1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Ngôn ngữ nhân vật phóng sự trên báo tuổi trẻ năm 2015 – 2016

57 563 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 57
Dung lượng 104,66 KB

Nội dung

Đề tài “ Ngôn ngữ nhân vật phóng sự trên báo Tuổi Trẻ năm 2015 – 2016” góp phần cung cấp thêm những đặc điểm trong vấn đề sử dụng ngôn ngữ nhân vật đối với tác phẩm phóng sự nói chung và

Trang 1

đã giúp đỡ tận tình để tôi có thể hoàn thành niên luận này!

Do trình độ bản thân còn nhiều thiếu sót cho nên niên luận này không khỏi mắc phải những khuyết điểm Do đó, kính mong quý thầy cô, anh chị em, bạn bè trong khoa xem xét, góp ý và chỉ bảo để niên luận này được hoàn thiện hơn.

Sinh viên Trần Nguyễn Minh Trang

Trang 2

MỤC LỤC

Trang 3

hiếu của bạn đọc Đó chính là yếu tố giúp báo in vẫn phát triển trong sự cạnhtranh khốc liệt với các loại hình báo chí khác nhau như truyền hình, báo điệntử Thế mạnh của báo in chính là chuyển tải thông tin một cách sâu sắc và sựbiểu cảm thông tin bằng ngôn ngữ Hai thế mạnh này thể hiện rõ nét và đầy đủnhất ở thể loại phóng sự Chính vì thế mà phóng sự là thể loại có sức hút đặcbiệt đối với công chúng và ở một mức độ nào đó có thể tạo nên bản sắc của cảmột tờ báo

Đối với người làm báo và đặc biệt là đối với người viết phóng sự,ngôn từ đóng vai trò vô cùng quan trọng Đó là phương tiện để nhà báo chuyểntải thông tin, đồng thời là một trong những yếu tố tạo nên sự thành công của mộttác phẩm phóng sự Sử dụng ngôn ngữ nhân vật một cách sáng tạo sẽ làm nângtầm của tác phẩm phóng sự , nhiều khi còn làm nên phong cách hay “ thươnghiệu” cho người viết, tờ báo

Người viết phóng sự phải vận dụng tối đa năng lực sử dụng ngônngữ của mình để làm nên thành công cho một tác phẩm phóng sự

Đề tài “ Ngôn ngữ nhân vật phóng sự trên báo Tuổi Trẻ năm

2015 – 2016” góp phần cung cấp thêm những đặc điểm trong vấn đề sử dụng

ngôn ngữ nhân vật đối với tác phẩm phóng sự nói chung và phóng sự báo TuổiTrẻ nói riêng

Niên luận tập trung nghiên cứu cách sử dụng ngôn ngữ, đặc điểm

Trang 4

phóng sự , phân loại, ngôn ngữ nhân vật phóng sự, đặc điểm ngôn ngữ nhân vậtphóng sự trong tác phẩm phóng sự

Nghiên cứu về các đặc điểm này góp phần đánh giá đầy đủ hơn vềthực tiễn sử dụng ngôn ngữ trong tác phẩm phóng sự hiện đại, từ đó tìm ranhững cách viết hay, nâng cao chất lượng tác phẩm phóng sự báo chí

Ý nghĩa lý luận: tìm hiểu những đặc điểm trong các sử dụng ngônngữ nhân vật đối với thể loại phóng sự nhằm góp phần đánh giá đầy đủ hơn vềtầm quan trọng của ngôn ngữ đối với tác phẩm phóng sự; rút ra những đặc điểmtrong việc sử dụng ngôn ngữ nhân vật phóng sự để nâng cao chất lượng của tácphẩm trong việc chuyển tải thông tin tới công chúng Từ đó, niên luận góp phầnlàm một trong những tài liệu, cơ sở khoa học trong hệ thống lý luận về ngôn ngữnhân vật phóng sự báo chí ở nước ta

Ý nghĩa thực tiễn: thông qua việc tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ nhânvật phóng sự báo Tuổi Trẻ 2015 – 2016, niên luận cung cấp cơ sở dữ liệu thamkhảo cho phóng viên, biên tập viên của các cơ quan báo chí, sinh viên ngành báochí quan tâm tới đề tài Qua đó, góp phần hướng dẫn đến việc sử dụng ngôn ngữnhân vật một cách chuẩn xác, giàu hình ảnh nhằm nâng cao vị thế cho thể loạiphóng sự - một thể loại được công chúng quan tâm

- Cuốn “ Ngôn ngữ báo chí” của tác giả Vũ Quang Hào được xem là cuốn

sách tập trung nghiên cứu kĩ về những vấn đề cơ bản của ngôn ngữ báo chí Nộidung chính đó là: ngôn ngữ chuẩn mực của báo chí, ngôn ngữ các phong cáchbáo chí, ngôn ngữ phát thanh

- Hay cuốn “ Phóng sự báo chí hiện đại” của tác gải Đức Dũng đề cập đến

những đặc điểm, đặc trưng của phóng sự và những xu hướng phát triển của

Trang 5

phóng sự hiện đại.

Tuy nhiên, có thể thấy các tài liệu, giáo trình trên chỉ đề cập đến một khíacạnh nhất định của ngôn ngữ nhân vật phóng sự báo chí hoặc nghiên cứu về thểloại phóng sự ở phương diện đặc trưng, xu hướng chứ chưa đi sâu vào ngôn ngữcủa thể loại phóng sự Ngôn ngữ phóng sự là một đề tài khá thiết thực, có nhiềuvấn đề cần nghiên cứu để đáp ứng yêu cầu viết phóng sự trong nền báo chí hiện

nay Trên cơ sở đó, niên luận “ Ngôn ngữ nhân vật phóng sự báo Tuổi Trẻ

năm 2015 – 2016” sẽ đi sâu nghiên cứu, phân tích các đặc điểm ngôn ngữ nhân

vật của thể loại phóng sự, đặc biệt là ngôn ngữ nhân vật phóng sự báo Tuổi Trẻ một tờ báo được xem là có sự đầu tư rất lớn về mảng phóng sự và thường xuyên

-có nhiều đổi mới trong cách trình bày nội dung cũng như về hình thức trong tácphẩm

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Thực hiện đề tài niên luân “ Ngôn ngữ nhân vật phong sự trên

báo Tuổi Trẻ năm 2015 – 2016”, chúng tôi tập trung vào nghiên cứu, khảo sát

các tác phẩm phóng sự trên báo Tuổi Trẻ , bao gồm tất cả các bài phóng sự viếttrên báo Tuổi Trẻ năm 2015 – 2016 Niên luận tập trung vào ngôn ngữ được sửdụng trong các tác phẩm phóng sự báo Tuổi Trẻ năm 2015 – 2016

Để thực hiện đề tài này, niên luận khảo sát và nghiên cứu các tácphẩm tiêu biểu trong 222 tác phẩm phóng sự trên báo Tuổi Trẻ trong hai năm

2015 – 2016 nhằm phục vụ cho đề tài một cách có hệ thống và tập trung để cóthể đạt hiệu quả một cách tối đa

4 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài niên luận này, chúng tôi sử dụng tổng hợp

nhiều phương pháp , cụ thể:

báo Tuổi Trẻ năm 2015 – 2016 như: số lượng các bài phóng sự, tần số xuất hiện,dung lượng, tác giả,…

Trang 6

thu thập các sách báo, tài liệu liên quan đến ngôn ngữ phóng sự in trên báo TuổiTrẻ từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2015 và 2016 để làm cơ sở cho việc phân tích,nghiên cứu vấn đề Đầu tiên chúng tôi đọc tất cả các bài phóng sự của báo TuổiTrẻ năm 2015 và 2016 và sau đó tìm hiểu những đặc điểm liên quan đến vấn đề

sử dụng ngôn ngữu phóng sự

ngữ nhân vật của tác phẩm phóng sự để rút ra những đặc điểm ngôn ngữ củaphóng sự báo Tuổi Trẻ Đồng thời, chúng tôi phân tích những cách viết haynhất, cách sử dụng ngôn ngữ nhân vật một cách độc đáo của các bài phóng sựtiêu biểu Từ đó, chúng tôi rút ra những đặc điểm, ưu điểm của việc sử dụngngôn ngữ nhân vật một cách trực tiếp và gián tiếp trong các tác phẩm phóng sựcủa báo Tuổi Trẻ năm 2015 và năm 2016

tích, đối chiếu, chúng tôi tiến hành tổng hợp lại để rút ra những đặc điểm cơ bảnnhất của ngôn ngữ nhân vật phóng sự báo Tuổi Trẻ, những tác phẩm, tác giảphóng sự tiêu biểu để có cái nhìn toàn diện và tổng thể đối với vấn đề sử dụngngôn ngữ nhân vật phóng sự báo Tuổi Trẻ

Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng một số phương pháp khác đểphục vụ cho việc nghiên cứu đề tài như phương pháp so sánh, phương pháp đốichiếu,

sự báo Tuổi Trẻ năm 2015 – 2016

Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng

Trang 7

PHẦN NỘI DUNG

Chương 1

Những vấn đề lí luận chung

1.1 Phóng sự và phóng sự báo chí

1.1.1 Khái niệm phóng sự báo chí

Thuật ngữ phóng sự từ tiếng La tinh ( cuối thế kỷ XIX) là reportage, tiếng Anh là reportage có nghĩa là truyền đạt, báo tin, thông báo hay có ý nghĩa

là dành được một cái gì đó trong chuyến đi Ban đầu, phóng sự được người Anh

sử dụng để mô tả những đám cháy hay những cuộc họp quốc hội Sau đó trênbáo chí Pháp xuất hiện thể loại phóng sự với tư cách là bài viết về quá trình điềutra của phóng viên về một con người, sự việc chứa nhiều bí ẩn đối với ngườiđọc, như cảnh sống trong tù hay cuộc đời lang bạt của những tay giang hồ, hảohán Lúc đó phóng sự có tính chất hoàn toàn giống như tin hay ghi chép mô tảđơn giản những cuộc bàn cãi của các cuộc họp, những sự việc có tính chất bímật

Phóng sự không chỉ dừng lại ở những sự việc nhỏ mà đã đề cập đến

những sự kiện, những biến cố chấn động toàn cầu như thiên phóng sự Mười

ngày rung chuyển thế giới của nhà báo, nhà văn Mỹ John Reed viết về Cách mạng Tháng Mười Nga hay các phóng sự về chiến tranh của các tác giả Xô

Trang 8

Viết, phóng sự viết về sự kiện phóng con tàu vũ trụ đầu tiên… Dần dần phóng

sự ngày càng hoàn thiện Phóng sự không dừng lại ở dạng đưa tin mà nó dần kếthợp giữa thông tin sự kiện với thông tin lý lẽ và được sử dụng bởi một bút phápđầy tính nghệ thuật

Những thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XX, phóng sự đã thực sựthu hút được sự quan tâm chú ý của đôc giả Không còn giới hạn trong việc mô

tả những hiện thực trên bề mặt, phóng sự đã đạt tới sự phản ánh một cách chânthực những biến đổi của sự kiện cũng như về mặt cấu trúc và trình độ của ngườiviết

Ở nước ta, phải đến thể kỷ XIX, khi có báo in ở Việt Nam vàvăn học Việt Nam chuyển mình dưới làn sóng văn học Tây Âu, thể ký báo chí( trong đó có phóng sự) mới hình thành Do đặc điểm xã hội và tình hình thờibấy giờ, báo chí chia thành nhiều khuynh hướng khác nhau: khuynh hướng ngợi

ca chế độ thực dân, xuyên tạc Cách mạng tháng Mười Nga, khuynh hướng phảnánh cuộc sống nghèo nàn, lầm than ở nông thôn và thành thị… Nhiều tác phẩmphóng sự mới chỉ dừng lại ở việc đề cập đến những bất công của xã hội mà chưa

đề ra biện pháp giải quyế đúng đắn

Trong bối cảnh của thế giới hiện đại, phóng sự không còndừng lại ở sự mô tả đơn giản Hơn thế nữa, nó tiếp cân một cách chân thực và đadạng trong việc trình bày hiện thực – một hiện thực phức tạp, liên tục phát triển

và biến động không ngừng

Cho đến nay vẫn còn tại rất nhiều quan niệm khác nhau vềthể loại phóng sự Nếu như người Đức xem phóng sự đơn giản chỉ là sự đưa tinthì người Pháp lại xem phóng sự là điều tra, người Mỹ thì coi sự hấp dẫn củaphóng sự ở chỗ có thể mô tả, tường thuật cuộc họp

Đối vơi từng tác giả khác nhau cũng có nhiều ý kiến khácnhau về phóng sự Hai giáo sư Stanny Johnson và Jolian Narit trong cuốn sách

Người phóng viên toàn năng cho rằng phóng sự là một bài tường thuật hoặc một

bài báo được phát triển và xử lý một cách có tính văn học Quan niệm này cho

Trang 9

thấy phóng sự là một thể tài báo chí có khả năng sử dụng các yếu tố văn học màchất lượng, giá trị của tác phẩm tùy thuộc vào nhân cách người viết.

Nhà nghiên cứu Karel Storkal ( Cộng hòa SEC) quan niệm: “

phóng sự là một trong những thể loại báo chí được người đọc yêu thích nhất và cũng là một trong những thể loại khó nhất đối với người viết” [7,18] Mỗi bài

phóng sự không chỉ chứa đựng thông tin mà còn chứa đựng cả tri thức và tâmhồn của người cầm bút

Các tác giả của giáo trình Nghiệp vụ báo chí tập 2 (Khoa Báo

Chí – Trường Tuyên huấn Trung ương trước đây) quan niệm: “Phóng sự là một

trong những thể tài thông tin quan trọng của báo, có ít nhiều đặc trưng văn học, phản ánh sự kiên xảy ra có thể kết hợp nghị luận, nằm nêu lên phẩm chất tinh thần của con người và toàn bộ xã hội theo một hệ thống quan điểm và đường lối chính trị nhất định” Quan niệm này xác định phóng sự là thể tài thông tin quan

trọng, gần gũi với văn học, sử dụng nhiều bút pháp nghị luận Các sự kiện vàhiện thực trong tác phẩm phóng sự phải là những sự kiện có ý nghĩa chính trị -

xã hội nhất định

Đối với phóng sự, đến nay vẫn còn tồn tồn tại nhiều quan niệmkhác nhau Trong quá khứ, nó vẫn được coi là một loại tản văn có tính tự sự vàđược xếp vào tản văn Những năm gần đây, có người cho rằng, phóng sự cónhững đặc điểm không giống với bất kì thể loại văn học nào, nên xem nó là mộtthể loại văn học độc lập Còn có người chủ trương nhập phóng sự vào văn họcghi chép sự thực việc thực Có lẽ nên coi phóng sự là một thể loại văn học trung

Tác giả Đức Dũng cho rằng: “Phóng sự là thể loại đứng

giữa văn học và báo chí, có khả năng trình bày diễn tả những sự kiện, con người, tình huống điển hình thông qua cái tôi trần thuật, vừa tỉnh táo, vừa lý trí, vừa cảm xúc, với một bút pháp giàu chất văn học”[8,40] Quan niệm này khẳng

định phóng sự là thể loại đứng giữa văn học và báo chí, nó phản ánh hiện thực

Trang 10

thông qua vai trò của người viết thông qua việc thẩm định hiện thực một cáchchân thực và có cảm xúc.

PGS.TS Dương Xuân Sơn trong cuốn “Các thể loại báo chí

chính luận nghệ thuật” quan niêm: “Phóng sự là một thể loại báo chí, phản ánh

những sự kiện, sự việc, vấn đề đang diễn ra trong những hiện thực khách quan

có liên quan đến hoạt động và số phận của một hoặc nhiều người bằng phương pháp miêu tả hay tự thuật, kết hợp nghị luận ở mức độ nhất định Trong phóng

sự, vai trò của cái Tôi trần thuật – nhân chứng khách quan rất quan trọng”[8,41]

Qua những quan niệm trên về phóng sự, ta thấy có rất nhiềuđịnh nghĩa khác nhau về phóng sự, tuy nhiên có thể thấy những nét tương đồng

đó là: phóng sự là thể loại báo chí nằm trong nhóm chính luận nghệ thuật, cókhả năng chuyển tải nội dung hiện thực một cách đa dạng bằng bút pháp vănhọc, được công chúng quan tâm và cái tôi trần thuật đóng vai trog quan trọngđối với tác phẩm phóng sự

1.1.2 Đặc điểm phóng sự báo chí

Đặc trưng nổi bật của phóng sự là vừa có tính thông tin tin tức lại vừa cóđặc điểm văn học, là tác phẩm dung hòa giữa tính thông tin thời sự và tính vănhọc, tin tức và văn học đều nằm ở trung gian Nhìn từ góc độ văn học, phóng sự

là thể loại trung gian của văn học Gọi là “báo cáo”, phóng sự tất yếu biểu hiệnngười thật, việc thật trong cuộc sống hiện thực, chú trọng báo cáo ngay lập tức

sự kiện và thời gian có thực khiến cho nó có tính thời sự và tính chân thực Gọi

là văn học, tất yếu phóng sự phải vận dụng thủ pháp văn học, có đầy đủ các yếu

tố nghệ thuật kể chuyện, các yếu tố như: khắc họa nhân vật, miêu tả hoàn cảnh,

tô đậm không khí… tất yếu phải được điển hình hóa

Phóng sự là thể loại báo chí có sức hút đặc biệt đối với công chúng Đặcđiểm của phóng sự báo chí đó là:

- Phóng sự phản ánh sự thật

Trang 11

Phóng sự phản ánh một cách chân thực, đầy đủ hiện thực đời sống.Ngoài việc thông tin thời sự về người thật, việc thật trong quá trình phát sinh,phát triển, phóng sự còn cố gắng thẩm định hiện thực và trả lời những câu hỏi

mà hiện thực đặt ra Muốn vậy, phóng viên phải thực sự hiểu vấn đề mà mình đềcập Tác giả phải là người tận mắt chứng kiến sự việc, là nhân chứng kháchquan của câu chuyện để xác thực thông tin, khiến độc giả tin tưởng vào câuchuyện mà tác giả đề cập

Đặc điểm phản ánh trong phóng sự thể hiện ở chỗ nó không chỉdừng lại trong việc phản ánh một hiện tượng, một sự kiện đơn lẻ mà còn trìnhbày một chuỗi các sự kiện Người viết phải phản ánh một cách khách quan vấn

đề đồng thời phải chứng minh cho kết luận của mình hay gợi mở, dẫn dắt ngườiđọc đến một vấn đề có ý nghĩa xã hội nhất định

- Phóng sự sử dụng bút pháp miêu tả, tường thuật kết hợp với nghị luận ở

mức độ nhất định

Miêu tả, tường thuật là bút pháp chủ yếu trong phóng sự Nó giúpngười đọc cảm nhận, hình dung được sự kiện, con người như đang hiện diệntrước mắ họ Sự miêu tả giúp người đọc cảm nhận chân thực hơn về sự kiện, đưa

họ gần hơn với sự kiện và như đang trực tiếp chứng kiến sự kiện Việc miêu tagiúp cho những thông tin trong phóng sự được chuyển tải một cách mềm mại,uyển chuyển, dễ đi vào lòng người

Kết hợp vơi miêu tả là bút pháp tường thuật của tác giả Đó chính là nghệthuật kể chuyện, là nghệ thuật thu hút, lôi cuốn độc giả vào câu chuyện củamình Tường thuật – kể chuyện không đơn thuần chỉ là để người đọc nắm bắtđược câu chuyện, hiểu rành mạch hơn về ván đề, là dẫn dụ người đọc đi từ chitiết này đến chi tiết khác Cách tường thuật có lúc chậm rãi có lúc nhanh chóng,vội vã phù hợp với nội dung câu chuyện và tạo nên nhịp điệu cho bài phóng sựđó

Tuy nhiên, miêu tả chứ không bịa dặt, tường thuậ chứ không phải hưucấu Tác phẩm phóng sự phải làm sao cung cấp trung thực, đầy đủ nội dung của

Trang 12

sự việc, vấn đề Đồng thời, để có được những phóng sự sắc sảo, người viết phải

có sự hiểu biết sâu sắc về vấn đè và có đầy đủ kinh nghiệm để đưa ra nhận định,

xử lý dữ liệu hay đưa ra đánh giá có tính định hướng đối với bạn đọc

- Vai trò của cái tôi trần thuật trong phóng sự

Trong phóng sự, vai trò của cái tôi trần thuật là rất quan trọng Đó làcái tôi vừa logic, lý trí, giàu lý lẽ và trong chừng mực nào đó còn có sử dụng sứcmạnh của cảm xúc thẩm mỹ Công chúng luôn luôn có cảm giác có mặt trongtừng chi tiết dù là nhỏ nhất và kể lại cho họ toàn bộ những gì tác giả mắt thấy,tai nghe Muốn vậy, tác giả phải là người trực tiếp lăn lộn với hiện thực Cái tôi– tác giả trong phóng sự đóng vai trò là người dẫn truyện, người trình bày, người

lý giải, người kết nối các dữ kiện mà tác phẩm đề cập tới

Đồng thời cái tôi trần thuật còn góp phần tạo ra giọng điệu của tác phẩm.Giọng điệu của phóng sự rất sinh động, khi nghiêm túc, lý lẽ, lúc hài hước, châmbiếm và có khi lại tràn đầy cảm xúc Trong bài viết tác giả phóng sự còn có thểhuy động những vốn kiến thức hiểu biết khác nhau của mình để làm bài phóng

sự trở nên phong phú , có chiều sâu Chính vì vậy, khi chúng ta luôn được đọcnhững phóng sự khác nhau của tác giả khsc nhau ngay cả khi họ viết trong cùngmột đề tài

- Phóng sự sử dụng bút pháp linh hoạt, sinh động, giàu hình ảnh, gần với

văn học

Phóng sự là thể loại duy nhất có thể trình bày một bức tranh có tínhkhái quát cao, vừa chi tiết cụ thể về một hiện thực đa dạng, bề bộn đồng thời lýgiải những vấn đề đặt ra từ hiện thực ấy một cách thỏa đáng Có rất nhiều nhànghiên cứu, nhà văn, nhà báo nhận định sự gần gũi và giao thoa giữa phóng sựvới văn học Tuy nhiên cần nhận thấy rõ rang thể loại phóng sự có thể vay mượnnheieuf bút pháp văn học để chuyển tải nội dung tác phẩm một cách mềm mại

và uyển chuyển hơn, song về bản chất phóng sự vẫn là lấy chất liệu từ hiện thựcđời sống Nhà báo không thể tô vẽ thêm mà phải trung thực khách quan trongviệc phản ánh hiện thực

Trang 13

1.1.3 Phân loại phóng sự báo chí

- Phóng sự sự kiện: chuyên phản ánh một hoặc một chuỗi các sự kiện có

tính thời sự, ý nghĩa xã hội nhất định Người viết xoay quanh và đi sâu tìm hiểu

sự kiện đó và những tác động của sự kiện đối với xã hội Phóng sự này thườngxuất hiện khi xã hội vừa có những sự kiện nổi bật, thời sự, nóng bỏng xảy ra,công chúng cần có cái nhìn rõ rang và toàn diện về sự kiện đó

- Phóng sự vấn đề: từ sự kiện, hiện tượng được phản ánh, tác giả phóng sự

đi sâu khám phá bản chất của vấn đề, trả lời những thắc mắc mà công chúngquan tâm Phóng sự vấn đề không chỉ dừng lại ở việc phản ánh sự kiện ở bể mặt

mà còn đi sâu kết nối, xâu chuỗi để tìm ra bản chất vấn đề và hướng cái nhìn củacông chúng vào vấn đề đó

- Phóng sự chân dung: là loại phóng sự phản ánh những nhân vật tiêu biểu

trong cuộc sống, thường là những nhân vật có đóng góp cho xã hội, có nhữngviệc làm tốt, có tác động hoặc ảnh hưởng tới nhiều người Tuy nhiên, khôngphải người tốt, việc tốt nào cũng có thể viết được phóng sự chân dung Nhà báophải chọn có ảnh hưởng hay đóng góp nhất định đối với xã hội, đáng để mọingười noi theo

- Phóng sự điều tra: dạng phóng sự này thường xuất hiện khi cuộc sống

nảy sinh nhiều vấn đề, các mâu thuẫn, những vụ việc mà các cơ quan chức năngchưa phát hiện, chưa xử lý được Lúc này nhà báo là người tiên phong điều trachân tướng vụ việc bằng tác phẩm phóng sự của mình Phóng sự điều tra đòi hỏinhà báo phải nắm chắc được những kĩ năng điều tra cần thiết, có đầy đủ bằngchứng, chứng cứ về sự việc

1.2 Ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ nhân vật phóng sự

1.2.1 Ngôn ngữ nhân vật là gì?

Ngôn ngữ nhân vật là phương tiện biểu đạt nội dung, vấn đề của tác phẩmphóng sự Nó mang những đặc điểm và yêu cầu khác biệt so với các thể loại báochí khác như: tin, bài phản ánh, ghi nhanh,

Trang 14

Trước hết, phải thấy rằng, mặc dù không đóng vai trò chủ đạo nhưng ngônngữ nhân vật thường vào bài phóng sự với tư cách là những tư liệu sống Thiếuvắng ngôn ngữ nhân vật, bài phóng sự khó tránh khỏi khô cứng, đơn điệu cho dùlối dẫn dắt, trần thuật của tác giả có khéo léo đến đâu Có thể, trong một bài, lờinhân vật chỉ đôi ba lần xuất hiện song đó lại là những chứng lý đảm bảo tínhthuyết phục cao Bởi lẽ, nhân vật trong phóng sự vốn là những nhân chứng trựctiếp hoặc gián tiếp, liên quan tới sự kiện nên tiếng nói của họ góp phần minhchứng cho sự có mặt của nhà báo ở nơi sự kiện xảy ra Hơn nữa, khi lời nói củangười trong cuộc được dẫn sẽ khiến người đọc xóa bỏ những hoài nghi, dự cảmkhông cần thiết về sự kiện.

Đối tượng phản ánh của phóng sự là sự kiện, hiện tượng hoặcmột con người, tập thể người tiêu biểu, điển hình có ý nghĩa xã hội nhất định.Cho nên, ngôn ngữ nhân vật được sử dụng trong bài phóng sự là hết sức cầnthiết, được coi như những bằng chững xác thực, cụ thể, có thể thay lời tác giảkhi tác giả “ẩn” đằng sau sự kiện thành phần ngôn ngữ nhân vật được sư dụngtrong bài phóng sự với tỷ lệ lớn so với các thành phần ngôn ngữ khác Có nhữngbai phóng sự chủ yếu là lời nhân vât – người trong cuộc kể, đánh giá, lý giải vềtoàn bộ sự việc như: Tôi đi bán tôi, Lời khai của bị can tuy nhiên, lựa chọn và sửdụng lời nói của nhân vật sao cho đúng chỗ, đủ dung lượng và có sức thuyếtphục là do cái “tài” của nhà báo

Ngôn ngữ nhân vật còn là phương tiện biểu cảm và biểu đạtchủ đề cụ thể, chủ đề tư tưởng của tác phẩm

1.2.2 Ngôn ngữ nhân vật phóng sự

Phóng sự với những ưu thế của mình, là thể loại có sức hútđặc biệt đối với công chúng và ở một mức độ nhất định nào đó, có thể tạo nênthế mạnh và bản sắc cho tờ báo Sự thành công của tác phẩm phóng sự phụthuộc rất nhiều yếu tố

Nhân vật trong phóng sự cũng có khi chỉ là người ngoài cuộc, đứng ngoài

sự kiện, tiếng nói của họ có thể đi ngược lại chính kiến của tác giả Song những

Trang 15

phát ngôn ấy, nấu được đặt đúng tình huống, vẫn có tác dụng soi sáng lý trí,giúp người đọc nhận thức tỉnh táo về sự kiện.

những nhà quản lý, chức trách thì có thể xem đó như những chứng cứ pháp lýtạo sức nặng, độ khách quan cho thông tin Trên thực tế có những bài phóng sự,

do tính chất của vấn đề, sự kiện (thiên về chuyên môn hoặc nặng triết lý suy tư)nên ngôn ngữ nhân vật được sử dụng ít, nhưng không phải là vì thế mà cho rằngtác giả coi nhẹ thành phần ngôn ngữ này

Việc đưa ngôn ngữ nhân vật vào tác phẩm phóng sự tưởng chừng đơngiản bởi nhiều khi người ta quen nghĩ: Nhân vật nói sao, mình dẫn thế, miễnkhông thêm thắt, bịa đặt nhưng thực chất vấn đề lại không chỉ có vậy Lựa chọnlời nào, ý nào trong chuỗi phát ngôn của nhân vật để phục vụ chủ đề, soi sáng sựkiện là cả một thách thức lớn đối với nhà báo Đành rằng, để đảm bảo tính chânthực, người viết không thể tuỳ tiện phóng tác lời nhân vật, song thử hình dung,nếu nhân vật nói gì cũng mang nguyên si vào tác phẩm thì đâu còn gọi là phảnánh? Đấy chỉ là thao tác “điểm chỉ” thực hiện trang giấy mà thôi Không bao giờnhà báo được phép hời hợt, rũ bỏ trách nhiệm theo kiểu: Đó là nhân vật nói,nhân vật nghĩ Đã là người tham gia vào sự kiện, cho dù đứng ở góc độ nào,trong cuộc hay ngoài cuộc, gần hay xa, người làm báo cũng không thể bứt mình

ra khỏi môi trường giao tiếp với nhân vật Có vậy, bài phóng sự mới đảm bảođược logic của chỉnh thể cũng như đáp ứng tính định hướng khách quan trongquá trình cộng cảm cùng độc giả

Mặt khác, cũng phải thầy rằng, ngôn ngữ nhân vật trong tác phẩm phóng sự

là thành phần ngôn ngữ được xác định rõ ràng chủ thể phát ngôn Cho nên, trong

sử dụng, việc đảm bảo cá tính của lời nói yêu cầu tất yếu phải đặt ra Nếu nhưngôn ngữ tác giả có thể “xê dịch” ranh giới giữa nói và viết thì ngôn ngữ nhânvật nhất thiết phải nguyên chất Không thể để nhân vật nói như ngôn ngữ viết.Nghiã là, tính chất khẩu ngữ, màu sắc cá nhân, địa phương của ngôn ngữ nhânvật được xem như thước đo chuẩn xác của phát ngôn Ví dụ, nhân vật của bài là

Trang 16

người miền Trung hay miền Nam thì ít nhiều người đọc phải nhận ra dấu vết củanhững phương ngữ ấy, nếu không chắc chắn tính xác thực của thông tin sẽ bịgiảm đi nhiều

Bài báo, đặc biệt là bài phóng sự, thường có nhiều “giọng” ngôn ngữ phatrộn – của nhà báo và nhân vật

Ngôn ngữ nhân vật trong phóng sự là thành phần không thể thiếu trongphóng sự Đó là những hình ảnh bộc lộ tâm trạng, tính cách nhân vật, những góccạnh bộc lộ bản chất sự vật, hiện tượng và lời nói của nhân chứng, của nhữngngười tham gia trong sự kiện, của các chuyên gia, các nhà chức trách MộtPhóng sự có thể có tới ba, bốn phỏng vấn Thậm chí, có phóng viên sử dùng lời

kể của nhân vật làm lời bình cho Phóng sự Hình ảnh và lời phát ngôn của nhânvật, nhân chứng và những người tham gia sự kiện làm cho Phóng sự thêm kháchquan, trung thực và hấp dẫn Bởi, chúng thể hiện hình ảnh và tiếng nói củangười trong cuộc

1.2.3 Đặc điểm ngôn ngữ nhân vật phóng sự

Các tác phẩm phóng sự muốn hay thì phụ thộc vào rất nhiều yếu tố.Nếu chỉ một mình nhà báo “độc diễn” thì trước hết, tính khách quan của bàiphóng sự sẽ bị hạn chế đi rất nhiều Hơn nữa, ngôn ngữ của nhà báo thườngmang tính nghề nghiệp, khuôn mẫu, chuyên nghiệp, do vậy, dễ gây ra sự nhàmchán

Sự đan xen ý kiến nhân vật trong tác phẩm phóng sự sẽ nhằm giúpcho công chúng tin tưởng hơn, thật hơn, chân thực hơn Ngoài ra, ngôn ngữnhân vật sẽ giúp làm tang thêm sự đa dạng về giọng điệu, đa dạng về ngôn ngữcủa khu vực địa lý, vùng miền, giúp giảm bớt tính tự sự, lược bỏ được cái cứngnhắc trong tác phẩm phóng sự Bên cạnh đó, nó còn giúp làm giảm đi tính hànlâm, khuôn mẫu của ngôn ngữ báo chí

Ngôn ngữ nhân vật còn là phương tiện hữu hiệu để chuyển tải quan điểm,thái độ của tác giả về sự kiện Khi mượn lời nhân vật để bộc lộ tư tưởng, tìnhcảm, cách nhìn của mình, nhà báo sẽ tạo được một điểm nhìn bao quát sự kiện

Trang 17

một cách đa diện, thấu đáo hơn Tuy vậy, nếu thiếu thận trọng, rất có thể tác giảbiến nhân vật thành “cái loa phát ngôn tư tưởng” làm lộ liễu chủ kiến cá nhân,dẫn đến nguy cơ vi phạm tính khách quan báo chí Chẳng hạn, có klhi một chịlàm nghề thu gom đồng nát lại được nhà báo cho phát biểu y hệt nhà quản lý;hoặc đâu đó người đọc bắt gặp những anh cán bộ xã có lối khái quát chẳng khác

gì các nhà triết học, xã hội học…

Về căn bản, ngôn ngữ nhân vật là những phát ngôn cửa miệng nhân vật,nhưng nó lại thông qua ý tưởng của nhà báo trong việc tổ chức tác phẩm Vìvậy, không thể để nhân vật ngẫu hứng, tuỳ tiện phát biểu nhận định mà nhà báophải “điều khiển” những phát ngôn ấy theo “quỹ đạo” vận động của sự kiện Nóicách khác, khi dẫn lời nhân vật trong tác phẩm phóng sự, nhà báo tuân thủ theologic sự kiện cũng giống như khi nhà văn để nhân vật trong tác phẩm của mìnhphát ngôn theo logic của tính cách Đương nhiên, các logic của tính cách chophép nhà văn được hư cấu hoặc điển hình hoá, còn lôgíc của sự kiện buộc nhàbáo phải nhất quán trong từng “lát cắt” hiện thực Bất kỳ một sự xô bồ, cẩu thảhay lạm dụng nào đều hết sức tối kỵ

Như thế, để thấy rằng, việc sử dụng ngôn ngữ nhân vật trong tác phẩmphóng sự phần nào giống việc các hoạ sĩ phối mầu khi vẽ tranh Các mảng mầuđược phối khéo léo, ăn ý sẽ tôn nhau lên Tuy nhiên, chỉ một sơ suất nhỏ cũng

dễ làm “đổ bể” cả một công trình Đối với bài phóng sự cũng vậy, rất có thể mộtlời nói của nhân vật phá vỡ tính chân thực khách quan; ngược lại, cũng có khi,qua một câu nói từ nhân vật, sức ám ảnh của vấn đề, sự kiện lại trở nên sâu sắchơn nhiều Điều này chỉ những ai từng trải nghiệm đắng cay, thành bại trên conđường tác nghiệp mới thực sự thấm thía

Trong phóng sự, ngôn ngữ nhân vật thường xuất hiện xen kẽ với cáitôi trần thuật của tác giả Ngôn ngữ nhân vật được tác giả vận dụng vào nhữngtrường hợp như khi cần nhấn mạnh hay khẳng định một cách khách quan về sựkiện chung hay từng chi tiết có ý nghĩa quan trọng đối với chủ đề của bà viết

Trang 18

Đôi khi chỉ cẩn một lời từ nhân vật trong tác phẩm phóng sự - những ngườitrong cuộc, điều đó sẽ làm cho vấn đề mà người viết muốn phản ánh trở nênchân thực hơn và khiến cho người đọc hiểu nhanh nhất một cách cụ thể, khôngnghi ngờ vào thông tin mà tác phẩm cung cấp.

Việc đưa ngôn ngữ nhân vật vào tác phẩm phóng sự đúng lúc thì nó

sẽ phát huy tốt nội dung của tác giả muốn trình bày

1.2.4 Phân loại ngôn ngữ nhân vật phóng sự

Thông thường ngôn ngữ nhân vật được đưa vào bài phóng sự theo hai dạngchính Dạng thứ nhất là : Nhân vật trực tiếp phát ngôn Dạng này khá phổ biến Những câu hỏi của nhân vật có thể nămg trong mạch đối thoại với tác giả -người trong cuộc chứng kiến sự kiện, hoặc cũng có khi nhân vật tự phát ngôntrong tư cách người kể chuyện Bối cảnh giao tiếp lúc này trở nên sinh độngkhoảng cách từ sự kiện tới bạn đọc cũng được rút ngắn hơn Còn dạng thứ hailà: Ngôn ngữ nhân vật hiện hữu gián tiếp thông qua lời tác giả Dạng này được

sử dụng không nhiều Tuy nhiên, khi sử dụng nếu tác giả khéo lồng lời nhân vậtvào mạch dẫn của mình thì hiệu quả cũng không kém khi dẫn trực tiếp lời nhânvật Có điều là, khi dẫn gián tiếp ngôn ngữ nhân vật, nhà báo phải tuân thủnguyên tắc không nói thay nhân vật, không sáng tác lời nhân chứng Nghĩa là lờinói của nhân vật phải đúng tư cách, địa vị, tâm tư của họ Muốn vậy tác giả chỉ

có cách làm sao hiểu đúng được từng lời của nhân vật để dung hòa vào lời củamình Đương nhiên, dung hòa ở đây không có nghĩa là bóp méo, bẻ cong chủkiến của nhân vật mà chỉ tạo biến tấu mềm mại hơn trong mạch dẫn mà thôi.Trong trường hợp sử dụng ngôn ngữ nhân vật trực tiếp, người đọc sẽ thấy

rõ được tính cách, thái độ Hoàn cảnh, của nhân vật một cách chân thật nhất.Đôi khi việc trích dẫn nững phát ngôn của nhân vật làm cho tác phẩm phóng sựtrở nên có giá trị và trung thực hơn rất nhiều Việc trích dẫn ngôn ngữ nhân vậtlàm cho tác phẩm phóng sự trở nên da dạng và linh hoạt hơn

1.2 Vài nét về tờ báo Tuổi Trẻ

1.3.1 Lịch sử ra đời

Trang 19

Báo Tuổi Trẻ ra đời chính thức ngày 2 tháng 9 năm 1975 Số báo Tuổi Trẻđầu tiên phát hành với số lượng khoảng 5.000 bản/tuần Trụ sở đầu tiên của báoTuổi Trẻ tại 55 Duy Tân (nay là Phạm Ngọc Thạch, Q.3,Thành phố Hồ Chí

chiến tranh Việt Nam

Đến tháng 07-1981, Tuổi Trẻ được phát hành hai kỳ/tuần (thứ tư và thứbảy) với số lượng 30.000 bản/kỳ Ngày 10 tháng 8 năm 1982, Tuổi Trẻ tăng lên

ba kỳ phát hành mỗi tuần (thứ ba, thứ năm, thứ bảy)

Ngày 16 tháng 1 năm 1983, Tuổi Trẻ Chủ nhật ra đời với số lượng khoảng20.000 tờ mỗi kỳ Bảy năm sau, Tuổi Trẻ Chủ nhật đạt kỷ lục 131.000 tờ trongnăm 1990 Ngày 1 tháng 1 năm 1984, Tuổi Trẻ Cười ra đời, là tờ báo trào phúngduy nhất của Việt Nam lúc đó Số lượng phát hành ban đầu khoảng 50.000, sau

đó nhanh chóng tăng đến 250.000 tờ vào cuối năm đó

năm 2002 Báo điện tử Tuổi Trẻ Online ra mắt chính thức ngày 1 tháng 12 năm

trong bảng xếp hạng tất cả các website tiếng Việt trên thế giới

khi được phép ra thêm một kỳ vào ngày chủ nhật Cùng lúc đó, tuần báo TuổiTrẻ Chủ Nhật đổi tên thành Tuổi Trẻ Cuối tuần (hiện phát hành 60.000 bản/kỳ).Tháng 6/2008, nhật báo Tuổi Trẻ phát hành trên cả nước Việt Nam với sốlượng gần 500.000 bản/ngày, số lượng ấn bản lớn nhất đất nước này của mộtnhật báo.Về sau số lượng phát hành sụt giảm dần, còn khoảng 220.000 bản/ngày(năm 2015) do sự cạnh tranh từ báo điện tử

Ngày 3 tháng 8 năm 2008, truyền hình Tuổi Trẻ (TVO) được thành lập, sảnxuất những chương trình truyền hình phát trên Tuổi Trẻ Online và hợp tác phátsóng với các kênh truyền hình trong nước

Trang 20

Từ ngày 1 tháng 11 năm 2009, Tuổi Trẻ chủ nhật ra ấn bản 4 màu (tăng lên

Ngày 18 tháng 6 năm 2010, Tuổi Trẻ News được thành lập và ngay sau đó

là Tuổi Trẻ Mobile vào tháng 09 năm 2010

và đã phát triển thành một tổ hợp truyền thông đa phương tiện, gồm các ấn bản:nhật báo Tuổi Trẻ, tuần báo Tuổi Trẻ Cuối Tuần, bán nguyệt san Tuổi Trẻ Cười,

1.3.2 Tôn chỉ, mục đích

Tờ báo là tiếng nói của thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nóichung Là diễn đàn cho thanh niên trao đổi những vấn đề quan trọng và bức thiếtcủa đất nước trong quá trình hội nhập và phát triển

1.3.3 Đặc điểm nổi bật

Báo Tuổi Trẻ đã trải qua một chặng đường lịch sử đầy thăng trầm và có thểcoi đây là một trong những dẫn chứng điển hình về một tờ báo Việt Nam ítnhiều có tầm vóc và chính kiến

Là tờ báo tiên phong trong tổ chức kinh doanh, báo Tuổi Trẻ có tiềm lựckinh tế thuộc loại mạnh nhất trong các báo in ở Việt Nam

Tháng 4/2008, báo Tuổi Trẻ khởi công xây dựng Nhà in báo Tuổi Trẻ tại số

10 Nguyễn Văn Dung, phường 17, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh trênkhuôn viên đất 7.553 m2 Đây là công trình nhằm chuẩn bị mặt bằng để tiếpnhận máy in cuộn offset bốn màu được nhập về từ Mỹ Dự kiến nhà in này sẽ

khác với việc trước đó báo vẫn phải in ở nhà in khác

2009, Tuổi Trẻ đạt doanh thu 800 tỷ đồng Trong đó, nộp thuế 110 tỷ đồng

và thu được 190 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế Quảng cáo đóng vai trò quan trọngtrong tiềm lực kinh tế Tuổi Trẻ Năm 1992, quảng cáo Tuổi Trẻ thu được 1,8 tỷđồng Đến năm 2009, con số này là 500 tỷ đồng, chiếm gần 30% thị phần quảngcáo trong báo in cả nước Ngoài trang quảng cáo toàn quốc, Tuổi Trẻ còn có các

Trang 21

trang quảng cáo nhanh, giá rẻ tại Hà Nội, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang vàCần Thơ.

Năm 1983, giữa bối cảnh báo chí cả nước đang ngập chìm trong bao cấp,Tuổi Trẻ đã khởi sự thực hiện phương án tự chủ tài chính và đến 1985 Tuổi Trẻthật sự sống nhờ vào sự chi trả của người đọc

Tuổi trẻ đi tiên phong trong việc lập các công ty cổ phần song mô hình nàythực ra chưa tốt như báo mong muốn Công ty Cổ phần Thế kỷ 21; một con đẻcủa báo lại chỉ mang danh là của báo Tuổi Trẻ

Tuổi Trẻ khá mạnh

Hàng ngày, báo nhận được khá nhiều tiền và hiện vật ủng hộ của độc giả cảnước cho các mục tiêu từ thiện Báo định kỳ công bố về các đóng góp này mộtcách công khai Các ủng hộ này đã làm thay đổi được số phận của nhiều cánhân, nhiều gia đình

Báo Tuổi Trẻ đã xây dựng được khá nhiều công trình từ nguồn tiền từ thiệnnày như cầu Nông Sơn, thuộc xã Quế Trung, huyện mới Nông Sơn, tỉnh Quảng

Một số trường học và công trình công cộng khác cũng được xây dựng từ

là vừa là báo ngành (của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh) vừa của địaphương Mâu thuẫn giữa tầm vóc của báo và một cơ quan chủ quản báo chíthuộc loại cấp thấp nhất trong các cấp có thể xuất bản báo chí chính là một cản

Trang 22

biệt ở khu vực Thành phố Hồ Chí Minhvà phía Nam; vốn là thị trường quảngcáo quan trọng nhất.

Chương 2 Thực tiễn sử dụng ngôn ngữ nhân vật phóng sự trên báo Tuổi Trẻ năm 2015 – 2016.

2.1 Hình thức xuất hiện

2.1.1 Được bỏ trong ngoặc kép

Dùng để chỉ ranh giới của một lời nói được thuật lại trực tiếp Trước dấungoặc kép, trong trường hợp này, thường dùng dấu hai chấm Dùng để trích dẫn một danh ngôn, một khẩu hiệu Trong trường hợp nàykhông dùng dấu hai chấm trước đó Chữ cái đầu âm tiết của từ trong danh ngôn,tục ngữ, lời dẫn cần được viết hoa

Ví dụ trong tác phẩm phóng sự “ Nữ tướng rừng xanh” của tác giả Thái BáDũng có đoạn trích được bỏ trong ngoặc kép “Đa số người dân địa phương tạichỗ rất hiền lành Lâm tặc chỉ dữ dằn khi là người ở nơi khác đến Nhưng cho dù

ở hạng nào thì tôi cũng không ngán Tôi quán triệt cho anh em là cố gắng hạnchế va chạm, làm sao bắt được nó mà mình vẫn an toàn mới là thượng sách.Lính của tôi thằng nào cũng to con, giỏi võ, lâu lâu mà tụi nó không được …đánh nhau là tụi nó lồng lên như trâu đực Làm kiểm lâm mà thế thì tôi cũng đỡnhiều lăm”

Trích dẫn được bỏ trong ngoặc kép nhằm tăng sức thuyết phục cho ngườiđọc, cho thấy được sự kiên cường, dũng cảm của bà Chu Thị Phiến và cách xử lí

2.1.2 Không được bỏ trong ngoặc kép

Trong các tác phẩm phóng sự thì một số trường hợp không được bỏ trongngoặc kép như tên riêng, lời nói gián tiếp thông qua ngôn ngữ của tác giả

Chẳng hạn phóng sự “ 13 tuổi nuôi 6 đứa em” có đoạn không bỏ trongngoặc kép vì ngôn ngữ đã được biến tấu theo cách riêng của tác giả - “ AnhĐưng kể rằng mấy anh em tự sống với nhau từ ngày mất cha Sau ngày đưa tangcha, họ hàng nội ngoại đến nhà Đưng phân chia việc nuôi mấy đứa trẻ Nghe

Trang 23

người ta nói sẽ đưa mấy em đi mỗi đứa một noi, Đưng im lặng kéo mấy đứa nhỏ

ra khỏi nhà rồi chạy thục mạng lên núi” Vì nếu bỏ trong ngoặc kép thì nó sẽlàm giảm đi tính mới mẻ và sẽ mang tính lập khuôn như khi sử dụng ngoặc kép

2.2 Phương thức xuất hiện ngôn ngữ nhân vật

Cũng như nhiều tờ báo in khác, phóng sự là thể loại quan trọng làm nênbản sắc tờ báo Tuổi Trẻ Qua khảo sát năm 2015 và năm 2016, báo Tuổi Trẻ cótất cả 222 bài phóng sự Trung bình mỗi tháng báo Tuổi Trẻ có khoảng 12 – 15bài phóng sự

Phóng sự trên báo Tuổi trẻ xuất hiện ở trang 18, trong mục “phóng sự” Đềtài phóng sự trên báo Tuổi Trẻ trong hai năm 2015 – 2016 rất phong phú, phảnánh nhiều lĩnh vực của đời sống chính trị - kinh tế - xã hội của đất nước và thếgiới, những vấn đề thời sự nóng bỏng cho đến những khía cạnh của đời sốngnhân dân như : nỗi đau chiến tranh, số phận của những mảnh đời bất hạnh,gương người tốt việc tốt, thế hệ trẻ… Tất cả mọi vấn đề, lĩnh vực của đời sống,những góc khuất, câu hỏi trong cuộc sống đều được phản ánh chân thực trêncác trang phóng sự của báo Tuổi Trẻ trong hai năm 2015 – 2016

Phóng sự báo Tuổi Trẻ nhìn chung có cách viết giản dị , gần gũi với đờisống, đó là lối viết rất mộc mạc, dễ hiểu nhưng lôi cuốn và hấp dẫn ngay từ titbài

Báo Tuổi Trẻ còn thể hiện ở việc sử dụng kênh ngôn ngữu phi văn tự trongphóng sự vừa tạo tính chân thực, sinh động vừa làm nên diện mạo đầy hấp dẫncho tác phẩm Dung lượng bài phóng sự tùy thuộc vào đề tài, song đa phầnkhoảng 1000 – 1800 chữ Ngoài phần thông tin chính thì các yếu tố ảnh ( mỗibài phóng sự thường có 2 đến 3 ảnh), box, window, graphic, được sử dụng đểtạo nên hiệu quả thông tin cho tác phẩm Cách trình bày rõ rang( trong mục cụthể), ấn định theo trang tạo cho người đọc một thói quen và có sự trau chuốt vèhình thức thể hiện làm cho phóng sự trên báo Tuổi Trẻ co một sức hút riêng có.Khảo sát trong 24 tháng của hai năm 2015 và 2016 chúng tôi nhận thấy phóng

Trang 24

sự trên báo Tuổi Trẻ thực sự hấp danvà đem lại nhiều điểm nhấn trong việc phảnánh hiện thực của tờ báo

Cũng chính vì những điều này mà ngôn ngữ nhân vật phóng sự trên báoTuổi Trẻ được chia thành hai loại là ngôn ngữ nhân vật trực tiếp và ngôn ngữnhân vật gián tiếp

2.2.1 Ngôn ngữ nhân vật trực tiếp

Ngôn ngữ nhân vật trực tiếp là những lời nói được trích dẫn trực tiếp, xuấthiện trong tình huống đàm thoại, phỏng ván Người viết sử dụng ngôn ngữ trựctiếp của nhân vật khi đó là những phát ngôn quan trọng, cung cấp những thôngtin “đắt giá” và có giá trị liên quan đến vấn đề mà tác phẩm phản ánh Ngôn ngữtrực tiếp của nhân vật được trích dẫn trong ngoặc kép, có nghĩa là tác giả khôngđươc thêm thắt hay “biến tấu” mà đó là nguyên văn lời nói của nhân vật Vì thế,ngôn ngữ nhân vật trực tiếp này thường mang phong cách, dấu ấn riêng củanhân vạt đó, tạo nên sự sinh động trong ngôn ngữ tác phẩm phóng sự và gây ántượng với độc giả

Việc trích dẫn trực tiếp ngôn ngữ của nhân vật làm tang tính khách quancho tác phẩm và độ tin cậy đối với người đọc

Khảo sát các tác phẩm phóng sự báo Tuổi Trẻ trong 24 tháng qua hai năm

2015 và 2016, chúng tôi nhận thấy hầu hết các phóng sự đều sự dụng ngôn ngữtrực tiếp của nhân vật

Trong một phóng sự , tác giả thường sử dụng nhiều ngôn ngữ của nhân vậtkhác nhau và đa dạng về hình thức sử dụng như là: những câu kể, câu hỏi,những câu trả lời ở dạng một bài phỏng vấn nhỏ của nhân vật… Một trích dẫnthường có dài từ 2 đến 3 câu, ngắn nhất là một câu

Ngôn ngữ nhân vật trong các phóng sự báo Tuổi Trẻ có giá thông tin vàtính biểu cảm rất cao, tuy khá ngắn gọn, cô đọng song vẫn chứa thông tin chínhyếu và làm nên đặc trưng riêng cho nhân vật Ngôn ngữ nhân vật một phần nào

đó bộc lộ tính cách, đặc điểm, vùng miền, hoàn cảnh của nhân vật, làm cho tác

Trang 25

phẩm phóng sự trở nên sinh động, khách quan và chân thực hơn, dễ dàng tiếpcận bạn đọc hơn.

Trong phóng sự “Ám ảnh thang máy” (Quang Thế – Thứ 6,23/1/2015)

Ngôn ngữ trực tiếp của nhân vật được trích dẫn hợp lí và có giá trị thôngtin cao Ở những dòng đầu tiên của phóng sự, người viết đã nói lên hết được nỗi

lo sợ của cư dân khu vực tái định cư ở Hà Nội Cuộc sống hàng ngày của họluôn trong tình trạng hoang mang Bà H.(khu tái định cư G9 Xuân Đỉnh, P.Đông

Tảo, Q.Bắc Từ Liêm, Hà Nội tâm sự rằng “Tòa nhà của chúng tôi có hai thang.

Một thang đã hỏng từ lâu Thang còn lại thì nghe thợ sữa chữa nói đã hỏng vòng bi nên khi chạy cứ lắc lư, kêu rang rắc Mặc dù người lớn, trẻ em bị kẹt trong thang rồi bị cửa kẹp ngang chân nhưng những hộ ở trên cao vẫn phải bấp chấp, đánh liều để đi” hay bà Đặng Thúy Hằng ( 42 tuổi, tổ 83 khu tái định cư

Đền Lừ) kể lại “Hôm đó mẹ tôi đi từ tầng 8 xuống tầng 1, khi xuống đến tầng 4

thì mất điện Vậy là mẹ cứ đập cửa kêu cứu Không chỉ người thân trong gia đình tôi mà nhiều cháu nhỏ hàng xóm đi vào trong thang máy cũng bị kẹt Bị giam lỏng trong thang máy là chuyện hết sức bình thường với người dân tòa nhà G” Câu nói của hai nhân vật trên đã cho thấy mức độ nghiêm trọng , ảnh

hưởng rất lớn đến sinh hoạt của người dân nơi đây

Đồng thời bà Hằng cũng cho biết thêm “ Cứ hôm nào mưa to là nước lại

tràn vào buồng thang Nhấn nút thang từ tầng này qua tầng khá mà nước cứ chảy ào ào ra ngoài.Cư dân của tòa nhà phải đi bộ, không ai dám bước vào thang máy vì sợ bị điện giật” Lời nói của nhân vật khiến người đọc cảm nhận

được sự sống của người dân nơi đây đang lâm vào hoàn cảnh rất khó khăn Ởtrên cao thì không đi bộ nổi buộc phải sử dụng thang máy, mà như vậy thì lạiđưa bản thân vào cảnh nguy hiểm

Viết về đề tài xoay quanh cuộc sống của nhân dân, phản ánh thực trạngđáng lên tiếng Chính tiếng nói của người trong cuộc đã nói lên rất nhiều điêu,làm xác thực vấn đề Qua đó, tác phẩm phóng sự trở nên chân thực hơn, kháchquan hơn

Trang 26

Ngoài ra, tác phẩm “Những người được thay đổi cuộc sống” (Vũ Viết Tuân

– Thứ 6, 20/3/2015) cho chúng ta thấy được ngôn ngữ nhân vật một cách rõ nétnhất

Phóng sự này cho độc giả hiểu phần nào về khía cạnh phẫu thuật thẩm mỹ một ngành công nghiệp đang khá nổi tiếng hiện nay trên thế giới nói chung và ởViệt Nam nói riêng Lần đầu tiên ở Việt Nam, một chương trình phẫu thuật thẩm

-mỹ miễn phí cho các bạn trẻ bị dị tật được các bác sĩ người Hàn Quốc thực hiện

Đó là chương trình”Change life – Thay đổi cuộc sống” Trong năm đầu tiên, nó

đã phẫu thuật cho 11 bạn trẻ đến từ nhiều vùng miền khác nhau của đất nước,đều có chung hoàn cảnh khó khăn và mắc một số bệnh dị tật như sứt môi, hởhàm ếch, môi to, bỏng mặt, rang hô Chắc hẳn nhiều người vẫn còn e ngại khôngbiết thực hư như thế nào nhưng tác phẩm phóng sự này đã cho chúng ta biếtđược sự thật ra sao Chị Vũ Thanh Quỳnh (22 tuổi, quê ở Nam Định) sinh ratrong gia đình đông con làm nghề nông, là con gái út nên phải chăm lo cho ba

mẹ Từ nhỏ, Quỳnh đã bị rang hô nên gặp phải rất nhiều khó khăn trong cuộcsống Khi giao tiếp cô hay mặc cảm, khi đi học thường có rất ít bạn bè để chơicùng Khi ra trường đi xin việc cũng bị từ chối

Quỳnh chia sẻ “Tôi có cảm giác như mình đi đến đâu cũng không được mọi

người đón nhận Nhiều lúc tháy tủi thân vì mình không được như những người bình thường khác Cuộc sống của tôi thường bó hẹp trong không gian của riêng một mình tôi, nhưng tôi phải tiếp tục sống” Nhưng bây giờ, sau khi đã được

phẫu thuật thì Quỳnh kể lại”Bây giờ, tôi cảm thấy rất hài lòng với gương mặt

của mình, với con người mình và nụ cười của mình Bây giờ, tôi có thể nói chuyện với mọi người thoải mai, tự tin hơn”

Chị Lê Thị Hương Giang cho biết :“Chương trình đã thay đổi cả về ngoại

hình và sự mặc cảm tự ti của chúng mình Bản thân chương trình cho mình sự

tự tin hơn, bản lĩnh hơn để đối diện với nhiều vấn đề khó khăn trong cuộc sống

mà trước đây bọn mình không dám đối diện Ngày trước, mình không đủ tự tin

để bước ra ngoài và không dám nói chuyện với mọi người, đi ra đường hầu như

Trang 27

lúc nào mình cũng đeo khẩu trang” còn hiện tại thì cuộc sống của chị đã ổn định

dần Qua lời chia sẻ trực tiếp của hai nhân vật là chị Quỳnh và chị Giang, bàiphóng sự ắt hẳn sẽ tang thêm tính chân thực, thu hút sự quan tâm của độc giả,nhất là giới trẻ Việc đưa ngôn ngữ trực tiếp của nhân vật vào tác phẩm làm chotác phẩm trở nên hấp dẫn hơn, người nói tự bộc lộ cảm xúc của mình bằng ngônngữ Nhiều bạn trẻ, muốn thay đổi ngoại hình, muốn tự tin hơn thì hãy đến vàđăng kí chương trình này để được xinh đẹp hơn

Phóng sự “Săn rắn độc ở Sài Gòn” ( số 186, Ngọc Khải – Thứ 2,

13/7/2015) phản ánh một hiện thực cuộc sống rõ nét nhất Cho thấy cuộc sốngcủa người dân xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh thườngxuyên đối diện với những nguy hiểm chết người, tuy nhiên họ vẫn bắt rắn độc

để mưu sinh Ông Nguyễn Văn Lợi đi ra phía sau mau mắn ôm một con trăn tầm

80kg, dài hơn 3m ra và bảo “Trăn này nhà tui nuôi nhìn to lớn như vậy mà hiền

khô không cắn ai, chứ còn hổ mang mà “chạm”(cắn) thì có khi mất mạng”

Mặc dù biết là nghề nguy hiểm, đối mặt với tử thần nhưng những ngươidân ở đây vì mưu sinh kiếm sống nên không còn cách nào khác Lời chia sẻ trựctiếp của nhân vật cho thấy cuộc sống cơ cực, luôn phải cẩn thận , bởi chỉ cần sơ

sẩy rắn cắn là tiền mất tật mang Ông Lợi còn cho biết thêm “ Thấm thoát tui đã

theo nghề bắt hổ mang 12 năm Khi đó, tui dang làm nghề đặt trúm lươn thì thấy người ta bắt rắn kiếm tiền triệu liền tìm tòi bắt chước” Sau đó, nhiều

người thấy ông kiếm tiền khá dễ dàng nên cũng làm theo Người bắt rắn ngàycàng nhiều còn rắn thì ngày càng thưa dần

Ông Lợi bảo “Khi nó mới vô lọp rất hung dữ, cái đầu bành ra khè khè phì

hơi liên tục, mới đầu cũng hơi sợ nhưng riết rồi quen.” Có lần ông thót cả tim

khi đang cắt tiết mật hổ mang bán cho khách thì bất ngờ bị rắn cắn vào tay:

“Tui sơ ý bị cắn nhưng may mà da tay của tui dày nên không sao” Bám vào cáinghề đối mặt với cái chết như thế này đòi hỏi phải có sự khéo léo Nếu ngườiviết tự mình mô tả lại nghề nghiệp này thì chắc chắn sẽ không chân thực và

Trang 28

không thuyết phục người đọc cao như trích dẫn trực tiếp lời nói của nhân vậtnhư ở trên

Tiếp đó, tác giả đề cập đến những nguy hại của loài rắn hổ mang đối vớicuộc sống của người dân, việc trích dẫn trực tiếp lời nói của nhân vật lại là một

bằng chứng “Đường chuột đi thì có dấu chân, đường rắn hổ đi thì bóng nhẵn,

rắn sẽ xâm chiếm lãnh thổ của chuột, mình sẽ căn cứ vào đó để đặt lọp”.

Không chỉ trích dẫn lời nói của người dân sinh sống bằng nghề bắt rắn hổmang Trong bài phóng sự , tác giả cũng sử dụng nhiều trích dẫn khác làm chotác phẩm có nhiêu thông tin giá trị và tính thuyết phục cao hơn Ở phần box củabài phóng sự, tác giả trích dẫn những câu nói, phát biểu của các lãnh đạo trongngành và các nhà nghiên cứu, bác sĩ có liên quan Ông Đào Văn Đang ( chi cụcphó chi cục Kiểm lâm TP.HCM) cho biết “đa số các loài rắn độc có tên trongdanh mục những động vật hoang dã, nguy cấp, cấm ( hoặc hạn chế) săn bắt, muabán vì mục đích thương mại” Ông Đang khuyến cáo không nên săn bắt loài rắnnày bởi không chỉ nguy hại đến sức khỏe, tính mạng của bản thân người săn bắt

mà còn là hành vi phạm pháp luật sẽ bị xử lí nghiêm Bên cạnh đó, PGS.TS TrầnQuang Bính ( trưởng khoa bệnh nhiệt đới Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM) cũng

khuyến cáo việc bắt rắn gây lệch cân bằng hệ sinh thái ngoài tự nhiên “Nguy

hiểm hơn nữa là khi bị rắn độc cắn nếu không biết cách sơ cứu, chữu trị đúng cách và kịp thời có thể tử vong” – ông nói Theo bác sĩ Bính, số ca nhập viện do

bị rắn lục cắn chiếm đa số (45 – 50%), còn lại là các loài rắn độc khác Ngônngữ trực tiếp của nhân vật đã làm tăng tính khách quan của tác phẩm phóng sự,cung cấp nhiều thông tin có giá trị đến bạn đọc và làm cho bài phóng sự trở nênthật hơn, thuyết phục hơn

Phóng sự sử dụng ngôn ngữ nhân vật trực tiếp khiến cho độc giả hiểu rõhơn về cái nghề nguy hiểm này Qua đó, bài phóng sự trở nên chân thực hơn,tiếp cận ngườ đọc một cách dễ dàng hơn Các câu nói của nhân vật cho ngườiđọc cảm nhận được họ đang kiếm sống bằng một ngành nghề rất khó khăn,không an toàn nhưng họ không có sự lựa chọn nào khác

Ngày đăng: 31/07/2017, 12:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w