Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu thông tin của công chúng cũng ngày càng cao. Do đó, việc đáp ứng nhu cầu được thông tin nhanh nhạy đã khẳng định vai trò quan trọng của truyền thông nói chung và của báo chí nói riêng.Việc áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại đã giúp cho báo chí ngày càng phát triển đa dạng hóa hơn và đã tạo ra sự cạnh tranh giữa các cơ quan báo chí, nhất là đối với báo in. Và muốn tồn tại, mỗi tờ báo cần tạo được cho mình một thế mạnh, một điểm nhấn đặc biệt để thu hút được độc giả. Nhiều tờ báo lớn đã tạo được dấu ấn riêng cho mình. Nếu Tuổi Trẻ là tờ báo đi đầu trong việc làm mới cách viết và thể hiện tác phẩm báo chí, Thanh Niên khá mềm mại trong cách sử dụng ngôn từ thì Lao Động khẳng định tên tuổi của mình bằng mục phóng sự.Phóng sự từ lâu đã trở thành một thể tài xung kích của báo chí, phản ánh chiều sâu của cuộc sống. Đây là một thể loại đặc biệt để mô tả hiện thực, có khả năng tạo được ấn tượng sâu sắc đối với công chúng. Nó khiến cho những con số khô khan trỏ nên sống động, những mối liên hệ trở nên rõ ràng, các vấn đề trừu tượng được cụ thể hóa hơn. Phóng sự có mặt ở hầu hết tất cả các tờ báo. Nhiều nhà báo đã rất thành công với thể loại phóng sự và được đánh giá là những cây bút sắc sảo, nhạy bén như nhà báo Xuân Ba (báo Tiền Phong), nhà báo Huỳnh Dũng Nhân (báo Lao Động), nhà báo Đỗ Doãn Hoàng (báo Lao Động) …Để bài phóng sự lôi cuốn người đọc ngay từ những câu chữ đầu tiên, ngoài tít ra, sapo cũng có vai trò không kém phần quan trọng. Một sapo hay không chỉ thu hút, lôi cuốn độc giả đọc tiếp những phần sau của bài mà còn góp phần tạo nên một tác phẩm có giá trị. Vì vậy, các cơ quan báo chí hiện nay rất chú trọng và chăm chút cho sapo một cách kỹ lưỡng. Mỗi tờ báo sẽ có những cách viết sapo riêng, phù hợp với phong cách của tờ báo đó. Việc nghiên cứu, đánh giá sapo cũng như chiều hướng phát triển của nó rất phức tạp. Bởi lẽ mỗi tờ báo sẽ có một cách viết sapo khác nhau, và bản thân mỗi tờ báo đó cũng ngày càng đổi mới cách viết để phù hợp với cách đọc của đọc giả. Và những thay đổi thực tiễn đó không phải bao giờ lý luận cũng theo kịp. Trong thời gian nghiên cứu có hạn, tôi chỉ đề cập và khảo sát sapo phóng sự trên báo Lao Động năm 2015, đây cũng chính là đề tài của niên luận này.2. Lịch sử nghiên cứuTrong nhiều năm qua, nhiều nhà nghiên cứu đã đi sâu tìm hiểu về những thay đổi trong cách viết và trình bày báo, trong đó có nhắc đến sapo trong phóng sự. Cũng đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về sapo phóng sự được khảo sát, đề cập những năm trước đây với một số tờ báo như Nhân dân, báo điện tử Vietnamnet… Ví dụ như đề tài niên luận “Khảo sát cách trình bày sapo bài phóng sự báo Lao Động năm 2010” của Lê Đình Huân, K32 Khoa Báo chí – Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Huế; “Khảo sát Sapo phóng sự trên báo Nhân dân năm 2011” của Võ Thị Thúy Hiền, K33 khoa Báo chí – Truyền thông, trường Đại học Khoa học Huế…Trên báo Lao Động, sapo phóng sự được nghiên cứu chủ yếu ở cách trình bày, chưa đi sâu nghiên cứu về nội dung. Với đề tài niên luận “Sapo phóng sự trên báo Lao Động năm 2015”, tôi sẽ nghiên cứu sâu hơn về sapo trên cả hai phương diện nội dung và hình thức.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứuKhi nghiên cứu về đề tài “Sapo phóng sự trên báo Lao Động năm 2015”, đối tượng nghiên cứu chính của chúng tôi chính là Sapo phóng sự. Trong khuôn khổ một đề tài niên luận, chúng tôi chỉ chọn khảo sát sapo trong những bài phóng sự đã được đăng trên báo Lao Động năm 2015.4. Phương pháp nghiên cứuPhương pháp được sử dụng trong nghiên cứu này là khảo sát các bài phóng sự trên báo Lao Động năm 2015, từ đó phân tích, so sánh, đánh giá để rút ra những đặc điểm về nội dung và hình thức của Sapo.5. Kết cấu của niên luận Ngoài phần mở đầu và kết luận, niên luận gồm có hai chương:Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về Sapo và Sapo phóng sựChương 2: Thực tiễn sử dụng Sapo phóng sự trên báo Lao Động năm 2015PHẦN NỘI DUNGCHƯƠNG 1NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ SAPO VÀ SAPO PHÓNG SỰ1.1. Sapo1.1.1. Khái niệmTrong cuốn “Phóng sự từ giảng đường đến trang viết” của Huỳnh Dũng Nhân, Sapo (Chaupeau) theo tiếng Pháp có nghĩa là “cái mũ”. Sapo còn được biết đến với nhiều thuật ngữ khác nhau như “lời mào đầu”, “người dẫn đường”, “người giới thiệu”.Dù được gọi bằng thuật ngữ gì, tựu chung lại, sapo là một câu hoặc một đoạn văn ngắn mở đầu một tác phẩm báo chí, nằm đọc lập và có vai trò giới thiệu, cung cấp cái nhìn tổng quan về tác phẩm báo chí nhằm giúp người đọc tiếp cận nhanh chóng, dễ dàng với thông tin mà họ quan tâm.1.1.2. Vị tríSapo thường đứng sau tít và nằm trước phần nội dung của bài báo. Về hình thức, sapo dài hơn Lead nhưng ngắn gọn hơn Lời tòa soạn, có nội dung hoàn chỉnh, trọn vẹn, có thể là một hay nhiều câu. Sapo là một bộ phận độc lập, kết thúc bằng dấu chấm câu và ngắt xuống dòng. Xu hướng báo chí hiện đại đã kéo theo sự thay đổi trong cách viết sapo. Hiện nay, sapo thường được viết ngày càng ngắn gọn, đáp ứng được yêu cầu vừa cung cấp vừa tóm tắt nội dung thông tin mà bài báo hướng đến. Các câu được sử dụng trong Sapo không dùng trong bài.1.1.3. Chức năngThứ nhất, Sapo có chức năng hoàn thiện tít, xác định chủ đề, góc độ xử lý thông tin mà bài báo hướng đến, giúp độc giả nhận biết, hình dung tác phẩm. Sapo giúp cho độc giả dễ dàng lựa chọn tin, bài cần đọc. Thứ hai, sapo tóm tắt nội dung thông tin bài báo bằng cách đưa ra những thông tin chủ yếu, quan trọng của bài viết. Điều này giúp cho độc giả dễ dàng nắm bắt được nội dung thông tin của bài báo mà không cần phải đọc hết bài báo. Tuy nhiên, việc này khiến cho sapo dài dòng và không đạt hiệu quả báo chí. Vì vậy, cần kết hợp việc tóm tắt nội dung tác phẩm, vừa gợi mở câu chuyện để kích thích việc tìm hiểu bài viết của độc giả.Thứ ba, sapo nêu hoàn cảnh cụ thể, đặc biệt đối với thể loại phóng sự, ký sự, bài điều tra dài kỳ. Sapo nêu hoàn cảnh nhằm nhắc lại, khơi gợi lại những kỳ trước. Với phỏng vấn, nó giới thiệu vắn tắt người được phỏng vấn và gợi vấn đề mà người đó đề cập đếnThứ tư, sapo có chức năng thu hút sự chú ý của độc giả. Nếu như tít là lựa chọn đầu tiên để độc giả lựa chọn tin, bài thì sapo có chức năng kích thích thêm sự tò mò, tạo thêm độ háp dẫn của bài báo, nhằm làm cho đọc giả đọc tiếp những phần tiếp thep của bài. Vì vậy, sapo cần được viết một cách khéo léo, mềm mại, tránh khô khan, sáo rỗng gây nên sự nhàm chán cho độc giả.Thứ năm, chứng minh tính thời sự của bài báo. Bằng việc sử dụng các từ như: đang, sẽ, vừa mới, hôm nay…sapo đã chứng minh được sự nóng hổi, tính thời sự của thông tin mà bài báo cung cấp. Thường thì độc giả chỉ quan tâm đến những thông tin vừa mới hoặc sẽ xảy ra xung quanh cuộc sống của họ. Nó liên quan trực tiếp đến cuộc sống và nhu cầu thông tin nhanh nhạy ngày càng cao của công chúng.1.1.4. Phân loạiTrong cuốn “Thông tấn báo chí, lý thuyết và kỹ năng” của tác giả Nguyễn Đình Lợi, Sapo được chia làm bốn loại như sau: Sapo trực tiếp, sapo gián tiếp, sapo khái quát và sapo miêu tả.Sapo trực tiếp là loại sapo mà người đọc có thể thấy rõ kết quả và nội dung quan trọng nhất của sự kiện ở ngay trong câu đầu tiên. Sapo trực tiếp thường được sử dụng cho tin thời sự. Nội dung thường đáp ứng 5W + 1H, chứa đựng những dữ kiện quan trọng nhất của sự kiện. Sapo trực tiếp thường không dài quá 25 chữ.Sapo gián tiếp là loại sapo thường bắt đầu với một câu chuyện, một giai thoại hoặc về một người trong một tình huống đặc thù, hoặc mô tả về quang cảnh. Tất cả đều làm đậm nét thêm chủ đề chính của sự kiện. Sau đó, tác giả mới cho người đọc biết ý chính mà bài hướng tới. Sapo gián tiếp thường được dùng cho bài phóng sự. Cách viết này giúp lôi cuốn, khơi gợi sự tò mò của độc giả.Sapo khái quát là loại sapo dùng hình thức trần thuật trực tiếp, là cách viết đơn giản và dễ nhất. Ưu điểm là đưa thông tin đơn giản, nhanh nhất về một sự kiện, sự việc nào đó, đọc giả dễ hiểu. Loại sapo này thường được sử dụng cho phát thanh và truyền hình.Sapo miêu tả là loại sapo tái hiện lại cảnh vật, sự vật, sự kiện…một cách sống động, cụ thể, khơi gợi cảm xúc trực tiếp từ người đọc.Ngoài cách phân chia trên, sapo còn được phân thành các loại như: sapo gọi tên, sapo tóm tắt, sapo khơi gợi, sapo nêu sự việc, dẫn đường, sapo chân dung, sapo nêu luận cứ, sapo kể chuyện, sapo nêu cảm xúc suy nghĩ của tác giả, sapo tiếp nối tiêu đề, sapo trích dẫn.Sapo gọi tên thường chỉ gọi tên vấn đề sẽ được trình bày trong bài viết, kèm theo nó là lời bình luận ngắn gọn của tác giả.Sapo tóm tắt là loại sapô giúp độc giả có thể nắm bắt được những thông tin cốt lõi của vấn đề, từ đó có cái nhìn khái quát tới sự kiện được phản ánh.Sapo khơi gợi: Với sapô có tính khơi gợi, các sự việc đôi khi được coi là đã được biết đến. Sapô ở đây đưa ra ý tưởng chung của bài báo, góc độ và giọng điệu của bài báo. Thích hợp với phóng sự, chân dung, một số thể loại phỏng vấn và bài tổng hợp viết cho các tạp chí.Sapo nêu sự việc, dẫn đường thường kể về các sự việc đã thúc đẩy tác giả viết nên bài báo, khơi gợi mối liên quan giữa tác giả với bài báo, tăng tính thuyết phục cho tác phẩm.Sapo chân dung là loại sapô mà người viết phác thảo nên những nét chân dung nào đó của nhân vật chính trong tác phẩm. Đó có thể là ngoại hình, sự nghiệp, thân thế cũng có thể là sự pha trộn nhiều khía cạnh của chân dung nhân vật.Sapo nêu luận cứ thường đưa ra các con số hay dữ kiện ấn tượng, có khả năng thu hút sự chú ý của người đọc, có mối liên quan trực tiếp với vấn đề, sự kiện trong bài.Sapo kể chuyện là loại sapô khiến người đọc có cảm giác đang được nghe tác giả kể lại câu chuyện nào đó. Sapo nêu cảm xúc và suy nghĩ của tác giả: sapo thể hiện tâm tư, suy nghĩ, trăn trở của tác giả về sự kiện, vấn đề nào đó diễn ra trong đời sống xã hội. Nó có tính thời sự và có ý nghĩa xã hội và mang yếu tố chủ quan của tác giả.Sapo tiếp nối tiêu đề thường có nội dung gắn liền với tít, phụ thuộc vào tít cả mặt nội dung lẫn hình thức. Sapo trích dẫn thường trích dẫn lời nói của nhân vật hoặc của các nhân vật nổi tiếng, các nhân vật có thẩm quyền.Tuy nhiên, hiện nay sapo thường được viết theo phương pháp tích hợp nên việc phân loại sapo chỉ mang tính tương đối. Cách phân chia như vậy chỉ mang tính chất tham khảo chứ không phải sự định hình cách viết hay bó buộc cách viết nhất nhất theo loại này hay loại kia. Tùy vào mục đích, nội dung bài báo, tùy vào kinh nghiệm của mỗi người để trình bày sapo theo phong cách riêng của mình.1.2. Sapo phóng sự1.2.1. Khái niệmTừ những lí luận đã nêu ở trên, có thể hiểu Sapo phóng sự là đoạn văn ngắn, độc lập mở đầu một tác phẩm phóng sự, có chức năng giới thiệu tổng quan về nội dung, hướng đi của tác phẩm đến với độc giả.1.2.2. Đặc điểmDo đặc trưng của thể loại phóng sự là khai thác thông tin một cách sâu rộng, chuyển tải nhiều thông điệp nên dung lượng của phóng sự thường lớn. Vì vậy, các bài phóng sự thường có sapo để vừa có nội dung thông tin, vừa có thể mời gọi độc giả đọc bài. Sapo phóng sự phải giúp độc giả định hình được hướng đi của bài báo, góc độ tiếp cận thông tin của tác giả và cung cấp nội dung chính qua một cái “liếc mắt”. Tuy chỉ với vài ba câu ngắn ngủi nhưng vai trò của sapo hết sức quan trọng, quyết định sự thành bại của một tác phẩm báo chí. Sự hấp dẫn của sapo chính là điểm để níu mắt độc giả, lôi cuốn họ theo dõi tiếp câu chuyện.Ngày nay, sapo đang dần được viết theo lối tổng hợp, nghĩa là vừa phải chứa đựng nội dung thông tin, vừa phải hấp dẫn, lôi cuốn độc giả. Hơn nữa, sapo phóng sự cũng đang dần co ngắn lại để đáp ứng nhu cầu thông tin nhanh nhạy của công chúng.1.3. Vài nét về báo Lao ĐộngBáo Lao Động là cơ quan thông tin của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, thành lập ngày 28071929 do Tổng Công hội Đỏ Bắc Kỳ đảm trách. Đây là một trong những tờ báo lâu đời nhất và có ảnh hưởng nhất trong hệ thống báo chí truyền thông của chính quyền Việt Nam hiện tại. Đồng chí Nguyễn Đức Cảnh (người phụ trách Ban chấp hành lâm thời Công hội Đỏ Bắc Kỳ) và đồng chí Trân Hồng Vận (Ủy viên Ban chấp hành Công hội Đỏ Bắc Kỳ) là hai người đầu tiên trực tiếp tham gia làm báo Lao Động.Nhiệm vụ ban đầu của tờ báo là “tuyên truyền, khuếch trương, ảnh hưởng và phổ biến đường lối của Tổng Công hội ra khắp cả nước”. Đến ngày 14081929, số báo đầu tiên ra đời, xuất bản chỉ hai trang trên khổ giấy 22 x 32cm, in bằng phương pháp thủ công trên đất sét tại ngõ Thông Phong, phố Hàng Bột, Hà Nội. Sau 4 số báo ngừng xuất bản.Đến năm 1943, tờ báo mới có điều kiện hoạt động trở lại. Trong vòng gần 1 năm (051944 – 041945) báo Lao Động chỉ ra được 5 số, mỗi số 4 trang khổ nhỏ.Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 13101945, Báo Lao Động ra công khai. Trụ sở báo tại 51 Hàng Bồ, Hà Nội. Tùy từng điều kiện cụ thể, báo ra 2 hoặc 4 trang khổ nhỏ. Phát hành 1500 – 2000 tờ báokỳ vào thứ năm hàng tuần.Tháng 011946, báo phát hành vào thứ bảy hàng tuần.Ngày 20051946, Hội nghị cán bộ công nhân cứu quốc họp, quyết định thống nhất các tổ chức Công đoàn Việt Nam thành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Báo Lao Động được xác lập vị trí, trở thành cơ quan ngôn luận chính thức của tổ chức công đoàn trên toàn quốc. Từ đây, báo ngày càng phát triển mạnh mẽ và có sự thay đổi sâu sắc về vị trí, vai trò, nhiệm vụ trong thời kỳ mới của lịch sử nước ta.Khi tổ quốc thống nhất, cả nước tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, báo Lao Động phát triển thêm một bước cả về nội dung và hình thức. Báo phát hành thứ năm hằng tuần, ở cả 2 miền Nam, Bắc, với 16 trang khổ nhỏ.Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI (tháng 12.1986) dấu ấn quan trọng của thời kỳ bắt đầu đổi mới là Báo Lao Động xuất hiện chuyên mục Hộp thư công nhân xây dựng Đảng (tháng 8.1986). Ngày 27.7.1989, thay cho việc in typô lỗi thời trên giấy đen, báo bắt đầu áp dụng công nghệ in ốpset trên giấy trắng Liên Xô, khẳng định một bước tiến quan trọng về hình thức.Ngày 3.12.1989, báo Lao Động xuất bản tờ Lao Động Chủ Nhật một bước chuyển biến có tính nhảy vọt, in khổ 30x40cm, 4 màu, 12 trang, Lao Động Chủ Nhật đã đứng vững bên cạnh Lao Động thứ năm, góp thêm tiếng nói của giai cấp công nhân trong sự nghiệp đổi mới do Đảng lãnh đạo.Ngày 18.8.1993, Bộ Văn hoá Thông tin đồng ý cho phép báo Lao Động tăng kỳ xuất bản lên 3 kỳtuần. Từ năm 1995, với Ban Biên tập mới, báo Lao Động bước vào thời kỳ ổn định và phát triển.Ngày 1.7.1996 đánh dấu một bước phát triển mới trong lịch sử của Báo Lao Động: Báo phát hành 4 kỳtuần: Thứ ba, thứ năm, thứ bảy và chủ nhật.Tháng 10.1997, một ý tưởng mới đã ra đời: 2 trang Thông tin Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh tặng bạn đọc ở 2 thành phố lớn của đất nước. Trang Hà Nội vẫn xuất bản đều đặn từ đó tới nay.Tháng 4.1999, Lao Động xuất bản thêm trang Miền Trung Tây Nguyên và trang Đồng bằng sông Cửu Long tặng bạn đọc ở 2 khu vực này. Tháng 9.1999, xuất bản trang Miền Đông Nam Bộ. Đến thời điểm này, trang địa phương của báo Lao Động đã có mặt gần 40 tỉnh, thành trên cả nước.Ngày 19.5.1999, nhân kỷ niệm Ngày sinh nhật Hồ Chủ tịch, Báo Lao Động Điện tử ra mắt bạn đọc.Tháng 1.2000, Lao Động xuất bản 5 kỳtuần: Thứ hai, ba, tư, năm, sáu.Tháng 4.2001: Báo xuất bản 6 kỳtuần, từ thứ hai đến thứ bảy.Tháng 4.2002: Báo xuất bản 7 kỳtuần.Ngày 11.8.2006, báo Lao Động Cuối tuần ra bộ mới với 24 trang, khổ 27x35cm, in 4 màu, số lượng phát hành hơn 70.000 bảnkỳ, có nhiều nội dung phong phú, đáp ứng yêu cầu của mọi đối tượng bạn đọc.Tháng 1.2007 đến nay, Báo Lao Động tặng thêm bạn đọc chuyên trang Tiền tệ và Đầu tư.Tháng 1.2013, Lao Động Thứ Bảy xuất bản theo phong cách mới, măngsét mới, tạo nên một ấn phẩm mới mang nhiều tính giải trí và phóng sự chuyên sâu.Ngày 11.4.2013, lần đầu tiên, báo xuất bản một tờ báo theo phong cách “thị trường”, phát hành vào thứ năm hằng tuần: Tờ Lao Động và Đời Sống.Trong năm 2013, một loạt chuyên trang của Báo Lao Động ra đời: chuyên trang “Giao thông an toàn” từ 1.1.2014, chuyên trang “Đời sống Thị trường” và “Doanh nghiệp Doanh nhân” từ..., chuyên trang “Sống khỏe Sống sạch ” từ tháng 11.2013.Ngày 14.8.2014, Lao Động Mobile ra đời.Từ khi ra đời cho đến nay, báo Lao Động luôn tuân theo đường lối của Đảng, sự lãnh đạo của nhà nước và sự chỉ đạo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.Báo Lao Động thể hiện rõ quan điểm, lập trường của giai cấp công nhân: Cổ vũ và tuyên truyền toàn dân thực hiện công cuộc đổi mới đất nước.Báo Lao Động vinh dự được nhà nước trao tặng Huân chương Lao Động hạng Nhất 2 lần vào năm 1978 và 2014. Ngoài ra, báo Lao Động còn nhận được Huân chương Độc Lập hạng Nhất vào năm 1999 và danh hiệu Anh hùng Lao động năm 2009.CHƯƠNG 2THỰC TIỄN SỬ DỤNG SAPO PHÓNG SỰ TRÊN BÁO LAO ĐỘNG NĂM 20152.1. Nội dungỞ báo Lao Động, phóng sự dường như đã trở thành một điểm nhấn, một nét đặc trưng. Khi nhắc đến báo Lao Động, không ai không nhắc tới các bài phóng sự đã làm nên tên tuổi của báo Lao Động như hiện nay. Bởi vậy, báo Lao Động thường dành một trang riêng cho phóng sự. Phóng sự thường được trình bày ở trang 6, đôi khi nó còn được bố trí ở trang 5 hoặc trang 7. Có một số số có 2 – 3 bài phóng sự được đăng. Việc sử dụng sapo trên báo Lao Động như là một tất yếu, đặc biệt đối với phóng sự. 2.1.1. Phản ánh thông tin quan trọng của bài viếtTrong một tác phẩm báo chí, nội dung là yếu tố quan trọng nhất quyết định nên sự thành công của một bài báo, cho nên bài viết phải mang tính thời sự và xã hội cao.Đề tài phóng sự trên báo Lao Động thường rất gần gũi với đời sống hàng ngày như một con người, một cản vật, một con đường… Những sự vật, con người tưởng chừng như thân thuộc đó lại có thể trở thành một thiên phóng sự hấp dẫn, mang ý nghĩa xã hội cao.Phóng sự trên báo Lao Động thường đề cập đến việc phản ánh hiện thực xã hội, cuộc sống. Đây được xem là mảng đề tài hết sức phong phú và đa dạng. Qua những bài phóng sự như vậy, ta thấy được những mảng màu sáng tối trong xã hội. Cụ thể như: “Trạm truyền thanh... không truyền thanh” của Lâm Hưng Thơ, LĐ số 132015 ra ngày 16012015; “Ở bệnh viện để... ăn cơm có thịt” của Lê Tuyết – Vân Nguyễn, LĐ số 232015, ngày 28012015; “Du lịch Sa Pabao giờ mới “xem lại mình”?” của Đỗ Doãn Hoàng, LĐ số 462015, thứ 7 ngày 28022015; “Thảm cảnh xâm hại, lạm dụng tình dục trẻ em đường phố” của Tâm Lê – Hoàng Bảo Long, LĐ số 1152015, thứ 7 ngày 23052015…Hay bắt kịp những vấn đề thời sự nóng hổi nhằm cung cấp cho bạn đọc cái nhìn toàn cảnh, sâu sắc về sự kiện, hiện tượng. Cụ thể như: “Đa cấp giữa rừng sâu” của Xuân Nhàn, LĐ số 128, thứ 2 ngày 08062015; “Hoa nở trên chảo lửa” của Linh Phạm, LĐ số 1342015, thứ 2 ngày 15062015; “Giữa tâm ổ dịch bạch hầu” của Thanh Hải, LĐ số 1622015, thứ 6 ngày 17072015…Cũng có những thiên phóng sự về số phận con người, về cuộc sống của người lao động. Cụ thể như: “Nhiệt điện Duyên Hải bất lực với “cò” lao động” của Trần Lưu, số 53, thứ 2 ngày 09032015; “Thảm cảnh của gia đình “người cá” ngoài ốc đảo” của Giang Thùy Linh, số 1092015, thứ 7 ngày 16052015…Ngoài ra còn có những bài phóng sự viết về đời sống văn hóa, vật chất và tinh thần, phong tục tập quán, đất nước con người Việt Nam. Cụ thể như: “Những chuyện dài về nhạc cụ dân tộc” của Lê Tuyết, số 52015 ra thứ 4 ngày 07012015; “Điệu sắc bùa hòa cùng sóng biển” của Hữu Nhân, số 39 + 402015, thứ 2 ngày 16022015; “Độc đáo chợ đình Bích La” của Lâm Hưng Thơ, số 41+422015, thứ 3 ngày 24022015…Năm 2015, trên báo Lao Động có nhiều bài phóng sự có nội dung hay và hấp dẫn. Tuy nhiên, có 2 phóng sự dài kỳ được tòa báo chú trọng hơn cả đó là chuỗi phóng sự “Người Việt, đừng tự đầu độc” của nhóm PV với 14 kỳ, kéo dài nửa tháng, từ số 2262015, thứ 5 ngày 01102015 đến số 2392015, thứ 6 ngày 16102015. Nhiều vấn đề về an toàn thực phẩm đã được phát hiện và làm rõ trong loạt bài phóng sự này như: Heo “xì ke” tràn ngập thị trường; Khi “hạt ngọc” ngậm độc (gạo ở ĐBSCL sử dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật); Hãi hùng sầu riêng “tắm” hóa chất; Rau trái bất an và bất thường...; Thịt, cá vừa ăn vừa... run; Chè ngấm “độc”; Vỗ béo lươn bằng thuốc tránh thai; Nỗi ám ảnh của các bà nội trợ...; Sản xuất càng sạch càng bị... bầm dập; Sản xuất an toàn sớm nở tối tàn; Vẫn xử phạt kiểu... “gãi ngứa”; Để người Việt không còn tự đầu độc, làm gì?; Thử “giải độc” bằng Anolyte; Sẽ thua nốt trên sân nhà sau TPP?”.Thứ hai là loạt bài phóng sự “Trụ trì uống rượu Tây, nhắm tiết canh và Viết tiếp loạt phóng sự “Trụ trì uống rượu tây, nhắm tiết canh”” của nhóm PV với 11 bài, từ số 2752015, thứ 6 ngày 27112015 đến số 2852015, thứ 4 ngày 09122015. Nhóm PV báo Lao Động đã đến gặp nhiều vị sư trụ trì và những người có thẩm quyền để làm rõ vụ việc. Nhiều nội dung, vấn đề đã được đi sâu tìm hiểu và làm sáng tỏ, cụ thể: Khi người làng buồn lòng vì nhà sư...; Cuộc trò chuyện “khó tin” với sư trụ trì chùa Phú Thị; “Kỳ phùng địch thủ” của sư Thích Thanh Mão; Nhà sư lý luận kiểu “hàng tôm hàng cá”; Như thế là phóng dật, buông thả, không phải tu (câu nói của Đại lão hòa thượng Thích Phổ Tuệ Đức Pháp chủ Đệ tam của Giáo hội Phật giáo Việt Nam); Trưởng Ban Trị sự GHPG Việt Nam tỉnh Bắc Giang bị tố đánh người; “Nó bảo làm đơn kiện tôi, tôi có sợ gì đâu” (Thượng tọa Thích Thiện Văn); Phía sau việc cháu bé bị hành hạ nhẫn tâm trong ngôi chùa ở Hưng Yên; Trụ trì 9 ngôi chùa và “món nợ từ kiếp trước với các nhà báo”; Nhà sư vi phạm nghiêm trọng giáo luật, cần đưa họ về “đời thường”; Thượng tọa Thích Đức Thiện Tổng thư ký Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam: “Bản thân tôi trăn trở, Giáo hội cũng đang rất nỗ lực...”.Dù viết ở lĩnh vực gì thì phóng sự trên báo Lao Động cũng bám sát sự kiện, khai thác tối đa thông tin, chọn những chi tiết “đắt giá”, đặc sắc để làm nổi bật nội dung cần thể hiện.2.1.2. Phản ánh thông tin dưới các góc độ khác nhauPhóng sự trên báo Lao Động sử dụng hầu hết các loại sapo đã nêu ở trên như sapo trực tiếp, sapo trích dẫn, sapo thể hiện bối cảnh, sapo khắc họa nhân vật…Sapo trực tiếp là dạng sapo mà tác giả đi trực tiếp vào vấn đề, giúp độc giả nắm bắt được nội dung của bài phóng sự ngay từ sapo.Ví dụ: “Năm 2006, tin vui cho những người dân miền núi tỉnh Quảng Trị, là hàng loạt trạm truyền thanh (TTT) sẽ được xây dựng để đưa ánh sáng văn hóa và chủ trương của Đảng, Nhà nước về với đồng bào. Nhưng ngay sau khi được bàn giao, chỉ trong một thời gian ngắn, các TTT đã không… truyền thanh do hư hỏng. Bất cập này nảy sinh ngay từ những TTT được dựng lên đầu tiên. Nhưng bất chấp, các TTT khác vẫn được xây dựng và đều rơi vào tình trạng “không truyền thanh hội đồng” (“Trạm truyền thanh... không truyền thanh” – Lâm Hưng Thơ, số 13, thứ 6, ngày 16012015)Ở sapo này, tác giả đi trực tiếp vào vấn đề, đó là nhiều trạm truyền thanh ở miền núi tỉnh Quảng Trị đồng loạt “không…truyền thanh” vì lí do hư hỏng. Ngay khi đọc sapo này, độc giả sẽ hiểu được ngay vấn đề, biết được điều gì đã xảy ra, ở đâu, khi nào và lí do xảy ra sự việc đó.“Khi đăng ký tài khoản ở các website, mạng xã hội, người dùng bắt buộc phải vượt qua một đoạn chữ méo mó, biến dạng gọi là captcha để xác thực “tôi không phải là robot”. Ít người biết rằng, rất nhiều bạn trẻ đang kiếm sống bằng cách gõ 1.000 đoạn captcha như vậy để nhận thù lao… 20.000 đồng. Giới kiếm tiền trên mạng (MMO) thường gọi catpcha là “cạp”. Nếu bạn là sinh viên muốn kiếm thêm thu nhập, hoặc đã tốt nghiệp nhưng chưa có việc làm thì có thể lên mạng…“cạp” chữ mà ăn.” (“Cạp” chữ mà ăn – Linh Phạm, số 292015, thứ 4 ngày 04022015)Đọc sapo, độc giả đã có thể hiểu ““cạp” chữ mà ăn” là như thế nào. Tác giả không vòng vo mà đi trực tiếp vào câu chuyện, vào vấn đề. Với những vấn đề thời sự nóng hổi thì việc sử dụng dạng sapo trực tiếp vô cùng hiệu quả trong việc thu hút sự chú ý của công chúng. Trong xu hướng chung hiện nay, báo chí ngày càng đơn giản hóa câu chữ, nén tối đa thông tin và sapo trực tiếp luôn được lựa chọn sử dụng. Dạng này giúp cho sapo được nhẹ nhàng hơn về ngôn ngữ và kết cấu nhưng mang lại được hiệu quả cao.Ví dụ: “Mệt mỏi, lo lắng, hồi hộp, chơi chứng khoán hay… đánh bạc, là những “từ khóa” sốt nhất nhiều ngày qua khi nhắc đến việc nộp hồ sơ xét tuyển ĐH, CĐ trên cả nước.” (Sốc, hỗn loạn và nước mắt – Nhóm PV Giáo Dục, số 1922015, thứ 6 ngày 21082015)Vấn đề nộp hồ sơ xét tuyển ĐH, CĐ chưa bao giờ hạ nhiệt, đặc biệt là trong thời gian đổi mới việc thi và xét tuyển. Tác giả đã khéo léo đưa ra sapo ngắn gọn với chỉ một câu nhưng lại có thể truyền tải hết được sức nóng của vấn đề và tâm trạng của phụ huynh và học sinh trên cả nước.“Suốt gần ba tháng qua, công an, xã đội, dân quân tự vệ và chính quyền xã Hoằng Khánh, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) phải cắt cử người mắc màn ngủ ở bờ tả sông Mã để gác… mặt nước. Bởi gần đây, mỗi ngày có hàng chục tàu tải trọng từ 150200m3 liên tục vào khu vực này moi ruột dòng sông. Nhiều tàu bị bắt giữ, xử phạt, song, “cuộc chiến” giữa lực lượng chức năng với hàng trăm con tàu sắt vẫn chưa đi đến hồi kết. “Cát tặc” đang tiếp tục đục khoét lòng sông gây sụt lở nhiều hécta bờ bãi, đe dọa sụt lún bờ kè mái đê.” (Đối đầu với “cát tặc” – Anh Tuấn, số 672015, thứ 4 ngày 25032015)Ở sapo này, tác giả Anh Tuấn đã đi thẳng vào câu chuyện đối phó với “cát tặc”ở xã Hoằng Khánh, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa). Đọc sapo, độc giả có thể hình dung ngay được nạn “cát tặc” xảy ra ở đây như thế nào và những khó khăn của người dân ở đây khi đối phó với chúng.“Thời gian gần đây, việc quảng cáo trên mạng và bày bán các loại “que thử phát hiện ung thư sớm” trên thị trường, nhưng chưa qua một sự kiểm nghiệm nào của cơ quan chức năng đang khiến người tiêu dùng vô cùng hoang mang. Trong vai người tìm mua, phóng viên Báo Lao Động phát hiện tình trạng buôn bán các sản phẩm mang danh “que thử phát hiện ung thư”, liên quan trực tiếp đến sức khỏe con người đang diễn ra một cách hỗn loạn.” ( “Que thử ung thư” chỉ là trò lừa bịp – Giang Thùy Linh – Cao Thùy Liên, số 2932015, thứ 6 ngày 18122015)Sapo trực tiếp nếu được sử dụng thích hợp sẽ luôn gây được sức hút đối với độc giả. Chỉ với một “cái liếc mắt”, người đọc sẽ tự lựa chọn việc có nên đọc tiếp bài hay không. Vì vậy, dạng sapo trực tiếp được sử dụng nhiều trên báo Lao Động.Sapo trích dẫn là dạng sapo mà tác giả lấy lại lời của nhân vật, hoặc phát biểu của những người có thẩm quyền hay những lời nói có vấn đề.Ví dụ: “Ông Kim Young Jin TGĐ Cty Winners Vina (đóng tại xã Nga Mỹ, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa) người trực tiếp tới phúng viếng, chia buồn cùng bất cứ gia đình công nhân nào không may có người thân qua đời. “Winners Vina xây dựng mô hình hoạt động giống như một gia đình. Vì vậy, mọi người có trách nhiệm, quan tâm, động viên, cùng nhau chia sẻ chuyện buồn, chuyện vui. Mình biết yêu thương người khác thì họ sẽ suy nghĩ, quan tâm tới mình” ông Jin chia sẻ.” (“Gia đình” gần 4.000 người Anh Tuấn, số 12015, thứ 6 ngày 02022015)“TS Trần Hữu Hiệp Vụ trưởng Vụ Kinh tế Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ nhận xét thú vị về chuyện nghèo ở miền Tây: Ở vựa lúa miền Tây, đã từ lâu không còn “nghèo đói” mà chỉ có “nghèo khó”. Không có ai chết đói vì nghèo, nhưng “nghèo đều”, hiện còn 6,5% số hộ cận nghèo, cao hơn cả Tây Nguyên...” (Liêu xiêu nơi cuối Việt – Kỳ II: Không còn động lực làm giàu – Hoàng Văn Minh – Hữu Danh, số 602015, thứ 3 ngày 17032015) “Người nghèo thì nhiều, hạn mức được giao thì ít khiến ông trưởng xóm lo đến mất ăn mất ngủ, tai ù, khản cổ: “Dân mình đấu tranh ghê lắm, 4 cái loa nói chẳng kịp. Đặt lên bàn cân so sánh ông A, bà B từng li từng tí một cho đến khi nào dân đồng thuận mới chốt tên, không cảm tính được đâu...”” (Giảm nghèo kiểu…phân bổ chỉ tiêu – kỳ 1: Buộc dân phải thoát nghèo – Đăng Khoa – Quang Đại, số 722015, thứ 3 ngày 31032015)“Lo không chu đáo cơm nước, lo đêm khuya ngã bệnh giữa rừng… nên sau khi cưới nhau, tôi theo ảnh vô đây sống. Hai đứa con của tui cũng lớn lên trong cánh rừng này. Đến tuổi đi học gửi về nhà ngoại nuôi tiếp. Nghỉ hè, cả gia đình đoàn tụ trong rừng”. Giọng kể của chị Nguyễn Thị Thu Thảo chân chất rặt Nam Bộ, nhưng nó như mũi kim cứa vào lòng tôi nỗi đau đáu về góc khuất của những người làm công tác bảo vệ Vườn Quốc gia Tràm Chim (VQGTC, Tam Nông, Đồng Tháp).” (Rưng rưng phận “giữ rừng” – Lâm Điền, số 1142015, thứ 6 ngày 22052015)Sapo thể hiện bối cảnh mở đầu bằng việc tái hiện bối cảnh, chấm phá không gian, thời gian hoặc nêu nguyên nhân, lí do thực hiện phóng sự. Đây là dạng sapo phổ biến nhằm dẫn dắt người đọc đi đến nội dung của tác phẩm.Ví dụ: “Ba người đàn ông bằng tuổi nhau, chơi với nhau từ thuở nhỏ, vậy mà khi họ cùng ngồi lại, vẻ ngoài của họ khiến một người tôi gọi “bác”, một người tôi gọi “chú” và người còn lại là “anh”. Chuyện mà tôi đang nói đến ở làng mộc Canh Nậu xã Canh Nậu, huyện Thạch Thất, Hà Nội.” (Canh Nậu nơi không thể nhận ra tuổi tác – Cao Thùy Liên, số 2632015, thứ 6 ngày 13112015)“Trưa 13.11, anh Nguyễn Bá Tuỵ (thôn Thành Tiên, xã Thiệu Thành, Thiệu Hoá, Thanh Hoá) mồ hôi nhễ nhại lục tìm cái gọi là “Sổ tiết kiệm” do Trung tâm Hỗ trợ người nghèo trong phát triển nông thôn mới cấp, đưa cho chúng tôi. Đột nhiên, một phụ nữ tên Đào nhày bổ vào xỉa xói, xúc phạm chúng tôi bằng những lời lẽ thô tục nhất, giật giấy tờ trên tay anh Tuỵ ném xuống đất rồi tuyên bố: “Bay mà đưa giấy cho bọn nhà báo thì tao đ. cấp tiền cho nhà bay nữa”. Hoạt động của trung tâm này đang làm bất an nông thôn và làm người nông dân vốn nghèo lại càng nghèo hơn.” (Trung tâm hỗ trợ làm... người nghèo thêm nghèo – Xuân Hùng, số 2652015, thứ 2 ngày 16112015)“Một sáng, vừa leo lên taxi, bỗng đập vào mắt tôi là trên cánh tay săn chắc của chàng lái xe nổi bật hình xăm lớn một ngọn hải đăng. Tôi thốt lên: “Đẹp quá. Nhưng sao lại là ngọn hải đăng?”. Chàng lái xe mắt vẫn nhìn thẳng: “Để không bị lạc đường về nhà. Thế được chưa” Chúng tôi cùng cười phá lên. Lại chợt nhớ đến Phương Anh cô nhân viên tín dụng trẻ trung trên cổ tay cũng xăm nhưng chỉ là một từ tiếng Anh rất nhỏ: “Smile” có nghĩa “nụ cười”. Với cô gái ấy, “Smile” là một triết lý sống...” (Xăm hình nghệ thuật nghề tự lập và không tẻ nhạt – Nguyễn Linh, số 1062015, thứ 4 ngày 13052015)Sapo thể hiện bối cảnh nhìn chung sẽ giúp người đọc sớm tiếp cận được nội dung cũng như tinh thần của bài phóng sự, nhìn nhận tầm quan trọng, sự hấp dẫn của sự việc, vấn đề, câu chuyện được đề cập. Với dạng này, câu văn có xu hướng được “văn học hóa”, đậm chất văn chương. Lối viết như vậy thường dễ khiến độc giả bị loãng vấn đề, khó xác định được trọng tâm, câu văn thường dài vì vậy không thích hợp với phóng sự sự kiện.Sapo khắc họa nhân vật là loại sapo phác thảo chân dung của nhân vật, đặt nhân vật trong tổng hòa các mối quan hệ như môi trường, ước mơ, lí tưởng, phẩm chất, tính cách… rồi lựa chọn góc độ thực hiện phù hợp với chủ đề bài báo hướng tới. Phóng viên sử dụng những nét đặc trưng của nhân vật để tạo dựng sapo chân dung, thêm thông tin cho tít đồng thời giới thiệu nhân vật sẽ xuất hiện trong bài.Ví dụ: “Đói, rét, sợ hãi và cô đơn những đứa trẻ đường phố, sống lang thang nơi công viên, vỉa hè, bờ hồ, góc phố để mưu sinh này dường như không còn nét hồn nhiên như hàng triệu trẻ em khác, trong sự chở che bảo bọc của gia đình và xã hội nhân ái. Chúng chủ yếu là trẻ em nam, từ 13 15 tuổi, rất nhiều em hiện là nạn nhân bị những gã đồng tính lạm dụng tình dục. Chỉ cần một nắm xôi, một cái bánh bao kèm lời vỗ về phỉnh phờ... là các em có thể rơi vào nanh vuốt của “con thú săn mồi non” những gã pê đê bệnh hoạn người Việt hoặc người nước ngoài.” (Thảm cảnh xâm hại, lạm dụng tình dục trẻ em đường phố Tâm Lê – Hoàng Bảo Lâm, số 1152015, thứ 7 ngày 23052015)“Đinh Zit đẩy chiếc xe ba bánh từ nhà ra nghĩa địa. Trên xe lỉnh lỉnh dao rựa, chổi xương, cuốc xẻng. Dáng Zit ngả nghiêng, thập thững, chốc chốc anh lại như “đứng hình”, nhăn mặt. Chiếc xe thành điểm tựa đồng hành suốt cơn đau. Rồi anh bặm môi bước tiếp. Bàn tay cong queo, sứt sẹo. Đôi chân bị gặm nhấm hao mòn. Ba năm rồi, nắng cũng như mưa, ở nghĩa địa Quy Hòa (Bình Định), nơi khép lại số kiếp khốn cùng, bất hạnh của hàng ngàn bệnh nhân phong, không hình ảnh nào lặng lẽ, nhẫn nại và thân thuộc như của Đinh Zit.” (Người quét rác nghĩa địa phong Quy Hòa – Xuân Nhàn, số 1582015, thứ 2 ngày 13072015)“Tuổi 81, nhà nghiên cứu Trần Minh Siêu (Yên Thành, Nghệ An) vẫn nói linh hoạt, say sưa, quên cả thời gian khi nhắc đến đề tài Bác Hồ. Với chục đầu sách, hàng trăm buổi nói chuyện về Chủ tịch Hồ Chí Minh, ông được mệnh danh là “Người kể chuyện Bác Hồ hay nhất xứ Nghệ”.” (Người kể chuyện Bác Hồ hay nhất xứ Nghệ Quang Đại – Hưng Thơ, số 1972015, thứ 5 ngày 27082015)“Dáng người nhỏ thó, đôi mắt sâu và thoáng buồn, chị Vương Thị Thùy (phường Viên Sơn, thị xã Sơn Tây, Hà Nội) trông quá già so với tuổi 33 của mình. Là một giáo viên hàng ngày đứng trên bục giảng, nhưng cô vượt qua ngại ngùng, mặc cảm để nai lưng làm đủ thứ việc từ giúp việc, cấy thuê, đồng nát… để kiếm tiền cứu người chồng đang bạo bệnh, đưa gia đình nhỏ thoát khỏi cơn bĩ cực.” (Nghị lực phi thường của “cô giáo đồng nát” – Giang Thùy Linh, số 2682015, thứ 5 ngày 19112015)Người đọc khi đọc qua sapo dạng này sẽ nảy sinh tình cảm, đó có thể là sự đồng cảm, chia sẻ hoặc phẫn nộ đối với nhân vật. Sapo bày tỏ quan điểm: ở dạng sapo này, tác giả bộc lộ rõ quan điểm, suy nghĩ,cảm xúc của tác giả đối với sự kiện, vấn đề, nhân vật trong tác phẩm.Ví dụ: “Với tất cả sự cẩn trọng và khách quan, chúng tôi dành nhiều thời gian soi xét lại toàn bộ quy trình “phát hiện công nhận” hài cốt Ông Nguyễn, để thử xem có “âm mưu” làm mộ giả như có ý kiến đã xầm xì.” (Di cốt Nguyễn Trung Trực: Kỳ cuối Có “âm mưu” làm giả hài cốt? Lâm Điền, Số 42015 ra thứ 3 ngày 06012015)“Nhìn từng đoàn, từng đoàn người ùn ùn gầm rú xe máy chở những súc gỗ xẻ qua trước mũi trạm bảo vệ nơi cửa rừng của Cty TNHH nông nghiệp Khang Cường ở Đạ Nha, tôi không thể không tự hỏi về năng lực bảo vệ rừng của đơn vị này…” (Đạ Nha, lâm tặc như chủ rừng – Kỳ cuối: Không dám động đến lâm tặc – Khắc Dũng, số 662015, thứ 3 ngày 24032015)“Những ngày vào Khoa Ung bướu (Bệnh viện Nhi T.Ư), tôi bị ám ảnh bởi những đứa trẻ đầu trắng bóc, trọc lốc vì xạ trị, những cánh tay thâm bầm vì chọc ven, những cái nhọt mưng mủ, chảy nước vì đến giai đoạn “bị phá”… Nghe đến ung thư, ai cũng coi đó là “cửa tử”. Sau những tiếng khóc ngằn ngặt, xé lòng của những đứa trẻ là những tiếng nấc nghẹn của người thân. Không ai muốn con mình mắc bệnh, không ai muốn chấp nhận thực tế phũ phàng, và trong những đớn đau tột cùng, những ông bố, bà mẹ vẫn cố gắng gạt nước mắt, tìm mọi cách, xoay mọi kiểu để giành giật sự sống cho con.” (“Đồng hành cùng bệnh nhi ung thư” Cơ cực những đứa con côi mang bệnh ung thư – Bảo Duy, số 1162015, thứ 2 ngày 25052015)“Tôi thấy mình như có lỗi khi khơi lại nỗi đau mất mát mà các chú, các bác đã cố chôn chặt đáy lòng suốt 40 năm qua. Nhưng tôi tin rằng, mỗi giọt nước mắt ấy sẽ gieo mầm cho ký ức năm xưa sống lại, để hôm nay và mai sau nhắc nhớ về nỗi kinh hoàng của chiến tranh, để biết trân trọng và yêu chuộng hòa bình…” (Thổ Châu – đau đáu câu hỏi 40 năm – kỳ 1: Ký ức tang thương – Lục Tùng, số 1492015, thứ 5 ngày 02072015)“Tới Jalan Alor con phố sầm uất, nổi tiếng giữa lòng Kuala Lumpur (Malaysia), chúng tôi thấy vỡ ra nhiều điều về du lịch Việt Nam.” (Nhậu đêm ở Kuala Lumpur – Anh Khoa, số 2542015, thứ 3 ngày 03112015)Với sapo bày tỏ quan điểm, tác giả thường đưa ra lời bình phẩm, đánh giá, nhận xét hay nêu cảm xúc của cá nhân trước đối tượng tâm điểm của bài viết. Kiểu sapo này giúp độc giả dễ dàng định hướng bài viết theo chiều hướng của tác giả. Tuy nhiên, đối với những vấn đề nhạy cảm, cần phải suy nghĩ kĩ trước khi viết, tránh xảy ra những chuyện đáng tiếc vì không lường trước được hậu quả của vấn đề. Vì vậy, khi đưa ra một quan điểm cá nhân cũng nên phản ánh, bình luận một cách khách quan, mang yếu tố tích cực đối với vấn đề và cần có một chừng mực, khuôn khổ nhất định.Sapo là mẩu đối thoại hoặc phát ngôn sử dụng những mẩu đối thoại ngắn, có nội dung hấp dẫn, lôi cuốn làm sapo. Dạng sapo này thường tạo được cảm giác gần gũi, thân mật như một cuộc trò chuyện, tạo cho độc giả dễ dàng tiếp thu bài viết, lôi cuốn, hòa nhập vào tác phẩm. Đây cũng là dạng sapo được sử dụng nhiều trên báo Lao Động, chủ yếu ở phóng sự chân dung hay những phóng sự liên quan đến cuộc sống sinh hoạt đời thường.Ví dụ: ““Chú ơi, chú quên thứ này nè”, tiếng gọi thất thanh kéo tôi quay ngoắt lại. Cái dáng hớt hải, liêu xiêu chạy dọc hành lang, tay lủng lẳng chiếc túi máy ảnh kia là của Trần Thị Phương Mai cô bé vừa dành cho tôi những lời ngợi khen nức nở ở buổi học lạ lùng của Trường Tiểu học số 2 Cát Trinh (Phù Cát, Bình Định): “Chú ghi nhanh ghê. Con không ghi được vậy đâu”...” (Hai tư mảnh ghép – Xuân Nhàn, số 812015, thứ 6 ngày 10042015)“Một sáng, vừa leo lên taxi, bỗng đập vào mắt tôi là trên cánh tay săn chắc của chàng lái xe nổi bật hình xăm lớn một ngọn hải đăng. Tôi thốt lên: “Đẹp quá. Nhưng sao lại là ngọn hải đăng?”. Chàng lái xe mắt vẫn nhìn thẳng: “Để không bị lạc đường về nhà. Thế được chưa” Chúng tôi cùng cười phá lên. Lại chợt nhớ đến Phương Anh cô nhân viên tín dụng trẻ trung trên cổ tay cũng xăm nhưng chỉ là một từ tiếng Anh rất nhỏ: “Smile” có nghĩa “nụ cười”. Với cô gái ấy, “Smile” là một triết lý sống...” (Xăm hình nghệ thuật nghề tự lập và không tẻ nhạt – Nguyễn Linh, số 1062015, thứ 4 ngày 13052015)““Chị Hoa nay biết luật rồi thì sau tụi tui đụng chuyện liên quan đến pháp luật, tụi tui mướn chị Hoa giúp, không lo mình bị chèn ép” những “đồng nghiệp” ở chợ Vĩnh Bình (huyện Gò Công Tây, Tiền Giang) của bà Phan Thị Kim Hoa (người vừa trở thành tân cử nhân luật ở tuổi 55) tự hào nói. Bà Hoa cười: “Tui biết gì giúp đó, không có mướn gì hết đâu nghen”.” (Tân cử nhân luật tuổi 55 – Lê Tuyết, số 1472015, thứ 3 ngày 30062015)“5h30 sáng, thầy Xiêm bật dậy đánh hồi kẻng báo thức học sinh, chuẩn bị cho ngày học mới. Tiếng kẻng leng keng kiểu như chỉ kêu cho đúng quy định, bởi nhìn ra sân học sinh đã tụm năm, tụm bảy từ lúc nào. Thầy Xiêm trở vào phòng, nhỏ nhẹ: “Học sinh dậy sớm quá, anh phóng viên có đi vệ sinh thì ra chỗ ghế đá ngồi xếp hàng, tôi sẽ dặn các em ưu tiên”. Nói rồi, thầy Xiêm với tay xé ít giấy tập, xăm xăm cầm cái cuốc lưỡi dài, đi về phía quả đồi rồi mất hút...” (“Vê đúp xê” ở Cà Roòng – Lâm Hưng Thơ, số 2712015, thứ 2 ngày 23112015)Sapo tiếp nối tiêu đề là dạng sapo có quan hệ mật thiết với tít về cả nội dung lẫn hình thức, có chức năng hoàn thiện tít, kết hợp với tít để tạo nên một đoạn văn ý nghĩa và hoàn chỉnh. Ví dụ: “Có thể nói một cách vắn gọn như vậy về việc dạy tiếng Chăm ở Nam Bộ hiện nay.” (Những khoảng trống trách nhiệm... – Lục Tùng, số 992015, thứ 3 ngày 05052015)“Tuy nhiên, hơn 50 năm trôi qua, sau khi được đổ từ ống bương mới tịch thu chuyển sang cái chai thủy tinh, thì hiện vật cứ vơi cạn dần.” (Chuyện “mở” lọ mỡ người để tìm người cha bị xẻo thịt – Đỗ Doãn Hoàng, số 2642015, thứ 7 ngày 14112015)“Họ là những chủ nhà trọ, không máu mủ ruột rà với công nhân nhưng sẵn sàng cưu mang, chăm lo và coi những người công nhân ở trọ như con cháu trong gia đình, nghĩa tình trọn vẹn. Những dì Tư, cô Năm, bác Hai… trở thành chỗ dựa cho những công nhân xa quê, dù vẫn là người ở trọ nhưng gắn bó với nhau 10 năm, 15 năm thì “cái ao nước lã cũng thắm thiết như một giọt máu đào”.” (Nghĩa tình công nhân xa quê – Kỳ 1: Những tấm lòng thơm thảo – Lê Tuyết, số 2722015, thứ 3 ngày 24112015)Dạng sapo này thường ngắn gọn, súc tích và gắn với tít. Tít và sapo ở dạng này liên quan chặt chẽ với nhau, vì vậy khi đọc bài, độc giả cần đọc liền mạch từ tít đến sapo mới có thể hiểu được nội dung mà tác giả muốn nhắc đến. Sapo hàm chứa yếu tố miêu tả¬¬¬ thường được sử dụng ở các dạng bài phóng sự về các vấn đề trong đời sống tự nhiên và xã hội, chủ yếu miêu tả về cảnh vật nơi xảy ra sự kiện, vấn đề. Cách dùng sapo này giúp khơi gợi cảm xúc từ độc giả, khiến độc giả cảm thấy như được tận mắt chứng kiến sự kiện, vấn đề đó xảy ra. Ví dụ: “Sa Pa như nàng công chúa ngủ trong rừng, vốn được người Pháp đánh thức một cách dịu dàng từ hơn 1 thế kỷ trước. Sơn nữ kiều diễm ấy đang tỏa hương khoe sắc một cách ý nhị tinh khôi, thì bỗng dưng cơn lốc đi du lịch và kinh doanh du lịch chụp giật gần đây làm cho nàng bị… liễu dập hoa vùi. Sau Tết Nguyên Đán Ất Mùi 2015, trở lại Sa Pa, nhiều người đã phải tuyệt vọng não nề.” (Du lịch Sa Pa bao giờ mới “xem lại mình”? – Đỗ Doãn Hoàng, số 462015, thứ 7 ngày 28022015)“Xã Cẩm Bình (huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh) là địa phương từng “đóng đinh” với câu ca: “Cẩm Bình cháy khô cuống rạ Đứt chạc cày trâu ngã lăn quay...”. Nhưng bây giờ, Cẩm Bình trước mắt chúng tôi là những con đường thảm nhựa, bêtông phẳng lỳ, rộng rãi, cánh đồng mẫu lớn tháng 5 vàng óng, nhà cửa khang trang cùng những khu vườn xanh mướt, trĩu quả... Cuộc sống của người dân Cẩm Bình đang đổi thay từng ngày.” (Hà Tĩnh, những vùng quê đáng sống – kỳ 1: Những vùng quê kiểu mẫu – Đăng Khoa – Trần Tuấn, số 1192015, thứ 5 ngày 28052015)“Nắng trút lửa khắp các cánh đồng, làng mạc tỉnh Ninh Thuận giữa cơn hạn đỉnh điểm 40 năm. Người người quay quắt trong khô khát, đỏ mắt nhìn nắng nung đồng ruộng nứt nẻ, xót xa bầy gia súc khốn cùng quỳ rạp trên mặt đất giờ như chảo lửa, cố mót từng gốc rạ còn sót.” (Hoa nở trên chảo lửa – Linh Phạm, số 1342015, thứ 2 ngày 15062015)Sapo nêu luận cứ là dạng sapo lấy đối tượng xử lí là các vấn đề hay sự kiện đang tồn tại trong đời sống xã hội còn mơ hồ, gây tranh cãi, cần đi sâu để bàn luận, làm rõ, xem xét để đưa ra một kết luận đúng đắn hay một thái độ hành xử phù hợp. Sapo nêu luận cứ thường đưa ra các con số, dẫn chứng ấn tượng, có khả năng thu hút độc giả khiến người đọc muốn tiếp cận với nội dung của bài.Ví dụ: “Trong lúc các cơ quan, ngành chức năng còn loay hoay tìm lời giải cho bài toán đưa đảo tiền tiêu thoát khỏi nạn “mắc cạn” giữa biển khơi, Thổ Châu lại lung lay ngay gốc khi nguồn nhân lực đang trong tình trạng mong manh về lực, chắp vá và bấp bênh về trí.” (Thổ Châu – chưa gần đảo…không xa – Kỳ cuối: Lung lay từ gốc – Lục Tùng, số 48, thứ 3 ngày 03032015)“Mùa lễ hội rằm tháng giêng, thường là mùa làm ăn lớn nhất trong năm đối với hàng trăm hộ tiểu thương ở khu vực núi Bà Đen, tỉnh Tây Ninh. Thế nhưng năm nay, việc bán buôn của họ lại bết bát chưa từng thấy.” (“Nghẹt thở ” ở núi Bà Đen – Cao Hùng, số 562015, thứ 5 ngày 12032015)“Xã Na Ư có diện tích 112,8km2, kinh tế thuần nông, có 24km đường biên giáp với Lào. Người dân hai bên biên giới có quan hệ họ tộc, dân tộc rất gần gũi với nhau. Chỉ tính đến đầu năm 2014, 6 bản của xã Na Ư (gồm Na Ư, Hua Thanh, Con Cang, Ka Hâu, Na Láy, Púng Bửa) với chưa đầy 1.500 khẩu đã có đến 6 án tử hình, 12 án truy nã đặc biệt, 75 đối tượng đang chấp hành án, gần 100 người nghiện ma túy.” (Mất ngủ ở Tây Trang Kỳ 1: Buôn ma túy để... thoát nghèo – Giang Thùy Linh, số 1242015, thứ 4 ngày 03062015)“7.682 hộ dân quay quắt vì thiếu nước sinh hoạt, 4.628ha lúa từng phút từng giây cháy khô, buộc phải cắt cho... bò ăn thay cỏ nhưng bò cũng không thèm. Hơn tuần nữa, nếu trời vẫn không mưa khả năng đã được cơ quan chuyên môn dự báo Bình Định sẽ mất đứt hơn 10.000ha lúa. Trên đường về Phù Mỹ nơi gánh chịu thiên tai nặng nề nhất Bình Định đầu óc tôi cứ hầm hập, ong ong những con số bốc khói.” (Cắt lúa cho... bò ăn – Xuân Nhàn, số 1322015, thứ 6 ngày 12062015)“Liên tiếp xảy ra 6 cái chết cùng một triệu chứng đau họng, sưng hạch cổ... và hàng chục người đồng loạt phát bệnh ở 2 làng đồng bào Bh’noong dưới chân đỉnh Ngọc Linh (xã Phước Lộc, huyện Phước Sơn, Quảng Nam) trong 2 tháng qua khiến người dân hoang mang tột độ. Nhà nhà giết gà, mổ lợn, đâm trâu cúng linh đình, chộn rộn chuyện dời làng... Cơ quan chức năng bước đầu xác định nguyên nhân gây ra cái chết của 16 nạn nhân do vi khuẩn bạch hầu. Nhưng đằng sau dịch bệnh là những hủ tục lạc hậu, mê tín và nạn ô nhiễm môi trường…” (Giữa tâm ổ dịch bạch hầu – Thanh Hải, số 1622015, thứ 6 ngày 17072015) “15, 20 triệu đồng lớn hay nhỏ? Với người này, đó chỉ là chầu nhậu, bữa điểm tâm, nhưng với kẻ khác, nó đủ nghiêm trọng để đẩy con người ta tới chỗ phân vân sống chết. Chuyện dưới đây chấn động mảnh làng quê Tuy Phước (Bình Định), nơi gần 30 hộ nghèo cùng lâm cảnh “vô phúc đáo tụng đình”. Họ, kẻ trước người sau, nay vùng vẫy chống lại bản án tranh chấp hợp đồng vay vốn trong tình cảnh trớ trêu, vô vọng.” (Tuy Phước, những con nợ khốn khổ Xuân Nhàn, số 2672015, thứ 4 ngày 18112015)Báo Lao Động sử dụng nhiều dạng sapo khác nhau, một số sapo không thể phân định được thuộc dạng nào. Vì thế, cách phân loại trên chỉ mang tính tương đối. Người viết cần linh hoạt trong cách viết sapo, có thể kết hợp nhiều dạng sapo để có thể nêu bật được nội dung thông điệp, ý đồ của mình đến với độc giả. 2.2. Hình thức Một sapo thành công không chỉ dừng lại ở một nội dung hay mà còn được quyết định bởi hình thức. Nó được thể hiện qua kết cấu, dung lượng, ngôn ngữ, biện pháp nghệ thuật…
Trang 1MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1 Mục đích, ý nghĩa chọn đề tài
2 Lịch sử nghiên cứu
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4 Phương pháp nghiên cứu
5 Kết cấu của niên luận
1.3 Vài nét về báo Lao Động
CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN SỬ DỤNG SAPO PHÓNG SỰ TRÊN BÁO LAO ĐỘNG NĂM 2015
Trang 21 Mục đích, ý nghĩa chọn đề tài
Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu thông tin của công chúng cũngngày càng cao Do đó, việc đáp ứng nhu cầu được thông tin nhanh nhạy đã khẳngđịnh vai trò quan trọng của truyền thông nói chung và của báo chí nói riêng
Việc áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại đã giúp cho báo chí ngày càng pháttriển đa dạng hóa hơn và đã tạo ra sự cạnh tranh giữa các cơ quan báo chí, nhất làđối với báo in Và muốn tồn tại, mỗi tờ báo cần tạo được cho mình một thế mạnh,một điểm nhấn đặc biệt để thu hút được độc giả
Nhiều tờ báo lớn đã tạo được dấu ấn riêng cho mình Nếu Tuổi Trẻ là tờ báo
đi đầu trong việc làm mới cách viết và thể hiện tác phẩm báo chí, Thanh Niên khámềm mại trong cách sử dụng ngôn từ thì Lao Động khẳng định tên tuổi của mìnhbằng mục phóng sự
Phóng sự từ lâu đã trở thành một thể tài xung kích của báo chí, phản ánhchiều sâu của cuộc sống Đây là một thể loại đặc biệt để mô tả hiện thực, có khảnăng tạo được ấn tượng sâu sắc đối với công chúng Nó khiến cho những con sốkhô khan trỏ nên sống động, những mối liên hệ trở nên rõ ràng, các vấn đề trừutượng được cụ thể hóa hơn
Phóng sự có mặt ở hầu hết tất cả các tờ báo Nhiều nhà báo đã rất thành côngvới thể loại phóng sự và được đánh giá là những cây bút sắc sảo, nhạy bén như nhàbáo Xuân Ba (báo Tiền Phong), nhà báo Huỳnh Dũng Nhân (báo Lao Động), nhàbáo Đỗ Doãn Hoàng (báo Lao Động) …
Để bài phóng sự lôi cuốn người đọc ngay từ những câu chữ đầu tiên, ngoàitít ra, sapo cũng có vai trò không kém phần quan trọng Một sapo hay không chỉthu hút, lôi cuốn độc giả đọc tiếp những phần sau của bài mà còn góp phần tạo nênmột tác phẩm có giá trị Vì vậy, các cơ quan báo chí hiện nay rất chú trọng vàchăm chút cho sapo một cách kỹ lưỡng Mỗi tờ báo sẽ có những cách viết saporiêng, phù hợp với phong cách của tờ báo đó
Việc nghiên cứu, đánh giá sapo cũng như chiều hướng phát triển của nó rấtphức tạp Bởi lẽ mỗi tờ báo sẽ có một cách viết sapo khác nhau, và bản thân mỗi tờbáo đó cũng ngày càng đổi mới cách viết để phù hợp với cách đọc của đọc giả Vànhững thay đổi thực tiễn đó không phải bao giờ lý luận cũng theo kịp Trong thờigian nghiên cứu có hạn, tôi chỉ đề cập và khảo sát sapo phóng sự trên báo LaoĐộng năm 2015, đây cũng chính là đề tài của niên luận này
Trang 3Vietnamnet… Ví dụ như đề tài niên luận “Khảo sát cách trình bày sapo bài phóng
sự báo Lao Động năm 2010” của Lê Đình Huân, K32 Khoa Báo chí – Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Huế; “Khảo sát Sapo phóng sự trên báo Nhân dân năm 2011” của Võ Thị Thúy Hiền, K33 khoa Báo chí – Truyền thông, trường
Đại học Khoa học Huế…
Trên báo Lao Động, sapo phóng sự được nghiên cứu chủ yếu ở cách trình
bày, chưa đi sâu nghiên cứu về nội dung Với đề tài niên luận “Sapo phóng sự trên báo Lao Động năm 2015”, tôi sẽ nghiên cứu sâu hơn về sapo trên cả hai
phương diện nội dung và hình thức
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Khi nghiên cứu về đề tài “Sapo phóng sự trên báo Lao Động năm 2015”,
đối tượng nghiên cứu chính của chúng tôi chính là Sapo phóng sự Trong khuônkhổ một đề tài niên luận, chúng tôi chỉ chọn khảo sát sapo trong những bài phóng
sự đã được đăng trên báo Lao Động năm 2015
4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu này là khảo sát các bài phóng
sự trên báo Lao Động năm 2015, từ đó phân tích, so sánh, đánh giá để rút ra nhữngđặc điểm về nội dung và hình thức của Sapo
5 Kết cấu của niên luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, niên luận gồm có hai chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về Sapo và Sapo phóng sự
Chương 2: Thực tiễn sử dụng Sapo phóng sự trên báo Lao Động năm 2015
PHẦN NỘI DUNG
Trang 4CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ SAPO VÀ SAPO PHÓNG SỰ
1.1 Sapo
1.1.1 Khái niệm
Trong cuốn “Phóng sự từ giảng đường đến trang viết” của Huỳnh Dũng
Nhân, Sapo (Chaupeau) theo tiếng Pháp có nghĩa là “cái mũ” Sapo còn được biếtđến với nhiều thuật ngữ khác nhau như “lời mào đầu”, “người dẫn đường”, “ngườigiới thiệu”
Dù được gọi bằng thuật ngữ gì, tựu chung lại, sapo là một câu hoặc mộtđoạn văn ngắn mở đầu một tác phẩm báo chí, nằm đọc lập và có vai trò giới thiệu,cung cấp cái nhìn tổng quan về tác phẩm báo chí nhằm giúp người đọc tiếp cậnnhanh chóng, dễ dàng với thông tin mà họ quan tâm
1.1.2 Vị trí
Sapo thường đứng sau tít và nằm trước phần nội dung của bài báo Về hìnhthức, sapo dài hơn Lead nhưng ngắn gọn hơn Lời tòa soạn, có nội dung hoànchỉnh, trọn vẹn, có thể là một hay nhiều câu Sapo là một bộ phận độc lập, kết thúcbằng dấu chấm câu và ngắt xuống dòng
Xu hướng báo chí hiện đại đã kéo theo sự thay đổi trong cách viết sapo Hiệnnay, sapo thường được viết ngày càng ngắn gọn, đáp ứng được yêu cầu vừa cungcấp vừa tóm tắt nội dung thông tin mà bài báo hướng đến Các câu được sử dụngtrong Sapo không dùng trong bài
1.1.3 Chức năng
Thứ nhất, Sapo có chức năng hoàn thiện tít, xác định chủ đề, góc độ xử lýthông tin mà bài báo hướng đến, giúp độc giả nhận biết, hình dung tác phẩm Sapogiúp cho độc giả dễ dàng lựa chọn tin, bài cần đọc
Thứ hai, sapo tóm tắt nội dung thông tin bài báo bằng cách đưa ra nhữngthông tin chủ yếu, quan trọng của bài viết Điều này giúp cho độc giả dễ dàng nắmbắt được nội dung thông tin của bài báo mà không cần phải đọc hết bài báo Tuynhiên, việc này khiến cho sapo dài dòng và không đạt hiệu quả báo chí Vì vậy, cầnkết hợp việc tóm tắt nội dung tác phẩm, vừa gợi mở câu chuyện để kích thích việctìm hiểu bài viết của độc giả
Trang 5Thứ ba, sapo nêu hoàn cảnh cụ thể, đặc biệt đối với thể loại phóng sự, ký sự,bài điều tra dài kỳ Sapo nêu hoàn cảnh nhằm nhắc lại, khơi gợi lại những kỳ trước.Với phỏng vấn, nó giới thiệu vắn tắt người được phỏng vấn và gợi vấn đề màngười đó đề cập đến
Thứ tư, sapo có chức năng thu hút sự chú ý của độc giả Nếu như tít là lựachọn đầu tiên để độc giả lựa chọn tin, bài thì sapo có chức năng kích thích thêm sự
tò mò, tạo thêm độ háp dẫn của bài báo, nhằm làm cho đọc giả đọc tiếp nhữngphần tiếp thep của bài Vì vậy, sapo cần được viết một cách khéo léo, mềm mại,tránh khô khan, sáo rỗng gây nên sự nhàm chán cho độc giả
Thứ năm, chứng minh tính thời sự của bài báo Bằng việc sử dụng các từnhư: đang, sẽ, vừa mới, hôm nay…sapo đã chứng minh được sự nóng hổi, tính thời
sự của thông tin mà bài báo cung cấp Thường thì độc giả chỉ quan tâm đến nhữngthông tin vừa mới hoặc sẽ xảy ra xung quanh cuộc sống của họ Nó liên quan trựctiếp đến cuộc sống và nhu cầu thông tin nhanh nhạy ngày càng cao của côngchúng
1.1.4 Phân loại
Trong cuốn “Thông tấn báo chí, lý thuyết và kỹ năng” của tác giả Nguyễn
Đình Lợi, Sapo được chia làm bốn loại như sau: Sapo trực tiếp, sapo gián tiếp,sapo khái quát và sapo miêu tả
Sapo trực tiếp là loại sapo mà người đọc có thể thấy rõ kết quả và nội dungquan trọng nhất của sự kiện ở ngay trong câu đầu tiên Sapo trực tiếp thường được
sử dụng cho tin thời sự Nội dung thường đáp ứng 5W + 1H, chứa đựng những dữkiện quan trọng nhất của sự kiện Sapo trực tiếp thường không dài quá 25 chữ
Sapo gián tiếp là loại sapo thường bắt đầu với một câu chuyện, một giaithoại hoặc về một người trong một tình huống đặc thù, hoặc mô tả về quang cảnh.Tất cả đều làm đậm nét thêm chủ đề chính của sự kiện Sau đó, tác giả mới chongười đọc biết ý chính mà bài hướng tới Sapo gián tiếp thường được dùng cho bàiphóng sự Cách viết này giúp lôi cuốn, khơi gợi sự tò mò của độc giả
Sapo khái quát là loại sapo dùng hình thức trần thuật trực tiếp, là cách viếtđơn giản và dễ nhất Ưu điểm là đưa thông tin đơn giản, nhanh nhất về một sựkiện, sự việc nào đó, đọc giả dễ hiểu Loại sapo này thường được sử dụng cho phátthanh và truyền hình
Sapo miêu tả là loại sapo tái hiện lại cảnh vật, sự vật, sự kiện…một cáchsống động, cụ thể, khơi gợi cảm xúc trực tiếp từ người đọc
Trang 6Ngoài cách phân chia trên, sapo còn được phân thành các loại như: sapo gọitên, sapo tóm tắt, sapo khơi gợi, sapo nêu sự việc, dẫn đường, sapo chân dung,sapo nêu luận cứ, sapo kể chuyện, sapo nêu cảm xúc suy nghĩ của tác giả, sapo tiếpnối tiêu đề, sapo trích dẫn.
Sapo gọi tên thường chỉ gọi tên vấn đề sẽ được trình bày trong bài viết, kèmtheo nó là lời bình luận ngắn gọn của tác giả
Sapo tóm tắt là loại sapô giúp độc giả có thể nắm bắt được những thông tincốt lõi của vấn đề, từ đó có cái nhìn khái quát tới sự kiện được phản ánh
Sapo khơi gợi: Với sapô có tính khơi gợi, các sự việc đôi khi được coi là đã được biết đến Sapô ở đây đưa ra ý tưởng chung của bài báo, góc độ và giọng điệu của bài báo Thích hợp với phóng sự, chân dung, một số thể loại phỏng vấn và bài tổng hợp viết cho các tạp chí
Sapo nêu sự việc, dẫn đường thường kể về các sự việc đã thúc đẩy tác giảviết nên bài báo, khơi gợi mối liên quan giữa tác giả với bài báo, tăng tính thuyếtphục cho tác phẩm
Sapo chân dung là loại sapô mà người viết phác thảo nên những nét chândung nào đó của nhân vật chính trong tác phẩm Đó có thể là ngoại hình, sựnghiệp, thân thế cũng có thể là sự pha trộn nhiều khía cạnh của chân dung nhânvật
Sapo nêu luận cứ thường đưa ra các con số hay dữ kiện ấn tượng, có khảnăng thu hút sự chú ý của người đọc, có mối liên quan trực tiếp với vấn đề, sự kiệntrong bài
Sapo kể chuyện là loại sapô khiến người đọc có cảm giác đang được nghetác giả kể lại câu chuyện nào đó
Sapo nêu cảm xúc và suy nghĩ của tác giả: sapo thể hiện tâm tư, suy nghĩ,trăn trở của tác giả về sự kiện, vấn đề nào đó diễn ra trong đời sống xã hội Nó cótính thời sự và có ý nghĩa xã hội và mang yếu tố chủ quan của tác giả
Sapo tiếp nối tiêu đề thường có nội dung gắn liền với tít, phụ thuộc vào tít cảmặt nội dung lẫn hình thức
Sapo trích dẫn thường trích dẫn lời nói của nhân vật hoặc của các nhân vậtnổi tiếng, các nhân vật có thẩm quyền
Trang 7Tuy nhiên, hiện nay sapo thường được viết theo phương pháp tích hợp nênviệc phân loại sapo chỉ mang tính tương đối Cách phân chia như vậy chỉ mangtính chất tham khảo chứ không phải sự định hình cách viết hay bó buộc cách viếtnhất nhất theo loại này hay loại kia Tùy vào mục đích, nội dung bài báo, tùy vàokinh nghiệm của mỗi người để trình bày sapo theo phong cách riêng của mình.
1.2 Sapo phóng sự
1.2.1 Khái niệm
Từ những lí luận đã nêu ở trên, có thể hiểu Sapo phóng sự là đoạn văn ngắn,độc lập mở đầu một tác phẩm phóng sự, có chức năng giới thiệu tổng quan về nộidung, hướng đi của tác phẩm đến với độc giả
1.2.2 Đặc điểm
Do đặc trưng của thể loại phóng sự là khai thác thông tin một cách sâu rộng,chuyển tải nhiều thông điệp nên dung lượng của phóng sự thường lớn Vì vậy, cácbài phóng sự thường có sapo để vừa có nội dung thông tin, vừa có thể mời gọi độcgiả đọc bài
Sapo phóng sự phải giúp độc giả định hình được hướng đi của bài báo, góc
độ tiếp cận thông tin của tác giả và cung cấp nội dung chính qua một cái “liếcmắt” Tuy chỉ với vài ba câu ngắn ngủi nhưng vai trò của sapo hết sức quan trọng,quyết định sự thành bại của một tác phẩm báo chí Sự hấp dẫn của sapo chính làđiểm để níu mắt độc giả, lôi cuốn họ theo dõi tiếp câu chuyện
Ngày nay, sapo đang dần được viết theo lối tổng hợp, nghĩa là vừa phải chứa đựngnội dung thông tin, vừa phải hấp dẫn, lôi cuốn độc giả Hơn nữa, sapo phóng sựcũng đang dần co ngắn lại để đáp ứng nhu cầu thông tin nhanh nhạy của côngchúng
1.3 Vài nét về báo Lao Động
Báo Lao Động là cơ quan thông tin của Tổng Liên đoàn Lao động ViệtNam, thành lập ngày 28/07/1929 do Tổng Công hội Đỏ Bắc Kỳ đảm trách Đây làmột trong những tờ báo lâu đời nhất và có ảnh hưởng nhất trong hệ thống báo chítruyền thông của chính quyền Việt Nam hiện tại Đồng chí Nguyễn Đức Cảnh(người phụ trách Ban chấp hành lâm thời Công hội Đỏ Bắc Kỳ) và đồng chí TrânHồng Vận (Ủy viên Ban chấp hành Công hội Đỏ Bắc Kỳ) là hai người đầu tiêntrực tiếp tham gia làm báo Lao Động
Trang 8Nhiệm vụ ban đầu của tờ báo là “tuyên truyền, khuếch trương, ảnh hưởng vàphổ biến đường lối của Tổng Công hội ra khắp cả nước” Đến ngày 14/08/1929, sốbáo đầu tiên ra đời, xuất bản chỉ hai trang trên khổ giấy 22 x 32cm, in bằng phươngpháp thủ công trên đất sét tại ngõ Thông Phong, phố Hàng Bột, Hà Nội Sau 4 sốbáo ngừng xuất bản.
Đến năm 1943, tờ báo mới có điều kiện hoạt động trở lại Trong vòng gần 1năm (05/1944 – 04/1945) báo Lao Động chỉ ra được 5 số, mỗi số 4 trang khổ nhỏ
Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 13/10/1945, Báo Lao Động racông khai Trụ sở báo tại 51 Hàng Bồ, Hà Nội Tùy từng điều kiện cụ thể, báo ra 2hoặc 4 trang khổ nhỏ Phát hành 1500 – 2000 tờ báo/kỳ vào thứ năm hàng tuần
Tháng 01/1946, báo phát hành vào thứ bảy hàng tuần
Ngày 20/05/1946, Hội nghị cán bộ công nhân cứu quốc họp, quyết địnhthống nhất các tổ chức Công đoàn Việt Nam thành Tổng Liên đoàn Lao động ViệtNam Báo Lao Động được xác lập vị trí, trở thành cơ quan ngôn luận chính thứccủa tổ chức công đoàn trên toàn quốc Từ đây, báo ngày càng phát triển mạnh mẽ
và có sự thay đổi sâu sắc về vị trí, vai trò, nhiệm vụ trong thời kỳ mới của lịch sửnước ta
Khi tổ quốc thống nhất, cả nước tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, báo LaoĐộng phát triển thêm một bước cả về nội dung và hình thức Báo phát hành thứnăm hằng tuần, ở cả 2 miền Nam, Bắc, với 16 trang khổ nhỏ
Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI (tháng 12.1986) - dấu ấn quan trọngcủa thời kỳ bắt đầu đổi mới là Báo Lao Động xuất hiện chuyên mục Hộp thư côngnhân xây dựng Đảng (tháng 8.1986)
Ngày 27.7.1989, thay cho việc in ty-pô lỗi thời trên giấy đen, báo bắt đầu ápdụng công nghệ in ốp-set trên giấy trắng Liên Xô, khẳng định một bước tiến quantrọng về hình thức
Ngày 3.12.1989, báo Lao Động xuất bản tờ Lao Động Chủ Nhật - một bướcchuyển biến có tính nhảy vọt, in khổ 30x40cm, 4 màu, 12 trang, Lao Động ChủNhật đã đứng vững bên cạnh Lao Động thứ năm, góp thêm tiếng nói của giai cấpcông nhân trong sự nghiệp đổi mới do Đảng lãnh đạo
Ngày 18.8.1993, Bộ Văn hoá Thông tin đồng ý cho phép báo Lao Động tăng
kỳ xuất bản lên 3 kỳ/tuần
Trang 9Từ năm 1995, với Ban Biên tập mới, báo Lao Động bước vào thời kỳ ổnđịnh và phát triển.
Ngày 1.7.1996 đánh dấu một bước phát triển mới trong lịch sử của Báo LaoĐộng: Báo phát hành 4 kỳ/tuần: Thứ ba, thứ năm, thứ bảy và chủ nhật
Tháng 10.1997, một ý tưởng mới đã ra đời: 2 trang Thông tin Hà Nội vàTP.Hồ Chí Minh tặng bạn đọc ở 2 thành phố lớn của đất nước Trang Hà Nội vẫnxuất bản đều đặn từ đó tới nay
Tháng 4.1999, Lao Động xuất bản thêm trang Miền Trung - Tây Nguyên vàtrang Đồng bằng sông Cửu Long tặng bạn đọc ở 2 khu vực này Tháng 9.1999,xuất bản trang Miền Đông Nam Bộ Đến thời điểm này, trang địa phương của báoLao Động đã có mặt gần 40 tỉnh, thành trên cả nước
Ngày 19.5.1999, nhân kỷ niệm Ngày sinh nhật Hồ Chủ tịch, Báo Lao ĐộngĐiện tử ra mắt bạn đọc
Tháng 1.2000, Lao Động xuất bản 5 kỳ/tuần: Thứ hai, ba, tư, năm, sáu.Tháng 4.2001: Báo xuất bản 6 kỳ/tuần, từ thứ hai đến thứ bảy
Tháng 4.2002: Báo xuất bản 7 kỳ/tuần
Ngày 11.8.2006, báo Lao Động Cuối tuần ra bộ mới với 24 trang, khổ27x35cm, in 4 màu, số lượng phát hành hơn 70.000 bản/kỳ, có nhiều nội dungphong phú, đáp ứng yêu cầu của mọi đối tượng bạn đọc
Tháng 1.2007 đến nay, Báo Lao Động tặng thêm bạn đọc chuyên trang Tiền
Trang 10Từ khi ra đời cho đến nay, báo Lao Động luôn tuân theo đường lối củaĐảng, sự lãnh đạo của nhà nước và sự chỉ đạo của Tổng Liên đoàn Lao động ViệtNam.
Báo Lao Động thể hiện rõ quan điểm, lập trường của giai cấp công nhân: Cổ
vũ và tuyên truyền toàn dân thực hiện công cuộc đổi mới đất nước
Báo Lao Động vinh dự được nhà nước trao tặng Huân chương Lao Độnghạng Nhất 2 lần vào năm 1978 và 2014 Ngoài ra, báo Lao Động còn nhận đượcHuân chương Độc Lập hạng Nhất vào năm 1999 và danh hiệu Anh hùng Lao độngnăm 2009
Trang 11CHƯƠNG 2 THỰC TIỄN SỬ DỤNG SAPO PHÓNG SỰ TRÊN BÁO LAO ĐỘNG NĂM
Phóng sự thường được trình bày ở trang 6, đôi khi nó còn được bố trí ở trang
5 hoặc trang 7 Có một số số có 2 – 3 bài phóng sự được đăng Việc sử dụng sapotrên báo Lao Động như là một tất yếu, đặc biệt đối với phóng sự
2.1.1 Phản ánh thông tin quan trọng của bài viết
Trong một tác phẩm báo chí, nội dung là yếu tố quan trọng nhất quyết địnhnên sự thành công của một bài báo, cho nên bài viết phải mang tính thời sự và xãhội cao
Đề tài phóng sự trên báo Lao Động thường rất gần gũi với đời sống hàngngày như một con người, một cản vật, một con đường… Những sự vật, con ngườitưởng chừng như thân thuộc đó lại có thể trở thành một thiên phóng sự hấp dẫn,mang ý nghĩa xã hội cao
Phóng sự trên báo Lao Động thường đề cập đến việc phản ánh hiện thực xãhội, cuộc sống Đây được xem là mảng đề tài hết sức phong phú và đa dạng Quanhững bài phóng sự như vậy, ta thấy được những mảng màu sáng tối trong xã hội
Cụ thể như: “Trạm truyền thanh không truyền thanh” của Lâm Hưng Thơ, LĐ
số 13/2015 ra ngày 16/01/2015; “Ở bệnh viện để ăn cơm có thịt” của Lê Tuyết – Vân Nguyễn, LĐ số 23/2015, ngày 28/01/2015; “Du lịch Sa Pa-bao giờ mới “xem lại mình”?” của Đỗ Doãn Hoàng, LĐ số 46/2015, thứ 7 ngày 28/02/2015; “Thảm cảnh xâm hại, lạm dụng tình dục trẻ em đường phố” của Tâm Lê – Hoàng Bảo
Long, LĐ số 115/2015, thứ 7 ngày 23/05/2015…
Hay bắt kịp những vấn đề thời sự nóng hổi nhằm cung cấp cho bạn đọc cái
nhìn toàn cảnh, sâu sắc về sự kiện, hiện tượng Cụ thể như: “Đa cấp giữa rừng sâu” của Xuân Nhàn, LĐ số 128, thứ 2 ngày 08/06/2015; “Hoa nở trên chảo lửa”
Trang 12của Linh Phạm, LĐ số 134/2015, thứ 2 ngày 15/06/2015; “Giữa tâm ổ dịch bạch hầu” của Thanh Hải, LĐ số 162/2015, thứ 6 ngày 17/07/2015…
Cũng có những thiên phóng sự về số phận con người, về cuộc sống của
người lao động Cụ thể như: “Nhiệt điện Duyên Hải - bất lực với “cò” lao động” của Trần Lưu, số 53, thứ 2 ngày 09/03/2015; “Thảm cảnh của gia đình “người cá” ngoài ốc đảo” của Giang Thùy Linh, số 109/2015, thứ 7 ngày 16/05/2015…
Ngoài ra còn có những bài phóng sự viết về đời sống văn hóa, vật chất và
tinh thần, phong tục tập quán, đất nước con người Việt Nam Cụ thể như: “Những chuyện dài về nhạc cụ dân tộc” của Lê Tuyết, số 5/2015 ra thứ 4 ngày 07/01/2015; “Điệu sắc bùa hòa cùng sóng biển” của Hữu Nhân, số 39 + 40/2015, thứ 2 ngày 16/02/2015; “Độc đáo chợ đình Bích La” của Lâm Hưng Thơ, số
loạt bài phóng sự này như: Heo “xì ke” tràn ngập thị trường; Khi “hạt ngọc” ngậm độc (gạo ở ĐBSCL sử dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật); Hãi hùng sầu riêng “tắm” hóa chất; Rau trái - bất an và bất thường ; Thịt, cá vừa ăn vừa run; Chè ngấm “độc”; Vỗ béo lươn bằng thuốc tránh thai; Nỗi ám ảnh của các bà nội trợ ; Sản xuất càng sạch càng bị bầm dập; Sản xuất an toàn - sớm nở tối tàn; Vẫn xử phạt kiểu “gãi ngứa”; Để người Việt không còn tự đầu độc, làm gì?; Thử “giải độc” bằng Anolyte; Sẽ thua nốt trên sân nhà sau TPP?”.
Thứ hai là loạt bài phóng sự “Trụ trì uống rượu Tây, nhắm tiết canh! và Viết tiếp loạt phóng sự “Trụ trì uống rượu tây, nhắm tiết canh!”” của nhóm PV
với 11 bài, từ số 275/2015, thứ 6 ngày 27/11/2015 đến số 285/2015, thứ 4 ngày09/12/2015 Nhóm PV báo Lao Động đã đến gặp nhiều vị sư trụ trì và những người
có thẩm quyền để làm rõ vụ việc Nhiều nội dung, vấn đề đã được đi sâu tìm hiểu
và làm sáng tỏ, cụ thể: Khi người làng buồn lòng vì nhà sư ; Cuộc trò chuyện
“khó tin” với sư trụ trì chùa Phú Thị; “Kỳ phùng địch thủ” của sư Thích Thanh Mão; Nhà sư lý luận kiểu “hàng tôm hàng cá”; Như thế là phóng dật, buông thả, không phải tu (câu nói của Đại lão hòa thượng Thích Phổ Tuệ - Đức Pháp chủ
Đệ tam của Giáo hội Phật giáo Việt Nam); Trưởng Ban Trị sự GHPG Việt Nam
Trang 13tỉnh Bắc Giang bị tố đánh người; “Nó bảo làm đơn kiện tôi, tôi có sợ gì đâu!” (Thượng tọa Thích Thiện Văn); Phía sau việc cháu bé bị hành hạ nhẫn tâm trong ngôi chùa ở Hưng Yên; Trụ trì 9 ngôi chùa và “món nợ từ kiếp trước với các nhà báo”; Nhà sư vi phạm nghiêm trọng giáo luật, cần đưa họ về “đời thường”; Thượng tọa Thích Đức Thiện - Tổng thư ký Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam: “Bản thân tôi trăn trở, Giáo hội cũng đang rất nỗ lực ”.
Dù viết ở lĩnh vực gì thì phóng sự trên báo Lao Động cũng bám sát sự kiện,khai thác tối đa thông tin, chọn những chi tiết “đắt giá”, đặc sắc để làm nổi bật nộidung cần thể hiện
2.1.2 Phản ánh thông tin dưới các góc độ khác nhau
Phóng sự trên báo Lao Động sử dụng hầu hết các loại sapo đã nêu ở trên nhưsapo trực tiếp, sapo trích dẫn, sapo thể hiện bối cảnh, sapo khắc họa nhân vật…
Sapo trực tiếp là dạng sapo mà tác giả đi trực tiếp vào vấn đề, giúp độc giả
nắm bắt được nội dung của bài phóng sự ngay từ sapo
Ví dụ: “Năm 2006, tin vui cho những người dân miền núi tỉnh Quảng Trị, là hàng loạt trạm truyền thanh (TTT) sẽ được xây dựng để đưa ánh sáng văn hóa và chủ trương của Đảng, Nhà nước về với đồng bào Nhưng ngay sau khi được bàn giao, chỉ trong một thời gian ngắn, các TTT đã không… truyền thanh do hư hỏng Bất cập này nảy sinh ngay từ những TTT được dựng lên đầu tiên Nhưng bất chấp, các TTT khác vẫn được xây dựng và đều rơi vào tình trạng “không truyền thanh
hội đồng” (“Trạm truyền thanh không truyền thanh” – Lâm Hưng Thơ, số 13,
thứ 6, ngày 16/01/2015)
Ở sapo này, tác giả đi trực tiếp vào vấn đề, đó là nhiều trạm truyền thanh ởmiền núi tỉnh Quảng Trị đồng loạt “không…truyền thanh” vì lí do hư hỏng Ngaykhi đọc sapo này, độc giả sẽ hiểu được ngay vấn đề, biết được điều gì đã xảy ra, ởđâu, khi nào và lí do xảy ra sự việc đó
“Khi đăng ký tài khoản ở các website, mạng xã hội, người dùng bắt buộc phải vượt qua một đoạn chữ méo mó, biến dạng gọi là captcha để xác thực “tôi không phải là robot” Ít người biết rằng, rất nhiều bạn trẻ đang kiếm sống bằng cách gõ 1.000 đoạn captcha như vậy để nhận thù lao… 20.000 đồng Giới kiếm tiền trên mạng (MMO) thường gọi catpcha là “cạp” Nếu bạn là sinh viên muốn kiếm thêm thu nhập, hoặc đã tốt nghiệp nhưng chưa có việc làm thì có thể lên
mạng…“cạp” chữ mà ăn.” (“Cạp” chữ mà ăn – Linh Phạm, số 29/2015, thứ 4
ngày 04/02/2015)
Trang 14Đọc sapo, độc giả đã có thể hiểu ““cạp” chữ mà ăn” là như thế nào Tác giảkhông vòng vo mà đi trực tiếp vào câu chuyện, vào vấn đề
Với những vấn đề thời sự nóng hổi thì việc sử dụng dạng sapo trực tiếp vôcùng hiệu quả trong việc thu hút sự chú ý của công chúng Trong xu hướng chunghiện nay, báo chí ngày càng đơn giản hóa câu chữ, nén tối đa thông tin và sapo trựctiếp luôn được lựa chọn sử dụng Dạng này giúp cho sapo được nhẹ nhàng hơn vềngôn ngữ và kết cấu nhưng mang lại được hiệu quả cao
Ví dụ: “Mệt mỏi, lo lắng, hồi hộp, chơi chứng khoán hay… đánh bạc, là những “từ khóa” sốt nhất nhiều ngày qua khi nhắc đến việc nộp hồ sơ xét tuyển
ĐH, CĐ trên cả nước.” (Sốc, hỗn loạn và nước mắt – Nhóm PV Giáo Dục, số
192/2015, thứ 6 ngày 21/08/2015)
Vấn đề nộp hồ sơ xét tuyển ĐH, CĐ chưa bao giờ hạ nhiệt, đặc biệt là trongthời gian đổi mới việc thi và xét tuyển Tác giả đã khéo léo đưa ra sapo ngắn gọnvới chỉ một câu nhưng lại có thể truyền tải hết được sức nóng của vấn đề và tâmtrạng của phụ huynh và học sinh trên cả nước
“Suốt gần ba tháng qua, công an, xã đội, dân quân tự vệ và chính quyền xã Hoằng Khánh, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) phải cắt cử người mắc màn ngủ ở
bờ tả sông Mã để gác… mặt nước Bởi gần đây, mỗi ngày có hàng chục tàu tải trọng từ 150-200m3 liên tục vào khu vực này moi ruột dòng sông Nhiều tàu bị bắt giữ, xử phạt, song, “cuộc chiến” giữa lực lượng chức năng với hàng trăm con tàu sắt vẫn chưa đi đến hồi kết “Cát tặc” đang tiếp tục đục khoét lòng sông gây sụt lở
nhiều hécta bờ bãi, đe dọa sụt lún bờ kè mái đê.” (Đối đầu với “cát tặc” – Anh
Tuấn, số 67/2015, thứ 4 ngày 25/03/2015)
Ở sapo này, tác giả Anh Tuấn đã đi thẳng vào câu chuyện đối phó với “cáttặc”ở xã Hoằng Khánh, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) Đọc sapo, độc giả có thểhình dung ngay được nạn “cát tặc” xảy ra ở đây như thế nào và những khó khăncủa người dân ở đây khi đối phó với chúng
“Thời gian gần đây, việc quảng cáo trên mạng và bày bán các loại “que thử phát hiện ung thư sớm” trên thị trường, nhưng chưa qua một sự kiểm nghiệm nào của cơ quan chức năng đang khiến người tiêu dùng vô cùng hoang mang Trong vai người tìm mua, phóng viên Báo Lao Động phát hiện tình trạng buôn bán các sản phẩm mang danh “que thử phát hiện ung thư”, liên quan trực tiếp đến sức
khỏe con người đang diễn ra một cách hỗn loạn.” ( “Que thử ung thư” - chỉ là
Trang 15trò lừa bịp – Giang Thùy Linh – Cao Thùy Liên, số 293/2015, thứ 6 ngày
18/12/2015)
Sapo trực tiếp nếu được sử dụng thích hợp sẽ luôn gây được sức hút đối vớiđộc giả Chỉ với một “cái liếc mắt”, người đọc sẽ tự lựa chọn việc có nên đọc tiếpbài hay không Vì vậy, dạng sapo trực tiếp được sử dụng nhiều trên báo Lao Động
Sapo trích dẫn là dạng sapo mà tác giả lấy lại lời của nhân vật, hoặc phát
biểu của những người có thẩm quyền hay những lời nói có vấn đề
Ví dụ: “Ông Kim Young Jin - TGĐ Cty Winners Vina (đóng tại xã Nga Mỹ, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa) - người trực tiếp tới phúng viếng, chia buồn cùng bất cứ gia đình công nhân nào không may có người thân qua đời “Winners Vina xây dựng mô hình hoạt động giống như một gia đình Vì vậy, mọi người có trách nhiệm, quan tâm, động viên, cùng nhau chia sẻ chuyện buồn, chuyện vui Mình biết yêu thương người khác thì họ sẽ suy nghĩ, quan tâm tới mình” - ông Jin chia
sẻ.” (“Gia đình” gần 4.000 người - Anh Tuấn, số 1/2015, thứ 6 ngày 02/02/2015)
“TS Trần Hữu Hiệp Vụ trưởng Vụ Kinh tế Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ nhận xét thú vị về chuyện nghèo ở miền Tây: Ở vựa lúa miền Tây, đã từ lâu không còn “nghèo đói” mà chỉ có “nghèo khó” Không có ai chết đói vì nghèo, nhưng
-“nghèo đều”, hiện còn 6,5% số hộ cận nghèo, cao hơn cả Tây Nguyên ” (Liêu xiêu nơi cuối Việt – Kỳ II: Không còn động lực làm giàu – Hoàng Văn Minh –
Hữu Danh, số 60/2015, thứ 3 ngày 17/03/2015)
“Người nghèo thì nhiều, hạn mức được giao thì ít khiến ông trưởng xóm lo đến mất ăn mất ngủ, tai ù, khản cổ: “Dân mình đấu tranh ghê lắm, 4 cái loa nói chẳng kịp Đặt lên bàn cân so sánh ông A, bà B từng li từng tí một cho đến khi nào
dân đồng thuận mới chốt tên, không cảm tính được đâu ”” (Giảm nghèo kiểu… phân bổ chỉ tiêu – kỳ 1: Buộc dân phải thoát nghèo – Đăng Khoa – Quang Đại,
số 72/2015, thứ 3 ngày 31/03/2015)
“Lo không chu đáo cơm nước, lo đêm khuya ngã bệnh giữa rừng… nên sau khi cưới nhau, tôi theo ảnh vô đây sống Hai đứa con của tui cũng lớn lên trong cánh rừng này Đến tuổi đi học gửi về nhà ngoại nuôi tiếp Nghỉ hè, cả gia đình đoàn tụ trong rừng” Giọng kể của chị Nguyễn Thị Thu Thảo chân chất rặt Nam
Bộ, nhưng nó như mũi kim cứa vào lòng tôi nỗi đau đáu về góc khuất của những người làm công tác bảo vệ Vườn Quốc gia Tràm Chim - (VQGTC, Tam Nông,
Đồng Tháp).” (Rưng rưng phận “giữ rừng” – Lâm Điền, số 114/2015, thứ 6 ngày
22/05/2015)