7. Kết cấu luận văn
2.3 Phản ánh những mối quan hệ đạo đức-nhân sinh ngoài xã hội
Nội dung chủ yếu mà mảng thông tin đời sống thế sự trên báo chí hướng đến không phải là những sự kiện, hiện tượng gây chấn động dư luận ảnh hưởng to lớn đến cả một xã hội mà là những sự kiện không mang tính cấp bách thuộc về con người và ai cũng có thể thấy thấp thoáng bóng dáng mình trong đó. Sự tồn tại của mỗi một cá nhân trong cộng đồng không chỉ chịu sự chi phối của các mối quan hệ trong gia đình mà còn chịu sự tác động to lớn của các mối quan hệ ngoài xã hội. Nếu như gia đình là trường học đầu tiên ảnh hưởng đến sự hình thành tính cách mỗi cá nhân thì xã hội chính là trường đại học lớn nhất quyết định sự thành bại của cuộc đời mỗi người. Con người sẽ không thể hòa nhập và tạo được chỗ đứng nếu thiếu đi sự giao tiếp, giao lưu với những người khác trong xã hội. Tạo lập và duy trì những mối quan hệ tốt giữa các thành viên trong xã hội chính là một trong những cách để cá nhân tự phát triển và trưởng thành, đồng thời cũng là động lực tạo nên sức mạnh đoàn kết, gắn bó của mỗi một dân tộc, một đất nước. Ý thức được điều này và ý thức được sứ mệnh truyền thông của mình, mảng nội dung đời sống thế sự trên báo chí đã khai thác được một cách toàn diện và sinh động những cung bậc khác nhau trong các mối quan hệ xã hội, kết hợp tạo nên những giá trị nhân sinh sâu sắc.
Nói đến các mối quan hệ giữa các thành viên trong xã hội, không thể không nói đến tình yêu nam nữ-thứ tình cảm thiêng liêng mà hầu như bất kỳ ai cũng muốn được thật tâm nếm trải. Đây cũng chính là mảnh đất màu mỡ
45
nhất được mảng thông tin thế sự đặc biệt quan tâm. Thông qua hàng trăm tình huống, câu chuyện khác nhau, tình yêu giới tính đã được thể hiện với đầy đủ các cung độ, màu sắc khác nhau: ngọt ngào có, cay đắng có, hận có, yêu có, giả vờ thờ ơ hay ghen tuông cũng có. Tất cả đã hợp thành một bản đàn đa âm điệu đặc biệt cuốn hút độc giả. Tình yêu giống như thứ tình cảm đặc biệt thiêng liêng mà có lẽ những người trong cuộc tự coi nó là một “cõi riêng” chỉ muốn mình mình biết, mình mình hay, không muốn ai phạm vào. Chẳng thế mà nhân vật Hòa trong truyện ngắn “Con ve ngọc phỉ thúy” của tác giả Phạm Tiểu Thanh đăng trên Lao Động cuối tuần số 46 (26-28.11.2010) ngay cả khi đã lập gia đình, có vợ và có con rồi vẫn đeo sợi dây chuyền mặt ngọc phỉ thúy hình con ve trên cổ - kỷ vật của người bạn gái cũ đã quá cố tặng anh. “Nhiều
năm qua, ve ngọc chẳng rời người, kể cả lúc tắm hay khi ngủ anh cũng chẳng tháo ra. Hoà chôn chặt bạn gái trước đây trong lòng, ai cũng không thể nhìn thấy cô.” Ngay cả khi dân tình có cái mốt chơi ngọc, cứ ngồi cùng nhau là lại
lôi miếng ngọc này ngọc nọ ra khoe thì dù đang đeo miếng ngọc quý trên cổ, anh Hòa cũng “đều chỉ lẳng lặng nghe họ nói, chưa bao giờ hé răng. Có lúc
ai nấy kể cả rồi, chỉ còn chừa mình anh. Họ liền gạn hỏi anh có ngọc không, có chơi ngọc không? Anh luôn lắc đầu, thế là ai nấy không còn hứng thú với anh nữa”. Với anh, con ve ngọc hỉ thúy chính là kỷ vật của tình yêu đầu đời.
Người con gái anh yêu giờ đã không còn nhưng mối tình đầu của anh vẫn còn sống mãi. Khi có vợ có con rồi, anh vẫn lặng lẽ đeo miếng ngọc và chôn sâu tình yêu đầu đời vào tận đáy lòng mình, để chỉ mình anh biết, mình anh nhớ tới.
Tình yêu có lúc đẹp tựa bài thơ, có lúc lại khiến người ta đau đớn đến quặn thắt. Câu chuyện “Xoáy nước” của tác giả Trần Đức Hiển đăng trên
46
gian đầy chất thơ và lãng mạn khi tác giả kể lại câu chuyện tình yêu giữa cha mình với một cô gái thời ông còn trai trẻ: “Ngày trước, bố nó si mê một cô
gái ở trên bờ. Dáng tóc dài thướt tha mà ông gặp mỗi chiều khi cô ấy đi dạo làm ông mê mẩn, nhất là thỉnh thoảng thấy nàng ra sông tắm gội. Ông mừng đến run rẩy, rồi cũng đủ can đảm lao xuống sông bơi đến chỗ nàng làm quen. Dần dà họ thân thiết hơn. Người con trai thấy đẹp thì yêu, người con gái thấy tài thì mến… Không biết bao đêm ông và nàng cùng trên chiếc thuyền nhỏ trôi dưới dòng sông trăng mà thủ thỉ những lời yêu.” Tình yêu lung linh, diệu
vợi là vậy nên khi nó không đưa người ta đi đến được đích cuối cùng thì luôn biến thành nỗi đau cắt thịt của sự hẫng hụt với người trong cuộc. Sau khi ngỏ lời cầu hôn và bị cha cô gái từ chối vì không có lấy mảnh đất cắm dùi, “Ông lặng nhìn mặt sông loang loáng ánh trăng sương lành lạnh mà lòng tê tái. Cảm giác như thuyền đang đắm, ước gì nó đắm thật để nhấn chìm cả tình yêu cùng sự bẽ bàng… Nếu phải như cái gì đó gội rửa được, ông sẽ không ngần ngại nhảy ngay xuống dòng nước giá buốt. Cứ nghĩ tình yêu thì có gì ngăn cách, nhưng càng ngày ông càng thấy sự phân cách giữa dưới nước, trên bờ. Hóa ra tình yêu cũng có sự tính toán thực dụng, chứ không lãng mạn như chàng trai lúc nào cũng lênh đênh với nước và mây…”
Tình yêu là cái duyên cái số, nên đuổi theo nó cũng chưa chắc đã bắt kịp, để nó đuổi theo cũng chưa chắc đã xong. Vợ chồng anh Lũy trong câu chuyện
“Bến ế”-tác giả Quỳnh Linh đăng trên mục “Chuyện thường ngày” báo Quân
đội nhân dân số 17262 ngày 10.5.2009 đã chiêm nghiệm được điều đó. Cả
anh và chị đều được liệt vào thành phần “ế”, đến nỗi các cụ giục mãi cuối cùng cũng chỉ còn biết thở dài khi bạn bè anh chị dẫn con cái đến nhà chơi. Ấy vậy mà anh chị đã tìm thấy nhau chỉ vì một cú đâm xe và thời gian họ yêu rồi nên vợ nên chồng chỉ bằng đúng thời gian từ lúc anh Lũy nằm viện đến
47
lúc bình phục. “Mỗi lần nhắc lại chuyện tình từ ngã tư ngày nào, hai vợ chồng Lũy lại cười như nắc nẻ. Hóa ra, đời không phải lúc nào muốn nhanh là được, muốn chậm là xong. Anh có nhanh cũng gặp đèn đỏ. Em có chậm cũng gặp đèn xanh. Thế nên, vợ chồng mình cùng gặp nhau nơi bến ế, anh nhỉ. Và Lũy lại nhìn hút vào cái miệng hơi rộng hơn mức bình thường của vợ mà cười, mà tâm đắc: Chuyện tình yêu thật diệu kỳ. Nó đến hay đi là ở người nắm bắt, giữ lấy được hay để tuột mất, còn cuộc đời, thời gian vẫn cứ thế trôi qua”. Tình yêu là thứ hầu như ai cũng vướng vào, khó ai thoát ra được nhưng
không phải ai cũng giải mã được hết tình yêu. Bởi với mỗi người, tình yêu lại là một chiếc áo có màu sắc, hương thơm và kích cỡ riêng. Chính vì thế, chất “thế sự” của những bài báo viết về tình yêu cũng càng đậm đặc hơn. Soi vào câu chuyện tình yêu của mỗi người, người đọc có thể thấy một phần những cảm xúc, những rung động và đồng cảm của mình trong đó, để rồi biết yêu và biết gìn giữ tình yêu của mình hơn.
Không lãng mạn bằng tình yêu nhưng chan hòa và bao dung hơn, đó chính là tình bạn. Cuộc sống sẽ thiếu những niềm vui, sự đồng cảm nếu thiếu đi những người bạn. Người Việt ta vốn có truyền thống trọng bạn và nể bạn. Vì thế, ngay cả trên những trang báo, tình cảm mang tính thế sự này cũng được đề cao và thể hiện vô cùng chân thực. Tình bạn ấy khi trong sáng thánh thiện:“Tôi cũng không hiểu vì sao chiếc bánh chưng chiều mồng một Tết năm
ấy lại theo tôi cho đến tận hôm nay. Cho đến tận hôm nay, sau gần 30 năm, tôi vẫn không quên gương mặt bầu bĩnh ấy, mái tóc buộc túm đuôi gà cứ ngúc ngoắc không yên phía sau vai ấy. Bạn thân yêu, giá như tôi được một lần trở lại tuổi ấu thơ, trở lại con đường vắt qua ngọn đồi, vắt qua chiều mồng một Tết năm ấy, để gặp lại bạn, gặp lại tuổi thơ mình” (“Chiếc bánh của tuổi thơ”-tác giả Tuyết Nga đăng trên báo Lao Động số Xuân Kỷ Sửu 2009); tình
48
bạn lúc lại mãnh liệt day dứt trong nghĩa tình đồng đội: vì nôn nóng muốn trả thù cho Tâm-người đồng đội luôn kề vai sát cánh mà Sơn và Chiến bất chấp nguy hiểm giơ súng tiểu liên muốn bắn gục con máy bay “đầm già” (Truyện
“Nơi anh ngã xuống”-Đặng Hoàng Thám đăng trên Quân đội nhân dân cuối tuần số 706 ra ngày 12.7.2009). Trong thời bình, tình bạn là chia bùi, sẻ ngọt,
là đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau. Trong thời chiến, tình bạn là tình đồng đội kề vai sát cánh gắn bó keo sơn, là sự hi sinh để bảo vệ nhau hướng tới hòa bình chung của cả đất nước. Trong câu chuyện “Nơi anh ngã xuống”, người đọc còn vô cùng xúc động trước nghĩa tình hậu phương-tiền tuyến. Hậu phương lúc nào cũng là chỗ đứng vững chắc cả về vật chất và tinh thần cho tiền tuyến. Hậu phương có thể vẫn thiếu gạo nhưng khi tiền tuyến cần thì hậu phương không bao giờ trễ. Thấy cảnh anh em chiến sỹ băng rừng về tận vùng dân để nhờ giúp đỡ, bà con ai nấy đều đón tiếp nồng ấm nghĩa tình, chẳng mấy chốc đã gom đủ gần hai mươi ký gạo, có nhà còn góp cả con gà đang ấp trứng. Chính vì nghĩa tình đồng đội cao cả, tình hậu phương tiền tuyến gắn bó keo sơn mà những chiến sỹ Việt Nam đã có được sức mạnh phi thường vượt qua mọi gian lao, thử thách, kết thúc cuộc kháng chiến với những chiến công oanh liệt.
Người Việt Nam ngay từ khi sinh ra, đón nhận bầu sữa ngọt ngào của mẹ, đón nhận những lời ru câu hát của bà thì đã yêu và gắn bó với quê hương làng xóm. Chính vì thế, khi khai thác những câu chuyện gần gũi bình dị về con người, mối quan hệ láng giềng, tình làng nghĩa xóm luôn được đề cao trong những bài báo thế sự. Hàng xóm gắn bó quấn quýt, chuyện nhà người này cũng là chuyện đáng quan tâm của nhà người kia. Cho nên khi cô Hoa (nhân vật trong bài báo: “Cò lang là con dê làng” của nhà văn Đăng Trung trên báo Tiền Phong cuối tuần số 9 từ 5-11.3.2010) về làng Hạ dẫn theo một
49
anh chồng Tây cùng hai cô con gái thì cả làng đều kéo đến nhà Hoa chơi. Thế rồi chỉ bằng một cái lễ nhỏ thì cả ba bố con Tây đều đã được nhận làm học trò học tiếng của thầy giáo Châu. Ngày về nước Đức, xúc động trước sự nhiệt tình cởi mở của người dân làng Hạ, chàng rể Tây đã phải thốt lên một câu Việt ngọng khiến ai nấy đều buồn cười: “Cảm ơn làng Hạ. Tạm biệt. Tạm biệt, Tết cò Lang sẽ về. Cò Lang là con dê làng…”. Phản ánh những mặt tích
cực song những bài báo thế sự cũng không quên lên án, mai mỉa những hành động “ghen ăn tức ở” trong mối quan hệ xóm giềng. Bài báo “Tình quê đâu rồi” của nhà báo Lâm Chí Công đăng trên mục “Sự kiện và bình luận” báo
Lao Động số ra ngày 14.5.2010 đã không ngần ngại chỉ ra hàng loạt những
hành động có thật gây tổn hại nghiêm trọng đời sống của bà con hàng xóm xung quanh:“Một “thục nữ” ở huyện Bố Trạch - Quảng Bình triệt hạ hàng
trăm cây caosu của một người láng giềng để giải quyết mâu thuẫn cá nhân. Một thanh niên ở huyện Gio Linh - Quảng Trị sau khi gây gổ ở cuộc rượu đã vác rựa đi triệt hạ vườn caosu của bạn nhậu. Vài trăm cây caosu, mấy chục trụ tiêu, một ao cá nuôi... đối với từng nông hộ là cả một gia sản đời người, với rất nhiều công sức, mồ hôi, vốn liếng tích tụ vào đó. Vậy mà, người cam tâm chặt caosu, bứt gốc tiêu, xả nước hoặc đổ thuốc sâu xuống ao cá nuôi cũng lại chính là những người lao động một nắng hai sương, cũng là láng giềng cùng xã, cùng huyện với nhau”. Những thông tin này khiến người đọc
thật sự cảm thấy “gai” người, ai nấy đều phải đau xót thốt lên: “Đâu rồi những làng quê dù nghèo, nhưng sống nghĩa tình, người người thương yêu đùm bọc nhau, tắt lửa tối đèn có nhau?”. Cùng phản ánh một đề tài nhưng
những bài báo thế sự với những cách tiếp cận vấn đề khác nhau đã cho người đọc một cái nhìn toàn diện về quan hệ hàng xóm láng giềng: tốt có, xấu có. Đó cũng chính là cách giúp trang bị cho công chúng một ý thức toàn diện để biết yêu, biết gìn giữ những giá trị tốt đẹp trong tình làng nghĩa xóm, đồng
50
thời biết lên án, biết tự nhắc nhủ mình tránh xa những hành động mang tính tiêu cực.
Trong cuộc sống tấp nập, có những lúc thấy lòng lắng lại để rồi khi quan sát nhịp sống xung quanh, bỗng lại thấy chạnh lòng khi nhìn thấy những người ăn xin, bỗng lại thấy xót thương cho một em nhỏ đi bán xổ số dạo. Họ không phải người thân, không phải hàng xóm, cũng không phải bạn bè nhưng những mảnh đời ấy vẫn đủ khiến ta trong một phút phải trùng lòng. Hơn hết, đó chính là tình cảm yêu thương con người, tình yêu với đồng loại-thứ cảm tình thực tâm xuất phát từ chính trái tim thuần khiết của mỗi người. Đây cũng là mảng nội dung thế sự khơi gợi được nhiều sự đồng cảm, xúc động từ phía công chúng. Hãy cùng đến với câu chuyện “Em bé và cô bán chổi đót” của tác giả Nguyễn Ngọc đăng trên báo Quân đội nhân dân cuối tuần ra ngày
14.6.2009 để cảm nhận thứ cảm xúc cao quý và trong sáng ấy:“Một buổi
chiều, giữa dòng xe cộ đông đúc vang lên những âm thanh lạ, nghe rất vui tai. Thì ra, tiếng leng keng được phát ra từ quả chuông nhỏ xíu gắn ở đầu cây gậy trong tay một phụ nữ mù ôm bó chổi đót đi bán dạo qua lối ấy. Lâu dần thành quen, không biết từ bao giờ tôi có ý chờ đợi để được nghe những âm thanh quen thuộc đó rồi mới đứng dậy rời khỏi quán. Bạn bè tôi gọi đó là tiếng “xanh-ban” chiều. Người phụ nữ từ đâu đến và sẽ đi về đâu tôi không biết, cũng không có ý định tìm hiểu, nhưng có một điều chắc chắn là cuộc sống của một người khiếm thị như chị gặp phải nhiều khó khăn nhưng chị không muốn dựa dẫm vào ai…”. Những dòng tâm sự rất thật đã chạm được
đến phần da non nhạy cảm nhất trong tâm hồn bạn đọc. Viết về một chị bán chổi đót, người viết chỉ bộc lộ những cảm nhận, những suy nghĩ mang tính tản mạn về tiếng rao báo, về sự tự lập của nhân vật mà biết rằng cảm nhận chỉ là cảm nhận mà khó có thể giúp gì hơn. Nhưng những cảm nhận miên man ấy
51
vẫn đủ sức đánh thức dậy mối dây tơ đồng cảm giữa người với người trong xã hội, rằng còn cần lắm những bàn tay giúp đỡ cưu mang, còn cần lắm những sẻ chia cảm thông chân quý.
Con người là một thực thể của xã hội. Giữa những thực thể trong xã hội lại bị chi phối bởi hàng loạt những mối quan hệ khác nhau. Vì thế, thật khó để có thể kể hết, diễn đạt hết tất cả những màu sắc trong các mối quan hệ giữa người với người trong xã hội. Nhưng cũng chính nhờ đó mà báo chí nghiễm nhiên có được khả năng tiếp cận và khai thác một cách đa chiều, tỉ mỉ về những mối dây liên hệ này. Với cái nhìn toàn diện đó, người đọc có thể nhìn