Dạng bài “Tản văn-tạp văn”

Một phần của tài liệu Nội dung đời sống thế sự trên báo in Việt Nam đương đại (Khảo sát báo Tiền Phong, Lao Động, Quân đội nhân dân 2009-2010 (Trang 74)

7. Kết cấu luận văn

3.1.4Dạng bài “Tản văn-tạp văn”

Trong cuốn “Thuật ngữ báo chí truyền thông”-NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tác giả Phạm Thành Hưng đã đưa ra cách hiểu về tản văn theo quan niệm của người Trung Quốc cận đại như sau: “Tản văn là văn xuôi nghệ thuật

nói chung, bao gồm nhiều thể: tạp văn, tùy bút, tiểu phẩm, tiểu luận. Các tiểu thể loại với những cách định danh khá ngẫu hứng, tự do như: nhàn đàm, phiếm đám, thời đàm, phiếm luận, tạp trở, đoản văn… cũng được xếp vào phạm trù tản văn”. Như vậy, nếu hiểu theo cách này, thuật ngữ tản văn sẽ trở

nên rất đắc dụng khi bản thân tác giả không ý thức được hoặc không cần quan tâm tới việc tác phẩm của mình được viết theo thể loại nào: tạp văn hay tiểu phẩm, tiểu luận hay phiếm luận,…

Tuy nhiên, theo cách hiểu hiện đại, tản văn thường được hiểu như một thể loại khu biệt với các thể loại khác. Theo “Từ điển thuật ngữ văn học”- NXB Giáo dục, năm 1990: “Tản văn là loại văn xuôi ngắn gọn, hàm súc, có

thể trữ tình, tự sự, nghị luận, miêu tả phong cảnh, khắc họa nhân vật. Lối thể hiện đời sống của tản văn mang tính chất khám phá, không nhất thiết đòi hỏi có cốt truyện phức tạp, nhân vật hoàn chỉnh nhưng có cấu tứ độc đáo, có giọng điệu, cốt cách cá nhân. Điều cốt yếu là tản văn tái hiện được nét chính

73

của các hiện tượng giàu ý nghĩa xã hội, bộc lộ trực tiếp tình cảm, ý nghĩ mang đậm bản sắc cá tính của tác giả. Tản văn là loại văn tự do, dài ngắn tùy ý, cách thể hiện đa dạng, đặc biệt là thể hiện nổi bật chính kiến và cá tính tác giả, có truyền thống lâu đời và sức sống mạnh mẽ”. Cũng chính nhờ ý nghĩa

xã hội đó mà tản văn tuy là thể văn trữ tình thuộc về văn học nhưng lại nhờ báo chí mà phát triển rất mạnh mẽ. Trên các trang báo hiện nay, kể cả báo ngày lẫn báo cuối tuần hầu như đều có góc riêng dành cho tản văn. Do tính chất tản mạn, phóng túng về cách viết và cách thể hiện nên thể loại tản văn đặc biệt phù hợp khi chuyển tải những câu chuyện mang tính thế sự: chuyện tình yêu, chuyện tình bạn, chuyện hội hè đình đám, tất cả đều có thể trở thành những dòng kể mang cảm xúc lãng đãng rất đặc trưng của thể tản văn.

Đặc điểm phổ quát của tản văn là sự hiện diện trực tiếp của cái tôi tác giả, là sự ưu tiên của quan điểm, cách cảm, cách nhìn, của thông tin lý lẽ trước thông tin sự kiện, là sự linh hoạt, phóng túng trong cách hành văn, trong tổ chức hình ảnh. Đến với tản văn “Khu vườn của ngoại”-tác giả Nguyễn Quang Dũng đăng trên Quân đội nhân dân số 17408 ra ngày 4.10.2009, người đọc có thể cảm nhận thấy rõ rệt sự xuất hiện của chủ thể cái Tôi tác giả với cảm nhận về hình ảnh khu vườn-nơi hiện hữu những kỷ niệm và đong đầy tình cảm yêu thương giữa tác giả và bà ngoại: “Lũ chúng tôi vô tư đem bưởi

rụng ra sân hợp tác đá bóng. Hôm sau vẫn thấy ngoại lui cui nhặt chuối, dọn vườn. Khu vườn xơ xác, tiêu điều, trống hơ trống hoác. Ngoại lặng lẽ ăn cơm với chuối xanh luộc chấm tương, phần tôi bát cơm trắng và trứng chưng cà chua. Tôi sớm biết thương ngoại từ những bữa cơm đạm bạc như thế”. Cách

viết mềm mại thấm đẫm chất văn chương của bài tản văn như ru người đọc chìm vào thế giới tuổi thơ với khu vườn ngập tràn màu sắc của tác giả: “Từ vườn thu xưa của tuổi thơ hồn nhiên đến khu vườn thu nay đã hơn 30 năm

74

trôi qua. Vẫn tiếng cá quẫy đớp mồi, hoa mướp vàng rụng xuống mặt ao, ánh trăng quê bọc qua màn sương như dát bạc xuống những tán lá”. Hoàn toàn

không có xung đột, không có kịch tính, nhưng chính những cảm xúc thế sự được bộc lộ một cách mềm mại khéo léo đã níu mắt, níu tâm hồn người đọc ở lại.

Trong tản văn, vị thế của chủ thể thường là thế cao đàm, ung dung tự tại, vượt lên thói thường, đưa đường chỉ lối cho độc giả khám phá thời cuộc, trải nghiệm cuộc sống, hoặc cảm nhận những khía cạnh mới mẻ, ý vị của đời sống nhân sinh. Trong tản văn “Chuyến phà đêm” của tác giả Đỗ Anh Thư đăng trên Lao Động cuối tuần số 36 (17-19.9.2010), ta có thể thấy rất rõ tâm thế tự tại, thanh thản của một người con đã trưởng thành hồi tưởng lại những kỷ niệm cũ: “Vùng vịnh về đêm đẹp thật lạ kỳ, đèn đủ màu lung linh in trên mặt nước. Nhưng đêm nay anh nghe thấy tiếng âm thanh rất lạ! Tiếng ken két giận dỗi của sắt thép, rồi cả tiếng dây cáp, thoải mái va đập vào thành phà. Sao vô trách nhiệm thế nhỉ? Cô nhân viên bán vé đứng gần từ lúc nào, mắt rất buồn, rồi bảo: “Chỉ vài tiếng nữa là phà này nghỉ hưu!”. “Hưu là hưu thế nào?”. Gặng hỏi, thì cô gắt: “Mai thông cầu Bãi Cháy rồi còn gì”. Cũng là vừa lúc sang tới bờ bên kia, cô bật khóc, chạy vụt lên bờ, khi phà chưa dừng hẳn”. Kỷ niệm cũ ấy giống như một cái cớ để tác giả bắc cầu đến câu chuyện

của hiện tại, khi phát hiện ra cô chủ quán cùng quê cũng chính là cô gái ở bến phà năm nào. Cảnh đẹp, thiên nhiên hữu tình khiến con người cũng không ngăn nổi cảm xúc “Hàng vạn mảnh trăng rơi xuống vỡ vụn trên mặt nước, nô

đùa quấn quýt bên nhau. Sóng cứ thản nhiên ôm ghì bờ cát. Rồi thì, tầng tầng lớp lớp dưới đại dương, cá đực đuổi theo cá cái, rong rêu cũng cuốn chặt lấy nhau; mà trên trời, thì đàn chim biển, cũng chỉ mỗi việc, là đuổi theo nhau…Đêm đó, chả hiểu điều gì xúi bẩy, mà anh liều thế, dám mời cô ra mép

75

biển. Cũng bắt chước thiên nhiên nơi đây, cứ thế là ôm thật chặt, ngấu nghiến đôi môi, ngọt ngào, và rất lạ...”. Để rồi cuối cùng, người tản mạn đã phải thốt

lên một phát hiện thú vị đầy tính nhân sinh: “May có chuyến phà đêm đó, mà nơi quạnh quẽ này ấm áp hẳn lên”.

Viết về những chuyện thường nhật với những cảm xúc thế sự, trên mặt báo còn xuất hiện nhiều bài viết với cái tên “tạp văn”. Trong “Từ điển thuật ngữ văn học”-NXB Giáo dục năm 1990, tạp văn được hiểu là: “Những áng

văn có nội dung chính trị, có tác dụng chiến đấu mạnh mẽ. Đó là một thứ văn vừa có tính chính luận sắc bén, vừa có tính nghệ thuật cô đọng, phản ánh và bình luận kịp thời các hiện tượng xã hội.” Còn trong cuốn “Thuật ngữ báo chí truyền thông”-NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tác giả Phạm Thành Hưng lại đưa ra khái niệm về tạp văn như sau: “Tạp văn là một thể tản văn giàu tính

luận chiến về một đề tài chính trị, xã hội nào đó có ý nghĩa thời sự. Tạp văn vừa có tính chính luận sắc bén, vừa có tính nghệ thuật sinh động.” Trong số

các thể tản văn, tạp văn là thể giàu tính báo chí hơn cả. Nếu như “tâm thế tản văn” là tâm thế nhàn tản, ngâm ngợi, thích ứng với lỗi cảm nhận điềm tĩnh, suy tư thì thể tạp văn vượt lên như một thể loại xung kích, phản ánh những nhanh nhạy, kịp thời trước những vấn đề bức xúc của đời sống xã hội. Tạp văn hoàn toàn xa lạ với không gian điền viên và các nhu cầu thư giãn, giải trí.

Trên những trang báo Quân đội nhân dân, người đọc có thể nhận thấy

sự xuất hiện của những bài tạp văn chuyển tải nội dung thế sự với tần suất tương đối cao. Trong số báo 17351 ra ngày 7.8.2009, với bài viết “Phố cũ nhớ mỳ”, tác giả Trần Khôi Việt đã thể hiện được thực trạng một số món ẩm thực Việt như phở, bún, miến, mì. Từ đó, tác giả muốn nói đến thực trạng của làng văn. Phở được ví với “tiểu thuyết bên văn học, một mình sừng sững một

76

nhiều vừa ngon”; miến thì được ví với “tạp văn, nó hay bị bán kèm vào hàng rong có bún có phở”. Món ăn có món hay món dở, cũng như văn chương có

hay có dở. Quán ăn có quán gia truyền chính hiệu cũng như văn chương có bài đạo, bài nhái. “Nói chung, ẩm thực tới mức tinh tế thì giống như văn chương có giọng riêng, những kẻ thiếu tài có chăm chỉ rèn luyện "hộc mì" cũng chỉ là hóng hớt bắt chước”. Rõ ràng nói chuyện ăn nhưng cũng là để nói

chuyện văn. Món ăn đa dạng, hấp dẫn cũng như văn chương đặc sắc nhiều thể loại thì hấp dẫn người xem, nhưng thực tế đúng là không thiếu những món ăn cũng như những tác phẩm văn chương bắt chước lại một cách vụng về, thô thiển. Qua những dòng tạp văn tản mạn về những món ăn quen thuộc hàng ngày, tưởng chẳng có gì đáng bàn nhưng kỳ thực tác giả đã gửi vào đó một tiếng thở dài trước thực trạng bát nháo của văn chương lẫn người thưởng thức văn chương: “Nhưng tệ nhất là bây giờ người ta không phân biệt được đâu là

sủi cảo đâu là mì vằn thắn. Thực khách ngây thơ tưởng rằng sủi cảo là vằn thắn không mì. Văn học của nước nhà cũng đang ở tình trạng hao hao như vậy, độc giả nông nổi không biết đâu là văn chương mạng đâu là văn chương không mạng”. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Với lối viết giàu tính văn học, mềm mại hấp dẫn và uyển chuyển, những cảm xúc thế sự, những hiện tượng, sự việc gần gụi bình dị trong đời sống thường nhật bỗng trở nên hấp dẫn và thu hút người đọc bởi những tìm tòi, phát hiện mới của tác giả. Đứng vào tâm thế là chủ thể cảm nhận sự vật, hiện tượng nên những khám phá, tìm tòi của các tác giả được thể hiện trong các bài tản văn, tạp văn vô cùng tự nhiên và hấp dẫn. Có lẽ đó cũng chính là lí do tại sao thể loại tản văn-tạp văn lại đặc biệt có duyên khi chuyển tải những nội dung xoay quanh đời sống thế sự con người.

77

Một phần của tài liệu Nội dung đời sống thế sự trên báo in Việt Nam đương đại (Khảo sát báo Tiền Phong, Lao Động, Quân đội nhân dân 2009-2010 (Trang 74)