1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ngôn từ nghệ thuật trong thơ thiếu nhi việt nam từ 1986 đến nay

97 1,9K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 432,5 KB

Nội dung

Nghiên cứu Ngôn từ nghệ thuật trong thơ thiếu nhi của Nguyễn Lãm Thắng là một cách giúp người đọc tiếp cận, phân tích và hiểu rõ hơn các tác phẩm văn học viết cho thiếu nhi, có thêm được

Trang 1

Cuộc sống với bao nhiêu màu sắc hấp dẫn, lấp lánh được soi chiếu ởtác phẩm văn học khơi dậy ở con người cảm xúc và ước mơ Những dấu ấn

mà văn chương để lại cho người đọc không chỉ ở những nội dung, tư tưởng

mà còn là dấu ấn đậm nét của ngôn từ nghệ thuật Và thơ chính là một cuộchành trình trọn vẹn của ngôn từ Thơ đem đến cho bạn đọc nhiều cung bậccảm xúc và nhiều cảm nhận về cái đẹp Thơ thiếu nhi là một bộ phận quantrọng trong văn học thiếu nhi Việt Nam Ngôn từ trong thơ thiếu nhi có nhữngđặc trưng riêng của nó Đó có thể là thế giới ngôn từ vô cùng sáng tạo, trongsáng, giản dị, gần gũi và rất dễ hiểu Thế giới ấy trong trẻo đến lạ thường Đisâu khám phá văn học thiếu nhi, độc giả không những có được những cảmnhận sâu sắc, những ý nghĩa trọn vẹn về bình diện văn học mà còn phát hiệnđược thế giới trẻ thơ - một thế giới đa màu sắc, rất ngộ nghĩnh và đáng yêu

Mỗi bài thơ là một tiếng cười, mỗi bài học, mỗi tâm sự; là những thôngđiệp nhỏ bé đối với trẻ thơ, về cuộc sống, ước mơ và cả những khát vọng Thơ thiếu nhi đi sâu vào dòng chảy của bạn đọc, đánh thức những kỉ niệm đẹpthời ấu thơ, miền kí ức của biết bao bạn nhỏ Những thông điệp bé nhỏ đượcchuyển tải một cách thú vị:

Bạn đừng bẻ lấy tôi

Trang 2

Tôi sẽ buồn lắm đấy!

Hãy nhìn, tôi mỉm cười

Là bạn không muốn hái.

(Lời nhắn - Nguyễn Lãm Thắng)

Lời nhắn mà Lãm Thắng muốn chuyển tải đến người đọc, đến trẻ hếtsức nhẹ nhàng mà thi vị Anh khiến cho những đứa trẻ không muốn bẻ cây,hái hoa vì sợ cây, hoa buồn Nhà thơ mượn cảm xúc của cảnh vật thiên nhiên

để thể hiện ý muốn giáo dục của mình, giúp cho các em biết yêu thêm cây cối,hoa cỏ, yêu thêm thế giới xung quanh

Đi vào thế giới ấy, người đọc cảm nhận được những mảnh ngôn từ dịunhẹ, trong veo với những câu hỏi hết sức đáng yêu, ngộ nghĩnh, như: “Trăng

ơi, từ đâu đến?” hay “Đã ngủ chưa hả trầu?” Và đôi lúc, đọng lại trong lòngmỗi độc giả là những câu hát ầu ơ ru vỗ ta về với ấu thơ Ghép những mảnhngôn từ ấy lại, người đọc lại thấy thơ thiếu nhi mang cả không gian thơ rộn rãsắc màu, trong trẻo thanh âm, tất cả tạo nên một thế giới đầy âm sắc

Bước vào thời kì đổi mới, văn học nói chung và văn học thiếu nhi nóiriêng đã mang một không khí mới Nhiều cây bút trẻ với những đam mê, khátkhao sáng tạo và đổi mới đã làm cho văn học thiếu nhi trở nên mới mẻ, trẻtrung Một trong những gương mặt tiêu biểu đó là Nguyễn Lãm Thắng, conngười với niềm đam mê, nỗ lực trong nghệ thuật rất đáng trân trọng HoàngThụy Anh đã nói: “Người làm thơ đâu dễ dàng tìm đường, phôi thai mộtgiọng điệu, một cách thể nghiệm mới trong sáng tác, thực hiện sứ mệnh đưathơ đến những vùng thẩm mỹ mới mà họ phải trải qua những thử thách, nhữngđớn đau, tung mình vào chiến trường chữ, vào những thế cờ cuộc đời, lúc ấy,

họ có thể gặt hái được thành công” [14] Nhà thơ Nguyễn Lãm Thắng là mộtngười con của mảnh đất miền Trung, một con người từng trải nên ít nhiều ởanh có tấm lòng chịu thương, chịu khó Cũng chính nhờ đó mà những vần thơcủa anh luôn góp nhặt những điều nhỏ nhoi nhất, chất chứa tình cảm thânthương nhất Người đọc luôn thấy được sự táo bạo, dám thay đổi và điều đó

Trang 3

Làm được những vần thơ hay và sâu sắc đã khó nhưng làm thơ chothiếu nhi lại càng khó hơn Bởi với trẻ, những hình ảnh trong thơ phải thật gầngũi, sinh động và nhiều màu sắc thì chúng mới tiếp thu và cảm nhận được.Hơn nữa, ở lứa tuổi này, “thế giới” của trẻ rất đa dạng, người lớn có thấu hiểu,

có đồng cảm thì mới thể hiện thật tốt trong thơ được Nguyễn Lãm Thắng đãsống cùng những ước mơ giản dị của trẻ thơ; những đời sống thực, những khátvọng, những tưởng tượng của thế giới mà trẻ em đang sống Thơ thiếu nhi củaanh đã mang được tiếng nói, ước mơ của trẻ đến với người lớn, cũng nhờ đó

mà người lớn được sống lại những kí ức tuổi thơ của chính mình Lãm Thắng

đã hoà quyện những gì thân thuộc nhất vào trong thơ, vào trong cuộc sống củatrẻ Phải chăng vì thế nên thơ anh đã được bạn đọc mọi lứa tuổi đón nhận

Nghiên cứu Ngôn từ nghệ thuật trong thơ thiếu nhi của Nguyễn Lãm Thắng là một cách giúp người đọc tiếp cận, phân tích và hiểu rõ hơn các

tác phẩm văn học viết cho thiếu nhi, có thêm được tri thức về ngôn ngữ và trithức văn chương Mặt khác, khi thực hiện đề tài này, chúng tôi mong muốnkhám phá được cái hay, cái đặc sắc ngôn từ nghệ thuật trong các tác phẩm thơthiếu nhi của Nguyễn Lãm Thắng để đưa đến một khát vọng, một luồng giómới cho văn học thiếu nhi nói chung và văn học thiếu nhi ở thể loại thơ nóiriêng Để từ đó người đọc, nhất là thế hệ măng non của đất nước có được cáinhìn sâu sắc, rõ nét hơn về con người, về cuộc sống

2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Tính đến thời điểm này đã có nhiều công trình nghiên cứu lớn nhỏ vềngôn từ nghệ thuật trong tác phẩm văn học nói chung và tìm hiểu những tácphẩm của tác giả Nguyễn Lãm Thắng nói riêng Có thể kể đến những côngtrình nghiên cứu sau:

Giáo trình văn học trẻ em của Lã Thị Bắc Lý (2005) đã đi vào phân

tích một số tác phẩm thơ của các tác giả tiêu biểu như: Võ Quảng, Phạm Hổ,Trần Đăng Khoa và một số tác giả nước ngoài Qua đó, người đọc thấy đượccách sử dụng hình ảnh thơ cũng như ngôn từ nghệ thuật của các tác giả

Trang 4

Khoá luận tốt nghiệp của Từ Thị Ngọc Linh (2010) với đề tài Ngôn từ nghệ thuật trong thơ thiếu nhi Việt Nam từ 1986 đến nay đã phân tích rất

rõ khái niệm ngôn từ nghệ thuật, cũng như những đặc trưng và chức năng cụthể của nó trong khám phá những tác phẩm thơ

Khi nghiên cứu về thơ Nguyễn Lãm Thắng, đặc biệt là thơ anh viết chothiếu nhi đã có rất nhiều công trình nghiên cứu của các nhà văn, nhà thơ, nhàphê bình đã quan tâm Hoàng Thụy Anh đã nhận xét thơ Nguyễn Lãm Thắng:

“Cái giản dị, mộc mạc, đằm thắm giờ đây được hoán đổi bằng những vần thơ

tự do, triết lý, bằng những hình ảnh siêu thực, những cuộc kết nối ngôn từ dưba” [17] Nguyễn Lãm Thắng đã thành công khi có những thể nghiệm mới

trong sáng tác, anh không chỉ có được cái nhìn trong trẻo trong Điệp ngữ tình; chất thế sự, giọng triết lý trong tập thơ Họng đêm mà còn có cái hồn nhiên thơ trẻ của Giấc mơ buổi sáng Ở mỗi tập thơ, Nguyễn Lãm Thắng đã

cho người đọc thưởng thức một giọng điệu, một âm hưởng mới, cảm nhậnđược sự khác lạ của chính thơ anh Hình ảnh mà Nguyễn Lãm Thắng dùngtrong thơ không chỉ đơn thuần là hình ảnh thực, không dễ dàng nói trực tiếp

mà “khúc xạ” hình ảnh đó qua nhiều lăng kính “Với Nguyễn Lãm Thắng, anhthường dùng hình ảnh để luận bàn về chính nó Tìm được hình ảnh mấu chốttrong bài thơ, cơ hội nắm bắt dòng chảy triết lý càng lớn” [17]

Khoá luận tốt nghiệp Đại học Sư phạm Huế của Hoàng Thị Hồng

Nhung (2013) với đề tài Thế giới nghệ thuật trong Giấc mơ buổi sáng của Nguyễn Lãm Thắng đã cho độc giả thấy được nét độc đáo trong phong cách

nghệ thuật của nhà thơ Khoá luận đã làm nổi bật được thời gian, không giannghệ thuật, cả giọng điệu lẫn ngôn từ nghệ thuật Song, trong Khoá luận đã có

những trích dẫn không đúng đắn khi trích dẫn thơ về tập thơ Điệp ngữ tình.

Mặt khác, ngôn từ nghệ thuật tác giả chỉ dừng lại phân tích một cách khái quát

và chưa đi sâu vào từng vấn đề cụ thể

Qua những tập thơ anh viết, người đọc như cảm nhận được sự sâu sắc,

mới lạ trong phong cách của anh Khi bàn về tập thơ thiếu nhi Giấc mơ buổi

Trang 5

Tác giả Nguyễn Văn Hoà đánh giá cao giá trị tập thơ Giấc mơ buổi sáng của Nguyễn Lãm Thắng: “Giờ đây anh đã dành những tình cảm, sự ưu ái

đặc biệt đối với thiếu nhi, một thế giới tuổi thơ vừa gần gũi đời thường, vừalung linh, huyền ảo” [18] Anh nhận thấy, tập thơ Nguyễn Lãm Thắng ra đờigiữa lúc văn học thiếu nhi nước nhà đang khan hiếm, đang còn nhiều khoảngtrống cần phải lấp đầy (thơ cho thiếu nhi lại càng hiếm hơn so với thể loại văn

xuôi) Vì thế, Giấc mơ buổi sáng ra đời đó là một điều khiến độc giả yêu thơ

cảm thấy đáng quý và đáng trân trọng!

Nhà nghiên cứu văn học Hồ Thế Hà cho rằng: “Thơ thiếu nhi củaNguyễn Lãm Thắng hội đủ những yêu cầu cần thiết về đặc trưng thể loại - đó

là sự hồn nhiên, vui tươi trong sáng được quan sát trực quan từ thế giới hiệnthực một cách nên thơ, có khi là những tưởng tượng bay bổng phù hợp vớikhả năng hình dung và cảm nhận của lứa tuổi thiếu nhi - tức anh đã nhập vàolinh hồn và tình cảm, sở thích và mơ mộng của các em để nói hộ những gì các

em có thể hiểu nhưng không thể nói ra thành thơ” [11; tr.2] Thế giới hiệnthực hiện ra trong thơ Nguyễn Lãm Thắng một cách đầy đủ, có sự liên kếtgiữa hình thức và nội dung

Nguyễn Thanh Tâm lại có cái nhìn mới lạ về thơ thiếu nhi của Nguyễn

Lãm Thắng trong Giấc mơ buổi sáng “Kết nối lại 333 bài thơ đẹp trong Giấc

mơ buổi sáng sẽ thấy được hai chủ âm trong giọng điệu thơ thiếu nhi NguyễnLãm Thắng Trong khi giọng điệu hồn nhiên tinh nghịch góp phần đưa đếnkhông gian thơ sinh động, rộn rã màu sắc và âm thanh thì giọng điệu trữ tìnhyêu thương lại tạo chiều sâu cho giấc mơ dài…” [11; tr.25]

Nhụy Nguyên trong Dòng chảy văn học thiếu nhi ở Huế nhận xét về

ngôn ngữ trong thơ Lãm Thắng: “Thơ thiếu nhi Lãm Thắng viết đôi khi tựnhiên như nói, tác giả bắt được sự hồn nhiên của trẻ, thổi vào đó lớp ngôn ngữgiản dị, khiến người đọc như trực tiếp nghe được tiếng trẻ bi bô Tập thơkhông đơn giản là sự “nổi hứng” mà Lãm Thắng đã dồn tâm huyết, neo mìnhtrong thế giới tuổi thơ để viết; đôi lúc có những ý khiến ta giật mình” [14]

Trang 6

Trên cơ sở tiếp thu những ý kiến đánh giá về thơ thiếu nhi của NguyễnLãm Thắng một cách có hệ thống của các nhà nghiên cứu đi trước, chúng tôi

sẽ đi sâu khám phá nét đặc sắc của ngôn từ nghệ thuật thơ thiếu nhi củaNguyễn Lãm Thắng Đây chính là một điều thú vị mà người viết hướng đến

để giải quyết trong khoá luận tốt nghiệp này Hy vọng khoá luận sẽ đóng gópmột phần nhỏ trong vườn hoa văn học thiếu nhi Việt Nam

3 Mục đích nghiên cứu

- Tiếp cận với tập thơ Giấc mơ buổi sáng để thấy được vẻ đẹp của

nghệ thuật ngôn từ, những sáng tạo độc đáo của tác giả khi viết thơ thiếu nhi

- Khai thác giá trị thẩm mỹ của ngôn từ nghệ thuật trong tác phẩm,nâng cao năng lực tiếp nhận tác phẩm văn học cho trẻ mầm non

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hoá lý luận về ngôn từ nghệ thuật, đặc trưng của ngôn từ

nghệ thuật trong các sáng tác viết cho thiếu nhi của Nguyễn Lãm Thắng

- Phân tích, đánh giá và bước đầu đưa ra một số nhận định về đặc điểmngôn từ nghệ thuật thơ thiếu nhi của Nguyễn Lãm Thắng

- Khẳng định vai trò của ngôn từ nghệ thuật trong việc nâng cao nănglực tiếp nhận văn học cho trẻ mầm non

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5.1 Đối tượng nghiên cứu

Ngôn từ nghệ thuật trong thơ viết cho thiếu nhi của Nguyễn LãmThắng

5.2 Phạm vi nghiên cứu

Ngôn từ nghệ thuật trong các bài thơ ở tập thơ Giấc mơ buổi sáng của

Nguyễn Lãm Thắng Ngoài ra, trong quá trình khảo sát chúng tôi nghiên cứu

thêm một số bài thơ trong tập Họng đêm, Đầu non cuối bãi để làm rõ thêm

nét độc đáo trong sử dụng ngôn từ

Trang 7

6 Phương pháp nghiên cứu

Sự kết hợp của nhiều phương pháp nghiên cứu là tính tất yếu của mộtkhoá luận tốt nghiệp Để triển khai khoá luận, chúng tôi sử dụng nhữngphương pháp nghiên cứu cơ bản sau:

6.1 Phương pháp tổng hợp, liên ngành

Để làm phong phú, sáng tỏ thêm ngôn từ nghệ thuật trong tác phẩm thơcủa Nguyễn lãm Thắng trên nhiều phương diện, chúng tôi vận dụng nhữngyếu tố của các phương pháp nghiên cứu văn học khác như: thống kê, so sánh,phân tích, tổng hợp tập trung xem xét, hệ thống hoá các vấn đề lịch sửnghiên cứu So sánh thơ thiếu nhi của Nguyễn Lãm Thắng với thơ thiếu nhicủa một số tác giả viết cho thiếu nhi để có cái nhìn khách quan về tác phẩmcũng như ngôn từ nghệ thuật thơ Nguyễn Lãm Thắng

6.2 Thi pháp học, phong cách học

Vận dụng thi pháp học hiện đại và phong cách học để khảo sát giá trịcủa ngôn từ nghệ thuật trong các tác phẩm Hai phương pháp này, tuy cónhững mặt khác nhau về hướng khai thác nhưng bổ sung cho nhau một cách

có hiệu quả và đều đi đến mục đích cuối cùng là chỉ ra những đặc sắc củangôn từ nghệ thuật trong các bài thơ của Nguyễn Lãm Thắng ở phương diệnnội dung và nghệ thuật

Những phương pháp này sẽ hỗ trợ đắc lực cho việc nghiên cứu, khảosát văn bản Từ đó, thấy được những nét đặc trưng của ngôn từ nghệ thuậttrong thơ thiếu nhi của Nguyễn Lãm Thắng

7 Cấu trúc khoá luận

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, phần Nội dungchính của Khoá luận gồm có:

Chương 1: Thơ viết cho thiếu nhi của Nguyễn Lãm Thắng

Chương 2: Khả năng biểu đạt thế giới tuổi thơ trong thơ thiếu nhi NguyễnLãm Thắng

Chương 3: Nghệ thuật thể hiện ngôn từ trong thơ thiếu nhi Nguyễn LãmThắng

Trang 8

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 THƠ VIẾT CHO THIẾU NHI CỦA NGUYỄN LÃM THẮNG 1.1 Nguyễn Lãm Thắng và hành trình đến với thơ

1.1.1 Nguyễn Lãm Thắng - Người ươm những mầm xanh

Trên mảnh đất làng Tịnh Đông Tây (Hà Dục), Đại Lãnh, Đại Lộc,Quảng Nam có một nhà giáo - nhà thơ Nguyễn Lãm Thắng Anh là một nhàthơ trẻ (sinh ngày 14/8/1973), đầy nhiệt huyết Nguyễn Lãm Thắng vừa là tênthật, vừa là bút danh của anh, ngoài ra các bút danh như Lãm Thắng, LamThụy, Nguyễn Trần Bảo Nghi, Du Lãm, Nhật Quang,… cũng được NguyễnLãm Thắng sử dụng trong sự nghiệp sáng tác của mình Hiện nay, anh đang làgiảng viên khoa Ngữ Văn ở trường Đại học Sư phạm Huế

Nguyễn Lãm Thắng tốt nghiệp cử nhân Văn, đang dạy ở trường Đạihọc Sư phạm với chức danh Thạc sĩ Hán Nôm Anh được nhiều đồng nghiệp,bạn bè và các em sinh viên biết đến với một con người luôn nhiệt tình, tâmhuyết trong công tác giảng dạy Cũng chính con người ấy, anh luôn vui vẻ,hoà đồng, thân mật và “dí dỏm” trong cuộc sống đời thường Đó là hình mẫucủa một người thầy thân thiện, mẫu mực nhưng cũng hết sức gần gũi trongsuy nghĩ của rất nhiều người

Nụ cười trên môi anh là hình ảnh quen thuộc mà chúng ta thường thấymỗi khi gặp gỡ, đối diện với anh Với cách giao tiếp gần gũi, giản dị, NguyễnLãm Thắng luôn tạo cho người nói chuyện với anh một cảm giác thoải mái,

ấm áp Nhưng ẩn sâu trong nụ cười ấy vẫn là nét trầm mặc, là sự suy tư củamột công dân về sự sống, về xã hội con người Nguyễn Lãm Thắng luôn sốnghết mình vì cái đẹp, cái thiện, cái cao cả của cuộc sống nên trong anh ẩn hiệnnhững nỗi lòng, cảm xúc khó có thể nói ra bằng tiếng nói đời thường Bởi thếanh tìm đến với thơ - cách mà Nguyễn Lãm Thắng vẽ lại bức tranh đẹp củacuộc sống, giải bày nỗi lòng, cảm xúc của mình Nhà giáo Nguyễn LãmThắng đã thực sự trở thành một nhà thơ, với những tác phẩm thơ độc đáo,

Trang 9

được đăng nhiều trên các tạp chí, các trang báo; các tập thơ để lại được ấntượng sâu sắc trong lòng rất nhiều độc giả yêu mến.

Nguyễn Lãm Thắng tìm đến với thơ như một cái duyên trời phú Saukhi tốt nghiệp ở trường Đại học Sư phạm Huế, vì cuộc sống khó khăn nên anhphải bươn chải để kiếm sống bằng nhiều nghề khác nhau sau đó mới về giảngdạy ở trường Chính những tháng ngày vất vả kiếm sống từ Bắc chí Nam ấy

đã giúp cho nhà thơ có thêm nhiều cảm xúc trong sáng tác Trong khoảng thờigian khó khăn ấy, nhà thơ đã tạo cho mình một cái nền móng vững chắc “cáinhìn phong phú” cho đời sống của mình Nhờ đó, anh quan sát được nhiều conngười hơn, hiểu được tâm lí của họ; có được cái nhìn sâu sắc, toàn diện hơn

về thế giới xung quanh Đó là những yếu tố thuận lợi, cơ bản và cần thiết cần

có của một nhà thơ Quan sát được, cảm nhận được, sống cùng họ thì nhữngxúc cảm mới chân thật và viết nên những tác phẩm sâu sắc hơn

Nắm được những đặc điểm, những quy luật của thế giới tự nhiên và conngười, cùng với vốn kinh nghiệm sống của mình, Nguyễn Lãm Thắng đã tạođược cho thơ anh một nguồn cảm xúc mới, một giọng điệu khác lạ và một nétphong cách không hề lẫn lộn với bất cứ nhà thơ khác Phong cách thơ củaNguyễn Lãm Thắng khác với những nhà thơ khác là điều dễ hiểu nhưng trongchính các tác phẩm của anh sự khác biệt, thay đổi, chuyển biến gần như đốilập của nhà thơ cũng làm cho người đọc cảm thấy rất thi vị “Ngôn từ giờ đây

đã có sự “nổi loạn”- câu thơ ngắn, dài, liền mạch, đứt quãng tạo nên nhữngkhoảng lặng, khoảng trống; đôi lúc gây khó hiểu cho người tiếp nhận Nhưngchính điều này đã tạo nên phong cách và hồn thơ Nguyễn Lãm Thắng, mộthồn thơ đau đáu nỗi niềm, một sự ám ảnh của cuộc sống nhân sinh Tất cả mọikhía cạnh của đời sống xã hội được đưa vào thơ anh ngồn ngộn, dạt dào tuônchảy theo dòng cảm xúc của một con người có một lối sống nội tâm độc đáo”

[16] Nếu ở tập thơ đầu tay Điệp ngữ tình (Nhà xuất bản Hội nhà văn, 2007)

là những khúc tình ca đằm thắm, da diết thì đến những bài thơ anh sáng tácgần đây nó không còn đằm thắm như thế nữa Thay vào đó là những vần thơngắn, dài, nổi loạn, đứt quãng gây bất ngờ cho người đọc Cũng nhờ đó mà

Trang 10

những tác phẩm của anh luôn có giá trị cao về nghệ thuật, đem đến cho ngườiđọc nhiều cảm nhận mới mẻ.

Hiện nay, Nguyễn Lãm Thắng là hội viên Hội Nhà văn Thừa ThiênHuế và là Trưởng gia đình Áo trắng Huế Thơ anh được biết đến nhiều hơn

qua các trang báo: Kiến thức ngày nay, Sông Hương, Mực tím, Tuổi trẻ, Nhi đồng, Tiếp thị gia đình, Nhớ Huế, Nhân dân hằng tháng,… Thơ anh còn góp mặt trong một số thi tuyển như: Thơ cho thiếu nhi (Nhà xuất bản

Văn học, 2015) Nhờ nỗ lực trong sáng tác và bằng những khát khao sáng tạocủa mình, Nguyễn Lãm Thắng đã đạt được những thành tựu, những giảithưởng đáng ghi nhận Anh đạt được giải thưởng của Hội Nhà văn ThừaThiên Huế trong hai năm 2007 và năm 2012, và giải thưởng Gửi tới yêu

thương năm 2003 của Báo Mực tím

Đến nay, Nguyễn Lãm Thắng đã xuất bản bốn tập thơ Tập thơ đầu tay

là Điệp ngữ tình (Nhà xuất bản Hội nhà văn, năm 2007), gồm 54 bài thơ đa

dạng nhiều thể loại, bạn đọc có thể tìm đến trên http://thivien.net/ Tập thơ thứ

hai là Giấc mơ buổi sáng (333 bài thơ thiếu nhi, Nhà xuất bản Đại học Huế, năm 2012) Tập thứ ba là Họng đêm (tập thơ tự do gồm 175 bài thơ, Nhà xuất bản Văn học, năm 2012) Tập thơ thứ tư là Đầu non cuối bãi (gồm 54 bài thơ

lục bát) Bản thảo anh dự định viết gồm: 500 bài thơ 3 câu, 300 bài thơ lục bát

tứ tuyệt và còn rất nhiều thể loại khác Những tác phẩm thơ của anh đã để lạitrong lòng độc giả không bởi chỉ ở sự phong phú về thể loại, về giọng điệu mà

ở đó còn có sự mới lạ trong ngôn từ nghệ thuật thơ anh Tất cả tạo nên sự đadạng, phong phú trong phong cách cũng như hồn thơ Nguyễn Lãm Thắng

Trong thời gian sắp tới, Nguyễn Lãm Thắng sẽ cho ra mắt bạn đọc:

Tuyển tập 1008 bài thơ thiếu nhi, 1000 bài thơ lục bát với tập thơ Ta như giọt lệ ở dòng phù sinh, Tôi ngồi xâu những âm thanh lại (thơ), 1111 bài thơ Đường (Đường thi tuyển dịch) Ngoài ra còn có tập truyện thiếu nhi Quà cho em bé, và tập truyện ngắn Hóc Dĩ.

Nguyễn Lãm Thắng đã đạt được những thành công nhất định trong

Trang 11

đó bởi anh còn trẻ, hy vọng trong tương lai những vần thơ của Nguyễn LãmThắng sẽ ngân vang mãi Nguyễn Lãm Thắng sẽ ươm những mầm xanh chothế hệ tương lai, đóng góp thêm cho tài sản thi ca của mình thêm những tácphẩm hay để phục vụ bạn đọc mọi lứa tuổi Mong rằng trong tương lai, nhữngthi phẩm ấy sẽ làm phong phú thêm đời sống tinh thần của độc giả, nền vănhọc nước nhà cũng từ đó mà đa dạng, phát triển hơn.

1.1.2 Những “đứa con tinh thần” - tài sản thi ca của Nguyễn Lãm Thắng

Nhìn một cách tổng quan, Nguyễn Lãm Thắng đã đạt được nhiều thành

công đáng ghi nhận Từ tập thơ Điệp ngữ tình người đọc đã có được cái nhìn

đầy thiện cảm đối với anh và đây là tập thơ đầu tay của Nguyễn Lãm Thắng

Điệp ngữ tình là điệp khúc của tình yêu thương, là bản tình ca đằm

thắm, sâu lắng, thiết tha; nhưng cũng có lúc sôi nổi, nhịp nhàng với những xúccảm, nhịp đập mới mẻ Đây là bức chân dung tự hoạ của một con người ở tuổihơn 30 đang cố níu giữ lại những khoảnh khắc tươi đẹp của cuộc sống Nhữnggian truân, vất vả, buồn vui của cuộc đời tất cả đều được tái hiện qua thơ anh

Đến với Điệp ngữ tình, người đọc sẽ thấy được sự đa dạng, phong phú

trong nội dung của nó Tình yêu thiên nhiên, tình yêu con người (tình yêu bạn

bè, tình yêu gia đình và có cả tình yêu đôi lứa), sự đau xót của con ngườitrước những nghịch cảnh của cuộc sống Những mặt trái, sự oái oăm, đau khổcủa cuộc đời đều được Nguyễn Lãm Thắng thể hiện trong thơ anh Đó là tất cảnhững gì anh chứng kiến, anh trải qua Người đọc như cảm nhận được tất cảnội dung ấy một cách nhẹ nhàng, qua những vần thơ chân thực, gần gũi, mộcmạc Anh gắn những hình ảnh thiên nhiên vào thơ của mình một cách nhẹnhàng tinh tế và giàu sức gợi, mang lại ý nghĩa và hiệu quả cao về nghệ thuật

Hà Linh nhận định về Điệp ngữ tình: “Điệp ngữ tình của Nguyễn Lãm

Thắng không hẳn tập thơ là xuất sắc, có nhiều bài bình thường, nhưng cũngkhông khó tìm thấy bài hay trong đó Tôi khá quan tâm và dành nhiều thiệncảm cho những vần thơ lục bát Có đến một nửa số bài trong Điệp ngữ tình là

Trang 12

lục bát Có thể xem nó như một tuyển tập của thơ lục bát với những câu rấtđiêu luyện, tài tình, khá chỉn chu và cổ điển thì phong phú” [20] Thể thơ lụcbát là thế mạnh của Nguyễn Lãm Thắng, anh dành hết một nửa số bài trongtập thơ của mình cho thể lục bát, và hiệu quả của nó đến độc giả rất cao Làmsao bạn đọc có thể quên được những câu thơ được cách tân một cách mới mẻ:

Mù sương chen lối sương mù Cao nguyên chén tạc chén thù tìm nhau.

(Với cao nguyên)

Cả một thế giới hiện ra với vẻ nguyên sơ qua từng dòng thơ Cao

nguyên đẹp bởi “mù sương” chen lối của “sương mù”, bởi tình người ấm áp.

Ngôn từ tinh tế nhưng sâu sắc trong từng vần thơ của Lãm Thắng cứ như thế

đi vào lòng độc giả nhẹ nhàng, thi vị

Trong bài thơ Chân dung tự hoạ, Nguyễn Lãm Thắng đã tự tạo chân

dung của chính mình bằng thơ với những gian truân vất vả của mảnh thời gian

trong quá khứ Khi mà một tác phẩm nghệ thuật được vẽ bằng “bột màu cõi lạ”, được “vẽ mắt tôi bằng giọt trăng ngàn” và rồi khi ngoài kia có còi tàu giục giã cuộc đi thì “tôi hong chân dung bằng hơi rượu nóng” Dù cho cuộc

chiến đấu có khốc liệt, cuộc sống của người lính có gặp khó khăn nhưng sứcsáng tạo của họ không bao giờ bị dập tắt Người chiến sĩ vẫn tạo được chomình những bức chân dung của chính họ, để từ đó mọi khó khăn gian khổ họ

có thể vượt qua, hoàn thành nhiệm vụ và sống với tinh thần lạc quan vui vẻ

Tinh thần ấy một lần nữa lại được thử thách trong chính hoàn cảnhsống của họ Đứng trước sự thay đổi của thời hiện đại, trước những sự thayđổi của cuộc sống, khi mà bảng đen phấn trắng đã thay bằng nét bút đen, bằnggiáo án điện tử thì lúc đó cũng có nhiều câu hỏi được đặt ra, nhưng:

Dẫu như thế nhưng em ơi! bụi phấn vẫn còn rơi trong nếp nghĩ con người một màu trắng vẫn là tinh khiết trắng đừng bao giờ đồng nhất phấn và vôi.

Trang 13

Nếp nghĩ của con người vẫn không thay đổi mặc cho cuộc đời lầy bụi,những triết lí cuộc sống vẫn được Nguyễn Lãm Thắng tái hiện và khắc sâu.

Dù cho cuộc sống có thay đổi, sự hiện đại có thể che mờ những cống hiến củaquá khứ, và nếu biết cố gắng, biết gìn giữ thì những nỗ lực ấy sẽ còn mãitrong tâm thức mỗi con người Phấn - vôi đều có màu trắng, nhưng màu trắngcủa phấn có sức mạnh riêng của nó Đó chính là nền tảng, là sức mạnh để tạonên một thế hệ con người trong tương lai

Ngôn từ trong thơ Nguyễn Lãm Thắng là ngôn từ của sự mới mẻ, củatài năng sáng tạo nghệ thuật mà ít có nhà thơ nào làm được như anh Bằng đôimắt tinh tế của mình anh cảm nhận được những nghịch lí của cuộc sống mộtcách nhạy cảm, tinh tường nhất Anh đưa những điều đó vào thơ của mìnhmột cách nhẹ nhàng, bằng lớp ngôn từ rất mực gần gũi, thân thương nhưngcũng có khi sôi nổi, rạo rực đến lạ thường:

Ngày mai vắng những con đường Bóng người khuất nẻo mù sương bẽ bàng Gió mùa rụng những hoang mang

Chiều đi bỏ lại tiếng đàn buồn tênh.

(Ngày mai xa) Hình ảnh thơ trong Điệp ngữ tình đôi khi là những hình ảnh gần gũi,

thân quen được nhiều người nhắc tới như “con đường”, “hàng cây”, “bụiphấn”, “nét vẽ”,… nhưng cũng có khi là những hình ảnh mà nhiều người áingại, tránh nhắc tới Cái chết, bia mộ, nỗi đau, nỗi buồn, hay tiếng khóc,… tất

cả bạn đọc đều rất dễ thấy trong thơ anh vì nó lặp lại ở tần số cao Những hìnhảnh đó kết hợp với sự so sánh, liên tưởng bất ngờ, thi vị gây cho người đọcnhiều cảm nhận mới mẻ

Tập thơ Điệp ngữ tình toát lên nét đẹp giản dị, chân thực và cồn cào

nỗi nhớ Tất cả hoà quyện và tạo nên một bức tranh sinh động về tình yêu conngười, tình yêu vạn vật Tình yêu ấy nhiều khi đau thương dang dở, khi sâulắng thiết tha khi sôi nổi rạo rực bởi lớp ngôn từ hết sức độc đáo

Trang 14

Sau Điệp ngữ tình, Nguyễn Lãm Thắng tiếp tục ra mắt độc giả trên thi đàn văn học tập thơ Giấc mơ buổi sáng (Nhà xuất bản Đại học Huế, 2012)

với nhiều dấu ấn mới lạ Anh đã dành tình cảm ưu ái, đặc biệt của mình dànhcho thiếu nhi Rủ bỏ cái đằm thắm, thiết tha mộc mạc, giản dị của tình yêu đôilứa, cảm xúc của những người đứng tuổi và thay vào đó là một thế giới trẻ thơgần gũi, thơ mộng, lung linh, huyền ảo Thơ thiếu nhi của anh trở nên quýhơn, đáng trân trọng hơn; những nét vẽ về thế giới xung quanh cũng màunhiệm hơn; ý nghĩa hơn Chính thế giới thần tiên đầy màu sắc trẻ thơ ấy đã

tôn thêm giá trị của Giấc mơ buổi sáng trong lòng bạn đọc

Đến với tập thơ Giấc mơ buổi sáng, người đọc như vừa thấy được sự

gần gũi, thân thuộc của thế giới trẻ thơ ngộ nghĩnh, trong sáng; vừa cảmnhận được từ những hình ảnh tưởng tượng hết sức phong phú, đa dạng Với

hơn 300 bài thơ, Giấc mơ buổi sáng đã cho bạn đọc thấy được sức sáng tạo

dồi dào của nhà thơ Nguyễn Lãm Thắng Tập thơ chính là tuyển hợp đồ sộ

về số lượng và phong phú, đa dạng về đề tài Đó là sức mạnh nội lực của nhàthơ mà không phải ai cũng có được

Làm thơ cho thiếu nhi không khó nhưng không phải là dễ, nó đòi hỏingười viết phải hội đủ các phẩm chất, nhiều yếu tố và kỹ năng Tác giả khôngchỉ là người có vốn sống phong phú, sự trải nghiệm sâu sắc cuộc sống; mà cònphải nắm được đặc điểm tâm, sinh lí của lứa tuổi trẻ em Nhà thơ phải biếtđược nhu cầu của trẻ, để từ đó đáp ứng, giúp các em có được những vần thơhay Hồ Thế Hà đã nhận xét: “Không yêu tuổi thơ, không mở lòng mình để

mở rộng và ao ước vào những non tơ, vào những điều tốt đẹp hằng cữu củacuộc sống quanh đời, thì không thể nhập vai và nhập hồn mình vào thiênnhiên, tạo vật, rồi sau đó làm hiện lên những bức tranh đầy âm thanh, màu sắc

và hương thơm để mời các em cùng đồng hành với chính người thơ qua mọi

xứ sở mộng mơ và hiện thực, để được quay ngược dòng sông kí ức cội nguồntìm lại kỷ niệm những ngày xưa thân ái cùng các em trong hiện tại Phải nói

là, Nguyễn Lãm Thắng đã thực sự làm chủ tâm hồn và ngôn ngữ thi ca một

Trang 15

nhi” [11; tr.2] Ở tập thơ Giấc mơ buổi sáng Nguyễn Lãm Thắng đã làm rất

tốt điều này Anh đã mở lòng với thiếu nhi, với đời sống của những đứa trẻtinh nghịch; đưa đến cho các em những vần thơ hay, cho người lớn tìm lại kí

ức tuổi thơ của chính mình

Thế giới thần tiên trong Giấc mơ buổi sáng là những bức tranh tuyệt

đẹp về con người, về thế giới tự nhiên với những con vật nuôi thân thuộc,những loài hoa đẹp và cả những hiện tượng tự nhiên đầy hấp dẫn, bất ngờ.Trong thơ anh những vật vô tri, vô giác bỗng trở nên có hồn Nguyễn LãmThắng tạo cho trẻ một thế giới tự nhiên hấp dẫn cho trẻ khám phá

Mọi sự vật, hiện tượng trong cuộc sống đều được Nguyễn Lãm Thắngmiêu tả, phản ánh, nhận diện một cách gần gũi, thân thuộc, vừa quen vừa lạ

mắt Xâu chuỗi lại 333 bài thơ của Nguyễn Lãm Thắng trong Giấc mơ buổi sáng, người đọc sẽ cảm nhận được sự đồng điệu yêu thương qua giọng thơ trữ

tình, sự hồn nhiên của tuổi trẻ qua những vần thơ tinh nghịch, hóm hỉnh.Chính nhờ giọng điệu phong phú của nhiều bài thơ mà có không ít nhà thơ tìmđến thơ Lãm Thắng để phổ nhạc Nhạc sĩ Trương Pháp với 51 bài hát phổnhạc từ thơ của Nguyễn Lãm Thắng đã dành được sự yêu mến của bạn đọc

Tập thơ Giấc mơ buổi sáng vừa là hành trình về với tuổi thơ, vừa là sự

giải thoát của tâm hồn con người tránh khỏi những bộn bề của cuộc sống Tậpthơ xuất phát từ tình cảm, cảm xúc chân thật của chính nhà thơ, bởi thế nêntrong tập thơ có những bài hay, hấp dẫn, mới lạ; thu hút được nhiều sự chú ýcủa bạn đọc mọi lứa tuổi Trẻ con tìm đến thơ anh để có thêm người bạn tốt,học được những điều hay, những bài học nho nhỏ, còn người lớn thì tìm về lạichính kí ức của tuổi thơ mình Người đọc lột tả được những cảm xúc thật củabản thân, bỏ qua những lo toan vất vả của cuộc sống hiện tại: “Đi cùng

Nguyễn Lãm Thắng trên hành trình thân quen rất đỗi thi vị của Giấc mơ buổi sáng, chợt lây lan tâm tính, nhãn quan của con trẻ, chợt thấy buổi sáng của

con người thật đẹp, thật thánh thiện, mới mẻ và tinh khôi” [11; tr.26]

Tập thơ Giấc mơ buổi sáng không chỉ cho thấy sự giàu có về thể loại,

nội dung mà còn chứa đựng một tình cảm lớn lao cho trẻ thơ Có yêu, quý

Trang 16

mến, trân trọng và thấu hiểu tâm hồn trẻ thì nhà thơ mới có thể làm tốt đượcđiều này Theo thông tin của chính tác giả Nguyễn Lãm Thắng, tập thơ đangđược nhà sách Minh Lâm ở Hà Nội tái bản với khổ A4 in màu có minh hoạ.Đặc biệt hơn, trong lần tái bản này tập thơ sẽ có kèm một đĩa CD với 14 bàihát được phổ thơ từ tập thơ.

Giọng điệu trong trẻo của Điệp ngữ tình, cái hồn nhiên thơ trẻ của Giấc mơ buổi sáng đã được Nguyễn Lãm Thắng thay bằng “chất thế sự, giọng triết lý” trở thành gam màu chủ đạo trong tập thơ Họng đêm Trong tập

thơ thứ ba của mình, anh đã thử nghiệm mình vào một thế trận khác mà nhưHoàng Thụy Anh từng nói đó là “thế trận đời” Đến với tập thơ này, NguyễnLãm Thắng đã đưa người đọc đến một thế giới mới lạ Thế giới ấy không chỉ

là tình yêu mà còn là âm hưởng thế sự cuộc đời Nhà thơ ném vào Họng đêm

cái nhìn của một người mù, “có thể nói nhiều về điều không thể nói”

Đập vào mắt người đọc chính là cái lạ của tên tập thơ Họng đêm Nó lạ

ở cách nhà thơ dùng từ, lạ ở không gian “đêm” lúc mà người ta đã chìm vàogiấc ngủ sau một ngày lao động vất vả và cũng chính vì thế nó càng có sứcgợi thu hút sự chú ý của độc giả Tập thơ thể hiện vẻ đẹp của tình yêu, thiênđường đẹp đẽ của tình yêu đó và là mùa thu hoạch của sự dâng hiến “NhưngNguyễn Lãm Thắng đâu chỉ ngợi ca ngọn lửa của tình yêu, sức nóng củanhững trận hôn và bỏng riết trong vườn hoan lạc mà anh còn gửi gắm trong đónhững triết lý rất riêng về tình yêu” [14] Tình yêu được Nguyễn Lãm Thắngnhìn nhận với quan niệm tự do, xuất phát từ xúc cảm của hai người Trong tậpthơ, tình yêu thể hiện một cách đầy đủ, rõ ràng, mãnh liệt nhất

Ngôn từ của Nguyễn Lãm Thắng trong Họng đêm cũng thật là hấp dẫn,

cách xưng hô sáng tạo của anh cũng giúp cho người đọc thấy dễ chịu Tìnhyêu làm cho con người ta rạo rực, sống vì nó một cách tự nguyện Nó làm chocon người nồng nhiệt hơn, có thể bỏ qua mọi sai lầm và đến với nhau Cũngchính vì thế mà ngôn từ trong thơ tình yêu cũng nóng bỏng theo Những từngữ mang âm hưởng sex xuất hiện nhiều trong thơ anh Là một người đàn ông

Trang 17

còn rất hiệu quả Lối xưng hô “anh – em” cũng phần nào thể hiện được nét

nhẹ nhàng, thân thuộc của tình yêu mỗi người dành cho nhau Khi tình yêuđến độ cuồng nhiệt thì nó trở nên nóng bỏng, không gian như có sức hút lạ kì:

tôi khắc đời em ngực trần non ngát

đánh dấu trán bướng vết dao lưỡi nóng ran nhũn nhầy hồn phách

không gian ba chiều rôm rốp trinh rên

nhạc ngân vai phố

tương phối tiếng hôn.

(Ngợp tình) Dấu tình yêu trong Họng đêm của Nguyễn Lãm Thắng được đặt ngay

trên ngực, trên trán để rồi trong không gian yên tĩnh ấy bỗng rôm rốp tiếng

“trinh rên” Tiếng nhạc hoà với tiếng hôn, âm thanh của tình yêu như quyện

vào nhau trong không gian ba chiều Tình yêu khi đạt đến độ cuồng nhiệt,nóng bỏng thì đó là mùa thu hoạch của “sự hiến dâng”

Điều đặc biệt mới lạ hơn cả là cả tập thơ anh không hề đặt một dấuchấm, dấu phẩy hay viết hoa đầu dòng một câu thơ, một địa danh nào cả Phảichăng đó là sự tự do trong thơ Nguyễn Lãm Thắng mà anh muốn người đọcngầm hiểu Anh muốn hướng bạn đọc đến một tình yêu tự do, không vụ lợi,không suy tính Chất tự do như ngấm sâu trong người anh, tạo nên sự khác

biệt ở anh, tạo nên phong cách Nguyễn Lãm Thắng trong Họng đêm.

Những hình ảnh thơ được trực ngôn sự thật hiện lên trong thơ anh rõràng, truyền cảm, sức thuyết phục mạnh mẽ Lãm Thắng đã miêu tả sự lẫnkhuất của những sự vật, hiện tượng xung quanh bằng ngôn từ hết sức gần gũi:

sự thật lẩn khuất trong mớ rác rến ô nhiễm

mớ hổ lốn bầy đàn kinh tởm trôi qua từng buổi sáng tin vịt.

(Có thể nói nhiều về điều không thể nói)

Và cả những hình ảnh rất thực, đầy trớ trêu cũng làm cho những vầnthơ của Lãm Thắng thêm phần hấp dẫn, cuốn hút Anh ném vào thơ nhữnghình ảnh thực mà ít khi được nhắc đến:

Trang 18

băng vệ sinh nhầy nhụa

ve chai bao ni lông thức ăn thừa mứa giấy lộn và xác chết xen lẫn

rác rưởi vô hồn bốc mùi quen thuộc.

(Mưu sinh)

Rác là thứ bẩn thỉu và hôi hám nhưng nó lại là nguồn sống của nhiều

thân phận, tạo cho con người có điều kiện sống tốt hơn Nhờ “ve chai” mà bao

con người có thêm công việc, có thêm nguồn thu nhập Để có được nguồn

sống đó, con người phải vật lộn trong mớ rác bẩn thỉu, bốc lên “mùi quen thuộc” Đọc thơ anh, sự thật được lột xác, giơ bộ mặt của nó trong rác thối

Chưa dừng lại ở đó, Nguyễn Lãm Thắng còn vén bức màn của hiệnthực để ghi lại trên, trong dòng sông những nhịp tình của gái điếm, nhữngcuộc xướng ca, nhậu nhẹt, những oan hồn của xác chết; sự toan tính tồn tạitrong “từng miếng sứt cổ vật”, trong những “khối óc có chứa nhiều gainhọn”… Ngòi bút ký hoạ và quay cận cảnh của Nguyễn Lãm Thắng khiến

thực tế cay đắng của cuộc sống như lan tràn, bủa vây cả phố, chúng “bám vào từng đốt xương nhà thơ” Thi sĩ đồng cảm với phận người chông chênh trên

mỗi tấm vé số, của những bà mẹ thượng đức, Ngôn từ Hoàng Thụy Anhtừng nhận xét: “Nếu phần 1, Nguyễn Lãm Thắng rạo rực, bốc lửa với nhữngvần thơ thấm đẫm nhục tình thì phần 2, Nguyễn Lãm Thắng là một nhà nghệ

sĩ thương cảm, xót đắng với đời” [15]

Đến với phần III của Họng đêm, máu lại trở thành gam màu chủ đạo,

nó như những lát cắt của cuộc sống “Thơ đâu chỉ là mảnh đất cho tiếng nói cánhân mình mà ở đó, thơ còn thực hiện sứ mệnh cao cả hơn - thơ phản ánh nỗiđau mà nhân loại đang phải gánh chịu Cái tâm của người nghệ sĩ không chophép anh làm ngơ, né tránh” [15] Cái tâm, tấm lòng xót xa của Nguyễn Lãm

Trang 19

Thắng với đời không cho phép anh làm ngơ Anh luôn sẵn sàng đối diện vớicuộc sống, dù cho sự thật cuộc đời có nghiệt ngã, xấu xa đến nhường nào.

Họng đêm khép lại với rất nhiều dấu ấn, những vần thơ in đậm trong

tâm trí mỗi độc giả Nguyễn Lãm Thắng còn cho người đọc trải nghiệm thêm

một cảm xúc mới khi cho ra mắt tập thơ thứ tư - tập thơ Đầu non cuối bãi.

Nguyễn Lãm Thắng đã thể nghiệm thành công thể thơ lục bát trong tập thơnày Nhà thơ đã chọn cách viết mới cho thể lục bát, điều này đã được Du Tử

Lê nhận xét một cách trọn vẹn: “Có người chọn hiển lọng khả năng hà hơi,phục sinh những con chữ đã chết, để chúng trở thành những con tôm tươi rói,búng thân vượt khỏi biển nước ao tù lục bát Ngầu đục” [10; tr.90] Nhà thơdùng thể lục bát nhưng lại cho những con chữ “phục sinh” nói lên những điềumới mẻ hơn chứ không chịu để đứa con tinh thần của mình trong “ao tù lụcbát” đục ngầu

Đầu non cuối bãi ấn tượng người đọc không chỉ bởi sự nhẹ nhàng,

thướt tha của những câu thơ lục bát mà còn ở sự hồn nhiên, dí dỏm của lối nóihằng ngày Bằng những hình ảnh gần gũi anh đã cho những sự thật được phơibày một cách trọn vẹn, đong đầy yêu thương Mặt khác, chính ngôn ngữ nóilàm thơ anh gần hơn bạn đọc Khi còn là hai người xa lạ,đến khi bàn tay làmphiền bàn tay, tình yêu đến với những con người như vậy:

Thưa em, anh biết…chết liền Bàn tay năm ngón làm phiền bàn tay Những đam mê, được phơi bày

Trong đôi mắt, chứa vạn ngày yêu thương.

(Cuối)

Đôi mắt là nơi chứa đựng “vạn ngày yêu thương”, là nơi mọi thứ được

phơi bày Những đam mê, ước vọng cũng sẽ được hoà quyện trong ánh mắtđầy yêu thương ấy Ở đây tình yêu của những bạn trẻ đã được cảm nhận bằngánh mắt Thành công của Thắng khi đã đưa đến cho người đọc những vần thơ

sâu sắc, gần gũi Không những thế, từ ngữ địa phương trong Đầu non cuối bãi là điểm nhấn của tập thơ mà Lãm Thắng muốn dành tặng cho bạn đọc:

Trang 20

Cầm tay mà thấy mừng hung Hỏi ăn hỏi ở hỏi chồng ra răng Hỏi mấy con hỏi mấy thằng Chu choa, sướng rứa chi bằng em ơi!

(Gặp chi cắc cớ rứa trời)

Là con người mảnh đất Quảng Nam nhưng sống chủ yếu ở Huế, bởi thếnên ít nhiều ngôn ngữ anh chịu ảnh hưởng của mảnh đất bên dòng sôngHương thơ mộng Những câu hỏi, những cảm xúc được tác giả thể hiện qua

những từ ngữ địa phương hết sức độc đáo “Mừng hung”, “chu choa”, “ra răng”, “mấy” các từ ngữ địa phương trong những câu thơ gần gũi thân thuộc

với bạn đọc, như cho họ biết thêm về phương ngữ của xứ Huế

Gần gũi, thân thuộc là thế nhưng Đầu non cuối bãi lại chứa đựng trong

mình một nội dung phong phú Đôi khi Nguyễn Lãm Thắng cho người đọctìm về với quê hương xứ Huế, mảnh đất Quảng Nam Đôi khi là quá khứ củangày xưa hiện về, và cả những cuộc gặp gỡ giữa những người tình xưa Chính

vì tình yêu con người, yêu cảnh vật, yêu mảnh đất mình đang sống khiến nhàthơ viết nên những vần thơ đầy sức thu hút

Tập thơ, Đầu non cuối bãi với nhiều bài thơ lục bát cũng để lại cho

bạn đọc rất nhiều ấn tượng Với ngôn từ hết sức trong sáng, những vần thơnhẹ nhàng, hồn nhiên tinh nghịch của tâm hồn thơ trẻ Ở đó có sự trau chuốtnhưng không hề phô trương của ngôn ngữ mà đọng lại trong lòng người đọcvẫn là cái giản dị, dễ hiểu và trong sáng đến lạ kì

Khép lại trang thơ, những tập thơ của Nguyễn Lãm Thắng đã đạt đượcnhững thành công nhất định Qua những vần thơ, người đọc có thể thấy đượcanh là một con người nhạy cảm, đến mức những cảnh tượng đập vào mắt anhđều được thể hiện trong thơ, kể cả những điều mà người khác ái ngại khôngdám nói tới Anh không chỉ đem đến cho người đọc những vần thơ thiết tha,rạo rực về tình yêu đôi lứa; những suy tư về cuộc đời, mà còn có những tiếngnói, những nụ cười giòn tan của thế giới trẻ thơ Những tập thơ của anh thể

Trang 21

hiện được sức sáng tạo dồi dào, thế giới nội tâm phong phú và hơn cả làphong cách hết sức đa dạng làm nên hồn thơ Nguyễn Lãm Thắng

1.2 Giấc mơ buổi sáng - hành trình tìm về kí ức tuổi thơ

1.2.1 Thế giới trẻ thơ kì diệu, gần gũi

Giấc mơ buổi sáng - nơi có những niềm vui, những điều mới lạ và ẩn

chứa cả những bí mật Đó chính là thế giới mà Nguyễn Lãm Thắng muốn đemđến cho độc giả Tập thơ tuy viết về nhiều đề tài nhưng vẫn xoay quanh một

trục chính đó là “trẻ thơ” Có thể thấy, trong thơ Nguyễn Lãm Thắng một thế

giới tuổi thơ với những hình ảnh hồn nhiên, tinh nghịch, giản dị và không kiểucách Thơ Nguyễn Lãm Thắng là sự hoà quyện ngọt ngào giữa tình yêuthương trìu mến, mộc mạc và sự chân thành, bộc trực Thế giới trẻ thơ trongthơ anh khiến cho người đọc cảm nhận được sự hồn nhiên trong trẻo, sự gầngũi, thân thương tựa như ý thơ, lời thơ cứ đi thẳng từ tấm lòng người viết màgiãi bày trên trang giấy Để có được những điều đó, Nguyễn Lãm Thắng đãbiết kết hợp một cách nhuần nhuyễn giữa truyền thống và cách cảm của trẻthơ để đưa người đọc cảm hoá trực tiếp vấn đề được đưa ra trong thơ Dấu ấnđặc biệt luôn được tạo ra từ màu sắc cá nhân trên từng trang thơ Lãm Thắng

Thơ là ẩn ý, là hàm ngôn để tạo cho con người những hiện tượng đanghĩa, để con người lí giải, tìm ra những điều ẩn hiện sâu trong đó Nhưng vớithơ thiếu nhi thì những yêu cầu đó càng trở nên tối giản Viết cho các em, đòihỏi tác giả phải dùng những tình cảm chân thật, gần gũi, giản dị nhất của mình

để thể hiện và điều cốt lõi là phải làm sao giúp các em hiểu được, cảm nhậnđược một cách nhanh nhất, tốt nhất “Nội cảm hoá trực tiếp” là cách tốt nhất

để nhà thơ có thể giúp cho trẻ hiểu, có tình cảm, cảm xúc, suy nghĩ và hànhđộng theo từng bài thơ, từng câu chữ mang lại

Thơ thiếu nhi của Nguyễn Lãm Thắng trong Giấc mơ buổi sáng đã

làm được điều đó Thế giới trẻ thơ trong thơ anh là cả một làng quê, cảnhthiên nhiên, là những con vật, đồ vật vô tri vô giác Ở thế giới ấy, nhà thơ đãthổi vào đó những quan niệm, nội dung, biểu trưng ẩn dụ để từ đó vừa tạo rađược sự cộng cảm, vừa tạo cảm giác thú vị, mới lạ cho người đọc Hình ảnh

Trang 22

con đường được nhắc đến rất nhiều trong Giấc mơ buổi sáng, nhưng ấn

tượng nhất vẫn là con đường mùa hè với những hình ảnh thực của nó:

Con đường rợp mát Hàng cây biếc xanh Từng chùm nhãn chín Đung đưa trĩu cành.

(Con đường mùa hạ)

Trên con đường ấy, với những sự vật quen thuộc như hàng cây, chùmnhãn chín đang đung đưa trên cành hiện lên với vẻ mộc mạc giản dị nhất Các

em như cảm nhận được một khung cảnh yên bình, nhẹ nhàng của làng quê vàomùa hè; người đọc như tìm về được chốn bình yên, êm ái, ngọt lành

Trong khung cảnh thiên nhiên gần gũi ấy, các con vật cũng được miêu

tả đầy đủ về ngoại hình, tính cách Lãm Thắng đã giúp cho các em có đượcmột cái nhìn khái quát, thú vị với những con vật thật đáng yêu Với bộ áo màunâu, giọng nói rất “ngọt ngào”, anh dế mèn đã hiện ra trong trí tưởng tượngcủa trẻ một cách hấp dẫn, khiến các em vô cùng thích thú:

Giọng anh rất ngọt ngào Ngân nga như tiếng gió

Bộ com - lê màu nâu Khoác trên mình thon nhỏ.

(Anh dế mèn)

Cách miêu tả của Nguyễn Lãm Thắng mà người lớn đã cho trẻ em tiếpcận với thế giới xung quanh, với hiện thực cuộc sống một cách tự nhiên nhất.Trong bộ áo “com - lê” màu nâu anh dế mèn xuất hiện oai phong trước mắtcác em nhỏ Anh đã cho các em làm quen với những con vật hết sức nhỏ bé,gần gũi trong tự nhiên, giúp các em có thêm những hiểu biết mới

Thế giới trẻ thơ hồn nhiên, êm đềm, thơ mộng hơn bởi hương vị quêhương luôn chất chứa trong những vần thơ giàu cảm xúc Mùi quê, vị quê,

hương quê hiện lên với nhiều sức gợi chất chứa “Hương mùa thu” được

Trang 23

Thuyền gió chở hương mùa thu

Đi qua dòng sông cổ tích Trái na mở mắt nằm mơ Nắng trưa lò cò tinh nghịch.

(Hương sắc mùa thu)

Mùa thu trong thơ thiếu nhi của Nguyễn Lãm Thắng thật đẹp, thật thơmộng làm sao! Ánh nắng dịu nhẹ của ban trưa chiếu lên dòng sông cổ tích,

thuyền thì chở hương mùa thu, trái na thì “mở mắt nằm mơ” Cái nắng cũng

“tinh nghịch” như con trẻ, luôn khiến cho người lớn phải chú ý dõi theo.

Nguyễn Lãm Thắng đã thành công khi lựa chọn những hình ảnh đẹp, lãngmạn để diễn tả cảnh sắc mùa thu

Thơ thiếu nhi của Nguyễn Lãm Thắng trong Giấc mơ buổi sáng luôn

hướng đến tình yêu quê hương, yêu tổ quốc Tình yêu của những những đứatrẻ ấy, khi thì cụ thể, gần gũi, khi thì rộng lớn, thiêng liêng:

Em vươn vai đứng dậy Mong trái đất hoà bình Đừng bao giờ chiến tranh

khỏi phải đau “hòn máu đỏ”, để năm châu được hội tụ khắp mọi nơi Trong

Thánh Gióng, người đọc như được sống lại trong không khí lịch sử của nước

ta từ đời Hùng Vương thứ sáu Để rồi từ đó người lớn dạy cho con trẻ của

Trang 24

mình biết đến những người anh hùng trong lịch sử, dạy cho chúng yêu các vịanh hùng, yêu lịch sử và tự hào hơn về lịch sử sáng rạng của dân tộc mình

Giấc mơ buổi sáng mở ra cho các em một thế giới diệu kì mà gần gũi.

Từ những tình cảm tưởng chừng như nhỏ nhất của tình yêu làng quê, NguyễnLãm Thắng làm sống dậy, lớn lên thành tình yêu đất nước, yêu dân tộc, yêu tổquốc Những nội dung đó một lần nữa giáo dục cho trẻ thơ những gì tốt đẹpnhất mà quá khứ hào hùng mang lại cho chúng ta trong hiện tại Không nhữngthế, những con vật, những cảnh sắc được gợi tả với những tính cách, nhữngnét đẹp khác nhau cũng đã làm cho thơ anh có chỗ đứng trong lòng độc giả.Tập thơ góp phần giáo dục cho thế hệ trẻ những bài học quý giá, để cho các

em có được một thế giới trong sáng, yên bình

1.2.2 Những nét vẽ trong trẻo của “Giấc mơ buổi sáng”

Mikhain Parixo cho rằng: “Trẻ em có nhu cầu hiểu biết vô tận về thếgiới, thế nên nhà văn phải không ngừng tìm hiểu các em như một bí mật củacuộc sống” Đúng vậy, nhà thơ không chỉ tìm hiểu về thế giới xung quanhtheo nhận thức của mình mà còn phải tìm hiểu theo nhu cầu của trẻ Chúng takhông thể bỏ qua sự tò mò một phẩm chất đặc trưng trong tính cách của trẻ

em Để thoả mãn nhu cầu, sự hứng thú của mình người đọc, đặc biệt là thiếu

nhi luôn tìm đến với Giấc mơ buổi sáng của Nguyễn Lãm Thắng.

Tập thơ chứa đựng bức tranh buổi sáng hồn nhiên, vui tươi và trong

sáng Trong Giấc mơ buổi sáng những đứa trẻ theo chân bố mẹ mình đi chúc

Tết cho ông bà trong niềm hân hoan, phấn khởi Hình ảnh đáng yêu ấy xuấthiện trong bức tranh của sáng mồng một Tết, bức tranh vui tươi nhộn nhịp củamột ngày đầu xuân năm mới:

Bé theo ba mẹ Chúc tết ông bà Chúc ông bà khỏe Sống lâu mãi hoài.

(Ngày mồng một Tết)

Trang 25

Trong ngày mồng một Tết, bé được diện quần áo, giày mới với nụ cườixinh trên môi Tết đến bao niềm vui như mở cửa với một đứa trẻ, niềm vuinhỏ bé nhưng được các em mong chờ Tết là lúc bé được theo bố mẹ đi chúcông bà, thể hiện tình cảm của mình đối với ông bà cha mẹ mình bằng nhữnglời chúc sức khỏe Biết bao đứa trẻ vui hơn, nhảy cẫng lên bởi những phongbao lì xì đỏ rực, màu đỏ của sự may mắn:

Ông bà đón bé

Và ôm vào lòng Đây phong bì đỏ Ông trao, thích không?

(Ngày mồng một Tết)

Những điều mà đứa trẻ đón đợi đã đến, những cái ôm, những phongbao lì xì như lời đáp lại chân tình của những người lớn tuổi Những hình ảnhhồn nhiên, tinh nghịch ấy lại làm cho thơ thiếu nhi của Nguyễn Lãm Thắngthêm màu sắc thơ trẻ hơn, sinh động hơn Để rồi từ đó, các em bắt đầu cónhững tưởng tượng bay bổng, phong phú hơn:

Bong bóng vút lên cao Giữa vòm trời xanh ngắt Cho chúng mình ước ao Hoà bình cho trái đất.

(Ngày vui của bé)

Trẻ em ước mơ trong trí tưởng tượng của mình, chúng ước những điềulớn lao và đầy ý nghĩa Thế giới hoà bình trong niềm vui, sự hân hoan củanhững đứa trẻ với nhau Người đọc thấy được cái tài của Nguyễn Lãm Thắngtrong việc xây dựng những hình ảnh tưởng tượng trong tâm trí của mình

Trong thơ anh còn xuất hiện những hình ảnh, những chi tiết hóm hỉnh,nghịch ngợm khiến cho trẻ thích thú vô cùng Mưa xuân được tác giả ví nhưnhững đứa trẻ nghịch ngợm, không chịu thua nắng, nhảy từ trên cao xuốngtrần gian mừng tuổi, yêu đời, vui vẻ dù có bị trượt chân Hay mùa hè, mùa củaniềm vui chen lẫn với nỗi buồn hiện lên trong lòng mỗi đứa trẻ Buồn khi phải

Trang 26

xa trường lớp, thầy cô, bạn bè; nhưng cũng vô cùng vui sướng khi được thoải

mái vui chơi những trò chơi của mùa hè, được đi du lịch, nghỉ mát Để Ngày đầu tiên tháng sáu được so sánh với những hình ảnh đẹp nhất:

Ngày đầu tiên tháng sáu Đẹp như là bông hoa Đẹp như vầng nắng ấm Dòng sông xanh hiền hoà.

(Ngày đầu tiên tháng Sáu)

Hay khi mùa thu qua, tiếng ve đã mất dấu, thay vào đó là tiếng trống

tựu trường và những lớp học hết sức ngộ nghĩnh Lớp học mùa đông đặc biệt

bởi nó chỉ là chiếc áo, điều này làm cho các em nhỏ thấy thú vị hơn nhiều:

Phòng học là chiếc áo Bọc chúng mình ở trong Cửa sổ là chiếc túi

Che chắn ngọn gió đông.

(Lớp học mùa đông)

Để làm được điều đó hẳn Nguyễn Lãm Thắng đã hiểu rõ tâm lí của trẻ,biết đứa trẻ ham thích sự ngộ nghĩnh, bị cuốn hút vào đó với những gì tươiđẹp nhất Nhà thơ đã dành những tình cảm đặc biệt sự ưu ái của mình cho trẻthơ, tạo nên một bức tranh buổi sáng hấp dẫn đầy màu sắc

Chất truyện trong từng diễn biến, từng vần thơ trong Giấc mơ buổi sáng vẫn là một gam màu tạo được sức lôi cuốn mạnh mẽ Bởi thế, những

nghi vấn trong thơ thường xuất hiện một cách hồn nhiên, tinh tế Những câuhỏi gần gũi thân quen, những câu trả lời thuyết phục tạo nên sức hấp dẫn:

Ai qua xứ mộng thần tiên

Có nghe cổ tích gọi miền tuổi thơ?

Mây trời có tự bao giờ

Mà tóc bà cứ bạc phơ mỗi ngày?

(Bé hỏi)

Trang 27

Đó là những câu chuyện trong cuộc sống được tái hiện qua thơ anh,mây trời có tự bao giờ, mà tóc bà cứ bạc Trẻ em cứ thắc mắc những hiệntượng xảy ra xung quanh chúng Để đáp lại những điều mà trẻ chưa biếtNguyễn Lãm Thắng đã làm thỏa mãn mong muốn của trẻ và cả người lớnbằng những vần thơ ngọt ngào, ấm áp.

Anh quan sát, miêu tả, kể chuyện từng vấn đề, từng sự vật, hiện tượngmột cách cụ thể chi tiết Anh luôn góp nhặt những điều nhỏ nhặt trong cuộcsống để khám phá những điều cần cho trẻ nhận thức Đó là tinh thần của mộtngười sáng tác, là trách nhiệm của một nhà thơ chân chính, Nguyễn Lãm Thắnglàm rất tốt vai trò này của mình Anh biết cách liên kết hình ảnh, từ ngữ vầnnhịp cho từng thể loại và công dụng thể hiện nghệ thuật để tạo được những dấu

ấn riêng cho mình

Bức tranh Giấc mơ buổi sáng của Nguyễn Lãm Thắng còn đặc sắc ở

nhịp điệu, vần điệu tạo nên nhạc tính trong thơ giúp các em dễ thuộc, dễ nhớ

Nét đặc biệt của Mưa xuân là những câu thơ nhẹ nhàng lại trở nên hồn nhiên

hơn trên những nốt nhạc tinh nghịch:

Những hạt mưa li ti Dịu dàng và mềm mại Gọi mùa xuân ở lại Trên mắt chồi xanh non.

(Mưa xuân)

Nguyễn Lãm Thắng còn tạo cho người đọc sự hấp dẫn mới lạ bằngcách chuyển đổi các giác quan để lạ hoá cách cảm nhận đối tượng Thường thìbuổi trưa được con người cảm nhận bằng thị giác như nhìn ánh nắng, nhìn bầutrời hay thính giác như nghe tiếng gió thổi Nhưng ở đây, giác quan đã đượcchuyển đổi để đối tượng trong thơ trở nên mới mẻ hơn:

Buổi sớm sương mơ màng Mắt long lanh ngọn cỏ

Trang 28

Buổi trưa thơm cánh gió Nâng bước em tới trường.

(Con đường làng)

Tiếng gió đã được cảm nhận bằng khứu giác để được cái mùi “thơm”.

Điều đó làm cho người đọc cảm thấy thú vị, tò mò và sự phấn khích nhất định

Có khi tiếng chim nhà thơ cảm nhận bằng vị giác “Tiếng chim rơi ngọt quá!” thì bây giờ buổi trưa “thơm” bởi cánh gió Mùi quê, hương quê được cảm

nhận một cách mới mẻ, lạ thường, hẳn đây cũng là cách mà Lãm Thắng muốn

tạo sự bất ngờ, thú vị trong Giấc mơ buổi sáng.

Nguyễn Lãm Thắng đã tạo cho các em bức tranh đầy màu sắc, hươngthơm khiến các em vô cùng thích thú Thiên nhiên, đồ vật hay con người trongthơ anh đều mang một màu sắc sống động Với tài năng của mình, anh đã giúpcho các em có được một thế giới muôn màu, muôn vẻ Bức tranh ấy, sẽ là tàisản vô giá cho tuổi thơ các em, sẽ theo em theo suốt cuộc đời của mình.Thành công của Thắng không chỉ là “vẽ” và “tô màu” cho bức tranh mà còn làkhơi gợi cho các em nhiều bài học nho nhỏ từ những bức tranh ấy Tạo chocác em nhiều cảm xúc thẩm mỹ, phát triển cho thế hệ “măng non” những ước

mơ vươn tới cái đẹp, cái chân – thiện – mỹ

Trong suốt cuộc hành trình của mình, những tập thơ anh viết luôn tạo

được những dấu ấn riêng cho độc giả Từ Điệp ngữ tình cho đến Đầu non cuối bãi, người đọc đều bắt gặp những xúc cảm, phong cách viết khác nhau.

Ở Điệp ngữ tình, Nguyễn Lãm Thắng thể hiện mình là một con người khao

khát tình yêu, có cảm xúc hết sức mãnh liệt vì tình yêu Đó là bản tình ca ngọt

ngào đằm thắm, da diết và sôi nổi Tình yêu ấy lại lớn dần lên trong Họng đêm với âm hưởng lớn hơn Tình yêu trong Họng đêm được xuất phát ở quan

niệm “tự do”, tình yêu đến đỉnh điểm là mùa thu hoạch của sự dâng hiến Để

rồi, khi trở về với cuộc sống đời thường Đầu non cuối bãi trở thành một tập

thơ có giá trị cao Tập thơ là tài năng, là tâm huyết của Lãm Thắng khi thểhiện thể thơ lục bát – thể thơ truyền thống của dân tộc

Trang 29

Điều đặc biệt mà chúng tôi muốn nhấn mạnh ở đây chính là giá trị của

tập thơ Giấc mơ buổi sáng, những câu hát du dương của trẻ thơ chứa đựng

những bí ẩn cần được khám phá Ở đây, thế giới trẻ thơ xuất hiện một cáchtươi mới, non tơ mà ít nhiều vẫn có những giá trị nhận thức Những hình ảnhthiên nhiên gần gũi, những con vật, đồ vật vô tri vô giác xuất hiện muôn màumuôn vẻ, có tiếng nói, có hồn, mãnh liệt và sâu sắc hơn Thế giới trẻ thơ hồnnhiên, trong sáng là trung tâm của cả tập thơ Thế giới ấy tuy có những nhânvật khác nhau, suy nghĩ khác nhau nhưng tất cả đều mang màu sắc của thơ trẻ.Nguyễn Lãm Thắng đã khéo léo gửi gắm vào bài thơ những bài học sâu sắc,

đó là những câu chuyện phong phú về tình người, về tình yêu thiên nhiên Thế

giới diệu kì trong Giấc mơ buổi sáng là thế giới mà trẻ em hằng mơ ước.

Trang 30

CHƯƠNG 2 KHẢ NĂNG BIỂU ĐẠT THẾ GIỚI TUỔI THƠ TRONG THƠ THIẾU NHI NGUYỄN LÃM THẮNG

2.1 Dấu ấn cuộc sống trong lớp ngôn từ giản dị, đời thường

Ngôn từ nghệ thuật - một loại hình kí hiệu khác so với ngôn ngữ Nócũng giống như ngôn ngữ tự nhiên, ngôn ngữ của các văn bản phi nghệ thuật

là đều có tính hình tượng, tính cụ thể, tính gợi cảm, tính cá thể hoá Chính nó

là những yếu tố cấu thành nên tác phẩm văn học, tạo nên giá trị cho những tácphẩm văn học đó

Ngôn từ nghệ thuật xuất phát từ ngôn ngữ tự nhiên, từ hiện thực đờisống, nên dù có trừu tượng đến đâu thì tính cụ thể, cá thể hoá của ngôn từnghệ thuật vẫn tồn tại Điều đó càng giúp cho độc giả thấy được dấu ấn cuộc

sống trong từng tác phẩm văn học của Nguyễn Lãm Thắng Đọc Giấc mơ buổi sáng, người đọc như hoà mình vào thời khắc đẹp nhất của một ngày đó

là “buổi sáng” Bức tranh ấy được tạo nên bằng ngôn từ nghệ thuật Ở đó chứa

đựng những nét vẽ mới mẽ, tinh khôi của bức tranh buổi sáng đầy hấp dẫn.Trong những nét vẽ ấy tính cách trẻ thơ vẫn hiện lên trong những nét ngôn từnhẹ nhàng, tinh tế, mang đậm phong cách Nguyễn Lãm Thắng

Người lớn chúng ta nhiều khi lại muốn tìm về những kí ức của thế giớituổi thơ Bởi đó là cả một thế giới bao la, rộng mở với những gì phong phú, đa

dạng nhất về cả màu sắc, âm thanh lẫn nhịp điệu Đến với Giấc mơ buổi sáng,

Nguyễn Lãm Thắng đã đưa người đọc trở về với tuổi thơ của mình bằng nhữngtình cảm mãnh liệt nhất Nhà thơ miệt mài tìm kiếm những mảnh ghép thi vị củacuộc sống trẻ thơ, tạo nên một bức tranh hấp dẫn, độc đáo, gần gũi và mộc mạc.Mỗi bài thơ như là một mảnh ghép lung linh để tạo nên một bức tranh muôn màuvới vô vàn sắc điệu cuộc sống

Bức tranh thơ Nguyễn Lãm Thắng hiện lên trong khoảnh khắc đẹp nhất

của một ngày, là buổi sáng, khi mà bình minh hiện lên em “gặp ông mặt trời”,

“mang túi đầy hoa nắng” để đem rải hoa vàng khắp mọi nơi Cũng trong Giấc

Trang 31

Trong giấc mơ buổi sáng

Em qua thảo nguyên xanh

Có rất nhiều hoa lạ Mang tên bạn lớp mình.

Trong giấc mơ buổi sáng

Em thấy một dòng sông Chảy tràn dòng sữa trắng

Đi qua ban mai hồng.

Thế giới tuổi thơ với biết bao giai điệu đẹp, giai điệu ấy bắt nguồn từbuổi sáng bằng nét vẽ tinh khôi của tác giả Trong những nét vẽ ấy có cảnhững giấc mơ Đối với trẻ thơ, giấc mơ là những gì kì diệu, tuyệt vời nhất; làkhi trẻ thấy được những điều mà chúng chưa thấy Trong giấc mơ, trẻ thơ

được đi qua “thảo nguyên xanh”, thấy được dòng sông chảy tràn “dòng sữa trắng” Những “người bạn” lại xuất hiện trong giấc mơ của những đứa trẻ thơ,

bằng những vần thơ gần gũi, thân thuộc nhất

Với trẻ thơ, mùa xuân là mùa của khởi đầu mới, khởi đầu cho một nămvới bao nhiêu sự thay đổi Mỗi chúng ta đều thêm tuổi mới, mọi thứ đượctrang trí đẹp mắt nhờ bàn tay chăm sóc của con người Mùa xuân trở nên tươiđẹp hơn, khi những cánh hoa đào bung đỏ, gọi mùa xuân về Thiên nhiên nhưkhoác lên mình một chiếc áo mới với những hoạ tiết hết sức đẹp và mới mẻ:

Mây xanh vờn khắp trời

Én tung niềm mơ ước Lộc biếc bén môi cười Xuân xanh màu đất nước.

(Tín hiệu mùa xuân)

Nắng như vàng tươi, mây xanh “vờn khắp trời”, én tung bay, và lộc

biếc bén môi cười,… Với những nụ cười trên môi, Nguyễn Lãm Thắng đãmiêu tả vẻ đẹp của thời tiết lúc giao mùa từ mùa đông sang mùa xuân vớinhững hình ảnh sinh động Tất cả gợi nên một không gian đa màu sắc, đa

Trang 32

thanh âm và hương vị, không gian ấy càng ngày càng rộng mở khiến cho trẻtrở nên háo hức chờ đợi một mùa xuân an lành, ngập tràn hạnh phúc, đầy bấtngờ và thú vị Khoảnh khắc giao mùa ấy một lần nữa lại hiện lên qua những

hình ảnh rất gần gũi và rất thật trong bài thơ Đón giao thừa Khi “em đun

từng que củi” thì anh “tiếp nước vào nồi” bánh chưng, mẹ ngồi “muối thịt”, còn ba thì “sắp đặt bàn thờ” Ai cũng bận rộn chuẩn bị cho xong mọi công

việc để đón năm mới vào nhà Khoảnh khắc tuyệt đẹp đó được Lãm Thắngkhắc hoạ lại bằng những từ ngữ gần gũi, nhẹ nhàng và hết sức chân thực

Bằng những ngôn từ trong sáng, Nguyễn Lãm Thắng đã đi qua nhữngmiền ấu thơ, gieo vào những nơi anh đến với những tình cảm trong sáng, đẹp

đẽ nhất Có thể đó là “cánh đồng xanh tươi”, là “đàn còn trắng” với những

tình cảm ngọt ngào, chân thật Tất cả tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp, một

giai điệu trong sáng trong bài thơ Nơi tuổi thơ em

Dòng sông là kí ức tuổi thơ đọng lại, là nơi thời niên thiếu ta gắn bó,trải qua Nguyễn Lãm Thắng đã miêu tả dòng sông ấy bằng những hình ảnhhết sức sống động, bài thơ như cuốn người đọc vào những dòng chảy nhẹnhàng của nước, thổi vào miền kí ức của bạn đọc những hình ảnh đẹp nhất:

Dòng sông không tuổi Chở tuổi thơ em Năm tháng êm đềm Chở bao mơ ước.

(Dòng sông quê)

Dòng sông ấy không chỉ “chở” hương của lúa, nắng của diều,…mà còn vươn xa đến “chở” cả trăng của Cuội, “chở” cả tuổi thơ, và những mơ ước cho

em Sự lặp lại đến 8 lần động từ “chở”đã giúp bạn đọc thấy được vai trò lớn

lao của dòng sông quê Mỗi thời khắc dòng sông quê đều có những hình ảnhkhác nhau, một công việc riêng Ban ngày nó hiện ra với vẻ tinh khôi, thanhkhiết chở mây, chở nắng và khi màn đêm buông xuống dòng sông ấy lại chởtrăng Bằng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm được Nguyễn Lãm Thắng sử dụng

Trang 33

và thân thuộc Dòng sông sẽ nâng cánh cho tuổi thơ em, chứng kiến emtrưởng thành và cả sự đổi thay của quê hương Dòng sông quê hương như lànơi con người ta muốn tìm về để thư giãn sau những phút giây căng thẳng,mệt mỏi, ồn ào, tập nập của cuộc sống; nơi chúng ta tìm về cho những ước mơ

đã được nuôi dưỡng, vun đắp Khi con người ta tìm về với quá khứ, tìm vềtuổi thơ, cũng là lúc khơi dậy khát vọng thực hiện ước mơ của mình

Quá khứ đã qua đi, nhưng ở hiện tại hành trình bảo vệ Tổ quốc vẫn tiếptục Để chúng ta có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc, các chú bộ đội vẫnngày đêm canh giữ cho vùng đảo xanh màu Đêm ngày trôi đi những chú línhbiển vẫn giúp cho hoà bình, giúp cho đất nước phát triển:

Đêm ngày sống chung với biển Đảo vẫn xanh màu biếc xanh Chú kể cháu nghe nhiều chuyện Hoan hô chú quá tài tình…

(Chú ở Trường Sa)

Hẳn với trẻ con sẽ không hiểu được hết sự vất vả của những người lính

đảo Khi mà “mặt trời thấp chừng gang tay” thì “bài ca hân hoan huyên náo”,

khi ngập đầy gió bão khi nắng bụi dữ dằn Những con người ấy vẫn sốngquanh năm như vậy, áo vẫn bạc màu vì sương gió Bài thơ tưởng chừng nhưchỉ người lớn mới thưởng thức được nhưng thật ra trẻ vẫn có thể hình dungđược Từ trong những hiện thực gian khổ ấy, chất thơ vẫn luôn hiện hữu,người lính đảo hiện lên với những gì chân thực và xúc động nhất

Trong những hoàn cảnh khác nhau, người chiến sĩ luôn luôn cố gắng

để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình Ngay cả khi về nhà, không phải chiếnđấu nhưng tính cách của người lính vẫn hiện rõ trong từng công việc mà chú

hoàn thành khi về thăm nhà Trong thời gian ấy, chú bộ đội vẫn lên rừng “đốn củi”, “cắt cỏ cho trâu”, những công việc hằng ngày mà ba mẹ chú phải làm Rồi chú còn “giặt áo”, “trồng cau”, “tập cho cháu viết”, những công việc bình

thường hiện lên một cách rõ ràng qua từng dòng thơ:

Trang 34

Chú lên rừng đốn củi Rồi cắt cỏ cho trâu Giặt cho ông tấm áo Trồng cho bà hàng cau Tối về tập cháu viết Bày cháu giải “toán sao”

Và trò chuyện mải miết Cùng ông bà thâu đêm.

(Chú về phép)

Những ngày không ở trong quân ngũ, chú bộ đội vẫn mải miết vớinhững công việc thường ngày để giúp đỡ cho bố mẹ của mình Đó là nhữnghình ảnh chân thực, gần gũi nhất của những người lính khi về phép Trẻ sẽ rấtkhó hình dung ra những việc làm ấy, nhưng qua lời kể của ông bà, bố mẹmình thì hình ảnh những chú bộ đội sẽ mãi khắc trong tâm trí

Tổ quốc của em là nơi có những đồng lúa xanh tốt, với những miền dừaxanh, với biết bao hoa thơm trái ngọt Quê hương còn là nơi của những consông thơ mộng, của bờ tre với những tiếng sáo diều Chính những cảnh đẹp

của đất nước làm cho Em yêu Tổ quốc của em có thêm màu sắc mới:

Biển đông khẳm những chuyến tàu Đầy khoang cá nặng hẹn nhau ngày về

Cánh buồm căng gió say mê Làn sóng xanh mãi vỗ về yêu thương.

Quê hương không chỉ đẹp nhờ cảnh sắc mà còn nhờ cả bức tranh laođộng của chính con người, nơi của những chiếc tàu cập bến với khoang cá

đầy Cánh buồm vẫn “căng gió” tiếp tục cuộc hành trình của mình để kiếm được những mẻ cá khác Làn sóng xanh vẫn “vỗ về” yêu thương những chiếc

tàu, chiếc thuyền ấy Lãm Thắng đã dành tình cảm ưu ái khi miêu tả vẻ đẹpcủa quê hương mình bằng những cụm từ hết sức thuyết phục Anh đã làm cho

vẻ đẹp ấy trở nên nhẹ nhàng hơn, đi sâu vào tâm trí của biết bao bạn đọc

Trang 35

Để rồi những đứa trẻ biết yêu thêm Tổ quốc biết hành động vì Tổ quốclàm nên một ngày mai thêm phần tươi sáng Chính các em là người sẽ biến

những ngon núi “loang lỗ” sẽ cháy bùng “màu xanh”:

Mùa xuân em đi trồng cây Nắng lên từ phía bàn tay em trồng Đồi hoang sẽ hóa rừng thông Núi loang lỗ cháy sẽ bùng màu xanh.

(Mùa xuân em đi trồng cây)

Hiện nay khi mà nạn chặt phá rừng đang diễn ra ngày càng nhiều, khi

mà người ta đang phá rừng để truy bắt những loài động vật quý hiếm thì việctrồng rừng là một hành động có ý nghĩa nhất Nguyễn Lãm Thắng đã nắmđược điều này, anh diễn tả hành động đẹp đó bằng thơ cũng rất tuyệt Khi có

những hành động đẹp như đi trồng cây thì “đồi hoang” sẽ thành “rừng thông”, núi loang lỗ sẽ được phủ kín bởi “màu xanh” của lá Ở thơ Lãm Thắng, mùa

xuân, không chỉ là mùa của sự sinh sôi mùa của sự đâm chồi nảy lộc, mà còn

là mùa của những hành động đáng yêu của thơ trẻ

Và rồi dù có đi đâu, làm gì, thì gia đình vẫn là nơi mà con người ta tìm

về mỗi lúc mệt mỏi, mỗi lúc muốn nghỉ ngơi Gia đình là cái nôi nuôi dưỡngtâm hồn mỗi đứa trẻ, bởi thế trong thơ Nguyễn Lãm Thắng thì hình ảnh nhữngngười thân trong gia đình cũng xuất hiện với tần số không phải ít Hình ảnh

Bà và Mẹ, Ông và Bố luôn hiện hữu trong thơ như chỗ dựa tinh thần thiêngliêng, bền vững Đây là những nhân tố không thể thiếu vắng khi nhắc đếnnhân cách của các em khi chúng trưởng thành:

Ngoại ru cho cháu ngủ Ngoại chăm cho cháu ăn Ngoại kể chuyện cổ tích Cuội già lên cung trăng.

(Ngoại của em)

Hình ảnh người bà hiện lên với những gì thân thương, gần gũi nhất.Những việc làm hằng ngày mà bà làm luôn nằm trong tâm trí của đứa trẻ Bà

Trang 36

chăm chút cho cháu từng li từng tí, kể chuyện cho cháu nghe, chăm sóc bữacơm giấc ngủ Bởi thế nên, cháu cũng rất yêu bà, cháu mong bà sống lâu đểmãi được bên cháu Tình cảm của những đứa trẻ còn dành cho người mẹ, mẹ

là nguồn sống của một đứa trẻ, là chỗ dựa cho các em lúc bé thơ Bài thơ Có một mẹ thôi là khẳng định là minh chứng cho chân lí ấy Đứng trước những

câu hỏi thường có rất nhiều câu trả lời khác nhau:

Có bao nhiêu khuôn mặt

Có bao nhiêu nụ cười

Có một điều tin chắc

Em có một mẹ thôi.

(Có một mẹ thôi)

Dù có bao nhiêu cách để trả lời nhiều câu hỏi khác nhau, chỉ có một câu

trả lời duy nhất là “em có một mẹ thôi” Những tình cảm thân thương của bà,

của mẹ, của những người thân trong gia đình chính là yếu tố hình thành nênnhân cách trẻ; để trẻ có được một tương lai tốt đẹp hơn Với Nguyễn LãmThắng mẹ là duy nhất, mẹ là biểu tượng của tình mẫu tử thiêng liêng Khi nói

về mẹ anh đã có sự so sánh hết sức dễ thương:

Mẹ lấy sữa từ bầu vú

Bà lấy sữa từ trong bình

Mẹ tô môi bằng son đỏ

Bà tô môi bằng trầu xanh.

(Bà và mẹ)

Mẹ và bà là những người gần gũi, yêu thương, dành những tình cảmđặc biệt trẻ Dù cho hành động, hay cách mà bà và mẹ yêu thương chúng cókhác đi thì các em vẫn cảm nhận được Sữa có thể từ vú, nhưng cũng có thể từ

bình, miễn là “sữa” đó chứa đựng sự yêu thương Sự so sánh dễ thương ấy đã

khiến cho bài thơ trở nên nhẹ nhàng, đáng yêu hơn rất nhiều

Có một người phụ nữ đã có rất nhiều bài thơ viết về mẹ đó là nhà thơXuân Quỳnh Chị làm thơ bằng chính tấm lòng của mình nên những dòng thơ

Trang 37

nhi là “món quà của bạn nhỏ ngày xưa tặng các bạn nhỏ bây giờ” Chị viết

thơ với tấm lòng của người mẹ, muốn lưu giữ lại kí ức yêu dấu của những đứacon nhỏ Chính vì thế nên trong thơ của chị ta bắt gặp một tình yêu vô bờ bến,luôn khát khao gửi trọn yêu thương cho những đứa con nhỏ Nhà thơ đã tạonên một âm điệu ấm áp, êm đềm trong thơ để chuyển tải đến đứa con nhỏ,nuôi dưỡng chúng bằng tình yêu và bằng lời ru ngọt ngào:

Nhưng còn cần cho trẻ Tình yêu và lời ru Cho nên mẹ sinh ra

Để bế bồng chăm sóc

Mẹ mang về tiếng hát

Từ cái bống cái bang

Từ cái hoa rất thơm

Từ cánh cò rất trắng

(Chuyện cổ tích về loài người)

Con là trung tâm của tất cả mọi điều, nên mẹ được sinh ra là do nhu cầucủa con Mẹ được giao một nhiệm vụ rất thiêng liêng, cao cả đó là mang về

cho con “tiếng hát”, từ “cái bóng”, “cái bang”, từ “cái hoa”, từ “cánh cò”,…

Nỗi khát khao được ấp ủ trong tình yêu thương vô bờ đã đẩy người mẹ vươntới khát vọng làm mọi điều cho con bằng tất cả những gì mình có Đó là khátkhao của Xuân Quỳnh và ước mơ của tất cả những người từng làm mẹ Trẻthơ trong thơ của Xuân Quỳnh thật bình yên, ấm áp trong tình mẫu tử

Đến với Lãm Thắng, một người đàn ông viết cho tình mẫu tử, anh cũngviết về những lời ru hết sức ngọt ngào chứa đựng nhiều tình cảm Những lời

ru trong thơ anh như dòng sữa ngọt ngào ru tuổi thơ của mỗi đứa trẻ, nhữngcâu hát mà có lẽ các em sẽ nhớ trong suốt cuộc đời mình:

À ơi!

Hương bưởi bên thềm Thơm vào câu hát

Mẹ hiền ru con

Trang 38

À ơi!

Con nhoẽn môi cười

Từ trong giấc ngủ Cuộc đời nở hoa.

(Ngọt ngào lời ru)

Ai lớn lên trong đời hẳn cũng được một lần bà, mẹ hát ru những lời ruchứa đựng nhiều tình cảm Với Thắng anh đem đến cho độc giả một lời ru nhẹnhàng nhưng sâu sắc Trong lời ru ấy, không chỉ có những lời ca mà còn có cảhương thơm của hoa bưởi Mùi thơm ấy cùng với giọng hát của mẹ sẽ ru congiấc ngủ ngon lành Dù cho cuộc sống có nhiều biến động thì trong vòng tay

mẹ người con vẫn yên bình Cảm giác ấy là khi con “nhoẽn” môi cười từ trong giấc ngủ, cuộc đời như nở hoa, vui vẻ, bình yên Động từ “nhoẽn” đã khiến

cho câu thơ trở nên ý nghĩa hơn, nụ cười của thơ trẻ lúc này không giòn tan

mà hết sức nhẹ nhàng Đó là chiều sâu, là ý nghĩa nhân văn mà Nguyễn LãmThắng muốn người đọc cảm nhận được

Lãm Thắng không thể hiện sự khát khao mãnh liệt muốn làm tất cả chonhững đứa trẻ của mình như Xuân Quỳnh nhưng anh lại có một điểm nhấn hếtsức mới mẻ Nhà thơ dành trọn tình cảm của mình ở trong lời ru, không bằngnhững việc làm cụ thể mà bằng những âm thanh, hương vị quen thuộc nhất.Hương bưởi thơm lừng, hoà quyện vào từng câu hát ru bên chiếc nôi bé ngủ.Thơ anh gần gũi trong từng hình ảnh, mùi hương; là tiếng nói dịu dàng củangười đàn ông dành cho những đứa trẻ thơ

Nguyễn Lãm Thắng đã gửi gắm vào Giấc mơ buổi sáng những vần

thơ hết sức nhẹ nhàng, gần gũi nhưng cũng không kém phần vui tươi, hómhỉnh Tập thơ như là “dòng sữa ngọt ngào” đến với tâm hồn người thưởngthức Anh viết về quê hương, về thiên nhiên trời đất khi xuân đến, đến nhữnghành động của con trẻ hay anh viết về mẹ, về bà, về những lời ru Cách thểhiện mới lạ trong những vần thơ gần gũi làm cho thơ anh như có giá trị hơn,người đọc dễ dàng phân biệt thơ anh với thơ của những nhà thơ khác

Trang 39

2.2 Sự ngây ngô, hồn nhiên của trẻ qua lớp ngôn từ

Thơ không chỉ là tiếng nói chủ quan của tác giả, đôi khi nó còn là lờinói của chính những nhân vật Phải chăng vì điều đó, nên những bài thơ trong

Giấc mơ buổi sáng luôn chứa đựng những điều ngây ngô, hồn nhiên của thơ

trẻ Tập thơ là những nụ cười hóm hỉnh, những phát hiện bất ngờ và cả nhữngtình huống khó khăn mà trẻ gặp phải Nhưng với bàn tay của người nghệ sĩ,Lãm Thắng đã làm cho bức tranh ấy thêm phần sinh động và hấp dẫn hơn vớinhững cách lý giải đáng yêu

Đọc bài thơ Bà nội vào bếp, Lãm Thắng đã khiến cho người đọc trở

nên hồn nhiên hơn trong cách cảm nhận Những đồ vật mà trẻ nhìn thấy trongcuộc sống bỗng nhiên khoác lên mình những chiếc áo thật đẹp, tươi vui:

Nồi, chảo mặc toàn áo đen Không trắng như bàn tay bé

Sờ tay vào là dính liền Nhọ nồi đâu mà nhiều thế!

Những đứa trẻ ngây thơ đã có sự so sánh thật đáng yêu! Nồi, chảo mà

cũng có áo, lại còn những chiếc “áo đen”, rồi màu áo ấy lại không giống như

tay của bé nữa Lãm Thắng đã nhìn những sự vật xung quanh trẻ bằng nhữngnét nhìn ngộ nghĩnh nhất Tiếp nối những hình ảnh đó, tiếng cười đã xuất hiệnphá tan sự yên tĩnh của không gian:

Mâm cơm hấp dẫn làm sao!

Cháu mời ông bà, cha mẹ Bỗng cháu cười to khoái chí:

- Ơ kìa, bà nội mọc râu!

(Bà nội vào bếp)

Hình ảnh “bà nội mọc râu” có thể sẽ là bình thường so với người lớn

nhưng với trẻ thì nó vô cùng đặc biệt, nó có thể khiến các em phải hét lên đểthỏa mãn sự hiếu kì của mình Sự vất vả của người bà, khi vào bếp nấu cơmchỉ đổi lấy nụ cười của con trẻ Lãm Thắng đã thành công khi diễn tả sự hồnnhiên, thơ ngây của đứa trẻ Anh đã gửi đến lời cảm ơn nhẹ nhàng đến tấm

Trang 40

lòng yêu thương của người bà Nụ cười giòn tan của đứa trẻ sẽ là động lực, làniềm vui của những người làm ông bà, cha mẹ.

Gia đình là môi trường nuôi dưỡng, giáo dục cho nhân cách của mỗiđứa trẻ Ở đó, trẻ không chỉ được sống trong vòng tay che chở của nhữngngười thân yêu mà còn được vui đùa cùng với những con vật nuôi hết sứcđáng yêu Nguyễn Lãm Thắng đã cho các em nhìn thấy một chú vịt con ngộnghĩnh, dễ thương, người bạn nhỏ ấy khiến các em vô cùng thích thú:

Chú vịt con như cục bông Lông vàng óng, đôi chân hồng dễ thương Đẹp chưa! đôi mắt tinh tường

Lại thêm chiếc mỏ vàng vàng đáng yêu.

Đôi chân bé xíu Mới chập chững thôi

Xỏ vào giày bố Vừa đi vừa lôi.

(Đi giày)

Người đọc đã có được những tiếng cười sảng khoái từ hành động đáng

yêu đó Chân thì nhỏ nhưng em bé đã “xỏ” vào chiếc giày của bố và vừa đi vừa “lôi” Tác giả đã miêu tả một cách gần gũi, chân thực và hồn nhiên của

hành động ấy bằng những từ ngữ địa phương giàu sức gợi Đọc bài thơ, người

Ngày đăng: 27/07/2016, 14:12

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Thị Ngọc Anh (2012), Ngôn từ nghệ thuật trong “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” của Nguyễn Nhật Ánh, Khoá luận tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn từ nghệ thuật trong “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” của Nguyễn Nhật Ánh
Tác giả: Nguyễn Thị Ngọc Anh
Năm: 2012
2. Phạm Đăng Dư, Lê Lưu Oanh (2006), Giáo trình Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Lý luận văn học
Tác giả: Phạm Đăng Dư, Lê Lưu Oanh
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2006
3. Từ Thị Ngọc Linh (2010), Ngôn từ nghệ thuật trong thơ thiếu nhi Việt Nam từ 1986 đến nay, Khoá luận tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn từ nghệ thuật trong thơ thiếu nhi Việt Nam từ 1986 đến nay
Tác giả: Từ Thị Ngọc Linh
Năm: 2010
4. Lã Thị Bắc Lý (2007), Giáo trình văn học trẻ em, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình văn học trẻ em
Tác giả: Lã Thị Bắc Lý
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
Năm: 2007
5. Phượng Lựu (2002), Giáo trình lí luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình lí luận văn học
Tác giả: Phượng Lựu
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2002
6. Võ Thị Hồng Nhung (2012), Đặc điểm thi pháp thơ viết cho thiếu nhi của Cao Xuân Sơn, Khoá luận Trường Đại học Sư phạm Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc điểm thi pháp thơ viết cho thiếu nhi của Cao Xuân Sơn
Tác giả: Võ Thị Hồng Nhung
Năm: 2012
7. Hoàng Thị Hồng Nhung (2013), Thế giới nghệ thuật trong “Giấc mơ buổi sáng” của Nguyễn Lãm Thắng, Khoá luận Trường Đại học Sư phạm Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thế giới nghệ thuật trong “Giấc mơ buổi sáng” của Nguyễn Lãm Thắng
Tác giả: Hoàng Thị Hồng Nhung
Năm: 2013
8. Nhiều tác giả (2015), Thơ cho thiếu nhi, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ cho thiếu nhi
Tác giả: Nhiều tác giả
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2015
9. Trần Đình Sử (1998), Giáo trình dẫn luận thi pháp học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình dẫn luận thi pháp học
Tác giả: Trần Đình Sử
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1998
10. Nguyễn Lãm Thắng (2014), Đầu non cuối bãi, Nxb Đại học Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đầu non cuối bãi
Tác giả: Nguyễn Lãm Thắng
Nhà XB: Nxb Đại học Huế
Năm: 2014
11. Nguyễn Lãm Thắng (2012), Giấc mơ buổi sáng, Nxb Đại học Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giấc mơ buổi sáng
Tác giả: Nguyễn Lãm Thắng
Nhà XB: Nxb Đại học Huế
Năm: 2012
12. Bùi Thanh Truyền (Chủ biên), Nguyễn Thanh Tâm, Trần Quỳnh Nga (2009), Thi pháp trong văn học thiếu nhi, Nxb Giáo dục, Hà Nội.13. Trang báo điện tử Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thi pháp trong văn học thiếu nhi
Tác giả: Bùi Thanh Truyền (Chủ biên), Nguyễn Thanh Tâm, Trần Quỳnh Nga
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2009
16. Trang báo điện tử http://www.tapchihuongviet.eu/index.php/trang-th/bn-c-vit/5042-nguyn-vn-hoa-th-nguyn-lam-thng-va-nhng-s-tht-nghit-nga Link
17. Trang báo điện tử http://vannghedanang.org.vn/nonnuoc/chitiet.php?id=357&so=30 Link
18. Trang báo điện tử http://vanhocquenha.vn/vi-vn/113/49/cam-nhan-ve-van-hoc-thieu-nhi-viet-nam-dau-the-ky-xxi/118318.html Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w