngoài cùng các thầy cô trong khoa Ngữ Văn, Trường Đại Học Khoa Học Huế đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi học tập và nghiên cứu tại trường

Cuối cùng, tôi xin chân thành gửi lời cám ơn đến gia đình, người thân, bạn bè đã luôn bên cạnh tôi và giúp đỡ tôi để có điều kiện tốt nhất

để thực hiện khóa luận tốt nghiệp này!

Huế, tháng 5 năm 2016

Sinh viên Nguyễn Công Hậu

Trang 4

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 6

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 8

4 Phương pháp nghiên cứu 9

5 Đóng góp của khóa luận 9

6 Cấu trúc khóa luận 9

CHƯƠNG 1 KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG MẶT TRỜI VẪN MỌC 10

1.1 Không gian sinh hoạt đời thường 11

1.2 Không gian thiên nhiên, phong tục 19

CHƯƠNG 2 THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG MẶT TRỜI

VẪN MỌC 28

2.1 Thời gian sinh hoạt trong Mặt trời vẫn mọc 29

2.2 Thời gian phong tục 43

CHƯƠNG 3 KHÔNG GIAN, THỜI GIAN NGHỆ THUẬT VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ THI PHÁP KHÁC TRONG MẶT TRỜI VẪN MỌC 55

3.1 Vị trí của không gian và thời gian nghệ thuật trong Mặt trời vẫn mọc 55

3.1.1 Vị trí của không gian nghệ thuật trong Mặt trời vẫn mọc 55

3.1.2 Vị trị của thời gian nghệ thuật trong Mặt trời vẫn mọc 58

3.2 Sự tương tác của không gian thời gian với những yếu tố khác trong Mặt trời vẫn mọc 61

3.2.1 Không gian - thời gian với những vấn đề thi pháp khác 61

3.2.2 Không gian - thời gian nghệ thuật và nguyên lý “ Tảng băng trôi” 62

KẾT LUẬN 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 5

Ernest Hemingway là con thứ hai trong một gia đình gồm 6 anh chị em Ông sinh ngày 21.7.1899, tại Oak Park, một thành phố nhỏ ngoại ô Chicago, bang Illinois, Hoa Kỳ Cha Hemingway là Clarence Edmonds Hemingway Ông làm nghề bác sĩ nhưng rất đam mê thể thao, thích săn thú và câu cá Mẹ ông là Grace Hall Hemingway, một giáo viên Bà là người ngoan đạo, xuất thân từ một gia đình thượng lưu thấm nhuần tư tưởng Thanh giáo và có tài năng âm nhạc Bà luôn muốn hướng Hemingway về tôn giáo và âm nhạc nhưng bà sớm thất vọng, bởi trong khi học thanh nhạc ông luôn tranh thủ giờ nghỉ giải lao để biến lớp học thành sàn đấm bốc Hemingway ít chịu ảnh hưởng từ phía người mẹ Trái lại ông chịu ảnh hưởng từ người cha nhiều hơn Ông thường cùng cha đi câu cá và xem các môn thể thao Có lẽ chính vì thế

mà hình ảnh thiên nhiên cùng các đề tài câu cá, săn bắn, thể thao thường xuyên xuất hiện trong các tác phẩm của ông Tuy nhiên, sinh ra trong hoàn cảnh và điều kiện chịu sự ảnh hưởng của cả cha lẫn mẹ như vậy nên tạo điều kiện cho Hemingway phát triển toàn diện hơn, tạo nên một Hemingway - con người hành động và một Hemingway - con người nghệ sĩ Khi còn học ở

Trang 6

trường trung học phổ thông Oak Park, ông đã tham gia nhiều câu lạc bộ và đồng thời cũng cộng tác với nhiều tờ báo để phát huy khả năng sáng tác văn chương của mình Các thầy cô giáo trong trường học đã động viên, khích lệ

và hướng dẫn cho ông khi ông tham gia viết báo, làm thơ và viết truyện ngắn cho tờ báo của trường Tháng 4- 1917, nước Mỹ tham gia vào cuộc thế chiến thứ nhất Hemingway đã đăng ký tham gia quân đội nhưng không được vì lý

do mắt kém Ông đã xin vào làm phóng viên cho tờ báo “Kandas City Star” – lúc đó là một trong những tờ báo lớn của Mỹ Thời gian bảy tháng làm phóng viên cho tờ “Ngôi sao” đã giúp ích rất nhiều cho sự hình thành phong cách viết văn của Hemingway sau này Không muốn mình chỉ dừng lại là một phóng viên, một nhà văn, ông khao khát một cuộc sống xa rộng hơn và đã đến với cuộc sống châu Âu đang trong thời chiến với bao hiểm nguy rình rập Tháng 4 - 1918, sau nhiều lần đăng kí không thành thì Hemingway đã được gọi nhập ngũ và chiến đấu ở Ý, lái xe Hồng thập tự trong quân đội rồi sau đó sung vào lục quân Aridi nổi tiếng Ông chiến đấu rất xông xáo, vượt qua mọi thử thách khó khăn Ông bị thương và nằm viện trong ba tháng Kết thúc chiến tranh, tháng 1 – 1919, khi trở về ông được thăng chức thiếu úy và thưởng huy chương bạc và mang trong mình một số vết thương cùng với những sự thật, nỗi ám ảnh trong chiến tranh mà ông đã từng chứng kiến, sau

đó ông viết những tác phẩm lên án chiến tranh đế quốc Ông đã cộng tác với

tờ báo “Ngôi sao Toronto hàng tuần” (Toronto Star Wekly” như là một nhà văn viết chuyên mục

Mùa thu năm 1920, ông đến Chicago cộng tác với tờ báo “Diễn đàn Chicago” và trở nên nổi tiếng Trong hoàn cảnh đó, những sáng tác của nhà văn Sherwood Anderson đã ảnh hưởng rất lớn đến cảm quan nghệ thuật trong những sáng tác của ông trên bình diện phong cách và chủ đề Và cũng trong thời gian ở đây, ông đã gặp và yêu Hadley Richarson - Ủy viên thường trực

Trang 7

hội nghệ sĩ ở Chicago, rồi sau đó hai người tổ chức đám cưới vào tháng 9 -

1921 Tháng 12 – 1921, ông cùng vợ sang Pháp với tư cách là phóng viên ở châu Âu cho tờ “Ngôi sao” Từ đó ông hoạt động bao quát cả châu Âu

Từ năm 1922, chủ nghĩa phát xít của Mussolini thắng thế ở Ý Hemingway là một trong số những nhà văn sớm nhận ra tai họa của chủ nghĩa phát xít Ông lăn lộn trong chiến trường, chứng kiến cảnh đau thương của người dân nên ông đã có những bài phóng sự trình bày thực tế trong chiến tranh và nêu lên quan điểm nhân đạo của ông Tháng 1 - 1923, tờ báo “Ngôi sao” đã cử ông sang Lausanne (Thụy Sĩ) để thông tin về Hội nghị giải quyết xung đột Hy Lạp - Thổ Nhĩ Kỳ Tập sách xuất bản đầu tiên vào tháng 8 –

1923, đó là Ba truyện ngắn và mười bài thơ Tiếp đến năm 1924 là tập Trong

thời đại chúng ta Năm 1927, tập truyện Đàn ông không có đàn bà (Men

WithoutWomen) được xuất bản và bán chạy Trong những năm từ 1923 -

1938, ngoài 49 truyện ngắn, 10 bài thơ và 1 vở kịch, Hemingway còn cho ra

đời tiểu thuyết: Mặt trời vẫn mọc (1926), Giã từ vũ khí (1929) Chính “Giã từ

vũ khí làm cho ông trở nên nổi tiếng và giàu có, vì trong 4 tháng, truyện này

đã bán hết 80.000 cuốn, được dựng thành kịch và phim Ngoài ra còn có

những tác phẩm khác như: Những thác nước mùa xuân (1926), Chết trong

chiều tà (1932), Những ngọn đồi xanh châu Phi (1935), và sau đó ông cũng

đã thành công với những truyện ngắn tiếp theo như Hạnh phúc ngắn ngủi của

Macomber và Tuyết trên đỉnh Kilimajaro (1936) và Có hay không có (1937)

Cuộc nội chiến Tây Ban Nha xảy ra năm 1936, thì năm 1937 Hemingway đã nhận làm phóng viên mặt trận cho một tờ báo Mỹ ở Tây Ban Nha Trong những năm 1930 - 1937, tại các buổi tiệc tùng ở Holywood, ông đã tuyên

truyền và quyên tiền ủng hộ cho chính phủ Cộng hòa Năm 1938, vở kịch Đạo

quân thứ năm ra đời và gây nhiều tiếng vang lớn trên toàn thế giới Và một

bước chuyển đổi trong tư tưởng Hemingway được đánh dấu bằng tác phẩm

Trang 8

nổi tiếng Chuông nguyện hồn ai (1940), được viết trong vòng 18 tháng Ở

Mỹ, sau khi xuất bản 200.000 cuốn đã bán hết và nó đã trở thành “ Quyển sách của tháng” Hemingway được Holywood đề nghị trả 136 000 đôla cho

tác quyền làm phim Chuông nguyện hồn ai

Thế chiến thứ II kết thúc, ông trở lại sống và làm việc ở thành phố nhỏ Paulo, nước Cuba Trong thời gian này, ông tiếp tục cho xuất bản những tác

phẩm: Qua sông và dưới vòm cây lá (1950), Ông già và biển cả (1952) Ông

được giải thưởng Pulizer vào năm 1953 Năm 1954, Viện Hàn lâm khoa học Thụy Điển đã trao tặng Hemingway giải Nobel văn học Từ đây ông ít xuất bản tác phẩm mới Năm 1960, ông rời Cuba về Mỹ chữa bệnh, nhưng bệnh tật dày vò ông nên ông không thể viết được

Ngày 2 - 7 - 1961, người ta phát hiện ra ông đã chết với một viên đạn từ khẩu súng nạm bạc quen thuộc của ông bắn vào đầu Cái chết đó đến bây giờ vẫn được coi như là tự sát Và cho dù ông chết dưới bất kỳ một nguyên nhân nào thì cuộc đời và sự nghiệp của ông vẫn trường tồn theo lịch sử Tác phẩm của ông vẫn sống mãi trong tâm hồn người đọc thách thức với thời gian, là minh chứng cho một tài năng, một tâm hồn người nghệ sĩ luôn cống hiến hết mình cho văn chương Hemingway được đánh giá là một nhà văn vĩ đại, ông viết nhiều thể loại nhưng thành công chủ yếu là ở truyện ngắn và tiểu thuyết

Trong sự nghiệp của Hemingway, Mặt trời vẫn mọc là tác phẩm có giá

trị đặc biệt Đây là cuốn tiểu thuyết đầu tay và nó đã cho ta thấy được tài năng

và phong cách sáng tác của ông Cho đến cuối thế kỉ XX, Mặt trời vẫn mọc

vẫn được đánh giá rất cao: tác phẩm tiêu biểu cho nghệ thuật đối thoại của Hemingway và cho cả nguyên lý “tảng băng trôi” của ông Hoàn cảnh ra đời

của Mặt trời vẫn mọc là lúc ông sang Tây Ban Nha và bị cuốn hút bởi xứ sở

của những đấu sĩ bò tót và những cuộc chiến Ông viết tác phẩm này và cho ra đời vào tháng 10 - 1926 và đã gây được nhiều tiếng vang trong giới phê bình

Trang 9

và công chúng Đây là cuốn tiểu thuyết nói về chiến tranh một cách chân thực nhất Chiến tranh đã cắt đứt “công cụ” của con người nhưng không dập tắt được lòng ham muốn của họ Đây cũng là một trong số những cuốn sách rất hiếm nói lên được những ảnh hưởng trong phong cách ứng xử, lời ăn tiếng nói của con người đương thời Tác phẩm kể về Jake và nhóm bạn của anh Họ

ra khỏi chiến tranh, bước vào cuộc sống đời thường nhưng vẫn bị chiến tranh

ám ảnh Họ sống cuộc sống của những thanh niên thuộc “thế hệ vứt đi” Cuộc đời họ là những tháng ngày ăn chơi say xỉn Họ uống rượu, đi câu và đặc biệt là tham dự lễ hội đấu bò ở Tây Ban Nha Họ sống đồng nghĩa với lãng quên Họ sống gấp để rồi chết gấp bởi thế gian này ngoài những cuộc chơi đó ra thì có còn

gì là ý nghĩa Trong tác phẩm, ngoài Jake và Brett là hai nhân vật chính, còn có nhiều nhân vật như nhà văn Cohn, Bill, Mike, Francis, Romero,

Trong một tác phẩm văn học, thì yếu tố không gian và thời gian là hai yếu tố không thể thiếu vì đó là hình thức cơ bản để nhà văn triển khai câu chuyện và xây dựng được nên đặc sắc nghệ thuật riêng cho tác phẩm Không gian và thời gian được đưa vào tác phẩm như là những thành tố cốt lõi làm nên giá trị cho tác phẩm Và sự kết hợp không gian và thời gian của tác giả đã giúp cho nhà văn chuyển tải trọn vẹn nội dung, tư tưởng của mình vào trong tác phẩm Ở Việt Nam có rất nhiều công trình nghiên cứu về tác giả và tác phẩm của Hemingway về nhiều khía cạnh Tuy nhiên, ở đây chúng tôi lại tiếp tục nghiên cứu về ông, một tác giả quen thuộc của độc giả Việt Nam và vấn

đề nghiên cứu của chúng tôi đó là Không gian và thời gian nghệ thuật trong

tác phẩm Mặt trời vẫn mọc Ở trên đây, chúng tôi đã nhắc đến Hemingway là

thiên tài trong nghệ thuật tự sự cũng như xây dựng được không gian và thời

gian đặc trưng cho tác phẩm Mặt trời vẫn mọc là cuốn tiểu thuyết chứa đựng

cả hai yếu tố đó và đó cũng là lí do để chúng tôi lựa chọn đề tài này

Trang 10

2 Lịch sử vấn đề

Có rất nhiều công trình nghiên cứu và giới thiệu tác phẩm của ông trên toàn thế giới, từ khi ông còn sống cho đến khi ông đã qua đời Ở Việt Nam, tác phẩm của ông được dịch ra và được đông đảo độc giả đón nhận Ông là một trong số những tác giả có tác phẩm được dịch ra và đưa vào giảng dạy ở các bậc phổ thông, cao đẳng và đại học Hai tiểu thuyết của ông được giới

thiệu năm 1960, đó là Chuông nguyện hồn ai và Ông già và biển cả Tuy

nhiên ở Việt Nam lúc này công trình nghiên cứu về Hemingway rất ít ỏi, chủ

yếu là các bài giới thiệu như: Phạm Thành Vinh giới thiệu về Chuông nguyện

hồn ai và Huy Phương giới thiệu về Ông già và biển cả Ngoài ra còn có một

số bài tiểu luận nhưng cũng chỉ dừng ở mức độ tư liệu: Đọc Ông già và biển

cả (Phong Lê, Tạp chí Văn học, số 6 , 1962); Hemingway và những tác phẩm tiêu biểu của ông (Lê Đình Cúc, Tạp chí Văn học, số 7, 1976) Trước năm

1975, thì tình hình nghiên cứu về Văn học Mỹ nói chung và Hemingway nói riêng rất lẻ tẻ chưa đi sâu vào nghiên cứu những vấn đề thuộc thi pháp nghệ thuật, mà chỉ chủ yếu là giới thiệu sơ qua về các hiện tượng văn học và các tác phẩm Đến năm 1980, thì việc nghiên cứu Hemingway qui mô hơn Người

ta chú ý hơn về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của ông, tiêu biểu là Bi kịch

Hemingway (Lê Đình Cúc, Tạp chí Văn học, số 6, 1983) Năm 1984, Vương

Trí Nhàn có bài viết Sự tham gia của các nhân vật trong chiến tranh: trường

hợp Hemingway Đến năm 1986, Vương Trí Nhàn có thêm bài viết Bắt đầu từ chỗ đứng của một người lính Cũng trong năm này, có một số bài viết về

Hemingway được đăng trên các tạp chí Đó là các bài: Hemingwey, con người

cuộc đời, năm tháng (Lê Đình Cúc); Ernest Hemingwey, nhà văn và nhà báo bậc thầy về đề tài chống chiến tranh đế quốc (Nguyễn Tuấn Khanh)… Đến

nay, đã có bốn luận án Tiến sĩ về Hemingway: Tiểu thuyết viết về chiến tranh

của Hemingway (Luận án của Lê Đình Cúc), Kiểu nhân vật trung tâm trong

Trang 11

tác phẩm của Hemingway (Luận án của Lê Huy Bắc), Hemingwey ở Việt Nam

(Luận án của Bùi Kim Hạnh), Đặc trưng thể loại truyện ngắn qua truyện

ngắn của Hemingway (Luận án của Trần Thị Thuận)…

Trong những năm gần đây, công trình nghiên cứu về Hemingway được công bố rất nhiều Trong đó có một số công trình tiêu biểu như sau: Năm

1990, trong cuốn sách Tiểu thuyết Pháp hiện đại - những tìm tòi đổi mới, Phùng Văn Tửu đã phân tích tiểu thuyết Ông già và biển cả để chứng minh luận điểm “Tiểu thuyết là đề tài của tiểu thuyết” Năm 1998, Lê Huy Bắc ra mắt cuốn sách Ernest Hemingway - núi băng và hiệp sĩ Cuốn sách nói về

cuộc đời và sự nghiệp của Hemingway với tư cách kép: là một nhà văn đồng thời cũng như một hiệp sĩ Tiểu thuyết Hemingway cũng là đối tượng nghiên

cứu của Lê Đình Cúc với nhiều bài viết và một chuyên luận Hemingway và

những phương trời nghệ thuật (Nhiều tác giả) là cuốn sách đem lại cho người

đọc những hiểu biết quí báu về cuộc đời cũng như những vấn đề cơ bản trong

phong cách viết văn của Hemingway Trong Nghệ thuật viết văn và kỹ xảo,

Huy Liên đã dành cả chương 7 để viết về Hemingway: cuộc đời và sự nghiệp

văn học của ông Bên cạnh đó, tác giả cũng phân tích Ông già và biển cả với

những cách tân về thể loại Ngoài ra, còn có các cuốn sách khác có nghiên

cứu về Hemingway như: Văn học Mỹ: Quá khứ và hiện tại (Nguyễn Thị Khánh tuyển chọn), Trích giảng Văn học Mỹ (Nguyễn Trung Tánh biên soạn) Trong cuốn Tác phẩm Ernest Hemingway: Truyện ngắn và tiểu thuyết (Lê

Huy Bắc chủ biên), ngoài phần giới thiệu những truyện ngắn tiêu biểu và một

số chương trong các tiểu thuyết của Hemingway, tác giả còn có bài giới thiệu chung về những thành tựu trên hai lĩnh vực truyện ngắn và tiểu thuyết của Hemingway Không chỉ ở trong nước mà ở nước ngoài cũng có những công trình nghiên cứu về Hemingway, có hai công trình tiêu biểu mà chúng tôi thu

thập được đó là Cẩm nang Cambridge về Hemingway (The Cambridge

Trang 12

Companion to Hemingway) của Scott Donalson và cuốn Ernest Hemingway

của James Nagel Đây là hai cuốn sách tập hợp bài nghiên cứu của nhiều nhà

nghiên cứu về Hemingway Ở bài viết Brett và những phụ nữ khác trong Mặt

trời vẫn mọc, James Nagel cho rằng: “ Không có gì so sánh được với Mặt trời vẫn mọc” Ngoài ra, còn có các công trình nghiên cứu khác như Sự kiên trì của khát vọng của Kenedy Allen Josephs trong bài viết Cảm thức Tây Ban Nha của Hemingway đã đi sâu vào tìm hiểu yếu tố liên quan đến đất nước Tây

Ban Nha trong tác phẩm của Hemingway, đặc biệt là đấu bò Hay Adeline R

Tintner trong bài viết Cuộc tranh luận của Hemingway và Jame đã có sự so sánh giữa hai tác phẩm là Mặt trời vẫn mọc và Ngài đại sứ Chúng tôi thấy

rằng, các công trình trong nước và ngoài nước chủ yếu tập trung vào việc nghiên cứu cuộc đời, sự nghiệp và phong cách chung của Hemingway Một số công trình thì chú ý đến kiểu nhân vật trung tâm nhưng chưa có công trình riêng nào nghiên cứu về không gian và thời gian nghệ thuật trong tác phẩm này Tuy nhiên, những công trình trên đây cũng đã giúp chúng tôi phần nào với những gợi ý quý báu để chúng tôi tiếp thu, vận dụng khi triển khai vấn đề nêu trên

3 Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng tìm hiểu, nghiên cứu của chúng tôi là tiểu thuyết Mặt trời vẫn

mọc (bản dịch tiếng Việt của Bùi Phụng, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin,

năm 2003) Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng một số tác phẩm khác của ông để

so sánh và đối chiếu

Phạm vi nghiên cứu

Giới hạn phạm vi nghiên cứu của chúng tôi đó là không gian và thời gian

nghệ thuật trong tác phẩm Mặt trời vẫn mọc, để từ đó rút ra được tác dụng và

hiệu quả của mối quan hệ về không gian và thời gian nghệ thuật này

Trang 13

4 Phương pháp nghiên cứu

Để tiến hành luận văn chúng tôi sử dụng những phương pháp sau:

Phương pháp nghiên cứu tiểu sử: Hemingway là nhà văn luôn lấy bản

thân mình ra làm chất liệu nên việc tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của ông

là điều cần thiết, để qua đó hiểu được vấn đề không gian và thời gian nghệ thuật trong tác phẩm được hình thành như thế nào

Phương pháp so sánh - đối chiếu: Thông qua việc so sánh và đối chiếu

với các tác phẩm khác của tác giả để thấy được những nét tương đồng và đổi mới trong không gian và thời gian nghệ thuật của Hemingway

Phương pháp phân tích - tổng hợp: Bằng việc tổng hợp và phân tích

những dẫn chứng trong tác phẩm, có thể rút ra kết luận về không gian và thời gian nghệ thuật trong tác phẩm

5 Đóng góp của khóa luận

Chúng tôi hy vọng qua luận văn này sẽ góp phần tìm hiểu sâu hơn về không

gian và thời gian nghệ thuật trong tác phẩm Mặt trời vẫn mọc, từ đó biết thêm và

hiểu hơn về những đóng góp của tác giả đối với văn học Mỹ nói riêng và cho nhân loại nói chung và cũng mong muốn khóa luận sẽ trở thành tài liệu tham khảo hữu ích cho bạn đọc khi tìm hiểu về Hemingway và tác phẩm của ông

Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng lý thuyết thi pháp học trong nghiên cứu, qua việc tìm hiểu không gian và thời gian nghệ thuật trong tác phẩm để thấy được vai trò và tác dụng của nó như thế nào để tạo nên thành công cho tác phẩm

6 Cấu trúc khóa luận

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, khóa luận được cấu trúc gồm 3 chương:

Chương 1 Không gian nghệ thuật trong Mặt trời vẫn mọc

Chương 2 Thời gian nghệ thuật trong Mặt trời vẫn mọc

Chương 3 Không gian, thời gian nghệ thuật và những vấn đề thi pháp

khác trong Mặt trời vẫn mọc

Trang 14

rộng lớn trên cả một đất nước, thậm chí nhiều nước như Chiến tranh và hòa

bình (Lev Tolstoi), Tam quốc diễn nghĩa (La Quán Trung)… Cũng có những

tác phẩm có không gian tái hiện hạn hẹp trong một làng, một thị trấn, một

thành phố hay một hòn đảo như Trăm năm cô đơn (Marquez), Chúa ruồi (W

Golding)… Tác phẩm của Hemingway thường được tái hiện trên một kiểu không gian đa dạng, thường là không gian xuyên quốc gia, rộng và đa chiều

Có lúc đó chỉ là không gian rừng núi với trận phục kích quân giặc (Chuông

nguyện hồn ai), có khi đó là không gian mặt biển mênh mông (Ông già và biển cả) Những loại không gian được lồng vào từng tác phẩm có một giá trị

nghệ thuật rất riêng biệt và tạo nhiều dấu ấn cho người đọc khi cảm nhận

Không gian nghệ thuật của tác phẩm Mặt trời vẫn mọc là nơi nhân vật sống,

làm việc và gặp gỡ những người bạn… cũng có lúc lại là những chuyến đi qua nhiều thành phố, nhiều quốc gia với những lễ hội tưng bừng náo nhiệt…

Không gian nghệ thuật Mặt trời vẫn mọc gắn với cảm thụ về không gian nên

nó mang tính chủ quan Tuy nhiên nó cũng có tính độc lập tương đối, nên không gian nghệ thuật không còn là không gian địa lý bình thường như là quán cà phê hay là quán bar hoặc là những con đường hay là trường đấu, mà

nó góp phần tạo nên kết cấu hài hòa cho tác phẩm

Trang 15

1.1 Không gian sinh hoạt đời thường

Khác với không gian chiến trận với tiếng bom đạn và những cuộc

chuyển quân, những cuộc trốn chạy kẻ thù trong Giã từ vũ khí, hay không gian rừng núi với những trận đánh trong Chuông nguyện hồn ai, không gian trong Mặt trời vẫn mọc là một không gian im tiếng súng, không gian của cuộc

sống sinh hoạt thường nhật hàng ngày, nó bình thường và êm đềm Đó là nơi con người sống và làm việc trong thế giới hòa bình hiện tại khi chiến tranh đã

đi qua

Câu chuyện bắt đầu từ thành phố Paris, nơi Jake và nhóm bạn của anh sống Mặc dù Paris rất nhộn nhịp và đông vui nhưng Jake và nhóm bạn của anh cũng thấy cái gì đó đã rất quen thuộc và bắt đầu thấy chán chường với chính nơi họ sống Và vì vậy, họ bắt đầu lên lịch trình cho những chuyến đi Lúc đầu là chuyến đi về nông thôn chơi vài tuần, sau đó thì đi đến tận Tây Ban Nha câu cá và xem đấu bò Có những chuyến đi họ đã thực hiện được, nhưng cũng có những chuyến đi mãi chỉ là dự định (như mong muốn được sang Nam Mỹ của Cohn) Ngoài những chuyến đi thì Jake và nhóm bạn của anh thường tụ họp nhau lại để tán gẫu, ăn uống, khiêu vũ… Họ thường gặp nhau ở những nơi ồn ào náo nhiệt Đó là những khách sạn, những nhà hàng, những quán bar hay quán cà phê…

Không gian trong Mặt trời vẫn mọc thường là những không gian công

cộng, như khách sạn, quán bar hay quán cà phê, nơi đó là những nơi tập trung đông người, rất nhộn nhịp và đầy những tiếng nhạc xập xình Họ muốn tìm đến những nơi như vậy để giải tỏa những mệt mỏi trong người, họ muốn gặp

gỡ bạn bè và muốn cùng bạn bè vui chơi để quên đi những ngày tháng buồn phiền Những không gian tĩnh như là không gian phòng riêng, nhà, hoặc văn phòng làm việc thường ít được đề cập đến Bãi đáp cho những chuyến đi dài ngày đó là khách sạn, đó là điểm dừng và cũng là nơi họ hẹn gặp nhau và trao

Trang 16

đổi về những dự định trong suốt chuyến đi Quán cà phê là nơi gặp gỡ bạn bè, nói chuyện, tán gẫu về những câu chuyện hàng ngày, những câu nói bông đùa tạo nên tiếng cười Câu lạc bộ khiêu vũ là nơi mọi người sau khi uống ở quán bar thả sức quay cuồng trong những điệu nhảy, họ thoải mái nhảy và hát theo điệu nhạc Đó vừa là thú tiêu khiển, môn thể thao và cũng là nơi để con người giải tỏa những áp lực cuộc sống Tới câu lạc bộ khiêu vũ là một thói quen của các nhân vật Nơi đây họ có thể vui vẻ thoải mái với nhau, gặp gỡ nhau, kết bạn với nhau để tìm hiểu và cũng hờn ghen nhau khi đối phương để ý người khác Có lần, sau khi mọi người uống ở quán rượu mọi người rủ nhau đến phòng khiêu vũ Lúc đó Jake đi cùng cô gái điếm Georgette Anh không nhảy

mà chỉ quan sát mọi người Cô gái điếm nhảy với những người bạn của Jake Khi đó Brett và nhóm bạn của cô đến, Jake rất tức giận trước thái độ của bọn

họ: “Tôi rất giận Không hiểu sao bao giờ họ cũng làm tôi tức giận Tôi cũng

hiểu có lẽ họ vui thôi và mình cũng nên rộng lượng, nhưng mà tôi cứ muốn đấm một tên, bất cứ tên nào, bất cứ cái gì để đập cho tan cái vẻ bề trên, cái

vẻ bề ngoài của họ Nhưng tôi lại bước xuống phố, uống bia của quán vũ trường bên cạnh Bia không ngon mà tôi phải uống một thứ cô nhắc còn tệ hơn để át cái vị bia đi Khi tôi quay lại vũ trường, một đám đông trên sàn nhảy, Giocgiet đang nhảy với một gã tóc hoe, gã này nhảy kiểu hippi, đầu nghẹo sang một bên, vừa nhảy mắt vừa ngước lên Nhạc vừa dừng, một người khác trong bọn họ lại mời cô ta Cô ta bị mời tới tấp Lúc đó tôi biết là tất cả bọn họ sẽ nhảy với cô Họ là như thế” [Mặt trời vẫn mọc; tr.31] Mặc dù tức

giận trước thái độ bề trên của nhóm bạn Brett nhưng Jake cũng không có hành động gì cả và cũng không tỏ ý ra mặt hay khó chịu trước mọi người Anh chọn cách hành động đó là lặng lẽ bỏ đi Nó cho thấy dù anh không thờ ơ trước hành động của mọi người nhưng cách phản ứng của anh không phải là cách phản ứng của một kẻ nhập cuộc Cách phản ứng này là cách phản ứng

Trang 17

quen thuộc của các nhân vật trong tác phẩm của Hemingway Tức giận, muốn gây sự nhưng lại bỏ đi Tuy tức giận nhưng anh vẫn phớt lờ đi vì anh biết những hành động bọn họ làm cũng chẳng ảnh hưởng gì đến anh cả Thế nên anh không cần quan tâm Ngoài câu lạc bộ khiêu vũ thì quán ăn (nhà hàng) cũng là nơi các nhân vật thường xuất hiện Đó là cà phê Select, cà phê Napolitain, quán Rotonde, quán Lavinho, nhà hàng Foyot, tiệm Wetzel Các nhân vật trong tác phẩm dù đã có gia đình hay còn độc thân thì cũng hầu như không bao giờ nấu ăn Trong tác phẩm không gian riêng tư như là nhà bếp là nơi ít được đề cập đến Việc nấu ăn ở nhà đã phần nào tạo cho họ cảm giác cách biệt với thế giới bên ngoài, và cũng phần nào nó tạo ra sự ràng buộc với yếu tố truyền thống nhiều hơn Thậm chí ngay cả con người có mối liên

hệ với truyền thống nhiều nhất như Cohn cũng vẫn ra ngoài ăn Việc dùng bữa bên ngoài tạo cho họ sự gần gũi với thế giới xung quanh, tạo nên sợi dây liên kết với bạn bè và với xã hội, cho họ những cuộc gặp gỡ, những câu chuyện của nhau được đem ra kể trên bàn ăn với không khí vui tươi và rộn rã

Ăn tại quán ăn, nhà hàng là một thói quen của các nhân vật, Jake và Brett cũng không ngoại lệ Tại đây, ngoài ăn uống họ còn gặp gỡ, tán gẫu thậm chí

cả cãi nhau đánh lộn “Bên trong, quán cà phê rất đông và rất ồn ào Không

ai để ý thấy chúng tôi vào Chúng tôi không thể tìm được một bàn Tiếng ồn

ào cứ liên tục” [Mặt trời vẫn mọc; tr 226] Tại quán cà phê Brett gặp Romero

và theo anh ta đi Cũng tại đây, sau khi Cohn biết Jake để cho Brett đi theo Romero, anh ta đã đánh Jake

Những nhà hàng, quán cà phê xuất hiện với tần suất dày đặc trong tác phẩm cho thấy một cuộc sống hiện đại, náo nhiệt, khác với cuộc sống xưa kia, cuộc sống chiến trận Một cuộc sống của những kẻ độc thân, luôn tìm cho mình và tạo cho mình những cuộc vui Cuộc sống mà nơi đó không có sự ràng buộc của truyền thống, không có sự ràng buộc về lối sống Một xã hội mà con

Trang 18

người chỉ phải chịu trách nhiệm với chính bản thân và những hành động của chính bản thân mình, không ràng buộc ai và cũng chẳng ràng buộc lẫn nhau Jake và nhóm bạn của anh dù còn người thân, họ hàng nhưng họ chẳng bao giờ gặp mặt nhau dù là dịp lễ tết hay là ngày thường Phải chăng cuộc sống hiện đại nên con người cũng thay đổi cho phù hợp với cái hiện đại đó? Ngoài câu lạc bộ, quán cà phê, nhà hàng ra thì không gian khách sạn cũng thường xuyên được đề cập tới Các nhân vật thường lưu trú tại các khách sạn Đó là điểm dừng chân, là nơi họ nghỉ ngơi sau mỗi chặng đường dài mệt mỏi để tiếp tục cho những chuyến đi tiếp theo Thậm chí, đôi khi họ di chuyển từ khách sạn này đến khách sạn khác Họ chẳng muốn về nhà và một số nhân vật thì

cũng chẳng có nhà để mà về nữa Trong Mặt trời vẫn mọc, Jake và Brett là hai

nhân vật thường xuyên đi du lịch, khi mà trên vali của họ là nhãn dấu của những khách sạn nơi họ đã từng nghỉ lại Họ chẳng ở cố định một nơi nào cả,

họ thay đổi liên tục với những khách sạn khác nhau và dường như việc đi xa như vậy, thay đổi khách sạn như vậy tạo cho họ sự thoải mái và không bị ràng buộc bởi những quan niệm xã hội Bên cạnh đó, việc ở một chỗ cũng khiến cuộc sống của họ bị bó buộc Trong khi đó cuộc sống thực tại luôn khiến họ thấy ngột ngạt Việc di chuyển khắp mọi nơi cũng là cách để họ thấy cuộc sống của mình được thoải mái hơn, được tự do hơn Nhưng cũng chính bản

thân Jake lại khuyên Cohn “Robert, đi tới một nước khác cũng chẳng thay đổi

được gì đâu Tôi đã thử tất cả những cái đó rồi Mình không thể thoát khỏi chính mình bằng cách di chuyển từ nơi này đến nơi khác Không có chuyện như vậy đâu” [Mặt trời vẫn mọc; tr 20]

Trong chuyến đi Tây Ban Nha tham dự lễ hội và xem đấu bò, Jake và nhóm bạn của anh ở tại khách sạn Montoya Jake và nhóm bạn của anh chọn khách sạn này vì đây là khách sạn anh thường lưu lại mỗi khi tham dự lễ hội, nên ông chủ khách sạn quen biết anh Anh và ông ta rất hiểu nhau bởi cả hai

Trang 19

người đều là những người say mê đấu bò Theo Montoya thì Jake là một

Aficionado (người say mê đấu bò) Chính vì vậy mà ông chủ khách sạn có

nhiều ưu đãi đối với anh và luôn tạo nhiều điều kiện tốt nhất có thể cho anh

Và anh lại là người Mỹ nên đôi khi ông cũng hỏi ý kiến anh những việc liên quan đến người Mỹ mà ông không hiểu tâm lý và cách sống của người Mỹ Jake sẵn sàng đưa ra lời khuyên Cũng vì quen biết nên ông chủ khách sạn đã

để dành cho nhóm bạn những phòng như mong muốn và rất thuận tiện: họ có thể xem lễ hội ngay tại ban công khách sạn Khách sạn lại rất gần đấu trường nên cũng rất tiện cho việc xem đấu bò Cũng tại khách sạn này, sau khi bị Cohn đánh, Jake đi về phòng và suy nghĩ về cuộc sống Sau đó chính Cohn cũng là người đến xin lỗi và bắt tay làm hòa Còn Brett thì gặp gỡ và bỏ đi với Romero Như vậy, không gian ở đây rất thuận tiện cho các nhân vật và cũng

là nơi các nhân vật thể hiện nét tính cách riêng của mình

Những không gian như quán cà phê, quán bar, nhà hàng, khách sạn thường là nơi tụ tập đông người, rất nhộn nhịp và rộn ràng Họ thường đến đó

để có thể thoải mái sống như mình mong muốn, sống với chính mình và sống

là mình Đây là những không gian công cộng, không có những khoảng riêng

tư cho một hay một vài các nhân Ở những không gian này, họ không cho phép họ nghĩ về bản thân mình và cuộc sống của chính mình Các nhân vật cố gắng hòa mình vào những cuộc vui của mọi người, của cuộc sống hiện tại để trốn chạy nỗi đau, những dằng xéo trong bản thân, những cái mất mát xưa kia

và trốn chạy luôn cái tôi đã bị đánh mất của mình Cả Jake và Brett đều ít khi xuất hiện ở chốn riêng tư cùng với nhau, mà có đi chăng nữa thì cũng chỉ là khoảnh khắc thoáng qua mà thôi vì sau đó là những gặp gỡ, là những cuộc vui cùng với bạn bè, đó là những lần gián đoạn khảnh khắc riêng tư của hai

người Như khi Jake đang ở nhà thì Bill đến: “Chiều thứ hai anh ta xuất hiện

ở nhà tôi Tôi nghe tiếng tắc xi của anh ta dừng và tôi ra cửa sổ gọi anh Anh

Trang 20

họ, sự cô đơn là điều kinh khủng Họ tìm mọi cách để thoát ly khỏi tình trạng

đó và lựa chọn của họ trong lúc này đó chinh là gặp gỡ bạn bè, cùng nhau đi

du lịch, cùng xem đấu bò, cùng nhau say xỉn… để vơi đi cảm giác trống trải khi phải ở một mình với những nỗi cô đơn vô hình bám lấy họ Ngay cả sau

này khi ông lão Santiago (Ông già và biển cả) trên chiếc thuyền câu một

mình, để bớt đi cảm giác cô đơn ông phải cố gắng tạo ra sự giao tiếp: với trăng, với sao, với biển cả thậm chí với cả bản thân mình Phải chăng họ đã có

đủ nỗi đau của riêng mình nên nếu họ phải ở một mình thì nỗi đau đó sẽ càng sâu thêm Những nơi riêng tư, những chốn yên tĩnh chẳng làm họ cảm thấy bình yên và nhẹ nhõm mà nó còn làm cho tâm hồn họ ngày càng chán nản và tuyệt vọng, vì chính trong tâm hồn họ chưa và cũng chẳng bao giờ hiện hữu cái cảm giác gọi là bình yên Do vậy, khi Jake đề nghị với Brett việc “về nông thôn sống” cũng chẳng làm cho cô cảm thấy dễ chịu Cả Jake, Brett và nhóm bạn của anh đều không thể chịu đựng cuộc sống quá yên tĩnh và tĩnh mịch, vì vậy họ đi tìm những chốn ồn ào, nói cách khác là họ thích tụ tập những nơi

Trang 21

chốn đông người để họ không còn có cảm giác cô đơn Và sự thực họ luôn xuất hiện trong tình huống có người đi cùng, nếu không thì là đang đợi vài người bạn Nếu các nhân vật thường xuyên xuất hiện ở các quán bar, quán cà phê, khách sạn – những nơi tụ tập đông người thì dĩ nhiên họ sẽ ít hoặc không hiện hữu ở những nơi yên tĩnh, những nơi mà họ cho rằng luôn có sự hiện hữu của những nỗi cô đơn như là nhà riêng hay phòng riêng và những chốn chốn riêng tư đó ít được nhắc đến

Trong tác phẩm, Jake mặc dù có một căn hộ với đầy đủ tiện nghi ở trong nhà nhưng căn hộ đó không được miêu tả kỹ Nếu so sánh với Henry trong

Giã từ vũ khí, ta thấy trong khi Henry chú trọng đến nơi ăn chốn ở thì Jake lại

không để ý lắm Anh ít khi ở nhà, và nếu có ở nhà đi chăng nữa thì cũng chỉ là

để ngủ Căn hộ anh có bếp, nhưng anh cũng chẳng bao giờ nấu ăn Không gian căn hộ của anh chỉ nhắc đến sơ lược khi Brett đến thăm anh Không chỉ

là không gian ở trong nhà, mà ngay cả khi đến dự lễ hội đấu bò ở Tây Ban Nha thì các nhân vật ít khi ở trong phòng một mình, nếu một mình thì là lúc

họ ngủ mà thôi Họ thường xuất hiện theo nhóm

Sau khi bị Cohn đánh, Jake về phòng mình, khi đó anh không ngủ được

và suy nghĩ rất nhiều Khi ở một mình, anh phải đối mặt với chính mình, với nỗi cô đơn đi cùng bóng đêm giằng xé tâm can Đối với Jake, lúc chỉ có mỗi mình, là lúc anh thấy khổ sở và đau đơn hơn hết, vì lúc đó nỗi đau, nỗi mất mát khi xưa lại hiện hữu cộng thêm vào đó là nỗi cô đơn trong cuộc sống thực tại, khiến cho bản thân anh phải gồng mình và hứng chịu những nỗi đau đó

mà bất lực “Tôi thắp ngọn đèn bên giường, tắt khí thắp và mở những cánh

cửa sổ lớn Giường lùi xa cửa sổ Tôi ngồi bên giường với những cánh cửa sổ

để mở và không cởi quần áo Bên ngoài chuyến tàu đêm chạy trên đường xe điện đi qua chở rau ra chợ Ban đêm không ngủ được khi chuyến tàu chạy ầm ầm… Tôi mặc quần áo ngủ và vào giường… Tôi thổi tắt ngọn đèn Có lẽ tôi

Trang 22

sẽ có thể ngủ được‖ ―Đầu tôi bắt đầu làm việc Nỗi đau ngày xưa…” [Mặt trời vẫn mọc; tr.44, 45] Khi phải ở một mình, Jake không thể trốn chạy được

nỗi đau của bản thân, đặc biệt là lúc đêm tối bởi bóng đêm đồng nghĩa với nỗi

cô đơn và nỗi đau: “Cứng rắn mọi điều ban ngày là chuyện dễ nhưng đến đêm

thì lại là chuyện khác”

Trong bóng đêm đầy nỗi cô đơn đó họ rất cần người ở bên để đồng cảm

và chi sẽ nỗi đau đó với họ Ban ngày còn có thể có công việc, bạn bè, các thú vui, nhưng đêm đến mọi thứ đó ở trong trạng thái nghỉ ngơi, chỉ có những nghĩ suy trong đầu óc con người vẫn còn hoạt động, vẫn còn suy tư và miên man, là lúc con người đối diện với chính mình, cho dù họ có cứng rắn đến đâu, mạnh mẽ đến đâu thì họ vẫn cứ lo sợ, lo sợ với nỗi đau vô hình trong tâm

trí Và Jake cũng vậy, bóng đêm với nỗi đau ngày xưa khiến “sáu tháng liền

tôi không bao giờ ngủ và tắt đèn” Còn chồng của Brett khi ngủ thì luôn có

một khẩu súng nạp đầy đạn Rõ ràng là, dù chiến tranh đã lùi vào dĩ vãng nhưng nó vẫn còn tác động mạnh mẽ lên tâm hồn con người, nó ám ảnh đến từng suy nghĩ và hành động trong chính con người họ, thà là chết đi nhưng để được quên chứ sống như bây giờ thì họ sẽ phải gánh chịu và chấp nhận những nỗi đau đớn đó, với cái bóng của chiến tranh trong quá khứ Không gian nhà riêng là nơi ít đề cập đến và cũng là nơi mà nhân vật ít mời bạn bè mình tới Trong suốt tác phẩm, chỉ có vài lần Brett đến nhà gặp Jake Có một lần Brett

đến thăm Jake giữa lúc đêm khuya khi nàng đang say khướt: “Tôi tỉnh dậy

Có tiếng cãi cọ ầm ĩ ở bên ngoài Tôi lắng nghe và nghĩ là tôi đã nhận ra một giọng nói Tôi mặc áo khoác và đi ra cửa Rồi tôi nghe thấy tiếng Brett Nửa thức nửa ngủ, tôi cũng chắc đó là Brett Tôi không biết tại sao Cô ta không thể biết địa chỉ của tôi được…” [Mặt trời vẫn mọc; tr.46] Cũng hiếm

khi hai người ở riêng với nhau khi ở trong nhà riêng, mà thường có sự xuất hiện của nhân vật thứ ba Bởi khi chỉ có hai người trong một không gian riêng

Trang 23

tư, họ lại trở về với vấn đề của họ và khi đó họ sẽ đau khổ hơn Cho nên, nếu chỉ có hai người thì cuộc gặp gỡ cũng nhanh chóng kết thúc Họ không muốn lúc nào cũng phải nói với nhau những chuyện mà hai người đều biết không thể giải quyết được Phòng riêng, chốn riêng tư nhất là khi gắn với bóng đêm đều là những thứ đi cùng với nỗi cô đơn Nỗi cô đơn khiến họ sợ hãi Chính vì thế những không gian này ít được đề cập đến Hemingway thường để nhân vật sống và hoạt động trong không gian công cộng, những nơi tập trung đông người Cả Jake và Brett đều thích đến những chỗ đông đúc náo nhiệt Họ hay đến đấy không có nghĩa là họ thực sự thấy thoải mái ở những nơi đó Nhưng

họ cần những chốn đông đúc ồn ào Những nơi đó khiến họ có được cảm giác náo nhiệt Họ quay cuồng với rượu mạnh, với nhạc, là cách để họ trốn chạy nỗi cô đơn của bản thân

1.2 Không gian thiên nhiên, phong tục

Hemingway là một nhà văn gắn liền với chủ nghĩa xê dịch Trong cuộc sống thực của mình, tác giả đã đi rất nhiều nơi và tìm hiểu mọi vấn đề xảy ra trong xã hội Ông dấn thân trong các mặt trận để cùng sống và chiến đấu trong các mặt trận đó và để rồi ông cảm nhận được chân thực những gì đang diễn ra và gửi đến cho độc giả Từ mặt trận Ý trong cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất, đến đất nước Tây Ban Nha trong cuộc nội chiến Tây Ban Nha, rồi đến các vùng chiến sự khác, ông đã chứng kiến nhiều sự việc khi ông đi lính Ông xem đấu bò ở Tây Ban Nha, đi câu cá ở biển Caribe, đi săn ở Châu Phi…

Có lẽ vì vậy mà các nhân vật của ông trong hầu hết các tác phẩm đều di

chuyển rất nhiều Trong Mặt trời vẫn mọc cũng vậy, các nhân vật ít khi ở một

chỗ trong thời gian dài, họ luôn thay đổi không gian để khỏi nhàm chán Không gian tác phẩm luôn luân chuyển từ chỗ này sang chỗ khác, nó là kiểu không gian xê dịch Không gian đó là môi trường để con người thử nghiệm bản thân, để được thoải mái tự do tự tại làm những điều mình thích, hay nói

Trang 24

cách khác đó là nơi họ tìm thấy chính mình Có khi nó là một chuyến đi về một vùng miền ở nông thôn để nghỉ ngơi và thư giãn đầu óc (như Brett và Cohn), cũng có khi là một chuyến đi câu ở một đất nước xa xôi (như chuyến

đi của Jake và Bill), và trong tác phẩm nổi bật lên là chuyến đi tới Tây Ban Nha để xem lễ hội đấu bò tót, đó là không gian chính và đặc trưng trong tác phẩm Di chuyển từ nơi này đến nơi khác, bao giờ chúng ta cũng gắn với những con đường Và chính những con đường đó là nơi để kết nối các không gian lại với nhau Đó là con đường từ nhà Jake đến văn phòng, rồi từ văn

phòng Jake đến những quán cà phê quen thuộc: “Buổi sáng tôi bước xuống

đại lộ tới Sufurclo để uống cà phê và ăn bánh ngọt Đó là một buổi sáng đẹp trời… Đại lộ nhộn nhịp xe điện và người đi làm Tôi lên một chiếc xe buýt chữ

S xuôi xuống dọc theo đại lộ Capucines tới Opera và tới văn phòng của tôi Tôi đi ngang người đàn ông bán những con ếch đang nhảy chồm chồm và người đàn ông bán đồ chơi thằng ‗bốc‖ Tôi bước tránh sang một bên để khỏi dẫm vào những sợi dây mà cô gái giúp việc của ông ta đang điều khiển những người đánh bốc… Tôi đi ngang qua đại lộ và quay vào văn phòng của tôi”

[Mặt trời vẫn mọc; tr 50, 51] Cũng có khi đó là con đường nơi Jake và Brett cùng nhau lang thang trên chuyến taxi: “Tắc xi lên đồi, qua quảng trường

sang đèn, vào bóng tối vẫn ngược lên rồi thẳng vào phố tối sau Saint Etienne

du Mont chạy êm ả xuống đường nhựa qua những hàng cây, qua chiếc xe buýt đang đỗ ở chỗ quảng trường De‘lContrescarpe”[Mặt trời vẫn mọc; tr 36]

Hoặc con đường khi Jake tạm biệt Brett để về nhà: “Tôi bước đi trên vỉa hè về

phía đại lộ Saint Michel, đi qua những dãy bàn của quán Rotonde, vẫn còn đông khách, nhìn sang bên phố tối tới quán Dome, bàn kê dọc mép vỉa hè Có người nào đó vẫy tôi, tôi không nhìn thấy rõ ai và cứ bước tiếp” [Mặt trời vẫn mọc; tr 43] Hay là con đường khi Jake và Bill đi câu: “Chúng tôi đi qua những vùng nông trang có những ngọn đồi lởm chởm xuôi xuống cánh đồng

Trang 25

Những cánh đồng ngũ cốc chạy ngược lên phía đồi Giờ đây, khi chúng tôi lên cao hơn, gió thổi đung đưa cây Con đường trắng và đầy bụi, bụi bốc dưới bánh xe, lơ lửng trong không gian đằng sau chúng tôi Con đường dốc ngược lên đồi để những cánh đồng ngũ cốc màu mỡ lùi lại phía dưới Bây giờ khi chỉ còn những vệt ruộng bên sườn đồi trọc và ở mỗi bên đường…” [Mặt trời vẫn mọc; tr 141] Và cũng có thể là con đường khi đã tang lễ hội và Jake đến đón

Brett để rồi nghe cô kể về việc cô và Romero đã chia tay Các nhân vật, cả Jake, Brett và nhóm bạn của họ rất ít khi ở yên một chỗ, họ luôn di chuyển không ngừng vì nếu ở nguyên một chỗ họ sẽ cảm thấy như mình đang bị tù túng và rất chán nản, ngột ngạt và không có lối thoát, họ muốn và rất muốn thay đổi không khí Khi họ chán ăn uống tại nhà hàng này thì họ lại lên xe và di chuyển sang một nhà hàng khác Họ luôn thay đổi, thay đổi chóng mặt để phù hợp hơn, đơn giản vì họ ghét sự cô đơn Họ cứ tiếp tục di chuyển và tiếp tục chơi đùa cho đến khi nào họ mệt lả người, hoặc là những cơn say khiến họ quay cuồng lúc đó họ mới tìm về căn phòng của chính mình để nghỉ ngơi

Không gian những con đường trong Mặt trời vẫn mọc là con đường của những

chuyến đi, những cuộc vui mà nơi đó họ có thể tụ tập bạn bè tán gẫu và làm những điều mình thích Những con đường có thể đông đúc, nhộn nhịp và xô bồ nhưng cũng có những con đường cũng hoang sơ và vắng vẻ nhưng tất cả những con đường đó là hành trình mà Jake và nhóm bạn của mình thực hiện

Việc đi chơi nhiều của các nhân vật khiến ta nghĩ tới thứ chủ nghĩa xê dịch Những chuyến đi của họ cũng có khi là chẳng có mục đích gì, có khi đó

là đi khi họ chỉ muốn đi, để họ được thoát ly ra khỏi cuộc sống ngột ngạt của hiện tại Họ đi để được đổi thay, được thấy có cái gì đó mới mẻ và hạnh phúc hơn Nhưng đôi khi những điều mong muốn ấy không lúc nào là họ cũng đạt được Nhiều khi, trên những chuyến đi họ thấy buồn, họ thấy đau bởi vì cho

dù đi nhiều tiếp xúc nhiều và chơi nhiều, nhưng trong chính bản thân con

Trang 26

người của họ vẫn chưa thoát li ra được cái cảm giác cô đơn đang tồn tại trong

họ Và cái tâm hồn cô đơn đó cũng chẳng thể nào nguôi ngoai được cho dù

những cảnh mới và người mới đang bao quanh họ và muốn khỏa lấp Mặt trời

vẫn mọc bắt đầu là một dự định cho chuyến đi của Cohn tới Nam Mỹ và khép

lại cũng là một chuyến đi của Jake và Brett Họ bắt bắt đầu từ Pari nhưng cũng kết thúc tại Pari, nó như là một vòng luẩn quẩn Ngay cả khi đã kết thúc tác phẩm thì chuyến đi của họ cũng vẫn còn dang dở Trên đường trở về Paris, Jake gợi ý xem Brett có muốn xem Madrit không và Brett đã đồng ý Thế là

họ lại tiếp tục chuyến đi của mình Tưởng đâu đó sự kết thúc hóa ra lại là sự bắt đầu cho một hành trình mới Lễ hội đã kết thúc rồi, và cũng là lúc mà họ cũng đã chán ngấy Paris Trở về đó là trở về với cuộc sống hiện tại, và với những công việc nhàm chán hàng ngày mà bắt buột họ phải đón nhận mặc dù

họ không hề muốn làm những điều đó Họ cảm thấy chán nản và chán ngấy luôn cả cuộc đời vô nghĩa đó của họ Jake chán làm một anh ký giả quèn Brett vừa chia tay Romero, giờ đây khi cô trở lại Paris, cô lại tiếp tục phải sánh bước với Mike, nhưng điều đó làm cô buồn hơn vì cô cảm thấy rằng có

gì đó rạn vỡ trong trái tim cô Cô không muốn mình sống như trước nữa Và những con người đó đang rất cần, rất cần một nơi chốn khác để đến Họ muốn

đi để thấy lòng mình bớt trống trải và thấy được rằng “Lý ra chúng ta đã có

thể có những phút giây sung sướng bên nhau” Bởi khi đi ngoài đường họ

được gặp nhau, đi cùng nhau, được an ủi đôi chút cho vơi đi những trống trải trong lòng, cho nỗi cô đơn phần nào được dập tắt vì họ biết rằng khi chia tay nhau, mỗi người mỗi hướng thì họ vẫn về lại chỗ cũ và lúc đó mỗi người là một thế giới riêng Một thế giới mà nơi đó họ tự mình gánh chịu và chịu đựng những nỗi đau âm ỉ trong lòng, họ phải tự chống chọi và vượt qua Những khi

ở ngoài đường mà họ không biết đi đâu họ thường loanh quanh qua các con phố để giết thời gian Một lần Jake và Brett gặp nhau, lúc mà cả hai đã chán

Trang 27

ngấy mọi thứ, Jake thì chán cô gái điếm mà anh đi cùng và những người bạn, còn Brett thì chán nhóm bạn của cô Hai người tách mình ra khỏi nơi ồn ào

đó Nhưng họ lại chưa xác định được là nên đi đâu “Bảo anh ta đi đâu bây

giờ?‖− Tôi hỏi ―Ồ! Cứ bảo anh ta lái vòng vòng” Ngay cả khi chỉ có hai

người thì việc xác định và chọn địa điểm là nên đi đâu cũng khá là khó khăn cho họ Họ không thể và cũng không muốn trở về nhà vì nhà là nơi gắn liền với tổ ấm, với tiếng cười và với hạnh phúc gia đinh Nhưng hiện tại thì họ có được hạnh phúc theo đúng nghĩa là hạnh phúc gia đình hay không Và tất nhiên, ngay lúc này đây, thì điều họ cần đến đó là một quán cà phê, một quán bar khác mà thôi, nơi đó là không gian của hai người Nếu chỉ có hai người ở riêng với nhau thì họ mới được sống thật với cảm xúc của mình và chính mình Jake dù vẫn yêu vẫn đam mê Brett nhưng anh chấp nhận mình là người đàn ông bất lực Còn Brett, cô vẫn yêu Jake, vẫn thấy “rùng mình” khi Jake chạm vào Nhưng cái rùng mình rất bản năng đàn bà đó lại không được đáp ứng trọn vẹn với người đàn ông bất lực Khi chỉ có hai người, Jake đã đánh thức bản năng đàn bà trong Brett, nhưng chính anh lại không đáp ứng và chiều chuộng được cái bản năng ấy của cô Và kết cục cuối cùng, đó chính là

cả hai đều đau khổ Jake chấp nhận điều đó như một lẽ tất nhiên Còn Brett cô

luôn thấy mình “thật khổ sở”, thấy “đau đớn quá chừng” Brett là một cô gái

đáng thương, cô có một tình yêu, cô được yêu và đang yêu nhưng tình yêu đó của cô không hề trọn vẹn

Ngoài các không gian như quán cà phê, khách sạn, nhà hàng… thì quảng trường là không gian được nhắc đến nhiều trong tác phẩm, đây là không gian diễn ra nhiều sự kiện và là nơi tổ chức những lễ hội lớn Tên đầu tiên của tác

phẩm khi được xuất bản là Fiesta (Lễ hội) Các chương viết về lễ hội chiếm

dung lượng lớn trong tác phẩm Và chủ đề lễ hội cũng là một trong những chủ

đề của tác phẩm Đến lễ hội là chuyến đi quan trọng nhất trong các chuyến đi

Trang 28

của Jake và nhóm bạn của anh Tại lễ hội, các nhân vật được sống trong không khí vui nhộn với những sự kiện nhộn nhịp diễn ra, khiến cho họ phần nào tạm quên đi nỗi buồn của bản thân để hòa mình vào niềm vui, với không khí rộn ràng của ngày hội cùng với mọi người Trước khi ngày hội bắt đầu, thì mọi thứ thật yên tĩnh, không có gì là náo nhiệt Những người dân Tây Ban Nha mến khách và nhiệt tình đã chuẩn bị kỹ lưỡng cho ngày hội để lễ hội diễn

ra được suôn sẻ và tốt đẹp Và cuối cùng lễ hội cũng được diễn ra, nó không

ngừng nghỉ trong suốt bảy ngày bảy đêm: “Trưa chủ nhật, mồng 6 tháng 7,

ngày hội bùng nổ Không còn cách nào khác để diễn tả nó nữa Từ nông thôn, người ta tới suốt ngày, nhưng họ đồng hóa với dân thành phố và bạn không nhận ra họ đâu Quảng trường yên tĩnh trong nắng mặt trời như những ngày khác” [Mặt trời vẫn mọc; tr 201] Khi tiếng pháo nổ lên thì cũng là lúc lễ hội

được bắt đầu Tất cả, từ dân địa phương đến khách du lịch đều tham gia vào lễ

hội một cách cuồng nhiệt: “Đến lúc trái rốc két thứ hai nổ thì có nhiều người

ở đường vòm mà một phút trước đó còn vắng tanh, đến nỗi người hầu bàn cầm chai rượu giơ cao lên đầu khó lòng len qua đám đông đến chỗ chúng tôi Người ta đổ về quảng trường từ bốn phía và ở cuối phố chúng tôi nghe thấy tiếng sáo tiếng trống đi tới” [Mặt trời vẫn mọc; tr 202, 203] Trong tất cả

những hoạt động của lễ hội, thì đấu bò là tiết mục thu hút sự chú ý của mọi người nhất Và đây cũng là sở thích của Jake Đến với lễ hội, Jake được sống với những sở thích của mình Anh gặp bạn bè, ăn uống, xem đấu bò… Khi hòa mình vào trận đấu bò sôi nổi và khi tận mắt chứng kiến sự dũng cảm nhanh nhẹn của các đấu sĩ chống lại con bò rừng, thì lúc đó anh lại như thấy mình được sống lại và sống với chính anh mà chẳng bận tâm hay lo lắng bất

cứ điều gì đang xảy ra quanh mình: “Mấy người đàn ông trên nóc tường ngả

người kéo cửa bãi rào Rồi họ mở cửa chuồng… Con bò trông thấy chúng và tấn công Một người hét lên từ phía sau một trong những chiếc hòm, lấy mũ

Trang 29

đập vào những tấm gỗ và con bò trước khi lao tới, con bò non quay ngoắt lại, lấy đà lao về phía người đàn ông đứng sau những tấm gỗ với tốc độ khủng khiếp, sừng phải sục tìm ―Trời ơi, đẹp quá,‖ – Brett nói Chúng tôi nhìn xuống nó ―Xem cách nó sử dụng sừng kìa,‖ – tôi nói – ―Tạt trái tạt phải giống như một võ sĩ‖ ―Thực ư?‖ ―Nhìn xem‖ ―Quạt nhanh quá‖ ―Đợi chút Một chút nữa là có một con khác” [Mặt trời vẫn mọc; tr 184, 185] Lúc

này niềm vui và hứng thú anh dồn vào những trận đấu bò Trước những chú

bò và trước những trận đấu đó anh chẳng còn quan tâm đến những thứ gì khác Anh chăm chú vào trận đấu và quan sát những chú bò Anh thấy được

sự dũng cảm của những người đấu bò cũng như những giả dối mà họ đang cố tình lừa khán giả Với Jake, xem đấu bò không phải là sự tò mò hay thú vui bất chợt mà đó là sự đam mê, một niềm đam mê rất lớn và đầy nóng bỏng trong con người anh Và cũng chính niềm đam mê đó mà anh được ông chủ khách sạn đánh giá là một Aficionado, và ông sẵn sàng dành cho anh nhiều sự

ưu ái cũng như bỏ qua cho nhóm bạn của anh những điều không phải

Khác với Jake, với niềm vui cùng những chú bò, thì Brett, lễ hội đầu bò này là nơi mà cô gặp được chàng trai trẻ Romero Người đã làm cô rung động

và cũng là người đã rất yêu cô Cô đến lễ hội cùng với những người bạn, những người đàn ông khác, nhưng khi gặp Romeo thì dường như những người bên cạnh cô đó đã bị lu mờ và chẳng hề tồn tại Thậm chí kể cả Mike – người cô định lấy làm chồng Cô đến với họ đâu phải vì tình yêu chính đáng

mà cô đến với họ mục đích chỉ là thỏa mãn nhu cầu sinh lý bình thường của mình mà thôi và cũng phần nào làm nguôi ngoai đi nỗi đau trong tình yêu với Jake Với Romero thì lại khác, sự ngây thơ, dũng cảm chân thật của chàng trai trẻ đã làm trái tim cô xao xuyến Và nó đã hình thành nên tình yêu trong cô và

đó là một tình yêu chân thật và sâu sắc Nhưng cuối cùng, tình yêu đẹp đó cũng chẳng bao giờ đi đến được hôn nhân Một phần là do chênh lệch lớn về

Trang 30

tuổi tác và một phần họ khác nhau về thế hệ Là người của thế hệ trước “thế hệ lạc lõng”, “thế hệ mất mát”, “thế hệ vứt đi”, Brett bước ra khỏi chiến tranh với những tổn thương tinh thần không thể chữa lành, những vết thương đó cứ âm ỉ

và cứ ăn sâu vào con người cô, cô cảm thấy lạc lõng với thực tại khi trốn chạy với quá khứ Nói cách khác, là họ không thể hòa mình và sống như những con người bình thường trong cuộc sống hiện tại, những con người chưa trải qua chiến tranh, chưa cảm nhận những tổn thương, đau đau đớn và mất mát

Khác với Brett, Romero lại quá trẻ, anh ta ngây thơ và trong sáng, rất sôi nổi và nhiệt tình nhưng anh không thể cảm nhận được những nỗi đau mà cô

đã và đang trải qua, nên anh hành động khác với những người đàn ông mà Brett từng chung chạ Trong khi những người khác chấp nhận Brett như cô vốn thế, thì Romero lại muốn Brett thay đổi Anh ta muốn kết hôn với Brett, muốn Brett để tóc dài Anh ta cố gắng đưa Brett về với cuộc sống như bao nhiêu người phụ nữ khác mong chờ, đó là hôn nhân và gia đình Và cũng bởi

vì Brett không thể trở lại với cuộc sống của người phụ nữ bình thường, nên cô chấp nhận ra đi và sống với cuộc sống như chính cô từng sống

Cả Jake và Brett cùng nhóm bạn của họ đến với lễ hội để được sống thật với bản thân, để được thay đổi cảm nhận về cuộc sống ở một đất nước khác, một không gian khác Trong lễ hội, họ nhận thức được sự ồn ã, náo nhiệt của cuộc sống bên ngoài chỉ có thể khiến con người tạm quên đi nỗi đau của bản thân, chứ nó không thể khỏa lấp được nỗi đau đó Thậm chí có khi nó còn khiến người ta thấy đau đớn hơn Đó là khi Cohn nhận ra rằng anh ta dù có cố gắng bao nhiêu cũng không thể hòa nhập được vào với nhóm của Jake bởi anh

ta không thuộc về “thế hệ vứt đi” Tại đây, Mike cũng thấy được Brett sẵn sàng đánh đổi anh ta để đi với anh chàng đấu bò Romero Jake thì dù trong lúc say nhất vẫn thấy cuộc sống của mình như địa ngục Còn Brett sau lễ hội

đã rời bỏ Romero Lễ hội càng đến lúc náo nhiệt nhất cũng là khi con người

Trang 31

nếm trải tận cùng của nỗi cô đơn Khi ngày hội đã hết, quảng trường trống trơn, mọi người lại trở lại với nhịp sống bình thường, thành phố trở nên yên ả, Jake và nhóm bạn của anh lại bắt đầu cho hành trình trở về Paris, lại bắt đầu cuộc sống đầy chán chường, tẻ nhạt như trước Không gian của tác phẩm chủ yếu là không gian công cộng Đó là các quán cà phê, quán bar, khách sạn, rộng hơn nữa đó là những con đường, là quảng trường nơi diễn ra lễ hội Đó

là những nơi mà họ cảm nhận và đón nhận được những niềm vui tránh xa được những nỗi buồn, tránh xa được chốn không gian riêng tư mà họ cho rằng

đó là những nơi đầy dẫy những ngột ngạt và tù túng Họ di chuyển, đi lại và thay đổi nhiều địa điềm và chẳng bao giờ chịu đứng yên một chỗ, và điều đó làm cho họ cảm thấy được thoải mái và vui vẻ Di chuyển như vậy, qua từng nơi như vậy tạo cho họ sự lạc quan yêu đời trong phút chốc, làm họ đỡ nhàm chán Cohn muốn đến Nam Mỹ để viết cuốn sách mới Jake, Brett, Mike, Bill… muốn đến Tây Ban Nha để đi câu và xem đấu bò Cuộc sống của họ là những chuyến đi không ngừng

Nhân vật trong tác phẩm là những con người cô đơn và di chuyển không ngừng và đó là cách họ trốn chạy nỗi đau Và trong tác phẩm nhân vật Jake, Brett đều phải tự chịu sự lưu đày của cuộc đời mình qua những chuyến đi Họ

đi nhưng nhiều khi không biết là đi đâu Đi chỉ để được đi Để thay đổi thực đơn cho cảm giác Những chuyến đi có điểm khởi đầu nhưng chẳng bao giờ

có kết thúc như chính những nỗi đau trong tâm hồn của họ vậy Có chăng trong chốc lát họ vượt qua được nỗi đau để cũng hòa mình với những con người đang sống ở hiện tại - những con người chưa biết gì và chưa cảm nhận được gì về những nỗi đau của chiến tranh mà họ đã và đang gánh chịu

Trang 32

sự kiện, cùng với diễn biến tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong truyện

Viện sĩ D X Likhatrốp trong Thi pháp văn học Nga cổ nhận xét: “Thời gian

với tư cách là sự kiện nghệ thuật Chính việc nghiên cứu thời gian nghệ thuật

có ý nghĩa lớn để hiểu bản chất thẩm mỹ của nghệ thuật ngôn từ‖ Theo Bùi

Mạnh Nhị, thời gian nghệ thuật “có vai trò to lớn trong việc tái tạo thực tại nghệ thuật, tổ chức nên nội dung và hình thức tác phẩm để khám phá thế giới

và con người Nó vừa là khách thể (đối tượng phản ánh), vừa là chủ thể (được cảm nhận một cách chủ quan), vừa là phương tiện phản ánh (mã nghệ thuật)

Nó chịu sự chi phối bởi tư tưởng triết học, mỹ học của thời đại, dân tộc, tác giả và nhiệm vụ nghệ thuật của tác phẩm Điều đó cũng có nghĩa, không phải thời gian nào xuất hiện trong tác phẩm cũng là thời gian nghệ thuật” Thời gian nghệ thuật trong tác phẩm không giống với thời gian khách quan, ngay

cả khi tác phẩm được kể với thời gian một chiều, vì quy trình vận hành của nó không trùng với thời gian tự nhiên Đặc điểm của thời gian nghệ thuật là nó luôn mang tính cảm xúc và ý nghĩa nhân sinh, quan niệm nhân văn, do đó nó mang tính chủ quan Tính chất chủ quan giúp ta phát hiện được thực tại đối với con người Nó chính là thời gian của thế giới hình tượng, vì thế, nó là

hình tượng thời gian Trần Đình Sử viết: “Thời gian nghệ thuật là hình tượng

thời gian được sáng tạo nên trong tác phẩm nghệ thuật” [20; tr 39]

Cũng giống như không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật trong Mặt

trời vẫn mọc cũng có hai loại thời gian đó là thời gian sinh hoạt và thời gian

Trang 33

phong tục Hai kiểu thời gian nghệ thuật này đã góp phần tạo nên thành công cho tác phẩm với những nét riêng và đặc sắc

2.1 Thời gian sinh hoạt trong Mặt trời vẫn mọc

Thời gian sinh hoạt là khoảng thời gian được phân chia, xác minh bằng những ý niệm của con người, là kiểu thời gian được xác định trong đời sống hàng ngày Đi sâu vào lớp thời gian này ta sẽ hiểu được trạng thái sống và tồn

tại của các nhân vật trong tác phẩm Trong tiểu thuyết Mặt trời vẫn mọc thì

thời gian nghệ thuật được nhà văn sáng tạo với dụng ý thể hiện đời sống thực tại của nhân vật, để khái quát nên được phần nào bức tranh hiện thực đời sống

xã hội lúc bấy giờ

Các nhân vật thường chọn những khoảng thời gian vui vẻ bên nhau để quên đi những đau buồn của cuộc sống mà họ đã và đang gánh chịu Thời

gian sinh hoạt trong Mặt trời vẫn mọc khép kín trong một guồng quay cứ

quanh đi quẩn lại, làm cho các nhân vật cảm thấy tù túng và bó buộc Cho nên

họ đã chọn việc gặp gỡ bạn bè và trò chuyện trong những quán cà phê, hay nhà hàng, quán bar để phần nào giết đi thời gian ảm đạm trong cuộc sống hiện tại của họ Các nhân vật trong tác phẩm như Jacke và những người bạn, họ là những nhân vật từng sống trong chiến tranh và đã nếm trải những mất mát, đau thương Khi họ trở về với cuộc sống hiện đại, họ luôn nhớ về quá khứ và buồn đau cho hiện tại Những lúc như vậy họ thường chọn những khoảng không gian đó là quán cà phê hay nhà hàng hoặc quán bar Những buổi chiều

tà, khi hoàng hôn buông xuống, các nhân vật thường đi uống cà phê để tán

gẫu: “ Chúng tôi ra quán cà phê Napoliten để uống khai vị và xem đám đông

buổi chiều tà trên Đại lộ” [Mặt trời vẫn mọc; tr 22] Việc chọn uống cà phê

sau những buổi tan sở đó là niềm vui và sự giải trí để họ có thể gặp nhau, cùng nhau chia sẻ, cùng nhau bàn về vấn đề nào đó rất sôi nổi Thời gian chủ yếu là thời gian đêm khuya hoặc buổi chiều tà, nhưng lựa chọn trên hết vẫn là

Trang 34

đêm khuya, đó là khoảng thời gian cho những hoạt động ăn chơi vui vẻ lên

ngôi: “Một đêm sau khi ba chúng tôi cùng ăn tối với nhau, chúng tôi ăn ở

Avenue và sau đó tới quán cà phê Versailles uống cà phê Chúng tôi uống mấy phin, uống xong, tôi nói tôi phải đi Còn nói về chuyện hai chúng tôi đi một nơi nào đó vào ngày cuối tuần Anh ta muốn ra khỏi thành phố để có dịp

đi bộ nhiều Tôi đề nghị chúng tôi bay đi Strasbourg và đi bộ ngược lên Saint Odile, hoặc một nơi nào đó ở Alsace ―Tôi biết một cô gái ở Strasbourg có thể dẫn chúng ta đi thăm thành phố‖ - tôi nói” [Mặt trời vẫn mọc; tr 13] Có

thể nói thời gian ban đêm là khoảng thời gian tốt nhất để con người có thể gặp nhau cùng vui chơi tán gẫu để quên đi chuyện buồn của quá khứ Ban đêm là lúc tất cả các hoạt động làm việc thường ngày kết thúc để dành chỗ cho những hoạt động giải trí Cách chọn uống cà phê, hay ăn trong những nhà hàng hoặc

là đi bộ đó là những cách để họ giết thời gian: “Đó là một đêm xuân ấm áp,

tôi ngồi bên bàn, trên sân hiên của quán Napolitain sau khi Robert đã đi, nhìn trời dần tối và những tấm biển điện bật sáng, đèn tín hiệu xanh đỏ dừng và đi, đám đông qua lại, những chiếc xe ngựa lạch cạch bên mép những dòng taxi

và những ả gà mái, một mình hay từng đôi tìm kiếm bữa ăn tối” [Mặt trời vẫn mọc; tr.22]

Không phải ngẫu nhiên mà tác giả chọn và đặt cho nhân vật của mình vào những khoảng thời gian đó Bởi vì thời gian buổi tối là khoảng thời gian

mà các nhân vật dễ dàng được gặp nhau và nói chuyện Và không chỉ các nhân vật với nhau mà đôi khi còn có thể là một khoảng thời gian riêng giành cho chính mình, và khoảng thời gian đó nhân vật có thể nhìn nhận và chiêm nghiệm được những vấn đề trong cuộc sống đang diễn ra quanh mình Và ngoài những không gian như quán cà phê hay nhà hàng thì quán bar cũng là một nơi để các nhân vật lui tới để vui chơi Và thời gian cho những cuộc vui này cũng là thời gian lúc nửa đêm Đó cũng chính là khoảng thời gian mà các

Trang 35

nhân vật hòa mình vào những tiếng nhạc và những điệu nhảy sôi động để quên đi nỗi buồn Và khoảng thời gian này là một khoảng thời gian đều đặn

và diễn ra theo một lịch trình: “Câu lạc bộ khiêu vũ là một ban muydét ở phố

Montagne Sainte Genevieve Một tuần năm tối những người dân lao động của khu Pantheon nhảy ở đó Một tuần một tối là câu lạc bộ nhảy Tối thứ hai đóng cửa” [Mặt trời vẫn mọc; tr 29] Cùng với thời gian đó thì những hình

ảnh hiện lên thật đẹp và lung linh, đó là những đêm khuya với những ánh đèn đường ở quảng trường, trên những hàng cây, những con đường nhựa hay là những ánh đèn Không những cảnh vật mà con người cũng đẹp, đó là khoảng thời gian mà các nhân vật có thể dành cho nhau những tình cảm riêng tư, và ở đây là Bret và Jacke, cho dù chỉ là thoáng qua trong phút chốc Tác giả đã tạo dựng thời gian và lồng vào đó là hình ảnh con người, là hình ảnh đẹp và đầy nghệ thuật Thời gian sinh hoạt - thời gian mà con người tạm gác những công

việc để đến bên nhau và với nhau: “ Taxi lên đồi, qua quãng trường sáng đèn,

vào bóng tối vẫn ngược lên rồi thẳng vào phố tối sau Xanh Otorenno đuy Môngđơ chạy êm ả xuống đường nhựa, qua những hàng cây, qua chiếc xe buýt đang đỗ ở quãng trường Đờ la Coongtoroscacpo Có những quán rượu sáng đèn và những cửa hiệu mở cửa khuya ở hai bên phố Chúng tôi ngồi tách nhau và xe xô chúng tôi lại sát nhau khi nó chạy sang đường phố cũ Mũ của Brett bỏ ra, đầu nàng ngả về sau Tôi nhìn thấy rõ mặt nàng trong ánh đèn của những cửa hiệu, rồi nó tối đi, rồi tôi lại nhìn thấy mặt nàng rõ ràng khi chúng tôi ra khỏi đại lộ Goobolanh Đường phố tách ra và những người đang làm việc trên đường xe hơi trong ánh sáng của đèn pha eexxetilen Mặt Brett trắng và đường nét dài của chiếc cổ nàng lộ ra trong ánh sáng của ngọn đèn pha Đường phố tối trở lại và tôi hôn nàng Đôi môi chúng tôi gắn chặt nhau rồi nàng quay đi nép sát vào góc ghế, thu mình lánh xa ra Đầu nàng cúi xuống” [Mặt trời vẫn mọc; tr.36,37]

Trang 36

Những hình ảnh đó rất đẹp, rất lung linh khi màn đêm buông xuống Nhưng nó cũng bao trùm bao nhiêu nỗi đau và mất mát Đứng trước Brett, Jake không kiềm chế nỗi bản thân mình và Brett cũng vậy Thời gian cho họ bên nhau luôn có nhưng họ lại không đến được với nhau bởi Jake - chàng trai bất lực đã làm tắt lụi đi ngọn lửa sinh lí trong Brett Thời gian này rất đẹp và rất lãng mạn cho những đôi tình nhân, nhưng nó cũng chính là lúc sự thật trần trụi được phơi bày trước mắt Chiến tranh đã gây ra bao nhiêu nỗi đau và mất mát, lấy đi của con người những bản năng họ vốn có, làm cho họ phải bất lực trước những ham muốn bình thường Ban đêm - là khoảng thời gian bình lặng nhất và êm đềm nhất, là lúc con người chìm vào giấc ngủ sâu cho một ngày

mệt mỏi Nhưng, nhân vật trong Mặt trời vẫn mọc lại khác Đêm đến, họ

không ngủ được, và đêm đến là lúc mà họ phải đối diện với bản thân của mình, đối diện với những sự thật mà họ đang gánh chịu, những nỗi đau mất mát hiện hữu lên để rồi họ phải tự gồng mình và chống chịu những điều đó

Họ muốn quên đi, nhưng màn đêm buông xuống thì quá khứ lại hiện về,

những đau thương hiện về khiến họ chẳng thể nào mà chợp mắt: “Tôi bật

chiếc đèn ngủ bên giường, tắt đèn gas, và mở toang cửa sổ Giường cách xa hẳn cửa sổ, tôi ngồi xuống giường với cửa sổ mở toang và bắt đầu cởi quần

áo Từ không gian bên ngoài kia vọng lại tiếng đoàn tàu đêm, tiếng xe chạy trên đường, mang theo rau quả ra chợ bán Buổi đêm thật ồn ào mỗi khi anh không thể chìm vào giấc ngủ Cởi xong quần áo, tôi nhìn mình trong gương nơi chiếc tủ quần áo lớn đặt cạnh giường Đó là phong cách trang trí nhà cửa rất đặc trưng của người Pháp Cũng thực tế nữa, tôi cho là vậy Trong tất cả các cách thức để bị thương Tôi cho rằng điều này cũng có tính hài hước nhất định Tôi mặc vào bộ pajamas và leo lên giường Tôi có hai tờ tạp chí về đấu

bò, tôi gỡ ra lớp giấy bọc Một cái có màu cam Còn cái kia thì màu vàng Chúng đều đưa thứ tin tức như nhau, nên nếu đọc tờ nào trước thì cũng coi

Trang 37

như là vứt tờ kia đi Tờ Le Torilthì hay hơn, nên tôi bắt đầu đọc nó Tôi đọc

cả tờ báo, kể cả mục Petite Correspondancevà Cornigrams Tôi tắt đèn Tôi

có thể sẽ chìm vào giấc ngủ “ [Mặt trời vẫn mọc; tr 44] Ban đêm, nhân vật

tôi lại trở về với chính mình Không còn những cuộc vui bên bạn bè, mà giờ đây chỉ tôi với tôi Một mình trong căn phòng, buồn bã và hiu quạnh, nhân vật tôi chỉ muốn thời gian chóng qua để được đến sáng mai, cùng nhau uống cà phê và cùng nhau nói chuyện với bạn bè Anh chỉ biết nhìn những cảnh vật, hay là đọc những tờ báo về đấu bò rừng - là niềm đam mê của anh, để cho qua

khoảng thời gian trống vắng: ” Tôi tắt đèn Tôi có thể sẽ chìm vào giấc ngủ‖

Cố tìm niềm vui, cố gắng quên đi nỗi buồn, cố gắng ngủ nhưng có làm được không Thật sự, làm những điều đó để quên đi nỗi đau, quên đi quá khứ và để được ngủ thật là khó cho anh Đêm xuống, là khoảng thời gian anh trở về với chính anh, anh ―làm việc‖ với chính bản thân mình Những nỗi đau lại hiện

về làm cho anh phải thao thức và suy nghĩ Anh nhớ lại thời chiến tranh, thời

mà nó đã cướp đi cái bản năng đàn ông của anh, làm cho anh phải khổ sở đến bây giờ, một thời kỳ với vết thương đốn mạt Không chỉ nhớ về chiến tranh, nhớ về vết thương trên cơ thể anh và đau với vết thương đó mà anh còn đau với chính tâm hồn và lý trí của anh Anh là một người đàn ông, bản lĩnh

và xông pha trong nhiều chiến trận, và anh cũng có một tình yêu Nhưng, vết thương chiến tranh ấy đã làm chia cắt đi tình yêu giữa anh và Brett Anh cố gắng từng giờ từng phút để quên đi vết thương ấy và không muốn làm phiền đến ai, nhưng khi đứng trước Brett anh lại không tài nào quên nó được Anh than trách số phận đã cho anh gặp Brett và anh phải lòng Brett trong tình trạng thế này Anh trách chiến tranh, anh trách chính bản thân mình với số phận nghiệt ngã đã làm gián đoạn đi tình yêu đẹp giữa anh và Brett Ban đêm, anh cố làm tất cả mọi việc để quên đi nó - nỗi đau mất mát cả vật chất lẫn tinh thần, anh cố quên đi, cố làm dịu bản thân và tự an ủi lấy chính mình

Trang 38

Nhưng khi nhắm mắt, sự thật lại hiện lên, hình ảnh của Brett lại hiện về trong tâm trí Anh muốn và cố tình lãng tránh nó nhưng nó vẫn hiện diện Và cuối cùng, những giọt nước mắt đau đớn sẽ làm vơi đi bớt phần nào nỗi đau của anh ― Tôi nằm đó suy nghĩ mông lung và tâm trí tôi thì nhạy nhót loạn xạ Rồi tôi không tài nào kiểm soát nổi, tôi lại bắt đầu nghĩ đến Brett và mấy thứ kia cứ tan biến đi đâu hết Tôi nghĩ về Brett và đầu óc tôi không nhảy nhót loạn xạ nữa, như thể những con sóng bình yên đang vỗ về tôi vậy Rồi bỗng nhiên tôi bật khóc Rồi một lúc sau tôi cảm thấy khá hơn và tôi nằm yên trên giường, lắng nghe tiếng xe điện chạy phía xa xa và tiếng động vọng lên từ phía dưới đường, rồi tôi ngủ thiếp đi” [Mặt trời vẫn mọc; tr.46] Có thể nói

hầu hết thời gian được nhắc đến trong tác phẩm là thời gian ban đêm vì lúc đó

là lúc mà mọi người gặp gỡ nhau và cũng chơi đùa Nhưng đó cũng là khoảng thời gian của nỗi đau, của ký ức đau buồn mà mỗi nhân vật phải gánh chịu, và nhất là nhân vật tôi, anh chịu đựng cả nỗi đau về vật chất lẫn tinh thần Qua những đêm dài mất ngủ cùng với nỗi đau, các nhân vật lại trở về lại với chính mình, với cuộc sống hiện tại và làm việc Thức dậy mệt mỏi với những nỗi buồn, thời gian buổi sáng là thời gian lý tưởng để họ được thư giãn thoải mái

để chuẩn bị cho một ngày dài mệt mỏi Buổi sáng sớm với những ánh nắng, hàng cây, với những con người làm cho tâm hồn của các nhân vật được thoải mái và nhẹ nhõm, tận hưởng thời gian tuyệt đẹp đó để bước vào một ngày làm

việc có hiệu quả hơn: “Vào buổi sáng tôi đi bộ xuống Boulevard tới đường

Rue Soufflotđể dùng cà phê và brioche Một buổi sáng đẹp trời Những cây dẻ ngựa trong vườn Luxembourg đang nở hoa rực rỡ Đó là cảm giác dễ chịu lúc buổi sớm vào một ngày nóng Tôi đọc báo, uống cà phê rồi hút một điếu thuốc Người phụ nữ bán hoa đi tới từ phía chợ và bày biện hàng hóa ra quầy Các sinh viên trên đường tới trường Luật, hoặc xuống Sorbonne Cả đại lộ đông nghẹt với những xe buýt, xe điện và người đi làm Tôi bắt chiếc xe

Ngày đăng: 12/07/2016, 23:52

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ngô Trần Ái (chủ biên), Thi pháp, thi pháp học và các trường phái nghiên cứu thi pháp, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thi pháp, thi pháp học và các trường phái nghiên cứu thi pháp
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
2. Lê Huy Bắc (2003), Tác phẩm Ernest Hemingway - truyện ngắn và thiểu thuyết, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác phẩm Ernest Hemingway - truyện ngắn và thiểu thuyết
Tác giả: Lê Huy Bắc
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 2003
3. Lê Huy Bắc (1995), “Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của Hemingway”, Tạp chí Văn học, số 8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của Hemingway
Tác giả: Lê Huy Bắc
Năm: 1995
4. Lê Huy Bắc (1995), “Đặc trung không gian, thời gian và các hình ảnh tượng trưng, huyền thoại trong tiểu thuyết Hemingway”, Thông báo Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, số 4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc trung không gian, thời gian và các hình ảnh tượng trưng, huyền thoại trong tiểu thuyết Hemingway
Tác giả: Lê Huy Bắc
Năm: 1995
5. Lê Đình Cúc (1983), “Hemingway và những tác phẩm tiêu biểu của ông”, Tạp chí Văn học, số 6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hemingway và những tác phẩm tiêu biểu của ông
Tác giả: Lê Đình Cúc
Năm: 1983
6. Lê Đình Cúc (1985), “Nghệ thuật tiểu thuyết Hemingway”, Tạp chí Văn học, số 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật tiểu thuyết Hemingway
Tác giả: Lê Đình Cúc
Năm: 1985
7. Nguyễn Văn Dân (2007), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp luận nghiên cứu văn học
Tác giả: Nguyễn Văn Dân
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học xã hội
Năm: 2007
8. Nguyễn Hồng Dũng (1997), Lịch sử văn học Mỹ, Trường Đại học Khoa học Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử văn học Mỹ
Tác giả: Nguyễn Hồng Dũng
Năm: 1997
9. Đặng Anh Đào (1995), Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết Phương Tây hiện đại, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết Phương Tây hiện đại
Tác giả: Đặng Anh Đào
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 1995
10. Đặng Anh Đào (1997), Văn học phương Tây, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học phương Tây
Tác giả: Đặng Anh Đào
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 1997
11. Hà Minh Đức (2002), Lý luận văn học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận văn học
Tác giả: Hà Minh Đức
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 2002
12. AF Hotsono (2007), Bố già Hemingway, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bố già Hemingway
Tác giả: AF Hotsono
Nhà XB: Nhà xuất bản Văn học
Năm: 2007
13. Đỗ Đức Hiểu (2000), Thi pháp hiện đại, Nhà xuất bản Hội Nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thi pháp hiện đại
Tác giả: Đỗ Đức Hiểu
Nhà XB: Nhà xuất bản Hội Nhà văn
Năm: 2000
14. Nguyễn Thị Khánh (chủ biên) (1997), Văn học Mỹ: Quá khứ và hiện tại, Viện Thông tin KHXH, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Mỹ: Quá khứ và hiện tại
Tác giả: Nguyễn Thị Khánh (chủ biên)
Năm: 1997
15. Huy Liên (2001), Văn học Mỹ: Nghệ thuật viết văn và kỹ xảo, Tạp chí Văn học, số 7 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Mỹ: Nghệ thuật viết văn và kỹ xảo
Tác giả: Huy Liên
Năm: 2001
16. Phương Lựu (1999), Mười trường phái lí luận phê bình văn học phương Tây đương đại, Nhà xuất bảnVăn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mười trường phái lí luận phê bình văn học phương Tây đương đại
Tác giả: Phương Lựu
Nhà XB: Nhà xuất bảnVăn học
Năm: 1999
17. Phương Lựu (2001), Lý luận phê bình văn học PhươngTây thế kỷ XX, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận phê bình văn học PhươngTây thế kỷ XX
Tác giả: Phương Lựu
Nhà XB: Nhà xuất bản Văn học
Năm: 2001
18. Phương Lựu (chủ biên) (2009), Lí luận văn học, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận văn học
Tác giả: Phương Lựu (chủ biên)
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội
Năm: 2009
19. Nhiều tác giả (1997), Văn học phương Tây, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học phương Tây
Tác giả: Nhiều tác giả
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 1997
20. Trần Đình Sử (1993), Một số vấn đề thi pháp học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề thi pháp học
Tác giả: Trần Đình Sử
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 1993

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w