Thời gian sự kiện

Một phần của tài liệu nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy (Trang 40 - 44)

Một nhà phê bình đã từng viết: “Khi kể lại một câu chuyện, tức thì thời gian đã có mặt. Những thời gian để viết ra một câu chuyện, để đọc nó… thời gian tự nhiên, nó khơng ngừng bị mất đi, tiêu biến từ quá khứ đến hiện tại. Cịn thời gian mang tính nghệ thuật là thời gian nằm trong văn bản, trong quan niệm của tác giả, nó khác với thời gian tự nhiên”.

Thời gian sự kiện trong Ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy? tái hiện lại cuộc đời của cô bé Park wan-suh từ lúc nhỏ cho đến khi trưởng thành với bao biến động, khó khăn xảy ra. Bất kì một sự kiện nào xảy ra cũng nằm trong sự vận hành của thời gian và không gian.

Thời gian trong Ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy? được nhắc đến với những khoảng thời gian nào đó trong một ngày, hay những khoảng thời gian gắn với cuộc đời nhân vật tôi. Thời gian trong ngày không rõ ràng như: sáng sáng, tối tối; ít lâu sau; một hơm; vào lúc nửa đêm; hơm ấy; “có những buổi trưa hè nóng như đổ lửa chúng tơi men theo con suối ra ngồi tận cửa Đơng xa tít. Những lúc ấy, nếu có trận mưa rào thì thật là một cảnh tượng tuyệt vời” [36, tr. 35]. “Hơm đó mẹ tơi đã tiếp đón người gánh nước th giống như một thượng khách thực sự” [36, tr. 86]; “Hôm ấy, những đứa nhà ở cùng Saijik-dong ở lại phịng học và cùng đi về nhà với cơ giáo” [36, tr. 100]. “Hơm ấy, đó lại là vị ngọt sau vài tháng trời mới được nếm nên lại càng thấy bồi hồi. Năm viên kẹo đã khiến những buổi chiều nặng trĩu và buồn chán trở thành khoảng thời gian hồi hộp và ngọt ngào một cách bất tận” [36, tr. 110]. Rồi những kỉ niệm khi sống ở phường Hyeonjeo-dong cùng những người hàng xóm. “Một hơm, cả hai mang phấn ra ngồi ngõ cùng chơi trị vẽ gì đó thì xảy ra cãi vã. Đúng lúc đó anh tơi đi làm về, nhìn thấy, liền ngăn khơng cho hai đứa đánh nhau nữa. Nhưng vì đột nhiên có thêm hậu phương vững chắc là anh tơi nên tơi đã giáng cho con bé ấy một địn cuối cùng và cào vào mặt, ruốt cuộc là chuyện của trẻ con đã trở thành chuyện của người lớn” [36, tr. 144]…

Vì là một cuốn tiểu thuyết tự truyện, kể lại theo dòng hồi tưởng của người kể chuyện (tác giả) nên có nhiều lúc mốc thời gian không được nhớ chi tiết mà chỉ được nhắc đến trong một khoảng nào đó: chắc lúc đó tơi khoảng năm tuổi; rồi một

hơm; kể từ hơm sau đó; những ngày đầu năm mới; một thời gian sau đó; trước ngày khai giảng; tận mãi sau đó; “Những ngày đầu hè là khoảng thời gian cô giáo đến thăm gia đình” [36, tr. 99]. “Ngày bế giảng năm học cũng là ngày tôi được nhận sổ liên lạc. Ngày ấy chỉ có kì một của lớp một là điểm số được đánh từ 6 đến 10”[36, tr. 120]. Hay những kỉ niệm của những lần trở về quê:

Lần trở về quê hương tiếp theo vào kì nghĩ đơng năm ấy, tơi ra dáng hơn hẳn. Đồng phục mùa đơng khơng có, mà thay vào đó là chiếc áo gown màu xanh tím than. Mùa đơng năm ấy lạnh hơn bây giờ rất nhiều. Ngay ngày hôm sau, tôi đã mang đơi giày ra ngồi thửa ruộng đang đóng bang trơn nhẵn. trước ánh mắt lộ vẻ hiếu kỳ của những đứa bạn đang trượt trên những tấm ván, tôi đã xỏ giày rồi thắt dây lại, nhưng chỉ có thể làm được đến đó, cịn khơng có lí do nào mà tự dung tơi lại có thể trượt được. Đứng lên rồi ngã xuống, tơi chỉ có thể lặp đi lặp lại cái việc đứng lên, ngã xuống [36, tr. 128-129].

Những năm tháng sống trong cảnh đất nước có chiến tranh cũng xuất hiện những mốc thời gian khơng xác định. “Chỉ đến khi có một tốn thanh niên cầm gậy gộc bất ngờ xông vào nhà, chúng tôi mới biết được tin Nhật Bản thất bại hoàn toàn. Chúng thay nhau hò hét, tháo cả cánh cửa, đập phá đồ đạc trong nhà chúng tôi. Tai họa ập đến nhà chúng tôi ngay hôm ấy không phải do một đám cơn đồ có tổ chức từ trước, mà chỉ là những thù oán đã ăn sâu vào đầu óc bất chợt bùng lên sau bao ngày bị đè nén” [36, tr. 129-130]. Hay mốc chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ được áng chừng lúc thời gian gia đình “tơi” ở ngơi nhà mảnh sân hình norigae. Rồi đó là khoảng thời gian mùa xuân năm sau, sau ngày giải phóng, anh chị tơi lấy nhau chưa được đầy năm.

Có thể thấy sau những từ chỉ mốc thời gian như: ngày bế giảng năm học, chỉ ngày mai, kì nghĩ đơng năm ấy… là những kỉ niệm một thời đã qua không thể quên của người kể chuyện. Đó như là mốc thời gian của đời người.

Khơng chỉ có những mốc thời gian khơng xác định xuất hiện theo từng sự kiện gắn với cuộc đời nhân vật tơi, mà cịn có những mốc sự kiện được xác định rõ thời gian. Đó có thể là những bước ngoặc trong cuộc đời nhân vật, những sự kiện

quan trọng mà không thể quên được. Ngày đầu tiên cô đi dự lễ khai giảng của trường quốc lập vào tháng Tư. “Tôi mặc chiếc áo khoác in hoa, nắm tay mẹ và vượt qua ngọn núi để tới trường. Đúng là những đứa trẻ ở các khu xóm tử tế trơng thật khác so với bọn trẻ xóm tơi. Chúng rất xinh xắn và hầu hết đều bận những bộ quần áo Tây ngắn cũn cỡn” [36, tr. 90]. Ngay cả những chi tiết của quần áo mà nhân vật vẫn còn nhớ rõ.

Những mốc thời gian lịch sử dân tộc: “Ba, bốn hôm sau ngày 15 tháng 8, trước ngày khai giảng, Nhật Bản đã thua trận và chúng tơi được giải phóng” [36, tr. 227]. Những năm 40, tình hình giao thơng trở nên khó khăn, anh tơi phải trọ gần trường và cứ đến chiều thứ bảy, anh lại đạp xe về nhà, rồi sớm tinh mơ thứ hai, lại bắt đầu lên đường đến trường.

Năm 1950, là thời kì đất nước bị chia cắt, cũng là thời kì:

Tơi bước sang tuổi hai mươi và khoảng thời gian hoàng kim của năm thứ ba trường cấp ba năm ấy chỉ cịn được chín tháng. Chế độ năm học kết thúc vào cuối tháng Ba và khai giảng vào đầu tháng Tư dưới thời Nhật Bản thống trị ngày trước đã được thay đổi. Chế độ mới lấy ngày bế giảng năm học vào tháng được giải phóng là cuối tháng Tám, ngày khai giảng năm học mới vào tháng Chín như ở phương Tây và điều đó đã được thống nhất áp dụng từ năm 1949. Nhưng đến năm1950, tất cả lại được thực hiện theo quy định quá độ là quay trở về mốc kết thúc học kỳ vào tháng ba, nên rút ngắn ba tháng, thành ra tháng bế giảng lại vào tháng Năm [36, tr. 292].

Tháng Năm cũng đẹp một cách lạ thường. Chỉ tháng Năm mới là ngày của những nụ hoa trên cành và là mùa của những loài tử đinh hương, mẫu đơn, hoa hồng và hoa đậu tía. Sân trường đầy ắp hương hoa và tiếng ong lượn vo ve. Suốt mười hai năm cộng lại của trường quốc dân lẫn trường trung học, đó là lần đầu tiên “tơi” được nhận phần thưởng học sinh ưu tú và tốt nghiệp ra trường. Thời gian này cô cũng đỗ một cách nhẹ nhàng vào khoa văn trường đại học Văn Lý của trường Seoul. Rồi “hình như đó là một ngày trung tuần tháng Bảy. Dù rất nóng nhưng tơi

vẫn phải gác việc học muộn lại hơn một chút, vì mọi sự trong nhà lúc đó thật rối ren” [36, tr. 323].

Những sự kiện trong thời gian học ở trường đại học được nhắc đến rõ rằng, thời gian tháng Tư diễn ra kì thi đại học, đây cũng là mùa đẹp nhất ở trường Văn Lý. Năm học cũ kết thúc vào tháng Năm và năm học mới bắt đầu tháng Sáu “không hiểu trường Văn Lý đã xảy ra chuyện gì mà phải đến tận giữa tháng, lễ khai giảng mới được tổ chức. Vì thế một cách tự nhiên, đến trường được vài ngày là tới ngày 25” [36, tr. 302].

Sự kiện lịch sử ngày 4 tháng 1 năm 1951 cũng được nhắc đến. Là ngày cuộc rút quân tạm thời khỏi Seoul về phía nam của quân đồng minh và quân Nam Hàn, khi Trung Quốc can thiệp vào cuộc chiến tranh hai miền. Đây cũng là thời điểm gia đình nào là bị lục xét, nào là bị dẫn đi, chú út bị bắt đến mức bị tử hình ngay lúc bị giải đến đồn cảnh sát, thím cũng bị xét xử, nhưng nhờ có lệnh rút quân vào ngày 4 tháng 11, thím được tạm hỗn thi hành án và được thả ra. Chú út bị tử hình trước ngày 4 tháng 1 và bị tử hình tập thể. “Mạng sống của “quân đỏ” chẳng bằng mạng sống của một con ruồi, gia đình của “qn đỏ” chẳng khác gì một lồi sâu bọ” [36, tr. 338].

Qua tác phẩm Ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy?, sự kiện này nối tiếp sự kiện kia, từ lúc nhân vật trải qua những ngày thơ ấu với biết bao kỉ niệm lúc ở quê cho đến khi lên Seoul đi học. Những ngày bước vào tuổi mới lớn, vào học đại học. Tất cả hiện lên theo dịng hồi ức với những mốc thời gian lúc khơng được xác định cụ thể, đơi khi có ngày tháng rõ ràng. Rồi những ngày đất nước có chiến tranh, những biến động cuộc đời nhân vật gắn liền với lịch sử dân tộc. Thời gian trong truyện luôn xoay vần, luôn vận động, chuyển biến. Qua các mốc thời gian đã khái quát lên được cuộc đời nhân vật tôi và hiện thực đất nước Hàn Quốc thời bấy giờ.

Một phần của tài liệu nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w