Không gian hiện thực

Một phần của tài liệu nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy (Trang 30 - 35)

Không gian trong tiểu thuyết Ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy? hướng đến không gian rộng mở theo sự di chuyển của nhân vật. Đầu tiên là khơng gian làng q nơi gắn bó nhiều kỉ niệm tuổi thơ của tác giả – người kể chuyện. “Nơi tôi

sinh ra là một ngôi làng hẻo lánh với vỏn vẹn hai mươi hộ, được gọi là thôn Parkjeok, làng Muksong, xã Cheongkyo, huyện Gaepung, cách Gaeseong khoảng hai mươi ri (đơn vị đo của người Hàn Quốc. Một ri bằng 393m) về phía tây nam; những người trong làng vẫn gọi Gaeseong là Songdo” [36, tr. 16].

Ngoài ra những ngọn núi, cánh đồng của thôn Parkjeok cũng được đánh dấu bởi những hình ảnh rất sinh động:

Ngọn núi cao ngất với hai bên triền núi thoai thoải khơng có lấy một tảng đá như đang dang rộng cánh tay ôm trọn lấy ngôi làng. Ngôi làng trơng như đổ dồn về phía trước với khoảng khơng là cánh đồng bao la. Trên cánh đồng bát ngát ấy, các con suối chảy qua thật nên thơ, hệt như câu “Rì rầm con suối nhỏ kể câu chuyện ngày xưa” của nhà thơ Jeong Ji-yong. Ở nhà chúng tơi, ngay cả khi muốn đi ra nhà xí, cũng phải bước qua một con suối nhỏ. Các con suối nhỏ uốn lượn, gặp cánh đồng, bèn tụ lại thành những cái chum [36, tr. 18].

Phải là người rất u q hương mình nhà văn mới có thể miêu tả chi tiết về quang cảnh nơi mình sinh ra như thế. Đọc những dòng văn này chúng ta lại nhớ về

quê hương của mình nhiều hơn. Ngay cả khơng gian trong nhà xí cũng cảm thấy thú vị. “Vẻ đẹp của bên ngoài khi bước ra từ nhà xí sau một hồi ngồi lâu trong đó cũng mới thật là kì diệu. Ánh sáng lấp lánh trên những luống rau đầu bờ ruộng, bãi cỏ, cành cây, dịng suối, tất cả chợt óng ánh, lấp lánh và sáng lịa đến kì lạ” [36, tr. 33].

Khi nhân vật tôi theo mẹ lên Seoul để học, khơng gian sau đó được mở rộng ra, đó là Songdo, một thành phố lấp lánh ánh bạc. Từ con đường đến các mái nhà, tất cả đều sáng lóa, khiến cho nhân vật tơi phải cảm thấy sững sờ trước vẻ uy nghiêm và tráng lệ do con người tạo ra. Không gian cũng khiến con người trở nên kinh ngạc.

Chúng tôi băng qua đường sắt, đi qua con đường với những ngơi nhà ngói khang trang mọc san sát nhau, rồi rẽ vào một lối đi được lát gạch rắn chắc với những ngôi nhà ba bốn tầng vuông thành sát cạnh, tầng nào cũng có gắn cửa kính. Đây là lần đầu nên với tơi cũng lạ. Tơi tự nhủ với mình rằng đừng có ngạc nhiên và cũng đừng tỏ vẻ ngơ ngác [36, tr. 54].

Khi đến nơi mẹ thuê nhà, một không gian mới hiện ra:

Cái ngõ nhỏ ấy đột nhiên biến thành một con dốc dựng thẳng đứng với những bậc thang tầng tầng lớp lớp. Đó là một con hẻm kì qi với những căn nhà xiêu vẹo, chúng như chực kéo nhau đổ sụp xuống và cũng gập ghềnh chẳng khác gì những bậc thang. Trước mỗi căn nhà cũng có những tấm gỗ được chắn làm cửa nhưng mọi sinh hoạt trong nhà đều được phơi hết ra ngoài đường. Nước ủ từ những vũng nước tiểu trộn với cơm thừa và những cọng rau già phơi khô, rỉ xuống hai bên lối đi cầu thang làm bốc lên một mùi ẩm ướt [36, tr. 59].

Qua không gian này, tác giả đã cho ta thấy được một mặt trái của cuộc sống, đó là sự đối lập giữa những tịa nhà cao tầng, những ơ cửa kính sáng lóa khi nhân vật tôi đi qua với một khu vực sinh sống hết sức nghèo khổ, những ngôi nhà lụp xụp nơi cơ đang sống. Đó cũng là nơi mà cơ sẽ cùng mẹ và anh sống trong những ngày đi học ở Seoul, nơi mẹ gọi là ngoại thành. Nơi mà “Chúng tôi phải lách qua con hẻm với những căn nhà chen chúc, dường như chỉ chừa lại một lối đi rất mảnh như sợi chỉ, tiếp đó lại là một lối đi dựng thẳng đứng, lần này, nó dốc hơn cả cái cầu

thang lúc đầu chúng tôi đi qua” [36, tr. 60]. Không gian trường học cũng được nhắc đến trong tác phẩm với những hoạt động như đi dã ngoại, thư viện: “Trường nữ Husudo nằm trên một vùng đất cao với những phiến đá hoa cương trông thật uy nghiêm, cô giáo cũng thật đoan trang, sân trường rất rộng và có nhiều bãi cỏ, vườn cây. Vừa lúc hoa anh đào nở rộ nên trông ngôi trường thật giống như thiên đường của những vì sao” [36, tr. 215].

Khơng gian hiện thực cịn được thể hiện khi cơ bé Wan-suh về q nghĩ hè thì mọi vật cũng thay đổi “con đường lên điện thờ điện thờ chỉ toàn dốc đá dựng thẳng đứng, bên phải còn vương lại chút rừng cây bụi rậm, đến lúc trời nhập nhoạng, bất chợt vẳng nghe có tiếng kêu liều mạng của ai đó đang định bắt chó” [36, tr. 116]. Rồi một khung cảnh thiên nhiên đầy màu sắc nữa hiện ra: “Con suối cắt ngang trên đường ra nhà vệ sinh không đủ sâu, đủ để nhảy tõm xuống đó. Hai bên bờ suối rộ lên cả một vùng hoa loa kèn đỏ. Những cây mơ cây mận cơm, cây lê dại đã quá thời kì trổ hoa và thay vào đó là những cánh hoa cam ửng đỏ của những bông hoa loa kèn rực rỡ đến lạ thường” [36, tr. 125].

Khi mẹ mua được ngôi nhà trên Seoul, không gian nhỏ hẹp trong nhà được nhắc đến rất chi tiết. “Ngôi nhà sáu buồng được chia làm ba phòng rồi mà cũng còn đủ chổ cho một gian bếp, một sảnh tiếp khách, một phịng cạnh cửa, và tất cả khơng gian này đều được chia đều nhau. Ngôi nhà quả là được xây rất khéo léo trên mảnh đất đầu thừa đi thẹo, bởi có cả chỗ được gọi là sân, mảnh sân hình tam giác và có phần bờ đất khá cao”[36, tr. 148]. Ngơi nhà với mảnh sân hình norigae.

Trong Ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy?, ngồi những khơng gian miêu tả thiên nhiên, gắn với trải nghiệm của nhân vật, Park wan-suh còn thể hiện sự đa dạng trong việc xây dựng cho mình một khơng gian lịch sử - sự kiện. Đó là khơng gian gắn liền với giai đoạn đất nước có chiến tranh.

Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, một không gian mới hiện ra, với những trải nghiệm của chính người kể chuyện và cũng là chính tác giả. Lúc này khơng gian khơng cịn là những khung cảnh thiên nhiên đầy màu sắc thú vị như trước mà hiện lên ở đây là những không gian của cuộc chiến đến lúc đất nước được tự do.

Không gian lịch sử - sự kiện gắn liền với những cuộc chiến kéo dài: “Ban đêm, hàng đoàn người cầm đuốc diễu quanh phố phường Seoul để tự chúc mừng cho sự kiện Nhật Bản lần lượt chiến thắng các hịn đảo ở Nam Thái Bình Dương” [36, tr.

160]. Rồi những cuộc diễn tập phịng khơng diễn ra thường xun. Địa điểm ẩn náu của trường là căn hầm ở kí túc xá, nơi chứa than đá và có cả ống khói. Mỗi lần chui ra từ đó là hai lỗ mũi lại đên khịt. Cuộc chiến khiến những đứa trẻ đang tuổi đi học nhưng đến trường không phải mang cặp sách mà là những hộp cứu thương với những viên thuốc đơn giản, chiếc khăn tam giác dùng để cầm máu khi bị thương và tên tuổi, địa chỉ, nhóm máu phải được ghi rõ trên đó.

Nhật Bản thua trận, doanh trại lính mỹ đóng qn ở Gaeseong, đó là đồn qn khơng có vũ khí. Bên lề đường, trên các bức tường bắt đầu xuất hiện vơ số tờ áp phích. Nào là “tự do”, “chủ nghĩa dân chủ”, “nhân dân”…một không gian ngột ngạt bao trùm vùng Gaeseong. Quân đội Mỹ rút khỏi do đường vạch ranh giới bị vẽ sai, quân Liên Xô lại tiến vào ở đó. Và cả thế gian đã bị đảo lộn kể từ khi quân Liên Xô bắt đầu đồn trú.

Khắp nơi diễn ra cảnh tượng những gia đình mất chồng mất con vì bị gọi nhập ngũ hay gọi đi lao dịch, họ tràn ra ngồi đường sắt để bám lấy dịng người đổ về và hỏi thăm họ đến từ đâu, đi từ lúc nào. Trong dịng người kéo về ấy có lẫn cả người Nhật Bản. Lúc người ta phát hiện ra kẻ được gọi là người Nhật, họ liền chửi rủa thậm tệ, bảo: “Thật đáng kiếp”, thậm chí có người cịn nhổ cả nước bọt [36, tr. 237].

Nhưng nỗi khổ nhục của họ không bằng những khổ sở mà những đồng bào trở về quê hương phải gánh chịu. Thời thế hỗn loạn, chẳng biết bám tựa vào đâu. Một khung cảnh làm cho tâm hồn non trẻ của Wan-suh bị khuấy động, tổn thương, một không gian hỗn độn diễn ra khi hai mẹ con lên ga Bongdong.

Người ta đi vào bằng cửa sổ đông hơn bằng cửa ra vào. Những tấm cửa sổ đang đóng liền bị đập vỡ kính và có rất nhiều cửa sổ đã bị vỡ kính từ trước. Mẹ nhấc tơi lên, đẩy vào bên trong cửa sổ, và có ai đó đã kéo hộ chúng tơi. Tơi cũng lấy hết sức bình sinh để kéo mẹ, lúc ấy vẫn đang cịn ở bên ngồi. Cả hai chúng tơi đều

chẳng mong sẽ kiếm được chỗ ngồi và trong tàu quả là một mớ hỗn độn. Khơng cịn một tấm cửa kính nào nguyên vẹn, đến cả những chiếc ghế cũng bị phá hỏng ngổn ngang [36, tr. 142].

Park wan-suh đã vừa miêu tả trung thực tình hình chính trị thời đại mất nước mà mình đang sống. Bằng những khơng gian chân thực, cụ thể đã làm toát lên nỗi đau khắc khoải của của một đứa trẻ chứng kiến cảnh nhà tan cửa nát khi đất nước bị chia cắt, là niềm khát khao có được cuộc sống ấm êm, hạnh phúc.

Nỗi đau vẫn chưa dứt khi cuộc chiên tranh Nam – Bắc diễn ra. Gia đình Wan-suh đã chuyển nhà tới ba lần và tất cả đều chỉ ở trong phường Donam-dong. Tình hình đất nước ngày càng thay đổi chóng mặt. Sau khi quân Bắc Hàn tràn qua vĩ tuyến 38, không bao lâu sau đã chiếm được Seoul. Khơng gian của các cuộc gặp gỡ mang tính chính trị của “Hội tự quản”:

Ở bên ngồi, sự đối lập của hai phe là cánh tả và cánh hữu ngày một gay gắt, những cuộc biểu tình, những khẩu hiệu chính trị tung hơ ai đó mn năm hay đả đảo ai đó cứ thay nhau liên tiếp diễn ra ngày nọ qua ngày kia. Hội học sinh có quyền phản đối thầy cơ nào đó bị coi là “thân Nhật, cần đuổi ra khỏi trường”, hoặc đưa ra yêu sách “không được buộc thôi việc một thầy cơ nào đó” [36, tr. 256-257].

Buổi sáng khi nghe tiếng đại bác rất gần, ở trường các lớp học đều nghỉ, học sinh nam ở lại dự phiên họp bất thường nêu cao đường lối quyết tâm Bắc tiến thống nhất, dưới danh nghĩa Đoàn học sinh cứu quốc. Sáng sớm ngày 28, quân Bắc Hàn tiến vào Seoul, họ giải phóng cho các tù nhân chính trị. “Những tù nhân ấy có quần áo để thay nhưng họ đã không thay, bởi quần áo tù nhân giờ lại trở thành một biểu tượng tự hào cho hoạt động đấu tranh cách mạng. Họ cứ mặc nguyên như vậy, lên xe tải và đi diễu quanh phố phường để cảm ơn sự nghênh đón của quần chúng” [36,

tr. 322].

Cuối tác phẩm, không gian của cuộc nội chiến vẫn cịn chưa dứt, hình ảnh của những đồn qn Nam Hàn tiến về phía Bắc với tốc độ hỏa tốc, những cuộc sơ tán của người dân. Số phận của mỗi con người vẫn bấp bênh và dường như phải

chịu an bài theo cuộc chiến. Thế nhưng ai cũng có quyền mơ ước về một tương lai tươi đẹp, trọn vẹn.

Có thể nói, Ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy? đã bứt phá khỏi những mô thức truyền thống trong việc tạo ra không gian nghệ thuật. Park wan-suh không chỉ thể hiện tài năng của mình trong việc phối kết linh hoạt nhiều khơng gian như không gian thiên nhiên, không gian nhà ở, mà quan trọng là sự sắp xếp không gian lịch sử - sự kiện một cách khéo léo. Qua đó sẽ giúp người đọc hiểu hơn về một thời đất nước đầy biến động, với những sự kiện lịch sử không thể nào quên đối với mỗi người dân Hàn. Chú ý khai thác sự đan xen, lồng ghép các loại không gian giúp Park wan-suh thâm nhập vào bản chất đời sống một cách sâu sắc nhất, khái quát rộng lớn một hiện thực xã hội, từ đó tác động đến nhận thức, tư tưởng của độc giả. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy (Trang 30 - 35)