Trên Quân đội nhân dân

Một phần của tài liệu Nội dung đời sống thế sự trên báo in Việt Nam đương đại (Khảo sát báo Tiền Phong, Lao Động, Quân đội nhân dân 2009-2010 (Trang 85)

7. Kết cấu luận văn

3.2.3Trên Quân đội nhân dân

Qua các năm 2009, 2010, bên cạnh các bài tản văn, tạp văn và góc văn nghệ, báo Quân đội nhân dân đã thể hiện đậm nét những vấn đề của đời sống thế sự trên các chuyên mục: “Lăng kính”, “Ngẫm dọc đường” cùng “Sự việc và suy ngẫm”.

Chuyên mục “Lăng kính” là chuyên mục cố định xuất hiện trên các số báo Quân đội nhân dân ra vào thứ Sáu hàng ngày. “Lăng kính” gắn liền với tên tuổi của nhà báo có bút danh Mã Pí Lèng. Đúng như tên gọi “Lăng kính”, chuyên mục là sự tập hợp những bài viết về những sự kiện, hiện tượng xảy ra trong đời sống, có tính thời sự và được soi chiếu dưới lăng kính cảm nhận của người viết. Các bài viết là các bài tiểu luận sắc sảo mang màu sắc chính luận rõ nét với hướng khai thác chính là đấu tranh với cái xấu, với những vấn đề còn tồn tại trong cuộc sống xã hội như: các quan chức tham ô, nạn chạy chọt ô dù, chuyện tai bay vạ gió, đời sống an sinh của người dân,… Đặc trưng dễ thấy từ những tiểu luận của Mã Pí Lèng là nói thẳng, nói thật, nói không e dè, với tư duy phản biện xã hội rõ nét. Tác giả không hề ngần ngại khi nói đến nạn trùng tu di tích theo kiểu đập đi xây mới (Bài viết “Đồ giả” đăng trên số 17254 ra ngày 1.5.2009), không khoan nhượng khi nói đến thói xấu hay “buôn dưa lê” rồi đồn thổi, nói khống làm bóp méo sự thật (Bài viết “Vạ miệng đăng trên số 17378 ra ngày 4.9.2009), cũng không hề dễ dãi khi đả kích những kẻ sinh ra là người con đất Việt nhưng lại không hiểu về sử Việt và phỉ báng dân tộc (Bài viết “Có học mà mù chữ” đăng trên số báo ngày 21.5.2010),…

Về đặc trưng thể loại, những bài viết của Mã Pí Lèng đi theo lối viết của những bài tiểu phẩm truyền thống, tức là chủ yếu sử dụng giọng điệu mỉa mai kết hợp với tư duy chính luận sắc sảo. Độ dài trung bình của các tiểu

84

phẩm thường từ 600 đến 1200 chữ. Những tiểu phẩm chính luận của Mã Pí Lèng thường được viết dựa theo một hiện tượng, một sự việc nào đó đã xảy ra hoặc đang xảy ra trong xã hội. Và tác giả cũng hay dùng những điển cố, điển tích về những nhân vật quen thuộc trong lịch sử cổ kim để minh họa cho lý luận của mình.

Có một điểm đặc biệt trong lối viết của Mã Pí Lèng, đó là lối tư duy theo kiểu liên tưởng. Từ một hiện tượng này, tác giả có thể liên tưởng ngay đến các hiện tượng khác và đặt chúng trong cùng một hệ soi chiếu để rồi cuối cùng nâng lên bình diện vấn đề xã hội. Để thực hiện thủ pháp liên tưởng này, tác giả thường hay lồng ghép vào bài tiểu phẩm một số lời thoại đối đáp qua lại, vừa gia tăng thêm tính chất gần gũi cho bài viết, vừa phục vụ mục đích dễ dàng “quàng xiên” sang chuyện khác để bàn luận. Cùng đến với bài viết “Đồ giả” đăng trên Quân đội nhân dân số 17254 ra vào thứ Sáu ngày 1.5.2009, ta có thể thấy hết những đặc điểm nổi bật đó trong cách viết của Mã Pí Lèng. Khởi nguồn từ câu chuyện của đám nhà văn với nhóm họa sỹ bàn về chuyện

“chính quyền địa phương cho phép trùng tu ngôi đền ở quê bằng cách san bằng để xây lại hoàn toàn mới”, tác giả liền liên tưởng đến cả chuyện “đền thờ Lý Chiêu Hoàng từng được công nhận là di tích lịch sử-văn hóa đã bị đập bỏ để xây mới”, rồi chuyện của chùa Dâu, chùa Trăm Gian, sau đó bắn tít

sang chuyện “một bảo tàng lớn tại Hà Nội trưng bày tranh, tượng giả”; để rồi từ đó thẳng thắn phơi trần cái thực trạng đau lòng về công việc bảo tồn di sản văn hóa: phá di sản nguyên gốc đi để dựng đồ giả, sao chép “đồ thật” mà sao chép không đến nơi đến chốn, làm mai một dần những di sản văn hóa gốc. Trong bài viết, ở đoạn đầu, tác giả cũng đưa ra hình thức đối đáp trò chuyện làm gia tăng thêm tính gần gũi bình dị cho bài viết. Dù cho mạch liên tưởng

85

của tác giả rất xa thì cũng vẫn nằm trong sự quản lý của tư duy chính luận, nên càng đọc mới càng thấy ngấm. Ấy chính là cái tài của Mã Pí Lèng.

- Chuyên mục “Ngẫm dọc đường” của báo Quân đội nhân dân cũng là

một trong những chuyên mục đậm chất tiểu phẩm. Tác giả thuật lại và bộc lộ tư duy lý luận chính luận sắc bén của mình về những hiện tượng mang tính vấn đề trong xã hội. Vì thế, nội dung mà những bài viết trong chuyên mục hướng đến là những vấn đề mang tính tiêu cực. Nếu như những tiểu phẩm trong “Lăng kính” thường xuất phát từ một sự kiện cụ thể nào đó mới xảy ra hoặc đang xảy ra thì những tiểu phẩm trong chuyên mục “Ngẫm dọc đường” thường xuất phát từ những hiện tượng tiêu cực phổ biến trong xã hội như: cảnh báo về những nguy hiểm của sự vượt quá ranh giới trong mọi mặt cuộc sống (Bài viết “Nghệ thuật dừng” trên số báo ra ngày 4.6.2010); phê phán hiện trạng làm các băng đĩa hài ồ ạt không đạt chất lượng (Bài viết “Bệnh cười rặn” số 17558 ra ngày 5.3.2010), hay chĩa mũi nhọn công kích lối sống luồn cúi, xu nịnh (Bài viết “Lưỡi và răng” đăng trên số báo 17427 ra ngày 23.10.2009),…

Ngôn ngữ được sử dụng chủ yếu trong những bài viết thuộc chuyên mục này là ngôn ngữ phân tích mang màu sắc mỉa mai, chế giễu. Để minh chứng cho những lập luận của mình, các tác giả cũng thường nêu ra các dẫn chứng tiêu biểu về các nhân vật nổi tiếng trong cổ kim. Chẳng hạn, trong bài viết “Nghệ thuật dừng” của tác giả Nguyễn Tân Phương đăng trên số báo 17427 ra ngày 23.10.2009, ta thấy rất rõ tư duy phân tích và giọng điệu chính luận của nhà báo: “Không biết dừng, đi quá giới hạn, quá đích thì tức là đi vào hư không. Chả ai người ta tính thành tích cho vận động viên chạy thêm cái quãng ngoài đích. Người ta chỉ biết anh đến đích thì ô-kê, còn sau đích anh có chạy như điên như dại, đến cả trăm ki-lô-mét một giờ cũng mặc anh”.

86

Lối tư duy phân tích kiểu này theo suốt bài viết từ đầu đến cuối. Và để minh chứng cho lối tư duy đó, tác giả đã dẫn ra cả chuyện của vua chua thời xưa:

“Các vị vua biết nhường ngôi, tức là biết dừng lại đúng lúc, thì đều để lại tiếng thơm cho đời sau cả. Ngược lại, những vua ngồi rốn thêm, kết cục thường là bị lật đổ và xảy ra các thảm án. Giá như cụ Nguyễn Trãi đừng quay trở lại “chốn hang hùm nọc rắn” kia thì có lẽ đã không xảy ra cái thảm án chu di tam tộc”. Chính những phân tích sắc sảo kết hợp với lối viết linh hoạt

đã mang lại hiệu quả truyền thông cao cho những bài báo ở chuyên mục này. - Chuyên mục “Sự việc và suy ngẫm” là chuyên mục gắn liền với những số báo Quân đội nhân dân cuối tuần. Chuyên mục tập hợp những bài bình

luận ngắn về những hiện tượng đã trở thành thói quen trong suy nghĩ, cách hành xử của con người và xã hội, chẳng hạn: thói xấu hay nhờ vả người làm to trong họ phải biết cất nhắc con cháu vào chỗ “ngon” (Bài viết “Cho cháu ở gần nhà”-tác giả Thái Dương đăng trên số 685 ra ngày 15.2.2009), hành động quá đà vì quá yêu cái đẹp mà vô tình tàn phá cái đẹp (Bài viết “Trân trọng cái đẹp”-tác giả Huy Quân đăng trên số 694 ra ngày 19.4.2009), chuyện “chém đẹp” tiền vé người gửi xe (Bài viết “Bé như chiếc vé”-tác giả Nam Thắng đăng trên số 689 ra ngày 1.3.2009)… Thông qua việc phản ánh những vấn đề thế sự mang tính hiện tượng như trên, tác giả giúp người đọc có những nhận thức trực cảm ban đầu về vấn đề, từ đó mới đi sâu phân tích, bàn luận về vấn đề và cuối cùng rút ra những kinh nghiệm mang tính lý luận, giúp người đọc có cái nhìn tổng quát về vấn đề và dần dần nhận thức được bản chất của vấn đề trong cuộc sống.

Chính vì thế, các bài bình luận trong chuyên mục thường có kết cấu nêu vấn đề-phân tích-rút ra đề xuất, kiến nghị, tổng kết. Cái tài của người viết là ở chỗ những vấn đề thế sự phát sinh trong cuộc sống thường nhật đã được tác

87

giả nhìn nhận trong dung lượng của một bài bình luận rất ngắn, độ dài trụng bình chỉ từ 300 đến 500 chữ. Tuy vậy, vấn đề vẫn được tác giả phân tích, nhìn nhận một cách thấu đáo, thậm chí còn đưa ra được những kiến nghị, đề xuất trước diễn tiến của hiện tượng. Hãy lấy bài bình luận “Cho cháu ở gần nhà”

của tác giả Thái Dương đăng trên số 685 ra ngày 15.2.2009 để làm ví dụ. Bằng việc thuật lại câu chuyện về thăm quê, phải nghe nhiều lời nhờ vả kiểu ép buộc của họ hàng về vịêc cất nhắc cho con cháu, tác giả đã đưa ra những bình luận rất sắc sảo: “Sự việc nêu trên không phải là hiếm. Rất nhiều người

đặt hi vọng vào người nhà đang là sĩ quan tại chức, nhất là người có chức, có quyền để mong con cháu mau thăng tiến. Nhiều gia đình không nắm bắt được những nguyên tắc về điều động, sử dụng, luân chuyển cán bộ sỹ quan nên vô tình làm cho con cháu mang nặng tư tưởng trông chờ, ỷ lại, không chịu rèn luyện phấn đấu, không muốn công tác xa nhà”. Từ đây, tác giả đã nêu ra

những chính kiến, đề xuất nhằm cải tiến tình hình nêu trên: “Công tác tuyên truyền, giáo dục, động viên và giải thích phải tiến hành đồng thời từ hai phía: các cán bộ, sỹ quan và các bậc phụ huynh. Phải làm cho con em mình hiểu được một điều: muốn trưởng thành, tiến bộ phải trải qua những tháng năm rèn luyện, phải tạo cho bản thân nếp sống tự lập, tự phấn đấu vươn lên chứ không để ai, lúc nào cũng trông chờ, ỷ lại vào sự giúp đỡ, sắp đặt của người khác”. Với cách đưa thông điệp như trên, những bài bình luận ngắn trong

chuyên mục “Sự việc và suy ngẫm” đã thật sự lay thức được trái tim độc giả, khiến họ phải dừng lại để nhận thức, để suy nghĩ và nhìn nhận lại thái độ sống, lối sống của chính mình. Chuyên mục mang lại giá trị định hướng nhận thức rất lớn.

88

Một phần của tài liệu Nội dung đời sống thế sự trên báo in Việt Nam đương đại (Khảo sát báo Tiền Phong, Lao Động, Quân đội nhân dân 2009-2010 (Trang 85)