7. Kết cấu luận văn
3.1.1 Thể loại “Câu chuyện báo chí”
Đã từng có nhiều quan điểm được nêu ra khi nghiên cứu về câu chuyện báo chí. Có quan niệm cho rằng câu chuyện báo chí là một thể loại của báo chí. Quan niệm khác, coi câu chuyện báo chí là một dạng văn nghệ được sử dụng trên báo chí. Cũng có những ý kiến cho rằng câu chuyện báo chí là một thể loại tổng hợp, vừa có tính báo chí, vừa có tính văn nghệ. Trong cuốn “Các thể loại báo chí chính luận nghệ thuật”- NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội, PGS.TS Dương Xuân Sơn đã đưa ra định nghĩa: “Câu chuyện báo chí là thể loại báo chí sử dụng một số phương pháp của văn nghệ, truyền đạt một cốt truyện có tính thời sự nóng hổi đến người tiếp nhận qua các phương tiện truyền thông đại chúng”. Chúng tôi đồng tình với quan điểm này hơn cả vì nó
đã phần nào khái quát được những ưu thế của thể loại câu chuyện báo chí trong việc chuyển tải những nội dung thông tin theo đúng ý đồ của nhà báo.
Nếu xét về hình thức, câu chuyện báo chí cũng khá giống với kịch vì nó cũng được chia ra làm những lớp nhỏ với những tình tiết nhỏ để phát triển nội
60
dung câu chuyện. Nhưng điểm khác nhau cơ bản ở chỗ, cốt truyện của câu chuyện báo chí phải ngắn gọn và hoàn chỉnh, không được lê thê dài dòng và giải quyết mâu thuẫn không dứt khoát, nhất định phải phát triển theo logic của sự kiện. Sự phân chia thành các lớp nhỏ trong câu chuyện báo chí không theo một quy định cụ thể nào, mang lại kết cấu co giãn khá linh hoạt cho câu chuyện báo chí. Mỗi tác giả khi viết câu chuyện báo chí thường căn cứ vào sự phát triển của nội dung câu chuyện hay logic riêng của mạch cảm xúc để phân ra thành những lớp, những đoạn ngắn. Nó cũng sử dụng các nhân vật và ngôn ngữ đối thoại, ngôn ngữ dẫn chuyện để biểu đạt nội dung. Người dẫn chuyện có thể chỉ là người dẫn dắt nội dung, thuyết minh tình huống thông qua ngôn ngữ kể, tả, thuật và không cần thiết phải xuất hiện. Nhưng cũng có trường hợp, người dẫn chuyện là một nhân vật tham gia vào những biến động trong nội dung câu chuyện.
Trong câu chuyện “Hoa Chăm pa trắng ngần” của tác giả Hạ Huyền đăng trên Quân đội nhân dân cuối tuần số 689 ra ngày 1.3.2009, ta có thể
thấy câu chuyện về cuộc đời người cha gắn liền với hoa Chăm pa được hợp thành bởi rất nhiều những tình tiết nhỏ: tình tiết người mẹ nửa đùa nửa thật nói chuyện với cô con gái về nỗi nghi chồng mình có cô vợ bên Lào, tình tiết chỉ duy nhất một cây hoa đại được trồng giữa rất nhiều những cây ăn quả trong khu vườn, tình tiết người cha tư lự mỗi khi ngắm nhìn hoa đại hoặc nhìn cô con gái nhảy điệu Lăm vông, tình tiết người cha bị bệnh, tình tiết cô con gái bắt được lá thư được viết bằng tiếng Lào sau khi cha mất, tình tiết bất ngờ cô bạn du học sinh Lào lại là con gái ruột của người đã viết thư cho bố,… Rất nhiều những tình tiết nhỏ đã tạo nên những lớp nang nội dung cho câu chuyện. Chúng được xâu chuỗi, kết nối lại với nhau trong một cốt truyện được thuật lại qua mạch hồi tưởng miên man của tác giả, khiến cho câu chuyện hấp dẫn một cách đặc biệt, người đọc không thể không theo dõi và
61
đọc cho đến hết vì tò mò trước cách cởi nút của câu chuyện. Trên báo chí, các câu chuyện báo chí nhiều khi được đăng tải dưới cái tên: truyện ngắn-một hình thức sáng tác của văn học. Tuy nhiên, những truyện ngắn chỉ có thể trở thành câu chuyện báo chí và xuất hiện trên trang báo khi nó chứa đựng những vấn đề mang tính thời sự xuất phát từ hiện thực có thật ngoài cuộc sống chứ không phải do tác giả xây dựng nên từ những yếu tố hư cấu, phóng tác như trong văn học. Sáng tác một câu chuyện báo chí xét về thực chất không khác biệt lắm so với sáng tác những thể loại nghệ thuật nói chung. Trên cơ sở vốn sống của mình, của những điều tác giả trải nghiệm hoặc được chứng kiến hoặc được biết đến, nhà báo lựa chọn các chi tiết, những tình huống và nhân vật để tạo thành một câu chuyện. Tuy nhiên, điểm khác nhau riêng biệt chính là ở chố: tác giả phản ánh hiện thực thông qua những xung đột mang kịch tính cao hoặc những vấn đề thời sự đang được mọi người quan tâm, phù hợp với nhiệm vụ tuyên truyền của báo chí.
Trong câu chuyện “Ba người trên một con đường” đăng trên báo Tiền
Phong cuối tuần số 46 (14-20.11.2009), tác giả Vũ Minh Nguyệt đã kể lại
chuyện của ba nhân vật chính bằng nhiều đoạn kể với ngôn ngữ thấm đẫm màu sắc văn học. Ấy là khi tác giả miêu tả về vẻ đẹp của hai người phụ nữ, một người là “nàng”: “Đêm đêm nàng quấn tấm váy mỏng mầu cà phê nhạt vào người, nàng thành một con mèo có bộ lông tơ óng ánh. Lưng nàng mềm hơn, võng xuống và cong lên theo từng làn gấp của váy lụa. Nàng xức lên ngực lên gáy mấy giọt nước hoa Un Bois VaNILLE sang trọng. Mùi hương ngẫu hứng của hoa cam, hoa hồng và hương gỗ, vừa ngọt ngào, vừa mê dụ, đắm đuối. Để một lúc lại chuyển thành mùi va ni, nàng thành một viên kẹo
ngọt.”; và một người là “em”: “Em ngước mắt lên. Dưới ánh mờ mờ ảo ảo
của đêm Đà Lạt, có hai giọt nước long lanh mầu ngọc bích lăn trên giò má bầu bĩnh mịn màng. Em đang khóc? Mùi hương ngọt ngào lởn vởn vừa giống
62
mùi kẹo ngọt lại vừa giống hương của trăm ngàn bông lan tiêu xộc đến…”.
Nhưng xuyên suốt câu chuyện, tác giả vẫn bám chặt vào những tình huống có thật xoay quanh mối tình với “vợ” và với người yêu của chàng họa sỹ đa tình. Kết cấu chuyện linh hoạt và sáng tạo ở chỗ, tác giả đã thuật lại câu chuyện thông qua vấn đề của ba nhân vật có liên quan đến nhau, nhưng mọi chi tiết vẫn được xâu chuỗi một cách rất logic. Xung đột của câu chuyện lên đến đỉnh điểm khi “chàng” mắc bệnh hiểm nghèo và “nàng”-vợ chàng họa sỹ quyết định tìm gặp “em”-người tình của chàng. Nhưng nút thắt đó cũng được “cởi” một cách nhẹ nhàng và đầy ám ảnh trước cách hành xử vừa nhũn nhặn nhưng vừa độc ác của “nàng”: “Nàng dừng lại, chậm rãi, lái ánh mắt lạnh băng về
phía em, nàng nhẩn nha. “ Yêu anh, em thiệt thòi nhiều quá, con SH, cái laptop, mấy bộ áo váy hàng hiệu kia có thấm tháp gì so với những thứ em mang lại cho anh. Chắc chắn, lúc đi xa, anh ấy cũng chẳng mang theo được, mà mấy thứ đó, thú thực, tôi thấy nó chả đáng gì….”.Em khẽ rung mình, hai tay em nắm chặt mép bàn, vai em cứ run lên từng chặp, cứ cái kiểu này không khéo nàng sẽ giết chết em lúc nào không biết theo kiểu rất riêng của nàng… Hai người đàn bà xinh đẹp, một già, một trẻ, nhìn nhau. Họ mệt mỏi chia tay nhau…. Trong im lặng.”
Thế mạnh của những câu chuyện báo chí khi chuyển tải những chuyện thế sự đời thường là ở chỗ đó, nó vừa sử dụng một cách có hiệu quả những ưu thế của văn nghệ, vừa bám sát những đề tài sống động trong cuộc sống. Người đọc câu chuyện báo chí thường có cảm giác mình đang sống với những nhân vật và hoàn cảnh trong câu chuyện. Họ cảm thấy hình như mình giống với một ai đó trong câu chuyện hoặc có cảm giác thoáng một lúc nào đó, họ đã từng ở trong hoàn cảnh như vậy.
63