Ngơn ngữ và giọng điệu là hai yếu tố có sự chi phối lẫn nhau. Trong tiểu thuyết Ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy? có sử dụng ngơn ngữ người kể chuyện thì khi đó đi kèm với nó là một giọng điệu khách quan, lạnh lùng. Khi trần thuật, người kể chuyện giữ khoảng cách với nhân vật để miêu tả. Park wan-suh
muốn phản ánh khách quan, tường tận mọi chi tiết về cuộc sống đa dạng màu sắc của mảnh đất quê hương, cũng như một thời kì đất nước có chiến tranh.
Đứng dưới góc nhìn là người kể chuyện, nhân vật tơi trong Ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy? đã nói về q hương mình hay nhận xét về những người
thân trong gia đình với một giọng điệu khách quan bằng cách sử dụng cách cụm từ như “chúng tôi”, “mẹ tôi”, “ông tơi”… “Bà nội, mẹ tơi, và các thím, tất cả đều mê mẩn thứ màu nhuộm Đức quốc ấy. Mỗi lần mua về, ông nội lại hả hê hơn bao giờ hết và thái độ cung kính hết mực của các nàng dâu đối với bố chồng gần như biến thành sự phục tùng và xu nịnh. Song, không phải lúc nào các nàng dâu cũng cung kính bố chồng tự đáy lịng. Đơi khi đó là thái độ châm biếm, giễu cợt” [36, tr. 19- 20]. Trong hơi thở của mình Park wan-suh ln bày tỏ thái độ đối với những người thân của mình một cách kín đáo. Ở đây, người kể chuyện thể hiện một giọng điệu khách quan theo những gì mình quan sát được. Những khi mẹ viết thư cho những người xung quanh cô lại nhận xét rằng : Mẹ tơi tỏ ra hơn người vì biết đọc và viết được ngạn văn, song thực tế, hiểu biết của mẹ về chữ Hàn thực ra lại vô cùng ngây ngô, ngây ngô đến độ mông muội. Sejong Đại Đế là người tạo ra chữ Hàn, điều đó thì mẹ biết. Nhưng theo mẹ, cái việc tạo ra chữ Hàn ấy lại là do trong lúc đi vệ sinh, Ngài nhìn qua khung cửa và đã chợt nảy ra sáng kiến sáng tạo ra chữ Hàn.
Khi nói về cuộc chiến tranh của đất nước, người kể chuyện không chỉ thể hiện sự khách quan trong việc nói về các sự kiện, mà cịn kèm theo đó là một giọng điệu lạnh lùng. Chiến tranh Thế giới thứ hai bùng nổ: “Khi ấy, người Nhật đang tham gia vào cuộc chiến tranh Trung – Nhật mà họ gọi là “China sự biến”, cịn chúng tơi thì gọi Trung Quốc là Changgolla (từ gọi người Trung Quốc một cách miệt thị ở Hàn Quốc thời đó), và gọi Tưởng Giới Thạch là Shoukaiseki một cách miệt thị, không cần biết đúng hay sai” [36, tr. 159].
Là một nhà văn nữ, Park wan-suh đã dùng một giọng điệu phù hợp nhằm phản ánh cuộc sống với tất cả sự trần trụi, làm rõ bản chất của cuộc chiến tranh đang diễn ra trên đất nước. Không phơi bày chiến tranh qua những trận đánh khốc liệt, hay những cảnh tàn phá chết chóc, nhưng chiến tranh làm thay đổi cuộc đời
mỗi con người, số phận nhân vật trong truyện cũng đủ làm ta thấy khắc khoải nỗi đau.
Mẹ của Wan-suh là con dâu trưởng, trong một gia đình lễ giáo, vì cần tiền ni con cái phải chấp nhận may đồ cho kĩ nữ, chịu sự khinh miệt trong thời thế mọi người có sự kì thị đối với những người kĩ nữ. Để tồn tại ở Seoul, vợ chồng chú út phải chạy vạy, làm đủ nghề để kiếm sống, từ làm thuê cho một chủ cửa hàng đông lạnh, phải ngủ trong kho hàng lạnh buốt, ẩm ướt, rồi buôn bán đá bị phá sản. Chú phải làm công việc mạo hiểm của một Yamitorihiki (chợ đen) để kiếm sống. Anh trai của cô bị lưu lạc và trở về với thân hình tàn tạ, tâm thần hoảng loạn.
Mẹ là người đau khổ hơn cả, mẹ đã khóc rất nhiều, mọi cay đắng khổ sở và những gì xảy ra với vợ chồng chú út, van anh hãy mau tỉnh lại. Mẹ cho rằng làm như vậy sẽ đánh vào tâm can thầm kín của thằng con trai, nhưng rút cuộc điều đó lại càng làm gia tăng thêm tình trạng hoảng loạn của anh.
Anh chuyển sang thúc giục mau đi sơ tán. Lại còn xuất hiện thêm cả triệu chứng tự kĩ ám thị. Anh có thể rúc đầu vào bất kì chỗ nào, tồn thân run lẩy bẩy: “Đi mau lên. Quân Bắc Hàn mà đến thì con chết. Đi nhanh lên, nhanh lên”. Anh trở nên mẫn cảm hơn cả người bình thường với bầu khơng khí gấp gáp của tất cả những người xung quanh đang kéo nhau đi sơ tán. Anh tôi bồn chồn, đứng ngồi không yên. Dường như mọi người trong nhà chúng tôi một lần nữa lại cùng mơ thấy ác mộng [36, tr. 345].
Cuộc chiến khắc nghiệt cũng làm cho tâm hồn non trẻ của Wan-suh bị khuấy động, tổn thương. Khi nhà cửa của Wan-suh bị những người thanh niên đập phá vì tội “thân Nhật”, cơ bé vốn là đứa trẻ ít nói, nhẫn nhịn đã “la lên một cách vơ vọng và xông thẳng vào tên đó. Chẳng hiểu sao tơi có thể thích thú khi những cuốn sách của ơng nội bị lấy làm bát, nhưng lại không thể chịu được lúc biển tên nhà bị đập vỡ. Lúc ấy, tôi không hề cảm thấy sợ hãi trước cảnh bạo lực lần đầu tiên trong đời được chứng kiến ấy. Anh đã lơi cơ ra khỏi chỗ đó và kéo lên ngọn đồi phía sau nhà.
Tơi cảm thấy sốc khi anh tơi lôi tôi đi mà vẫn cố đứng lại rồi tỏ ra lễ phép nhờ bọn họ giữ an toàn cho người lớn trong nhà. Lúc ấy, trông anh tôi thật ngớn ngẩn, giống như một kẻ đần độn. Tôi quay sang chất vấn một cách gay gắt: “Tại sao chúng ta lại bị coi là thân Nhật? chẳng phải nhà chúng ta đã khơng đổi họ đó sao? Bọn họ đúng là một lũ không biết xấu hổ. Tokuyama, Arai, Kimura là cái thá gì mà dám kéo đến đập phá nhà họ Park cơ chứ? [36, tr. 231].
Chiến tranh ln gieo rắc cho con người lịng kinh hãi. Park wan-suh với ngòi bút sắc lạnh, đã miêu tả nỗi đau đến tột cùng trong lịng cơ bé, để qua đó khái quát lên sự mất mát của đất nước đã trải qua những đau thương chiến tranh. Những hoàn cảnh đẩy con người đến sự đau khổ, dằn vặt trong lí trí để mưu sinh. Rồi cuối cùng, mọi thứ cũng chấp nhận xuôi theo sự sắp đặt đã được an bày của thời thế. Cuối tác phẩm, Wan-suh đã là cô gái đôi mươi và cuộc nội chiến vẫn cịn chưa dứt. Trong nhận thức của cơ gái trẻ: số phận của mỗi con người vẫn bấp bênh và dường như phải chịu an bày theo cuộc chiến, thế nhưng ai cũng có quyền mơ ước về một tương lai tươi đẹp, trọn vẹn.
Có thể thấy, giọng vặn của Park wan-suh rất lạnh lùng, nhưng đó chỉ là cái vỏ bề ngoài, cịn ẩn sâu bên trong đó là nỗi niềm thương cảm của nhà văn đối với những con người khốn khổ, muốn phản ánh một cách tường tận cuộc sống. Do vậy, người kể chuyện ngôi thứ nhất luôn giữ khoảng cách với nhân vật để tạo ra sự khách quan, đồng thời thể hiện thái độ đồng cảm, một dự cảm huy hoàng cho gia đình, đất nước.