Chủ nghĩa nhân văn với những khuynh hƣớng biểu hiện mới

Một phần của tài liệu chủ đề chiến tranh trong tiểu thuyết việt nam sau 1975 qua sáng tác của nguyễn trọng oánh và bảo ninh (Trang 67)

5. Kết cấu của luận văn

2.3.Chủ nghĩa nhân văn với những khuynh hƣớng biểu hiện mới

Nhƣ chúng ta đã biết , ở cấp độ thế giới quan , chủ nghĩa nhân văn là toàn bộ nhƣ̃ng tƣ tƣởng , quan điểm, tình cảm khẳng đi ̣nh và đề cao các giá trị con ngƣời nhƣ trí tuê ̣, phẩm giá, sƣ́c ma ̣nh, vẻ đẹp của con ngƣời. Chủ nghĩa nhân văn không phải là mô ̣t khái niê ̣m đa ̣o đƣ́c đơn thuần , mà còn bao hàm cả cách nhìn nhận đánh giá con ngƣời về nhiều mă ̣t, nhƣ vi ̣ trí, vai trò, khả năng, bản chất…, trong các quan hê ̣ với tƣ̣ nhiên , xã hội và đồng loại . Thế giới đƣợc sáng tạo ra trong văn học nghệ thuật và bằng văn học nghệ thuật từ xƣa đến nay là mô ̣t thế giới m à trong đó con ngƣời luôn luôn đấu tranh chống lại mọi thế lƣ̣c thù đi ̣ch xuất hiê ̣n dƣới mo ̣i hình thƣ́c , để khẳng định mình , khẳng đi ̣nh quyền năng và sƣ́c ma ̣nh của mình , đồng thời thể hiê ̣n khát vo ̣ng làm ngƣời mãnh liê ̣t và cao đe ̣p của mình . Lòng yêu thƣơng , ƣu ái đối với con ngƣời và thân phâ ̣n của nó tƣ̀ trƣớc đến nay vẫn là sƣ̣ quan tâm hàng đầu của các nhà văn, nhà nghệ sĩ trong sáng tạo nghệ thuật.

Có thể nói , văn học Viê ̣t Nam q ua các thời kỳ luôn là mô ̣t nền văn ho ̣c nghê ̣ thuâ ̣t giàu tính nhân văn và chủ nghĩa nhân văn trở thành lý tƣởng thẩm mĩ mang tính định hƣớng cho những tìm tòi sáng tạo , cho bản chất của nền văn ho ̣c nghê ̣ thuâ ̣t Viê ̣t Nam. Nhƣ mô ̣t dòng sông không thể cắt lìa với nguồn mạch, văn ho ̣c đƣơng đa ̣i Viê ̣t Nam tiếp tu ̣c nhƣ̃ng giá tri ̣ nhân văn truyền thống mà nó tƣ̀ng theo đuổi . Chủ nghĩa nhân văn trong văn học đƣơng đại đã có những biến đổi và phát triển toàn diện, sâu sắc hơn. Về phƣơng diê ̣n giá tri ̣ học, chủ nghĩa nhân văn là một hệ thống quan điểm triết học, chính trị, xã hội,

coi trọng con ngƣờ i với đời sống hiê ̣n thƣ̣c của nó , với mong ƣớc văn minh hạnh phúc và hữu ái là nhƣ̃ng giá tri ̣ quan tro ̣ng nhất . Văn ho ̣c Viê ̣t Nam thế kỷ XX, ngay tƣ̀ nhƣ̃ng bƣớc đi đầu tiên của con đƣờng hiê ̣n đa ̣i hóa đã thƣ̣c sƣ̣ bồi đắp cho mình nhƣ̃ng giá tri ̣ nhân văn và điều này làm cho văn ho ̣c hiê ̣n đa ̣i Viê ̣t Nam có s ức phát triển với nhiều đỉnh cao bền vững . Văn ho ̣c cách mạng Việt Nam trải qua 30 năm chiến tranh giải phóng dân tô ̣c cũng đã k ế thƣ̀a và phát huy tinh thần cao đe ̣p của chủ nghĩa nhân văn . Nhƣng bên ca ̣nh đó, do qua tâ ̣p trung, chú trọng vào lý tƣởng cộng đồng mà nền văn học cách mạng đã phần nào chƣa chú ý tớ i nhiều giá tri ̣ nhân văn quá khƣ́, trong đó có số phâ ̣n cá nhân-số phâ ̣n con ngƣời, nhƣ̃ng vết thƣơng tinh thần cũng nhƣ nỗi lo lắng cho nhƣ̃ng giá trị tinh thần đã bị chiến tranh tàn phá. Với sƣ̣ đổi mới tƣ duy nghệ thuật, văn ho ̣c Viê ̣t Nam trong đó có văn ho ̣c viết về chiến tranh đã tạo dựng cho mình nhiều thành công , trong đó có sƣ̣ hƣớng tới và phản ánh nhƣ̃ng giá trị nhân đạo, nhân văn cơ bản.

Là hai tác phẩm văn học viết về chiến tranh tiêu biểu cho văn học viết về chủ đề chiến tranh sau năm 1975, phải nói rằng cùng với những dấu hiệu mới mẻ và thay đổi cách nhìn về hiê ̣ n thƣ̣c chiến tranh , về ngƣời anh hùng , tiểu thuyết Đất trắng của Nguyễn Trọng Oánh và Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh đã bƣớc đầu có những biểu hiê ̣n mới về chủ nghĩa nhân văn. Tuy sƣ̣ biểu hiê ̣n đó của hai tác phẩm này có cấp độ và dấu hiệu khác nhau nhƣng đây là nhƣ̃ng dấu mốc quan tro ̣ng cho sƣ̣ hồi sinh nhƣ̃ng giá tri ̣ nhân văn cơ bản trong văn học viết về chiến tranh sau năm 1975.

2.3.1.Những vết thƣơng chiến tranh để lại nơi số phận con ngƣời.

Trong tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh giai đoạn 1945 – 1975, số phận con ngƣời trong chiến tranh và sau chiến tranh thƣờng đƣợc đề câ ̣p rất ha ̣n chế. Có thể nói, con ngƣời trong văn học viết về chiến tranh trƣớc 1975 là con

ngƣời cá nhân nhƣng gắn chặt số phận của mình với vận mệnh chung của dân tộc, với số mệnh cộng đồng , trong đó, cái riêng gắn liền với cái chung thậm chí hòa tan cùng cái chung. Số phận con ngƣời với nhƣ̃ng diễn biến tâm lý phƣ́c ta ̣p trƣớc sƣ̣ tác đô ̣ng của hiê ̣n thƣ̣c chiến tranh khốc liê ̣t chƣa đƣợc đi sâu, khám phá với những ẩn ức rất con ngƣời . Có thể thấy khi đã quen ca ngợi, đánh bóng hay tô hồng thì ngƣời ta khó chấp nhâ ̣n sƣ̣ thâ ̣t . Không phải nhà văn nào cũng cảm nhận đƣợ c sƣ̣ đau thƣơng , mất mát, sƣ̣ nhƣ́c nhối của chiến tranh để la ̣i nơi số phâ ̣n con ngƣời. Phải tỉnh táo và đặc biệt là nhân văn, nhân ái lắm mới có thể phát hiê ̣n nỗi thƣơng đau đó của con ngƣời sau thời đa ̣n bom, máu lửa. Với tinh thần đào sâu hiê ̣n thƣ̣c chiến tranh và phản ánh hiê ̣n thƣ̣c chiến tranh ấy trê n bình diê ̣n nhƣ̃ng giá tri ̣ nhân văn cơ bản , Đất trắng của Nguyễn Tro ̣ng Oánh và Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh , tƣ̀ dấu hiê ̣u đến sƣ̣ hoàn th iê ̣n, đã tƣ̀ng bƣớc khám phá , phản ánh số phận con ngƣời trong chiến tranh và sau chiến tranh.

Thật vâ ̣y, chiến tranh với sƣ̣ hủy diê ̣t tàn khốc của nó chắc chắn sẽ có tác động sâu sắc đến số phâ ̣n của mỗi con ngƣời trong hiê ̣n thƣ̣c của nó . Chiến tranh không chỉ gây ra nhƣ̃ng đau thƣơng mất mát về thể xác mà còn làm cho con ngƣời tổn thƣơng về nhân cách , tinh thần và đôi khi phải làm cả nhƣ̃ng điều tàn ba ̣o để tồn ta ̣i . Khi nhà văn quan tâm đến những con ngƣời cá nhân nhƣ nhƣ̃ng thân phâ ̣n đă ̣c biê ̣t , hƣớng tới muôn ngả của cuô ̣c sống thì điều đó sẽ đem la ̣i sƣ̣ nhìn nhâ ̣n giá tri ̣ sâu sắc cho mỗi con ngƣời.

Phải nói rằng , với Nỗi buồn chiến tranh, nhà văn Bảo Ninh đã đƣa la ̣i cho ngƣời đo ̣c mô ̣t cách nhìn nhâ ̣n về thân phâ ̣n con ngƣời trong và sau chiến tranh thẫm đẫm chất nhân văn . Chiến tranh trong Nỗi buồn chiến tranh đƣợc hiện lên rất gớm ghiếc nhƣ nó vốn có và ẩn chứa đằng sau nó là sự bất an của con ngƣời. Không đi vào mô tả cái chung, cái cộng đồng, Bảo Ninh đi sâu vào khám phá số phận con ngƣời với những ngóc ngách tâm lý chằng chịt khác

nhau. Có thể thấy, chiến tranh đã đƣợc tái hiện qua những biến cố tâm lý, qua tâm hồn sâu xa của con ngƣời với mỗi số phận cụ thể, qua việc cắt nghĩa, lý giải để tái hiện và nhận chân một giai đoạn lịch sử hào hùng mà cũng vô cùng thƣơng đau của dân tộc. Chiến tranh tuy đã lùi vào dĩ vãng nhƣng hậu quả của nó vẫn luôn hiện hữu trong hiện tại bằng những thƣơng tật thể xác và đặc biệt là vết thƣơng tinh thần không bao giờ kín miệng liền da.

Đề tài chiến tranh mà nhà văn Bảo Ninh đề cập đến không phải là những chiến tích hào hùng vinh quang với những thắng lợi một chiều và mang tính biểu dƣơng mà là một cuộc chiến tranh với những thƣơng tật đau đớn về thể xác và tâm hồn. Đó là một nỗi niềm đầy ám ảnh với: “Chiến tranh là cõi không nhà, không cửa, lang thang khốn khổ và phiêu bạt vĩ đại, là cõi không đàn ông, không đàn bà, là thế giới thảm sầu vô cảm và tuyệt tự khủng khiếp nhất của dòng giống con ngƣời”. Đó là chiến tranh với tất cả sức mạnh tàn phá, hủy diệt trong bản thể của nó. Và mãnh liệt hơn là một nhận thức mới “không thể nào không rùng mình cảm thấy rằng ra đi cùng với ba chục năm trƣờng chiến trận là cả một thời, là cả một thế giới với biết bao nhiêu là cuộc đời và số phận, là sự sụp đổ của cả một góc trời cùng đất đai và sông núi”, và “chính nghĩa đã thắng, lòng nhân đã thắng nhƣng cái ác, sự chết chóc và bao lực phi nhân cũng đã thắng. Cứ nhìn mà xem, cứ ngẫm nghĩ mà xem sự thực là nhƣ thế đấy. Những tổn thất, những mất mát có thể bù đắp, các vết thƣơng sẽ lành, đau khổ sẽ hóa thạch nhƣng nỗi buồn về cuộc chiến tranh thì sẽ càng ngày càng thấm thía hơn, sẽ không bao giờ nguôi”.

Với ý thức nhận thức lại hiện thực chiến tranh một cách toàn diện sâu sắc và khách quan, Bảo Ninh đã hƣớng tới thân phận con ngƣời trong chiến tranh, hƣớng tới sự sám hối trƣớc những món nợ của chiến tranh và đặc biệt là sự suy tƣ về nhân tính trong chiến tranh và sau chiến tranh.

Có thể khẳng định rằng, sự thành công của nhà văn Bảo Ninh trong việc nhìn nhận thân phận con ngƣời chính là sự đào sâu hiện thực chiến tranh và soi chiếu nó dƣới góc độ của chủ nghĩa nhân văn giàu tính kiêm ái nhất . Tác phẩm đã nhìn thẳng vào chiến tranh với sự thật tàn khốc của nó và cất lên tiếng nói cảnh báo về những hiểm họa mà chiến tranh sẽ để lại. Sự hủy hoại đó là hiện hữu và nó có thể đến bất cứ lúc nào kể cả trong phút giây đƣợc coi là thanh bình nhất. Đọc Nỗi buồn chiến tranh, chúng ta nhớ lại cảnh Kiên đi dạo cùng Phƣơng, bạn gái của anh bên Hồ Tây. Với dự cảm nghiệt ngã của mình, Phƣơng đã nói: “Em nhìn thấy tƣơng lai- đấy là sự đổ nát”. Bên cạnh đó một khía cạnh cũng rất mới mẻ của việc nhận thức lại hiên thực là trong sự hủy diệt của chiến tranh, nhà văn Bảo Ninh đã tìm thấy lòng thân ái của tình ngƣời. Nhƣ vậy chiến tranh đã vƣợt qua cái bạo hành để hƣớng tới nhân tính cao cả.. Nhân vật Kiên trong cuộc đời mình đã phải tận mắt chứng kiến “những cảnh chém giết cuồng dại, méo xệch tâm hồn và nhân dạng”. Nhƣng cũng có những hoàn cảnh mà tình thƣơng trỗi dậy mạnh mẽ, nó gạt sang bên tình đồng chí, đồng đội và chính tình thƣơng đó càng làm nhức nhối vết thƣơng đau sau này trong sự nhận thức về chiến tranh. Trong ký ức của Kiên, Phán – một đồng đội của anh và một kẻ thù cùng ngã lộn vào một hố bom. Ban đầu theo bản năng tự vệ, Phán đã đâm tới tấp vào ngƣời lính ngụy. Nhƣng khi nhận ra đối phƣơng của mình đã bị thƣơng từ trƣớc đó thì Phán thấy “khủng khiếp quá và thƣơng tâm quá” rồi “run sợ đến thấu tim và xót thƣơng nữa”. Phán đã “Xé áo để băng” và “lên tìm ít vải và bông băng”, nhƣng cơn mƣa rừng ập tới khiến anh bị lạc mất cái hố bom có ngƣời lính phía bên kia bị thƣơng đang nằm đó. Phán đã đau đớn: “Ngụy ơi! Ngụy ơi!” và “lồng lên chạy tìm cuống quýt” trong “đau đớn cuồng thắt”. Tiếng gọi và hành động cuống cuồng tuyệt vọng ấy của Phán là sự thức tỉnh của lòng nhân ái tiềm ẩn trong mỗi con ngƣời. Đây chính là nghịch lý của chiến tranh trong

sự nhận thức đớn đau và trở thành vết thƣơng nhức nhối “không biết rằng đến nay, sau bấy nhiêu năm sống bình yên, lòng Phán đã nguôi đƣợc hay chƣa nỗi dằn vặt? Cái ngƣời ngồi chết trong hố nƣớc có còn ngoi ngóp nổi lên trong tâm trí anh không…”. Trong chiến tranh, nếu đó là tình đồng đội, đồng chí thì dễ hiểu song đây chỉ đơn giản là tình ngƣời của ngƣời lính khác nhau chiến tuyến, cái mà chiến tranh nhân danh nhƣng không chấp nhận. Nhƣng chỉ có tình ngƣời mới có thể cứu nổi con ngƣời chứ không phải là chiến tranh. Phán đã đối xƣ̉ với ngƣời lính ngu ̣y bằng tình cảm bản năng của con ngƣời với con ngƣời chƣ́ không phải là cách đối xƣ̉ của hai con ngƣời hai bên chiến tuyến . Tình cảm nhân bản của Phán đã chứng tỏ chiến tranh dù tàn bạo đến đâu , dù tàn phá hình hài và tâm hồn con ngƣời đến thế nào đi chăng nƣ̃a thì tình ngƣời vẫn tồn ta ̣i, chỉ cần có điều kiện thích hợp. Tình ngƣời đó không bom đạn nào cắt đƣ́t nổi . Có thể khẳng định rằng, tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh xứng

đáng là một khúc bi ca nói về tình yêu thƣơng đồng loại.

Hãy thử cùng Kiên làm sống lại hồi ức về Can, một ngƣời lính trinh sát quả cảm đã đào ngũ vì một lý do duy nhất, một lý do không ai có thể quay mặt “ mấy đêm vừa rồi tôi toàn mơ thấy mẹ tôi gọi tôi. Có lẽ anh tôi đã chết mà mẹ tôi khổ não thành lâm bệnh rồi chăng?”. Can đã chết, một cái chết thê thảm ê chề trƣớc khi đƣợc về với mẹ , anh đã chết trên đƣờng trốn cha ̣y , chết chìm trong mƣa nguồn suối lũ, trong chiến tranh bất tâ ̣n khổ đau Với đồng đội lúc bấy giờ, Can là một kẻ khốn nạn “ thối quá thể là thối, cái thằng bê quay chết tiệt ấy, ngƣời lính vệ binh đã tự tay chôn Can kể lại với đám trinh sát”. Nhƣng đối với Kiên thì khác, anh “ không sao gột hẳn đƣợc Can ra khỏi tâm trí ” và “ cứ mỗi lần quỳ xuống trƣớc bàn thờ các liệt sĩ của trung đội giấu mọi ngƣời, Kiên thầm thì khấn gọi linh hồn Can, ngƣời anh em khốn khổ, bạc phƣớc ra đi trong nhục nhã chẳng đƣợc ai đoái hoài”. Chỉ có Kiên là ngƣời thấu hiểu cho ngƣời anh em ba ̣c phƣớc , bởi anh hiểu nguyên nhân sâu x a của

hành động ấy: “ tôi sẽ tƣ̣ cƣ́u lấy mình. Chỉ thế thôi. Tôi không sợ chết, nhƣng cƣ́ bắn mãi, giết mãi thế này thì chết hoại tình ngƣời…Tôi vẫn tự nhủ là tránh giết ngƣời bằng dao và lê , nhƣng mà quen tay mất rồi” . Ngay cả đối với kẻ thù, Kiên cũng nhìn nhâ ̣n ho ̣ là nhƣ̃ng thân phâ ̣n , nạn nhân của chiến tranh . Hình ảnh ngƣời phụ nữ , mô ̣t kẻ thù phía bên kia bi ̣ chính tay Kiên bắn bỏ để trả thù cho đồng đội cũng đã á m ảnh anh , làm anh “thƣơng xót não nề , tim anh thắt đau” mă ̣c dù “Đây là mô ̣t con ngƣời đã bi ̣ giết ha ̣i và bi ̣ lăng nhu ̣c , mô ̣t thân phâ ̣n bi ̣ chính Kiên coi rẻ và xổ toe ̣t” . Chiến tranh đã qua đi nhƣng nỗi buồn chiến tranh phải chă ng chính là nỗi buồn giàu lòng nhân ái về thân phâ ̣n mỗi con ngƣời trong chiến tranh . Điều đó nhƣ hồi chuông cảnh tỉnh nhắc nhở nhƣ̃ng ngƣời còn sống và bƣớ c ra khỏi chiến tranh rằng : “Không đƣợc quên, không đƣợc quên tất cả n hƣ̃ng gì đã xảy ra trong cuô ̣c chiến tranh này, số phâ ̣n chung của chúng ta , cả ngƣời sống lẫn ngƣời chết !”. Sẽ khó tránh khỏi một lời lên án về một sự cào bằng giá trị nhân đạo mơ hồ, chung chung nhƣng đây lại là một nhận thức rất tình ngƣời về số phận con ngƣời trong chiến tranh và sau chiến tranh. Một sự nhận chân khoét sâu nỗi đau tinh thần của ngƣời lính thời hậu chiến.

Nhƣ vậy, chiến tranh đã gắn với ngƣời lính nhƣ một thân phận mà không bao giờ thoát khỏi nỗi ám ảnh. Trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh, hai

chữ thân phận luôn luôn ám ảnh tâm trí con ngƣời, trở thành một nỗi đau, một vết thƣơng tinh thần dài lâu. Trƣớc khi bƣớc vào cuộc chiến, trong giờ khắc ngắn ngủi bên Phƣơng để thật sự chia lìa, Kiên cảm thấy “ sự bất lực và nhỏ bé của thân phận, của nỗi niềm riêng tƣ của một hai con ngƣời giữa biển đời “. Sau chiến tranh nhìn lại, anh càng thấy thấm thía “ thân phận con sâu cái kiến” của ngƣời lính trƣớc “ gánh nặng bạo lực”. Chiến tranh là nguyên nhân của mọi khúc đoạn và nông nổi của đời anh” và khi đi tìm ý nghĩa đích thực của cuộc đời mình, Kiên thấm thía một điều rằng : mình và bao đồng đội đều

Một phần của tài liệu chủ đề chiến tranh trong tiểu thuyết việt nam sau 1975 qua sáng tác của nguyễn trọng oánh và bảo ninh (Trang 67)