Nghệ thuật tổ chức giọng điệu và ngôn ngữ

Một phần của tài liệu Chiến tranh qua tiểu thuyết Chân trời mùa hạ của Hữu Phương (Trang 79)

6. Đóng góp và cấu trúc của luận văn

3.3.2. Nghệ thuật tổ chức giọng điệu và ngôn ngữ

3.3.2.1. Nghệ thuật tổ chức giọng điệu

Giọng điệu là giọng nói, lối nói biểu thị một thái độ nhất định. Trong văn chương, giọng điệu được xem là nơi biểu thị thái độ cảm xúc, tư thế của chủ thể phát ngôn qua lời văn nghệ thuật. Đứng trước một tác phẩm văn

chương, thẩm thấu âm vang và vọng sau từng con chữ là linh hồn của chủ thể phả vào nội dung thông qua nhiều yếu tố của phương tiện ngôn ngữ trong đó có giọng điệu - một yếu tố quan trọng để tạo nét đặc trưng riêng. Nhìn về phương diện giao tiếp với bạn đọc, giọng điệu như là ý thức của tác giả. Về cách thức tự bộc lộ mình, giọng điệu là một phạm vi là phương tiện biểu hiện hình tượng chủ thể sáng tạo. M.BKhrapchenko cũng từng quan niệm khi tiếp cận tác phẩm văn học như "một kết cấu các giọng điệu”. Theo ông, giọng điệu là một yếu tố cơ bản của phong cách nghệ thuật. Giọng điệu trong tác phẩm được bộc lộ qua âm thanh, nhịp điệu, hình tượng, ngôn ngữ, màu sắc, đường nét, hình ảnh, từ ngữ, câu văn, đoạn văn và cả văn bản. Có khi giọng điệu thể hiện trực tiếp trên ngôn ngữ, nhưng cũng có khi giọng điệu bật lên sau câu chữ thông qua dấu câu, dấu chấm lửng, dấu hỏi, dấu than và cả những chỗ ngắt đoạn... Giọng điệu tự nó là một hệ thống bao gồm nhiều yếu tố và được thể hiện qua lời văn nghệ thuật, nhưng đó không phải là phép cộng các phương tiện ngôn ngữ mà được thẩm thấu trong tính nhất quán với hệ thống, nó tồn tại để tập trung thể hiện thái độ, lập trường tư tưởng của chủ thể nghệ thuật. Nhìn ở góc độ sắc thái tình cảm, ta có giọng trang trọng hay suồng sã, kính cẩn trang nghiêm hay châm biếm đả kích. Nhìn ở phương diện tư tưởng, có giọng yêu thương hay hờn giận, ngọt ngào hay lên án tố cáo. Nhìn ở phương diện dạng thức tình cảm lại có các giọng hài hước, anh hùng ca hay bi ai. Nhìn ở góc độ mục đích giao tiếp, có giọng kể, giọng cảm hay giọng hỏi... Dù ở góc độ nào thì giọng điệu cũng đều bộc lộ các sắc điệu tình cảm của chủ thể sáng tạo. Giọng điệu trong tác phẩm là do cái nhìn của chủ thể sáng tạo biểu hiện. Nó như một phạm trù thẩm mỹ có vai trò rất lớn tạo nên phong

cách nhà văn [33, 91].

Đặc điểm nổi bật của văn học chống Mỹ là đề cao tính chiến đấu, ca ngợi lý tưởng sống của con người đặt trong mối quan hệ với Tổ quốc. Điều đó

đòi hỏi người cầm bút phải biểu hiện được những vấn đề lớn lao của thời đại, lịch sử. Thời đại đánh Mỹ, cả dân tộc cầm súng, giọng hùng ca hào sảng là chủ âm, là bè cao trong dàn đồng ca ra trận. Xuất phát từ cảm hứng viết về chiến tranh, hướng tới ca ngợi cái đẹp, cái cao cả, tư thế đứng trên đầu thù, vượt qua gian nan thử thách...

Có thể thấy, giọng điệu trong “Chân trời mùa hạ” như một giàn hợp xướng với nhiều cung bậc, nhiều bè đệm khác nhau nhưng âm điệu chủ đạo vẫn là ngợi ca hào sảng, ngợi ca con người Việt Nam ngoan cường, bất khuất trong chiến đấu và xây dựng quê hương. Hãy nghe âm vang gấp gáp, giục giã của tinh thần chiến đấu khẩn trương, tràn đầy nhiệt huyết cất thành lời, ngân lên khúc ca về ngọn lửa tình yêu quê hương đất nước ngùn ngụt khi kẻ thù đặt chân lên mảnh đất này: “Đêm đêm, xe và người rộn rịch. Vũ khí và lương

thực. Đạn dược và thuốc men. Xe thồ và vai vác. Bộ đội và thanh niên xung phong. Đàn ông và đàn bà. Quân vào và cáng thương ra. Tiếng cười và tiếng hát. Bom nổ và lửa cháy. Máu và bùn. Đạn túa lên trời và bom rơi xuống đất. Tiếng thét và tiếng rên. Tiếng giảng bài và tiếng trẻ sơ sinh. Trên mặt đất và trong lòng đất. Mùi thơm hoa rừng và mùi khét diêm sinh...”[61].. Một loạt những dạng câu đơn, câu đặc biệt chỉ liệt kê các danh từ, động từ, tính từ vừa đanh, chắc, ngắn gọn, vừa liên tiếp nhau tạo nên âm hưởng mạnh, nhịp điệu hối hả như tiếng vang từ đoàn quân ào ào ra trận. Giọng điệu đoạn văn như lời phấn khích cao độ, trào lên thôi thúc ý chí, tình cảm của con người nơi “Quê

hương của Thiện đấy. Hậu phương đấy. Và cũng tiền tuyến đấy. Bàn đạp của cuộc chiến tranh giải phóng,..”[61].. Ở trong hoàn cảnh đất nước quê hương

đang còn chiến tranh, chết chóc, bao người con gái con trai đã từ bỏ mọi con đường bằng phẳng, đầy yên lành dễ dàng thăng tiến công danh để chọn chiến trường lửa đạn làm đích đến. Vì thế mà “Thiện và bạn bè, cách đây sáu, bảy năm từ một trường trung học sơ tán, đã bỏ con đường vào trường đại học được dọn sẵn, để quay trở lại quê nhà…” [61].

Giọng hùng ca như được nhấn sâu hơn khi miêu tả sự hủy hoại ghê gớm của bom thù và đứng lên trên đau thương chết chóc là chiến thắng của quân và dân ta: “Hàng vạn cầu cống, cơ sở kinh tế, bệnh viện, trường học bị

bom thù san phẳng. Nhưng cũng hàng ngàn máy bay siêu âm các loại, kể cả pháo đài bay B52, hàng trăm tàu chiến của địch cũng bị tan xác trên bầu trời và dưới đáy biển miền Bắc Việt Nam”.[61]. Hay giọng văn ngợi ca tinh thần

quyết chiến, đánh trả dữ dội của quân và dân ta khi kẻ thù ngang ngược quần lượn trên bầu trời quê hương: “Trong nháy mắt, cùng với tiếng máy bay cắt,

không khí loác xoác, loảng xoảng, là tiếng bom rít qua đầu. Trong mớ âm thanh hỗn tạp ấy, có tiếng râm ran của khẩu đội 12 ly 7 dân quân xã trực ở hai đầu cầu Chánh Hòa. Cả đoạn hào chợt nảy lên, rung bần bật trong tiếng nổ chát tai, đất đá rơi rào rào”[61].. Đoạn văn xuất hiện nhiều kiểu câu cùng

cấu trúc, biên độ câu văn mở rộng, trải dài, nhịp điệu nhanh, mạnh, gãy gọn, các mệnh đề gối lên nhau, từ này gọi từ kia tạo nên tốc độ giọng điệu gấp gáp, hối hả diễn tả được nội dung: “Ai vào việc nấy tranh chấp thời gian. Thợ cầu

đường khẩn trương sửa cầu đường. Các bến sông, bến phà, bến cảng, các trạm trung chuyển đông kịt người bốc vác, vận chuyển. Tất cả các phương tiện vận chuyển ô tô, xe thồ, tàu thuyền và gồng gánh đều được huy động… cả nước vận chuyển vào chiến trường miền Nam một khối lượng khổng lồ vũ khí đạn dược, lương thực, thực phẩm, thuốc men đủ chiến đấu cho một thời gian dài. Cả những cuộc chuyển quân chiến lược …, trong đó có cả những cuộc chuyển lực lượng học sinh đến các vùng sơ tán”[61]..

“ Có thể thấy trong Chân trời mùa hạ cả dân tộc ra trận, khắp các ngả đường, đâu đâu cũng tiếng người í ới, cười nói rộn ràng với không khí nhộn nhịp, khẩn trương ra quân vừa sôi nổi vừa gấp gáp. Không kể già trẻ gái trai, khi qun thù đổ bom xuống đất này, cả dân tộc vùng đứng dậy, quyết dành lại sự sống. Nhìn cận cảnh hai ông già lao vào lửa bom để cứu lấy lớp học cho

trẻ, Hữu Phương viết: “Chợt tiếng kẻng báo động gõ tới tấp và tiếng súng bắn

chỉ thiên nổ liền mấy phát. Ông Duẩn lao ra khỏi hầm, thấy lửa sáng một đám ở nam khu trường học của ông. ….Ông Duẩn không còn nghĩ gì nữa ngoài những bộ bàn ghế trong các lớp học. Không cứu được lớp học thì cũng cứu lấy số bàn ghế. Ông nhảy phóc qua bờ giậu, chạy đến hầm ông Thảo. Không hiểu sao ông Thảo cũng hưởng ứng với ông Duẩn một cách nhanh chóng. Hai ông chia nhau chạy theo hai lối hào, cùng đến lớp gần lớp học đang bốc cháy. Để tranh chấp với lửa, hai ông vác bàn ghế chuyền ra khỏi lớp theo hai đường hào khác nhau, không vấp phải nhau. Bàn ghế học sinh cấp một không lớn, lại ở trong không khí trận mạc, chúng cứ nhẹ tênh trên vai hai ông già tuổi gần năm mươi”[61].. Nhà văn đã thổi được cái không khí

hối hả và tinh thần kiên cường, dũng cảm của những con người nơi tuyến lửa vào độc giả. Những hành động này nối tiếp hành động kia (lao ra, nhảy phóc, chạy, tranh chấp…) cùng với âm vang của tiếng kẻng gõ tới tấp tạo dựng

được giọng văn dồn dập, hối hả và bất chấp… Cũng bằng giọng ca hào sảng đó, người trần thuật kể về chuyện ông Thảo - một con người đã từng “nhát

như cáy”, “nghe tiếng máy bay từ xa là người ông run rẩy như lên cơn sốt, mắt lóc lách tìm chỗ chui người”, có lần “chui vào giữa đống dây khoai, nhắm nghiền mắt lại”, có khi vì sợ bom mà ở trong lô cốt “ròng mấy tháng trời không ló mặt ra, vợ con phải bới xách nuôi ông”, “cứ mỗi lần có máy bay, đáng lẽ phải nằm yên thì ông lại hốt hoảng vùng chạy như điên”.[61].

Nhưng khi làng lâm trận, bàn ghế lớp học đang đứng trước nguy cơ cháy rụi, ông đã lao vào “tranh chấp với lửa bom”, hành động say sưa như một người dũng cảm “Ông Thảo như người vào rừng say công việc quên mất sợ thú dữ.

Ông cùng ông Duẩn vội vã một cách đều đặn, cùng xốc lên vai mỗi người một chiếc bàn, cùng theo hai nhánh hào chếch nhau, chạy ra chừng năm mươi bước thì bỏ xuống, lại chạy vào chuyến khác. Ông không hề nghe tiếng máy

bay lao xuống. Với ông, chỉ có ngọn lửa đang liếm ngoạm từng mái tranh của khu trường học là tác động đến ông nhiều nhất. Ông đau đớn nghĩ phải làm sao cứu được số bàn ghế khỏi ngọn lửa quái ác. Ông chạy như điên dưới đường hào không biết mệt, mồ hôi vả ra như tắm”[61].. Ở đây xuất hiện hai

bè giọng đối nhau đặt cạnh nhau như lý giải sự vô lý bỗng trở nên có lý trong không gian chiến tranh, con người luôn đặt tình yêu nước, lý trí và lý tưởng ở tầm cao. Cao hơn nỗi sợ hãi bom rơi đạn nổ là nỗi đau mất mát và tình yêu quê hương trào lên. Chính lúc này đây con người bỗng thành anh hùng. Những ý nghĩ, những hành động tưởng như bột phát nhưng lại có căn cơ từ trong bản chất nhân văn của con người nơi chiến tuyến chống quân thù. Cái chết vinh quang của ông Thảo khẳng định bản chất kiên cường của một dân tộc. Tất cả những yếu tố đó cũng là cách tác phẩm bộc lộ giọng điệu mang đậm yếu tố sử thi, ngợi ca hào sảng về hành động cao cả của những con người hy sinh vì quê hương đất nước.”

Lựa chọn giọng điệu gắn liền với phương thức trần thuật của người kể chuyện ở ngôi thứ 3, Chân trời mùa hạ đã thể hiện tính khách quan trên tinh thần tôn trọng lịch sử. Sâu xa hơn, tác giả muốn thể hiện một thái độ, một cái nhìn về những con người dũng cảm, kiên cường trong lửa đạn chiến tranh... Các nhân vật như Phong, Thiện, Cẩm, Loan… luôn đồng hiện trong tác phẩm cùng dòng ký ức khi tươi đẹp, lúc rạng rỡ, khi đau khổ, nhàu nát cùng với bộ mặt của chiến tranh. Toàn bộ tác phẩm là niềm khắc khoải khôn nguôi của người lính bước ra từ cuộc chiến tranh với bao nỗi đau chồng chất. Chính những dòng ký ức của nhân vật đã mở ra một kiểu giọng điệu chiêm nghiệm suy tư đầy triết lý của tác phẩm. Đây là đoạn nhân vật nghĩ về lý tưởng sống của người thanh niên trong hoàn cảnh đất nước lâm nguy, khi quân thù giày xéo tổ quốc mình: “Vẫn biết rằng ra chiến trường hay vào đại học, đều là

học lúc này là vào chốn yên hàn hơn, là xa lánh được hòn tên mũi đạn và có nhiều tương lai hơn. Thế mà, không ít thanh niên đã không chọn con đường chỉ thuận lợi riêng cho mình, thậm chí tươi sáng nữa, để tình nguyện trở về vùng đất ác liệt nơi cửa ngõ mặt trận này”[61].. Lý tưởng sống cao đẹp của

người thanh niên lúc này là được cầm súng đứng ở mũi nhọn của cuộc chiến đấu và thế hệ trẻ của làng lựa chọn con đường ra trận để được xông pha, cống hiến cho Tổ quốc. Giọng văn đầy chiêm nghiệm, nhân vật đã tự biểu hiện được ý thức trách nhiệm của người công dân và lý tưởng sống của cả một thế hệ đánh giặc giữ nước. Còn đây là những trăn trở trong việc chọn đường đi học nước ngoài hay ở lại cầm khẩu súng cùng chia lửa với đồng đội của Cẩm: “Đêm chắc đã khuya. Tiếng xe chạy ở trục đường lớn nghe ì ầm không ngớt.

Phía xa nữa có một chùm pháo sáng đỏ quạch. Tiếng bom nổ dây chuyền rền vang. Đạn pháo cao xạ bắn lên từng dòng lửa đỏ. Mìmh sẽ bỏ nơi này mà sang Liên Xô ư?...Bỗng dưng, nàng thấy xấu hổ, thấy bé mọn khi nhận ra sự vui mừng đáng thương của mình. Rồi nàng quay sang sỉ vả bản thân, rằng mi mừng vui quá vì sẽ ra khỏi nơi bom đạn, đến nơi yên hàn một cách hợp lý; rằng mi đã quên lời thề chưa vào trường đại học khi chiến tranh chưa kết thúc; và rằng mi đã quên Phượng, Xuyến bị bom thù giết hại, còn Thiện, Sơn nữa đang ở nơi đâu giữa mịt mù trận mạc!”[61].. Giọng văn chất chứa những

nghĩ suy của Cẩm về cách sống, cách chọn đường, phía trước dù đầy chông gai, đầy rủi ro giữa sự sống và cái chết có thể treo trên đầu sợi tóc nhưng Cẩm không thể bỏ mảnh đất này để chọn sự yên hàn, phẳng lặng, ấm no sung sướng. Đó là cách chọn hướng đi đầy gian truân vất vả nhưng vô cùng vinh quang và kiêu hãnh của cả một thế hệ trẻ “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Chọn lối viết truyền thống để lý giải các vấn đề đặt ra trong tác phẩm là cách chọn lựa phương thức biểu hiện hợp lý bình yên chẳng hề gân guốc, Hữu Phương đã khá thành công khi xây dựng nhiều bi kịch của số phận nhân vật.

Là nhà văn dễ nhạy cảm, đồng cảm với phái đẹp Hữu Phương tỏ ra có lý khi triết luận về đời sống nội tâm người phụ nữ trong hoàn cảnh chiến tranh với bao nhiêu hy sinh mất mát. Tác giả thật sự có con mắt tinh đời khi đặt vào dòng suy tư của Loan để đưa ra những chiêm nghiệm về số phận người phụ nữ: “Mỗi tầng lớp phụ nữ có cái khó riêng, nhưng ở bộ phận phụ nữ có chồng

ra mặt trận, có một cái khó chình ình như quả núi vô hình trước mặt. Đó là sự thèm khát được vuốt ve, chiều chuộng; khát khao dâng hiến và ban tặng. Họ đã trót có được cái đó đôi ba lần, có người dăm bữa nửa tháng, rồi chồng ra đi biền biệt. Thế là, họ một mình vác trên lưng cây thánh giá đức hạnh của “lòng chung thủy”, của “vợ bộ đội” đi hết thời con gái, đi hết tuổi trung niên, có khi đi trọn cả kiếp người!”.[61]. Chiến tranh không chỉ hủy hoại cuộc

sống, hủy hoại mọi giá trị vật chất con người đã tạo dựng mà còn chà đạp lên cả những giá trị tinh thần, nhân văn. Đặc biệt người phụ nữ trong chiến tranh phải chịu không biết bao nhiêu những thiệt thòi cả về vật chất lẫn tinh thần. Họ phải chôn chặt lòng mình để sống, làm việc và chờ đợi. Giọng văn khơi sâu vào lý trí, chất chứa nhiều yếu tố suy tư: “Khi được giao công tác phụ nữ,

Loan mới ngộ ra rằng, người phụ nữ trong chiến tranh, gian khổ trăm bề so với đàn ông. Họ gánh vác công việc cũng như đàn ông, thậm chí họ làm những việc của đàn ông trong khi họ là đàn bà”.[61]. Tác giả để cho nhân vật

tự bộc lộ những suy nghĩ, những trăn trở, những đấu tranh gay gắt trong chính tâm hồn mình. Những khó khăn tâm lý ấy của nhân vật chủ yếu được bộc lộ

Một phần của tài liệu Chiến tranh qua tiểu thuyết Chân trời mùa hạ của Hữu Phương (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w