Không gian trần thuật

Một phần của tài liệu nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy (Trang 29 - 30)

Mỗi tác phẩm mang những yếu tố tổ chức khơng gian khác nhau. Có khi đi theo trục dọc trên – dưới, cao – thấp, có khi lại là giới hạn đẹp – xấu, vô biên – hữu hạn… các yếu tố đó hợp thành đối tượng thẩm mỹ để người đọc suy xét, chiêm nghiệm, từ đó giúp người đọc hiểu được chiều sâu của tác phẩm. Không gian nghệ thuật là mơ hình nghệ thuật về cái thế giới mà con người đang sống, đang cảm thấy vị trí, số phận của mình trong đó. Khơng gian nghệ thuật gắn liền với quan niệm về con người và góp phần biểu hiện cho quan niệm ấy.

Theo Từ điển thuật ngữ văn học:

Khơng gian nghệ thuật là hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó. Sự miêu tả, trần thuật trong nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn, diễn ra trong trường nhất định, qua đó thế giới nghệ thuật cụ thể, cảm tính bộc lộ tồn bộ quảng tính của nó; cái này bên cạnh cái kia, liên tục, cách quảng, tiếp nối, cao thấp xa gần, rộng dài tạo thành viễn cảnh nghệ thuật. Không gian nghệ thuật gắn với cảm thụ về không gian, mang tính chủ quan. Ngồi khơng gian vật thể, có khơng gian tâm tưởng. Do vậy, khơng gian nghệ thuật có tính độc lập tương đối, khơng được quy định vào khơng gian vật lí. Khơng gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học có tác dụng mơ hình hóa các mối liên hệ của bức tranh thế giới như thời gian, xã hội, đạo đức, tôn ti trật tự. Khơng gian nghệ thuật có thể mang tính địa điểm, tính phân giới dung để mơ hình hóa các phạm trù thế giới như bước đương đời, con đường cách mạng. Khơng gian nghệ thuật có thể mang tính cản trở, để mơ hình hóa các kiểu tính cách con người [16, tr. 162].

Như vậy, không gian nghệ thuật là phương thức tồn tại và triển khai của thế giới nghệ thuật. Không gian nghệ thuật trở thành phương tiện chiếm lĩnh đời sống, mang ý nghĩa biểu tượng nghệ thuật. Không gian nghệ thuật không những cho thấy

cấu trúc nội tại của tác phẩm văn học, các ngôn ngữ tượng trưng, mà còn cho thấy những quan niệm về thế giới, chiều sâu cảm thụ của tác giả hay một giai đoạn văn học. Nó cung cấp cơ sở khách quan để khám phá tính độc đáo cũng như nghiên cứu loại hình của hình tượng nghệ thuật.

Qua khảo sát tiểu thuyết Ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy?, chúng tôi nhận thấy Park wan-suh đã rất yêu mảnh đất quê hương, nơi mình sinh ra. Bà đã dành rất nhiều trang viết miêu tả rất nhiều không gian mà bà đã lớn lên, những nơi bà đi qua, điều được khắc họa một cách rõ nét, chứa đựng niềm tự hào trong đó. Về cơ bản không gian trần thuật trong Ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy? có thể được phân loại thành không gian hiện thực và không gian tâm tưởng.

Một phần của tài liệu nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w