Trên Lao Động

Một phần của tài liệu Nội dung đời sống thế sự trên báo in Việt Nam đương đại (Khảo sát báo Tiền Phong, Lao Động, Quân đội nhân dân 2009-2010 (Trang 79)

7. Kết cấu luận văn

3.2.1Trên Lao Động

Khảo sát báo Lao động qua các năm 2009-2010, có thể thấy, ngoài những trang văn nghệ dành để đăng tải các truyện ngắn báo chí, mảng nội dung đời sống thế sự được chuyển tải chủ yếu tập trung qua hai chuyên mục: “Nói hay đừng” và “Trăm năm tính cuộc vuông tròn”.

- Chuyên mục “Nói hay đừng” xuất hiện trên trang 2 của báo Lao Động gắn liền với tên tuổi của nhà báo Lý Sinh Sự-một trong những cây bút tiểu phẩm hàng đầu Việt Nam. Chính bởi thế, chuyên mục đậm đặc tính chất của những bài báo tiểu phẩm. Tác giả viết nhiều và khỏe, một tuần có đến 6 tiểu phẩm trên chuyên mục “Nói hay đừng” mà vẫn không hề bị hụt hơi hay mất đi tính hấp dẫn của nó.

Nếu xếp loại thì thấy mảng đề tài thế sự trong tiểu phẩm biến thể của Lý Sinh Sự chủ yếu tập trung vào các mảng như: phản biện, đề cập đến những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước; mảng đề tài về các vấn đề kinh tế, xã hội (dân số, y tế, giáo dục môi trường); mảng đề tài chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; mảng đề tài văn hóa, đạo đức, lối sống.

78

Đây là chuyên mục mà Lý Sinh Sự tiếp nối những tiểu phẩm của Ba Thợ Tiện đăng tải trên Lao Động thời gian trước. Nhưng nếu độ dài trung bình những tiểu phẩm của Ba Thợ Tiện là 500 đến 700 chữ thì của Lý Sinh Sự là từ 300 đến 600 chữ, rất ít khi vượt quá 700 chữ, tức là tiểu phẩm của Lý Sinh Sự đã có sự ngắn gọn và linh động hơn về nội dung lượng.

Hình thức đối thoại giả tưởng để dẫn chuyện cũng là một trong những đặc trưng quan trọng trong tiểu phẩm của Lý Sinh Sự. Bài viết được kết cấu giống như một cuộc trò chuyện, buôn chuyện giữa “bác” và “tôi”. Cũng nhờ hình thức đối thoại ảo này mà tác giả dễ dàng thông qua sự liên tưởng của hai nhân vật để tìm ra nghịch lý trong tranh luận về những vấn đề đặt ra trong cuộc sống.

Sự đối thoại với giọng văn giàu chất hài hước của ngôn ngữ dân gian đã được thông tấn hóa cộng với ngôn ngữ đời thường khiến người đọc phải bật lên tiếng cười sảng khoái để rồi sau đó là sự xót xa hoặc cảm thông, ăn năn tự vấn hay chịu nỗi đau thế thái nhân tình.

- Chuyên mục “Trăm năm tính cuộc vuông tròn” là chuyên mục xuất hiện trên trang 14 của Lao Động cuối tuần gắn liền với loạt bài tư vấn,

khuyến cáo về những vấn đề khúc mắc, khó xử xảy ra trong cuộc sống thường nhật. Những vấn đề được đưa ra giải quyết trong chuyên mục hay xoay quanh những đề tài về tình yêu, hôn nhân, giới tính, gia đình, quan hệ đồng nghiệp, bạn bè,… tức là xoay quanh những mối quan hệ rất phổ biến trong cuộc sống hàng ngày. Những tình huống khó được lựa chọn đăng tải phải là những tình huống điển hình vừa mang tính phổ quát vừa có tính xung đột cao, khiến người trong cuộc hoang mang và cần thiết phải nhận được lời khuyên của các chuyên gia hay những người xung quanh.

79

Kết cấu của loạt bài viết trong chuyên mục thường là đăng tải tình huống khó xử của bạn đọc, sau đó đưa ra những lời khuyên mang tính định hướng. Hoặc số trước đăng tải tình huống khó xử, số sau đăng tải những lời khuyên tiêu biểu của người đọc cả nước gửi tới báo để tư vấn cho người gặp khúc mắc.

Nhân vật thường đưa ra lời tư vấn, lời khuyên gỡ rối tơ lòng cho bạn đọc ký tên là Tri Âm. Tuy nhiên, Tri Âm không phải một người cụ thể nào trong cơ quan báo chí mà chỉ là tên gọi đại diện cho nhóm các chuyên gia chuyên xử lý các vấn đề về tâm lý trong cơ quan báo chí. Nhờ cách gọi tên này, kết hợp với cách xưng hô thân mật và giọng thủ thỉ tâm tình, bài viết không chỉ trở nên gần gũi, dễ tiếp nhận hơn với công chúng mà còn làm cho sức nặng của những lời tư vấn trở nên hết sức thuyết phục. Người đọc có cảm giác như không phải đang đọc báo mà đang được viết thư trao đổi, tâm sự với một người chị giàu kinh nghiệm luôn thấu hiểu, biết lắng nghe và biết khuyên mình cần phải làm gì. Đó cũng chính là sức hấp diễn riêng của chuyên mục “Trăm năm tính cuộc vuông tròn”. Người đọc nhiều khi không ở trong tình huống khó xử như của nhân vật có nhu cầu tư vấn, nhưng họ vẫn muốn tìm đến với những bài viết trong chuyên mục bởi qua đó, họ được trải nghiệm thêm những cảnh huống mới, họ có thể tự đặt mình vào trường hợp của người trong cuộc để phỏng đoán hướng hành động tiếp theo nhằm giải quyết vấn đề như thế nào. Từ đó, soi chiếu vào những gợi ý, nhận xét của các chuyên gia báo chí hay bạn đọc cả nước, họ có thể đúc rút ra những bài học riêng cho bản thân và gia tăng kinh nghiệm, kỹ năng sống, kỹ năng nhìn nhận, thẩm định và giải quyết vấn đề.

80

Một phần của tài liệu Nội dung đời sống thế sự trên báo in Việt Nam đương đại (Khảo sát báo Tiền Phong, Lao Động, Quân đội nhân dân 2009-2010 (Trang 79)