Chức năng giáo dục-định hướng nhân cách

Một phần của tài liệu Nội dung đời sống thế sự trên báo in Việt Nam đương đại (Khảo sát báo Tiền Phong, Lao Động, Quân đội nhân dân 2009-2010 (Trang 26)

7. Kết cấu luận văn

1.3.3 Chức năng giáo dục-định hướng nhân cách

Báo chí chính là vũ khí tuyên truyền số một để Đảng và Nhà nước thực hiện công tác tư tưởng đối với quần chúng. Để có được sự chi phối với toàn bộ đời sống xã hội thì ngoài những quyền lực về kinh tế, chính trị, quân sự còn cần sự chi phối trong lĩnh vực tinh thần. Bằng cách chuyển tải những thông tin một cách khách quan, chân thực và sinh động, báo chí không chỉ giúp công chúng có thêm khả năng nhìn nhận và thẩm định đời sống hiện thực mà còn có thể định hướng cách nhìn nhận ấy. Và sự nhận thức đó của công chúng là sự nhận thức có lí trí, chủ động và tự giác, vì thế dẫn tới sự thay đổi mạnh mẽ và nhanh chóng trong hành vi và cách ứng xử với hiện thực xã hội của công chúng. Đó là con đường ngắn nhất và hiệu quả nhất để báo chí thực hiện chức năng giáo dục-định hướng của mình.

Với những thuộc tính đặc biệt của mình, mảng nội dung đời sống thế sự được rất nhiều công chúng quan tâm đón đọc, nhất là đối tượng những người lao động bình dân. Tính chất bi-hài ẩn chứa trong những câu chuyện đời thường, những tình huống gây xung đột phản ánh qua những bài báo thế sự luôn gây được ấn tượng mạnh, lại dễ đọc, dễ nhớ nên số lượng người tiếp nhận thứ hai lại càng đông hơn. Họ kể cho nhau nghe những câu chuyện vui, thú vị, những tình huống độc đáo trước tiên là để giải trí và… cười cho đỡ

25

mệt. Nhưng một cách rất tự nhiên, những câu chuyện ấy dần ngấm vào họ, đi sâu vào tiềm thức họ và dẫn đến sự thay đổi trong nhận thức của công chúng báo chí.

Nói điều này để khẳng định công dụng và sức lan tỏa của mảng thông tin đời sống thế sự trên báo in Việt Nam là vô cùng rộng lớn. Vì thế, việc sử dụng thể loại này để làm công tác tuyên truyền và giáo dục người lao động được báo chí khai thác triệt để. Trong đời sống xã hội, không thiếu những quan hệ gia đình và quan hệ xã hội dễ nảy sinh mâu thuẫn, bùng phát thành xung khắc như: quan hệ vợ chồng, con cái-cha mẹ, quan hệ láng giềng, đồng nghiệp, thủ trưởng-nhân viên,… Tất cả những mảng nội dung thế sự này đều có thể trở thành đề tài để nhà báo chuyển tải thành những câu chuyện đời thường, những mẩu đối thoại sinh động, hấp dẫn, những tình huống hàm súc mà độc đáo,… Chính tính chất đời thường của những câu chuyện được chuyển tải làm cho người đọc cảm thấy gần gũi với mình và thấp thoáng đâu đó là chuyện của chính mình. Yếu tố này đã đóng góp tích cực cho sự lay động, thức tỉnh công chúng, giúp họ định hướng và chọn lựa được hành vi thích hợp trong lối sống và cách ứng xử.

Có thể nói, bằng con đường ngắn nhất, thông qua những câu chuyện, xoay quanh những mối quan hệ của con người từ hành vi giao tiếp tới quan hệ gia đình, cá nhân-tập thể,.. những thông tin thế sự đã góp phần hình thành

nhân cách, lối sống tốt đẹp và tăng cường hiểu biết cho công chúng của mình. Tựu chung, chức năng văn hóa-giải trí, chức năng làm mềm hóa thông

tin và chức năng giáo dục-định hướng là những chức năng “trội” không thể phủ nhận của mảng thông tin đời sống thế sự trên báo chí Việt Nam. Những chức năng trội này không hề tách rời nhau trên một bản thể thông tin mà có sự hỗ trợ, dung hòa, bổ sung chặt chẽ cho nhau. Chức năng làm mềm hóa thông

26

tin càng làm nâng cao chức năng văn hóa-giải trí. Chức năng văn hóa giải trí giúp luồng thông tin được chuyển tải nhanh chóng, mạnh mẽ càng mang lại hiệu quả cao để mảng thông tin đời sống thế sự thực hiện chức năng giáo dục, định hướng.

*

Tóm lại sự xuất hiện của mảng nội dung đời sống thế sự trên báo in Việt Nam đương đại là không thể thiếu. Nó phù hợp với quy luật vận động và phát triển của nền báo chí, đồng thời là sự phát huy có tính kế thừa logic lịch sử và đáp ứng được nhu cầu thông tin của công chúng báo chí. Sức hấp dẫn của những thông tin về đời sống thế sự trên báo in Việt Nam khiến mảng nội dung này ngày càng có sức lan tỏa mạnh mẽ và có được chỗ đứng vững vàng với tần suất xuất hiện khá dày đặc trong hoạt động báo chí hiện nay. Cũng chính từ sự đa dạng của đề tài, sự uyển chuyển, linh hoạt trong cách thức thể hiện với nhiều dạng thức khác nhau, mảng nội dung đời sống thế sự với tất cả những chức năng trội của nó đã và đang làm phong phú, sinh động hơn cho hoạt động lý luận và thực tiễn nghề báo. Tuy nhiên, thực tế đó cũng đặt ra những thách thức cho người làm công tác nghiên cứu lý luận báo chí khi phải xem xét, nhìn nhận và tổng kết một cách khoa học.

27

Chƣơng 2: CÁC MẢNG NỘI DUNG PHẢN ÁNH ĐỜI SỐNG THẾ SỰ

2.1 Tuyên truyền đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc

Ở bất kỳ giai đoạn nào của đời sống xã hội, báo chí cũng luôn được coi là công cụ để truyền bá hệ tư tưởng của giai cấp thống trị. Báo chí giống như vũ khí sắc bén tác động vào tư tưởng, tình cảm của công chúng nhằm tạo ra ở họ những nhận thức, hành động mới theo những định hướng mang mục tiêu chính trị. Do đó, để phát huy được vai trò của báo chí phục vụ nhiệm vụ chính trị của mình thì lực lượng chính trị cầm quyền tất yếu và cần thiết phải định hướng, quản lý hoạt động báo chí. Đó là lí do tại sao việc tuyên truyền đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước luôn là nội dung cấp thiết được đặt lên hàng đầu trong hoạt động báo chí.

Ở nước ta, Đảng và Nhà nước luôn đánh giá cao vai trò quan trọng của báo chí trong đời sống xã hội, đồng thời quan tâm lãnh đạo, quản lý và tạo điều kiện để báo chí liên tục phát triển. Từ quan điểm “Báo chí là công cụ tư tưởng sắc bén của Đảng” đến quan điểm “Báo chí vừa là tiếng nói của Đảng, của Nhà nước, của các tổ chức xã hội, là diễn đàn của nhân dân” là một bước phát triển mới của lý luận báo chí Cách mạng. Quan điểm đó phản ánh mối quan hệ máu thịt giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, đồng thời quy định phương thức thông tin đa dạng, nhiều chiều nhưng có định hướng trong hoạt động báo chí. Nếu đi chệch khỏi nguyên tắc tính Đảng, đi chệch khỏi tôn chỉ, mục đích, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước tức là báo chí đã không thực hiện đúng vai trò, chức năng của mình.

Với thế mạnh của mình, báo chí đã chứng minh là phương tiện hiệu quả và có sức mạnh phủ rộng nhất khi tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Những nội dung này không chỉ được thể

28

hiện bằng việc đăng tải trực tiếp những chính sách, thông tư, nghị định mà còn được chuyển tải thông qua những nội dung thế sự gần gụi dưới dạng các câu chuyện kể, các tiểu phẩm, các tình huống đời thường được trình bày một cách uyển chuyển mềm mại. Nhờ vậy, những thông tin về chủ trương chính sách, pháp luật vốn khô cứng lại đến được với công chúng một cách nhẹ nhàng và sâu sắc, từ đó tác động mạnh mẽ đến nhận thức và hành vi của công chúng, mang giá trị định hướng cao.

Cũng vẫn là những chủ trương: kế hoạch hóa gia đình, xóa đói giảm nghèo, lá lành đùm lá rách,… nhưng thay vì triệu tập quần chúng ngồi nghe tuyên truyền hay in tài liệu để phát đến từng hộ dân, các bài báo với nội dung thế sự gần gụi, đời thường về những con người cụ thể xung quanh chính là con đường ngắn nhất để những chủ trương chính sách của Đảng dần dần qua từng ngày ngấm một cách tự nhiên vào tư tưởng và đời sống sinh hoạt của nhân dân, bình dị như không khí, thức ăn hàng ngày vậy.

Do các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước luôn chi phối toàn bộ diện mạo đời sống báo chí Việt Nam dưới nhiều hình thức, đặc biệt, những chủ trương, chính sách đó được lồng ghép tuyên truyền vào những bài báo mang nội dung thế sự thông qua nhiều cách thức, con đường và câu chuyện khác nhau. Vì thế, việc nghiên cứu và chỉ ra tất cả các nội dung chuyển tải về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước trên các bài báo thế sự là điều quá sức đối với nhóm nghiên cứu. Do vậy, điều chúng tôi quan tâm và muốn nghiên cứu nhiều hơn là báo chí đã phản ánh các chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước thông qua những câu chuyện thế sự như thế nào và điều này mang lại hiệu quả truyền thông ra sao về phía người tiếp nhận. Mục đích này sẽ được thực hiện thông qua việc phân tích một số bài báo tiêu biểu.

29

Đến với bài “Dân vận – Nhịp cầu duyên” của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Diệp đăng trên báo Quân đội nhân dân số 17138 ra ngày 3.1.2009 để

cùng xem chính sách dân vận đã được báo chí chuyển tải khéo léo như thế nào qua những tình tiết thế sự chân thực. Thông qua mối duyên lành ngọt ngào giữa anh chàng thiếu úy Võ Thanh Lợi và cô học sinh trẻ tuổi Bùi Thị Loan nảy nở trong lúc anh đang cùng đồng đội giúp bà con sửa đường chuẩn bị đón năm mới, tác giả đã khiến cho không gian dân vận trở nên đầy chất thơ. Con đường cần sửa cũng chính là con đường của tình yêu đôi lứa, đưa Loan và Lợi đến với đám cưới tươi vui, giản dị cùng đồng đội và bà con hàng xóm. Chưa dừng lại ở câu chuyện của Loan và Lợi, tác giả Ngọc Diệp còn đưa người đọc đến với một mối nhân duyên khác giữa anh bí thư chi đoàn đại đội 11 với cô Bí thư đoàn xã Quế Cường. Tình yêu đẹp của họ đã nảy sinh trong hoạt động kết nghĩa giữa hai đơn vị. “Cùng dẫn chương trình trong các

đêm liên hoan văn nghệ, hai người luôn tỏ ra ý hợp tâm đầu. Thấy “đôi lứa xứng đôi”, ai cũng vun vào. Được đồng đội tiếp sức, chàng sĩ quan mạnh dạn đến nhà thưa chuyện: “Xin phép được tìm hiểu con gái hai bác”. Cô gái vừa bẽn lẽn vừa ngỡ ngàng trước cách đặt vấn đề “không giống ai” ấy. Từ mũi tiến công bất ngờ, độc đáo này, Trọng đã nhanh chóng “hạ gục” những đối thủ hằng tối vẫn kiên nhẫn “trồng cây si” trước nhà nàng”. Có thể thấy, với

hai câu chuyện tình yêu đầy lãng mạn này, công tác dân vận không còn là một hoạt động đơn thuần được thực hiện theo chỉ thị của các lãnh đạo cấp trên nữa mà đã trở thành một không gian tươi vui nơi chiến sỹ và bà con nhân dân cùng góp sức, trở thành cây cầu duyên nối kết những đôi trai gái lại với nhau. Để rồi từ đó, tác giả bài báo đưa ra những suy nghĩ của riêng mình, cũng là những đúc rút mang tính tuyên truyền định hướng cao đối với độc giả: “Mới hay, công tác dân vận không chỉ góp phần củng cố nghĩa tình quân dân thêm bền chặt mà còn mở ra những nhịp cầu duyên giúp nhiều anh bộ đội kiếm tìm

30

được hạnh phúc cho riêng mình”. Công tác dân vận chính là nhiệm vụ có ý

nghĩa chiến lược đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng đất nước ta và là điều kiện quan trọng bảo đảm cho sự lãnh đạo của Đảng đối với chính quyền và toàn xã hội, thắt chặt mối liên hệ máu thịt giữa Đảng với dân. Thay vì gửi xuống những chỉ đạo yêu cầu quân-dân thực hiện, chính những bài báo về những con người cụ thể, những câu chuyện cụ thể như trên tái hiện đời sống sinh hoạt tươi vui trong phong trào dân vận đã thật sự làm kích thích và đẩy mạnh thêm ý thức và tinh thần của công chúng tự nguyện, hào hứng tham gia vào công tác dân vận theo chủ trương của Đảng. Rõ ràng, những chủ trương, chính sách của Đảng khi được lồng ghép trong những câu chuyện thế sự như thế này đã đến được với công chúng rất tự nhiên và đạt được hiệu quả truyền thông mạnh mẽ.

Cũng như thế, chính sách kế hoạch hóa gia đình khi được hòa chung vào mạch chảy đầy cảm xúc của những câu chuyện thế sự thì cũng mất hẳn tính khẩu hiệu khô cứng. Tinh thần của khẩu hiệu ấy không còn đơn thuần nằm trên ý nghĩa của từng con chữ trên văn bản mà đã hiển hiện chân thực trong những câu chuyện gia cảnh sống động. Khác với mảng báo chí thông tấn, khi tuyên truyền về chủ trương kế hoạch hóa gia đình của Đảng ta, các bài báo thế sự không tập trung vào việc đăng tải, cụ thể hóa nội dung của chủ trương như thế nào mà lồng ghép nó vào từng mảnh đời, từng số phận. Bài báo “Con người-mục tiêu cao nhất” của tác giả Lâm Chí Công đăng trên mục “Sự kiện và bình luận”-báo Lao Động số 8113 ra ngày 7.1.2009 là một

trong những bài báo như thế. Không khai thác câu chuyện theo kiểu phản ánh sự sung túc, no đủ của những gia đình ít con với mạch cảm xúc ngưỡng mộ, biểu dương, trong bài báo này, tác giả bài báo đã chỉ ra cảnh sống nheo nhóc của một gia đình đông con mà nghèo khó: “Trên truyền hình, chuyện về vợ chồng nông dân ở Đồng Nai rất khó tin mà có thật. Còn trẻ, họ đã có tới 9

31

đứa con, tất cả sống trong một cái chòi bốn bề trống hoác, lũ trẻ leo nheo, rách rưới... Mặc dù cả người dẫn chương trình lẫn người vợ đều cười tươi khi nói về chuyện sinh... 9 này, nhưng nhiều khán giả truyền hình đã lấy khăn lau nước mắt”. Từ đó, tác giả đã lý giải hiện thực đó bằng việc thuật lại chính câu

nói của người phụ nữ trong cuộc: “Chị nói, vì công việc đánh bắt cá ngày nào

cũng lặn dưới nước nên cứ nghĩ là "quan hệ" với chồng xong, lội nước thì "nó" ra theo rồi, nào ngờ vẫn cứ có mang, rồi phải sinh con...” Người đọc có

thể nhận thấy rõ cảm xúc mỉa mai, châm biếm, kèm thêm cả sự thương cảm của người viết dành cho gia đình đánh cá này trước sự thiếu hiểu biết về kiến thức sinh đẻ của chính những người làm cha mẹ. Số phận của những con người trong câu chuyện là “bằng chứng sống” để công chúng tự rút kinh nghiệm, tự lấy đó làm bài học cho bản thân và cố gắng không lặp lại. Và đó là con đường riêng để các bài báo thế sự trang bị kiến thức về kế hoạch hóa gia đình cho công chúng của mình.

Tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước với thế mạnh của mình, mảng nội dung thế sự có nhiều con đường khác nhau để lồng ghép vào mạch kể và chạm được đến ý thức, tư tưởng của công chúng, lúc biểu dương ca ngợi, lúc châm biếm mỉa mai. Đặc biệt, mảng truyền thông về pháp luật vốn dĩ khô khan khi được cụ thể hóa qua những tình huống, những cốt chuyện có thật lại trở nên rất dễ nhận biết đối với công chúng. Chẳng hạn, tư tưởng “trọng nam khinh nữ” vốn đã ăn sâu vào suy nghĩ của dân Việt hàng ngàn năm nay đã dần mờ nhạt nhờ công của báo chí. Năm 2007, khi Luật Bình đẳng giới được Nhà Nước ban hành thì báo chí đã được xác định là mặt trận hàng đầu để chuyển tải nội dung về bình đẳng giới. Và hình thức thông tin thế sự tỏ ra đặc biệt có thế mạnh khi chuyển tải các nội dung của bộ luật này. Các bài báo thế sự không tuyên truyền nguyên bản các

Một phần của tài liệu Nội dung đời sống thế sự trên báo in Việt Nam đương đại (Khảo sát báo Tiền Phong, Lao Động, Quân đội nhân dân 2009-2010 (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)