Điểm nhìn bên ngoà

Một phần của tài liệu nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy (Trang 25)

Khác với điểm nhìn bên trong, điểm nhìn bên ngoài là vị trí quan sát có tính khách quan của người trần thuật. Đó là điểm nhìn đặt ở người dẫn dắt hoặc giới thiệu về câu chuyện. Người trần thuật đứng ở một vị trí nào đó trong không gian, thời gian bao quát mọi diễn biến của câu chuyện và thuật lại câu chuyện. Trong Ai

đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy?, Park wan-suh đã trao quyền cho nhân vật

Trong khi điểm nhìn bên trong hướng vào miêu tả nội tâm nhân vật, thì với điểm nhìn bên ngoài, tác giả hướng cách nhìn của mình ra ngoài để miêu tả thiên nhiên, những con người xung quanh mình. Như việc miêu tả cảnh làng quê Parkjeok, trong đó có đoạn:

Ngọn núi cao ngất với hai bên triền núi thoai thoải không có lấy một tảng đá như đang dang rộng cánh tay ôm trọn lấy ngôi làng. Ngôi làng trông như đổ dồn về phía trước với khoảng không là cánh đồng bao la. Trên cánh đồng bát ngát ấy, có con suối chảy qua thật nên thơ, hệt như câu “Rì rầm con suối kể câu chuyện ngày xưa” của nhà thơ Jeong Ji-ong [36, tr. 18].

Lúc đến Seoul tráng lệ, nhân vật tôi cũng không quên nói về khung cảnh xung quanh với sự ngạc nhiên thú vị. “Tôi bất chợt trông thấy chiếc tàu điện màu xanh, ngắn hơn cả một toa tàu hỏa, trên lưng có gắn một chiếc cần, nó đang chạy tới chúng tôi. Chiếc cần nối với đường ray chạy trên không trung phát ra những đốm sáng xanh lè, khiến tôi cảm thấy sợ hãi hơn là thích thú nếu phải leo lên nó” [36, tr. 57]. Có lúc điểm nhìn nhân vật “tôi” tái hiện lại cảnh vật, hoạt động vui chơi của những đứa trẻ ở quê: “Nếu dùng móng tay cào nhẹ phần thịt lá xôm xốp và óng mượt của lá thài lài thì sẽ thấy hiện ra mạch lá mỏng mảnh và rõ mồn một hơn cả những sợi voan, và khi đưa lên miệng thổi, sẽ còn phát ra được cả âm thanh nữa. Tôi chỉ biết thổi thành tiếng nhưng có những đứa bạn, chúng còn biết tạo thành cả một khúc nhạc du dương” [36, tr. 97].

Ngoài miêu tả thế giới thiên nhiên, nhà văn Park wan-suh với điểm nhìn bên ngoài còn quan tâm nói tính cách, suy nghĩ của những nhân vật khác, đó là những người thân trong gia đình như mẹ, anh trai, ông nội, bà nội… Với người mẹ có rất nhiều nhận xét rằng: “Mẹ tôi vốn là người rất mạnh mẽ. Cùng bị mẹ chồng mắng, trong khi các thím tôi thường lẻn ra chái bếp, nước mắt ngắn nước mắt dài, thì mẹ tôi lại hay biến báo, xoay chuyển bầu không khí bằng những câu bông đùa tếu táo ngay tại chỗ [36, tr. 84]. Hay “Mẹ vốn là người có tính cách mạnh mẽ, luôn tin rằng mình đúng, quyết xử lí mọi việc bằng được; vả lại, mẹ cũng rất tự kiêu nên trong bụng lúc nào cũng coi thường gia đình chủ nhà [36, tr. 145]. Rồi sự mâu thuẩn trong

mẹ cũng được nhìn nhận dưới điểm nhìn bên ngoài. “Với những người trong xóm như là bà bán sàng, nhà ông thợ sửa ống khói, nhà người trát vữa, nhà thợ hàn nồi, …, thái độ của mẹ thường là trong bụng coi thường còn ngoài mặt vừa tỏ ra nhũn nhặn, vừa ngấm ngầm tỏ ý không định thân thiết” [36, tr. 85]. Còn ông nội, khi bị trúng gió phía sau nhà đã mất hết những uy nghiêm vốn có “Tưởng rằng ông gần như bình phục, vậy mà giờ, tay phải và chân phải của ông lại run lẩy bẩy, đến cả việc đi vệ sinh sau nhà, ông cũng không làm nổi; bàn tay cầm thìa, cầm đũa cũng run rẩy làm cho nước canh cứ thế chảy ròng ròng. Cả lúc ông cất tiếng nói, nước dãi cũng chảy lòng ròng nên lúc nào trên đầu gối ông cũng luôn có sẵn một cái khăn bông để thấm” [36, tr. 41].

Rồi anh trai vốn là người kiệm lời và sâu sắc, nhưng khi chứng kiến cảnh mẹ bị người khác túm cổ áo, khi người chủ bán bán bánh kẹo đến gây sự đòi đền tiền cái nắp thủy tinh Wan-suh làm vỡ. Hẳn anh đã không muốn xen vào cuộc cãi vã ấy, thế nhưng: “Anh tôi đã chạy ra theo tiếng cầu cứu của mẹ. Trong lúc hỗn loạn ấy, ngay tức khắc, anh tôi đã giằng gã đó ra khỏi mẹ, kết quả là đã xô ngã” [36, tr. 114].

Điểm nhìn bên ngoài còn gắn với tính khách quan và lôgich, tôn trọng sự thật của nhân vật “tôi” khi nói về những sự kiện lịch sử dân tộc. “Lệnh thay đổi họ tên được ban bố và khi cuộc sống trở nên khó khăn, mệnh lệnh đó lại càng được thắt chặt hơn, khiến bầu không khí thời cuộc càng trở nên ngột ngạt. Chúng tôi đã không đổi họ, vì ông đã lịch liệt phản đối: Trước khi đất rơi vào mắt ông đây, cấm đứa nào làm cái việc ấy” [36, tr. 161]. Chính sách thay đổi họ tên chuyển sang giống như của người Nhật Bản, được chính quyền Nhật tiến hành năm 1940, nhằm tách biệt người dân ra khỏi ảnh hưởng của văn hóa truyền thống của người Triều Tiên. Sự kiện chiến tranh hai miền Nam – Bắc nổ ra vào 25 tháng 6 năm 1950 cũng được nhắc đến.

Như vậy với điểm nhìn bên ngoài, cảnh vật và hệ thống tính cách nhân vật hiện lên rõ nét, sinh động hơn bao giờ hết. Giúp tác giả bao quát được thế giới nhân vật và khách quan hơn khi tự thuật lại câu chuyện của mình. Có thể thấy Ai đã ăn

và điểm nhìn bên ngoài, sự di động này sẽ giúp nhà văn có điều kiện trổ nhiều ô cửa sổ để khám phá đời sống từ nhiều góc độ khác nhau.

Nghệ thuật tổ chức luân phiên điểm nhìn là đặc điểm đặc trưng của tiểu thuyết hiện đại. Cách thức tạo dựng nhiều điểm nhìn, dịch chuyển điểm nhìn nghệ thuật là một thủ pháp có tính phổ biến. Điều đó khiến cho văn học hiện đại, nhất là tiểu thuyết trở nên “uyển chuyển” hơn. Trong Ai đã ăn hết những cây sing-a ngày

ấy?. Điểm nhìn bên ngoài là câu chuyện về thiên nhiên, cảnh vật xung quanh, sự

kiện lịch sử, số phận của các nhân vật trong tác phẩm. Điểm nhìn bên trong gắn với nội tâm của nhân vật “tôi”. Sự luân phiên thể hiện ở việc nhân vật “tôi” vừa hướng cái nhìn ra xung quanh để miêu tả thiên nhiên, kể về cuộc đời và số phận của các nhân vật, đồng thời hướng điểm nhìn vào bên trong để bộc lộ thế giới nội tâm của mình. Sự luân phiên điểm nhìn tạo nên một cái nhìn toàn diện, mọi sự vật, sự việc, nhân vật đều được soi chiếu từ hai phía, từ bên ngoài thâm nhập vào nội tâm bên trong. Vì thế, nhà văn có điều kiện để đào sâu vào cả tầng vô thức cũng như miêu tả một cách sinh động những tâm trạng tinh vi của nhân vật. Với điểm nhìn bên ngoài, cuộc sống hiện lên một cách khách quan với cái nhìn tổng quát và tổng thể. Còn điểm nhìn bên trong mọi góc khuất trong con người được thể hiện sâu sắc. Tác giả sử dụng kết hợp, luân phiên giữa hai điểm nhìn tạo nên sự hòa điệu giữa cái nhìn khách quan và chủ quan, tính cách và hoạt động của nhân vật được thể hiện một cách đa chiều, đa diện.

Chương 2. Không gian và thời gian trần thuật trong tiểu thuyết Ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy?

Một phần của tài liệu nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w