Để ngành du lịch nói chung và ngành kinh doanh khách sạn nói riêng có thể phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới, thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, em xin có một vài kiến nghị với nhà nước, Tổng cục du lịch và các ban ngành của thành phố Hà Nội.
* Kiến nghị với Nhà nước
Nhà nước có vai trò quan trọng đến hoạt động kinh doanh của ngành bằng những tác động đến môi trường vĩ mô. Hiện nay, các pháp lệnh của nước ta chưa thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho ngành công nghiệp không khói này phát triển. Đặc biệt là việc đơn giản hóa thủ tục hoặc miễn visa đến Việt Nam cho du khách từ những thị trường trọng điểm vẫn giậm chân tại chỗ. Một chuyên gia
người Úc đã nhận xét thủ tục visa là một trong những yếu tố làm du khách ngại đến Việt Nam bởi mức phí visa và yêu cầu tiền mặt. Gần đây Nhà nước đã ban hành nhiều quyết định, nghị định nhằm hỗ trợ cho ngành du lịch nước nhà, yêu cầu đặt ra lúc này là làm thế nào để triển khai các quyết định đó một cách hiệu quả nhất. Cụ thể như sau:
- Về công tác xây dựng pháp luật, thể chế và cải cách hành chính: cần có những chính sách ưu đãi về thuế như: đánh thuế thấp, mở rộng đối tượng miễn thuế, tiến hành rà soát, loại bỏ những quy định chồng chéo, rà soát các thủ tục hành chính để loại bỏ các giấy tờ , thủ tục, giấy phép không cần thiết, đảm bảo môi trường kinh doanh thông thoáng, điều chỉnh quy hoạch phát triển du lịch quốc gia và vùng làm cơ sở cho viêc xây dựng, phát triển du lịch các khu vực có tiềm năng và xác định các dự án đầu tư cụ thể, xây dựng cơ chế hỗ trợ đầu tư và phát triển sản phẩm du lịch…
- Về hợp tác quốc tế: Cụ thể hóa các hiệp định về hợp tác du lịch song phương và đa phương giữa Việt Nam và các nước, các tổ chức quốc tế, tăng cường hợp tác đẩy mạnh tuyên truyền hình ảnh đất nước và du lịch giữa Việt Nam và các nước, tăng cường mối quan hệ hợp tác và phát triển giữa hiệp hội du lịch Việt Nam với hiệp hội du lịch các nước, giữa hiệp hội nghề du lịch Việt Nam với hiệp hội nghề du lịch các nước, xây dựng các chương trình phát triển chung để thu hút đầu tư nước ngoài.
- Phát triển cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch đặc biệt là mạng lưới giao thông phục vụ phát triển du lịch, ưu tiên phát triển các cơ sở lưu tru du lịch đạt tiêu chuẩn quốc tế nhằm khắc phục tình trạng thiếu các cơ sở lưu trú du lịch nói chung và cơ sở lưu trú du lịch cao cấp nói riêng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.
- Tăng lực lượng đội ngũ lao động trong ngành du lịch đủ về số lượng, cao về chất lượng và hợp lý về cơ cấu, phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên, đào tạo viên, phát triển chương trình, giáo trình, xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn
chức danh nghề nghiệp du lịch, ứng dụng công nghệ mới trong phát triển nguồn nhân lực du lịch, nâng cao nhận thức của cộng đồng về du lịch.
- Lập kế hoạch và tổ chức các sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch tầm cỡ quốc tế nhằm thu hút khách du lịch và quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam.
* Kiến nghị với Tổng cục Du lịch
Bộ phận xúc tiến của Tổng cục hoặc hiệp hội du lịch giữ vai trò hỗ trợ đắc lực cho doanh nghiệp trong việc mở rộng thị trường bằng cách cung cấp thông tin tư vấn, tổ chức khảo sát xây dựng thị trường mới, tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng quan hệ bằng các hoạt động tổ chức và tham gia các sự kiện, triển lãm, hội trợ, hội thảo du lịch trong và ngoài nước. Cụ thể là:
- Làm tốt công tác quy hoạch phát triển du lịch cả nước nói chung và từng vùng nói riêng, tránh tình trạng phát triển ồ ạt nhưng thiếu quy hoạch. Xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm du lịch phù hợp với xu thế thị trường và có sức cạnh trạnh trong khu vực. Trong đó, ưu tiên phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa lịch sử và thể thao, vui chơi giải trí.
- Tiếp tục có kế hoạch khôi phục phát triển các làng nghề, các hoạt động văn hóa, lễ hội truyền thống để phát triển xu hướng du lịch mới- du lịch văn hóa, lập đề án phát triển các khu du lịch nghỉ dưỡng tổng hợp cao cấp ở khu vực ven biển và vùng núi, thúc đẩy các loại hình du lịch mới, đặc biệt du lịch đường bộ liên quốc gia, du lịch biển.
- Về công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của nhân dân: Tổ chức nghiên cứu, quán triệt nghị quyết cho cán bộ, công nhân, viên chức trong ngành, tổ chức các cuộc hội thảo, các lớp tập huấn để trao đổi, phổ biến nội dung các cam kết cụ thể trong lĩnh vực du lịch và các lĩnh vưc có liên quan …
- Thực hiện liên kết các cơ sở đào tạo và phát triển nhân lực với các cơ sở tuyển dụng nhân lực để tạo điều kiện hình thành một đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp.
- Phát triển mối quan hệ hợp tác trong ngành và liên ngành, với bộ tài chính, bộ kế hoạch và đầu tư, bộ giao thông vận tải …
* Kiến nghị với các ban ngành của Hà Nội
Hà Nội là thủ đô có nền kinh tế phát triển, một xã hội trật tự và một nền chính trị ổn định. Tuy nhiên không phải như thế là đã đủ điều kiện cho ngành du lịch phát triển bền vững mà cần có nhiều nỗ lực hơn nữa từ phía các ban ngành của thành phố Hà Nội.
- Đối với cơ sở giao thông vận tải Hà Nội về vấn đề trật tự an toàn giao thông. Đây là vấn đề nghiêm trọng tại các thành phố lớn, các trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa. Ùn tắc giao thông gây ô nhiễm bầu không khí nghiêm trọng, ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của các cơ sở ăn uống. Vì vậy cần có kế hoạch cụ thể để giảm thiểu tình trạng tắc đường như hiện nay.
- Đối với Tổng cục Vệ sinh an toàn thực phẩm của thành phố Hà Nội: Tổng cục vệ sinh an toàn thực phẩm cần phối hợp với các cơ quan chức năng khác để kiểm soát vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.
Tóm lại, để những giải pháp được đề xuất ở trên có thể mang lại hiệu quả to lớn cho việc nâng cao chất lượng dịch vụ tiệc tại khách sạn Holidays-Hà Nội nhất thiết phải có một chiến lược tổng thể lâu dài và được thực hiện bởi sự phối hợp chặt chẽ của toàn khách sạn, giữa mối quan hệ hợp tác vững mạnh với các nhà đối tác và nhận được sự hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi của Nhà nước, Tổng cục du lịch và các ban ngành liên quan trên điạ bàn Hà Hội.