Chiến tranh qua tiểu thuyết Chân trời mùa hạ của Hữu Phương

101 476 0
Chiến tranh qua tiểu thuyết Chân trời mùa hạ của Hữu Phương

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN THỊ THANH HIỀN chiÕn tranh qua tiÓu thuyÕt ch©n trêi mïa h¹ cña h÷u ph¬ng LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN NGHỆ AN - 2014 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN THỊ THANH HIỀN chiÕn tranh qua tiÓu thuyÕt ch©n trêi mïa h¹ cña h÷u ph¬ng Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60.22.01.21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. BIỆN MINH ĐIỀN NGHỆ AN - 2014 4 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 8 1. Lý do chọn đề tài 8 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 10 3. Đối tượng nghiên cứu và giới hạn của đề tài 12 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 12 5. Phương pháp nghiên cứu 13 6. Đóng góp và cấu trúc của luận văn 13 Chương 1 CHÂN TRỜI MÙA HẠ CỦA HỮU PHƯƠNG TRONG BỐI CẢNH TIỂU THUYẾT VIỆT NAM SAU 1975 VIẾT VỀ CHIẾN TRANH 14 1.1. Nhìn chung tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 viết về chiến tranh 14 1.1.1. Chiến tranh cách mạng - nguồn cảm hứng và là đề tài lớn của tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 14 1.1.2. Bức tranh chung của tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 viết về chiến tranh 16 1.1.3. Những tìm tòi, cách tân của tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 viết về chiến tranh 19 1.2. Chân trời mùa hạ của Hữu Phương trong bức tranh chung của tiểu thuyết sau 1975 viết về chiến tranh 23 1.2.1. Cơ sở ra đời của tiểu thuyết “Chân trời mùa hạ” (Hữu Phương) 23 1.2.2. “Chân trời mùa hạ” - một đóng góp mới của Hữu Phương cho tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 viết về chiến tranh 30 Chương 2 CHIẾN TRANH QUA CÁI NHÌN CỦA HỮU PHƯƠNG Ở TIỂU THUYẾT CHÂN TRỜI MÙA HẠ 32 2.1. Tổng quan cái nhìn về chiến tranh của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại.32 2.1.1. Khái niệm cái nhìn nghệ thuật và những biểu hiện của nó ở thể loại tiểu thuyết 32 2.1.2. Cái nhìn về chiến tranh của tiểu thuyết Việt Nam trước 1975 35 2.1.3. Cái nhìn về chiến tranh của tiểu thuyết Việt Nam sau 197537 2.2. Chiến tranh qua cái nhìn của Hữu Phương ở tiểu thuyết Chân trời mùa hạ 40 2.2.1. Chiến tranh được nhìn từ và qua một không gian hẹp 40 2.2.2. Chiến tranh với sự sàng lọc và phân hóa tính cách, số phận con người 48 Chương 3 CHIẾN TRANH QUA NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN CỦA HỮU PHƯƠNG Ở TIỂU THUYẾT CHÂN TRỜI MÙA HẠ 61 3.1. Nghệ thuật tạo dựng bối cảnh, cốt truyện và xung đột 61 3.1.1. Nghệ thuật tạo dựng bối cảnh và cốt truyện cho tiểu thuyết 61 3.1.2. Nghệ thuật tạo dựng tình huống và xung đột 63 3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật 65 3.2.1. Từ cái nhìn đa chiều về con người đến tìm kiếm lựa chọn các thủ pháp xây dựng nhân vật 65 6 3.2.2. Nghệ thuật khắc hoạ cá tính nhân vật 70 3.3. Nghệ thuật trần thuật và tổ chức giọng điệu, ngôn ngữ 75 3.3.1. Nghệ thuật trần thuật 75 3.3.2. Nghệ thuật tổ chức giọng điệu và ngôn ngữ 79 KẾT LUẬN 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO 95 7 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Kể từ 1975, bốn mươi năm đã đi qua, cuộc chiến đã lùi về dĩ vãng Nhưng những đau thương mất mát trong chiến tranh và sự khốc liệt của nó còn ám ảnh dai dẳng trong tâm trí bao người. Dư chấn chiến tranh vẫn còn đó, hiển hiện, nghiệt ngã với bao sắc màu khác nhau Tất cả như trên cơ thể chưa lành vết sẹo, và bao nhiêu câu hỏi về nó, chưa có lời giải Cuộc chiến tranh vệ quốc mà chúng ta đã tiến hành suốt ba mươi năm (1945 - 1975) đáng ngợi ca hay phê phán? Những cái giá phải trả cho nó? Mặt phải, mặt tích cực của chiến tranh? Mặt trái, mặt tiêu cực của nó? Những vinh quang và cay đắng, những chiến thắng đáng tôn vinh và những mất mát hy sinh mà chúng ta phải chịu đựng? Sức mạnh của toàn dân tộc, sức mạnh của các vùng miền đóng góp cho thắng lợi của cuộc chiến? Số phận con người như thế nào trong chiến tranh? Đã bốn thập kỷ chiến tranh trôi qua, nghĩa là đã có độ lùi về thời gian, cần nhìn nhận như thế nào về chiến tranh cho thỏa đáng? Biết bao nhiêu câu hỏi đặt ra đòi hỏi chúng ta phải làm rõ. Văn học nghệ thuật với những ưu thế của riêng mình, phải đi tìm những lời giải cho những câu hỏi đó. Chiến tranh qua nhận thức và phản ánh của văn học vẫn là vấn đề cần tìm hiểu, nghiên cứu dài lâu 1.2. Tiểu thuyết là thể loại có khả năng phản ánh toàn vẹn và sinh động đời sống theo hướng tiếp xúc gần gũi nhất với hiện thực. Là một thể loại lớn tiêu biểu cho phương thức tự sự, tiểu thuyết có khả năng bao quát lớn về chiều rộng của không gian cũng như chiều dài của thời gian, cho phép nhà văn mở rộng tối đa tầm vóc của hiện thực trong tác phẩm của mình. Tiểu thuyết là thể loại có cấu trúc linh hoạt, không chỉ cho phép mở rộng về thời gian, không gian, nhân vật, sự kiện mà còn ở khả năng dồn nhân vật và sự kiện vào một khoảng không gian và thời gian hẹp, đi sâu khai thác cảnh ngộ 8 riêng và khám phá chiều sâu số phận cá nhân nhân vật Chính vì thế, có thể nói tiểu thuyết là thể loại có nhiều ưu thế nhất trong nhận thức và phản ánh hiện thực chiến tranh. Trong 2 cuộc chiến tranh vệ quốc (chống Pháp và chống Mỹ), đội ngũ các nhà tiểu thuyết Việt Nam đã ngày càng đông đảo. Không thể không thấy rằng, tiểu thuyết Việt Nam có thành tựu tiệm cận với thể loại tiểu thuyết - sử thi vốn mang đề tài hoành tráng và dung lượng đồ sộ (tiêu biểu như Vỡ bờ của Nguyễn Đình Thi). Sau 1986, lịch sử tiểu thuyết Việt Nam bước sang trang mới với nhiều tác phẩm có nội dung sâu sắc hơn trong nhận thức về chiến tranh, về thân phận con người Tiểu thuyết về đề tài chiến tranh Cách mạng sau năm 1975 có cách tiếp cận hiện thực khác trước, toàn diện hơn, đa chiều hơn, bên cạnh mặt sử thi, anh hùng, có mặt đời tư, bi kịch, có cả những khổ đau, tuyệt vọng, có cả sự hèn nhát, phản bội của con người Cách tiếp cận, mổ xẻ hiện thực như vậy giúp người đọc hiểu đúng bản chất chiến tranh hơn, hiểu cái giá mình phải trả để có được Độc lập Tự do. Chính cách phản ánh hiện thực đó làm người đọc hôm nay và mai sau biết trân trọng hơn thế hệ cha anh chúng ta đã phải hi sinh như thế nào để giành cuộc sống hòa bình Tiểu thuyết chiến tranh trong văn học Việt Nam sau 1975, đặc biệt từ 1986 đến nay đang đặt ra bao nhiêu vấn đề cho giới nghiên cứu và đông đảo công chúng độc giả. 1.3. Hữu Phương thuộc thế hệ nhà văn thời chống Mỹ, là một một cây bút kỳ cựu của Văn học nghệ thuật Quảng Bình, một gương mặt đáng chú ý của văn xuôi Việt Nam hiện đại với khá nhiều tác phẩm được dư luận chú ý: Con người thánh thiện (tập truyện ngắn, Hội VHNT Quảng Bình 1991), Đêm hoa quỳnh nở (tập truyện ngắn, Nxb Thanh Niên 1995), Hoa cúc dại (tập truyện ngắn, Nxb Văn Học 1997), Khách má hồng (tập truyện ngắn, Nxb Thuận Hóa 2002), Anh bộ đội và cô gái mặc quân phục xanh (tập truyện ngắn, Nxb Thanh niên 2011), Chân trời mùa hạ là cuốn tiểu thuyết của ông gần đây (Nxb Hội Nhà văn 2007, Nxb Quân đội Nhân dân 2011; Giải thưởng Hội Nhà văn 2011 và 9 cúp Bông lúa vàng do Bộ NN& PTNT trao tặng) đã gây được sự chú ý sâu sắc đối với giới nghiên cứu và đông đảo công chúng độc giả. Chân trời mùa hạ tiếp tục đi trên con đường truyền thống của tiểu thuyết viết về chiến tranh nhưng với cái nhìn rất riêng và những khám phá mới Chiến tranh qua tiểu thuyết Chân trời mùa hạ của Hữu Phương là vấn đề có ý nghĩa sâu sắc, cần phải được nghiên cứu, tìm hiểu. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 2.1. Các ý kiến đã có về tiểu thuyết “Chân trời mùa hạ” Chân trời mùa hạ vừa xuất hiện đã gây được sự chú ý của công luận, trước hết là ở vùng tuyến lửa trước đây - Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên. Nhiều địa phương đã tổ chức Hội thào về cuốn tiểu thuyết này Ngày 14/11/2011, Hội thảo, tọa đàm về tiểu thuyết tại Chân trời mùa hạ được tổ chức tại Hà Nội (do Hội Nhà văn Việt Nam chủ trì). Đông đảo các nhà văn, nhà phê bình và báo giới đã cùng Trong buổi tọa đàm về tiểu thuyết Chân trời mùa hạ, GS. Phong Lê nhận xét: Đây là cuốn sách viết về nông thôn trong chiến tranh, nó nằm trong hệ giá trị cùng với Bến không chồng, Mảnh đất lắm người nhiều ma; nó nối tiếp mạch sáng tạo của thế hệ chống Mỹ, đổi mới nhưng không phủ định. Nó đi vào nhiều góc khuất bi kịch, nó làm sống lại cả một thời, trở thành biên niên sử của thời đại Nhà văn Nguyễn Khắc Trường khẳng định, tác giả có độ lùi nhất định sau cuộc chiến, bây giờ tái hiện có chọn lọc về ngay làng của mình, chân thực, thấu đáo. Nhà văn Lê Minh Khuê cũng khẳng định: Hữu Phương và các nhà văn thế hệ các anh đã làm được một việc lớn là cứ nhẩn nha kể lại những khoảnh khắc ác liệt cũng như anh hùng của chiến tranh. Nhà văn Văn Chinh nhận xét: Văn hóa một vùng quê Quảng Bình tràn ngập các tranh sách, tạo cho nó cảm giác thật. Còn theo nhà thơ Đỗ Hoàng, tiểu thuyết của nhà văn Hữu Phương đã đạt được những thành công về nghệ 10 [...]... “Cuộc sống và 12 con người miền trung trong tiểu thuyết Chân trời mùa hạ của Hoàng Thụy Anh [2]; Chiến tranh đi qua một vùng đất, một vùng văn hóa (Đọc tiểu thuyết Chân trời mùa hạ của Hữu Phương) của Hoàng Đăng Khoa (Báo Quảng Bình); Chân trời mùa hạ - chiến tranh qua một ngôi làng” của Dương Tử Thành (http://www.tonvinhvanhoadoc.vn) Chưa có một công trình, tiểu luận khoa học nào tìm hiểu, nghiên... tranh qua tiểu thuyết Chân trời mùa hạ Tuy nhiên những nhận xét, đánh giá của người đi trước, người viết luận văn xem như những gợi ý bổ ích, cần tham khảo 3 Đối tượng nghiên cứu và giới hạn của đề tài 3.1 Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là Chiến tranh qua tiểu thuyết Chân trời mùa hạ của Hữu Phương 3.2 Giới hạn của đề tài: Đề tài bao quát tiểu thuyết Chân trời mùa hạ. .. cả dân tộc Bút pháp cổ điển là sự chọn lựa thích hợp cho tiểu thuyết này Chân trời mùa hạ đã chạm được đến vấn đề của cuộc chiến, vấn đề nhân cách con người: hèn hạ hay kiêu hãnh, hiến dâng hay ích kỷ, tiểu nhân hay anh hùng… 2.2 Vấn đề chiến tranh qua tiểu thuyết Chân trời mùa hạ Vấn đề chiến tranh qua tiểu thuyết Chân trời mùa hạ cũng đã được một số tác giả nêu ra trong cuộc tọa đàm... những đóng góp đáng quý của Hữu Phương cho tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 viết về chiến tranh Trước hết Chân trời mùa hạ đã mang đến cho văn học nói chung, tiểu thuyết nói riêng nguồn tư liệu, chất liệu ròng ròng sự sống của chiến tranh Thứ hai, Chân trời mùa hạ tiếp tục bổ sung thái độ, trạng thái sử thi trong tiếp cận chiến tranh ở thời điểm đã lùi xa chiến tranh (sau 1975, nhất là trong bối cảnh đổi... của Hữu Phương Thứ tư, viết về chiến tranh, ngòi bút của Hữu Phương cũng đã có những thành công rất đáng trân trọng trong thi pháp thể loại, góp phần mình vào thành công của tiểu thuyết Việt Nam đang trên đường vận động để ngày một hoàn thiện hơn 31 Chân trời mùa hạ vẫn là một trong số tiểu thuyết nổi bật khi viết về sức sống của vùng đất và con người Quảng Bình “Người kể chuyện trong Chân trời mùa hạ. .. chiến tranh thì tác phẩm mới chân thực và có giá trị, có ý nghĩa xã hội - thẩm mỹ Thứ ba, Chân trời mùa hạ đưa ra cái nhìn mới về chiến tranh - nhìn chiến tranh qua một không gian nhỏ (từ một ngôi làng) mang tính xác định, cụ thể Không gian, sự kiện, con người mang tính xác định, cụ thể nhưng qua sáng tạo của Hữu Phương, nó thực sự mang tính tiểu thuyết Đây cũng là thành công rất đáng ghi nhận của. .. thật chiến tranh, xoáy sâu vào những vùng tối mà trước đây văn học còn để ngỏ, chưa mạnh dạn đề cập đến, còn né tránh Có như thế, nhà văn mới thể hiện đầy đủ, toàn diện thế giới riêng của người lính, những mặt trái của đời sống hiện thực chiến tranh Chân trời mùa hạ của Hữu Phương tuy còn những nhược điểm, hạn chế (luận văn sẽ trình bày sau) nhưng không thể không thấy những đóng góp đáng quý của Hữu Phương. .. 1975 phải kể đến Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc, Sống mãi với thủ đô của Nguyễn Huy Tưởng, Hòn đất của Anh Đức, Gia đình má Bảy của Phan Tứ, Dấu chân người lính của Nguyễn Minh Châu, Chiến sĩ của Nguyễn Khải, Vùng trời của Hữu Mai, v.v Sau 1975 các tiểu thuyết viết về chiến tranh vẫn tiếp tục ra mắt công chúng: Họ cùng thời với những ai của Thái Bá Lợi, Đất trắng của Nguyễn Trọng Oánh, Nắng đồng... chân thực thân phận con người cũng như sự dẻo dai của người dân miền Trung trong những năm tháng bom đạn Sự kiện Chân trời mùa hạ đạt giải B, giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam, năm 2011 và Cúp Bông lúa vàng do Bộ NN&PTNT trao tặng đã chứng minh bút lực dồi dào của nhà văn Hữu Phương trong dòng chảy ấy 32 Chương 2 CHIẾN TRANH QUA CÁI NHÌN CỦA HỮU PHƯƠNG Ở TIỂU THUYẾT CHÂN TRỜI MÙA HẠ 2.1 Tổng quan... thực hóa bằng chính tác phẩm của một số nhà văn Chân trời mùa hạ của Hữu Phương là “món nợ nghĩa tình phải trả” cho quê hương của Hữu Phương Sự lựa chọn đề tài chiến tranh của Hữu Phương bắt đầu từ sự thôi thúc bên trong, từ những ám ảnh ám ảnh buồn đau trong cuộc chiến với biết bao mất mát và tổn thất nặng nề Bối cảnh câu chuyện là xã Đại Hòa, một xã điển hình của Quảng Bình trong phong trào . miền trung trong tiểu thuyết Chân trời mùa hạ của Hoàng Thụy Anh [2]; Chiến tranh đi qua một vùng đất, một vùng văn hóa (Đọc tiểu thuyết Chân trời mùa hạ của Hữu Phương) của Hoàng Đăng Khoa. giả. Chân trời mùa hạ tiếp tục đi trên con đường truyền thống của tiểu thuyết viết về chiến tranh nhưng với cái nhìn rất riêng và những khám phá mới Chiến tranh qua tiểu thuyết Chân trời mùa. nghiên cứu và giới hạn của đề tài 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là Chiến tranh qua tiểu thuyết Chân trời mùa hạ của Hữu Phương 3.2. Giới hạn của đề tài: Đề

Ngày đăng: 19/07/2015, 19:46

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan