Ngoài việc thể hiện lên giọng điệu khách quan, lạnh lùng; giọng điệu trữ tình, triết lí, tác phẩm Ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy? với việc sử dụng lớp ngôn ngữ, lịch sử, văn hóa. Nói về một thời chiến tranh của đất nước, nhưng tác giả vẫn không quên nhắc đến những nét văn hóa truyền thống của người Hàn Quốc từ mái tóc, trang phục đến những món ăn truyền thống. Đi kèm theo đó là một giọng điệu thiết tha, tự hào với mảnh đất quê hương, và tinh thần dân tộc.
Khi nhắc đến vùng quê nơi mình sinh ra, người kể chuyện luôn thể hiện một sự tự hào với những không gian văn hóa đặc sắc.
Đặc trưng nhà ở của vùng Gaeseong và khu vực lân cận đó là nhà ngoài bao giờ cũng thấp và đơn sơ, còn nhà trong thì cao và được bài trí trang trọng, đi kèm với sân vườn cầu kì. Sân ngoài đối diện với phòng khách mở rộng ra phía trước, hai bên được bao quanh bởi hàng cây dâu hoặc cây đậu chổi - thứ cây vẫn được lấy làm lược chải đầu, còn sân sau, tuy chỉ có vài cây hoa mẫu đơn và hoa cúc được trồng xen kẽ, nhưng sự bài trí ở đó cũng khá công phu và bắt mắt [36, tr. 29].
Không những thế cô còn nhắc đến các loại trang phục truyền thống như chiếc vạt áo durumagi của ông nội được là ủi kĩ càng, bay phất phơ trong gió tựa như một lưỡi gươm mài sắc sáng lóa (đây là loại áo choàng truyền thống của Hàn Quốc. Áo có hai vạt, dài đến tận đầu gối và thường mặc khi đi ra ngoài). Hay váy truyền thống Hanbok. Cô còn nhắc đến kiểu tóc jongjongmeori truyền thống của người Hàn Quốc với giọng điệu tự hào: “kiểu tóc trước khi có thể tết thành bím dài, vắt ra phía trước. Tóc được chia ngôi đến đỉnh đầu, tết thành các bím, rồi chập lại và thắt bằng những sợi chỉ màu hay miếng vải. Tết tóc rất mất thời gian và nếu
không được chăm chút hằng ngày, mái tóc sẽ trở nên bù xù” [36, tr. 50]. Rồi kiểu tóc Hisashigami, kiểu tóc được chải nhô về phía trước.
Mặc dù chịu sự thống trị của người Nhật Bản, đi học phải học tiếng Nhật, đọc truyện cũng bằng tiếng Nhật. Nhưng tác giả vẫn thể hiện được niềm tự hào của mình khi nhắc đến loại chữ Hagul được sáng tạo từ bộ chữ Hán. Sejong Đại đế cùng với các học giả của mình đã phải lao tâm khổ tứ biết bao mới sáng tạo được ra thứ chữ ấy. Những món ăn cũng được nhắc đến với giọng thiết tha tự hào, những món ăn của ngày tết “món ăn để cúng hầu như chỉ có canh và dùng thịt bò, còn lại sủi cảo, thịt lợn tẩm bột rán, thịt lợn tẩm bột đậu xanh”[36, tr. 134].
Trong số những món ăn truyền thống, vào dịp tết ở quê tôi, không thể không kể tới các loại kẹo được làm từ mật, những loại kẹo bỏng làm từ gạo rang, đậu rang, lạc rang, chẳng tròn cũng chẳng vuông và ngon mắt ấy. Thường là đồ ăn vặt của bọn trẻ; còn kẹo vừng lại là thứ kẹo được làm rất kì công, nào là phải rang riêng hai loại vừng đen và vừng trắng rồi tán mỏng, rồi lại sắc thành hình quả trám vuông vắn đều nhau, nên thường chỉ được đem ra mời khách. Bà nội vừa gói kẹo vừng cho tôi, vừa bảo rằng: khi làm món này, bà kucs nào cũng nhớ tới cô giáo chủ nhiệm, nên món này là món đặc biệt có gỏi cả tấm lòng của bà vào đây đấy [36, tr. 135-136].
Rồi món cua ướp xì dầu quê cô ngon chẳng khác gì cua ở Paju. Lúc lúa chín vàng trên đồng cũng là lúc trong bụng các con cua cái đầy thịt và đen bóng như sáp. Nếu đem cua ướp với xì dầu lúc này, càng để lâu, vị lại càng ngon, ngon đến mức không thể diễn tả một cách thông thường được, mà phải dùng cách nói hơi man dại một chút là : “ Mười thằng ngồi ăn, chín thằng lăn đùng ra chết, thằng còn lại vẫn chẳng hề hay biết” mới diễn tả được hết cái cảm giác ngon miệng đó” [36, tr. 135]. Mỗi câu chữ điều thể hiện sự yêu mến thiết tha, tự hào về những món ăn quê mình.
Một điều nữa khi cô nghe câu chuyện mẹ kể về phong tục, tập quán của người Nhật: “Ngày xưa chỉ đi chân đất và bên dưới thì che bằng một mảnh vải giống như chiếc tã, họ đã đến Triều Tiên thiết kế cho họ một mẫu quần áo, giày dép phù hợp với họ, Bởi thế nên quần áo của họ giống như tang phục của ta, còn giày dép thì được tạo ra nhờ việc học làm cái thớt của người Triều Tiên, và đó chính là
chiếc áo Haori và guốc Genta của người Nhật bây giờ”[36, tr. 170]. Thể hiện niềm tự hào với những người thợ tài hoa của đất nước mình, tạo ra những trang phục, giày dép mà đất nước đến xâm chiếm như Nhật cũng phải học làm theo.
Và đặc biệt, một món ăn mà tác giả luôn mang theo trong kí ức như một kỉ niệm không bao giờ quên, một ám ảnh đẹp nhất của mùa thơ dại, là quê hương, là tuổi thơ, là kỉ niệm, là tất cả,… Đó là cây sing-a, nó mọc ở khắp nơi, là thức ăn vặt phổ biến của trẻ con nông thôn Hàn Quốc trước đây, khi ăn có vị chua rôn rốt. Ở đây ngoài sự tự hào về loại cây gắn với một thời tuổi thơ đẹp đẽ, đi kèm là sự hối tiếc vì giờ đây không còn nhiều loại cây này nữa. Mỗi khi nhắc đến cô lại thảng thốt hỏi: Ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy?. Có lẽ, chính chiến tranh đã làm con người ta mất đi những gì quý giá. Những gì tươi đẹp của cô bé ấy, của bầu trời mà cô đang hít thở, của những người xung quanh cô bé…còn lại chỉ là dư vị của những cây sing-a, loài cây đã biến mất theo thời gian. Câu hỏi đầy xót xa, tiếc nuối và hoài niệm ấy trở thành nhan đề của cuốn tự truyện như một biểu tượng đẹp của một thời đã mất và một niềm tự hào của mảnh đất nơi cô sinh ra.
Có thể nhận thấy, qua cách kể về một không gian văn hóa từ nơi ở, trang phục, chữ viết, các món ăn đã cho thấy một giọng điệu thiết tha, tự hào của nhà văn về những giá trị tinh thần của quê hương và hơn thế là đất nước Hàn Quốc, thể hiện một tình yêu sâu sắc những giá trị văn hóa tốt đẹp. Trong quá trình sáng tác, mỗi nhà văn đều phải trăn trở để tìm ra giọng điệu nghệ thuật cho tác phẩm của mình. Bởi theo Krapchenko: “cái quan trọng trong tài năng văn học là tiếng nói của mình, là giọng nói riêng biệt của chính mình không thể tìm thấy trong cổ họng của bất kì một người nào khác” và Park wan-suh đã làm được điều đó. Bằng việc kết hợp nhiều giọng điệu trong tác phẩm, nhà văn đã cho thấy được tài năng và phong cách độc đáo. Thể hiện được quan điểm, lập trường, tư tưởng của nhà văn.
Qua đó, ngôn ngữ và giọng điệu là một trong những phương diện nghệ thuật tạo nên sự thành công của tiểu thuyết Tác phẩm Ai đã ăn hết những cây sing-a ngày
ấy?, khẳng định phong cách nghệ của Park wan-suh. Những câu chuyện, những lời
được những xúc cảm, sự cảm thông, cũng như nhận định lại những gì đã trải qua trong quá khứ.
I. KẾT LUẬN
1. Thập kỉ 1970-1980 là thời kì xuất hiện các tác giả nữ từ nhiều tầng lớp và hoạt động sáng tác của họ diễn ra sôi nổi trên văn đàn. Các tác giả nữ của thời đại trước chỉ đề cập đến những đề tài rất hạn chế hay hoạt động của họ không mang tính liên tục thường xuyên. Đến thời kì này các nhà văn như Park Kyeong-li, Choi Myoeng… đã có những hoạt động đều đặn, mỗi người chọn mỗi đề tài khác nhau để thể hiện cá tính của mình. Park wan-suh cũng là một nhà văn như vậy, bà đã để lại một số lượng tác lớn và có giá trị đối với đất nước Hàn Quốc. Với ngòi bút tinh tế, sắc sảo, cộng với vốn kinh nghiệm sống của mình, tác phẩm Ai đã ăn hết những cây
sing-a ngày ấy? không phải đọc bằng từ, bằng chữ mà là bằng cảm xúc, để lại niềm
khắc khoải, chạm tới từng vết đau nhức nhối được gửi gắm trong từng câu chữ. Sức hút của tác phẩm không chỉ do nội dung giản dị, tình cảm mà còn do lối kể chuyện sáng tạo của nhà văn Park wan-suh.
2. Trần thuật trong tác phẩm văn học đang được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Nhìn nhận và phân tích tác phẩm dưới góc độ trần thuật nghĩa là chúng ta đang đi tìm hiểu những phương diện nghệ thuật như: hình tượng người trần thuật, điểm nhìn trần thuật, ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật… Các phương diện này sẽ giúp độc giả tiếp cận được những giá trị nội dung đích thực mà nhà văn muốn chuyển tải, tìm hiểu vấn đề trần thuật cũng góp phần giúp bạn đọc nhìn ra những cách tân, đổi mới trong sáng tác văn chương hiện đại.
3. Là một tác phẩm tự truyện, trước hết Park wan-suh đã lựa chọn vị trí và vai trò của người trần thuật phù hợp khi sử dụng người trần thuật ngôi thứ nhất, đem lại hiệu quả nghệ thuật trong việc làm cho câu chuyện được kể mang tính cá
thể hóa cao. Chính điều này đem lại thành công cho tác phẩm. Park wan-suh đã giảm bớt tính chủ quan khi kể chuyện, đem lại độ tin cậy cao.
4. Nghệ thuật trần thuật còn thể hiện sự thành công ở việc sử dụng điểm nhìn trần thuật ngôi thứ nhất xuyên suốt chiều dài tác phẩm. Đặt điểm nhìn thứ nhất, tác giả đã tạo ra các góc nhìn khác nhau như: điểm nhìn bên trong, điểm nhìn bên ngoài, tạo nét độc đáo trong chiều sâu tác phẩm. Lựa chọn điểm nhìn ngôi thứ nhất là một sáng tạo khi nhà văn muốn chuyển tải nội dung, quan điểm của mình một cách sâu sắc qua hình tượng nhân vật “tôi”.
5. Cách xây dựng không gian – thời gian cũng là một điểm thu hút độc giả. Không gian trong tác phẩm là sự lồng ghép giữa không gian hiện thực và không gian tâm lí, lựa chọn những không gian này phù hợp với cách kể chuyện của nhà văn, làm nền cho các nhân vật xuất hiện: từ không gian làng quê đến không gian thành thị rồi lớp không gian hồi tưởng theo dòng kí ức của nhân vật, đem đến cho người đọc một sự cảm nhận hiện thực từ góc nhìn mới. Tác giả đã lặn sâu vào tâm hồn nhân vật “tôi” để từ đó bộc lộ những không gian nhân vật đã trải qua, những nơi một thời từng gắn bó. Thời gian trong tác phẩm là sự kết hợp giữa thời gian sự kiện và thời gian tâm lí. Với lối cấu trúc này, một mặt nó thể hiện được tâm trạng của nhân vật trong hoàn cảnh cụ thể, mặt khác nó lại tỏ ra linh hoạt trong việc hướng ngòi bút của nhà văn quay về quá khứ hay hiện tại.
6. Góp phần không nhỏ vào sự thành công của nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết Tác phẩm Ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy? chính là nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật của tác giả. Việc sử dụng thành công ba lớp ngôn ngữ người kể chuyện, ngôn ngữ nhân vật, ngôn ngữ lịch sử-văn hóa một cách hài hòa, đã cho thấy sự sáng tạo độc đáo của nhà văn. Ngôn ngữ người kể chuyện giúp đem lại cái nhìn khách quan cho tác phẩm. Ngôn ngữ nhân vật đem đến cái nhìn chủ quan. Và ngôn ngữ lịch sử-văn hóa cung cấp môt chiều sâu văn hóa tồn tại trong lòng lịch sử dân tộc Hàn. Trong tác phẩm, tác giả không chỉ thể hiện thái độ, lập trường của mình thông qua lời văn của người trần thuật, mà Park wan-suh còn thể hiện nó qua những lời văn của nhân vật. Mỗi lời văn đều mang sắc thái khác
nhau nhưng điều để lại trong lòng độc giả nhiều điều suy ngẫm, sẻ chia. Cùng với đó là giọng điệu trần thuật, sự thay đổi các giọng điệu khách quan-lạnh lùng, giọng điệu trữ tình-triết lý, giọng điệu thiết tha-tự hào mang lại chiều sâu cho tác phẩm, giúp người đọc hiểu được những gì nhà văn muốn truyền tải.
Tóm lại, khi nghiên cứu phân tích tác phẩm văn học nói chung và văn bản tự sự nói riêng, chúng ta không thể bỏ qua yếu tố trần thuật, bởi các phương diện trần thuật đóng vai trò vô cùng quan trọng trong tác phẩm. Nó giúp người đọc có thể thâu tóm nội dung, cũng như tư tưởng tác giả muốn truyền đạt một cách hữu hiệu nhất, đồng thời giúp bạn đọc hiểu thêm về phong cách văn chương của tác giả.
Cùng với sự thành công trong nghệ thuật trần thuật, Tác phẩm Ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy? còn là hồi ức của tác giả về một thời kì thời kì đau
thương và bất hạnh – từ thời kì đô hộ của Nhật Bản, cho đến những năm tháng diễn ra cuộc đấu tranh giữa hai miền Nam Bắc. Nỗi bi thương về thân phận của một con người, một gia đình được tái hiện một cách đầy đủ với bao nỗi niềm bùi ngùi và xót xa trên bối cảnh cả dân tộc chỉ có thể thả mình trôi theo định mệnh đã an bày. Những gì tươi đẹp nhất của cuộc sống còn lại chỉ là dư vị của những cây sing-a, loài cây đã biến mất theo thời gian ấy. Mượn hình ảnh cây sing-a làm tiêu đề tác phẩm, nhà văn viết về nỗi buồn, niềm vui, sự lo âu, tuyệt vọng và cả ý chí của con người trước dòng chảy cuộc đời. Tác phẩm đã góp phần trong việc khẳng định tên tuổi của Park wan-suh trên văn đàn, hơn thế bà còn được biết đến ở các nước khác, trong đó có Việt Nam.