Hoàn thiện một số công tác quản trị nhân sự tại bộ phận nhà hàng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tiệc hội nghị hội thảo tại khách sạn Holidays- Hà Nội (Trang 56 - 59)

Nguồn lao động làm việc trong khách sạn có ý nghĩa rất lớn đối với việc nâng cao chất lượng tiệc hội nghị hội thảo. Do đặc điểm của ngành tiếp xúc trực tiếp giữa khách hàng và nhân viên phục vụ đòi hỏi người lao động không những thành thạo về chuyên môn mà còn nhanh nhẹn, hiểu biết trong giao tiếp ứng xử.

Nhà hàng 27 Quốc Tử Giám có ưu thế là đội ngũ nhân viên phục vụ nhiệt tình, làm việc lâu năm, phục vụ khách chu đáo. Tuy nhiên điểm yếu của họ là trình độ chuyên môn nghiệp vụ và ngoại ngữ. Trong bộ phận bàn chỉ có 1 người tốt nghiệp đại học, 1 cao đẳng và 11 người có trình độ trung cấp nghề. Trình độ ngoại ngữ bằng C là 2 người còn lại là 11 người trình độ A/B. Như vậy có thể thấy rằng trình độ tay nghề và ngoại ngữ chưa được đảm bảo trong khi đối tượng khách chủ yếu của khách sạn là khách Pháp, ASEAN, Trung Quốc, Việt Nam… Mặt khác nhân viên bàn của nhà hàng có độ tuổi khá lớn (32 tuổi) so với độ tuổi trung bình trung của nhân viên bàn tại các khách sạn khác. Do đó đặt ra một yêu cầu đối với khách sạn Holidays- Hà Nội là công tác quản trị nguồn nhân lực cho bộ phận bàn.

* Tuyển dụng nhân sự: Công tác tuyển dụng nhân sự của khách sạn

Holidays- Hà Nội diễn ra khá bài bản bao gồm 3 bước nhận hồ sơ, phỏng vấn trực tiếp, thử việc, kí hợp đồng chính thức. Trong năm 2009 với số luợng khách đến ăn uống sử dụng dịch vụ của khách sạn gia tăng nhưng số luợng nhân viên bàn không tăng thêm do khách sạn không có kế hoạch tuyển dụng nhân sự. Do đó dẫn đến tình trạng thiếu hụt nhân sự trong khi phục vụ khách trong những bữa tiệc lớn. Vì vậy khách sạn cần lên kế hoach trẻ hóa nguồn nhân lực tại bộ phận bàn và tuyển dụng thêm nhân viên partime căn cứ vào số lượng, quy mô các buổi tiệc để đảm bảo công suất và hiệu suất làm việc cho nhân viên tránh tình trạng thiếu hụt nhân sự. Yêu cầu đặt ra đối với nhân viên partime là ý thức trách nhiệm, trình độ nghiệp vụ đảm bảo và hiểu biết nhất định về công việc. Bố trí và sử dụng lao động hợp lý, đúng người đúng viếc sẽ làm tăng hiệu quả làm việc của nhân viên, tiết kiệm chi phí đào tạo. Việc bố trí và sử dụng lao động ở bộ phận bàn khá hợp lý, với 6 nhân viên trong một ca làm việc cùng với một trưởng bộ phận. Tuy nhiên, trưởng bộ phận bàn cũng nên phân công công việc một cách xen kẽ, tạo ra sự luân chuyển nhân viên giữa các ca làm việc để tạo không khí là việc vui vẻ nhiệt tình hơn nữa cho các nhân viên của mình.

Mặt khác, nhà hàng cần tổ chức nội quy nhà hàng nghiêm ngặt hơn để kiểm soát nguồn hàng hóa nguyên liệu ở bộ phận mình như: rượu, café, trà, hoa quả, sữa, đường… tránh tình trạng thất thoát nguyên liệu. Kiểm soát chi phí của nhà hàng. Cần bố trí thêm giám sát để phát hiện ra những nhân viên ăn cắp nguyên liệu của khách sạn, khi phát hiện ra phải có biện pháp xử lý nghiêm khắc..

* Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: Với trình độ chuyên môn nghiệp

vụ và ngoại ngữ tại bộ phận bàn thực sự chưa đảm bảo. Do đó khách sạn cần có kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Khách sạn nên thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ tại khách sạn hoặc tạo điều kiện cho nhân viên tham gia các khóa học bên ngoài, tăng cường liên kết tập huấn nghiệp vụ ở các khách sạn cao sao để nâng cao tay nghề. Ngoài ra có thể mời thêm các

chuyên gia có kinh nghiệm trong nghề như giáo viên các trường cao đẳng, đại học đào tạo chuyên ngành khách sạn du lịch đến kiểm tra tay nghề. Hàng năm khách sạn Holidays-Hà Nội có cử một số nhân viên sang tập huấn tại trường cao đẳng Du lịch Hà Nội nhưng số lượng nhân viên này rất ít.

Ngoài việc đào tạo tay nghề khách sạn cần có kế hoạch đào tạo nhân viên nâng cao trình độ ngoại ngữ như tiếng Anh, Pháp, Trung Quốc và kỹ năng giao tiếp với khách hàng. Đây là 2 chỉ tiêu được khách hàng đánh giá thấp nhất.Thêm vào đó là những kiến thức cơ bản về các trang thiết bị do bộ phận bàn quản lý để nhân viên bàn quản lý tốt hơn những trang thiết bị này.

Là một khách sạn Nhà nước quản lí, khách sạn Holidays- Hà Nội cũng cần thường xuyên tổ chức sinh hoạt đoàn thể, sinh hoạt tổ để trang bị cho nhân viên những kiến thức chính trị để tăng cường niềm tin vào tố chức vào nhà nước khi phải đối mặt với khách hàng quốc tế.

* Đãi ngộ nhân sự: Trong năm 2009 là năm khách sạn đạt doanh thu cao,

nộp ngân sách nhà nước tăng, mức lương trung bình của nhân viên trong khách sạn cũng tăng. Mức thu nhập trung bình trong năm 2009 là 4.500.000 đồng/ người/ tháng. Đây là mức thu nhập khá cao. Ngoài ra, khách sạn cũng có những quan tâm đối với gia đình của nhân viên khi người nhà ốm sẽ có quà của khách sạn và bộ phận. Chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế , chế độ thai sản… được thực hiện tốt.

Tuy nhiên vẫn có một số vấn đề khách sạn cần lưu ý. Khu vực nhà ăn nhân viên khá hẹp, chỉ có 2 bàn ăn, không khí ngột ngạt, nóng vào mùa hè vì gần khu vực bếp. Mặt khác, chế độ ăn của nhân viên cũng chưa được đảm bảo. Nhân viên rất hay phản ánh về các xuất cơm của khách sạn không phù hợp và không ngon. Do đó khách sạn cần xem xét để tăng thêm chi phí cho nhà bếp để cải thiện chất lượng món ăn cho nhân viên trong khách sạn.

Đãi ngộ nhân sự tốt sẽ tạo động lực để các nhân viên cố gắng phấn đấu làm việc, học hỏi, nâng cao trình độ, gắn bó và thêm yêu nghề. Trong khách sạn hiện đang có một số nhân viên có tâm lý chưa ổn định vì khách sạn đang có kế

hoạch xây mới thành khách sạn 4 sao. Do đó một số nhân viên đang lo lắng liệu mình có tiếp tục được giữ lại hay bị sa thải. Tâm lý này ảnh hưởng rất lớn đến thái độ phục vụ của nhân viên khách sạn nói riêng và nhà hàng nói chung. Vì vậy khách sạn nên có một buổi nói chuyện với các nhân viên của mình về kế hoạch vẫn giữ lại nhân viên cũ nếu như họ cố gắng làm việc và có ý thức học hỏi nâng cao tay nghề để đáp ứng mức tiêu chuẩn dịch vụ cao hơn nữa- dịch vụ của khách sạn 4 sao.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tiệc hội nghị hội thảo tại khách sạn Holidays- Hà Nội (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w