Để tối đa hoá khả năng bao phủ và khả năng sử dụng lại tần số đồng thời giảm thiểu độ nhiễu, hệ thống không dây bao phủ vùng phục vụ với nhiều cell, được chia nhỏ thành nhiều sector. Do Một số thuê bao có thể được định vị tại các ranh giới giữa các cell hoặc các sector và thường nhận được các tín hiệu từ nhiều nguồn – do đó nó tạo ra nhiễu - mỗi sector được ấn định một kênh tần số khác nhau. Khi đó, để phù hợp với quy mô phủ sóng vô tuyến tại một khu vực, mỗi kênh tần số được sử dụng lại với một sự phân chia về mặt không gian để tối đa hoá việc sử dụng của dải quang phổ bị hạn chế trong khi vẫn giảm thiểu hiện tượng tự nhiễu từ cùng kênh được sử dụng lại trong mạng. Điều này thường liên quan tới hiện tượng nhiễu cùng kênh (CCI).
Chức năng sử dụng lại, là thước đo một dải tần cung cấp được sử dụng lại linh hoạt như thế nào, được thể hiện như một phần nhỏ của sector hoặc cell hoạt động với cùng một kênh tần số. Các hệ số sử dụng lại điển hình đối với các hệ thống cellular truyền thống là hệ số 3 hoặc 7 - tuỳ theo nhu cầu 3-7 kênh tần số khác nhau để triển khai một mô hình mạng cellular cụ thể.
Mô hình tái sử dụng tần số được chỉ ra trong hình 2.10:
Hình 2.10: Mô hình tái sử dụng tần số
a) - 3 tần số ( Hệ thống Digital ) b) - 7 tần số ( Analog FDMA ) c) - OFDMA và CDMA
Mục đích khác được sử dụng trong cả 2 Công nghệ CDMA và OFDMA là sử dụng tất cả các kênh tần số trong mỗi sector sẵn có và sử dụng biều đồ điều chế như OFDMA hoặc CDMA, để xử lý nhiễu tại mức độ cao từ các sector hoặc các cell kế cận.
Mẫu sử dụng lại tần số kênh con được cấu hình để người dùng gần trạm gốc (là vùng trung tâm của cell, nơi ít bị ảnh hưởng của nhiễu đồng kênh) hoạt động trong khu vực tất cả các kênh con sẵn có, có nghĩa là được hoạt động trên tất cả các kênh con sẵn có. Còn đối với người dùng ở đường biên mỗi cell chỉ hoạt động trên vùng chỉ có một phần của tất cả các kênh con sẵn có.
Sự phân đoạn kênh các kênh con được cấp phát sao cho các đường biên của các cell liền kế sẽ hoạt động trên các tập hợp các kênh con khác nhau.Sự phân đoạn tái sử dụng tần số trong Mobile wimax dựa trên ưu điểm là các user phát trên các kênh con mà không phát trên toàn bộ kênh như 3G.
Trong hình dưới: F1, F2 và F3 biểu thị các tập kênh con khác nhau trong cùng một kênh tần số.Còn F = F1 + F2 + F3 là toàn bộ các kênh con được cấp cho người sử dụng ở trung tâm của cell.
Hình 2.11 thể hiện phân đoạn tần số trong 1 cell.
Hình 2.11: Phân đoạn tần số trong một cell
Với cấu hình như vậy, một mẫu sử dụng lại tần số đủ tải sẽ được duy trì cho người dùng ở trung tâm để tối đa hiệu suất phổ và sử dụng lại tần số một phần được hực hiện cho các thuê bao ở đường biên để đảm bảo thông lượng và chất lượng kết nối. Kế hoạch sử dụng lại kênh con có thể được tối ưu theo cell trên
cơ sở tải mạng và tình trạng nhiễu khung. Do vậy tất cả các cell có thể hoạt động trên cùng kênh tần số mà không cần hoạch định tần số.
Quá trình này liên quan tới việc khi có một hệ số sử dụng lại của 1 - đôi khi được gọi là "reuse-1" hoặc "universal frequency reuse" - và rất phổ biến với các nhà cung cấp dịch vụ mạng ngày nay bởi vì từ khi nó sẽ giảm thiểu các nhu cầu đối với việc hoạch định vô tuyến của mạng cụ thể.
Phân chia trực giao trong cell đảm bảo rằng hiện tượng nhiễu giữa các sector gần nhau là rất ít hoặc không xảy ra, trong khi hiện tượng định vị các sóng mang con giữa các cell đảm bảo rằng hiện tượng chồng chéo giữa các sóng mang con được sử dụng trong các thuê bao cụ thể tại các cell liền kề là rất ít. Điều này làm giảm khả năng nhiễu giữa các cell và cho phép các kết nối vô tuyến hoạt động với hiệu quả điều chế cao hơn, dẫn đến thông lượng dữ liệu cao hơn. Hình 2.12 thể hiện phân đoạn tái sử dụng tần số trong một site gồm 3 cell.
Hình 2.12: Phân đoạn tái sử dụng tần số trong một site gồm 3 cell
C ƯƠ 3: MỘ GIẢ P P CẢ P Â P AO OA [6]
Như đã trình bày trong chương 2, kỹ thuật thông tin di động sử dụng trong 4G có lõi chung là sử dụng công nghệ OFDMA cho đa người dùng đường xuống và SC-OFDM cho đường lên. Mỗi người dùng được phân một kênh con gồm một nhóm sóng mang con. Kỹ thuật này đảm bảo tính trực giao giữa người dùng trong một cell nên chống nhiễu tốt trong cell. Để đảm bảo chống nhiễu người dùng giữa các cell lân cận (do lặp lại tần số), chuẩn LTE nêu ra sự hoán vị các sóng mang con trong việc thiết lập kênh con phân cho những người dùng trong các cell lân cận phải khác nhau. Bản chất vấn đề là làm sao nhiễu cùng kênh lên một người dùng ở cell này phải đến từ nhiều người dùng khác nhau ở cell lân cận (chứ không phải từ 1 người dùng cell bên cạnh). Mà từ nhiều người dùng khác nhau ở cell bên cạnh có nghĩa là nhiễu đến từ nhiều khoảng cách khác nhau chứ không tập trung ở một khoảng cách. Kỹ thuật này gọi là phân tập giao thoa (chính xác có thể gọi là phân tán giao thoa) được áp dụng cho cả đường lên và đường xuống là giảm độ thăng giáng nhiễu tập trung lên một người dùng. Chương này trình bày 1 giải pháp [6] kiểm soát sự giao hoán này thông qua chỉ số đo nhiễu giao thoa, đối tượng nghiên cứu nghiên cứu ở đây không phải hệ LTE mà là hệ 802.16e, song về cấu trúc OFDMA vẫn có ý nghĩa tương đương.