Không gian tâm tưởng

Một phần của tài liệu nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy (Trang 35)

Khác với không gian hiện thực, không gian tâm lí xuất hiện bên trong nhân vật, trong tâm trạng của người kể chuyện. Đó có thể là những dòng hồi ức triền miên của nhân vật đầy những tâm trạng vui buồn, những ước mơ, mộng mị vẫn vơ, những ám ảnh, ám thị mơ hồ. Không gian tâm tưởng trong tiểu thuyết Ai đã ăn hết

những cây sing-a ngày ấy? cũng xuất hiện nhiều trong tác phẩm. Vì đây là một một

tác phẩm tự truyện, tác giả kể lại những gì mình đã trải nghiệm, người kể chuyện kể theo dòng suy nghĩ, cảm xúc của mình khiến không gian hiện thực bị đảo lộn và xuất hiện những không gian tâm tưởng, tức là theo dòng suy nghĩ, những kí ức, kỉ niệm của nhân vật.

Xây dựng nhân vật tôi – cô bé Wan – suh, đó là một cô bé hiếu động nhưng nội tâm đầy suy nghĩ như một người lớn, luôn nhớ về những gì mà mình đã trải qua với những xúc cảm phức tạp. Cảm xúc bên trong cô luôn có sự biến động vì vậy mà không gian luôn thay đổi theo dòng hồi ức. Đang trôi theo dòng cảm xúc cùng với những đứa trẻ trong thôn, tất cả cùng ngửa mặt lên trời, vừa hứng lấy những giọt nước mưa, vừa thi nhau gào thét, thì cảm giác bi ai trong quá khứ đã từng nếm trải xuất hiện. Một không gian của quá khứ hiện ra:

Lúc ấy, tôi đang được mẹ cõng trên lưng. Chắc lúc đó tôi khoảng năm tuổi, nhưng vì là con út nên kể thì cũng lơn lớn rồi, vậy nhưng vẫn thường được cõng. Hôm ấy là một buổi chiều hoàng hôn đỏ rực. Nền trời rực lên một màu đỏ au, hệt như vệt máu loang lổ. Cảnh vật xung quanh chẳng sáng chẳng tối, nơi chúng tôi đang đứng là một ngôi làng xa lạ nào đó, những khuôn mặt thân quên phản chiếu qua ánh lửa bập bùng trở nên thật xa xôi [36, tr. 37].

Lúc đó cô òa lên khóc nức nở, tiếng khóc bất ngờ vỡ ra mà không thể giải thích được với mẹ. Cảm giác buồn tủi đó thật ngây ngô. Sau này, khi đứng trước bóng của những ngọn cây ngô đổ dài trên mặt ruộng, trong ánh chiều hoàng hôn cón sót lại đỏ au như màu những trái hồng, cảm giác buồn tủi đó lại tràn về. Không gian lúc này bị chi phối bởi tâm trạng của nhân vật tôi, nó không còn là những không gian thiên nhên trù phú của cảnh làng quê Parkjeok nữa.

Lúc lên đến đỉnh phường Hyeonjeo-dong cùng mẹ, khi lách qua các con hẻm với những căn nhà chen chúc, cô bé Wan-suh lại nhớ đến căn buồng nhỏ cạnh cửa liền với hiên nhà ở quê:

Căn buồng ấy thật nhỏ bé và đơn sơ. Đó là căn buồng duy nhất có cái cửa được dán bằng thứ tranh vẽ đủ màu sắc với các hình hươu, rùa, cây trường sinh bất lão. Những người phụ nữ trong gia đình chúng tôi không phải làm việc đồng áng nên họ có nhiều thời gian để lau chùi, dọn dẹp, khiến cho những chiếc tủ đựng quần áo trong nhà thường bóng loáng một cách lạ thường [36, tr. 60].

Ở phường Hyeonjeo-dong, không có nhà nào có nước máy, nhà nào cũng phải mua nước hoặc tự gánh lấy nước để dùng. Việc dùng nước phải hết sức tiết kiệm, nước rửa mặt không được đổ đi, mà phải để dành còn rửa chân, rửa chân xong thì giặt giẻ lau, nước giặt giẻ lau không được đổ đi mà để đấy dùng để vảy sân sau khi quét. Chum đựng nước được chôn ở dưới đất. Mỗi lần nghe hai tiếng đổ nước vào chum “ào ào” là Wan-suh cảm nhận được sự thiếu thốn không gì hơn thế một cách thảm hại, và mỗi lần nghe tiếng nước trút cô lại rơi vào trạng thái nỗi sợ hãi mơ hồ, như những chú cá myeongtae bị khô quắt lại thành những con cá bukeo.

Hai thùng nước cho cuộc sống một ngày. Cái sự tiết kiệm nước mà ở quê không thể hình dung nổi. Lúc này cô bé nhớ về con suối ở quê:

Con suối lượn qua mảnh vườn, nơi có sân phòng khách và nhà xí, sau khi đã vòng qua hàng rào hoa đầu xuân ở sân sau nhà. Sân sau lại là đầu hồi của nhà trong, nên vào mùa mưa, tiếng nước chảy ồ ạt nghe thật vui tai. Lúc bình thường, tiếng nước lại chảy róc rách một cách khoan khoái, nghe như tiếng rì rầm, thậm chí phải lắng tai nghe mới thấy được âm thanh rí ra rí rách. Song, chưa bao giờ bị khô cạn cả. Vào mùa đông, chỉ có trên bề mặt suối bị đóng băng, còn ở bên dưới, dòng nước vẫn chảy miệt mài. Những lúc ấy, nếu bất chấp giá rét, dùng tay bẻ gãy những ván băng với những hình thù kì lạ rồi đem bỏ vào miệng mà nhai rau ráu, thì sẽ có cảm giác sảng khoái vô cùng, như thể từng mạch máu trong cơ thể đang được làm mát vậy [36, tr. 72].

Không gian tâm tưởng đã tạo cho cô bé nhớ về những gì tốt đẹp, càng yêu quý mảnh đất quê hương nhiều hơn. Con đường đến trường của cô lúc nào cũng chỉ có một mình, những lúc cô đơn cô lại nhớ:

Tôi lại nhớ da diết ngọn núi nhỏ phía sau nhà ở quê, nhớ nó còn hơn nhớ chúng bạn. Còn ngọn núi thưa thớt chỉ với vài loài cây chẳng có chút sinh khí, để lộ những mảnh đất trống hoác như vừa trải qua một đợt hạn hán lâu ngày ở đây, trông mới dị thường làm sao.

Tôi luôn nghĩ rằng các ngọn núi, cũng giống như các khu vườn, luôn sản sinh ra những thứ ăn được một cách vô tận, và những thứ đồ ăn quen thuộc dành cho trẻ con không phải ở trên cây, mà là dưới bóng cây. Quả đồi quê tôi cũng có nhiều cây thông nhưng lại rất rậm rạp bởi những loại cây thay lá như hạt dẻ, hương tía, sồi, dẻ gai, cử,..nên mỗi độ thu về, các nhà lại chất được hàng đống lá rụng cao đến tận nóc nhà để làm củi đốt cho mùa đông [36, tr. 95].

Phủ dọc con đường từ khúc quẹo chỗ nhà vệ sinh đi ra ngọn núi nhỏ sau nhà là những cây thài lài. Nếu vô ý giẫm lên những bông hoa xanh tía đang còn ngậm hơi sương ấy, bàn chân sẽ được gột rửa sạch và niềm hoan sảng khoái sẽ truyền từ long đất vào tận trong cơ thể. Cảm giác vui sướng dâng trào ấy khiến người ta khó

cưỡng lại được, bèn đưa tay bứt lấy lá thài lài làm sáo thổi và những tiếng mỏng mảnh, run rẩy cất lên [36, tr. 96].

Ở Seoul, cô biết được rằng bọn trẻ cũng tìm thứ gì đó để ăn từ trong thiên nhiên, chúng ăn hoa keo và nhai rau ráu một cách ngon lành như thể đang cầm chùm nho vậy. Cô cũng lén bỏ vào miệng một bông hoa keo, nhưng chỉ thấy toàn một vị tanh lòm và lờ lợ. Rồi cô chợt nhớ về cây sing-a ở quê. Nó mọc khắp nơi ở chân núi và vệ đường. Thân cây có nhiều đốt, mập mạp và giòn nhất vào lúc hoa tầm xuân bắt đầu nở. Với tay ngắt lấy cành cây có hơi màu tía và tước đi lớp vỏ bên ngoài sẽ thấy còn lại một lớp thịt bên trong có vị chua rôn rốt.

Một không gian đầy màu sắc văn hóa Hàn hiện ra khi cô nhớ lại những lần đi cùng bà nội đến nhà các mudang vào những ngày đầu năm mới. Một lần duy nhất cô chứng kiến cảnh lễ cầu tế trên ngọn núi Deokmul:

Ở chính giữa sân làm lễ, người ta trải một cái chiếu, sau đó gánh đầy một gánh nước và đổ vào cái chum, đoạn chất lên một bao gạo lên trên, trên bao gạo, họ đặt hai con dao phay sắc lẻm nằm song song với nhau. Mudang trong sắc phục tướng quân đầu đội mũ cánh chuồn, đã cởi vớ ra. Bàn chân nhỏ xíu, trắng muốt và các ngón chân như chụm vào nhau bởi lúc nào cũng mang vớ thít chặt ấy của mudang bắt đầu đặt lên lưỡi dao. Mudang bay bổng trên hai lưỡi dao song song một cách tự do và nhẹ bỗng như loài bướm. Chợt tiếng nhạc cất lên cao vút, lên đến tận cao trào và các mudang đột ngột biến mất, chỉ còn lại hai chú bướm trắng [36, tr.

106].

Đôi khi, không gian tương lai cũng được nhắc đến theo dòng kí ức của nhân vật tôi. Đó là khi người bạn thân lần đầu tiên của cô là Bok-sun rủ đi thư viện, đó chính là vị trí trung tâm thương mại Lotte bây giờ. Khi ấy, thư viện đó là “Thư viện công lập” hay “Thư viện Phủ toàn quyền”. Sau ngày giải phóng đổi thành “Thư viện quốc gia”. Một thư viện khác ở gần đó. Đó là Thư viện Phủ lập, ở ngay phía đối diện với cửa chính của khách sạn Chooson bây giờ. Sau ngày giải phóng, nơi ấy biến thành Khoa răng hàm mặt của trường đại học Seoul. Không gian

thiên nhiên đi liền với không gian tâm tưởng của nhân vật là những vùng không gian xuất phát từ trạng thái cảm quan của con người.

Không gian tâm tưởng đã tạo cho Wan-suh – một cô bé đang ở tuổi dậy thì có cảm giác tò mò mãnh liệt khi ngủ chung phòng với chú và người vợ lẽ.

Chỗ nằm của tôi được trải ra ở góc trong cùng, nơi được sưởi ấm nhất của căn phòng. Cách đó một khoảng là chỗ của chú tôi và cô ấy. Đèn vừa phụt tắt, tôi trùm chăn kín đầu, giả bộ như đã ngủ rồi. Thế nhưng mọi giác quan của tôi đều căng ra. Không còn nghi ngờ gì nữa, tôi đang chờ đợi để lần đầu tiên trong đời được chứng kiến chuyện gì sẽ xảy ra giữa một người đàn ông và một người đàn bà. Tôi vừa háo hức mong chờ điều đó, lại vừa phập phồng lo sợ tâm hồn sẽ bị vấy bẩn [36, tr. 255].

Có thể thấy, lúc cô nhớ về những hồi ức tuổi thơ thì xuất hiện không gian đậm chất dân dã của quê hương nơi cô sinh ra và lớn lên, cô đã gắn bó với mảnh đất đó từ nhỏ và những gì trong kí ức cô sẽ không bao giờ quên. Những hình ảnh cô nhắc đến ẩn chứa trong đó là một sự nhớ nhung, tiếc nuối. Nếu như văn học luôn dùng thiên nhiên như một biên pháp nghệ thuật để phản ánh đời sống nội tâm con người thì Park wan-suh đã sử dụng thành công biện pháp đó. Chính vì lòng yêu quê hương sâu sắc chắp cánh cho Park wan-suh vươn tới những không gian cao rộng, đầy ý nghĩa.

Tiểu thuyết Ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy? đã cho thấy sự tài tình của Park wan –suh trong nghệ thuật xử lí không gian. Đó là sự phối hợp nhiều loại không gian với nhau giữa không gian hiện thực và không gian tâm tưởng. Từ không gian của một làng quê nhỏ bé cho đến thành phố xa xôi, cho thấy sự trải nghiệm trong cuộc đời nhân vật. Sự thay đổi bối cảnh không gian phụ thuộc vào tâm trạng nhân vật. Không gian có sự đan xen giữa thực tại - quá khứ - tương lai. Với ngòi bút tài hoa, tinh tế của mình Park wan-suh đã thực sự chiếm lĩnh không gian bằng những hình ảnh tái hiện được những trạng thái cảm xúc trong tâm hồn con người.

Một phần của tài liệu nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy (Trang 35)