Ngôn ngữ lịch sử, văn hóa

Một phần của tài liệu nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy (Trang 59)

Không chỉ là tác phẩm tự tự truyện viết về cuộc đời nhân vật tôi, tiểu thuyết

Ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy? còn khắc họa một giai đoạn lịch sử đầy

biến động trong lịch sử của dân tộc, đó là giai đoạn thành lập các đảng phái chính trị, sự tranh đoạt gay gắt quyền chủ đạo, quan hệ có tính sát phạt nhau giữa thế lực

tư tưởng “cánh tả” và “cánh hữu”. Chính vì vậy Park wan-suh không chỉ thành công trong việc sử dụng ngôn ngữ người kể chuyện, ngôn ngữ nhân vật mà còn thành công trong việc sử dụng ngôn ngữ lịch sử, văn hóa.

Sự kiện chiến tranh thế giới Thứ hai bùng nổ. “Người ta gọi đó là “chiến tranh Đại Đông Á”. Chẳng biết điều này là gì nhưng vẫn thấy thật hào hứng. Từ trước đó, chúng tôi đã được dạy cho quen với suy nghĩ tích cực về chiến tranh” [36, tr. 159]. Tiếp theo là những sự kiện liên quan đến tình hình giáo dục quốc dân được tổ chức theo mô hình giáo dục của người Nhật Bản. Chương trình tiểu học từ bốn năm sẽ theo chương trình cải cách là sáu năm, sau đó sẽ thi vượt cấp để vào cấp trung học. Khi Nhật Bản lao vào cơn lốc chiến tranh, nhà trường do Nhật Bản quản lí cũng trở thành công xưởng, học sinh phải tham gia sản xuất đồ quân dụng nhiều hơn là học hành, thường xuyên phải diễn tập và báo động với việc thành lập các hội nghị sinh viên trong nhà trường. “Bầu không khí bại trận của Nhật Bản ngày một dày đặc. Chế độ tòng quân tự nguyện áp dụng cho thanh niên Triều Tiên được đổi thành chế độ nhập ngũ bắc buộc” [36, tr. 185]. Những từ ngữ trong quân đội được nhà văn đưa vào tác phẩm của mình như “bại trận”, “tòng quân”, “nhập ngũ”, hay là “những buổi diễn tập phòng không diễn ra không thường xuyên. Địa điểm ấn náu của trường chúng tôi là căn hầm ở kí túc xá, nơi chứa than đá và có cả ống khói” [36, tr. 197]. Những sự kiện lịch sử được kể lại theo một mốc thời gian lịch sử cụ thể. Đó là “kì nghỉ đông năm 1944, tôi trở về quê. Lúc ấy ở thôn Parkjeok, tình hình cũng thực hỗn loạn. Mỗi lúc thư kí xã và lính tuần tra đi thu vét lương thực, cũng là những lúc họ lật tung cả làng lên. Song, trước hết phải kể chính là những vật họ cầm trên tay, trông thật kinh hãi hơn cả vũ khí” [36, tr. 202]. Ngày 15 tháng 8, trước ngày khai giảng, Nhật Bản thua trận và đất nước được giải phóng.

Rồi những diễn biến của đất nước ngày càng rối ren. Doanh trại quân lính nước ngoài đầu tiên đóng ở Gaeseong là lính Mĩ. Nhưng do đường vạch ranh giới vĩ tuyến 38 bị vẽ sai. Vì thế, ngay sau đó quân Mĩ lại lập tức rút lui và quân Liên Xô tiến vào đóng quân ở đó. Cả thế gian đã bị đảo lộn từ khi quân Liên Xô tiến vào đóng quân. Tháng 5 năm 1950, cuộc chiến tranh Nam Bắc nổ ra, đây là thời gian

Wan-suh chuẩn bị ôn thi vào trường Văn Lý. Nhà lại chuyển sang vùng Donam- dong vì muốn anh trai cưới vợ lần hai để có thể từ bỏ “quân đỏ”. Lúc đó, chính phủ Đại Hàn Dân Quốc sau khi thành lập được một năm, có phương châm là tiêu diệt “cánh tả”, điều đó khiến mẹ và anh trai lo sợ, vừa cắn rứt lương tâm vì nghĩ mình hèn nhát.

Tình hình đất nước ngày càng thay đổi chóng mặt sau khi quân Bắc Hàn tràn qua vĩ tuyến 38, không bao lâu đã chiếm được Seoul. Cuối cùng thì quân Nam Hàn cũng giành được thắng lợi nhờ sự giúp đỡ của Liên Hợp Quốc. Chính phủ Đại Hàn Dân Quốc được thành lập, thông qua cuộc bầu cử một phía ở Nam Hàn. “Phương châm của quốc gia độc lập mới ra đời không chỉ dừng lại ở “đàn áp”, mà là “tiêu diệt” cánh tả. Những người cộng sản thủ cựu chỉ còn đường vượt vĩ tuyến 38 và trôi dạt lên phương Bắc, hoặc bị bắt giam trong tù” [36, tr. 282]. Chú út bị tử hình (vì bị nghi là tay sai cho đội cảnh vệ của quân Bắc Hàn) còn gia đình Wan-suh phải lận đận đi xin cấp thẻ thị dân vì cũng bị tố cáo là gia đình cộng sản. Cả nhà đi sơ tán vì mục đích tác chiến, băng qua sông Hàn trở về với phường Hyeonjeo-dong. Đó là cuộc sơ tán ngày 4 tháng 1 lịch sử.

Bằng vốn kinh nghiệm sống, cộng với vốn từ ngữ sâu rộng, Park wan-suh đã sử dụng thành công hệ thống ngôn ngữ lịch sử để nói lên được một thời kì dân tộc. Qua lời kể của nhân vật, bối cảnh đất nước Hàn Quốc thời bấy giờ hiện lên một cách cụ thể và thực tế. Những đau thương, chật vật khốn cùng của con người phải chịu đựng khi đất nước có chiến tranh.

Bên cạnh lớp ngôn ngữ lịch sử, nhà văn còn sử dụng một hệ thống lớp từ ngữ văn hóa. Đi dọc chiều dài tác phẩm 12 chương từ “Những ngày thơ ấu” đến chương cuối “Dự cảm huy hoàng”, một bức tranh văn hóa truyền thống Hàn Quốc đậm đà bản sắc dân tộc chầm chậm hiện ra thật đẹp, thật sinh động và đặc sắc theo từng trang sách.

Trong không gian văn hóa thôn làng bình yên của mảnh đất Parkjeok, đẹp nhất trong kí ức của nhân vật tôi là những mùa lễ hội. Những ngày tết được tác giả nhớ mãi là tết Trung thu (Chuseok), tết Âm lịch (tết Triều Tiên), tết Dương lịch (tết

Nhật Bản)…Tại thôn Parkjeok, mọi người trong làng đều thuộc họ Hong ăn tết Âm lịch, nhưng hai họ Park thuộc tầng lớp lưỡng ban lại ăn tết Dương lịch theo người Nhật. Với lí do ông nội Park wan-suh đưa ra là:

Việc ông nội quyết định ăn Tết Nhật Bản để kết hợp thời gian nghỉ với thời gian nghỉ tết có lẽ xuất phát từ tình cảm da diết dành cho con cháu, bởi ngày tết mà không có con cháu sẽ không có ý nghĩa gì nữa. Nhưng ngoài ra, đó còn là vì từ trước tới giờ, ông tôi luôn cho rằng Dương lịch thì đúng hơn. Năm nào cũng có lịch của ai đó ở đài khí tượng gửi cho ông. Trên lịch ấy, không có lịch âm, lịch dương mà còn có hai mươi tư tiết khí, hiệu Can – Chi của ngày và tháng… [36, tr. 131].

Tác giả còn dành nhiều trang viết, nhiều khoảnh khắc kí ức để nói về các món ăn thường ngày và ngày lễ, ngày tết. Điều đó phù hợp với tâm lí trẻ con lứa tuổi ăn tuổi ngủ, nhất là ở nông thôn trong giai đoạn đất nước có nhiều khó khăn lại chiến tranh, loạn li. Wan-suh hay nhắc đến các thứ bánh trái như bánh toek được làm từ hạt gạo quý, là linh hồn không thể thiếu trong các mâm cỗ, ngày lễ tết, canh bánh toek chorangi là thứ canh được nấu nước sườn bò với loại bánh toek viên hình số tám và một vài nguyên liệu khác như: thịt bò, nấm, trứng, hành… “Canh bánh toek chorangi ở nhà mudang ngon một cách lạ thường. Đó chính là lí do để tôi theo chân bà nội tới đây” [36, tr. 105]. Rồi rất nhiều các món ăn khác như sủi cảo, kẹo kéo, thịt lợn tẩm bột rán, kẹo vừng…tất cả đều được kể ra một cách chi tiết, chứa chan tình cảm trong đó. Đến chùa, nhà cửa cũng được miêu tả tỉ mỉ về kiến trúc như Phụng An điện (Houanten) nơi thờ Thiên Hoàng của người Nhật, nhà cửa ở miền quê Parkjoek, vùng Gaesong. Kể cả không gian nhà xí cũng được tả rất kĩ, vì đó là nơi chứa những kỉ niệm tuổi thơ cùng lũ bạn tinh nghịch ở quê nhà:

Những đứa trẻ sợ hố xí ngày nay, chỉ thấy buồn nôn khi nghe những câu chuyện này, nhưng thực ra, nhà xí của nhà chúng tôi lại vô cùng sạch sẽ, sạch tới mức có thể ngồi ăn cháo đậu ở đó được. Nhà xí được chia làm ba bốn khoang rộng rãi, khoang của người lớn có một thớ gỗ khoét lỗ ở giữa, còn của trẻ con thì trống hoác như cái chuồng trâu, nền đất dốc về phía sau, nên đi xong, phân cứ tự trôi

xuống dưới và ở phía dưới không sâu lắm đã có hố tro, nơi đổ than tro của nhà bếp hứng rồi [36, tr. 31].

Rồi những trang phục, mái tóc đậm chất văn hóa Hàn cũng được nhắc đến một cách đầy thú vị như áo choàng durumagi, mái tóc chân kiểu Hiashigami, váy áo Hanbok nổi tiếng là một kiểu quốc phục đẹp vào bật nhất của phương Đông, mùa hè thì mặc kaeki hay jeoksam, mùa đông thì khoác áo gown. Có cả cách ăn mặc theo kiểu người Nhật (mà người Triều Tiên thời ấy thường gọi một cách khinh ghét là người Oa) như áo choàng Haori, quần mompe, guốc genta.

Một nét văn hóa khác mà Wan-suh đã dành nhiều trang tự truyện là vấn đề ngôn ngữ - chữ viết và giáo dục Hàn Quốc thời kì ấy. Giáo dục ở nhà trường chịu sự chi phối của người Nhật, do người Nhật dạy, học sinh phải học và giao tiếp bằng tiếng Nhật, việc học tiếng Hàn gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng cô đã rất tự hào khi có sự tồn tại của bản chữ Hangul.

Chữ Hangul tôi được học từ khi còn bé, lúc ở quê nhà, nến nếu quên cũng là chuyện hết sức bình thường. Nhưng tôi lại không quên được, vì thỉnh thoảng cũng có dịp sử dụng chữ Hangul, mà tôi lại không thể không thích những dịp ấy. Đó chính là việc viết thư hỏi thăm sức khỏe ông bà nội ở quê. Tự đáy lòng, tôi luôn yêu quý ông bà nội của mình. Với tôi quê hương và ông bà nội không phải là hai phần tách biệt mà cùng là một khối [36, tr. 157]. Quê hương, ông bà nội và chữ Hangul là một khối trong tâm hồn cô bé Wan-suh.

Những nét đẹp văn hóa tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục tập quán như nghi lễ thờ cúng, ma chay xin cưới, sinh đẻ cũng được nói đến. Nét đẹp nhân văn trong truyền thống Hàn Quốc còn thể hiện ở phong tục chào đón em bé ra đời và chăm sóc cho phụ sản. Khi nhà có em bé mới sinh, người ta sẽ treo trước nhà một sợi dây thừng, trên đó tết những ớt (nếu là bé trai) hoặc những miếng than hoa (nếu là bé gái) với mong muốn mong bé khỏe mạnh, sống lâu.

Có thể thấy, cộng với lớp ngôn ngữ lịch sử, nói về những giai đoạn đất nước trong thời kì nhiều biến động, Park wan-suh đã chinh phục độc giả bởi những lớp từ ngữ miêu tả vẻ đẹp văn hóa truyền thống của người Hàn quốc. Chỉ có

sự hiểu biết sâu sắc cũng như một tình cảm sâu nặng với quê hương đất nước, nhà văn mới khái quát được rất nhiều nét văn hóa của đất nước mình. Và qua đó cũng nhằm giới thiệu hình ảnh đất nước mình với bạn bè quốc tế, trong đó có Việt Nam.

Một phần của tài liệu nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w