1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

chủ đề chiến tranh trong tiểu thuyết việt nam sau 1975 qua sáng tác của nguyễn trọng oánh và bảo ninh

125 423 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 125
Dung lượng 823,42 KB

Nội dung

Trong văn học thế giới, chiến tranh là một đề tài thường trực, có ý nghĩa trung tâm và gần như trường cửu, phản ánh một cách sâu sắc toàn cảnh hiện thực đấu tranh và sinh tồn của t

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-o0o -

NGUYỄN QUỐC BẢO

CHỦ ĐỀ CHIẾN TRANH TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM SAU NĂM 1975 QUA SÁNG TÁC CỦA

NGUYỄN TRỌNG OÁNH VÀ BẢO NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: Lý luận văn học

Hà Nội 2011

Trang 2

MỤC LỤC

MỤC LỤC 01

PHẦN MỞ ĐẦU ……… 03

1 lý do chọn đề tài ……… 03

2 Lịch sử vấn đề……… 06

3.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 12

3.1 Đối tượng nghiên cứu 3.2 Phạm vi nghiên cứu 4 Phương pháp nghiên cứu 13

5 Kết cấu của luận văn 13

CHƯƠNG 1: NGUYỄN TRỌNG OÁNH, BẢO NINH TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI 14

1.1 Chủ đề chiến tranh trong tiểu thuyết Việt Nam những năm đầu hòa bình 14

1.1.1 Hoàn cảnh xã hội Việt Nam sau năm 1975… 15

1.1.2 Tiểu thuyết viết về chiến tranh sau 1975- những dấu hiệu vận

động và đổi mới 18

1.2 Nguyễn Trọng Oánh, Bảo Ninh với những dấu ấn của sự đột phá 27

1.2.1 Đất trắng, Mây cuối chân trời - Một cách nhìn mới về thực tế chiến trận 28

1.2.2 Nỗi buồn chiến tranh - Một tác phẩm có số phận đặc biệt 34

CHƯƠNG 2: NHỮNG BIỂU HIỆN MỚI CỦA CHỦ ĐỀ CHIẾN TRANH TRONG TIỂU THUYẾT CỦA NGUYÊN TRỌNG OÁNH VÀ BẢO NINH 40

2.1 Quan niệm mới về hiện thực chiến tranh 41

2.2 Chân dung người lính với những chuẩn mực thẩm mỹ mới 55

Trang 3

2.2.1 Mối quan hệ giữa khái niệm chủ nghĩa anh hùng và chủ nghĩa yêu

nước 55

2.2.2 Sự biểu hiện của chủ nghĩa anh hùng với những chuẩn mực thẩm mỹ mới 59

2.3 Chủ nghĩa nhân văn với những khuynh hướng biểu hiện mới 66

2.3.1 Những vết thương chiến tranh để lại nơi số phận con người 67

2.3.2 Những giá trị văn hóa tinh thần và ước vọng hòa giải sau chiến tranh 76

CHƯƠNG 3: NHỮNG CÁCH TÂN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN TRỌNG OÁNH VÀ BẢO NINH 85

3.1 Những tìm kiếm, đổi mới trong kết cấu tác phẩm 85

3.2 Những cách tân trong giọng điệu và điểm nhìn trần thuật 94

3.3 Sự đổi mới trong nghệ thuật xây dựng nhân vật 103

PHẦN KẾT LUẬN 116

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 121

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU

1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trong văn học thế giới, chiến tranh là một đề tài thường trực, có ý nghĩa trung tâm và gần như trường cửu, phản ánh một cách sâu sắc toàn cảnh hiện thực đấu tranh và sinh tồn của toàn nhân loại trong tiến trình lịch sử phát triển loài người Trong lịch sử văn học phương Tây cũng như phương Đông, đề tài văn học viết về chiến tranh nổi lên như là một “siêu đề tài” với hàng loạt các tác phẩm có giá trị Văn học viết về chiến tranh ở

phương Tây có thể tính từ Anh hùng ca Iliat - Odice của Homer thời cổ Hy-La đến các tác phẩm nổi tiếng như Chiến tranh và hòa bình của Leptônxtôi, Sông đêm êm đềm của Sô lô khôp, Đêm Lisbone, Khải hoàn môn của E.M Remarque, Giã từ vũ khí, Chuông nguyện hồn ai của Hêminhway Còn ở phương Đông có thể kể đến Tam quốc diễn nghĩa của

La Quán Trung, Thủy Hử của Thi Nại Am…

Văn học Việt Nam là một bộ phận vận động trong quỹ đạo chung của văn học thế giới và quan trọng hơn là luôn song hành với lịch sử dân tộc, gắn liền với vận mệnh của đất nước, dân tộc, gắn liền với lịch sử của những cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại Có thể nói, đề tài chiến tranh trong văn học Việt Nam đã phản ánh rất tự nhiên và sinh động chặng đường phát triển của lịch sử dân tộc và bản thân đề tài đó từng bước trưởng thành qua mỗi chặng đường phát triển đó Với mỗi chặng đường phát triển khác nhau của lịch sử, chiến tranh được phản ánh và tiếp cận với những phương thức, góc nhìn và cảm hứng khác nhau Đất nước Việt Nam đau thương máu lửa

đã trải qua bao cuộc chiến tranh giữ nước Ba mươi năm “gian lao mà anh dũng” với hai cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc chống Pháp, chống Mĩ

đã đem lại tự do dân tộc, đồng thời cũng tạo dựng nên một nền văn học

Trang 5

hiện đại viết về chiến tranh Sống trong chiến tranh, nhìn về chiến tranh và viết về chiến tranh là một lẽ thường tình bởi lẽ đất nước có chiến tranh thì

sẽ có văn học viết về chiến tranh Nhưng viết về chiến tranh, cảm nhận về chiến tranh như thế nào khi chiến tranh đã dần lùi vào quá khứ lại là một vấn đề mới được đặt ra Tiếp tục dòng mạch văn xuôi cách mạng, từ sau năm 1975, đề tài chiến tranh vẫn thu hút sự quan tâm của những người

cầm bút Có thể kể một số tác phẩm tiêu biểu như : Năm 1975 họ đã sống như thế-1978 (Nguyễn Trí Huân), Ký sự miền đất lửa-1978 (Nguyễn Sinh và Vũ Kì Lân), Họ cùng thời với những ai- 1981(Thái Bá Lợi), Đất không giấu mặt-1983 (Hào Vũ), Đất trắng - 1979-1984(Nguyễn Trọng Oánh), Miền cháy - 1977(Nguyễn Minh Châu), Nỗi buồn chiến tranh-1990 (Bảo

Ninh)…

Nhìn nhận, đánh giá lại cuộc kháng chiến đã qua là một nhu cầu tâm lý thường trực của các nhà văn Trong hoàn cảnh không còn phải trực tiếp đối đầu với bom đạn, chết chóc, ở mỗi nhà văn, cách nhìn nhận và tái hiện thực tại chiến tranh qua từng tác phẩm đã có chiều sâu lắng, chân thực hơn

Có thể nói, văn học viết về đề tài chiến tranh là một trong những bộ phận quan trọng nhất của nền văn học Việt Nam sau 1975 bởi lẽ chiến tranh là một hiện thực lớn, quan trọng của đất nước Phải thừa nhận rằng, văn học sau 1975 đã có sự vận động, đổi mới trong cách tiếp cận đề tài chiến tranh và bên cạnh sự xuất hiện của các tác phẩm văn học là sự quan tâm sâu sắc của các nhà nghiên cứu, phê bình văn học.Đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu, các luận văn, khóa luận, các bài viết về đề tài chiến tranh trong văn học sau 1975 Tuy vậy, bạn đọc cũng như người nghiên cứu về

đề tài chiến tranh trong văn xuôi tự sự Việt Nam thường tập trung vào nghiên cứu chủ yếu đi sâu vào vấn đề tác giả, tác phẩm, những phương

Trang 6

diện cơ bản thể hiện quy luật phát triển của văn học Khi đặt vấn đề nghiên cứu về văn xuôi tự sự Việt Nam viết về chiến tranh sau 1975, chúng tôi chú trọng về những đặc điểm thẩm mĩ và đặt trong tính liên tục với văn học trước 1975

Những cơ sở để tìm hiểu về vấn đề này được chúng tôi nghiên cứu và khảo sát qua các sáng tác của hai tác giả là Nguyễn Trọng Oánh , và Bảo Ninh Đây chính là hai nhà văn thuộc hai thế hệ khác nhau nhưng lại là những dấu mốc biểu hiện được tính liên tục của nền văn học viết về chiến tranh trước và sau 1975 Những sáng tác văn học Nguyễn Trọng Oánh có chiều dài liên tục từ trong chiến tranh chống Mĩ, qua giai đoạn 1975-1985 và vắt sang đến đổi mới với những sáng tác tiêu biểu của nền văn học hiện thực

xã hội chủ nghĩa theo khuynh hướng sử thi với sự ngợi ca phẩm chất của chủ nghĩa anh hùng cách mạng cũng như những sáng tác nổi bật mang xu hướng cách tân của văn học sau 1975

Đối với Nguyễn Trọng Oánh, giới nghiên cứu nhắc nhiều đến với tư cách nhà văn đầu tiên đưa ra dấu hiệu thay đổi về sự nhận thức lại hiện thực,

đặc biệt là hiện thực về chiến tranh Từ tập I của Đất trắng, với tiêu đề Ngã ba đến tập II với tiêu đề Đất đứng chân là cả một chặng đường dài

đầy thử thách Đọc tập một Đất trắng có người cho rằng đó là một câu chuyện viết về một tên phản bội nhưng đến những trang cuối của tác phẩm thì vấn đề mà nhà văn đề cập đã vươn lên một tầm cao khái quát Trong khi đó nhà văn Bảo Ninh lại là một nhà văn tiêu biểu cho thời kỳ đầu, một giai đoạn vô cùng quan trọng của nền văn học đổi mới với tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh Viết về chiến tranh, suy ngẫm về chiến tranh với cái nhìn khoan dung nhân ái, giàu tính nhân văn là một nét độc đáo trong ngòi bút Bảo Ninh Thái độ đón nhận ồn ào rồi quên lãng và lại chân thành mê

đắm phần nào nói lên được sự thành công của Nỗi buồn chiến tranh

Trang 7

Việc nghiên cứu và khảo sát hai nhà văn này sẽ cho thấy tính liên tục của văn học viết về chiến tranh, tính kế thừa của các thế hệ qua các giai đoạn và quan trọng hơn là những biểu hiện mới về chủ đề chiến tranh và cách mạng trong một giai đoạn văn học mới

Xuất phát từ thực tế đó và những khả năng đó, chúng tôi chọn đề tài : Chủ

đề chiến tranh trong tiểu thuyết Việt Nam sau năm 1975 qua sáng tác của Nguyễn Trọng Oánh và Bảo Ninh với mục đích làm rõ những khía

cạnh đổi mới trong văn học viết về chiến tranh của các nhà văn đương đại

2.LỊCH SỬ VẤN ĐỀ

Có thể nói, chiến tranh đối với văn học nói chung không còn mang ý nghĩa

đề tài một cách thuần túy Chiến tranh chiếm một phần lớn thực tại đời sống dân tộc suốt nhiều thế kỷ Nhâ ̣n đi ̣nh về vấn đề này , nhà nghiên cứu Đinh Xuân Dũng đã có những nhâ ̣n xét xác đáng: “Đề tài chiến tranh trong văn ho ̣c Viê ̣t Nam có đô ̣ dài ngang với chính độ dài của lịch sử văn học dân tô ̣c Nếu tính từ truyền thuyết Thánh Gióng, chúng ta có thể nghĩ rằng,

đề tài chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc là nguồn chủ lực, là nguồn mạch phong phú nhấ t, không bao giờ vơi của văn ho ̣c Viê ̣t Nam từ khi hình thành đến nay”[8] Lẽ đương nhiên là khi đất nước có chiến tranh thì cuộc sống và con người sẽ bị chi phối bởi quy luật chiến tranh nhưng vấn

đề đặt ra ở đây là sau 1975, khi đất nước toàn vẹn, văn học thống nhất, đời sống hòa bình thường nhật, cuộc sống và con người trở về với đời thường

sẽ bị chi phối bởi quy luật sinh kế thì vấn đề viết về chiến tranh thời hậu chiến có gì khác trước, văn học trong đó có tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh nhận diện quá khứ như thế nào? Điều đó phản ánh sự đổi mới và trưởng thành hơn trong quan niệm thẩm mỹ , trong tư duy nghê ̣ thuâ ̣t của nhà văn qua các thời kỳ Nằm trong xu hướng đó , tiểu thuyết viết về chủ

Trang 8

đề chiến tranh cũng không nằm ngoài sự vận động chung của văn học sau

1975

Nhìn chung, đối với văn học Việt Nam sau 1975 viết về đề tài chiến tranh, giới nghiên cứu và phê bình đã có nhiều bài viết, bài nghiên cứu trên các tạp chí cũng như trong các công trình nghiên cứu Về cơ bản đa số các ý kiến nghiên cứu phê bình đều gặp nhau ở sự khẳng định thành tựu cách tân và đổi mới Tại hội nghị lần thứ 19 những người lãnh đạo các hội nhà văn các nước xã hội chủ nghĩa tại Hà Nội ngày 11 và 12-3-1983, trong báo

cáo Đôi nét về tình hình văn học và công việc của những người cầm bút

Việt Nam thời gian qua, nhà văn Nguyên Ngọc đã cho rằng : “Có thể

thấy, một đặc điểm rõ rệt ở những tác phẩm viết về đề tài đó xuất hiện mấy năm gần đây, ấy là xu hướng dựng lên những bức tranh toàn cảnh bao quát một không gian hay một thời điểm quan trọng nhất của chiến tranh hoặc cũng có khi cả một thế hệ đã cống hiến phần chủ yếu nhất của cuộc đời mình cho cuộc chiến đấu mất còn của dân tộc Cũng có những tác giả ngược lại, không triển khai tác phẩm của mình theo chiều rộng mà chú trọng khai thác theo chiều sâu, trong khi miêu tả tập trung một sự kiện thoáng trông không có gì to tát, vang dội thì tìm hiểu sự xung đột và chuyển hóa của các giai cấp và tầng lớp xã hội, trong những chấn động xã hội ấy diễn ra cuộc vật lộn căng thẳng của con người về tư tưởng và đạo đức Và dù là một bức tranh toàn cảnh hay đột phá vào chỉ một điểm tập trung, thì ở đây nhà văn đều muốn cuộc chiến đấu đã qua mà tìm lấy và nhắn nhủ một điều tâm huyết, một bài học nào đấy về đạo đức, về trách nhiệm, về ý nghĩa sự sống và cống hiến của con người hôm nay…”[28].Ý kiến của nhà văn Nguyên Ngọc tuy chưa định hình rõ một khuynh hướng mới trong nhận thức lại hiện thực chiến tranh và những lối viết mới nhưng phần nào đã cho thấy sự thay đổi trong mối tương quan giữa lối viết cũ và

Trang 9

mới Nhà văn Hữu Mai trong bài Viết về đề tài chiến tranh giải phóng

cũng nhận định: “Bình diện viết về chiến tranh đã được mở rộng Chúng ta

đã có điều kiện đi vào nhiều vấn đề trước đây do những yêu cầu của chiến thắng, của giai đoạn lịch sử ta còn chưa đề cập tới” và “Một tầm nhìn mới của nhà văn là điều kiện không thể thiếu để đào sâu những vấn đề triết học, đạo đức nâng cao khả năng miêu tả biện chứng những mặt khác nhau của hiện thực chiến tranh: anh hùng và hèn nhát, yêu thương và căm thù, trung thành và phản bội, ý thức trách nhiệm và bản năng sợ chết của con người, chiến thắng và những hi sinh, mất mát, cái đẹp và cái tàn phá, ác liệt của chiến tranh…”[26] Phải nói rằng, nhà văn Hữu Mai đã rất thẳng thắn trong việc chỉ ra những hạn chế của văn học viết về chiến tranh trước đây Đó phải chăng là những né tránh hiện thực mà nay người viết phải mạnh dạn nhìn thẳng vào sự thật mà cụ thể là những mă ̣t khác nhau của hiện thực chiến tranh Cũng trong xu hướng thống nhất về một sự đổi mới cần thiết cho văn học Việt Nam sau 1975 viết về chiến tranh cách mạng,

trong bài viết Mấy vấn đề của tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh cách

mạng, Giáo sư Phan Cự Đệ cũng khẳng định “ Bây giờ đây, sau khi cuộc

kháng chiến chống Mỹ đã kết thúc, trong những điều kiện mới, các nhà tiểu thuyết đang đặt vấn đề nâng cao chất lượng hiện thực của những tác phẩm viết về đề tài chiến tranh” Tiếp tục nhấn mạnh thêm vấn đề này, nhà

nghiên cứu Nguyễn Văn Long trong bài Văn xuôi sau 1975 viết về cuộc

kháng chiến chống Mỹ đã cho rằng: “Trong nhiều sáng tác gần đây, bên

cạnh ý nghĩa lịch sử của cuộc chiến tranh, đã thấy gia tăng sự chú ý của nhà văn đến việc trình bày con người trong biến diễn lịch sử Nhiều tác phẩm đã đặc biệt chú ý xây dựng những hoàn cảnh quyết liệt, đầy xung đột phức tạp, đưa nhân vật của mình vào những tình huống hết sức khó khăn, trình bày những diễn biễn và số phận không giản đơn của con người”[23]

Trang 10

Trong bài viết Chiến tranh trong các tác phẩm văn chương được giải ,

Tôn Phương Lan đã nhận xét: “Văn học viết về đề tài chiến tranh trong những năm chiến tranh ít nói về buồn vui của cuộc sống thường nhật, ít nói về những đau thương, mất mát, hy sinh trên chiến trường, ít quan tâm đến số phận con người mà tập trung quan tâm đến số phận đất nước Sau chiến tranh, văn học viết về đề tài này mới có xu hướng viết về sự thật của đời sống, viết về những khó khăn, ác liệt, những sai lầm, vấp ngã, thiếu xót của người lính trong chiến tranh cũng như trước sự cám dỗ của cuộc sống đời thường”[20] Ý kiến của nhà nghiên cứu Tôn Phương Lan đã khái quát những vấn đề cần khai thác trong xu thế mới viết về chiến tranh Trước đây trong văn học trước 1975, khó khăn quyết liệt không phải không có, nhưng những sai lầm hay vấp váp hầu như không được đề cập đến, hiê ̣n thực chiến tranh dường như chưa thực sự là hiê ̣n thực theo đúng ý nghĩa của nó , nói chung chiến tranh chỉ đơn giản được nhìn nhận thuần túy một chiều , ở bên một phía và mang đậm hào quang chiến thắng mà chưa phản án h hết những hy sinh , mất mát Bên ca ̣nh đó , nhà văn Hồ Phương đã xem quá trình vâ ̣n đô ̣ng của văn ho ̣c viết về chiến tranh sau

1975 như là “sự trở về nguyên lí : Văn ho ̣c là nhân ho ̣c” Theo Hồ Phương, văn ho ̣c sau 1975 chủ yếu là kh ám phá và biểu hiện tâm hồn , tính cách, sức sống của con người qua những số phâ ̣n rất khác nhau trong muôn vàn sự kiê ̣n xảy ra trong cuô ̣c sống và “càng đi sâu vào con người , văn học càng gần tới bản chất cuộc sống , do đó tính nhân văn cũng cao hơn ”[37]

Ở một tầng bậc khác nhà văn Xuân Thiều đã phân tích khá toàn diện và sâu sắc những vấn đề của văn học viết về đề tài chiến tranh trong sự tương

quan của văn học trước và sau 1975 Trong bài viết Mấy suy nghĩ về

mảng văn học chiến tranh cách mạng, nhà văn nhận định: “Nhân dân ta

đã trải qua nửa thế kỷ chiến tranh, nên sự biến động xã hội sẽ vô cùng lớn

Trang 11

lao Nó chi phối số phận từng con người, cả trong chiến tranh và thời hậu chiến Nó vẫn là một vấn đề lớn của con người Việt Nam không chỉ trong quá khứ mà còn trong cả hiện tại và cả tương lai nữa”[51] Tác giả cũng rất sắc sảo khi đưa ra đánh giá về những tác phẩm viết về chiến tranh trong

sự đổi mới: “Những tác phẩm viết về chiến tranh của họ đã khác trước kia, ngòi bút nhà văn đã dấn sâu đến tận cùng hiện thực chiến tranh, đào sâu vào tính cách Việt Nam, tâm hồn Việt Nam, phát hiện những vẻ đẹp khác nhau, tái hiện lại khuôn mặt chiến tranh đúng như nó vốn có” Phân tích và

nâng lên tầm lý luận, Nhà nghiên cứu Đinh Xuân Dũng trong bài Văn học

Việt Nam về chiến tranh, hai giai đoạn của sự phát triển đã khẳng định:

“Khuynh hướng chính của sự phát triển, mặc dầu trải qua không ít khó khăn, nhiều nhà văn trong số những người nhiều năm viết về chiến tranh trong chiến tranh, đã bứt lên, tự đổi mới chính mình, đặc biệt các nhà văn hình thành vào cuối thời kỳ chống Mỹ, đã cho ra đời những tác phẩm thực

sự đổi mới, đáp ứng nhu cầu xã hội và minh chứng cho một nhu cầu xã hội không thể né tránh của mảng văn học viết về chiến tranh sau chiến tranh

Đó là sự đào sâu mới, đó là khả năng phân tích bình giá và mổ xẻ hiện thực đa chiều của chiến tranh, đó là sự phân tích mối quan hệ cực kỳ phức tạp giữa số phận từng con người với biến cố chiến tranh, đó là năng lực khám phá và đặt ra những vấn đề nóng bỏng nhất trong chiến tranh và sau chiến tranh do tác động dai dẳng của chiến tranh trong đời sống của từng

cá nhân và toàn xã hội”[7] Có thể nói, đây là một sự khái quát khá đầy đủ và sâu sắc về sự thay đổi trong sự cảm nhận về chiến tranh khi viết về chiến tranh

Như vậy, qua khảo sát một số bài viết, nghiên cứu trong các thời điểm khác nhau của tiến trình phát triển văn học Việt nam sau 1975, chúng tôi nhận thấy tiểu thuyết Việt Nam viết về chiến tranh có sự đổi mới về

Trang 12

căn bản và phát triển thành khuynh hướng rõ rệt Tuy vậy, để cụ thể hơn, xác đáng hơn trong việc khẳng định sự đổi mới đó, chúng tôi tiến hành sự khảo sát trực tiếp qua hai tác giả tiêu biểu của văn học viết về chiến tranh sau 1975 là Nguyễn Trọng Oánh và Bảo Ninh

Cùng trong xu thế nghiên cứu đánh giá về sự đổi mới của văn học viết về chiến tranh sau 1975 cũng đã có rất nhiều bài viết, bài nghiên cứu về hai tác giả tiêu biểu này

Đối với Nguyễn Trọng Oánh, nhà văn đem đến những dấu hiệu của sự đổi mới cũng được nhận sự quan tâm của giới nghiên cứu, đặc biệt là tiểu

thuyết Đất trắng và Mây cuối chân trời

Cùng với Nguyễn Trọng Oánh, nhà văn Bảo Ninh cũng nhận được khá nhiều sự đánh giá về đóng góp vào sự đổi mới của văn xuôi tự sự Viêt Nam viết về chiến tranh sau 1975 Đã có những cuộc thảo luận về tiểu

thuyết Nỗi buồn chiến tranh hay còn gọi là Thân phận của tình yêu

Có thể nói, những đánh giá, nghiên cứu về sự đổi mới của tiểu thuyết Việt Nam viết về chiến tranh sau 1975 cũng như những nghiên cứu về hai tác giả Nguyễn Trọng Oánh, Bảo Ninh là rất đa dạng và phong phú Nhìn chung các nghiên cứu đó đều chú ý đề cập đến những vấn đề cơ bản sau: Một là, Tiểu thuyết viết về chiến tranh sau 1975 đã có sự thay đổi về nhiều phương diện do nhu cầu đổi mới đặt ra từ cả những đòi hỏi cấp bách của đời sống xã hội và cả phía chủ thể sáng tạo Sau 1975, mặc dù chưa có một sự thay đổi rõ ràng nhưng đã bắt đầu xuất hiện những tác phẩm viết theo xu hướng nhận chân mang đến những dấu hiệu của một cuộc cách mạng văn học

Hai là, giá trị nhân văn, giá trị nhân bản được khám phá và đánh giá trên bình diện cao hơn, chân thực và sâu sắc hơn Nó hướng con người ta

Trang 13

đến thái độ và cách nhìn vấn đề thời cuộc cũng như con người một cách nhân bản và toàn vẹn hơn

Ba là, hiện thực chiến tranh được đào sâu hơn, con người trong chiến tranh được nhìn nhận nhân bản, bộc lộ sâu sắc hơn trọn vẹn sự khốc liệt của chiến tranh, do đó người viết có điều kiện phơi bày đầy đủ và toàn diện sự khốc liệt của hiện thực cũng như tình người trong chiến tranh Và cũng từ đó đã xuất hiện những người anh hùng với những tiêu chí thẩm mĩ mới, phù hợp với cuộc sống xã hội, đời sống chiến tranh trong sự đa dạng,

đa chiều của nó

Những nhận định trên đây có đầy đủ cơ sở để xác lập hệ thống quan điểm cho đề tài của luận văn Sự đổi mới của văn học Việt Nam sau năm 1975

đã dẫn đến sự thay đổi gì trong sự biểu hiện của chủ đề chiến tranh? Khi quan niệm về hiện thực chiến tranh thay đổi dẫn tới quan niệm về số phận con người như thế nào? Những chuẩn mực thẩm mỹ mới về người anh hùng cũng như quan niệm về đời sống tinh thần, giá trị văn hóa con người trong khuynh hướng biểu hiện mới của chủ nghĩa nhân văn cũng sẽ đổi thay ra sao? Các nhà văn mà cụ thể là qua hai tác giả tiêu biểu Nguyễn Trọng Oánh và Bảo Ninh đã khai thác những giá trị truyền thống và nhận thức theo điểm nhìn mới ra sao, dưới góc độ nghệ thuật nào? Tất cả những vấn đề này sẽ được lần lượt kiến giải trong các phần của luận văn

3 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.1.Đối tượng nghiên cứu

Luận văn chọn sáng tác của hai tác giả như những dấu mốc quan trọng viết

về đề tài chiến tranh là Nguyễn Trọng Oánh và Bảo Ninh làm đối tượng nghiên cứu và khảo sát

3.2.Phạm vi nghiên cứu

Trang 14

Về phạm vi nghiên cứu, chúng tôi chủ yếu khảo sát tiểu thuyết và trọng tâm của luận văn là hướng tới nghiên cứu chủ đề chiến tranh từ góc nhìn của những phạm trù thẩm mỹ chứ không xem xét từ góc độ thể loại Về tác phẩm, chúng tôi lấy những tác phẩm của hai nhà văn Nguyễn Trọng Oánh và Bảo Ninh viết sau năm 1975 để khảo sát, trong đó, tiêu biểu nhất là tiểu

thuyết Đất trắng, Mây cuối chân trời của Nguyễn Trọng Oánh, tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh Đồng thời trong quá trình tìm hiểu,

nghiên cứu, luận văn cũng tìm hiểu thêm một số sáng tác trước năm 1975 và một số các tác phẩm cùng thời để so sánh đối chiếu để nhận diện rõ nét hơn những biểu hiện mới của chủ đề chiến tranh và cách mạng trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 cũng như hình dung một cách cụ thể sự thay đổi một cách cơ bản của nền văn học thời hậu chiến

4- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Về phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu lịch sử- xã hội, kết hợp với các thao tác so sánh, phân tích, tổng hợp, qua

đó đặt sáng tác trong mối quan hệ với sự vận động lịch sử – xã hội và đời sống văn học Ngoài ra có kết hợp các nghiên cứu tiếp cận thi pháp học để tìm hiểu, phân tích tác phẩm

5 KẾT CẤU LUẬN VĂN

Ngoài Phần mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn

triển khai thành 3 chương

Chương I: Nguyễn Trọng Oánh, Bảo Ninh trong đời sống văn học đương

đại

Chương II: Những biểu hiện mới của chủ đề chiến tranh trong tiểu thuyết

của Nguyễn Trọng Oánh và Bảo Ninh

Chương III: Những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Trọng

Oánh và Bảo Ninh

Trang 15

CHƯƠNG 1

NGUYỄN TRỌNG OÁNH, BẢO NINH TRONG ĐỜI SỐNG

VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI

1.1 Chủ đề chiến tranh trong tiểu thuyết Việt Nam những năm đầu

hòa bình

Sau chiến thắng vĩ đa ̣i , lịch sử 1975, cùng với niềm phấn khởi hân hoan

của cả đất nước , của dân tô ̣c, văn ho ̣c Viê ̣t Nam đã tiếp nối truyền thống

của văn học cách mạng tiếp tục phản ánh sự nghiệp cách mạng to lớn và

vinh quang của đất nước, trong đó có dòng văn ho ̣c viết về chiến tranh với

những tác phẩm mang đâ ̣m nét sử thi, giàu tính chiến đấu và ngợi ca Bước

vào thời kỳ đổi mới , cùng với sự phát triển của kinh tế – xã hội, tình hình

phát triển của đời sống văn hóa , văn nghê ̣ cũng có những thay đổi tiến tới

bắt nhi ̣p và phù hợp với sự phát triển ma ̣nh mẽ của đất nước, hòa mình vào

đời sống văn ho ̣c chung của nền văn ho ̣c thế giới Căn cứ vào nhu cầu thực

tiễn của đời sống văn hóa văn nghê ̣ trong giai đoa ̣n li ̣ch sử mới, với sự đổi

mới tư duy, nhìn thẳng vào sự thật, Nghị quyết 05 của Bộ chính trị đã đề ra

chủ trương đúng đắn về văn hóa văn nghệ tại Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ VI của Đảng , đó là: “ Thực hiê ̣n chủ trương đổi mới Đảng trong

hoàn cảnh cá ch ma ̣ng khoa ho ̣c kỹ thuâ ̣t đang diễn ra với quy mô , tốc đô ̣

chưa từng thấy trên thế giới và viê ̣c giao lưu giữa các nước và các nền văn

hóa ngày càng mở rộng , văn hóa văn nghê ̣ nước ta càng phải đổi mới , đổi

mới tư duy, đổi mới cách nghĩ , cách làm”[2] và “ Đảng khuyến khích văn

nghê ̣ sĩ tìm tòi sáng ta ̣o , khuyến khích và yêu cầu có những thể nghiê ̣m

mạnh bạo và rộng rãi trong sáng tạo nghệ thuật và phát triển các loại hình

và thể loại nghệ thuâ ̣t, các hình thức biểu hiện”[3]

Trang 16

Có thể nói , ánh sáng của Nghị quyết 05 của Bộ chính trị trung ương Đảng về văn hóa văn nghê ̣ đã đă ̣t nền móng cho đổi mới của nền văn ho ̣c Viê ̣t Nam, trong đó có văn ho ̣c viết về chiến tranh Đây chính là mô ̣t dấu mốc vô cùng quan tro ̣ng và mang tính tất yếu , phù hợp với yêu cầu của xã

hô ̣i và thời đa ̣i trong tình hình cách mạng bước sang mô ̣t thời kỳ mới Cùng với nền văn học nước nhà , văn ho ̣c viế t về chiến tranh với những dấu hiê ̣u thay đổi mang tính tiềm tàng từ sau năm 1975 đã vươn mình mạnh mẽ, đào sâu hiê ̣n thực trên tinh thần nhân bản và nhân văn, phản ánh sâu sắc số phâ ̣n con người với những phương thức biểu hiê ̣ n nghê ̣ thuâ ̣t mới mẻ và táo ba ̣o

1.1.1.Hoàn cảnh xã hội Việt Nam sau năm 1975

Đại thắng mùa Xuân 1975 đã đưa đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội, kết thú c hơn 20 năm kháng chiến trường kỳ chống Mĩ Có thể nói với chiến thắng lịch sử này, dân tộc ta đã giành được thành quả hết sức to lớn đó là giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước Tuy vậy, những vấn đề lớn về việc khắc phục hậu quả của 20 năm chiến tranh, ổn định và khôi phục kinh tế- văn hóa là những vấn đề cấp thiết

Ngay trong tháng 9-1975, bốn tháng sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, khi nhân dân trên cả hai miền đất nước đang tập trung ra sức khắc phục hâu quả của chiến tranh, ổn định tình hình miền Nam, tiến tới thống nhất đất nước về mặt Nhà nước, Đảng họp Hội nghị toàn thể Ban chấp hành Trung ương lần thứ 24 để quyết định những nhiệm vụ của cách mạng trong giai đoạn mới, nhằm đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội Hội nghị của Đảng nêu rõ: “ Hoàn thành thống nhất nước nhà, đưa cả nước tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội”[13] Để đưa đất

Trang 17

nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội, đòi hỏi Đảng phải xác định đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội Yêu cầu khách quan đó được Đảng đề ra tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV Đại hội nêu rõ tầm quan trọng của việc đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội: “ Chỉ có chủ nghĩa xã hội mới thực hiện được ước mơ lâu đời của nhân dân lao động và vĩnh viễn thoát khỏi cảnh bị áp bức, bóc lột, nghèo nàn, lạc hậu, để sống một cuộc đời no cơm, ấm áo, ngày mai được đảm bảo một cuộc đời văn minh, hạnh phúc…Có chủ nghĩa xã hội, Tổ quốc ta mới có kinh tế hiện đại, văn hóa, khoa học tiên tiến, quốc phòng vững mạnh; do

đó bảo đảm cho đất nước ta vĩnh viễn độc lập, tự do và ngày càng phát triển phồn vinh” [9] Vận dụng đường lối chung và đường lối xây dựng kinh tế của Đảng trong tình hình cụ thể, Đại hội đã quyết định phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu chủ yếu của kế hoạch nhà nước 5 năm (1976-1980) là :phát triển và cải tạo kinh tế, văn hóa, phát triển khoa học nhằm xây dựng một bước cơ sở vật chất- kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, bước đầu hình thành cơ cấu kinh tế mới trong cả nước, mà bộ phận chủ yếu là cơ cấu công - nông nghiệp, cải thiện một bước đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân lao động Kế hoạch 5 năm (1976-1980) được thực hiện trong hoàn cảnh nước ta còn nhiều khó khăn: nhân dân ta vừa trải qua cuộc chiến tranh chống Mĩ hai chục năm và tiếp tục phải chiến đấu chống lại cuộc chiến tranh lấn chiếm ở biên giới Tây Nam và phía Bắc của Tổ quốc, chưa kể các hoạt động khống chế, phá hoại của các lực lượng phản động thù địch cùng chính sách cấm vận của Mĩ làm cản trở quan hệ kinh tế giữa nước ta với các nước Bên cạnh đó, chúng ta cũng có những sai lầm nhất định trong chủ trương cải tạo, xây dựng kinh tế do đó thời kỳ này đất nước chưa thoát khỏi sự khủng hoảng về kinh tế - xã hội Sự khủng hoảng

Trang 18

về kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kỳ này đã tác động đến mọi

mặt, mọi lĩnh vực trong đó có đời sống văn học nước nhà

Với chủ trương xây dựng chủ nghĩa xã hội trong chặng đường các

năm tiếp theo, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng đã kiểm

điểm toàn diện sự lãnh đạo của Đảng từ Đại hội lần thứ IV, xác định

những nhiệm vụ chiến lược cho cách mạng trong tình hình mới Đại hội

khẳng định: “ Trong giai đoạn mới của cách mạng, toàn dân toàn quân

ta…đoàn kết một lòng, ra sức phấn đấu làm hai nhiệm vụ chiến lược: Một

là xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội; hai là sẵn sàng chiến đấu bảo vệ

vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”[10] Đại hội V khẳng định

tiếp tục đường lối chung của cách mạng xã hội chủ nghĩa và đường lối xây

dựng kinh tế xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ quá độ do Đại hội IV đề ra Tuy nhiên, đến Đại hội V, đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời

kỳ qua độ của Đảng bắt đầu có sự điều chỉnh, bổ sung, phát triển, cụ thể

hóa cho từng chặng đường, từng giai đoạn phù hợp với những điều kiện

lịch sử cụ thể Trong kế hoạch 5 năm (1981- 1985), Đảng chủ trương đẩy

mạnh cải tạo xã hội chủ nghĩa, phát triển thêm một bước và sắp xếp lại cơ

cấu kinh tế, nhằm đạt được sự ổn định tình hình kinh tế - xã hội, đáp ứng

các nhu cầu cấp thiết của đời sống xã hội

Để giữ vững ổn định tình hình kinh tế xã hội, ổn định đời sống của

nhân dân, đưa đất nước thực sự vượt qua khỏi khủng hoảng về kinh tế - xã

hội, đòi hỏi Đảng phải đổi mới tư duy về chủ nghĩa xã hội, điều chỉnh lại

đường hướng xây dựng chủ nghĩa xã hội theo từng chặng đường trên con

đường dài lên chủ nghĩa xã hội phù hợp với tình hình, đặc điểm của đất

nước Trách nhiệm lịch sử đó đặt ra với Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ

VI của Đảng

Trang 19

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đã đề ra nhiệm vụ chung cho cả chặng đường phát triển đổi mới đất nước với những chủ trương đổi mới toàn diện, đồng bộ từ kinh tế chính trị đến văn hóa tư tưởng Đại hội nhấn mạnh: “ Trong khi không ngừng chăm lo nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, Đảng và nhân dân ta tiếp tục đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội, xây dựng chế độ làm chủ tập thể, nền kinh tế mới, nền văn hóa mới và con người mới xã hội chủ nghĩa”[11] Phải khẳng định rằng Đại hội VI của Đảng là một bước ngoặt, một mốc son vĩ đại thể hiện sự chèo lái sáng suốt con thuyền cách mạng của Đảng ta, đưa lại sự phát triển mạnh mẽ và tươi mới cho đất nước về mọi mặt, có tác động quan trọng và to lớn đến sự ổn định và phát triển của đời sống xã hội, trong đó có đời sống văn hóa nói chung và văn học nói riêng

Có thể nói, xã hội Việt Nam thờ i kỳ sau 1975 đầy những cam go và thử thách Trong nước, nền kinh tế khủng hoảng trì trệ Hai đầu biên giới phía Bắc và Tây Nam vẫn đối mặt với chiến tranh.Trên thế giới hệ thống

Xã hội chủ nghĩa đi vào khủng hoảng và bế tắc Tuy vậy, với sự sáng suốt và nhận định tình hình chính xác, Đảng ta đã kịp thời có những bước điều chỉnh chiến lược, dần đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, ổn định và phát triển Riêng về mặt văn học nghệ thuật, giai đoạn này bắt đầu có sự chuyển mình với khuynh hướng nhận thức lại hiện thực Đây là những dấu hiệu, những làn sóng mới mẻ của một sự đổi mới thật sự Một sự chuyển mình của “Đêm trước đổi mới”

1.1.2.Tiểu thuyết viết về chiến tranh sau 1975 - những dấu hiệu vận động và đổi mới

Đa ̣i thắng mùa Xuân năm 1975 kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống

Mĩ cứu nước thần thánh của dân tộc , mở ra mô ̣t thời kỳ mới trong li ̣ch sử

Trang 20

nước nhà, đồng thời cũng đưa tới chă ̣ng đường mới của nền văn ho ̣c Viê ̣t Nam Từ sau chiến thắng vĩ đa ̣i 1975, nền văn ho ̣c Viê ̣t Nam kế thừa và phát huy truyền thống của mình , vẫn đồng hành và gắn bó với vâ ̣n mê ̣nh của dân tộc, đi qua những bước thăng trầm và thực sự đã ta ̣o ra những biến đổi sâu sắc, toàn diện, làm nên diện mạo của một nền văn ho ̣c mới

Mườ i năm đầu sau chiến thắng 30 tháng 4, là chặng đường chuyển tiếp từ nền văn ho ̣c cách ma ̣ng trong chiến tranh sang nền văn ho ̣c thời kỳ

hâ ̣u chiến Sự chuyển tiếp đó là rất toàn diê ̣n , biểu hiê ̣n sâu sắc trên tất cả các mặt từ nội dung phản ánh , cảm hứng sáng tác , đề tài chủ đề , phương thức phản ánh nghê ̣ thuâ ̣t và rất quan tro ̣ng là quy luâ ̣t vâ ̣n đô ̣ng của văn học Trong những năm đầu kết thúc chiến tranh , chủ đề xuyên suố t trong các sáng tác văn học vẫn là đề tài cách mạng với khuynh hướng sử thi Bước vào những năm 1980, trong tình hình khó khăn chung của đất nước , với sự khủng hoảng về kinh tế – xã hội, với nhiều khó khăn và thử thách , nền văn ho ̣c có dấu hiê ̣u chững la ̣i , chưa chuyển biến bắt ki ̣p với thực tiễn

xã hội, với các quan niê ̣m hiê ̣n thực mới và cách tiếp câ ̣n đời sống xã hô ̣i mới

Nhận đi ̣nh về tình hình này, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh nói: “Tôi có cảm giác trong hơn mười năm qua (từ khi nước nhà thống nhất, cả nước đi vào xây dựng chủ nghĩa xã hội ), so với hai cuô ̣c kháng chiến trước đó , thành tựu văn học của chúng ta con nghèo” [22] Nhà văn Nguyên Ngọc cũng có nhâ ̣n đi ̣nh xác đáng: “Trong khi các nhà văn chúng ta say sưa: bây giờ hòa bình , vốn sống tích lũy bao nhiêu năm ăm ắp như “cá tức trứng muốn đẻ lắm rồi, thì thừa mứa ra đó , bom đa ̣n căng thẳng hết rồi , vâ ̣t chất cũng đã khốn đốn hơn nhiều , tha hồ mà viết , viết cho hết , cho đã…thì bỗng dưng cái mối quan hê ̣ máu thi ̣t giữa công chúng và văn ho ̣c đô ̣t nhiên lại nhạt đi , hụt hẫng hẳn đi…Người đọc vừa mới hôm qua còn mặn mà

Trang 21

bỗng dưng bây giờ qu ay lưng la ̣i với anh Họ không thèm đọc anh nữa…”[29] Mă ̣c dù vâ ̣y , từ năm 1986 trở đi, với sự chuyển mình ma ̣nh

mẽ của đất nước , nền văn ho ̣c Viê ̣t Nam có sự biến chuyển mới Đa ̣i hô ̣i lần thứ VI của Đảng (1986) đã xác đi ̣nh đ ường lối đổi mới toàn diện , mở

ra mô ̣t thời kỳ mới cho đất nước vượt qua thời kỳ khủng hoảng để bước vào một giai đoạn phát triển mạnh mẽ và ngày càng vững chắc Từ đường lối đổi mới của Đảng , mô ̣t luồng gió mới đã thổi vào đời sống văn ho ̣c nước nhà, mở ra mô ̣t cách nhìn , cách tiếp cận mới của văn học Việt Nam

Có thể nói, mô ̣t tư duy văn ho ̣c mới đã hình thành với cách quan niê ̣m mới về văn ho ̣c , cách tiếp cận c on người và đời sốn g xã hô ̣i cũng như sự thay đổi ma ̣nh mẽ về các thủ pháp nghệ thuật dẫn đến sự biểu hiê ̣n mới mẻ trong cá tính sáng tạo và trong phong cách nhà văn Xu thế tất yếu ấy đã được thể hiê ̣n trong đường lối đổi mới của Đảng vớ i tinh thần “ đổi mới tư duy, nhìn thẳng vào sự thật”, tạo cơ sở tư tưởng cho xu hướng dân chủ hóa và sự thức tỉnh ý thức cá nhân trong văn học được khai dòng và phát triển mạnh mẽ Chính xu hướng dân chủ hóa và sự thức tỉnh ý thức cá nhân là những yếu tố chủ đa ̣o ta ̣o ra sự phát triển phong phú , sôi nổi và đa da ̣ng của văn học nước nhà và bước vào chiều sâu của sự hiện đại hóa văn học trong xu thế hô ̣i nhâ ̣p và giao lưu với nền văn hóa , văn ho ̣c trên thế giới

Có thể thấy văn học Việt Nam sau năm 1975 ở thời kỳ đầu sau những năm chiến tranh mới kết thúc đã phát triển theo quy luật của sự hồi sinh Mặc

dù chưa có những biểu hiện rõ rệt của một thời kỳ văn học đổi mới nhưng bản thân cuộc sống mới bộn bề những vấn đề bức xúc đã có một sự chi phối, hấp dẫn đối với nền văn học Từ đó đã xuất hiện những tác phẩm có dấu hiệu thay đổi, biểu hiện xu hướng phản ánh hiện thực cuộc sống đang

mở rộng, đi vào chiều sâu của những vấn đề nhân sinh nóng bỏng Và đặc biê ̣t là, sau đại hội VI (1986) của Đảng, Văn học được sống trong bầu

Trang 22

không khí mới và phát triển theo hướng hiện đại, dân chủ hoá Văn học đổi mới có nghĩa là một nền văn học cởi mở, được đụng chạm đến những đề tài, những vấn đề mà văn học trước đó chưa được đề cập đến Điều quan trọng là văn học đổi mới thay đổi quan niệm về hiện thực, nhận ra tính đa dạng của hiện thực Thay đổi quan niệm về con người và nhận ra tính phức tạp của con người Bên cạnh đó văn học đổi mới đã nhấn mạnh đến những giá trị nhân văn và dân chủ hoá nền văn học Nhâ ̣n đi ̣nh về xu thế mới trong văn ho ̣c sau 1986, Phương Lựu viết: “ Tôi muốn nói đến sự tôn tro ̣ng sự thâ ̣t Trước đây vì ý chí luâ ̣n , vì cách suy nghĩ giản đơn , vì lối ca ngợi

mô ̣t chiều, chúng ta đã bỏ qua hoặc rất coi nhẹ sự thật Mấy năm qua , nói thẳng, nói thật đã khôi phục uy tín rất nhiều cho phê bình và nhất là cho sáng tác” [25] Nguyễn Quang Thân hào hứng : “Chưa bao giờ văn xuôi phát triển ma ̣nh như bây giờ” , “chưa bao giờ nhà văn được thành thâ ̣t như bây giờ” [39] Bàn về văn học từ 1975 đến 1990, Hoàng Ngọc Hiến nhận xét: “Điều đă ̣c biê ̣t quan tro ̣ng là trong 15 năm qua kinh nghiê ̣m văn ho ̣c của người sáng tá c cũng như công chúng văn ho ̣c là mô ̣t sự kinh nghiê ̣m bừng tỉnh rõ ràng là có mô ̣t sự thay đổi trong thi ̣ hiếu và nhu cầu văn

học”[17] Nhà văn Nguyên Ngọc nói về văn học đổi mới khẳng định : văn học đã cố gắng rút khỏi số p hâ ̣n chung của cả cô ̣ng đồng dân tô ̣c , đi đến hiê ̣n thực ngổn ngang và vì thế pha ̣m vi quan tâm của văn ho ̣c ngày càng

rô ̣ng lớn, phong phú “Cái tiểu vũ tru ̣ la ̣i chính là mô ̣t vũ trụ rộng lớn khôn cùng” [30] Vũ Tuấn Anh trong bà i viết Văn ho ̣c đổi mới và phát tri ển [1] đưa ra nhâ ̣n đi ̣nh về tính chất dân chủ hóa như mô ̣t xu hướng vâ ̣n đô ̣ng của văn ho ̣c sau 1975 và chỉ ra rằng chủ nghĩa nhân đạo cộng sản và chủ nghĩa yêu nước là những thước đo cơ bản nhằm đánh giá văn ho ̣c suốt mô ̣t thời gian dài được vâ ̣n du ̣ng mô ̣t cách uyển chuyển và mở rô ̣ng hơn , chủ nghĩa nhân văn cũng đã ta ̣o ra mô ̣t sự đánh giá mô ̣t sự đánh giá văn chương mới ;

Trang 23

chính sự thay đổi tiêu chí đánh giá đã tạo ra một động lực mạnh mẽ thúc đẩy những thể nghiê ̣m nghê ̣ thuâ ̣t theo hướng dân chủ hóa

Là một bộ phận lớn và rất quan trọng của nền văn học Việt Nam , văn học viết về chiến tranh cũng phát triển theo đúng quy lu ật chung của nền văn ho ̣c đất nước Trong những năm kết thúc đầu tiên của cuô ̣c chiến tranh, vấn đề nhìn la ̣i cuô ̣c chiến tranh của những con người vừa bước ra khỏi bom đạn đã bùng nổ với một loạt các tác phẩm văn xuôi ở thể tài kí

sự như Tháng Ba ở Tây nguyên của Nguyễn Khải , Mặt trận phía Đông Bắc Sài Gòn của Nam Hà , Phía tây mặt trận của Hồ Phương… Mô ̣t điều

cần ghi nhâ ̣n trong sự phát triển của đô ̣i ngũ sáng tác văn ho ̣c viết về chiến tranh sau năm 1975 là sự xuất hiện và khẳng định của một loạt nhà văn bước ra từ cuô ̣c chiến , gắn bó với cuô ̣c sống chiến đấu và trực tiếp cầm súng trong chiến tranh như Chu Lai , Thái Bá Lợi , Xuân Đức, Nguyễn Trí Huân, Khuất Quang Thụy…: Chính đội ngũ nhà văn này đã đưa vào văn học viết về chiến tranh sau 1975 những trải nghiê ̣m của cá nhân cũng như

cả một thế hệ cầm súng trong chiến tranh Điều đó có thể nhâ ̣n thấy n gay sau năm 1975, trong khoảng mười năm đầu , văn ho ̣c viết về chiến tranh vẫn là mảng gây được những tiếng vang nhất đi ̣nh trong công chúng

Người đo ̣c hồ hởi đón nhâ ̣n Miền cháy của Nguyễn Minh Châu , Trong

cơn gió lốc của Khuất Quang Thụy, Năm 75 họ đã sống như thế nào của

Nguyễn Trí Huân , Đất trắng của Nguyễn Trọng Oánh , Nắng đồng bằng

của Chu Lai…Cũng rất dễ hiểu cho thái độ nồng nhiệt của bạn đọc đối với

các tác phẩm viết về chiến tranh bởi lẽ chiến tranh vừa mới đi qua, tính thời sự của nó vẫn còn nóng hổi , dư âm của chiến tranh đang còn sức lan tỏa rộng lớn trong lòng xã hội Và một điều khá quan trọng là phần đông các độc giả tiếp nhận văn học viết về chiến tranh là những người đã trực tiếp hoă ̣c gián tiếp tham gia chiến đấu trong chiến tranh và có những trải

Trang 24

nghiê ̣m sâu sắc về chiến tranh Viê ̣c đón nhâ ̣n các tác phẩm văn ho ̣c viết về chiến tranh là mô ̣t sự chia sẻ , cảm thông và đầy lòng tự hào, bởi lẽ mặc dù chưa đem la ̣i cái nhìn thực sự mới mẻ về chiến tranh nhưng những tác phẩm này đã thể hiê ̣n nhiều ấn tượng sinh đô ̣ng đâ ̣m nét của những người đã trải qua cuô ̣c chiến và bước đầu đă ̣t ra những cách tiếp câ ̣n mớ i về chiến tranh từ góc nhìn của cuô ̣c sống hiê ̣n ta ̣i, đề cập đến những nhiệm vụ mới của đất nước sau cuô ̣c chiến Tuy vâ ̣y, phải nói rằng, văn ho ̣c Viê ̣t Nam sau 1975 viết về chiến tranh trong thờ i kỳ đầu vẫn là các tác ph ẩm thể hiê ̣n chiến tranh theo khuynh hướng sử thi nhưng đã có những khác biê ̣t nhất đi ̣nh so với loa ̣i hình ấy ở gia i đoa ̣n trước Bên ca ̣nh nhu cầu tái hiê ̣n la ̣i li ̣ch sử với những sự kiê ̣n mang tính biên niên sử , các tác phẩm cũng bước đầu tâ ̣p trung vào xây dựng tính cách nhân vâ ̣t , phân tích và lý giải về các sự kiện, biến cố li ̣ch sử

Có thể nói những bước đầu trong sự khác biệt của văn học viết về chiến tranh sau 1975 mới chỉ là những nét chấm phá mang tính sơ khai bởi

do đứng trước những đòi hỏi của cuô ̣c sống mới , của công chúng với thị hiếu đã có sự thay đổi thì văn ho ̣c nói chung trong đó có văn ho ̣c viết về chiến tranh phải có sự đổi mới, cách tân sao cho hòa nhâ ̣p cùng với sự đổi mới của đất nước và dân tô ̣c Nhu cầu đổi mới viết về chiến tranh đă ̣t ra ngay từ trong tâm lý và suy nghĩ của đô ̣i ngũ những người cầm bút Ngay từ khi cuô ̣c chiến tranh chống Mĩ chưa kết thúc, trong Trang sổ tay viết văn in trên Báo Quân đô ̣i nhân dân (1971), nhà văn Nguyễn Minh Châu –

mô ̣t nhà văn luôn say mê hết mình cho sự nghiê ̣p cách ma ̣ng của dân tô ̣c – đã nhâ ̣n đi ̣nh: “ Hình như cuô ̣c chiến đấu sôi nổi hiê ̣n na y đang được văn xuôi và thơ ca đôi khi tráng lên mô ̣t lớp men trữ tình hơi dày cho nên

ngắm nghía nó thấy mỏng manh , bé bỏng, óng chuốt quá, khiến người ta

phải ngờ vực” Sau này trong bài viết Hãy đọc lời ai điếu cho một giai

Trang 25

đoạn văn nghê ̣ minh họa, nhà văn Nguyễn Minh Châu đã nghiêm khắc đòi

hỏi thay đổi tư duy văn học : “ Hình như nhân dân , cái nhân dân Việt Nam đầy trầm tĩnh và kì tài , hình ảnh đã được nghệ thuật điêu khắc từ hàng trăm năm nay chạm khắc trên gỗ thành bức tượng ngàn mắt ngàn tay đến hôm nay vẫn không ngừng sáng suốt lựa cho ̣n giúp cho chúng ta những cái

gì đích thực của nghệ thuật giữa những đồ giả , để bỏ vào cái gia tài văn hóa từ Đinh, Lý, Trần, Lê Và cũng nhân dân, cái nhân dân Việt Nam dũng cảm, sau mỗi lần đánh giă ̣c xong lại lặng lẽ và lầm lụi làm ăn, đang giương bàn tay chai sạn vẫy chúng ta lại , kể cho chúng ta nghe về cái nhất thời trong cái muôn đời , cái đô ̣c ác nằm giữa cái nhân hâ ̣u , cái cực đoan nằm giữa tinh thần xởi lởi , cởi mở, cái nhẫy cẫng lên lấc lá o giữa cái dung di ̣, thái độ bình thản chịu đựng và tinh thần trách nhiệm đầy suy nghĩ ”[5].Với sự nha ̣y cảm và đầy trách nhiệm của đội ngũ sáng tác trong cách viết , cách nghĩ, có thể thấy trong văn học Việt Nam nói chung và văn học viết về chiến tranh đã có những dấu hiê ̣u của sự thay đổi

Có thể thấy sau năm 1975 và đặc biệ t là bước vào thời kỳ “Đổi mới”, trong văn ho ̣c Viê ̣t Nam nói chung cũng như văn ho ̣c viết về chiến tranh xuất hiê ̣n khuynh hướng nhâ ̣n thức la ̣i hiê ̣n thực , đáp ứng yêu cầu nhìn thẳng vào sự thật Quan điểm về chức năng phản á nh hiê ̣n thực của văn nghê ̣ đã được nêu rõ trong báo cáo chính tri ̣ của Ban chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội VI: “ Thái đô ̣ của Đảng ta trong viê ̣c đánh giá tình hình là nhìn thẳng vào sự thật , đánh giá đúng sự thâ ̣t , nói rõ đúng sự thật” [12], và trong N ghị quyết 05 của Bộ chính trị : “ Tiếng nói của văn nghê ̣ hiê ̣n thực xã hô ̣i chủ nghĩa Viê ̣t Nam phải là tiếng nói đầy trách nhiê ̣m , trung thực, tự do, tiếng nói của lương tri , của sự thậ t, của tinh thần nhân

đa ̣o cô ̣ng sản chủ nghĩa phản ánh được nguyê ̣n vo ̣ng sâu xa của quần

chúng và quyết tâm của Đảng trong công cuô ̣c đổi mới đến thắng lợi ”[4]

Trang 26

Trên tinh thần đó , văn ho ̣c viết về chiến tra nh đã dũng cảm phản ánh những tác đô ̣ng ghê gớm , khủng khiếp của chiến tranh với các tính cách , các số phận của con người trong và sau chiến tranh với bao nỗi éo le và nỗi buồn dai dẳng Các tác phẩm văn học viết về chiến tranh đã từng bướ c

đi sâu khai thác các vấn đề mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc , vớ i những khám phá mang tính chiều sâu ẩn kín trong mỗi thân phâ ̣n con người với nỗi niềm xót xa , nhức nhối Có thể nói, khi chiến tranh càng lùi xa thì ký

ức về chiến tranh càng hiê ̣n rõ và cô đo ̣ng Mă ̣t khác, cuô ̣c chiến tranh khi đã đi vào trang sách la ̣i phải được mở rô ̣ng với các chiều kích khác nhau của nó, bởi lẽ đô ̣c giả đã hướng tới viê ̣c nhâ ̣n thức la ̣i mô ̣t cách toàn diê ̣n hiện thực về cuộc chiến tranh khốc liệt đã qua như chính cuộc chiến tranh đã từng hiê ̣n diê ̣n Đáp ứng yêu cầu , này các nhà văn đã từng bước nỗ lực mở rô ̣ng pha ̣m vi hiê ̣n thực trong các tác phẩm của mình với những mảng hiê ̣n thực gây ấn tượng thâ ̣t dữ dô ̣i , trong đó, bên ca ̣nh chiến công có cả tổn thất, có sự phản bội bên cạnh vinh quang , có những bi kịch cùng với nhiều phương diê ̣n khác của chiến tranh Xuất phát từ quan điểm hiê ̣n thực mới, văn ho ̣c viết về chiến tranh sau 1975 đã phản ánh chiến tranh với bô ̣

mă ̣t khủng khiếp như nó vốn có Không còn là những đoàn quân mă ̣c quân phục mới tinh , hăm hở bước vào trâ ̣n đánh mà là những trâ ̣n đánh với sự hủy diệt tàn khốc cả sinh ma ̣ng lẫn phẩm chất , nhân tính của con người Tất cả những vấn đề đó cho thấy , văn ho ̣c viết về chiến tranh sau 1975 đã

ít nhiều có dấu hiệu thay đổi Tôn tro ̣ng sự thâ ̣t , phản ánh hiện thực từ nhiều phương diê ̣n, các tác phẩm văn học viết về chiến tranh đã nhận thức

rõ cái giá phải trả cho chiến thắng trong sự khốc liê ̣t của nó So với các tác phẩm thời kỳ trước, các tác phẩm sau 1975 đã khám phá mảng đề tài chiến tranh truyền thống trên những khía cạnh mới Những chuẩn mực đánh giá mới đã được đô ̣i ngũ sáng tác đă ̣t ra với mô ̣t loa ̣t các quan niê ̣m mới về

Trang 27

hiê ̣n thực chiến tranh, về người anh hùng, về những giá tri ̣ tinh thần và giá

trị nhân văn Những tác phẩm như Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh hay

Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai đã không theo lối mòn của diễn biến sự kiện

mà đã được nảy sinh theo một tư duy nghệ thuật rất mới mẻ Nếu tính từ

Đất trắng của nhà văn Nguyễn Tro ̣ng Oánh, tác phẩm được coi như là dấu

hiê ̣u của sự thay đổi trong phương thức phản ánh nghê ̣ thuâ ̣t thì đến Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh , văn ho ̣c Viê ̣t Nam viết về chiến tranh sau

1975 đã cho thấy sự đổi mới sâu sắc và toàn diê ̣n

Một vấn đề khá mới mẻ trong văn ho ̣c viết về chiến tranh giai đoa ̣n này là vấn đề về số phận con người trong chiến tranh cũng đã từng bước được đề câ ̣p khá thấu đáo Số phâ ̣n con người trong chiến tranh được nhìn nhâ ̣n trong những nét bản thể nhất của nó Con ngườ i được khám phá không còn đơn thuần là những con người hành tiến theo định hướng một chiều mà là những con người toàn diê ̣n với đầy đủ phẩm chất t âm sinh lý của con người trong cuộc sống thường nhật, trong hiê ̣n thực nghiê ̣t ngã của

chiến tranh Trong cuốn Văn học Viê ̣t Nam trong thời đại mới, ở phần văn xuôi những năm 1975-1985 viết về cuộc kháng chiến chống xâm lược Mĩ,

khi bàn về những thành tựu xây dựng nhân vâ ̣t của các nhà tiểu thuyết về

đề tài chiến tranh , Nguyễn Văn Long có nhâ ̣n xét : “ Trong nhiều sáng tác gần đây, bên ca ̣nh ý nghĩa li ̣ch sử của cuô ̣c chiến tranh, đã thấy gia tăng sự chú ý của nhà văn đến việc trình bày “con người trong diễn biến lịch sử” Nhiều tác phẩm đã đă ̣c biê ̣t chú ý xây dựng những hoàn cảnh quyết liê ̣t , đầy xung đô ̣t phức ta ̣p , đưa nhân vâ ̣t của mình vào những tình huống hết sức khó khăn, trình bày những diễn biến và số phận kh ông giản đơn của con người ”[24] Đây là mô ̣t nhâ ̣n đi ̣nh rất xác đáng , đánh giá đúng đắn những nỗ lực nhằm vươn tới mu ̣c đích khắc ho ̣a con người trong chiến tranh, điều đó được thể hiện qua một loạt tác phẩm như Hai người trở lại

Trang 28

trung đoàn của Thái Bá Lợi, Chim én bay của Nguyễn Trí Huân, Đất miền Đông của Nam Hà, Cỏ lau của Nguyễn Minh Châu, Nỗi buồn chiến tranh

của Bảo Ninh… Nhìn chung, với viê ̣c đi sâu khai thác khám phá số phận con người, văn ho ̣c viết về chiến tranh sau 1975 đã có bước ngoă ̣t rất lớn trong viê ̣c phản ánh vấn đề thế sự đời tư

Như vậy , có thể thấy , văn ho ̣c viết về chiến tranh sau 1975 dã có những dấu hiê ̣u thay đổi và sự đổi mới theo quy luâ ̣t vâ ̣n đô ̣ng và phát triển của nó Đó là sự thay đổi trong cách phản ánh và tiếp câ ̣n hiê ̣n thực , sự đổi mới bao gồm cả từ phía chủ thể sáng ta ̣o cũng như xuất phá t từ nhu cầu đổi mới đă ̣t ra từ mô ̣t đời sống văn hóa mới và bên ca ̣nh đó là sự đổi mới về các phương thức biểu hiê ̣n của nghê ̣ thuâ ̣t…Tất cả đã đem đến mô ̣t sự thay đổi cơ bản của văn ho ̣c viết về chiến tranh sau 1975

1.2 Nguyễn Trọng Oánh, Bảo Ninh với những dấu ấn của sự đột phá

Nguyễn Tro ̣ng Oánh và Bảo Ninh không phải là hai nhà văn cùng thế hê ̣ Nếu so về tuổi tác và sự nghiệp văn học , hai nhà văn này có mô ̣t điểm chung đó là cả hai đều ít nhiều trực tiếp tham gia vào cuô ̣c chiến tranh giải phóng dân tộc với tư cách là những người lính Khoảng cách xuất hiện những sáng tác của Nguyễn Trọng Oánh và tiểu thuyết viết về chiến tranh của Bảo Ninh cũng cách nhau hơ n chu ̣c năm , với yêu cầu của thời đa ̣i và

xã hội có những cách nhìn nhận khác nhau Khoảng thời gian mười năm không phải là dài nhưng có lẽ nó cũng là khoảng thời gian quan tro ̣ng và đáng ghi nhớ cho bước chu yển mình của vă n ho ̣c Viê ̣t Nam viết về chiến

tranh sau năm 1975 Nếu như ở tiểu thuyết Đất trắng và sau này là Mây cuối chân trời của nhà văn Nguyễn Trọng Oánh , người ta bắt đầu nhâ ̣n

thấy những tín hiê ̣u đầu tiên của sự thay đổi trong cách biểu hiê ̣n và nhìn

nhâ ̣n, suy ngẫm về chiến tranh thì với Nỗi buồn chiến tranh , nhà văn Bảo

Trang 29

Ninh đã cho thấy sự đổi mới đáng kinh nga ̣c của tiểu thuyết viết về chiến tranh thời hâ ̣u chiến với những trải nghiê ̣m và tinh tế về số phận con người bởi những phương thức nghê ̣ thuâ ̣t đô ̣c đáo , hiê ̣n đa ̣i Dường như giữa các tiểu thuyết viết về chủ đề chiến tranh của hai nhà văn này có một sự gắn kết, sự vắt nối mang tính liên tu ̣c , thể hiê ̣n quy luâ ̣t vâ ̣n đô ̣ng và phát triển của văn học Có thể nói , Nguyễn Tro ̣ng Oánh và Bảo Ninh xứng đáng là những nhà văn đă ̣t những dấu mốc quan tro ̣ng với những dấu ấn tiêu biểu

cho tiểu thuyết Viê ̣t Nam viết về chiến tranh sau năm 1975 Đất trắng và Mây cuối chân trời là dấu mốc thứ nhất với những tín hiệu , những mầm non trổ mầm, còn Nỗi buồn chiến tranh là dấu mốc thứ hai với sự chuyển

mình mạnh mẽ , đưa những tín hiê ̣u ban đầu trở nên rõ ràng và xá c đi ̣nh, đánh dấu mô ̣t thái đô ̣, mô ̣t cách nhìn công bằng về chiến tranh

1.2.1 Đất trắng, Mây cuối chân trời - Một cách nhìn mới về thực tế

chiến trận

Nhà văn Nguyễn Trọng Oánh đã có lần tâm sự : “ Tôi nói chuyê ̣n với người hôm nay b ằng câu chuyện của hôm qua…Nói về quá khứ một cách nghiêm túc và trung thực thì không sợ không có điều gì để nói với hôm nay”

Thật vâ ̣y , là nhà văn trưởng thành trong chiến tranh , trực tiếp tham gia chiến đấu , nhà văn Nguyễn Tro ̣ng Oánh đã có nhiều sáng tác văn ho ̣c viết về chiến tranh Đáng chú ý là trong các tác phầm viết về chiến tranh , Nguyễn Tro ̣ng Oánh đã bô ̣c lô ̣ mô ̣t cách nhìn về chiến tranh rất đă ̣c biê ̣t Ông nhìn và viết về chiến tranh theo mô ̣t quan điểm thống nhất, mô tả nó qua những trải nghiê ̣m rất sâu sắc dưới nhiều góc đô ̣ và những suy ngẫm đầy chất nhân văn , tinh tế Với cách nhìn và cách viết về chiến tranh rất

đă ̣c biê ̣t của mình , Nguyễn Tro ̣ng Oánh đã thổi vào các sáng tác của mình

Trang 30

mô ̣t sự thay đổi kỳ diê ̣u , đem lại cái nhìn toàn diện, sinh đô ̣ng và đa chiều cho đô ̣c giả khi chiêm nghiê ̣m về mô ̣t ký ức hào hùng nhưng cũng vô cùng

bi ki ̣ch, đau thương Nếu hình dung mô ̣t cách sinh đô ̣ng thì có thể nói , nhà văn Nguyễn Tro ̣ng Oánh là mô ̣t trong những ngôi sao sáng soi đường cho những đồng nghiê ̣p nhiều thế hê ̣ kế tiếp trong mảng đề tài chiến tranh Ông xứng đáng được coi là người đă ̣t dấu mốc cho sự thay đổi của dòng văn học này thời kỳ hậu chiến

Nhà văn Nguyễn Trọng Oánh sinh năm 1929, quê ta ̣i xã Nghi Long, huyê ̣n Nghi Lô ̣c , tỉnh Nghệ An Ông tham gia kháng chiến và hoa ̣t đô ̣ng văn nghê ̣ từ khi còn là học sinh trung học Nguyễn Tro ̣ng Oánh nhâ ̣p ngũ vào biên chế của Đại đoàn chủ lực 304, tham gia chiến đấu trên nhiều chiến trường miền Bắc, sau được điều về tra ̣i sáng tác viết truyê ̣n anh hùng của Tổng cục chính trị Khi Ta ̣p chí Văn nghê ̣ Quân đô ̣i thành lâ ̣p , ông là

mô ̣t trong những thành viên đầu tiên Trong chiến tranh chống Mỹ , ông công tác chủ yếu ở tuyến lửa khu 4 Khi đất nướ c thống nhất , Nguyễn Trọng Oánh ra Hà Nội tiếp tục sáng tác Năm 1980, ông là Phó tổng biên

tâ ̣p ta ̣p chí Văn nghê ̣ Quân đô ̣i Do bê ̣nh hiểm nghèo, Nguyễn Tro ̣ng Oánh mất ta ̣i Hà Nô ̣i năm 1993

Nguyễn Trọng Oánh mở đầu sự nghiê ̣p văn chương bằng con đường

thơ ca với các tâ ̣p thơ : Thơm hương bốn mùa (1961), Ngày đẹp nhất (1974), Lơ ̀ i người cầm súng (1977) Từ sau năm 1975, Nguyễn Tro ̣ng

Oánh chuyển hướ ng sang viết tiểu thuyết với mô ̣t số tác phẩm được đán h

giá cao như : Con tốt sang sô ng (1989), Đất trắng (1979-1984), Mây cuối chân trời (1985)…; Nhà văn Nguyễn Trọng Oánh đã được tặng thưởng

Giải thưởng Hội Nhà văn năm 1977, Giải thưởng Bộ Quốc phòng năm

1984 cho tiểu thuyết Đất trắng Nhìn chung , những tiểu thuyết của

Nguyễn Tro ̣ng Oánh t hể hiê ̣n sự vâ ̣n đô ̣ng và trưởng thành của nhà văn

Trang 31

qua từng thời kỳ và đă ̣t những dấu ấn khá tiêu biểu cho sự phát triển của tiểu thuyết hiê ̣n đa ̣i Viê ̣t Nam

Cũng như hầu hết các nhà văn khác , sau chiến tranh Nguyễn Trọ ng Oánh vẫn hăng say dồn sức cho sáng tác , trong đó nhà văn dày công viết về chiến tranh, mô ̣t cuô ̣c chiến mà ông đã gắn bó trong sự nghiê ̣p viết văn ,

làm thơ của mình Với hai tâ ̣p tiểu thuyết Đất trắng, Nguyễn Tro ̣ng Oánh

đã khiến mo ̣i người ngỡ ngàng về sự dồn nén và tâm huyết của mình cho

văn xuôi, cho tiểu thuyết Tiểu thuyết Đất trắng trình làng với bạn đọc tập

mô ̣t năm 1979, lâ ̣p tức được dư luâ ̣n đón nhâ ̣n bởi lối kể chuyê ̣n trần tru ̣i, khắc nghiệt, mô tả cuô ̣c chiến đấu khốc liê ̣t , đề cập đến những khó khăn

vô bờ bến và những mất mát , hy sinh mà nếu không phải là người trong

cuô ̣c có lẽ sẽ không thể viết nổi Tiểu thuyết Đất trắng viết về Trung đoàn

16 với nhiệm vụ tiếp tục cuô ̣c đấu tranh dằng dai quyết liê ̣t với đi ̣ch để giành lại dân, giành lại địa bàn Được sự giúp đỡ , phối hợp của lực lượng

đi ̣a phương và của những người dân yêu nước , trung đoàn 16 đã bám đất, bám dân, đâ ̣p tan âm mưu biến vùng đất ven đô thành vùng đất trắng của

đi ̣ch, tạo thế bàn đạp cho cuộc tổng tiến công mùa xuân 1975 đa ̣i thắng Tác phẩm đã tái hiện lại một hiện thực chiến tranh đúng theo nghĩa của chiến tranh với sự hủy diê ̣t khủng khiếp , sự đau thương , lòng dũng cảm kiên cường và cả sự phản bội Có thể nói , hiê ̣n thực trong tác phẩm được lô ̣t tả đa chiều , chân xác và toàn diê ̣n hơn hẳn nếu không nói là vượt

bâ ̣c so với tấ t cả các cuốn tiểu thuyết viết về chiến tranh trước đó Hiê ̣n thực chiến tranh đã không được nhà văn mô tả đơn giản , mô ̣t chiều Nhân

vâ ̣t trong tác phẩm dẫu là phía ta hay phía đối phương luôn phải trải qua

hết thử thách nà y đến thử thách khác Trong Đất trắng, Trung đoàn 16 và

mỗi cá nhân cán bô ̣ , chiến sĩ đã luôn phải sống và chiến đấu , hoạt động trong vùng tam giác sắt trước những tình huốn g đầy sự cẳng thẳng đến

Trang 32

ngô ̣t nga ̣t mà nhiều khi tưởng chừng đó là mô ̣t chuỗi bi ki ̣ch sẽ không ai có thể vượt qua được Phía ta thì quyết tâm bám đất bám dân , mô ̣t tấc không

đi, mô ̣t ly không rời với ý chí giữ vững thế trâ ̣n ta ̣o đà cho chă ̣ng đường phát triển chiến đấu tiếp theo, còn phía địch, quyết dồn lực lượng tâ ̣p trung tiêu diê ̣t trung đoàn với sự hủy diê ̣t khủng khiếp nhất có thể Cả hai phía luôn ở trong tình trạng đối đầu nguy hiểm trong đó phía ta luôn rơi vào trong những tình thế cực kỳ khó khăn khi mỗi ngày lại có thêm mô ̣t sự hy sinh, tổn thất Chính trong giờ phút khó khăn đó mà ngay một chỉ huy cao cấp của trung đoàn đã khiếp nhược tìm đường chiêu hồi đã làm cho tình thế của trung doàn đã khó khăn la ̣i càng thêm chồng chất khó khăn Trong các tiểu thuyết viết về chiến tranh trước đó , nếu có sự đầu hàng , chiêu hồi

thì cũng mới chỉ dừng ở cấp độ chiến sĩ , nhưng Đất trắng là tiểu thuyết

viết về chiến tranh lần đ ầu tiên đã dám đưa một nhân vật có hạng , mô ̣t sĩ quan cao cấp, không những thế còn là người chi ̣u trách nhiê ̣m về công tác Đảng, công tác chính tri ̣ trong đơn vi ̣ ra đầu hàng giă ̣c Và cũng chính vì

điều đó mà ngay khi Đất trắng ra đời, bên ca ̣nh những lời khen ngợi cũng

có những ý kiến chê bai, phê bình, cho rằng nhà văn đã ha ̣ thấp thanh danh và uy tín bộ đội , thâ ̣m chí tác phẩm còn bi ̣ thu hồi ngay chính trên quê hương của ông Cho dù chi ̣u nhiều búa rìu của dư luận nhưng Nguyễn Trọng Oánh vẫn kiên trì , nhẫn na ̣i, và năm năm sau , năm 1984, ông hoàn thành tập hai của cuốn tiểu thuyết trứ danh này

Có thể nói, sự tồn ta ̣i của tiểu thuyết Đất trắng cho đến ngày hôm nay

và viê ̣c tác phẩm được vinh danh như là mô ̣t tác phẩm văn ho ̣c đầu tiên đem đến tín hiê ̣u của sự đổi mới về chủ đề chiến tranh đã cho thấy giá tri ̣ đích thực của tác phẩm Nhà văn Nguyễn trọng Oánh đã dũng cảm lô ̣t trần sự thâ ̣t tất yếu như nó vốn tồn ta ̣i , khẳng đi ̣nh sự bất tử của hiê ̣n thực và chính hiê ̣n thực là nền tảng , là đòn bẩy cho những biểu hiê ̣n vô cùng sâu

Trang 33

sắc vẻ đe ̣p của chủ nghĩa anh hùng Ông đã đề câ ̣p đến mă ̣t trá i của chiến tranh khi mà trung đoàn 16 câ ̣n kề bên sự tiêu diê ̣t Trong cuô ̣c chiến đấu đó, bên ca ̣nh sự anh dũng quên thân có cả sự dao đô ̣ng, đầu hàng, bên ca ̣nh những tấm gương anh hùng có cả sự phản bô ̣i , hèn nhát…Với tiểu t huyết

Đất trắng, Nguyễn Trọng Oánh đã khơi nguồn cho mô ̣t lối viết mới , mô ̣t

suy nghĩ mới cho tiểu thuyết viết về chiến tranh thời kỳ hâ ̣u chiến Đất trắng đã đề câ ̣p đến mô ̣t hiê ̣n thực về chiến tranh ở mức đô ̣ quyết liê ̣t nhất

và chính trong sự quyết liệt ấy sự thật và sự giả dối được phơi bày , bô ̣c lô ̣ Phải nói rằng , đây là một tiểu thuyết có giá trị như bước đột phá tiên

phong trong đổi mới viết về hiện thực chiến tranh Đất trắng của Nguyễn

Trọng Oánh như là một tín hiệu cho sự xuất hiện những tác phẩm theo khuynh hướng phân tích đào sâu thực tại Nhâ ̣n xét về bô ̣ tiểu thuyết này ,

nhà nghiên cứu Trần Duy Thanh đã đánh giá: “Đất trắng nằm trong số tiểu

thuyết viết về chiến tranh xuất hiện sau chiến tranh đã có chặng đường dài một thập kỷ Một thử thách với tác giả cũng như nhiều cây bút khác là: yêu cầu của bạn đọc khắt khe hơn; không thể miêu tả chiến tranh một cách dễ dãi, toàn những chuyện ngọt ngào, suôn sẻ Và ai cũng thấy là tiểu thuyết với đề tài chiến tranh sau 1975 đã có những khởi sắc”[48] Cùng với hai

tâ ̣p tiểu thuyết Đất trắng, tiểu thuyết Mây cuối chân trời cũng đã đem đến

cho đô ̣c giả những làn gió mới của tiểu thuyết viết về chủ đề chiến tranh

Có thể nó i Mây cuối chân trời là một cuốn tiểu thuyết trong số rất nhiều

bản thảo tiểu thuyết mà nhà văn Nguyễn Tro ̣ng Oánh chưa xuất bản khi

sinh thời Nguyễn Tro ̣ng Oánh viết Mây cuối chân trời vào khoảng năm

1985, sau khi cuộc chiến kết thúc mười năm, và chính quãng thời gian này đủ để tác giả nhìn nhâ ̣n cuô ̣c chiến mô ̣t cách bình tĩnh và bao quát hơn ,

toàn diện hơn Đo ̣c Mây cuối chân trời có cảm giác đây là cuốn tiểu thuyết được nén chă ̣t bởi liều lượng thời gian và không gian bao trùm nó Mây

Trang 34

cuối chân trời không mô tả cuô ̣c chiến ở tầm vĩ mô , tầm cỡ nhưng cuô ̣c

chiến la ̣i được mô tả như là mô ̣t đi ̣nh mê ̣nh và có mô ̣t cấp đô ̣ rất khốc liê ̣t

Không gian chiến tranh của Mây cuối chân trời bao trùm từ Bùi Chu, Phát

Diê ̣m vào tâ ̣n đến Tây Ninh và tâ ̣p trung vòng xoáy ta ̣i Vĩnh Trinh và ngã

tư Bảy Hiền-Sài Gòn Thời gian của Mây cuối chân trời là một phần tư thế

kỷ với hai thế hệ của cả hai bên và với nhiều giai tầng xã hô ̣i Điểm mới

mẻ của Mây cuối chân trời là tác giả đã đề cập đến mức độ khốc liệt của

chiến tranh theo mô ̣t hướng nhìn khác Mức đô ̣ khốc liê ̣t của chiến tranh trong tác phẩm không phải là ở số l ượng người tham gia , không phải là số lượng bom đa ̣n được trút xuống mà mức đô ̣ khốc liê ̣t của chiến tranh bắt rễ từ lòng hâ ̣n thù , là ý thức và thậm chí là ý thức hệ Chiến tranh đã được miêu tả như là mô ̣t sự trớ trêu của số phận khi những người đứng trước mũi súng của nhau , là địch thủ của nhau lại là những người một thời thân thuô ̣c với tình bà con lối xóm , cùng học chung dưới một mái trường , và đau xót hơn, là từng có cả thời gian yêu nhau hay si mê nhau Từ những gì thân thuô ̣c thân yêu nhất , những con người ấy bỗng trở thành kẻ thù của nhau với nhiều số phâ ̣n khác nhau và cùng tu ̣ về tâm bão là ngã tư Bảy

Hiền-Sài Gòn Dường như, với Mây cuối chân t rời, Nguyễn Tro ̣ng Oánh

đã xây dựng và sắp đă ̣t mô ̣t cuô ̣c hô ̣i ngô ̣ của chiến tranh Cuô ̣c hô ̣i ngô ̣

tang thương của chiến tranh trong Mây cuối chân trời đã được tác giả khắc

họa không phải theo phương pháp truyền thống, ký sự biên niên Nó không

còn là những trận càn ác liệt như trong Đất trắng với máu chảy đầu rơi hay

tên bay đa ̣n la ̣c mà nó là những ma ̣ch ngầm tuôn chảy lă ̣ng lẽ theo mô ̣t

dòng ý thức Có thể nói cùng với Đất trắng, Mây cuối chân trời đã đem la ̣i

những cơn gió mới với những tín hiê ̣u mới mẻ khi viết về đề tài , chủ đề

chiến tranh bởi lẽ “ Mây cuối chân trời là Nguyễn Trọng Oánh, người lính

và người tôn trọng sự thật Ông đã đưa la ̣i cho ta mô ̣t cái nhìn sâu hơn, thâ ̣t

Trang 35

hơn về chiến tranh và đồng thời đưa đến mô ̣t thủ pháp nghê ̣ thuâ ̣t mới cho tiểu thuyết”[52]

1.2.2 Nỗi buồn chiến tranh - một tác phẩm có số phận đặc biệt

Là “con nhà nòi ”, nhưng có thể nói nhà văn Bảo Ninh bước v ào nghiệp văn khá thầm lă ̣ng Rời quân ngũ cùng bô ̣ đồ lính ba ̣c phếch trên người , ông trở về cuô ̣c sống đời thường khá vất vả , cho đến khi người cha của ông – Giáo sư ngôn ngữ học Hoàng Tuệ đưa ông đến gặp Giáo sư Hoàng Ngọc Hiến (Trường viết văn Nguyễn Du ) và cuộc đời của Bảo Ninh bước sang mô ̣t trang mới Ngày ấy, dù điểm thi vào trường viết văn của Bảo Ninh là khá thấp , nhưng với con mắt xanh của mình , Giáo sư Hiến vẫn quyết đi ̣nh nhâ ̣n ông vào học Có lẽ , ngay từ thời điểm ấy , ông đã phát hiê ̣n mô ̣t tài năng văn chương cho đất nước sau này Khi đo ̣c những bản thảo truyện ngắn đầu tay viết về đề tài chiến tranh của Bảo Ninh , Giáo sư Hiến đã khuyên nhà văn chưa nên công bố vô ̣i, hãy viết lại cho kỹ hơn và hay hơn Quả không sai , chỉ sau đó một thời gian , ngay khi còn theo ho ̣c

dưới mái trường viết văn Nguyễn Du , bản thảo cuốn tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh đã được Bảo Ninh hoàn thành mô ̣t cách xuất sắc và gây sự bất

ngờ lớn với ngay cả người thầy đang dìu dắt ông là Giáo sư Hoàng Ngo ̣c

Hiến Ngay sau khi tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh được công bố , tên

tuổi Bảo Ninh lâ ̣p tức gây sự chú ý của cả văn đàn trong và ngoài nước Tâm sự về thành công của mình , nhà văn Bảo Ninh khiêm tốn : “ Thâ ̣t ra, đấy là sự ghi dấu của nền văn ho ̣c Viê ̣t Nam thời đổi mới , thời kỳ văn ho ̣c

có những thay đổi sâu sắc nên một tác giả mới như tôi vẫn được chú ý” Nhà văn Bảo Ninh là một tác giả thuộc thế hệ sau so với Nguyễn Trọng Oánh Bảo Ninh sinh năm 1952, quê ở tỉnh Quảng Bình, vào bộ đội năm 1969 Thời chiến tranh , Bảo Ninh chiến đấu ở mặt trận B-3 Tây

Trang 36

Nguyên, tại tiểu đoàn 5, trung đoàn 24, sư đoàn 10 Năm 1975, ông giải ngũ và học Đại học từ năm 1976 - 1971 và sau đó làm việc tại Viện Khoa học Việt Nam Từ năm 1984-1986, học khóa 2 trường viết văn Nguyễn

Du, sau đó công tác ta ̣i báo Văn nghê ̣ trẻ , là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1997

Trong tất cả các cuốn tiểu thuyết Viê ̣t Nam hiê ̣n đa ̣i nói chung và tiểu thuyết viết về chủ đề chiến tranh nói riêng , tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh là một tác phẩm có thân phận đặc biệt Tác phẩm được

in lần đầu năm 1990 do Nhà xuất bản Hội nhà văn ấn hành với cái tên là

“Thân phận của tình yêu”, một cái tên khá sến và vô nghĩa với nội dung tác phẩm Ngay nhà văn Nguyễn Phan Hách trong buổi thảo luận về tiểu thuyết này của tuần báo Văn nghệ ngày 24.8.1991 cũng đã thừa nhận là:

“Đã ép tác giả phải đổi tên từ “Nỗi buồn chiến tranh” sang “Thân phận của tình yêu” dù tôi biết tên mới không hay”[32] Năm 1991, tác phẩm được tặng Giải thưởng Hội Nhà Văn Việt Nam và được đón chào nồng nhiệt , được coi là mô ̣t hiê ̣n tượng đă ̣c biê ̣t của văn ho ̣c Viê ̣t Nam Có thể nói, với Nỗi buồn chiến tranh, Bảo Ninh đã miêu tả chiến tranh từ một góc độ khác, góc độ cá nhân, thân phận con người, đi sâu vào nỗi niềm cá nhân Khi thảo luận về cuốn tiểu thuyết này , nhà văn Cao Tiến Lê đã nhâ ̣n đi ̣nh rất sâu sắc : “ Những ai đã trực tiếp cầm súng t rong cuô ̣c kháng chiến chống Mĩ cứu nước đều hiểu rằng ở mỗi trâ ̣n đánh cu ̣ thể bao giờ cũng có hai con đườ ng Mô ̣t con đường tiến vào trâ ̣n đi ̣a và mô ̣t con đường rời khỏi trâ ̣n đi ̣a Con đường tiến vào trâ ̣n đi ̣a là con đườn g với đô ̣i ngũ chỉnh tề gồm bô ̣ binh, pháo binh…khí thế hồ hởi xông lên, tưởng như băm nát quân thù trong chốt lát Con đường rời khỏi trâ ̣n đi ̣a là con đường gian nan vất

vả đau đớn sau hoặc giữa cuộc ác chiến , người lính quầ n áo lôi thôi lếch

thếch mê ̣t mỏi đưa thương binh tử sĩ về tuyến sau…Trong tiểu thuyết Thân

Trang 37

phận của tình yêu (Nỗi buồn chiến tranh ) Bảo Ninh đã sử du ̣ng vốn liếng

bằng chất liê ̣u ở con đường thứ hai của trâ ̣n đánh tức là con đường rời khỏi

trâ ̣n đi ̣a và Bảo Ninh đã ở tư thế nằm trên võng để viết chứ không phải

nằm tâ ̣p thể tổ ba người hoă ̣c toàn tiểu đô ̣i”[33] Cũng trong buổi thảo luận đó, nhà văn Nguyên Ngo ̣c cho rằng : “ Đây là mô ̣t cuốn sách nghiền ngẫm về hiê ̣n thực – hiê ̣n thực chiến tranh và hâ ̣u chiến” [34] Khác với các sáng

tác văn học về chủ đề chiến tranh, tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh đã tìm

cho mình mô ̣t hướng đi khá mới mẻ và ở đó tác giả tỏ ra không sợ né tránh sự thâ ̣t đau đớn phũ phàng với những vấn đề gai góc như những mất mát trong chiến tranh và đánh giá nó trong mối quan hê ̣ giữa tình người với tình người, mối quan hê ̣ giữa tình yêu và nhân cách , nhân tính, những khát vọng và cả sự thể nghiệm nghệ thuật Phải nói rằng sau 15 năm khi chiến tranh kết thúc và cũng sau 15 năm bươn chải với thực tế cuô ̣c sống thời

hâ ̣u chiến, nhà văn Bảo Ninh đã nghiền ngẫm khá tỉ mỉ về sự trở lại của người lính sau chiến tranh và cảm thấy đau xót cho số phâ ̣n con người

trong chiến tranh và sau chiến tranh Nỗi buồn chiến tranh không chỉ là

mô ̣t cuốn tiểu thuyết nói về thời đã qua mà còn nói về cái hôm nay , giai đoa ̣n đầy khó khăn và thách thức khi mà người lính bước vào cuộc mưu sinh mới trong cuô ̣c sống thường n hâ ̣t Thành công của Bảo Ninh không chỉ là thể hiện ở sự chân thực , ở cách nhìn mới về chiến tranh mà nó còn biểu hi ện ở cách cảm thụ , cách cắt nghĩa và lý giải mới về đề tài chiến tranh, một đề tài mang tính truyền thống và gắn bó mâ ̣t thiết với văn ho ̣c

cách mạng Việt Nam Nét đổi mới đặc sắc của Nỗi buồn chiến tranh không

chỉ bô ̣c lô ̣ ở chiều sâu tư tưởng mà còn ở chiều sâu nghê ̣ thuâ ̣t Đó là nỗi đau, nỗi mất mát , nỗi ám ảnh kin h hoàng của người lính về sự tàn khốc của chiến tranh Lớn hơn nỗi đau về thể xác , đó là nỗi đau về tinh thần , điều mà người ta hay go ̣i là “ hô ̣i chứng chiến tranh” Nhận xét về Nỗi

Trang 38

buồn chiến tranh , Giáo s ư Trần Đình Sử cho rằng: “ Văn ho ̣c nói nhiều

đến tính chính nghĩa , tính anh hùng, tính cách mạng nhưng chưa có gì đáng kể và tính tàn bạo , tính hủy diệt , bi thảm của nó , những tính chất không chỉ thể hiê ̣n ở cái chết nơi chiến trâ ̣n , mà còn mở rộng thành cái chết nơi tâm hồn…” [40].Là một nhà văn có những năm tháng tham gia quân đô ̣i, mô ̣t nhân chứng bước ra từ cuô ̣c chiến dù thuô ̣c thế hê ̣ sau so với các nhà văn lớp trước , Bảo Ninh không nhìn chiến tranh b ằng những tấm huân chương, những bản anh hùng ca…Chiến tranh hiê ̣n lên trong tác phẩm với tất cả sự tàn khốc , sự bi thảm, sự ghê rợn Sự tăm tối của chiến tranh còn được khắc đâ ̣m them ở sự huyền bí , man rợ của núi rừng Núi rừng hoang vắng , huyền bí như đồng lõa với chiến tranh khốc liê ̣t Bút pháp đặc tả cộng với những chi tiết đắc địa , khiến cho Nỗi buồn chiến tranh có những tác động kép, những thô ng điê ̣p đa tầng , nhiều chiều về

chiến tranh Nói một cách chính xác , Bảo Ninh với tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh đã khơi nguồn cho mô ̣t dòng “văn ho ̣c vết thương ” mới mẻ

của nền văn học Việt Nam hiện đại Tuy nhiên, trong hơn 10 năm sau đó tác phẩm lặng lẽ rời khỏi văn đàn, vì đây là một tác phẩm “khó đọc” ở thời

điểm đó Nỗi buồn chiến tranh là tiểu thuyết đầu tiên viết về chiến tranh

với một kĩ thuật lạ và sự mới mẻ về nội dung Nếu như các tác phẩm viết

về chiến tranh trước 1975 được viết với góc độ của tập thể, cái riêng đặt

trong cái chung, hòa tan với cái chung, ngùn ngụt ý chí cứu nước thì Nỗi buồn chiến tranh có cái nhìn sâu hơn về thân phận con người trải qua trận

mạc, sự mất mát của cái cá nhân thời chiến, cái bi quan của cá nhân đối với cuộc chiến, chiến tranh không chỉ có vinh quang, hay đấu tranh chính nghĩa mà chiến tranh tóm gọn lại là sự chết chóc, sự hủy diêt Những vấn

đề đó với một xã hội chập chững đi bên lề của sự đổi mới thật khó được

chấp nhận Cần nhớ rằng , vào thời điểm nhạy cảm đó , Nỗi buồn chiến

Trang 39

tranh đã đu ̣ng cha ̣m đến những vấn đề cũng rất nha ̣y cảm mà trước đó hầu như chưa được đề câ ̣p đến Bảo Ninh đã dấn thân khai thác chiều sâu nô ̣i tâm đời sống của con người theo dòng tâm lý ý thức , phơi bày chiề u sâu hiê ̣n thực trần tru ̣i mà các cuốn tiểu thuyết viết về chiến tranh trước đó né tránh Chính vì vậy bên cạnh sự chào đón nồng nhiệt , Nỗi buồn chiến tranh đã vấp phải không ít ý kiến trái chiều Chẳng hạn, trong bài viết

Nghĩ gì khi đọc tiểu thuyết Thân phận của tình yêu, nhà nghiên cứu Đỗ

Văn Khang đã lên tiếng phê phán gay gắt rằng Bảo Ninh đã lầm lẫn quá lớn về phương pháp lịch sử và phương pháp nghệ thuật đối với phương diện chiến tranh và kết luận “ Thật đáng tiếc, lẽ ra không nên in vội Thân phận của tình yêu”[18]

Thật ra, do quá quen được ru ngủ trong vầng hào quang chiến thắng , quá quen đọc các tác phẩm viết về chiến tranh với motip “đi ̣ch thua ta thắng” cho nên viê ̣c mô ̣t cuốn tiểu thuy ết luận về chiều sâu cuộc chiến với những vấn đề sâu xa thuô ̣c về tâm tra ̣ng người trong cuô ̣c và hiê ̣n thực của

cuô ̣c chiến như Nỗi buồn chiến tr anh xuất hiê ̣n không d ễ được lối tư duy

cũ chấp nhận , thâ ̣m chí còn đòi hủy bỏ , thu hồi Với sự phức ta ̣p của vấn

đề tiếp nhận cho nên trong một thời gian dài , Nỗi buồn chiến tranh ít được

nhắc đến và có thời điểm bị rơi vào quên lãng Mặc dù vậy, với làn sóng

đổi mới tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh vẫn được yêu thích, là một dấu

mốc quan trọng trong văn học viết về chiến tranh sau 1975 của nền văn học đương đại

Nhìn chung, có thể thấy, khó có cuốn sách nào có số phận đặc biệt và

kỳ lạ như tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh , nó giống như số phâ ̣n của

những cô gái trong các truyê ̣n nôm dân gian trong văn ho ̣c trung đa ̣i với

hai chữ truân chuyên Ban đầu, sự xuất hiê ̣n của Nỗi buồn chiến tranh tựa

như tiếng sét giữa trời quang , được in ra rô ̣ng rãi , được mang ra thảo luâ ̣n

Trang 40

và được nhận nhiều lời khen ngợi thực lòng Cùng với Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường và Bến không chồng của Dương

Hướng, năm ấy Thân phâ ̣n tình yêu ( Nỗi buồn chiến tranh ) được giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam Và cũng chỉ khoảng một năm sau khi xuất hiê ̣n , Nỗi buồn chiến tranh đã tìm được người muốn di ̣ch ra tiếng nước ngoài để rồi bắt đầu mô ̣t cuô ̣c sống tưng bừng mà có lẽ là chưa có tác phẩm văn ho ̣c hiê ̣n đa ̣i Viê ̣t Nam nào làm nổi Đo ̣c Nỗi buồn chiến tranh

khiến người ta nhớ la ̣i những Phía Tây không có gì lạ của E.M.Remarque và Mặt trời vẫn mọc của E.Hemingway Những cũng thâ ̣t kỳ la ̣, gian truân

đã â ̣p tới với Nỗi buồn chiến tranh Từ lẻ tẻ vài lời chê bai ban đầu đã thổi bùng thành một phong trào phê phán và cuốn sách rơi vào im lặng trong

mô ̣t quãng thời gian dài, và nếu như ở thời kỳ trước thì có lẽ đã mất đi một dấu ấn trong dòng văn ho ̣c viết về chiến tranh thời hâ ̣u chiến Nhưng cái may của Nỗi buồn chiến tranh là tiểu thuyết này ra đời vào thời kỳ hô ̣i nhâ ̣p và trong sự cởi trói , đổi mới tư duy , giá trị đích thực của Nỗi buồn chiến tranh đã được nhìn nhâ ̣n mô ̣t cách chân xác đúng như nhâ ̣n đi ̣nh của nhà văn Nguyễn Phan Hách “ Đây là ký ức chân thực của người lính Tác giả, anh binh nhì nhiều năm ở chiến trường, rồi viết nó ra chắt lọc từ máu thịt của mình Đây không phải là sản phẩm của óc tưởng tượng sa đà cùng với sự uốn éo ngôn từ Có thể nói ngòi bút này có những phút giây được nhập thần” [35]

Ngày đăng: 29/12/2015, 17:14

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Bô ̣ Chính tri ̣ – BCH Trung ƣơng Đảng Cô ̣ng Sản Viê ̣t Nam (1987), Nghị quyết 05 về Văn hóa văn nghê ̣ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị
Tác giả: Bô ̣ Chính tri ̣ – BCH Trung ƣơng Đảng Cô ̣ng Sản Viê ̣t Nam
Năm: 1987
3. Bô ̣ Chính tri ̣ – BCH Trung ƣơng Đảng Cô ̣ng Sản Viê ̣t Nam (1987), Nghị quyết 05 về Văn hóa văn nghê ̣ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị
Tác giả: Bô ̣ Chính tri ̣ – BCH Trung ƣơng Đảng Cô ̣ng Sản Viê ̣t Nam
Năm: 1987
4. Bô ̣ Chính tri ̣ – BCH Trung ƣơng Đảng Cô ̣ng Sản Viê ̣t Nam (1987), Nghị quyết 05 về Văn hóa văn nghê ̣ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị
Tác giả: Bô ̣ Chính tri ̣ – BCH Trung ƣơng Đảng Cô ̣ng Sản Viê ̣t Nam
Năm: 1987
6. Nguyễn Minh Châu (2007) Dấu chân người lính , Nxb Văn ho ̣c, Hà Nội 7. Đinh Xuân Dũng (1995), Văn học Việt Nam về chiến tranh, hai giai đoạn của sự phát triển,Tạp chí Văn nghệ Quân đội (Số 12), tr. 91-95 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dấu chân người lính
Tác giả: Nguyễn Minh Châu (2007) Dấu chân người lính , Nxb Văn ho ̣c, Hà Nội 7. Đinh Xuân Dũng
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1995
8.Đinh Xuân Du ̃ng (2004), Văn học văn hóa tiếp nhận và suy nghĩ , Nxb Tƣ ̀ điển Bách khoa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học văn hóa tiếp nhận và suy nghĩ
Tác giả: Đinh Xuân Du ̃ng
Nhà XB: Nxb Tƣ̀ điển Bách khoa
Năm: 2004
15. Phan Cƣ̣ Đê ̣ (1974), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại , Tâ ̣p I, Nxb Đa ̣i ho ̣c và Trung ho ̣c chuyên nghiê ̣p, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại
Tác giả: Phan Cƣ̣ Đê ̣
Nhà XB: Nxb Đa ̣i ho ̣c và Trung ho ̣c chuyên nghiê ̣p
Năm: 1974
16. Hà Minh Đức (1987), Thời gian và trang sách , Nxb Văn ho ̣c, Hà Nội 17. Hoàng Ngọc Hiến (1990), Thơ ̀ i kỳ văn ho ̣c vƣ̀a qua và xu thế phát triển , Chuyên san Báo Văn nghê ̣, (tháng 04), tr. 9-15 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thời gian và trang sách
Tác giả: Hà Minh Đức (1987), Thời gian và trang sách , Nxb Văn ho ̣c, Hà Nội 17. Hoàng Ngọc Hiến
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1990
24. Nguyễn Văn Long (2003), Văn học Viê ̣t Nam trong thời đại mới , Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Viê ̣t Nam trong thời đại mới
Tác giả: Nguyễn Văn Long
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2003
31. Bảo Ninh (2009), Nỗi buồn chiến tranh, Nxb Văn ho ̣c, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nỗi buồn chiến tranh
Tác giả: Bảo Ninh
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2009
36. Nhiều ta ́c giả (2010), Từ điển thuật ngữ văn học , Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Tác giả: Nhiều ta ́c giả
Nhà XB: Nxb Giáo dục Việt Nam
Năm: 2010
37. Nhiều ta ́c giả (1996), 50 năm văn ho ̣c Viê ̣t Nam sau cách mạng Tháng Tám, Nxb Đa ̣i ho ̣c Quốc gia Hà Nô ̣i Sách, tạp chí
Tiêu đề: 50 năm văn học Viê ̣t Nam sau cách mạng Tháng Tám
Tác giả: Nhiều ta ́c giả
Nhà XB: Nxb Đại ho ̣c Quốc gia Hà Nô ̣i
Năm: 1996
41. Nhiều ta ́c giả (1996), 50 năm văn học Viê ̣t Nam sau cách mạng Tháng Tám, Nxb Đa ̣i ho ̣c Quốc gia Hà Nô ̣i Sách, tạp chí
Tiêu đề: 50 năm văn học Viê ̣t Nam sau cách mạng Tháng Tám
Tác giả: Nhiều ta ́c giả
Nhà XB: Nxb Đại ho ̣c Quốc gia Hà Nô ̣i
Năm: 1996
42. Nhiều ta ́c g iả (1996), 50 năm văn ho ̣c Viê ̣t Nam sau cách mạng Tháng Tám, Nxb Đa ̣i ho ̣c Quốc gia Hà Nô ̣i Sách, tạp chí
Tiêu đề: 50 năm văn học Viê ̣t Nam sau cách mạng Tháng Tám
Tác giả: Nhiều ta ́c g iả
Nhà XB: Nxb Đại ho ̣c Quốc gia Hà Nô ̣i
Năm: 1996
43. Nhiều ta ́c giả (1996), 50 năm văn học Viê ̣t Nam sau c ách mạng Tháng Tám, Nxb Đa ̣i ho ̣c Quốc gia Hà Nô ̣i Sách, tạp chí
Tiêu đề: 50 năm văn học Viê ̣t Nam sau c ách mạng Tháng Tám
Tác giả: Nhiều ta ́c giả
Nhà XB: Nxb Đại ho ̣c Quốc gia Hà Nô ̣i
Năm: 1996
44. Nguyễn Tro ̣ng Oánh (1979), Đất trắng, tâ ̣p 1, Nxb Quân đô ̣i nhân dân, Hà Nô ̣i Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đất trắng
Tác giả: Nguyễn Tro ̣ng Oánh
Nhà XB: Nxb Quân đô ̣i nhân dân
Năm: 1979
45. Nguyễn Tro ̣ng Oánh (1984), Đất trắng, tâ ̣p 2, Nxb Quân đô ̣i nhân dân, Hà Nô ̣i Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đất trắng
Tác giả: Nguyễn Tro ̣ng Oánh
Nhà XB: Nxb Quân đô ̣i nhân dân
Năm: 1984
46. Nguyễn Tro ̣ng Oánh (2001), Mây cuối chân trời , Nxb Quân đô ̣i nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mây cuối chân trời
Tác giả: Nguyễn Tro ̣ng Oánh
Nhà XB: Nxb Quân đội nhân dân
Năm: 2001
1. Vũ Tuấn Anh (1995), Đổi mới văn học vì sự phát triển.Tạp chí Văn học (số 04), tr. 14-19 Khác
5. Nguyễn Minh Châu (1987), Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghê ̣ minh ho ̣a, Báo Văn nghệ (số 49 – 50), tr. 2-15 Khác
9. Đa ̉ng Cô ̣ng Sản Viê ̣t Nam (1976), Báo cáo Chính trị của Ban chấ p hành Trung ương Đảng Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w