Phản ánh những mối quan hệ đạo đức-nhân sinh trong gia đình

Một phần của tài liệu Nội dung đời sống thế sự trên báo in Việt Nam đương đại (Khảo sát báo Tiền Phong, Lao Động, Quân đội nhân dân 2009-2010 (Trang 37)

7. Kết cấu luận văn

2.2 Phản ánh những mối quan hệ đạo đức-nhân sinh trong gia đình

Trước khi là một công dân của xã hội thì mỗi con người đã là một thành viên trong gia đình. Không thể có con người sinh ra từ bên ngoài gia đình. Có thể nói, gia đình chính là “trường học” đầu tiên có ảnh hưởng rất quan trọng đến sự hình thành và phát triển tính cách của mỗi cá nhân. Gia đình là nơi nuôi dưỡng các giá trị hạnh phúc, sự hài hòa trong đời sống của mỗi thành viên, mỗi công dân của xã hội. Cho nên trong quy luật về ý thức tiếp nhận, mỗi người cũng thường nghĩ đến những người thân trong gia đình trước khi nghĩ đến họ hàng hay nghĩ về bạn bè. Người ta nghĩ về những gì ở gần trước khi nghĩ đến những cái ở xa. Chính vì thế, với đặc thù chuyển tải những thông tin bình dị, gần gụi, đời thường, những mối quan hệ đạo đức nhân sinh trong gia đình là mảng nội dung mà các bài báo thế sự không thể bỏ qua. Ai sinh ra cũng có một gia đình, nên người ta dễ dàng nhìn thấy nét tương đồng trong câu chuyện riêng của mình với câu chuyện riêng của người khác. Cũng bởi vậy mà những bài báo thế sự với những chuyện đời thường xoay quanh mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình luôn được công chúng đón đọc đầu tiên và tiếp nhận nó trong tâm lý gần gụi, thoải mái. Đó là

36

mối quan hệ cha mẹ-con cái, ông bà-cháu chắt, chồng-vợ, anh-em, những mối quan hệ đã được gìn giữ qua hàng ngàn thế hệ dân tộc Việt Nam và được phản ánh trên hàng triệu tài liệu, hàng triệu bài báo nhưng chưa bao giờ mất đi tính thời sự.

Cũng vẫn là những quan hệ nền nảng đó nhưng qua mỗi một bài báo thế sự được khai thác với những tình tiết riêng lại mang theo những nội dung, những màu sắc khác biệt vô cùng đa dạng. Mối quan hệ chồng vợ qua câu chuyện “Bó hoa được tặng” của tác giả Hồng Mạch đăng trên báo Lao Động

cuối tuần số 23 (5-7.6.2009) được phác họa đẹp như một bản đàn du dương, mặc dù người nghe đã quen hết với từng nốt nhạc, từng giai điệu nhưng vẫn thấy nó ấm áp, mới mẻ và dịu dàng: “Thang máy lên thẳng tầng 16, rẽ trái,

ngoặt phải tới căn hộ đầu tiên. Thìn lấy chìa khoá cắm vào ổ, xoay về bên trái hai vòng, lại xoay về bên phải ba vòng. Cánh cửa phòng trộm bằng kim loại mở ra. Anh mở tiếp cánh cửa gỗ chạm trổ hình hoa. Đèn lớn trong phòng đã tắt, chỉ còn đèn tường màu quýt chín là còn sáng, chứng tỏ vợ anh đã đi ngủ… Áo ngủ đã đặt sẵn trong phòng tắm. Thìn giơ tay lấy áo ngủ từ giá phía trên bồn tắm xuống. Không phải chiếc áo ngủ bằng lụa tơ tằm mà anh thường mặc. Chiếc áo ngủ này bằng sợi nhung, có lẽ vợ anh mới mua. Chiếc áo sợi nhung mặc vào người gây cảm giác da dẻ được cọ xát rất dễ gây kích thích. Thìn thích cảm giác này. Đèn trên sôpha đã tắt, chỉ đèn tường màu quýt chín là còn sáng. Quần áo quẳng trên sôpha cũng được treo lên mắc áo chứng tỏ vợ anh đã trở dậy trong lúc anh tắm. Chị vẫn chưa ngủ… Nỗi kích thích do được cọ xát lúc mặc áo ngủ cũng ngứa ngáy khắp người, nhưng trước hết Thìn vẫn đi tới bàn ăn, mở lồng bàn ra ngó qua các món để dễ bề đối phó khi vợ hỏi đến. Luôn ngợi khen thành quả lao động của vợ đã trở thành thói quen giữa vợ chồng anh…”. Vòng quay cuộc sống vẫn xoay đều với những việc

37

quen thuộc diễn ra thường nhật: đi làm - tan sở - về nhà dễ khiến cho người ta cảm thấy nhàm chán đến bức bối. Nhưng nhờ có những đùm bọc yêu thương- những quan tâm sẻ chia của người vợ mà người chồng cảm thấy mỗi ngày trôi qua thật dịu êm và hạnh phúc.

Nhưng không phải ai cũng có thể hiểu và làm được điều đó. Trong bài báo “Chuyện gia đình” của nhà báo Phạm Thị đăng trên báo Lao Động cuối

tuần số 25 (19-21.6.2009), mối quan hệ chồng-vợ lại được tái hiện trong

khung cảnh một cuộc đánh ghen tưởng như long trời lở đất: “Một phụ nữ túm

ngực chồng trước một nhà nghỉ, giọng nghẹn rít đầy uất hận và phẫn nộ "Không có ai, không có ai là thế nào? Ở nhà nghỉ ra mà bảo đi một mình à?". Anh chồng, mặt mũi tốt nhất là không nên tả, bị vợ đẩy đi vòng quanh xe ôtô trong tình trạng bị túm ngực rúm ró như vậy, vẫn một mực bảo vệ một ai đó may mắn lúc ấy không xuất hiện: "Không có ai, đã bảo rồi, không có ai mà.... Lúc ấy chưa đến 5 rưỡi sáng. Những người đi tập thể dục lẻ tẻ không dừng bước chân đi bộ, chỉ quay lại nhìn”. Nhà báo đã tự xưng là “em” với vai trò

của một người ngoài cuộc để kể lại câu chuyện đánh ghen này, để thỏa sức mà bình luận, mà bộc lộ thái độ của những người chứng kiến: “May cho anh

chồng vụng trộm, đường còn vắng, nếu không sẽ là cả đám đông quây lại, hả hê sung sướng hoặc tò mò xì xào, vì màn kịch chị vợ bày ra rõ ràng là đang ở khúc cao trào đầy hấp dẫn. Ngoài sự hung hãn mang đậm chất bi tráng, chị ta còn mang theo đứa con gái chừng 10 tuổi làm đồng minh.” Giọng kể của

tác giả rõ ràng chứa đầy sự mai mỉa, giễu cợt: bởi rằng vợ chồng nhà này đang “vạch áo cho người xem lưng”, đang làm trò cười cho thiên hạ. Sức ám ảnh của tình huống gia tăng gấp bội phần khi trong câu chuyện còn xuất hiện nhân vật đứa con: “Trong khi mẹ túm ngực bố đẩy đi đẩy lại, mắng mỏ, giằng

38

của mẹ quá lớn và quá sắc. Nó không rời khỏi xe, không xúm lại kéo đẩy bố cùng mẹ, không gỡ bố ra khỏi tay mẹ. Không là đồng minh của ai trong lúc ấy, việc nó đi cùng với mẹ chắc là vì bắt buộc. Nó tê liệt, ngồi trên xe và khóc. Tiếng khóc của nó ám ảnh em, đi qua đấy một lúc rồi vẫn thấy văng vẳng đằng sau. Những gì nó chứng kiến hôm ấy, em không tưởng tượng được, sẽ làm nó thương tổn đến bao giờ, sẽ ảnh hưởng đến tâm lý, đến sinh hoạt, đến cách sống, đến tương lai sau này của nó như thế nào”. Cùng là một câu

chuyện nhưng tác giả không chỉ phản ánh được mối quan hệ đáng chê trách giữa bà vợ đánh ghen với ông chồng “léng phéng” mà còn lột tả được lối hành xử không suy nghĩ giữa cha mẹ và con cái. Ngờ rằng, người vợ kia là đáng thương nhất. Nhưng không, chính đứa con của họ mới là nạn nhân chính của câu chuyện, bởi từ đây, hình dung về một mái ấm gia đình trong tư tưởng đứa bé đã bị rạn nứt,… Có thể thấy, cùng một đề tài khai thác nhưng mỗi bài báo thế sự lại thiên biến vạn hóa trong những con đường đi riêng. Cảnh hạnh phúc hay cảnh đánh ghen-toàn là những chuyện không còn lạ gì nhưng thông qua cách kể của nhà báo, mỗi câu chuyện vẫn có những cách lay động riêng với những tình tiết mới mẻ, sinh động.

Mỗi một câu chuyện thế sự giống như một bài học về đạo đức nhân sinh, nhắc nhở những thành viên trong gia đình phải sống có trước có sau, có trên có dưới, yêu thương đùm bọc: vợ chồng phải chung thủy sắt son, cháu chắt phải tôn kính, hiếu nghĩa với ông bà. Truyền thống “uống nước nhớ nguồn” giống như một mạch chảy đi vào những câu chuyện thế sự khi viết về mối quan hệ giữa ông bà-cháu chắt. Bài viết “Giàn trầu của ngoại”-tác giả Phan Tiến Dũng đăng trên báo Quân đội nhân dân số 17224 ra ngày 1.4.2009 chính là một trong những câu chuyện đã làm được điều ấy. Trong con mắt của người cháu nay đã trở thành chiến sỹ giữ đảo, giàn trầu không chỉ là kỷ vật

39

thiêng liêng lưu giữ nghĩa tình sâu nặng giữa người ông đã hi sinh trong chiến tranh với bà ngoại anh mà còn là nơi chứng giám những kỷ niệm ngọt ngào thuở ấu thơ giữa hai bà cháu: “Ngoại tôi quy tiên, nhưng nỗi nhớ về ngoại không bao giờ vơi cạn. Cứ mối lần về phép, buổi sáng thức dậy, tôi lại trầm ngâm trước giàn trầu… Bây giờ người dân quê tôi không còn ăn trầu nhiều như ngày xưa nữa và cũng chẳng còn ai biết nhuộm răng đen để làm gì. Con gái quê tôi bây giờ cũng nhuộm tóc vàng hoe, cũng má phấn môi son, chân đi giày cao gót nhưng tuyệt nhiên chẳng còn ai biết têm trầu cánh phượng. Con trai biết uống rượu Tây, cắt đầu đinh, đi xe phân khối lớn, suốt ngày dán mình vào mấy tiệm Internet, nhưng không ai biết đi cầu kiều trong các ngày lễ hội.” Những dòng suy tư được viết ra từ nỗi đau tận sâu trong đáy lòng trước

một thế hệ trẻ mải chạy theo xu hướng mới mà dần quên đi những nét văn hóa truyền thống. Hình ảnh của giàn trầu hay của ngoại chính là sự tượng trưng cho những nét đẹp truyền thống cần phải lưu giữ mãi. “Sáng nay, tôi lại đứng dưới giàn trầu của ngoại. Giàn trầu vẫn xanh, nhưng ở phía gầm của giàn trầu, những lá già vàng rực như ráng chiều. Những lá trầu thơm cứ lặng lẽ rụng về cội. Trước mắt tôi lại hiện về hình ảnh nhân từ của ngoại với những câu chuyện cổ tích, những câu đồng dao chấp chới cánh cò…”. Tuổi già

giống như lá vàng dần héo úa rồi rụng rơi. Ông bà cũng sẽ có lúc đi về cõi vĩnh hằng cùng với tổ tiên dòng tộc. Điều quan trọng là những thế hệ sau luôn nhớ đến họ và mãi gìn giữ phát huy những nét đẹp, những giá trị truyền thống cha ông-ấy chính là thông điệp ẩn chứa đằng sau câu chuyện thế sự của tác giả Tiến Dũng.

Những bài báo thế sự cuốn hút người xem không chỉ bởi cách viết dân giã, truyền cảm của người viết mà còn bởi trong một bài viết, độc giả có thể cùng một lúc thẩm định được những giá trị nhân văn thông qua mối quan hệ

40

đa chiều giữa các nhân vật. Người đọc sẽ có được cái nhìn toàn diện hơn khi vừa đứng được ở lập trường bên này để phán xét bên kia, đồng thời có thể đứng ở lập trường bên kia để phán xét bên này. Trong truyện ngắn “Ngã rẽ”

của tác giả Cấn Vân Khánh đăng trên Tiền Phong số 325 ra ngày 21.11.2010, tác giả đã cùng lúc thể hiện được tấm lòng của cha mẹ-với con cái và cả tấm tình của con cái-cha mẹ. Câu chuyện được mở ra từ chuyến lên thăm con học trên thành phố của người mẹ quê. Vẫn là câu chuyện mẹ thăm con-chuyện thường tình như quả cà dưa muối mà ta vẫn bắt gặp đều trong cuộc sống hàng ngày, nhưng không hiểu sao, những dòng chữ vẫn cuốn hút và níu mắt người đọc với những cử chỉ ân cần mà dịu dàng của người mẹ tần tảo: “Mẹ cô bất

ngờ lên thăm sau khi Tô chuyển nhà được một hôm, từ sáng sớm Tô đã lao ra bến xe thấy mẹ tay xách nách mang bao nhiêu tôm cá, nước mắm rau củ quả nhà trồng được. Mẹ vẫn thế, luôn chu đáo ân cần. Cô lặng lẽ mở cánh cửa gỗ kêu cọt kẹt, đồ đạc vẫn chất đầy nhà chưa kịp dọn. Trán nóng bừng nhưng sợ mẹ lo nên cô không dám than. Tô chui vào chăn nằm, để mẹ lụi cụi nấu nướng, từ nhỏ Tô vẫn quen với sự chiều chuộng của mẹ”. Chỉ là một hình ảnh

tay xách nách mang thực phẩm nhà trồng được lên cho con, chỉ là một bữa cơm cặm cụi nấu cho con ngay khi mồ hôi còn chưa ráo nhưng đã thể hiện được cả tấm chân tình của một đời tận tụy nuôi con. Cô con gái đã bước sang tuổi hai chín nhưng trong mắt mẹ vẫn như một đứa trẻ bé bỏng cần mẹ vỗ về chăm sóc. Đáp lại sự tận tụy ấy là cả một tấm lòng biết ơn thương cảm của cô con gái dành cho mẹ. Bởi thế mà dù ốm, cô vẫn cắn răng không dám than sợ mẹ lo lắng. Nhìn thấy mẹ tất tả , cô “muốn ứa nước mắt mà cổ họng khô

khốc”, tự nhủ “Con gái mẹ hai mươi chín tuổi từ ngày tốt nghiệp đại học, lập nghiệp phương xa nhưng chưa giúp hay làm được gì lớn lao cho mẹ . Ngay đến một bữa ăn, giờ đây cũng đến tay mẹ. Miếng cơm ngon lành chợt ứ đầy nơi cuống họng”. Không tỏ bày hành động nhưng chỉ riêng sự ăn năn mặc

41

cảm, thấy có lỗi với mẹ đã đủ khiến người đọc nhận ra và cảm động bởi tấm lòng muốn báo đáp của người con dành cho mẹ. Viết về tấm lòng của cha mẹ với con cái, phần lớn các bài báo đều chú tâm khai thác nhiều hơn tình cảm của người mẹ, ít khi bàn sâu đến tình cảm của người cha dành cho con cái. Tuy nhiên, đây vẫn là đề tài không thể bỏ qua của những bài báo thế sự. Tấm lòng âu yếm đầy mến thương của người cha đã được tác giả Thạch Thảo thể hiện bằng những dòng tâm sự rất giản dị trong bài viết “Bất chợt hoa” đăng trên báo Quân đội nhân dân cuối tuần số 695 ra ngày 26.4.2009: “Sen mùa hạ

của con đã nở mà khi con trồng, ba lại thờ ơ vì bao công việc bộn bề, không hề để ý nhìn con tỉ mẩn chăm sóc. Để trong buổi sáng tinh khôi rực rỡ mặt trời và chuẩn bị cái nắng nung người của miền đất này, bất chợt sen hồng giữa hạ của con khiến tôi nôn nao ngỡ ngàng cả người. Và trong đôi mắt đen láy của con đang nhìn tôi, tôi thấy cả tuổi thơ nơi quê nhà của mình trong ấy, cho tôi quay về một miền cổ tích cũ, một miền đất thật êm dịu không phải trong khói bụi tràn ngập đô thị này”. Đối với người cha, đôi mắt con chính là

điểm dừng bình yên nhất. Cha có thể thấy mình trong đó, thấy cả tuổi thơ mình trong đó, và biết bao bận rộn lo toan, bao khói bụi cuộc đời bỗng nhiên biến mất, trả lại trong lòng cha một cõi thanh sạch ung dung. Tình cảm của cha với con là như thế, không cần đao to búa lớn, tự tình cảm ấy cũng đủ vút bay từ những dòng tâm sự bình dị.

Bên cạnh mối quan hệ vợ-chồng, quan hệ ông bà-con cháu, quan hệ cha mẹ-con cái, mảng nội dung thế sự còn đề cập đến mối quan hệ giữa các anh chị em trong gia đình. Câu chuyện “Chết thử” của nhà văn Tạ Duy Anh đăng trên báo Tiền Phong cuối tuần số 9 (từ 5-11.3.2010) là một trong những câu chuyện đã thể hiện rất chân thực mối quan hệ này. Lúc bình thường không có chuyện gì, các anh chị em mỗi người một gia đình riêng, một sự nghiệp riêng

42

thì quan hệ có phần bình thường, không ai gây tổn hại ai, mọi thứ chỉ trở nên xung đột khi mỗi người đều không chịu nhường nhịn, muốn bảo vệ đến cùng quyền lợi riêng. Câu chuyện xoay quanh tình huống ông Thủ muốn “chết thử” ở cái tuổi 80 “để xem thiên hạ nghĩ gì về mình. Lão sẽ biết ai đến viếng lão, ai

không, ai thực sự thương tiếc, ai thương tiếc giả vờ, ai muốn lão chết từ lâu rồi... Cũng thú vị lắm chứ!” và trước tiên lão nói chuyện với người con cả tên

Đắc để Đắc loan báo với hai em trai tin bố mình sắp chết “xem các con thương tiếc ông đến mức độ nào. Lão Thủ đã hình dung trước ra cảnh “thằng con út sẽ khóc ầm lên hoặc quỳ xuống van xin bố”. Nhưng thật đau đớn, mọi

sự không diễn ra như ý nghĩ của lão. Ngay sau khi đuợc anh cả Đắc báo tin bố ốm nặng thì phải đến ba hôm sau, anh con trai thứ hai tên Lợi và anh con út

Một phần của tài liệu Nội dung đời sống thế sự trên báo in Việt Nam đương đại (Khảo sát báo Tiền Phong, Lao Động, Quân đội nhân dân 2009-2010 (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)