Giọng điệu trữ tình, triết lý

Một phần của tài liệu nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy (Trang 67)

Lớp ngôn ngữ nhân vật trong tác phẩm Ai đã ăn hết những cây sing-a ngày

ấy? đã tạo nên sự đa dạng trong việc sử dụng ngôn ngữ của nhà văn Park wan-suh.

Đi kèm với nó là một giọng điệu trữ tình, triết lý.

Nhân vật tôi trong Ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy? bằng những gì mình đã trải nghiệm, đã vẽ nên một bức tranh tuổi thơ đầy màu sắc. Cô bé kể về

những câu chuyện liên quan đến nhà xí quê mình một cách hồn nhiên, pha trộn sự dung tục, hài hước:

Người ta kể rằng, con ma bị nghẹt mũi nên không ngửi thấy được ấy thường thức suốt đêm để lấy phân nặn bánh teok kê. Vì tưởng tro là bột đậu đen, đậu đỏ, nên nó lăn qua đó một cách ngon lành, đến lúc chỉ còn việc đánh chén nó lại cảm thấy tiếc đến nỗi không dám ăn thử một miếng; cho mãi tới gần sáng, nó mới bắt đầu thử thì ôi thôi, “ọe ọe”, nó nôn mửa ngay ra đấy và tức quá, nó liền đạp tất cả trở lại như cũ rồi biến mất [36, tr. 30].

Những kí ức của nhân vật tôi về một tuổi thơ đẹp đẽ:

Từ nhỏ ngoài ba bữa cơm chính ra, chúng tôi tự tìm kiếm thức ăn vặt và đồ chơi trên núi hay trong vườn. Đó là thiên đường của những cỏ tranh, nụ hoa tầm xuân, chồi non cây hồng leo, dâu rừng, rễ củ dong, rễ cây hoa bìm bịp, lá gang, hạt dẻ, quả sồi… Tất cả vừa là những đồ ăn lạ miệng, vừa là những thứ làm hài lòng người lớn. Nhất là hai thứ: rau rừng và nấm [36, tr. 34-35].

Có thể thấy, thể hiện bên trong những câu chữ đó là một giọng điệu trữ tình, thể hiện tình yêu của nhân vật đối với mảnh đất mình sinh ra, những câu chuyện dân dã, hồn nhiên với một thời tuổi thơ gắn bó. Bên cạnh đó, ngôn ngữ độc thoại nội tâm nhân vật nó thể hiện một giọng điệu triết lí, những câu hỏi nhân vật tự đặt ra cho bản thân thể hiện triết lí về cuộc đời, lí giải tâm trạng mình.

Đọc Ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy?, những câu chuyện nhân vật tôi kể về ông nội và mẹ:

Ông nội tôi chỉ biết tỏ vẻ ta đây thuộc từng lớp lưỡng ban, chứ chẳng ý thức được cái gọi là tinh thần tự hào dân tộc hay ý thức thời đại nào đó. Việc làm ra vẻ lưỡng ban của ông thật ra chỉ là sự xem thường các lưỡng ban cấp thấp hơn. Còn về trách nhiệm của một lưỡng ban, đó đơn giản chỉ là sự bảo thủ đối với việc hôn nhân của con cái. Ông chỉ chấp nhận làm thông gia với gia đình lưỡng ban môn đăng hộ đối với nhà chúng tôi. Dù xem trọng hay coi thường người khác, câu kết luận ngắn gon của ông vẫn là: “nòi nào giống nấy, cốt cách không thể lẫn được [36, tr. 47].

Hay mẹ cô không cho chơi với những đứa trẻ trong xóm khi ở ngoại thành Seoul. Điều này cho thấy, xã hội thời bấy giờ vẫn còn có sự phân biệt tầng lớp, giai cấp, những bất công. Và cô đã tự hỏi tại sao mẹ lại như thế? Câu hỏi đó đã châm ngòi cho những suy nghĩ thất vọng thầm kín về người mẹ lúc nào cũng tin tưởng mọi điều mình làm là đúng.

Ở trường học nơi Wan-suh theo học cũng có sự phân biệt.

Chẳng hiểu sao tôi thường không chen được vào sự quan tâm tận tụy của cô giáo và luôn tụt lại ở phía sau cùng. Ở vị trí sau chót ấy, tôi có thể trông thấy tất cả mọi sự việc xảy ra ở đoạn giữa và nhận ra rằng cho dù cô giáo có cố gắng để công bằng đến đâu thì những đứa trẻ có thể nắm được tay hay bám váy của cô đều đã được định sẵn, Những đứa trẻ đó nhìn chung đều xinh xắn, thông minh, và thường tỏ ra kiêu ngạo. Chúng thực sự khác với những đứa bạn ở quê hay ở phường Hyeonjeo-dong [36, tr. 93-94].

Khi anh trai cô xin vào làm ở phủ toàn quyền. Thỏa được lòng mong ước của ông nội và mẹ thì cô tỏ thái độ của mình là không thích, thể hiện quan niệm sống bình đẳng, công bằng trong cuộc sống trong cô. Không những thế, một tinh thần yêu nước, khát vọng hòa bình của một đất nước khi trải qua chiến tranh cũng được nói đến bằng một giọng văn đầy hào hùng.

Ai đã từng một lần vượt qua ranh giới sống-chết trở về, đều trở nên tràn trề ham muốn được hiến thân cho một lí tưởng nào đó. Nhiệt huyết báo thù đã đưa họ lên tận mây xanh. Và khi ấy, chiến tranh vẫn còn đang tiếp diễn. Thật ghê tởm khi cuộc chiến nếu không giết người thì cũng bị người giết ấy lại là những kẻ cùng chung một giống nòi. Kẻ thù không phải là dân tộc dị biệt về màu da, tiếng nói, mà lại chính là người mang tư tưởng cộng sản [36, tr. 330].

Ngoài ra, về mặt ngôn ngữ, rất nhiều lần tác giả dùng lời ăn tiếng nói của dân gian bằng cách sử dụng những câu thành ngữ, tục ngữ thể hiện triết lí sống như: mười thằng ngồi ăn, chín thằng lăn đùng ra chết, thằng còn lại vẫn chẳng hề hay biết; sự sung túc lúc nào cũng có giới hạn của nó; áo gấm hồi hương; nàng dâu bé được ngồi chiếu hoa; chỉ được cái cao như sào chọc cứt; nòi nào giống nấy…

Bằng ngòi bút sắc sảo của mình, thông qua ngôn ngữ nhân vật, Park wan-suh đã tạo nên một giọng điệu trữ tình, triết lí trong Ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy?. Thể hiện lên triết lí sống của con người về tình thương yêu, bình

đẳng trong xã hội con người. Nơi mà đất nước đã chịu nhiều đau thương do chiến tranh gây ra thì con người càng phải đồng cảm với nhau, đùm bọc, giúp đỡ nhau.

Một phần của tài liệu nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy (Trang 67)