Trên Tiền Phong

Một phần của tài liệu Nội dung đời sống thế sự trên báo in Việt Nam đương đại (Khảo sát báo Tiền Phong, Lao Động, Quân đội nhân dân 2009-2010 (Trang 82)

7. Kết cấu luận văn

3.2.2 Trên Tiền Phong

Nghiên cứu mảng nội dung đời sống thế sự trên Tiền Phong qua các năm 2009-2010, có thể thấy mảng nội dung này được thể hiện đậm đặc nhất trên các chuyên mục “Trà nóng-Trà đá” và “Ngàn lẻ một chuyện tình”

- Chuyên mục “Trà nóng-Trà đá” thường xuất hiện trên trang 2 của báo

Tiền Phong, gắn liền với một số bút danh như: Kẹo Cu đơ, Kẹo Dừa, Kẹo

Gừng. Cũng giống như chuyên mục “Nói hay đừng” của Lý Sinh Sự trên báo Lao động, “Trà nóng-Trà đá” tập hợp các bài viết tiểu phẩm về các nội dung thế sự xoay quanh các vấn đề nảy sinh trong đời sống thường nhật như: chuyện tốn kém trong tổ chức lễ mừng thọ (Bài viết “Buôn chuyện”-Kẹo Cu đơ, số 199 ra 18.7.2010); chuyện gian lận kiếm tiền của một số cảnh sát giao thông (Bài viết “Thế mới thở dài”-Kẹo Dừa, số 182 ra 1.7.2010); chuyện tốn kém phức tạp trong việc tổ chức thi Đại học (Bài viết “Đâu tiên tiến hơn”- Kẹo Dừa, số 186 ra ngày 5.7.2010),… Rồi chuyện tham nhũng, chuyện y tế, chuyện ẩu đả học đường,… tất cả những sự kiện mang tính thời sự xoay quanh cuộc sống con người và thuộc về con người đều trở thành đề tài của “Trà nóng’Trà đá”.

Đúng như tên chuyên mục, mỗi câu chuyện đều giống như một cuộc nói chuyện ngắn, trao đổi nhanh và suồng sã bên quán cóc ven đường với cốc trà nóng, trà đá-hình ảnh quen thuộc mà ta rất hay bắt gặp khi nhìn dọc vỉa hè. Tưởng là câu chuyện bâng quơ lúc nghỉ giải lao uống cốc trà cho đỡ mệt nhưng kỳ thực ẩn sau mỗi câu chuyện là những điều khiến người đọc và các cơ quan chức năng phải suy ngẫm.

Người viết cũng tự dựng lên những nhân vật giả tưởng đối thoại, trao đổi với nhau để từ đó làm bật lên mâu thuẫn của vấn đề. Nếu cách xưng hô

81

của Lý Sinh Sự là “tôi-bác” hay “tôi-anh” nghe có phần thân mật thì lối xưng hô trong những tiểu phẩm của “Trà nóng-Trà đá” thường là “tôi-ông” rất suồng sã, “tự nhiên chủ nghĩa”, nhiều bài còn không có những từ xưng hô khiến người đọc có cảm giác vấn đề đang được mổ xẻ một cách trực tiếp mà chẳng phải tính đến chuyện nể nang ai. Thông qua những tiểu phẩm có dung lượng cực ngắn, trung bình chỉ chỉ từ 200 đến 300 từ, rất ít khi vượt quá 500 từ, các tiểu phẩm thế sự trong chuyên mục đã đánh thẳng, đánh đúng và đánh trúng vào những vấn đề còn tồn tại trong xã hội, góp phần nâng cao hiệu quả tính chiến đấu của báo chí.

- Chuyên mục “Ngàn lẻ một chuyện tình” là chuyên mục cố định trên các số báo Tiền Phong cuối tuần. Chuyên mục bao gồm các bài viết ở dạng tư vấn khuyến cáo nhằm giải đáp những khúc mắc, đưa ra những lời khuyên gỡ rối cho các tình huống khó xử được bạn đọc gửi đến. Cũng tương tự như chuyên mục “Trăm năm tính cuộc vuông tròn” trên báo Lao Động, “Ngàn lẻ một chuyện tình” trên báo Tiền Phong thường lựa chọn đăng tải những hoàn cảnh, những câu chuyện khó giải quyết tiêu biểu ở các mảng đề tài liên quan đến tình yêu, hôn nhân, gia đình. Tuy nhiên, sau khi đăng tải, nếu Lao Động trực tiếp đưa ra luôn các lời khuyên, những gợi ý cho bạn đọc ở phía cuối bài thì Tiền Phong lại đăng tải các ý kiến, các lời khuyên tiêu biểu của bạn đọc cả nước gửi thư về tòa soạn để gỡ rối cho trường hợp của người có hoàn cảnh khó xử được đăng tải trên báo. Chính vì thế, ở Lao Động, sau khi đọc xong tình huống, người đọc có thể suy nghĩ ngay về những lời khuyên được cơ quan báo chí đưa ra ở cuối bài. Còn ở Tiền Phong, sau khi đọc xong tình huống, người đọc lại phải có thời gian để chiêm nghiệm, suy nghĩ về tình huống, nghĩ đến cách xử lý tình huống để góp ý cho người viết, rồi chờ đợi đến những số báo tiếp theo để xem những người xung quanh mình có những

82

cách giải quyết khác nhau như thế nào. Mỗi hình thức này đều có những lợi thế riêng và nhìn chung đã gia tăng được khả năng giao lưu, phản biện thông tin qua lại giữa báo chí và công chúng.

Trong chuyên mục “Ngàn lẻ một chuyện tình”, những tình huống thế sự xoay quanh các vấn đề về hôn nhân, tình yêu, gia đình không chỉ được đăng tải dưới hình thức số sau đưa ra những lời khuyên, gợi ý cho tình huống khó cần tháo gỡ ở số trước mà nhiều khi còn xuất hiện dưới dạng những bài báo khuyến cáo-phân tích, tức cơ quan báo chí tự nêu vấn đề nổi cộm thường gặp và cần được giải quyết rồi đưa ra những lời khuyên sau đó cho công chúng. Chẳng hạn, trong bài viết “Để tình yêu mãi lãng mạn” đăng trên số 12 (26.3-11.4.2010), sau khi trình bày về tầm quan trọng của việc đàn ông cần hiểu tâm lý và biết cách chiều bạn gái, tác giả đã đưa ra 6 biện pháp mang tính gợi ý để cánh mày râu có thể ứng dụng: một là “Luôn thay đổi hương vị” để tình yêu của cả hai luôn có những màu sắc mới mẻ; hai là “Chăm chú nghe

với thái độ nhiệt tình” tức là cần phải biết cách lắng nghe những câu chuyện

của bạn gái; ba là “Tổ chức sự kiện tốt” tức chàng nên thi thoảng tổ chức một số hoạt động vui chơi riêng cho hai người để tình cảm thêm gắn bó; bốn là

“Việc công là việc công” tức là hãy dành toàn bộ mối quan tâm của mình dành cho bạn gái khi ở bên cô ấy; năm là “Bên nhau vui đùa” tức cùng nhau tham gia một số hoạt động thể thao, vui chơi; sáu là “Hãy hộ tống nàng khi đi

shopping”.

Với những thông tin mang tính chỉ dẫn, tư vấn, khuyến cáo như thế, người đọc được cung cấp thêm những kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết vấn đề và xử lý tình huống. Từ đó, giữa người với người cũng có những hành xử đẹp hơn, văn minh hơn.

83

Một phần của tài liệu Nội dung đời sống thế sự trên báo in Việt Nam đương đại (Khảo sát báo Tiền Phong, Lao Động, Quân đội nhân dân 2009-2010 (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)