1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nội dung đời sống thế sự trên báo in Việt Nam đương đại (Khảo sát báo Tiền Phong, Lao Động, Quân đội nhân dân 2009-2010

151 666 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 151
Dung lượng 2,02 MB

Nội dung

Vì thế, trong khuôn khổ của luận văn dưới đây, chúng tôi xin được góp thêm một góc nhìn lý luận và thực tiễn về mảng nội dung đời sống thế sự trên báo in Việt Nam đương đại với hi vọng g

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 3

1

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

PHẦN MỞ ĐẦU 4

1 Lý do chọn đề tài 4

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 5

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 7

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 8

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 9

7 Kết cấu luận văn 10

Chương 1: THÔNG TIN THẾ SỰ - MỘT NHU CẦU TỰ THÂN VÀ QUY LUẬT TẤT YẾU CỦA TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG 11

1.1 Khái niệm “Nội dung đời sống thế sự” 11

1.2 Sự xuất hiện của nội dung đời sống thế sự trên báo in Việt Nam đương đại là tất yếu 13

1.2.1 Vài nét về diện mạo báo chí Việt Nam đương đại 13

1.2.2 Sự xuất hiện của nội dung đời sống thế sự trên báo in Việt Nam là vấn đề mang tính lịch sử 15

1.2.3 Sự xuất hiện của nội dung đời sống thế sự trên báo in Việt Nam xuất phát từ hiện thực đời sống báo chí 17

1.2.4 Sự xuất hiện của nội dung đời sống thế sự trên báo in Việt Nam xuất phát từ nhu cầu thực tế của công chúng đương đại 19

1.3 Chức năng của báo chí khi truyền tải nội dung đời sống thế sự 20

1.3.1 Chức năng văn hóa giải trí 20

1.3.2 Chức năng làm “mềm hóa” thông tin 22

Trang 4

2

1.3.3 Chức năng giáo dục-định hướng nhân cách 24

Chương 2: CÁC MẢNG NỘI DUNG PHẢN ÁNH ĐỜI SỐNG THẾ SỰ 27

2.1 Tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước 27

2.2 Phản ánh những mối quan hệ đạo đức-nhân sinh trong gia đình 35

2.3 Phản ánh những mối quan hệ đạo đức-nhân sinh ngoài xã hội 44

2.4 Phản ánh những hiện tượng đời thường, bình dị nảy sinh trong cuộc sống thường nhật 52

Chương 3: HÌNH THỨC THỂ HIỆN NỘI DUNG ĐỜI SỐNG THẾ SỰ TRÊN BÁO IN VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI 59

3.1 Các thể loại, dạng bài tương thích 59

3.1.1 Thể loại “Câu chuyện báo chí” 59

3.1.2 Thể loại “Tiểu phẩm” 63

3.1.3 Dạng bài “Tư vấn” 68

3.1.4 Dạng bài “Tản văn-tạp văn” 72

3.2 Các chuyên mục, chuyên trang 77

3.2.1 Trên Lao Động 77

3.2.2 Trên Tiền Phong 80

3.2.3 Trên Quân đội nhân dân 83

3.3 Các yếu tố đặc thù và giải pháp nâng cao hiệu quả truyền thông của thông tin thế sự trên báo in Việt Nam 88

3.3.1 Các yếu tố đặc thù 88

3.3.2 Nội dung đời sống thế sự - nguồn thông tin bổ trợ, hữu dụng của báo chí 89

3.3.3 Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả truyền thông của thông tin thế sự 91

Trang 5

3

KẾT LUẬN 96

TÀI LIỆU THAM KHẢO 100

Tài liệu tiếng Việt 100

Tài liệu dịch 103

Báo chí 104

Trang 6

Cuộc sống càng phát triển, hiện thực càng phong phú thì nhu cầu được tiếp nhận các thông tin cụ thể, sinh động từ cuộc sống đời thường của công chúng cũng ngày càng đa dạng hơn Công chúng không còn bằng lòng với những cách thức đưa tin trực tiếp, có tính chất thông tấn chính luận thông thường nữa mà đòi hỏi thông tin phải được chuyển tải đa dạng, vừa có giá trị giải trí, vừa có ý nghĩa giáo dục sâu sắc Đó cũng chính là lý do tại sao trên

báo chí hiện nay, “đất” dành cho các bài báo mang nội dung thế sự, thường

nhật, gắn liền với hình thức giàu tính văn học tương đối nhiều, số lượng các nhà báo đi theo hướng khai thác thông tin thế sự cũng ngày càng tăng Công chúng tìm đến với báo chí ngoài mục đích tìm kiếm thông tin còn muốn cảm nhận, chiêm nghiệm cách mà nhà báo gửi gắm thông tin đến công chúng Các tác phẩm phản ánh nội dung thông tin này với tất cả những giá trị của nó đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của công chúng đương đại

Căn cứ vào thực tiễn hoạt động báo chí, đặc biệt là theo dõi sự phát triển của một số loại hình báo chí giàu tính nghệ thuật, gần với văn học lâu nay, chúng tôi nhận thấy hình thức thông tin “mềm”, lối viết uyển chuyển, linh hoạt, giàu tính hình tượng đang trở thành một trong những xu hướng vận động của báo chí đương đại Trên báo in, đa phần các báo lớn, nhỏ, kể cả báo

Trang 7

5

địa phương đều xuất hiện mảng nội dung thế sự với tư cách là bài viết trội có thế mạnh Một mặt đặc trưng với lối viết mềm mại trên cái nền thông tin mang tính báo chí đã làm cho những bài báo mang nội dung đời sống thế sự ngày càng phát triển mạnh mẽ và có một chỗ đứng xứng đáng trong nền báo chí Việt Nam hôm nay

Tuy nhiên, những khái quát lý thuyết về mảng báo chí mang nội dung đời sống thế sự vẫn ít được triển khai và chưa có tính hệ thống Vì thế, trong khuôn khổ của luận văn dưới đây, chúng tôi xin được góp thêm một góc nhìn

lý luận và thực tiễn về mảng nội dung đời sống thế sự trên báo in Việt Nam đương đại với hi vọng góp phần hoàn thiện hơn hệ thống nghiên cứu báo chí học

Chính vì những đòi hỏi từ thực tiễn nghiên cứu về mảng nội dung đời sống thế sự trên báo in Việt Nam trong sự vận động đi lên, xuất hiện nhiều điểm mới mẻ nên mặc dầu biết sẽ gặp nhiều khó khăn trong nghiên cứu, chúng tôi vẫn cố gắng tìm hiểu, phân tích, tổng hợp dựa trên tính cấp thiết của

vấn đề Đề tài nghiên cứu “Nội dung đời sống thế sự trên báo inViệt Nam đương đại” sẽ được chúng tôi khảo sát qua ba tờ báo: Lao Động, Tiền Phong

và Quân đội nhân dân trong các năm 2009, 2010

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Mảng nội dung đời sống thế sự là cách gọi khu biệt và tổng hợp những bài báo ở các thể loại khác nhau cùng có chung một hướng thể hiện, cách chuyển tải thông tin mềm mại, gần gũi với cuộc sống thường nhật Tính đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có tài liệu nào nghiên cứu một cách đầy đủ, hệ thống về mảng nội dung này trên báo chí đương đại, chỉ có một số sách giáo trình chuyên ngành và một số khóa luận, luận văn nghiên cứu về một hay vài

Trang 8

- Khóa luận: “Câu chuyện báo chí trên báo Tiền Phong và Phụ san Hạnh phúc Gia đình” Tác giả: Đặng Thị Thu Hường Người hướng dẫn: PGS.TS Dương Xuân Sơn

- Khóa luận “Sơ khảo về tiểu phẩm báo chí” Tác giả: Trần Thế Trung Người hướng dẫn: Trần Quang

- Khóa luận “Tiểu phẩm Báo chí” Tác giả: Nguyễn Thị Phương Thảo Người hướng dẫn: PGS.TS Dương Xuân Sơn

- Luận văn: “Sự vận động và phát triển của tiểu phẩm báo chí Việt Nam hiện đại” Tác giả: Trần Ngọc Hà Người hướng dẫn: PGS.TS Phạm Thành Hưng

Hơn nữa, thời điểm khảo sát của những khóa luận nghiên cứu trên được thực hiện từ những năm trước, vì thế cũng chưa tiếp cận được những điểm mới, xu hướng vận động mới của bản thân những thể loại đó nói riêng và mảng thông tin đời sống thế sự trên báo chí nói chung

Do đó, thừa hưởng những kết quả nghiên cứu nói trên, chúng tôi muốn làm sâu sắc và phong phú hơn kho tàng lý luận về những đặc trưng ở mảng nội dung và nghệ thuật thể hiện của mảng thông tin thế sự trên báo in Việt Nam đương đại

Trang 9

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích trên, luận văn sẽ triển khai những nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể Thông qua việc sưu tầm, khảo sát tất cả các bài báo chuyển tải nội dung đời sống thế sự trên 3 tờ báo: báo Lao Động, Tiền Phong và Quân đội nhân dân trong các năm 2009, 2010; luận văn sẽ đưa ra những đánh giá, nhận xét góp phần vào việc tập trung khái quát và hệ thống hóa các vấn

đề lý luận chung về thông tin thế sự trên báo in Việt Nam Trên cơ sở đó, luận văn cũng sẽ đi tìm và chỉ ra những nét độc đáo về mặt hình thức chuyển tải nội dung thông tin thế sự trên báo in Việt Nam bằng việc nghiên cứu các đặc trưng về mặt thể loại-dạng bài, chuyên mục, ngôn ngữ thể hiện,…

Từ việc phân tích, nghiên cứu nội dung, hình thức của mảng thông tin nội dung thế sự, luận văn sẽ cố gắng đưa ra các đề xuất, các khuyến nghị, giải pháp để nâng cao hiệu quả thông tin của mảng nội dung này trên báo chí Việt Nam đương đại

4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Với mảng nội dung đời sống thế sự, đã có hàng nghìn trang báo gắn liền với nhiều cây bút tên tuổi, song với phạm vi đề tài của luận văn “Nội

Trang 10

8

dung đời sống thế sự trên báo in Việt Nam đương đại” thì đây là một “sân chơi” quá rộng lớn mà chúng tôi rất khó để khái quát hết Vì thế, để có thể tổng kết được những vấn đề mang tính lý luận của mảng thông tin thế sự trên báo in Việt Nam, chúng tôi phải quy chiếu vấn đề nghiên cứu trong một giai đoạn nhất định Cũng do phạm vi rộng lớn như vậy nên luận văn lựa chọn khảo sát mảng nội dung đời sống thế sự trên ba tờ báo lớn: Lao Động, Tiền Phong và Quân đội nhân dân trong các năm 2009, 2010 Đây là ba tờ báo có những chương, mục đặc thù cho mảng nội dung thế sự Việc tổng hợp, nghiên cứu, so sánh, phân tích sẽ giúp chúng tôi rút ra được những vấn đề lý luận mang tính chính xác tương đối về mảng nội dung này

Như vậy, phạm vi nghiên cứu của luận văn sẽ tập trung chủ yếu vào báo chí đương đại trong hai năm gần đây 2009-2010 Đối tượng nghiên cứu của luận văn sẽ là nội dung đời sống thế sự được thể hiện qua những bài báo trên ba tờ: Lao Động, Tiền Phong và Quân đội nhân dân hai năm 2009-2010

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

- Cơ sở lý luận:

Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận Chủ nghĩa Mác - Lênin và

tư tưởng Hồ Chí Minh; dựa trên đường lối, chính sách, quan điểm của Đảng, Nhà nước Việt Nam về chức năng, nhiệm vụ của báo chí; dựa trên những lý thuyết về thể loại báo chí Bên cạnh đó, luận văn cũng kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học liên quan đã được công bố

- Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên

cứu sau:

Phương pháp logic-lịch sử: Nhìn nhận, đánh giá các tác phẩm mang nội dung thông tin thế sự trên nền tảng logic lịch sử và hoàn cảnh xã hội

Trang 11

9

Phương pháp tổng hợp, so sánh các tác phẩm báo chí và các tác giả liên quan đến phạm vi, đối tượng và đề tài nghiên cứu qua việc hệ thống hóa tài liệu và các tác phẩm báo chí

Phương pháp nghiên cứu văn bản, cụ thể là phân tích, đánh giá các tác phẩm mang nội dung thông tin thế sự trên các tờ báo

Dựa trên nền tảng lý luận, các sách vở, giáo trình có liên quan đến phạm vi đề tài mà luận văn quan tâm nghiên cứu

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

- Ý nghĩa lý luận: Luận văn làm rõ một số vấn đề lý luận về tầm quan

trọng, chức năng, nội dung và cách thức phản ánh của mảng thông tin về nội dung đời sống thế sự trên báo chí hiện nay Thông qua đó, luận văn góp phần đưa ra những tổng kết mang tính đặc trưng nhất về mảng thông tin thế sự của

báo chí đương đại

- Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn góp phần phác họa những nét cơ bản nhất

về thông tin đời sống thế sự trên báo in Từ đó, nêu lên giá trị của hình thái thông tin này, mối quan hệ với mảng thông tin còn lại của báo chí cũng như những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của mảng thông tin phản ánh nội

dung đời sống thế sự trên báo in Việt Nam

Đồng thời, với luận văn này chúng tôi hy vọng những suy nghĩ, đề xuất của mình có thể trở thành một tài liệu có ý nghĩa tham khảo, gợi ý cho các nhà quản lý, các nhà báo, các bạn sinh viên và những người quan tâm tới đề tài này

Trang 12

10

7 Kết cấu luận văn

Luận văn được cấu trúc như sau:

Phần mở đầu

Phần nội dung: Bao gồm 3 chương

+ Chương 1: Thông tin thế sự - Một nhu cầu tự thân và quy luật tất yếu của

truyền thông đại chúng

+ Chương 2: Các mảng nội dung phản ánh đời sống thế sự

+ Chương 3: Hình thức thể hiện nội dung đời sống thế sự trên báo in Việt

Nam đương đại

Phần kết luận

Tài liệu tham khảo

Phụ lục

Trang 13

11

Chương 1: THÔNG TIN THẾ SỰ - MỘT NHU CẦU TỰ THÂN VÀ

QUY LUẬT TẤT YẾU CỦA TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG

1.1 Khái niệm “Nội dung đời sống thế sự”

Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học (2010), “Thế sự được hiểu một cách khái quát nhất là việc đời, chuyện đời thường” Như vậy, hiểu nôm na thì thế sự chính là những câu chuyện, những tình huống đời thường

diễn ra trong cuộc sống hàng ngày

Có thể nói, đời sống thế sự là một khái niệm do chúng tôi tự xác định mang tính ước lệ để khu biệt một mảng nội dung mà báo chí đương đại rất quan tâm hướng tới: đó là những vấn đề mang tính thời sự của xã hội nhưng lại được chuyển tải một cách mềm mại, linh hoạt dưới dạng những câu chuyện kể dung dị, những tình huống, những xung đột,… hết sức gần gụi, đời thường Tính chất dung dị, đời thường này của mảng thông tin đời sống thế sự rất dễ đi vào lòng người đọc bởi họ thấy gần gũi với mình và thấp thoáng đâu

đó là “những câu chuyện của chính mình”

Như vậy, đối tượng hướng đến của mảng thông tin đời sống thế sự trên báo chí thường không phải là những sự kiện, hiện tượng xảy ra đột ngột, gây chấn động dư luận, làm ảnh hưởng đến sự tồn vong của cả một xã hội mà là những vấn đề không mang tính cấp bách song có giá trị thời sự, luôn được cả

xã hội quan tâm Đề tài mà mảng thông tin đời sống thế sự tập trung khai thác

là những sự kiện thuộc về con người mà bất kỳ ai cũng đều có thể nếm trải hoặc chiêm nghiệm

Vì thế, người đọc khi tìm đến với hình thái thông tin thế sự cũng có cách tiếp nhận khác và mối quan tâm khác Họ không chú tâm đi tìm cụ thể nhân vật chính trong những tác phẩm báo chí là ai, cũng không quan tâm đến những tình tiết thế sự trong tác phẩm có thật hay không Điều mà công chúng

Trang 14

12

chú ý chính là những vấn đề xã hội phía sau đó liên quan đến đời sống chung của cả một tập thể, cộng đồng Do đó, tất cả những cảnh huống, những tình huống, những sự kiện nho nhỏ trong đời sống thường nhật của con người đều

có thể trở thành “nguyên vật liệu” của thông tin thế sự trên báo chí

Mảng thông tin về đời sống thế sự thường vay mượn hình thức biểu hiện của văn học để chuyển tải những vấn đề mang tính thời sự của xã hội dưới dạng những câu chuyện kể, những tình huống được thuật lại một cách đời thường, gần gụi Chính sự giúp sức của những phương thức chuyển tải và biểu hiện có tính nghệ thuật sinh động đã giúp trí tưởng tượng của tác giả bài báo vừa giữ được vai trò chủ chốt trong tác phẩm vừa không thể xa rời hiện thực cuộc sống Cần phải khẳng định ngay rằng, trong mảng thông tin đời sống thế sự, trí tưởng trượng là một phương tiện giúp nhà báo khai thác hợp

lý những câu chuyện có thực trong cuộc sống chứ không phải chuyện được

“bịa” ra Thông tin đời sống thế sự trên báo in Việt Nam đương đại thường được chuyển tải dưới các hình thức thể loại quen thuộc như: Câu chuyện báo

chí, Tiểu phẩm, tản văn, tạp văn, tư vấn gắn liền với các hình thức chuyên

mục và các lối viết văn nghệ, sáng tạo, linh hoạt

Khi dùng khái niệm thông tin “đời sống thế sự”, chúng tôi còn muốn khu biệt nó với hình thức thông tin có tính chính thống, quan phương, mang tính thông tấn - chính luận Khái niệm thông tin đời sống thế sự gần với khái niệm thông tin chính luận nghệ thuật - một thuật ngữ gây nhiều thắc mắc, băn khoăn, vì khó dung hoà được cái chính luận với cái nghệ thuật Khái niệm này cũng không loại trừ, phủ định khái niệm thông tin (hay nhóm thể loại) “chính luận - nghệ thuật” Bởi vì đây là một cách tiếp cận thực tiễn hoạt động báo chí, một góc nhìn khác đi, xuất phát từ lý thuyết truyền thông đại cương

Trang 15

13

Mảng thông tin khai thác về nội dung đời sống thế sự khác mảng thông tin thống tấn ở cả đề tài khai thác và cách khai thác Nếu như mảng thông tin thông tấn chú ý đến những vấn đề, sự kiện thời sự, nóng hổi trong đời sống chính trị xã hội thì mảng thông tin thế sự lại tập trung khai thác những câu chuyện dung dị gần gụi trong cuộc sống đời thường của mỗi con người Nếu thông tin thông tấn rất ít sử dụng các biện pháp nghệ thuật, chủ yếu chỉ dùng cách thuật, tả để phản ánh thông tin thì mảng thông tin thế sự lại sử dụng rất linh hoạt các biện pháp nghệ thuật để phản ánh thông tin một cách mềm mại nhất, sống động nhất và hấp dẫn nhất Chính vì sự khác biệt này mà các bài báo mang nội dung đời sống thế sự rất dễ được nhận diện trên các trang báo

và trong các chuyên mục cụ thể Hiện nay, trên các trang báo của báo chí phương Tây, thể loại này được sử dụng khá nhiều Một số báo ngành và báo địa phương của nước ta hầu như cũng không thể thiếu nó cho mỗi số báo Trên các trang báo của trung ương, tần suất xuất hiện của những bài báo thuộc mảng nội dung này cũng càng ngày càng tăng

Tuy nhiên, sự khu biệt phân chia giữa mảng thông tin về đời sống thế

sự với mảng thông tin thông tấn-chính luận hay giữa thông tin thế sự với phần còn lại của của thông tin báo chí chỉ có ý nghĩa tương đối Trong thực tế, do

sự vận động và phát triển của đời sống báo chí, có nhiều tác phẩm mang tính giao thoa với những yếu tố vay mượn, đan cài qua lại

1.2 Sự xuất hiện của nội dung đời sống thế sự trên báo in Việt Nam

đương đại là tất yếu

1.2.1 Vài nét về diện mạo báo chí Việt Nam đương đại

Diện mạo báo chí Việt Nam hiện tại có thể nói đang có những bước phát triển mạnh mẽ và vượt bậc cả về số lượng và chất lượng Sự đa dạng và thành công của những loại hình báo chí cũng như sự phát triển nhanh chóng

Trang 16

14

và trưởng thành của đội ngũ những người làm báo đã để lại những dấu ấn và thành tựu không thể phủ nhận sau 20 năm đổi mới Báo chí ngày càng chứng minh vai trò to lớn của mình, không chỉ là công cụ sắc bén phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà Nước mà còn thực sự trở thành diễn đàn của các tầng lớp nhân dân Hoạt động báo chí ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của công chúng trong việc nắm bắt tình hình thời sự chính trị trong nước và quốc

tế, những vấn đề liên quan đến các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học, công nghệ và mọi mặt của cuộc sống Tính hai chiều, tính công khai, minh bạch, dân chủ trong hoạt động báo chí ngày càng được coi trọng

Các loại hình thông tin ngày càng phát triển phong phú, đa dạng Theo

số liệu của Cục Phát thanh - Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin

và Truyền thông), tính đến tháng 5 năm 2009, cả nước đã có 706 cơ quan báo chí in Ngoài hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh tập trung nhiều báo trung ương, tất cả các tỉnh, thành phố còn lại đều có hệ thống báo, tạp chí riêng Trong số 706 cơ quan báo chí cả nước có 178 báo (trung ương 76 báo; địa phương 102 báo) và 528 tạp chí (trung ương 414 tạp chí; địa phương 114 tạp chí) Hàng năm có hơn 600 triệu bản báo phát hành ở nước ta, bình quân có trên 7.5 bản báo/người/năm, hầu hết các trung tâm tỉnh lỵ đều đọc được báo phát hành trong ngày Có 277 cơ quan báo chí tự cân đối được thu chi trong tổng số 706 cơ quan báo chí in Ngoài ra, cả nước có 67 đài phát thanh, truyền hình (trung ương 2, địa phương 65), 606 đài cấp huyện (trong

đó có 288 đài đã phát sóng FM) và hệ thống truyền thanh xã phường trong mạng lưới truyền thanh cơ sở Đài truyền hình Việt Nam đã phát sóng 5 kênh Ngoài đài truyền hình quốc gia, còn có 4 trung tâm truyền hình khu vực thuộc đài quốc gia và ở 64 tỉnh, thành phố đều có đài truyền hình và phát thanh riêng Cả nước có 5 báo điện tử và 88 trang tin điện tử của các cơ quan báo

Trang 17

Qua bức tranh toàn cảnh này, có thể thấy báo chí Việt Nam đang có những bước tiến vững mạnh, rắn rỏi và tạo được hiệu quả truyền thông mạnh

mẽ trên mọi mặt trận, trở thành phương tiện tinh thần không thể thiếu trong đời sống xã hội

1.2.2 Sự xuất hiện của nội dung đời sống thế sự trên báo in Việt Nam là vấn đề mang tính lịch sử

Là một loại hình ý thức, một hình thái của hoạt động nhận thức con người, báo chí không thể vận động và phát triển tự thân, mà luôn thu hút và đồng hóa những phương tiện nhận thức và phản ánh đời sống Vì thế, sự ảnh hưởng của văn học vào báo chí và ngược lại, từ báo chí đến văn học là hiện tượng tất yếu, mang tính quy luật Tuy nhiên, trong quan hệ tương tác này, cần phải chú ý nhiều hơn đến sự tác động trước tiên của văn học đối với báo chí bởi văn học là một loại hình nhận thức và sáng tạo tinh thần đã có lịch sử hàng ngàn năm tuổi, trong khí đó, báo chí là một hình thức thông tin và nhận

Trang 18

16

thức mới chỉ có vài trăm năm lịch sử, chưa kể đến báo chí Việt nam mới chỉ

có một lý lịch chưa đầy hai thế kỷ Chính vì thế, công chúng trước khi là độc

giả của báo chí đã là độc giả của văn học

Cần khẳng định rằng, sự ảnh hưởng của văn học vào báo chí không hẳn

là một quá trình tự phát mà là sự ảnh hưởng mang tính tích cực và chủ động

Từ Cách mạng Tháng Tám trở về trước, báo chí Việt Nam có nhiều giai đoạn gần với văn học và mang màu sắc văn chương Chúng ta cũng bắt gặp hàng loạt những tác giả nổi tiếng cả trong sáng tác văn học lẫn hoạt động báo chí Cũng không ít nhà văn đã dùng báo chí như một phương tiện kiếm sống “nhờ báo nuôi văn” Có rất nhiều nhà báo xuất thân từ nhà văn, đồng thời cũng có rất nhiều nhà văn sống bằng nhuận bút đăng tải truyện ngắn, tiểu thuyết trên báo chí Nếu tính những cây bút nhà báo-nhà văn từ những năm đầu thế kỷ đến quãng 1932 ta có một bảng danh sách khá dài những tên tuổi như: Tản

Đà, Nguyễn Văn Vĩnh, Dương Phương Dực, Sở bảo Doãn Kế Thiện, Mai Đăng Đệ, Nguyễn Bá Trạc, Phạm Quỳnh, Phan Khôi,… Cho đến giai đoạn 1932-1935 là Tự lực văn đoàn, là Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Lê Văn Trương, Ngọc Giao, Thanh Châu, Vũ Trọng Phụng, Lê Tràng Kiều và nhiều gương mặt khác Chính vì thế, ngay từ khi báo chí mới xuất hiện thì đã giành rất nhiều “đất” để đăng tải những tác phẩm văn học, những câu chuyện tiểu thuyết Đã có một thời, độc giả của báo chí cũng chính là độc giả của văn học Nói thế để thấy rằng, ngay từ thuở sơ khai của báo chí Việt Nam thì văn chương đã có ảnh hưởng rất lớn tới việc làm báo Việc nhà văn đồng thời là nhà báo đã chi phối trực tiếp đến nội dung cũng như hình thức biểu đạt của các tác phẩm báo chí Có thể nói, đây là một hiện tượng có ý nghĩa đặc thù của nền báo chí Việt Nam Nó đã bao quát và chi phối toàn bộ nền báo chí Việt Nam ngay từ những ngày đầu tiên Vì thế, việc xuất hiện những tác phẩm báo chí mang màu sắc văn học là điều dễ hiểu

Trang 19

17

Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, thực tiễn cách mạng nước ta luôn đòi hỏi một nền văn học và báo chí cách mạng Công cuộc hiện đại hóa đất nước, xây dựng một xã hội công bằng, văn minh của nước ta vẫn là một cuộc cách mạng lâu dài nhằm thiết lập một nền văn hóa vừa hiện đại vừa mang tính kế thừa truyền thống Báo chí Việt Nam trước yêu cầu đó không thể thuần túy chỉ là một cỗ máy phát tin vô cảm mà phải là người sáng tạo và kiến tạo những nhân cách tốt đẹp Việc mượn hình thức của văn học để chuyển tải thông tin chính là cách báo chí đã dùng văn học như một trợ thủ đắc lực để thực hiện những chức năng cao quý đó Nhờ đó, thông tin báo chí mới dễ được công chúng đón đọc và tiếp nhận Từ đó, báo chí mới có thể cải biến một cách sâu sắc và tinh tế nhất thế giới bên trong của con người Chính vì những tiền đề mang tính logic lịch sử đó mà việc xuất hiện những bài báo phản ánh thông tin đời sống thế sự mang màu sắc văn học trên báo chí đương đại là điều tất yếu và dễ hiểu

1.2.3 Sự xuất hiện của nội dung đời sống thế sự trên báo in Việt Nam xuất phát từ hiện thực đời sống báo chí

Báo chí ra đời xuất phát từ chính hiện thực đời sống Có thể nói, sự phong phú và đa dạng của cuộc sống chính là nguồn thông tin, nguồn cảm hứng đồng thời là đối tượng nghiên cứu và khám phá của nhà báo Cuộc sống càng phát triển, thông tin càng dồi dào thì chức năng, nhiệm vụ thông tin của báo chí cũng càng phải tích cực, mạnh mẽ để đáp ứng đầy đủ và chính xác yêu cầu bức thiết của hiện thực đời sống Đứng trước một thế giới hiện thực chứa đầy thông tin, báo chí có những cách thức riêng của mình để phản ánh hiện thực với mục đích tác động tới nhiều tầng lớp xã hội với những mối quan tâm, sở thích và nhu cầu khác nhau Chính điều đó đã giúp báo chí trở thành một hoạt động thông tin đại chúng rộng rãi và năng động nhất mà không một hình thái ý thức xã hội nào có được

Trang 20

18

Chính sự tự thân đòi hỏi của báo chí đã góp phần tạo nên một thị trường khá sôi động của báo chí Việt Nam Ở các sạp báo lớn có hàng trăm loại tờ báo, thậm chí ngay cả người bán báo lẻ nào cũng có tới dăm bảy loại báo Khoảng thời gian bắc qua hai thế kỷ đã tạo nên một bước ngoặt trong lịch sử phát triển của đời sống báo chí Tự bản thân báo chí trước sự đổi mới trong chủ trương, chính sách quản lý của Nhà nước cũng phải có sự vận động mạnh mẽ để vừa đáp ứng nhiệm vụ chính trị, vừa thu hút người đọc, người xem Vì suy cho cùng, mọi thông tin có ý nghĩa và mục đích tuyên truyền trước hết phải đến được với bạn đọc, người nghe, người xem Chính môi trường mới đó đã làm nảy sinh không ít sự sáng tạo, sự “đổ mồ hôi, sôi nước mắt” của người làm báo để tạo nên những thông tin phong phú, đa dạng và hấp dẫn nhất Báo chí không chỉ phản ánh đơn thuần những sự kiện chính trị

xã hội nữa mà còn cần đổi mới, đi sâu, đi sát, phản ánh đến tận cùng từng hơi thở cuộc sống, đó là những tình huống xung đột, những câu chuyện dung dị, những mảnh đời bé nhỏ, những mẩu thoại độc đáo,… trong cuộc sống bình dị thường nhật của con người xung quanh Có thế, báo chí mới có thể tăng được sức mạnh cạnh tranh trong đời sống báo chí đương đại vô cùng sôi động Đó cũng chính là lí do xuất hiện ngày càng nhiều những mảng nội dung đời sống thế sự trên báo in Việt Nam nói riêng và trên hệ thống báo chí Việt Nam nói chung

Hiện thực được tái hiện trên báo chí là hiện thực sôi động, tiêu biểu và luôn luôn đổi mới, là những điều vừa xảy ra, đang xảy ra và sẽ xảy ra Tuy nhiên, không phải vì thế mà hiện thực trên báo chí chỉ có ý nghĩa và giá trị tức thời Thực tiễn báo chí đã chỉ ra rằng, nhiều tác phẩm báo chí , do đã đề cập đến những vấn đề thực sự tiêu biểu, thực sự điển hình, lại được thể hiện dưới những ngòi bút sắc sảo của những nhà báo tài năng nên có sức sống rất lâu bền Có thể nói, sự ra đời của mảng nội dung thông tin thế sự trên báo in Việt

Trang 21

sự lại xuất hiện trên trang báo Những câu chuyện đời thường giản dị, những chia sẻ nho nhỏ của mỗi người với lối viết uyển chuyển, linh hoạt mang màu sắc văn học giống như một dòng nước mềm mại rất dễ tuôn chảy và lay động tận trái tim, tâm hồn người đọc

Sự thay đổi này không chỉ là hướng đi riêng của báo chí Việt Nam mà còn nằm trong xu thế chung của nền báo chí trên toàn thế giới Theo một đề

án nghiên cứu gần đây của Hội chủ bút nhật báo Mỹ (American society of Newspaper Editors) về những đòi hỏi và nhu cầu của độc giả, công chúng không chỉ muốn có nhiều thông tin trong tờ báo của mình mà họ còn muốn thông tin đó có liên quan và tập trung, gần gũi với họ cũng như cộng đồng quanh họ

Trang 22

20

Thêm một căn nguyên nữa, đó là từ trong chiều sâu tâm thức dân tộc,

tự cổ chí kim, người Việt Nam đã yêu mến chất văn chương, luôn dành cho văn chương một vị trí trang trọng trong đời sống tinh thần của mình Trước khi là độc giả của báo chí, công chúng Việt Nam là độc giả của văn chương

Vì thế, dù ít hay nhiều, những bài báo, những thông tin vay mượn hình thức chuyển tải của văn học vẫn dễ chạm cửa ngõ tâm hồn công chúng, tiến đến thỏa mãn nhu cầu, sở thích của người đọc Phần đông người đọc hiện đại sẽ rất khó “tiêu hóa” nổi một tờ báo nếu tờ báo đó chỉ thuần túy đưa tin Vì thế, loại hình thông tin thế sự với những câu chuyện kể, những tình huống đời thường đã thật sự đáp ứng được thị hiếu của công chúng và được công chúng yêu thích

1.3 Chức năng của báo chí khi truyền tải nội dung đời sống thế sự

Là một mảng nội dung của báo chí Việt Nam đương đại, những bài báo phản ánh đời sống thế sự mang đầy đủ trong mình những chức năng chung của báo chí: chức năng giáo dục tư tưởng, chức năng quản lý và giám sát xã hội, chức năng phát triển văn hóa và giải trí,…

Tuy nhiên, dựa trên những đặc thù về nội dung phản ánh và cách thức chuyển tải thông điệp, chúng tôi nhận thấy mảng thông tin thể hiện nội dung đời sống thế sự trên báo chí Việt Nam đương đại có những chức năng trội mang tính đặc trưng không thể không bàn tới: đó là chức năng văn hóa và giải trí, chức năng làm “mềm hóa” thông tin và chức năng giáo dục-định hướng

1.3.1 Chức năng văn hóa giải trí

Là loại hình hoạt động thông tin mang tính chính trị-xã hội, ra đời do nhu cầu khách quan của xã hội đã phát triển đến một trình độ nhất định, báo chí mang trong mình những tiềm năng to lớn đối với đời sống xã hội và một

Trang 23

Không phải ngẫu nhiên mà mảng nội dung đời sống thế sự được rất nhiều người ưa thích, đặc biệt là tầng lớp lao động bình dân Họ đọc những thông tin mang tính thế sự nhiều hơn các thể loại thông tin khác rất nhiều Đến một công trường xây dựng, đến một nông trang, đến một nhà máy, một

xí nghiệp sản xuất,… rất dễ bắt gặp cảnh những đám đông túm năm tụm ba kể cho nhau nghe những câu chuyện đời thường, những mẩu đối thoại vui mà họ vừa đọc được trên báo Khác với những loại thông tin thông tấn thường được thể hiện với nhiều con số, nhiều thống kê thời gian, ngày giờ,… khó nhớ, với những thông tin thế sự, công chúng có thể ê a kể lại cho những người khác cùng nghe mà không cần kể y chang như nhà báo Họ có thể “biên tập” lại ngôn ngữ kể bằng chính giọng điệu, ngôn ngữ của mình Họ kể lại những mẩu chuyện mà họ cảm thấy hay, thấy độc đáo cho những người khác cùng nghe,

để cùng trao đổi, luận bàn, cùng biến nó thành những đề tài nóng trong những lúc giải lao tán chuyện làm quà Nhờ có những câu chuyện đó, cuộc nói chuyện của họ rôm rả hơn, nhiều tiếng cười tiếng nói hơn, đời sống tinh thần nhờ đó cũng phong phú hơn

Trang 24

22

Thông qua việc phổ biến một cách sinh động, hấp dẫn các cảnh huống, những câu chuyện bình dị, đời thường trong đời sống xã hội một cách có nghệ thuật, mảng thông tin thế sự giúp nâng cao trình độ hiểu biết và đáp ứng nhu cầu văn hóa-giải trí của công chúng báo chí Hàng loạt những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, hàng loạt những phong tục tập quán, lễ hội, kể cả các vấn đề liên quan đến các lĩnh vực như: văn học nghệ thuật, âm nhạc, điêu khắc, hội họa, kiến trúc, điện ảnh đều được phản ánh và trở thành đề tài của mảng nội dung đời sống thế sự Những giá trị văn hóa được thể hiện lồng ghép qua những câu chuyện kể bình dị gần gũi càng trở nên có sức sống mãnh liệt trong lòng công chúng Với sức mạnh đó, mảng thông tin về nội dung đời sống thế sự trên báo chí Việt Nam không chỉ quảng bá được những giá trị văn hóa tinh thần mà còn góp phần gìn giữ những giá trị văn hóa đó, khẳng định bản sắc văn hóa dân tộc trong thời đại giao lưu quốc tế rộng mở hiện nay Điều đó kích thích mỗi thành viên xã hội không ngừng bổ sung vốn tri thức, làm phong phú thêm cho đời sống tinh thần của mình Đây cũng là điều kiện

để phát triển con người một cách toàn diện

1.3.2 Chức năng làm “mềm hóa” thông tin

Thế kỷ XXI được gọi là thế kỷ của sự bùng nổ thông tin Xã hội hiện đại cũng như thế được gọi là xã hội thông tin Trong dòng chảy ồ ạt của nhiều luồng thông tin đa chiều đến cùng một lúc, vấn đề còn lại vô cùng quan trọng thuộc về nhà báo là cần phải xử lý thông tin như thế nào cho thuyết phục nhất, được công chúng tiếp nhận hào hứng nhất Trong bối cảnh đó, mảng thông tin đời sống thế sự vẫn tạo được dấu ấn riêng và có chỗ đứng ngày càng vững chắc trong lòng độc giả, đó là bởi các nhà báo đã lựa chọn được cách thức để các thông tin đến được với bạn đọc một cách tự nhiên nhất, uyển chuyển nhất

Trang 25

23

Những câu chuyện đời thường, những cảnh huống xung quanh vốn đã gần gụi sau khi được chuyển tải dưới ngòi bút mềm mại, linh hoạt của nhà báo thì lại càng dễ đi vào lòng người Đặc biệt, những thông tin khô cứng như những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước khi được cụ thể hóa dưới những bài báo thế sự thì bỗng trở nên cụ thể, gần gũi, dễ hiểu hơn rất nhiều Thay vì phải tìm hiểu thế nào gọi là bình đẳng giới, thế nào là thực hiện đúng

kế hoạch hóa gia đình, thế nào được bầu chọn là gia đình văn hóa,… giờ đây người lao động có thể hiểu nó một cách đơn giản thông qua những bài báo dung dị mang hơi thở sống động của cuộc đời kể về câu chuyện, tình huống của chính những con người xung quanh đã sống như thế nào, đã làm ra sao Những thông tin vĩ mô được chuyển tải dưới những câu chuyện, tình huống chân thật, dễ nhớ, dễ hiểu, đó là lý do vì sao mảng nội dung thông tin thế sự trên báo chí đặc biệt phù hợp để chuyển tải những thông tin mang tính khô cứng mà nếu để ở tình trạng nguyên bản sẽ rất khó để tuyên truyền hay chuyển tải thông điệp đến công chúng

Cộng thêm với năng lực ngôn từ phong phú, các nhà báo dễ dàng chuyển tải, diễn đạt các vấn đề, các sự kiện trong đời sống xã hội bằng một con đường riêng Những ngôn ngữ bình dân, những khẩu ngữ, những đoạn đối thoại gần gụi, cụ thể khiến cho những thông điệp chuyển tải trở nên mềm mại, dễ hiểu và đến rất gần với công chúng

Trong mảng nội dung về đời sống thế sự trên báo chí, các nhà báo sử dụng rất phổ biến các biện pháp nghệ thuật vay mượn của văn học như: ẩn dụ, hoán dụ, ngoa dụ, so sánh,… Những phương pháp này làm cho những khái niệm tăng thêm khả năng khêu gợi cảm xúc, làm rõ thái độ đối với vấn đề được nêu và làm nổi bật bản chất, ý nghĩa của nó Lối viết này rất phù hợp với tâm thức đọc của công chúng báo chí – những người vốn đã quen tiếp nhận

Trang 26

24

những lời ru ngọt ngào của bà của mẹ từ thuở đưa nôi, những người vốn đã thấy gắn bó, quen thân với những câu ca dao, tục ngữ từ những ngày còn đi học

Có thể khẳng định, đối với mảng nội dung đời sống thế sự trên báo in Việt Nam, việc lựa chọn được những hình thức biểu hiện phù hợp kết hợp với lối viết uyển chuyển, mềm mại, linh động đã tìm được lối đi nhanh nhất và thuyết phục nhất tới trái tim độc giả

1.3.3 Chức năng giáo dục-định hướng nhân cách

Báo chí chính là vũ khí tuyên truyền số một để Đảng và Nhà nước thực hiện công tác tư tưởng đối với quần chúng Để có được sự chi phối với toàn

bộ đời sống xã hội thì ngoài những quyền lực về kinh tế, chính trị, quân sự còn cần sự chi phối trong lĩnh vực tinh thần Bằng cách chuyển tải những thông tin một cách khách quan, chân thực và sinh động, báo chí không chỉ giúp công chúng có thêm khả năng nhìn nhận và thẩm định đời sống hiện thực

mà còn có thể định hướng cách nhìn nhận ấy Và sự nhận thức đó của công chúng là sự nhận thức có lí trí, chủ động và tự giác, vì thế dẫn tới sự thay đổi mạnh mẽ và nhanh chóng trong hành vi và cách ứng xử với hiện thực xã hội của công chúng Đó là con đường ngắn nhất và hiệu quả nhất để báo chí thực hiện chức năng giáo dục-định hướng của mình

Với những thuộc tính đặc biệt của mình, mảng nội dung đời sống thế sự được rất nhiều công chúng quan tâm đón đọc, nhất là đối tượng những người lao động bình dân Tính chất bi-hài ẩn chứa trong những câu chuyện đời thường, những tình huống gây xung đột phản ánh qua những bài báo thế sự luôn gây được ấn tượng mạnh, lại dễ đọc, dễ nhớ nên số lượng người tiếp nhận thứ hai lại càng đông hơn Họ kể cho nhau nghe những câu chuyện vui, thú vị, những tình huống độc đáo trước tiên là để giải trí và… cười cho đỡ

Trang 27

25

mệt Nhưng một cách rất tự nhiên, những câu chuyện ấy dần ngấm vào họ, đi

sâu vào tiềm thức họ và dẫn đến sự thay đổi trong nhận thức của công chúng

báo chí

Nói điều này để khẳng định công dụng và sức lan tỏa của mảng thông

tin đời sống thế sự trên báo in Việt Nam là vô cùng rộng lớn Vì thế, việc sử

dụng thể loại này để làm công tác tuyên truyền và giáo dục người lao động

được báo chí khai thác triệt để Trong đời sống xã hội, không thiếu những

quan hệ gia đình và quan hệ xã hội dễ nảy sinh mâu thuẫn, bùng phát thành

xung khắc như: quan hệ vợ chồng, con cái-cha mẹ, quan hệ láng giềng, đồng

nghiệp, thủ trưởng-nhân viên,… Tất cả những mảng nội dung thế sự này đều

có thể trở thành đề tài để nhà báo chuyển tải thành những câu chuyện đời

thường, những mẩu đối thoại sinh động, hấp dẫn, những tình huống hàm súc

mà độc đáo,… Chính tính chất đời thường của những câu chuyện được

chuyển tải làm cho người đọc cảm thấy gần gũi với mình và thấp thoáng đâu

đó là chuyện của chính mình Yếu tố này đã đóng góp tích cực cho sự lay

động, thức tỉnh công chúng, giúp họ định hướng và chọn lựa được hành vi

thích hợp trong lối sống và cách ứng xử

Có thể nói, bằng con đường ngắn nhất, thông qua những câu chuyện,

xoay quanh những mối quan hệ của con người từ hành vi giao tiếp tới quan hệ

gia đình, cá nhân-tập thể, những thông tin thế sự đã góp phần hình thành

nhân cách, lối sống tốt đẹp và tăng cường hiểu biết cho công chúng của mình

Tựu chung, chức năng văn hóa-giải trí, chức năng làm mềm hóa thông

tin và chức năng giáo dục-định hướng là những chức năng “trội” không thể

phủ nhận của mảng thông tin đời sống thế sự trên báo chí Việt Nam Những

chức năng trội này không hề tách rời nhau trên một bản thể thông tin mà có sự

hỗ trợ, dung hòa, bổ sung chặt chẽ cho nhau Chức năng làm mềm hóa thông

Trang 28

26

tin càng làm nâng cao chức năng văn hóa-giải trí Chức năng văn hóa giải trí giúp luồng thông tin được chuyển tải nhanh chóng, mạnh mẽ càng mang lại hiệu quả cao để mảng thông tin đời sống thế sự thực hiện chức năng giáo dục, định hướng

*

Tóm lại sự xuất hiện của mảng nội dung đời sống thế sự trên báo in Việt Nam đương đại là không thể thiếu Nó phù hợp với quy luật vận động và phát triển của nền báo chí, đồng thời là sự phát huy có tính kế thừa logic lịch

sử và đáp ứng được nhu cầu thông tin của công chúng báo chí Sức hấp dẫn của những thông tin về đời sống thế sự trên báo in Việt Nam khiến mảng nội dung này ngày càng có sức lan tỏa mạnh mẽ và có được chỗ đứng vững vàng với tần suất xuất hiện khá dày đặc trong hoạt động báo chí hiện nay Cũng chính từ sự đa dạng của đề tài, sự uyển chuyển, linh hoạt trong cách thức thể hiện với nhiều dạng thức khác nhau, mảng nội dung đời sống thế sự với tất cả những chức năng trội của nó đã và đang làm phong phú, sinh động hơn cho hoạt động lý luận và thực tiễn nghề báo Tuy nhiên, thực tế đó cũng đặt ra những thách thức cho người làm công tác nghiên cứu lý luận báo chí khi phải xem xét, nhìn nhận và tổng kết một cách khoa học

Trang 29

27

Chương 2: CÁC MẢNG NỘI DUNG PHẢN ÁNH ĐỜI SỐNG THẾ SỰ

2.1 Tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước

Ở bất kỳ giai đoạn nào của đời sống xã hội, báo chí cũng luôn được coi

là công cụ để truyền bá hệ tư tưởng của giai cấp thống trị Báo chí giống như

vũ khí sắc bén tác động vào tư tưởng, tình cảm của công chúng nhằm tạo ra ở

họ những nhận thức, hành động mới theo những định hướng mang mục tiêu chính trị Do đó, để phát huy được vai trò của báo chí phục vụ nhiệm vụ chính trị của mình thì lực lượng chính trị cầm quyền tất yếu và cần thiết phải định hướng, quản lý hoạt động báo chí Đó là lí do tại sao việc tuyên truyền đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước luôn là nội dung cấp thiết được đặt lên hàng đầu trong hoạt động báo chí

Ở nước ta, Đảng và Nhà nước luôn đánh giá cao vai trò quan trọng của báo chí trong đời sống xã hội, đồng thời quan tâm lãnh đạo, quản lý và tạo điều kiện để báo chí liên tục phát triển Từ quan điểm “Báo chí là công cụ tư tưởng sắc bén của Đảng” đến quan điểm “Báo chí vừa là tiếng nói của Đảng, của Nhà nước, của các tổ chức xã hội, là diễn đàn của nhân dân” là một bước phát triển mới của lý luận báo chí Cách mạng Quan điểm đó phản ánh mối quan hệ máu thịt giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, đồng thời quy định phương thức thông tin đa dạng, nhiều chiều nhưng có định hướng trong hoạt động báo chí Nếu đi chệch khỏi nguyên tắc tính Đảng, đi chệch khỏi tôn chỉ, mục đích, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước tức là báo chí đã không thực hiện đúng vai trò, chức năng của mình

Với thế mạnh của mình, báo chí đã chứng minh là phương tiện hiệu quả

và có sức mạnh phủ rộng nhất khi tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước Những nội dung này không chỉ được thể

Trang 30

28

hiện bằng việc đăng tải trực tiếp những chính sách, thông tư, nghị định mà còn được chuyển tải thông qua những nội dung thế sự gần gụi dưới dạng các câu chuyện kể, các tiểu phẩm, các tình huống đời thường được trình bày một cách uyển chuyển mềm mại Nhờ vậy, những thông tin về chủ trương chính sách, pháp luật vốn khô cứng lại đến được với công chúng một cách nhẹ nhàng và sâu sắc, từ đó tác động mạnh mẽ đến nhận thức và hành vi của công chúng, mang giá trị định hướng cao

Cũng vẫn là những chủ trương: kế hoạch hóa gia đình, xóa đói giảm nghèo, lá lành đùm lá rách,… nhưng thay vì triệu tập quần chúng ngồi nghe tuyên truyền hay in tài liệu để phát đến từng hộ dân, các bài báo với nội dung thế sự gần gụi, đời thường về những con người cụ thể xung quanh chính là con đường ngắn nhất để những chủ trương chính sách của Đảng dần dần qua từng ngày ngấm một cách tự nhiên vào tư tưởng và đời sống sinh hoạt của nhân dân, bình dị như không khí, thức ăn hàng ngày vậy

Do các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước luôn chi phối toàn bộ diện mạo đời sống báo chí Việt Nam dưới nhiều hình thức, đặc biệt, những chủ trương, chính sách đó được lồng ghép tuyên truyền vào những bài báo mang nội dung thế sự thông qua nhiều cách thức, con đường và câu chuyện khác nhau Vì thế, việc nghiên cứu và chỉ ra tất cả các nội dung chuyển tải về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước trên các bài báo thế sự là điều quá sức đối với nhóm nghiên cứu

Do vậy, điều chúng tôi quan tâm và muốn nghiên cứu nhiều hơn là báo chí đã phản ánh các chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước thông qua những câu chuyện thế sự như thế nào và điều này mang lại hiệu quả truyền thông ra sao về phía người tiếp nhận Mục đích này sẽ được thực hiện thông qua việc phân tích một số bài báo tiêu biểu

Trang 31

29

Đến với bài “Dân vận – Nhịp cầu duyên” của tác giả Nguyễn Thị

Ngọc Diệp đăng trên báo Quân đội nhân dân số 17138 ra ngày 3.1.2009 để

cùng xem chính sách dân vận đã được báo chí chuyển tải khéo léo như thế

nào qua những tình tiết thế sự chân thực Thông qua mối duyên lành ngọt ngào giữa anh chàng thiếu úy Võ Thanh Lợi và cô học sinh trẻ tuổi Bùi Thị Loan nảy nở trong lúc anh đang cùng đồng đội giúp bà con sửa đường chuẩn

bị đón năm mới, tác giả đã khiến cho không gian dân vận trở nên đầy chất thơ Con đường cần sửa cũng chính là con đường của tình yêu đôi lứa, đưa Loan và Lợi đến với đám cưới tươi vui, giản dị cùng đồng đội và bà con hàng xóm Chưa dừng lại ở câu chuyện của Loan và Lợi, tác giả Ngọc Diệp còn đưa người đọc đến với một mối nhân duyên khác giữa anh bí thư chi đoàn đại đội 11 với cô Bí thư đoàn xã Quế Cường Tình yêu đẹp của họ đã nảy sinh

trong hoạt động kết nghĩa giữa hai đơn vị “Cùng dẫn chương trình trong các đêm liên hoan văn nghệ, hai người luôn tỏ ra ý hợp tâm đầu Thấy “đôi lứa xứng đôi”, ai cũng vun vào Được đồng đội tiếp sức, chàng sĩ quan mạnh dạn đến nhà thưa chuyện: “Xin phép được tìm hiểu con gái hai bác” Cô gái vừa bẽn lẽn vừa ngỡ ngàng trước cách đặt vấn đề “không giống ai” ấy Từ mũi tiến công bất ngờ, độc đáo này, Trọng đã nhanh chóng “hạ gục” những đối thủ hằng tối vẫn kiên nhẫn “trồng cây si” trước nhà nàng” Có thể thấy, với

hai câu chuyện tình yêu đầy lãng mạn này, công tác dân vận không còn là một hoạt động đơn thuần được thực hiện theo chỉ thị của các lãnh đạo cấp trên nữa

mà đã trở thành một không gian tươi vui nơi chiến sỹ và bà con nhân dân cùng góp sức, trở thành cây cầu duyên nối kết những đôi trai gái lại với nhau

Để rồi từ đó, tác giả bài báo đưa ra những suy nghĩ của riêng mình, cũng là

những đúc rút mang tính tuyên truyền định hướng cao đối với độc giả: “Mới hay, công tác dân vận không chỉ góp phần củng cố nghĩa tình quân dân thêm bền chặt mà còn mở ra những nhịp cầu duyên giúp nhiều anh bộ đội kiếm tìm

Trang 32

30

được hạnh phúc cho riêng mình” Công tác dân vận chính là nhiệm vụ có ý

nghĩa chiến lược đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng đất nước ta và là điều kiện quan trọng bảo đảm cho sự lãnh đạo của Đảng đối với chính quyền và

toàn xã hội, thắt chặt mối liên hệ máu thịt giữa Đảng với dân Thay vì gửi

xuống những chỉ đạo yêu cầu quân-dân thực hiện, chính những bài báo về những con người cụ thể, những câu chuyện cụ thể như trên tái hiện đời sống sinh hoạt tươi vui trong phong trào dân vận đã thật sự làm kích thích và đẩy mạnh thêm ý thức và tinh thần của công chúng tự nguyện, hào hứng tham gia vào công tác dân vận theo chủ trương của Đảng Rõ ràng, những chủ trương, chính sách của Đảng khi được lồng ghép trong những câu chuyện thế sự như thế này đã đến được với công chúng rất tự nhiên và đạt được hiệu quả truyền thông mạnh mẽ

Cũng như thế, chính sách kế hoạch hóa gia đình khi được hòa chung

vào mạch chảy đầy cảm xúc của những câu chuyện thế sự thì cũng mất hẳn tính khẩu hiệu khô cứng Tinh thần của khẩu hiệu ấy không còn đơn thuần nằm trên ý nghĩa của từng con chữ trên văn bản mà đã hiển hiện chân thực trong những câu chuyện gia cảnh sống động Khác với mảng báo chí thông tấn, khi tuyên truyền về chủ trương kế hoạch hóa gia đình của Đảng ta, các bài báo thế sự không tập trung vào việc đăng tải, cụ thể hóa nội dung của chủ trương như thế nào mà lồng ghép nó vào từng mảnh đời, từng số phận Bài

báo “Con người-mục tiêu cao nhất” của tác giả Lâm Chí Công đăng trên

mục “Sự kiện và bình luận”-báo Lao Động số 8113 ra ngày 7.1.2009 là một

trong những bài báo như thế Không khai thác câu chuyện theo kiểu phản ánh

sự sung túc, no đủ của những gia đình ít con với mạch cảm xúc ngưỡng mộ, biểu dương, trong bài báo này, tác giả bài báo đã chỉ ra cảnh sống nheo nhóc

của một gia đình đông con mà nghèo khó: “Trên truyền hình, chuyện về vợ chồng nông dân ở Đồng Nai rất khó tin mà có thật Còn trẻ, họ đã có tới 9

Trang 33

31

đứa con, tất cả sống trong một cái chòi bốn bề trống hoác, lũ trẻ leo nheo, rách rưới Mặc dù cả người dẫn chương trình lẫn người vợ đều cười tươi khi nói về chuyện sinh 9 này, nhưng nhiều khán giả truyền hình đã lấy khăn lau nước mắt” Từ đó, tác giả đã lý giải hiện thực đó bằng việc thuật lại chính câu nói của người phụ nữ trong cuộc: “Chị nói, vì công việc đánh bắt cá ngày nào cũng lặn dưới nước nên cứ nghĩ là "quan hệ" với chồng xong, lội nước thì

"nó" ra theo rồi, nào ngờ vẫn cứ có mang, rồi phải sinh con ” Người đọc có

thể nhận thấy rõ cảm xúc mỉa mai, châm biếm, kèm thêm cả sự thương cảm của người viết dành cho gia đình đánh cá này trước sự thiếu hiểu biết về kiến thức sinh đẻ của chính những người làm cha mẹ Số phận của những con người trong câu chuyện là “bằng chứng sống” để công chúng tự rút kinh nghiệm, tự lấy đó làm bài học cho bản thân và cố gắng không lặp lại Và đó là con đường riêng để các bài báo thế sự trang bị kiến thức về kế hoạch hóa gia đình cho công chúng của mình

Tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước với thế mạnh của mình, mảng nội dung thế sự có nhiều con đường khác nhau để lồng ghép vào mạch kể và chạm được đến ý thức, tư tưởng của công chúng, lúc biểu dương ca ngợi, lúc châm biếm mỉa mai Đặc biệt, mảng truyền thông về pháp luật vốn dĩ khô khan khi được cụ thể hóa qua những tình huống, những cốt chuyện có thật lại trở nên rất dễ nhận biết đối với công chúng Chẳng hạn, tư tưởng “trọng nam khinh nữ” vốn đã ăn sâu vào suy nghĩ của dân Việt hàng ngàn năm nay đã dần mờ nhạt nhờ công của báo chí Năm

2007, khi Luật Bình đẳng giới được Nhà Nước ban hành thì báo chí đã được

xác định là mặt trận hàng đầu để chuyển tải nội dung về bình đẳng giới Và hình thức thông tin thế sự tỏ ra đặc biệt có thế mạnh khi chuyển tải các nội dung của bộ luật này Các bài báo thế sự không tuyên truyền nguyên bản các điều, khoản của bộ luật trong những dấu mở đóng ngoặc kép trên trang viết

Trang 34

32

mà tuyên truyền nó một cách có định hướng với những câu chuyện được viết

mềm dẻo, linh hoạt, dễ đi vào lòng người Trong bài viết “Chồng ngoại tình

vì không có con trai” trên chuyên mục “Trăm năm tính cuộc vuông tròn”

đăng trên báo Lao Động cuối tuần số 20 (từ 28-30.5.2010) đã đăng tải những

dòng tâm sự chân thực thấm đẫm nước mắt của người phụ nữ tên Ngọc Minh

ở Thái Nguyên khi việc không có con trai đã trở thành nguyên nhân khiến chị

bị chồng phản bội: “Tôi luôn tự hào và hãnh diện về chồng mình và chưa bao giờ nghi ngờ ông ấy Duy có một lần, đứa con gái thứ hai của tôi, lúc đó học lớp 8, bị đau ốm, chồng tôi đưa con lên tỉnh để khám Khi về cháu kể: “Bố đưa con đến nhà một cô bạn và nhờ cô ấy dẫn con đi khám Cô ấy chồng chết,

có một đứa con gái học lớp 3 ” Lúc đó tôi cũng hơi thắc mắc, không biết người phụ nữ đó là ai, nhưng ý nghĩ đó cũng chỉ thoáng qua… Cho đến khi vào đại học, con gái tôi mới tiết lộ, người phụ nữ đó chính là người tình của chồng tôi, cháu biết điều đó từ lâu, nhưng vẫn giấu vì sợ tôi buồn Nó bảo:

“Bố ngoại tình vì lý do mẹ đẻ toàn con gái Bố thật quá đáng, về hưu rồi mà vẫn thường xuyên quan hệ với cô ta nên con mới nói để mẹ biết.” Dòng tâm

sự cũng chính là câu chuyện về cuộc đời của người viết Giá trị phản ánh của tình huống càng tăng lên khi bí mật của sự thật được chính cô con gái của họ phát hiện Thái độ lên án và có phần khinh bỉ trước hành động của người cha

từ cô con gái có sức phê phán ghê gớm đối với những người đàn ông có quan

hệ bất chính vì mong có con trai Từ đó, chính những dòng tâm sự đã khơi gợi được sự cảm thông từ phía công chúng đối với hai mẹ con và sự chê trách đối với người cha ngoại tình Bài học về việc không được phân biệt giới tính trong sinh đẻ dần được hình thành trong nhận thức của người đọc

Không chỉ khéo léo đưa những nội dung về luật pháp vào trong những câu chuyện thế sự mà thông qua những bào báo thế sự, nhà báo còn đưa ra những khuyến nghị, đề xuất góp phần làm hoàn thiện hơn hệ thống pháp lý

Trang 35

33

của Nhà nước ta Chẳng hạn, với bài viết “Cá cược và quản lý” của tác giả

Lê Anh đăng trên chuyên mục “Chuyện hôm nay” báo Tiền Phong số 305, ra ngày 1/11/2010, nhà báo đã mượn cách nói xa, nói gần rồi mới đưa ra ý kiến

của chính mình về việc nên hay không nên có luật quản lý cá cược Từ

chuyện chọi trâu của người Đồ Sơn do bị để ý cá cược nên “Đêm trước ngày khai hội, nhiều người đến xem trâu, nghe ngóng Rồi họ kín đáo xuống tiền

Tí ti, cho vui thôi” cho đến chuyện cá cược bóng đá -“cái nhu cầu của một số khá đông, tham gia chút "cho vui", nhân tiện thức đêm dán mặt vào ti vi, cũng chỉ có thể thỏa mãn bằng cách đánh "chui" Các đường dây cá độ bóng đá lớn đều chuyển tiền ra nước ngoài Nhà nước ta thiệt đơn thiệt kép, vừa có nhiều công dân vi phạm pháp luật, vừa thất thu thuế” Những câu chuyện

“nhỏ nhỏ” này là lí do để nhà báo dần dần kéo công chúng về phía mình đồng

tình với quan điểm: “Hợp thức hóa kinh doanh cá cược nhằm tới đích cao nhất là quản lý chặt chẽ những hoạt động cá cược, đảm bảo thỏa mãn nhu cầu giải trí chính đáng của một bộ phận, mà không khuyến khích số đông lao vào tham gia hoặc kinh doanh dịch vụ này Nhiều người hy vọng, từ chuyện hợp thức hóa hoạt động kinh doanh cá cược, Nhà nước sẽ đẩy mạnh hơn nữa cấp phép cho những hoạt động kinh doanh giải trí khác Đẩy mạnh năng lực đội ngũ quản lý, hoàn thiện các chế tài pháp lý để tránh thất thu thuế và loại

bỏ tiêu cực, điều đó vừa hấp dẫn nhiều nguồn đầu tư nước ngoài, thu hút thêm khách du lịch, vừa tăng thu cho ngân sách Đó mới chính là một trong những biện pháp tốt để quản lý, để loại bỏ bớt những "bác thằng bần”

Những đề xuất kiến nghị này được nêu ra dưới dạng ý kiến riêng của tác giả bài báo nhưng thực chất là phát ngôn của một bộ phận tầng lớp nhân dân Nó không chỉ là phát súng cảnh tỉnh những người quá sa đà vào cá cược-hoạt động bị “cấm” mà còn là lời đề xuất để Nhà nước ta có chính sách tốt trong

Trang 36

đủ hết một chủ trương, hay bộ luật nào đó của Đảng, Nhà nước Song tập hợp những bài báo thế sự với nhiều cách tiếp cận công chúng khác nhau lại chính

là sức mạnh tổng hợp và có tác động to lớn toàn diện tới nhận thức và ý thức của công chúng

Trình độ dân trí nước ta còn chưa cao, đặc biệt là ở những vùng sâu, vùng xa, vùng cao Vì thế, các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà Nước rất khó để hiểu và tiếp nhận, thực hiện theo đối với bà con ở những nơi này Nhưng nếu chuyển tải nó bằng những câu chuyện về những con người có thật xung quanh họ, bằng giọng điệu quen thuộc hàng ngày của

họ thì những chủ trương, chính sách, pháp luật kia sẽ được “bình dân hóa” và

“quần chúng hóa” hơn rất nhiều, vừa có tác dụng tuyên truyền tốt, vừa trở thành món ăn tinh thần của bà con với sức lan tỏa rộng lớn Chính bởi thế, trong những năm qua, mảng nội dung thế sự đã khẳng định được ưu thế vượt trội của mình trong việc tích cực tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; thành tựu của công cuộc đổi mới;

Trang 37

35

tuyên truyền về các sự kiện, các hoạt động hướng tới Đại lễ 1000 Thăng Long

- Hà Nội; tuyên truyền về cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"; Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam"; biểu dương, động viên các phong trào thi đua yêu nước; đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, phản bác quan điểm, luận điệu sai trái; chống âm mưu "diễn biến hoà bình" của các lực lượng thù địch, phản động Về cơ bản, những bài báo thế sự tuyên truyền về mảng nội dung này đã tác động tích cực đến đời sống xã hội, định hướng chính trị tư tưởng và dư luận, góp phần làm cho nhân dân nhận thức đúng tình hình, đoàn kết, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và xu thế đi lên của đất nước ta

2.2 Phản ánh những mối quan hệ đạo đức-nhân sinh trong gia đình

Trước khi là một công dân của xã hội thì mỗi con người đã là một thành viên trong gia đình Không thể có con người sinh ra từ bên ngoài gia đình Có thể nói, gia đình chính là “trường học” đầu tiên có ảnh hưởng rất quan trọng đến sự hình thành và phát triển tính cách của mỗi cá nhân Gia đình là nơi nuôi dưỡng các giá trị hạnh phúc, sự hài hòa trong đời sống của mỗi thành viên, mỗi công dân của xã hội Cho nên trong quy luật về ý thức tiếp nhận, mỗi người cũng thường nghĩ đến những người thân trong gia đình trước khi nghĩ đến họ hàng hay nghĩ về bạn bè Người ta nghĩ về những gì ở gần trước khi nghĩ đến những cái ở xa Chính vì thế, với đặc thù chuyển tải những thông tin bình dị, gần gụi, đời thường, những mối quan hệ đạo đức nhân sinh trong gia đình là mảng nội dung mà các bài báo thế sự không thể bỏ qua Ai sinh ra cũng có một gia đình, nên người ta dễ dàng nhìn thấy nét tương đồng trong câu chuyện riêng của mình với câu chuyện riêng của người khác Cũng bởi vậy mà những bài báo thế sự với những chuyện đời thường xoay quanh mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình luôn được công chúng đón đọc đầu tiên và tiếp nhận nó trong tâm lý gần gụi, thoải mái Đó là

Trang 38

36

mối quan hệ cha mẹ-con cái, ông bà-cháu chắt, chồng-vợ, anh-em, những mối quan hệ đã được gìn giữ qua hàng ngàn thế hệ dân tộc Việt Nam và được phản ánh trên hàng triệu tài liệu, hàng triệu bài báo nhưng chưa bao giờ mất

cuối tuần số 23 (5-7.6.2009) được phác họa đẹp như một bản đàn du dương,

mặc dù người nghe đã quen hết với từng nốt nhạc, từng giai điệu nhưng vẫn

thấy nó ấm áp, mới mẻ và dịu dàng: “Thang máy lên thẳng tầng 16, rẽ trái, ngoặt phải tới căn hộ đầu tiên Thìn lấy chìa khoá cắm vào ổ, xoay về bên trái hai vòng, lại xoay về bên phải ba vòng Cánh cửa phòng trộm bằng kim loại

mở ra Anh mở tiếp cánh cửa gỗ chạm trổ hình hoa Đèn lớn trong phòng đã tắt, chỉ còn đèn tường màu quýt chín là còn sáng, chứng tỏ vợ anh đã đi ngủ… Áo ngủ đã đặt sẵn trong phòng tắm Thìn giơ tay lấy áo ngủ từ giá phía trên bồn tắm xuống Không phải chiếc áo ngủ bằng lụa tơ tằm mà anh thường mặc Chiếc áo ngủ này bằng sợi nhung, có lẽ vợ anh mới mua Chiếc áo sợi nhung mặc vào người gây cảm giác da dẻ được cọ xát rất dễ gây kích thích Thìn thích cảm giác này Đèn trên sôpha đã tắt, chỉ đèn tường màu quýt chín

là còn sáng Quần áo quẳng trên sôpha cũng được treo lên mắc áo chứng tỏ

vợ anh đã trở dậy trong lúc anh tắm Chị vẫn chưa ngủ… Nỗi kích thích do được cọ xát lúc mặc áo ngủ cũng ngứa ngáy khắp người, nhưng trước hết Thìn vẫn đi tới bàn ăn, mở lồng bàn ra ngó qua các món để dễ bề đối phó khi

vợ hỏi đến Luôn ngợi khen thành quả lao động của vợ đã trở thành thói quen giữa vợ chồng anh…” Vòng quay cuộc sống vẫn xoay đều với những việc

Trang 39

37

quen thuộc diễn ra thường nhật: đi làm - tan sở - về nhà dễ khiến cho người ta cảm thấy nhàm chán đến bức bối Nhưng nhờ có những đùm bọc yêu thương-những quan tâm sẻ chia của người vợ mà người chồng cảm thấy mỗi ngày trôi qua thật dịu êm và hạnh phúc

Nhưng không phải ai cũng có thể hiểu và làm được điều đó Trong bài

báo “Chuyện gia đình” của nhà báo Phạm Thị đăng trên báo Lao Động cuối

tuần số 25 (19-21.6.2009), mối quan hệ chồng-vợ lại được tái hiện trong khung cảnh một cuộc đánh ghen tưởng như long trời lở đất: “Một phụ nữ túm ngực chồng trước một nhà nghỉ, giọng nghẹn rít đầy uất hận và phẫn nộ

"Không có ai, không có ai là thế nào? Ở nhà nghỉ ra mà bảo đi một mình à?" Anh chồng, mặt mũi tốt nhất là không nên tả, bị vợ đẩy đi vòng quanh xe ôtô trong tình trạng bị túm ngực rúm ró như vậy, vẫn một mực bảo vệ một ai đó may mắn lúc ấy không xuất hiện: "Không có ai, đã bảo rồi, không có ai mà Lúc ấy chưa đến 5 rưỡi sáng Những người đi tập thể dục lẻ tẻ không dừng bước chân đi bộ, chỉ quay lại nhìn” Nhà báo đã tự xưng là “em” với vai trò

của một người ngoài cuộc để kể lại câu chuyện đánh ghen này, để thỏa sức

mà bình luận, mà bộc lộ thái độ của những người chứng kiến: “May cho anh chồng vụng trộm, đường còn vắng, nếu không sẽ là cả đám đông quây lại, hả

hê sung sướng hoặc tò mò xì xào, vì màn kịch chị vợ bày ra rõ ràng là đang ở khúc cao trào đầy hấp dẫn Ngoài sự hung hãn mang đậm chất bi tráng, chị

ta còn mang theo đứa con gái chừng 10 tuổi làm đồng minh.” Giọng kể của

tác giả rõ ràng chứa đầy sự mai mỉa, giễu cợt: bởi rằng vợ chồng nhà này đang “vạch áo cho người xem lưng”, đang làm trò cười cho thiên hạ Sức ám ảnh của tình huống gia tăng gấp bội phần khi trong câu chuyện còn xuất hiện

nhân vật đứa con: “Trong khi mẹ túm ngực bố đẩy đi đẩy lại, mắng mỏ, giằng

co trước cửa nhà nghỉ Con bé ngồi trên xe máy, khóc ầm lên mỗi khi tiếng rít

Trang 40

chuyện nhưng tác giả không chỉ phản ánh được mối quan hệ đáng chê trách giữa bà vợ đánh ghen với ông chồng “léng phéng” mà còn lột tả được lối hành

xử không suy nghĩ giữa cha mẹ và con cái Ngờ rằng, người vợ kia là đáng thương nhất Nhưng không, chính đứa con của họ mới là nạn nhân chính của câu chuyện, bởi từ đây, hình dung về một mái ấm gia đình trong tư tưởng đứa

bé đã bị rạn nứt,… Có thể thấy, cùng một đề tài khai thác nhưng mỗi bài báo thế sự lại thiên biến vạn hóa trong những con đường đi riêng Cảnh hạnh phúc hay cảnh đánh ghen-toàn là những chuyện không còn lạ gì nhưng thông qua cách kể của nhà báo, mỗi câu chuyện vẫn có những cách lay động riêng với những tình tiết mới mẻ, sinh động

Mỗi một câu chuyện thế sự giống như một bài học về đạo đức nhân sinh, nhắc nhở những thành viên trong gia đình phải sống có trước có sau, có trên có dưới, yêu thương đùm bọc: vợ chồng phải chung thủy sắt son, cháu chắt phải tôn kính, hiếu nghĩa với ông bà Truyền thống “uống nước nhớ nguồn” giống như một mạch chảy đi vào những câu chuyện thế sự khi viết về

mối quan hệ giữa ông bà-cháu chắt Bài viết “Giàn trầu của ngoại”-tác giả

Phan Tiến Dũng đăng trên báo Quân đội nhân dân số 17224 ra ngày 1.4.2009

chính là một trong những câu chuyện đã làm được điều ấy Trong con mắt của người cháu nay đã trở thành chiến sỹ giữ đảo, giàn trầu không chỉ là kỷ vật

Ngày đăng: 23/03/2015, 12:58

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hoàng Anh (2003), Một số vấn đề về sử dụng ngôn từ trên báo chí, NXB Lao động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về sử dụng ngôn từ trên báo chí
Tác giả: Hoàng Anh
Nhà XB: NXB Lao động
Năm: 2003
2. Lê Thanh Bình, Phí Thị Thanh Tâm (2009), Quản lý Nhà nước và Pháp luật về báo chí. NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý Nhà nước và Pháp luật về báo chí
Tác giả: Lê Thanh Bình, Phí Thị Thanh Tâm
Nhà XB: NXB Văn hóa Thông tin
Năm: 2009
3. Đức Dũng (2000), Viết báo như thế nào?. NXB Văn hoá - Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Viết báo như thế nào
Tác giả: Đức Dũng
Nhà XB: NXB Văn hoá - Thông tin
Năm: 2000
4. Đức Dũng, Hoàng Đình Cúc (2007), Những vấn đề của báo chí hiện đại. NXB Lý luận Chính trị, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề của báo chí hiện đại
Tác giả: Đức Dũng, Hoàng Đình Cúc
Nhà XB: NXB Lý luận Chính trị
Năm: 2007
5. Nguyễn Văn Dững (chủ biên)(2006), Tác phẩm báo chí. NXB Lý luận Chính trị, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác phẩm báo chí
Tác giả: Nguyễn Văn Dững (chủ biên)
Nhà XB: NXB Lý luận Chính trị
Năm: 2006
6. Hà Minh Đức (chủ biên) (1997), Báo chí những vấn đề lý luận và thực tiễn. NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo chí những vấn đề lý luận và thực tiễn
Tác giả: Hà Minh Đức (chủ biên)
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia
Năm: 1997
7. Hà Minh Đức (2000), Cơ sở lý luận báo chí-Đặc tính chung và phong cách. NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở lý luận báo chí-Đặc tính chung và phong cách
Tác giả: Hà Minh Đức
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia
Năm: 2000
8. Trần Ngọc Hà (2008), Sự vận động và phát triển của tiểu phẩm báo chí Việt Nam hiện đại. Luận văn thạc sỹ bảo vệ tại Khoa Báo chí, ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự vận động và phát triển của tiểu phẩm báo chí Việt Nam hiện đại
Tác giả: Trần Ngọc Hà
Năm: 2008
9. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (1990), Từ điển Thuật ngữ Văn học. NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Thuật ngữ Văn học
Tác giả: Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1990
10. Vũ Quang Hào (2000), Ngôn ngữ báo chí. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ báo chí
Tác giả: Vũ Quang Hào
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2000
11. Nguyễn Quang Hòa (2002), Phóng viên và tòa soạn. NXB Văn hóa - Thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phóng viên và tòa soạn
Tác giả: Nguyễn Quang Hòa
Nhà XB: NXB Văn hóa - Thông tin
Năm: 2002
12. Vũ Đình Hòe (1999), Truyền thông đại chúng trong công tác lãnh đạo và quản lý. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyền thông đại chúng trong công tác lãnh đạo và quản lý
Tác giả: Vũ Đình Hòe
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 1999
13. Hội Nhà báo Việt Nam (1992), Nghề nghiệp và công việc của nhà báo. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghề nghiệp và công việc của nhà báo
Tác giả: Hội Nhà báo Việt Nam
Năm: 1992
14. Đỗ Quang Hưng (2001), Lịch sử Báo chí Việt Nam 1865-1945. NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Báo chí Việt Nam 1865-1945
Tác giả: Đỗ Quang Hưng
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia
Năm: 2001
15. Phạm Thành Hưng (2007), Thuật ngữ Báo chí - truyền thông. NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thuật ngữ Báo chí - truyền thông
Tác giả: Phạm Thành Hưng
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia
Năm: 2007
16. Đinh Văn Hường (2006), Các thể loại báo chí thông tấn. NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các thể loại báo chí thông tấn
Tác giả: Đinh Văn Hường
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia
Năm: 2006
17. Đinh Văn Hường (2004), Tổ chức và hoạt động của toà soạn. NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức và hoạt động của toà soạn
Tác giả: Đinh Văn Hường
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia
Năm: 2004
18. Đinh Văn Hường (2006), Báo chí Việt Nam hiện đại-Xu hướng vận động và đổi mới. Hội thảo khoa học quốc tế tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo chí Việt Nam hiện đại-Xu hướng vận động và đổi mới
Tác giả: Đinh Văn Hường
Năm: 2006
19. Đinh Văn Hường (2006), Vấn đề hưởng thụ các phương tiện thông tin đại chúng ở nông thôn hiện nay. Kỷ yếu khoa học 100 năm đào tạo các ngành KHXH và NV Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề hưởng thụ các phương tiện thông tin đại chúng ở nông thôn hiện nay
Tác giả: Đinh Văn Hường
Năm: 2006
20. Khoa Báo Chí, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội (2005), Báo chí những vấn đề lý luận và thực tiễn. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo chí những vấn đề lý luận và thực tiễn
Tác giả: Khoa Báo Chí, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2005

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w