1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ảnh báo chí trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay (khảo sát các báo mạng điện tử

152 3,4K 28

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 152
Dung lượng 7,9 MB

Nội dung

Thông qua quá trình thực hiện luận văn này, tác giả mong mu n rút ra được những kinh nghiệm quý báu cho quá trình tác nghiệp của bản thân cũng như góp phần vào sự phong phú của hệ th ng

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ ĐÓA

ẢNH BÁO CHÍ TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ

Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

(Khảo sát các báo mạng điện tử: Vnexpress.net, Dantri.com.vn, Vietnamnet.vn, Vietnamplus.vn từ 01/06/2011 đến 01/06/2012)

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ

Hà Nội-2012

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ ĐÓA

ẢNH BÁO CHÍ TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ

Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

(Khảo sát các báo mạng điện tử: Vnexpress.net, Dantri.com.vn, Vietnamnet.vn, Vietnamplus.vn từ 01/06/2011 đến 01/06/2012)

Luận văn thạc sĩ chuyên ngành: Báo chí học

Mã số: 60 32 01 Người hướng dẫn khoa học: TS Hà Huy Phượng

Hà Nội-2012

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU………2

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ẢNH BÁO CHÍ TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ 1.1 Các khái niệm………12

1.2 Vai trò của ảnh báo chí trên báo mạng điện tử……… 19

1.3 Những tiêu chí sử dụng ảnh báo chí trên báo mạng điện tử………… 29

Chương 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ẢNH BÁO CHÍ TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1 Vài nét về các tờ báo lựa chọn khảo sát………45

2.2 Thực trạng sử dụng ảnh báo chí trên 4 tờ báo mạng điện tử lựa chọn khảo sát……….55

2.3 Đánh giá hiệu quả sử dụng ảnh báo chí trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay………86

Chương 3: NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HẤT LƯỢNG ẢNH BÁO CHÍ TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 3.1 Những v n đề đ t ra đ i v i việc sử dụng ảnh báo chí trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay……….97

3.2 Giái pháp nâng cao ch t lượng ảnh báo chí trên báo mạng điện tử…100 3.3 Một s khuyến nghị……….111

KẾT LUẬN………121

TÀI LIỆU THAM KHẢO……… 124

PHỤ LỤC……… 129

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Ảnh báo chí đã xu t hiện từ r t lâu và được xem là một trong những bộ phận không thể thiếu của một tờ báo Ảnh báo chí ch t lượng được đánh giá r t cao trên thế gi i, đ c biệt được coi trọng tại các nư c phát triển Tại Việt Nam, ảnh báo chí ngày càng được sử dụng rộng rãi, đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện thông tin trên báo in và báo mạng điện tử

Cho dù ở giai đoạn phát triển nào của xã hội thì ảnh báo chí vẫn là một phương tiện thông tin thị giác có nhiều tác dụng Ảnh báo chí là điểm đọc đầu tiên trong quy trình đọc báo của công chúng Nó là sự hình tượng hóa của ngôn

từ và còn có giá trị làm cho bài viết thông thoáng, rõ ràng và tạo sự nghỉ mắt cho độc giả khi tham gia vào quy trình đọc Ảnh báo chí giúp cho độc giả nhanh chóng và dễ dàng tiếp nhận thông tin Nó có thể truyền tải được những thông tin

mà văn tự chưa nói hết được Ảnh báo chí có thể minh chứng cho một điều tra làm tăng độ tin cậy của bài viết và ngoài ra nó còn có tác dụng giải trí

Báo mạng điện tử ra đời cách đây không lâu, nhưng lại có sức tác động mạnh mẽ đến công chúng qua nhiều giác quan: đọc - nghe - nhìn Nếu như báo in chủ yếu tác động đến thị giác công chúng bằng các ký tự và hình ảnh tĩnh, từ đó hình thành nên những hình ảnh lý tính, tư duy trừu tượng thì báo điện tử lại tác động đến nhiều giác quan của con người thông qua chữ viết, hình ảnh, âm thanh, trong đó ảnh báo chí đóng một vai trò quan trọng Nếu được khai thác và sử dụng hiệu quả, ảnh báo chí thực sự trở thành một bộ phận gắn bó hữu cơ v i chỉnh thể nội dung tư tưởng của tờ báo, bài báo và là điểm kết n i hữu hiệu giữa độc giả

v i tờ báo

Tuy nhiên, nhiều tờ báo điện tử hiện nay đăng quá nhiều các bức ảnh nhưng tính thông tin của nó lại nghèo nàn Các bức ảnh thường ghi lại bằng sự sao chép đơn thuần chưa phải là những tác phẩm ảnh báo chí độc lập, có sức n ng như tiềm năng của thể loại

Vì thế, cần xác định lại vai trò, vị trí của ảnh báo chí, từ đó vận dụng nó vào

tờ báo của mình để đem lại sự hài lòng cho công chúng

Trang 5

Xu t phát từ nhận thức về ưu thế của ảnh báo chí và từ thực tế của việc sử dụng ảnh báo chí trên báo mạng điện tử ở nư c ta hiện nay, tác giả chọn đề tài

“Ảnh báo chí trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay (Khảo sát các báo

điện tử: Vnexpress.net, Dantri.com.vn, Vietnamnet.vn và Vietnamplus.vn từ

01/06/2011 đến 01/06/2012)” làm đề tài luận văn

Thông qua quá trình thực hiện luận văn này, tác giả mong mu n rút ra được những kinh nghiệm quý báu cho quá trình tác nghiệp của bản thân cũng như góp phần vào sự phong phú của hệ th ng lý luận về việc sử dụng ảnh báo chí trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Trên thế gi i và ở nư c ta đã có nhiều công trình nghiên cứu về nhiếp ảnh nói chung và ảnh báo chí nói riêng Tuy nhiên, những nghiên cứu này chưa đề cập toàn diện, hệ th ng về việc sử dụng ảnh trên báo mạng điện tử

Tác giả Brian Horton trong cu n Ảnh báo chí (xu t bản năm 2003, Trần Đức Tài dịch và gi i thiệu, Nxb Thông t n n hành) đề cập đến những gì chứa

đựng trong hình ảnh, về tinh hoa của nhiếp ảnh, về tiến trình tư duy của nhà nhiếp ảnh và người biên tập ảnh trong việc tìm kiếm mục tiêu khó nắm bắt nhất của ảnh báo chí: một bức ảnh tốt hàm chứa một lượng thông tin giúp người xem hiểu biết thêm đôi điều về thế giới chung quanh [27, tr 17] Cu n sách này chủ

yếu nói về những gì chứa đựng trong hình ảnh chứ chưa bàn t i hiệu quả của việc

sử dụng ảnh báo chí trên báo nói chung và báo mạng điện tử nói riêng

Tác giả Béc Ton Bailo (Đức) trong cu n Suy nghĩ về nhiếp ảnh (xu t bản

năm 2003 do Nxb Văn hóa n hành), m i chỉ đưa ra những quan niệm chung

nh t về nhiếp ảnh Tác giả chưa bàn đến ảnh báo chí nói chung và ảnh báo chí

trên báo mạng điện tử nói riêng Trong cu n Nhiếp ảnh và báo chí hiện đại (bản

dịch tiếng Việt), các tác giả đã bàn những chủ đề liên quan đến ảnh báo chí như:

Những khía cạnh xã hội của ảnh báo chí, những khả năng của tin ảnh, thẩm mỹ học của ảnh… nhưng chưa bàn t i việc sử dụng ảnh báo chí trên báo điện tử

Cu n Sổ tay thiết kế báo (bản dịch tiếng Việt) của tác giả Tim Harrower

m i bàn t i một s khía cạnh liên quan đến ảnh báo chí như: các bư c cụ thể để

có một bức ảnh báo chí giá trị, cách thức biên tập và trình bày ảnh báo chí trong

Trang 6

bài viết và trên trang báo Tuy nhiên tác giả chưa nói đến hiệu quả của việc sử dụng ảnh báo chí trên báo mạng điện tử

Tác giả M.X.Kagan trong cu n Mỹ học và nghệ thuật (bản dịch tiếng Việt)

đã đi sâu nghiên cứu ảnh nghệ thuật nói chung và một phần ảnh báo chí nói riêng trong phạm vi r t nhỏ là ảnh phóng sự Tác giả chưa bàn t i hiệu quả của việc sử dụng ảnh báo chí trên báo nói chung và trên báo mạng điện tử nói riêng

Cu n Hướng dẫn cách viết báo (bản dịch tiếng Việt) của các tác giả Jean -

Luc Martin - Largadette đã đề cập t i vai trò của ảnh báo chí trong quá trình tác động t i thị giác của công chúng Tuy nhiên, các tác giả chưa bàn t i hiệu quả của việc sử dụng ảnh báo chí trên báo mạng điện tử

Ngoài ra, còn có một s công trình nghiên cứu khác của các tác giả ở các

nư c Anh, Mỹ, Đức xu t bản liên quan t i ảnh báo chí như: Nhiếp ảnh báo chí của Peter Tausk, Hướng dẫn cách làm biên tập của Michael Voirol Tuy nhiên,

các tác giả chưa nghiên cứu có hệ th ng về ảnh báo chí và hiệu quả sử dụng ảnh báo chí trên báo nói chung và báo mạng điện tử nói riêng

Trong cu n Ảnh báo chí của tác giả Đỗ Phan Ái và Nguyễn Tiến Mão (Nxb

Chính trị qu c gia Hà Nội n hành năm 2002) đề cập nhiều đến các nội dung cơ

bản như: Tạo hình nhiếp ảnh, cách thức xây dựng hình ảnh và tạo dựng bức ảnh

Tuy nhiên, các tác giả chưa nói đến vai trò và việc sử dụng ảnh báo chí trên báo chí nói chung và báo mạng điện tử nói riêng

Tác giả Nguyễn Tiến Mão trong cu n Cơ sở lý luận ảnh báo chí (Nxb Thông t n n hành năm 2006) đã đề cập đến những khía cạnh như: Khái lược

lịch sử nhiếp ảnh, đặc điểm của ảnh báo chí, vai trò ý nghĩa xã hội của ảnh báo chí, những tính chất cơ bản của ảnh báo chí, hoạt động sáng tạo ảnh báo chí, lý thuyết về thể loại ảnh báo chí… Tuy nhiên, tài liệu này cũng chưa bàn cụ thể về

việc sử dụng ảnh trên báo mạng điện tử

Cu n Nghề nghiệp và công việc của nhà báo (Nxb Thông t n và Hội nhà báo n hành) và cu n Báo chí – Những điểm nhìn từ thực tiễn (tập I, II, Khoa

Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền xu t bản năm 2001, 2002) đã tập hợp các bài viết về ảnh báo chí, nhưng chưa đề cập đến việc sử dụng ảnh báo chí trên báo mạng điện tử

Trang 7

Tác giả Vũ Quang Hào trong cu n Ngôn ngữ báo chí (Nxb Đại học Qu c

gia Hà Nội n hành năm 2004) cũng đã nhắc t i vai trò của ảnh báo chí như một kênh ngôn ngữ phi văn tự làm nên nội dung và hình thức của một bài báo, trang báo Tuy nhiên, tác giả chưa bàn t i việc sử dụng ảnh báo chí trên báo mạng điện

tử

Ngoài ra, còn một s cu n sách của các tác giả biên soạn có nội dung đề cập

đến nhiếp ảnh và ảnh báo chí như: Lịch sử nhiếp ảnh thế giới (Trần Mạnh Thường, Nxb Văn hóa thông tin, năm 1997), Nhiếp ảnh màu, Cẩm nang nhiếp

ảnh (Lê Thanh Đức), Những kỹ thuật tạo ảnh đẹp, 12 bài thực hành nhiếp ảnh,

Kỷ nguyên mới trong nhiếp ảnh (Nguyễn Văn Thanh), Suy nghĩ về ảnh nghệ thuật (Phạm Kỉnh), Nghệ thuật chụp ảnh, 101 hướng dẫn thiết thực (nhiều tác

giả)… Các tài liệu này cũng m i chỉ đề cập đến các v n đề liên quan đến lĩnh

vực ảnh nói chung như: lịch sử nhiếp ảnh, kỹ thuật ảnh, ảnh nghệ thuật… chứ

chưa bàn riêng về ảnh báo chí và sử dụng ảnh báo chí trên báo mạng điện tử Ngoài ra, còn một s bài nghiên cứu về nhiếp ảnh và ảnh báo chí đăng trên

các tạp chí khoa học chuyên ngành như: Phóng sự ảnh và việc sử dụng phóng sự

ảnh trên báo - Phan Ái, Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông, s tháng

7/2008; 10 tác dụng của việc thông tin bằng hình ảnh trên báo in - Hà Huy Phượng, Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông, s tháng 9/2008; Nâng cao

chất lượng ảnh báo chí - sự đòi hỏi bức thiết hiện nay - Phạm Tài Nguyên, Tạp

chí Lý luận chính trị và Truyền thông, s tháng 11/2008; Hai cơ chế - Một bức

ảnh - Chu Chí Thành, Tạp chí Người làm báo, s tháng 5/2009

Các bài viết chủ yếu tập trung ở các nội dung như: Lịch sử nhiếp ảnh, kỹ

thuật nhiếp ảnh, bố cục ảnh, tạo hình nhiếp ảnh, kỹ năng sáng tạo tác phẩm ảnh… chứ chưa nghiên cứu về ảnh báo chí trên báo mạng điện tử

Một s website như: hoinhabaovietnam.com.vn (Hội nhà báo Việt Nam), vapa.com.vn (Hội nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam), vietnamjournalism.com, nghebao.com, photoworld.net, photo.vn, xomnhiepanh.com… cũng đã đăng tải những bài viết, chủ đề thảo luận về nhiếp ảnh và ảnh báo chí Các bài viết đề cập

đến: Lịch sử nhiếp ảnh, kỹ thuật nhiếp ảnh, phương pháp chụp ảnh chứ chưa đi

sâu nghiên cứu về việc sử dụng ảnh báo chí trên báo mạng điện tử

Trang 8

Tại các cơ sở đào tạo về báo chí, một s tác giả luận án tiến sĩ, luận văn cao học và khóa luận cử nhân và luận văn thạc sĩ báo chí đã bư c đầu nghiên cứu về ảnh báo chí dư i những góc độ khác nhau Cụ thể, các tác giả tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã có những khóa luận và luận văn nghiên cứu về ảnh báo chí, trong đó có những công trình nghiên cứu ảnh báo chí ở v n đề thể

loại như: Ảnh báo chí - đặc điểm và thể loại, khóa luận t t nghiệp khoa Báo chí,

trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn của Nguyễn Mạnh Hà (1998) do

PGS,TS Đinh Văn Hường hư ng dẫn Trong khóa luận này, tác giả Nguyễn

Mạnh Hà đã hệ th ng hóa các v n đề về lý luận ảnh báo chí ở góc độ thể loại, từ khái niệm đến đ c trưng và vai trò của ảnh báo chí

Một s khóa luận chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu v n đề sử dụng ảnh báo chí

trên báo in như: Ảnh báo chí Thông tấn xã Việt Nam trên báo Nhân dân, Quân

đội nhân dân, Hà Nội Mới của Nguyễn Ngọc Trường do Nhà báo Phạm Hoạt

hư ng dẫn (năm 1996); Ảnh báo chí về sự kiện World Cup 2010 trên báo Nhân

Dân, khóa luận của Nguyễn Ngọc Ánh, do PGS,TS Nguyễn Thị Minh Thái

hư ng dẫn (năm 2010); Phóng sự ảnh trên báo Tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh

(2008 – 2009) của Trần Thị Thanh Giang, do PGS, TS Đinh Văn Hường hư ng

dẫn (năm 2010); Khóa luận Vấn đề sử dụng ảnh báo chí trên báo Lao động và

Nhân dân (từ tháng 06/2008 đến tháng 06/2009) của Lê Thị Minh Huế, do PGS,

TS Dương Xuân Sơn hư ng dẫn (năm 2009)

Cũng có nhiều công trình nghiên cứu về báo mạng điện tử, nhưng công trình nghiên cứu về ảnh báo chí trên báo mạng điện tử ở Việt Nam lại không được đề cập t i Những khóa luận này nghiên cứu về việc sử dụng các thể loại

tác phẩm báo chí nói chung như: Khảo sát thể loại phóng sự trên báo trực tuyến

Vietnamnet trong thời gian từ 01/05-01/06/2009, khóa luận của Lê Hoài Anh, do

Thạc sĩ Nguyễn Thu Giang hư ng dẫn (năm 2009) ho c Thực trạng sử dụng tin

bài trên báo in cho báo trực tuyến qua khảo sát báo Thanh niên và Thanh niên Online, khóa luận của Nguyễn Thị Nha Trang, do Thạc sĩ Nguyễn Sơn Minh

hư ng dẫn (năm 2010)

Khóa luận về Ảnh báo chí trong chuyên mục “Ảnh thời sự trong nước” trên

mạng News.vnanet.vn của Thông tấn xã Việt Nam từ tháng 05/2010 đến tháng

Trang 9

06/2010 của Hoàng Mạnh Hùng, do PGS, TS Nguyễn Thị Minh Thái hư ng dẫn

(năm 2009) bư c đầu nghiên cứu về ảnh báo chí trên báo mạng điện tử

Một s công trình nghiên cứu khác bàn t i chú thích ảnh ho c cách thức

biên tập trình bày ảnh báo chí như: Một số vấn đề về chú thích ảnh trên báo Nhân

dân và báo Bạn đường, khóa luận của Hoàng Ngọc Tuyền, do Thạc sĩ Phạm Thị

Lan hư ng dẫn (năm 2008); Lựa chọn và trình bày ảnh chính trên trang nhất báo

Pháp luật và Xã hội (khảo sát năm 2009), khóa luận của Phạm Thị Thu Hiền, do

Tiến sĩ Hà Huy Phượng hư ng dẫn (năm 2010)

Tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, trong các luận án tiến sĩ, luận văn cao học, khóa luận cử nhân báo chí cũng đã nghiên cứu về ảnh báo chí

Cụ thể, luận án tiến sĩ báo chí của tác giả Hà Huy Phượng v i đề tài “Biên

tập và trình bày ảnh trên báo in ở Việt Nam hiện nay” đã hệ th ng hóa được

những v n đề lý luận cơ bản về ảnh báo chí và khảo sát, đánh giá thực trạng ảnh trên báo in ở Việt Nam, đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao ch t lượng ảnh trên báo in ở Việt Nam hiện nay Tuy nhiên, tác giả chưa bàn đến việc

sử dụng ảnh báo chí trên báo mạng điện tử

Các tác giả Nguyễn Tiến Mão, Đỗ Phan Ái, Vũ Huyền Nga đã nghiên cứu

về các khía cạnh liên quan đến ảnh báo chí như: Tính khách quan chân thực của

ảnh báo chí, Thời cơ bấm máy và hiệu quả của ảnh báo chí, Ảnh nghệ thuật và ảnh báo chí Tuy nhiên, các tác giả chưa bàn sâu về việc sử dụng ảnh báo chí trên

báo mạng điện tử

Các tác giả như Dương Thế Hoàn, Hoàng Thu Hằng, Nguyễn Việt Cường,

Vũ Thị Minh (sinh viên Khoa Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền) cũng

nghiên cứu về ảnh báo chí thông qua các đề tài như: Ngôn ngữ chú thích ảnh báo

chí, Hiệu quả sử dụng ảnh minh họa trên báo Nhân dân, Hiệu quả sử dụng ảnh thông tin về đề tài An toàn giao thông trên báo Bạn đường Tuy nhiên, các công

trình này m i chỉ dừng lại ở sự gợi mở các v n đề liên quan đến ảnh báo chí ho c

đề xu t một s giải pháp chung về nâng cao ch t lượng ảnh trên báo chứ chưa có cái nhìn hệ th ng về việc sử dụng ảnh trên báo mạng điện tử

Năm 2009, tác giả cũng thực hiện việc nghiên cứu khóa luận cử nhân báo

chí v i đề tài “Việc sử dụng phóng sự ảnh trên báo Lao Động và Báo Ảnh Việt

Trang 10

Nam” (Khảo sát trên báo Lao Động và Báo Ảnh Việt Nam trong năm 2007, 2008

và 5 tháng đầu năm 2009) Khóa luận này đã cung c p một cái nhìn hệ th ng về

phóng sự ảnh báo chí như: Lịch sử ra đời và phát triển, khái niệm, đ c trưng, vai trò, kết c u của phóng sự ảnh báo chí trên báo in… Khóa luận cũng đưa ra một

s nguyên nhân khiến phóng sự ảnh trên báo in chưa thực sự ch t lượng và đề

xu t một s giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao ch t lượng ảnh trên hai tờ báo khảo sát nói riêng và trên báo in nói chung Tuy nhiên, khóa luận chưa nghiên cứu sâu về việc sử dụng ảnh báo chí trên báo mạng điện tử

Như vậy, đề tài ảnh báo chí đã được sử dụng để nghiên cứu trong các công trình luận án, luận văn, khóa luận của học viên, sinh viên báo chí Tuy nhiên, những công trình này đã được nghiên cứu từ r t lâu và chủ yếu ở loại hình báo in, những lý luận m i về ảnh báo chí chưa được cập nhật Đ c biệt, việc sử dụng ảnh báo chí trên báo mạng điện tử - một loại hình báo chí m i ra đời nhưng đã có những bư c phát triển nổi trội đang là v n đề được quan tâm của những người làm công tác báo chí

Từ những phân tích trên cho th y, đề tài “Ảnh báo chí trên báo mạng điện

tử ở Việt Nam hiện nay (Khảo sát các báo điện tử: Vnexpress.net,

Dantri.com.vn, Vietnamnet.vn và Vietnamplus.vn từ 01/06/2011 đến

01/06/2012)” có nhiều điểm m i Luận văn nghiên cứu sâu và có hệ th ng về

việc sử dụng ảnh báo chí trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích

Tác giả thực hiện luận văn này v i những mục đích sau: Trên cơ sở hệ

th ng hóa các v n đề lý luận về ảnh báo chí nói chung và ảnh báo chí trên báo mạng điện tử nói riêng, luận văn đi vào nghiên cứu thực trạng việc sử dụng ảnh báo chí trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay Từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng ảnh báo chí trên báo mạng điện tử ở nư c ta nói chung và của 4 tờ báo khảo sát nói riêng Thông qua quá trình thực hiện luận văn này, tác giả luận văn cũng mong mu n rút ra được những kinh nghiệm quý báu cho quá trình tác nghiệp của bản thân, cũng như trong công việc đang đảm trách của tác giả

Trang 11

3.2 Nhiệm vụ

Để đạt được mục đích trên, tác giả thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Nghiên cứu các tài liệu, giáo trình, sách tham khảo, bài báo trên các tạp chí, các tài liệu trên Internet… để hệ th ng hóa các v n đề về lý luận vềảnh báo chí và việc sử dụng ảnh báo chí trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay

- Khảo sát, đánh giá thực trạng việc sử dụng ảnh báo chí trên 4 tờ báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay gồm: vnexpress.net, dantri.com.vn, vietnamnet.vn

và vietnamplus.vn từ 01/06/2011 đến 01/06/2012

- Từ hiện trạng việc sử dụng ảnh báo chí trên báo mạng điện tử nói chung, các tờ báo lựa chọn khảo sát nói riêng, đề ra những giải pháp, khuyến nghị để khắc phục những hạn chế và nâng cao ch t lượng sử dụng ảnh báo chí trên báo mạng điện tử ở nư c ta hiện nay

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đ i tượng nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu việc sử dụng ảnh báo chí trên báo mạng điện tử Cụ thể, luận văn nghiên cứu hình thức, nội dung, biên tập, trình bày, chú thích ảnh của các bức ảnh báo chí trên báo mạng điện tử ở nư c ta hiện nay để tìm ra những thành công và hạn chế trong việc sử dụng ảnh báo chí trên báo mạng điện tử ở nư c ta hiện nay

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu ảnh báo chí trên 4 báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện

nay gồm: vnexpress.net, dantri.com.vn, vietnamnet.vn và vietnamplus.vn từ 01/06/2011 đến 01/06/2012 Cụ thể, chúng tôi chọn ra 10 sự kiện nổi bật (về các lĩnh vực của đời s ng xã hội) trên 4 tờ báo nghiên cứu trong khoảng thời gian trên, từ đó nghiên cứu về việc sử dụng ảnh báo chí trên báo mạng điện tử

Sỡ dĩ chúng tôi chọn đ i tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu như trên

là vì: Đây là 4 báo mạng điện tử sử dụng nhiều ảnh báo chí, cũng như có đội ngũ phóng viên chuyên ảnh Tuy nhiên, những tờ báo này vẫn chưa thể hiện hết những hiệu quả trong việc sử dụng ảnh báo chí Qua 10 sự kiện nổi bật được chọn đã phần nào cho th y những thành công và hạn chế trong việc sử dụng ảnh báo chí của 4 tờ báo mạng điện tử trên

Trang 12

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu:

5.1 Cơ sở lý luận

Luận văn được thực hiện trên cơ sở nhận thức luận các v n đề lý luận triết học duy vật biện chứng, nền tảng lý luận Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các v n đề lý luận về báo chí và các ngành khoa học khác

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện luận văn này, tác giả sử dụng các phương pháp công cụ sau:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: để hệ th ng hóa các v n đề lý luận liên quan đến ảnh báo chí và việc sử dụng ảnh trên báo mạng điện tử

- Phương pháp nghiên cứu trường hợp (case study), cụ thể nghiên cứu ảnh báo chí qua 10 sự kiện nổi bật được sử dụng trên 4 tờ báo mạng điện tử lựa chọn khảo sát, gồm:

1 Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il qua đời

2 Gaddafi - cựu lãnh đạo của Lybia bị bắn chết

3 Máy bay Sukhoi Superjet-100 đâm vào núi tại Indonesia

4 Triều Tiên phóng tên lửa mang vệ tinh

5 Ngôi sao ca nhạc Whitney Houston qua đời

6 Lũ lụt nghiêm trọng tại Đồng bằng sông Cửu Long

7 Vịnh Hạ Long được bình chọn là kỳ quan thiên nhiên m i

8 Dịch bệnh tay chân miệng lan rộng

9 Sự c ở thủy điện Sông Tranh 2

10 Vụ tai nạn giao thông thảm kh c tại cầu Sêrêp k (Đắk Lắk)

- Phương pháp điều tra xã hội học: thăm dò ý kiến, đánh giá, nhận xét, góp

ý của các nhà báo, giảng viên, sinh viên báo chí và độc giả của các tờ báo khảo sát về việc sử dụng ảnh trên báo mạng điện tử Chúng tôi sử dụng 200 phiếu thăm dò ý kiến

- Phương pháp khảo sát, phân tích, so sánh, th ng kê, tổng hợp: để đưa ra kết quả sử dụng ảnh báo chí trên báo mạng điện tử qua 10 sự kiện của 4 tờ báo khảo sát trên

- Phương pháp phỏng v n sâu: nhằm thu thập ý kiến đánh giá, nhận xét, đưa

ra giải pháp của phóng viên ảnh, biên tập viên ảnh, những nhà nghiên cứu về ảnh

Trang 13

báo chí và sử dụng ảnh báo chí trên báo mạng điện tử, những người tổ chức tờ báo về việc sử dụng ảnh báo chí trên báo điện tử

- Phương pháp tọa đàm, thảo luận nhóm: Đ i tượng là giảng viên, sinh viên báo chí, phóng viên ảnh, thư ký tòa soạn, biên tập viên ảnh

- Phương pháp lập diễn đàn thảo luận trên các mạng: Đưa ra các chủ đề về việc sử dụng ảnh báo chí và hiệu quả của nó trên báo điện tử, trên các website như: vapa.com.vn, vietnamjournalism.com, nghebao.com xomnhiepanh.com, anhbaochi.org

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

6.1 Ý nghĩa lý luận

Thông qua việc nghiên đề tài luận văn thạc sĩ báo chí “Ảnh báo chí trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay”, luận văn mong mu n là tài liệu tham

khảo về m t lý luận tại các cơ sở đào tạo, nghiên cứu về báo chí – truyền thông,

nh t là nghiên cứu về việc sử dụng ảnh trên báo chí nói chung và sử dụng ảnh trên báo mạng điện tử nói riêng Đây cũng có thể coi là tài liệu tham khảo cho các giảng viên dạy về ảnh báo chí và báo mạng điện tử, để có cái nhìn hệ th ng hơn về ảnh báo chí trên báo mạng điện tử

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Luận văn cũng mong mu n là tài liệu tham khảo cho các tòa soạn báo, đ c biệt là các tòa soạn báo mạng điện tử, đ c biệt là đ i v i các phóng viên ảnh, biên tập viên ảnh báo chí Ngoài ra, thông qua quá trình thực hiện luận văn này, tác giả mong mu n rút ra được những bài học kinh nghiệm sâu sắc cho quá trình tác nghiệp và làm việc của bản thân như: làm thế nào để chụp được một bức ảnh báo chí đẹp về cả nội dung và hình thức, làm thế nào để đưa bức ảnh báo chí đẹp

đó đến v i công chúng một cách hiệu quả nh t, làm thế nào để tạo dựng đội ngũ cộng tác viên khắp các vùng miền và giữ chân họ cộng tác cho tờ báo của mình?

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn gồm

3 chương, 9 tiết, 100 trang chính văn, 22 trang phụ lục, 5 bảng biểu và 21 hình

ảnh minh họa

Trang 14

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ẢNH BÁO CHÍ

TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ

1.1 Các khái niệm

1.1.1 Khái niệm nhiếp ảnh

Năm 1839, mơ ư c ghi lại hình ảnh thiên nhiên của con người đã trở thành hiện thực nhờ hàng loạt các phát minh về máy ảnh, hóa học, vật lý của các nhà khoa học trên thế gi i Người đầu tiên phát minh ra máy ảnh chính là J.M.Daguerre, N.Niépce (Pháp) và F.Talbot (Anh)

Khi m i ra đời, nhiếp ảnh chưa có m i quan hệ mật thiết v i báo chí Ngoài

lý do về kỹ thuật in n, các tờ báo, nhà xu t bản thời kỳ này cho rằng không có nguyên c gì phải thay đổi một hình thức minh họa sách báo đã quen dùng, đó là

sử dụng tranh vẽ, in khắc do vậy ảnh vẫn chưa có chỗ đứng trên sách, báo Nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đến nhiếp ảnh mong mu n các bức ảnh được sử dụng trên báo chí v i những giá trị riêng biệt của nó Năm 1826, Joseph Nicéphone Niépce (Pháp) đã đưa ra phương pháp chụp cơ quang, ghi lại hình ảnh trên một bản kẽm

Cùng thời gian này, phương pháp in ảnh Autotyp của Fox Talbot (Pháp) ra đời Nhờ phát minh của ông, nhiều tòa soạn báo đã bắt đầu coi trọng việc sử dụng ảnh và in ảnh thành công trên báo

V i những bức ảnh cần phân tích, diễn giải, các tòa soạn th y rằng, hình ảnh cần phải có sự trợ giúp thuyết minh bằng chữ viết Điều này mở đầu cho việc

đ t chú thích ảnh trên báo chí Sau này, các tòa soạn báo cũng đã biết cân đ i giữa bài viết và hình ảnh, không chỉ sử dụng ảnh một cách đơn độc, chiếm nhiều diện tích trên trang báo Hiện nay, ảnh báo chí đóng một vai trò quan trọng trên

m t báo, giúp độc giả nắm bắt thông tin nhanh nhậy và hiệu quả

Năm 1869, Phan Huy Chú đưa nhiếp ảnh vào Việt Nam Khi đó, tại Hà Nội, ông mở một hiệu ảnh ở ph Thanh Hà có tên “Cảm Hiếu Đường” Đến thế kỷ

XX, ông “Khánh Ký” cũng mở một hiệu chụp ảnh Sau này, ông dạy cho dân làng Lai Xá (Hà Đông cũ) nên cả làng đều biết chụp ảnh

Trang 15

Từ năm 1930 - 1945, báo chí Việt Nam đã sử dụng ảnh báo chí Tuy nhiên, thời kỳ 1945 - 1954, báo chí hầu như không có ảnh do hoàn cảnh lịch sử và điều kiện in n Nhưng đây là thời kỳ manh nha hình thành phóng viên ảnh Năm

1947 diễn ra hội thảo về nhiếp ảnh, là cái m c hình thành các nhà nhiếp ảnh, cũng là thời kỳ giúp các nhà nhiếp ảnh rèn luyện phương pháp chụp ảnh báo chí

Năm 1951, báo Nhân dân ra đời gần như không có ảnh trên trang báo Năm

1953-1955, ảnh báo chí đã được sử dụng nhưng ở mức độ ít ỏi và hầu hết là ảnh chụp lễ kỷ niệm - nhân vật và được sử dụng từ năm này qua năm khác

Từ năm 1954 đến 1975, trên t t cả các tạp chí không sử dụng ảnh Trên các

tờ báo khác và các tờ báo tỉnh xu t hiện ảnh báo chí, nhưng ở mức độ không nhiều Từ năm 1975 đến nay, tuy điều kiện kinh tế - xã hội phát triển nhưng ch t lượng ảnh báo chí lại đi xu ng v i nhiều lý do khách quan, chủ quan

Trong công cuộc đổi m i xây dựng đ t nư c hôm nay, ảnh báo chí cùng các loại hình thông tin đại chúng khác đã và đang tích cực thông tin, tuyên truyền những đường l i, chính sách, phục vụ sự nghiệp Cách mạng của Đảng, Nhà nư c

và nhân dân

Có ý kiến cho rằng nhiếp ảnh đơn thuần “Là nghệ thuật mô tả sự thật theo

chiều hướng cái đẹp”, ho c gọi “Nhiếp ảnh là sự sao chép lại hiện thực bằng vật dụng quang học, đó là chiếc máy ảnh” Henry Peace Robinson, họa sĩ và là thợ

chạm khắc, nhà nhiếp ảnh người Anh thì cho rằng “Nhiếp ảnh là hiện thực, là sự

thể hiện lại một cách tuyệt đối ánh sáng, bóng tối và hình dáng ”

Trong cu n Ảnh báo chí của tác giả Đỗ Phan Ái và Nguyễn Tiến Mão (Tập 1), các tác giả quan niệm: Nhiếp ảnh là sự vận dụng tổng hợp các yếu tố hình

họa trong tự nhiên như ánh sáng, màu sắc, đường nét, nhịp điệu, góc độ, bố cục,

độ nét… nhằm ghi hình đối tượng một cách nhanh nhạy nhất, bản chất nhất, chân thực nhất thông qua sự cảm thụ trực tiếp của tác giả [3, tr 150] Việc này

được thực hiện bằng các thiết bị cơ học, hóa học, hay kỹ thuật s thường được gọi là máy ảnh hay máy chụp hình

Tóm lại, nhiếp ảnh là một bộ môn nghệ thuật, mà người nghệ sĩ thông qua

cảm thụ trực tiếp, nhờ vào chiếc máy ảnh, ghi lại nhanh nhất và chân thực nhất đối tượng cần phản ánh

Trang 16

1.1.2 Khái niệm ảnh báo chí

Khi các tòa soạn sử dụng hình ảnh chụp để chuyển tải thông tin trên báo chí, thuật ngữ ảnh báo chí xu t hiện trong hoạt động nghiệp vụ nghề báo Có r t nhiều công trình nghiên cứu về ảnh báo chí, nhưng chủ yếu nhằm hai mục đích:

Thứ nhất, dùng để chỉ những bức ảnh được sử dụng trên báo, thứ hai dùng để

phân biệt báo chí v i các thể loại ảnh khác sử dụng trên báo như: ảnh nghệ thuật, ảnh tư liệu khoa học, ảnh quảng cáo, ảnh lưu niệm, ảnh sinh hoạt Tuy nhiên, dù nhìn nhận ở góc độ nào thì việc định danh thuật ngữ ảnh báo chí vẫn không tách

rời thuật ngữ nhiếp ảnh nói chung

Có quan niệm cho rằng, ảnh báo chí trư c hết phải là ảnh thời sự được sử dụng trên báo chí, còn t t cả các loại ảnh khác dù có được đăng báo nhưng không

mang tính thời sự thì không thể gọi là ảnh báo chí Bởi lẽ: Thứ nhất, bản ch t của báo chí là thông tin những v n đề mang tính thời sự Thứ hai, trên báo chí, do

những mục đích khác nhau, người ta có thể sử dụng những hình ảnh của nhiếp ảnh để làm tăng thông tin và vẻ đẹp ho c tạo thêm sự h p dẫn, phong phú cho trang báo, s báo

Khác v i ý kiến trên, những người thiên về quan niệm thứ hai thì cho rằng, ảnh báo chí là t t cả những hình ảnh phản ánh những sự kiện thời sự, v n đề thời

sự được mọi người quan tâm, không nh t thiết phải được sử dụng trên m t báo, trên mạng Vì họ cho rằng, trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, nhu cầu về đời s ng tinh thần ngày càng phát triển, trong thực tiễn phong phú y làm sao báo chí có thể đưa hết các hình ảnh phản ánh về sự kiện, sự việc lên m t báo Quan niệm thứ ba lại có xu hư ng đơn giản hóa, tầm thường hóa ảnh báo chí Họ cho rằng t t cả những ảnh đăng trên báo b t luận nội dung, phương thức thể hiện thế nào cũng được xem là ảnh báo chí

Quan niệm thứ tư xem xét về m t phạm trù của nghệ thuật nhiếp ảnh hiện đại Cụ thể, tùy theo cách gọi của mỗi qu c gia mà có: ảnh sáng tác, ảnh thông tin báo chí, ảnh nghiên cứu khoa học, ảnh sinh hoạt, ảnh dịch vụ lưu niệm Mỗi loại hình nhiếp ảnh đó lại có một chức năng, mục đích riêng Vì vậy các tác giả

đ u tranh cho quan điểm này đều l y xu t phát điểm là tính mục đích, chức năng, nhiệm vụ cũng như khả năng xã hội hóa của bức ảnh

Trang 17

Các nhà nghiên cứu lý luận nhiếp ảnh thuộc tổ chức Ảnh báo chí thế gi i (World Press Foundation), Liên đoàn Nhiếp ảnh nghệ thuật qu c tế FIAP (Federation Internationale de L'art Photographique), Hội Nhiếp ảnh Hoa Kỳ PSA (Photographic Society of America), cho rằng:

“Ảnh báo chí là những tác phẩm ảnh gồm các ảnh đơn hoặc bộ ảnh có tính năng “kể chuyện” (story telling) Có nghĩa là có tính truyền tải thông tin sinh động, thuộc loại các hình ảnh được đăng tải hàng ngày trên báo chí truyền thông đại chúng, bao gồm những đề tài biểu hiện sự chú ý quan tâm của con người, những tư liệu thời sự hoặc những biến cố, sự kiện đột xuất bất ngờ (những bức ảnh dàn dựng hay dùng thủ thuật phòng tối hoặc vi tính để thay đổi thực trạng đều bị loại) giá trị báo chí, truyền tải thông tin sẽ được ưu tiên đánh giá trước tính nghệ thuật của bức ảnh”[59, tr 57]

Theo khái niệm trên, ảnh báo chí không phải là những ảnh đơn thuần xu t hiện trên báo chí mà ảnh báo chí nh t thiết phải mang tính thông tin báo chí cụ thể, tính thời sự và tính xã hội Tiêu chí để xác định một bức ảnh báo chí trư c hết phải là “giá trị báo chí, truyền tải thông tin”, yếu t đẹp - tính nghệ thuật chỉ

là yếu t sau cùng được xét đến

Tác giả Brian Horton trong cu n Ảnh báo chí cho rằng: “Ảnh báo chí kể lại

một câu chuyện bằng hình ảnh, tường thuật với chiếc máy ảnh, ghi nhận một khoảnh khắc trong thời gian, cái phút giây điển hình khi một hình ảnh đúc kết câu chuyện” [27, tr 17]

Ở Việt Nam, trong cu n Cơ sở lý luận ảnh báo chí (giáo trình nghiệp vụ

báo chí), tác giả Nguyễn Tiến Mão, giảng viên Khoa báo chí, Học viện báo chí

và tuyên truyền đã đưa ra khái niệm về ảnh báo chí Cụ thể, “Ảnh báo chí là một

trong những hình thức thông tin của báo chí, thông qua việc phản ánh các hoạt động thực tiễn của đời sống xã hội, bằng những hình ảnh cụ thể, chân thực và sinh động, nhằm mang lại cho người xem một lượng thông tin, một giá trị tư

tưởng và thẩm mỹ nhất định” [38, tr 39]

Theo Thạc sĩ Đỗ Phan Ái, giảng viên bộ môn Báo ảnh, Học viện báo chí và

tuyên truyền: “Ảnh báo chí là hình thức thông tin của báo chí, phản ánh đời sống

xã hội bằng ảnh đơn hoặc nhóm ảnh một cách chân thực, sinh động và có chú

Trang 18

thích kèm theo, nhằm đem lại cho độc giả một lượng thông tin thẩm mỹ nhất định”

Trong cu n Tổ chức nội dung và thiết kế, trình bày báo in của tác giả Hà Huy Phượng, ảnh báo chí “là những bức ảnh có nội dung thông tin diễn tả thời

sự, khách quan, chân thực các sự kiện, vấn đề của hiện thực bằng hình ảnh và đạt các yêu cầu về chất lượng kỹ thuật, nghệ thuật”[44, tr 74]

Tác giả Phạm Thành Hưng định nghĩa về ảnh báo chí trong cu n Thuật ngữ

báo chí - truyền thông như sau: “Ảnh báo chí là một loại hình thông tin thị giác, một thành tố quan trọng đặc biệt của báo in, tạp chí in và báo điện tử Do tác động bằng con đường thị giác trực tiếp, ghi nhận sự việc cụ thể qua kỹ thuật sử dụng ánh sáng trong không gian ba chiều, ảnh báo chí thường đem lại cho người xem cảm giác là sự vật được mô tả, ghi nhận chính xác hơn, đáng tin hơn lời lẽ, ngôn từ của người viết báo”[28, tr 9]

Tác giả Hoàng Hòa trong Nội san nghiệp vụ báo chí của Thông t n xã Việt Nam cho rằng: “Ảnh báo chí là những tấm ảnh có khả năng kết hợp với chú thích

ngắn gọn cấu thành một tin hoàn chỉnh, cung cấp một lượng thông tin nhất định

và được một tin hoàn chỉnh” Theo quan điểm này, một bức ảnh báo chí luôn có

giá trị sử dụng của tự thân nó Không chỉ đi kèm, bổ sung cho bài viết, mà bản thân một bức ảnh báo chí có thể trở thành một tin tức hoàn chỉnh (cùng v i chú thích ngắn gọn)

Tóm lại, ảnh báo chí là một hình thức thông tin của báo chí, trong đó tác

giả sử dụng hình ảnh phản ánh đời sống xã hội một cách chân thực, sinh động nhằm đem lại cho công chúng một lượng thông tin, một giá trị tư tưởng và thẩm

mỹ nhất định

1.1.3 Khái niệm báo mạng điện tử

Báo mạng điện tử (hay còn gọi là báo trực tuyến, báo mạng) là loại hình báo chí m i ra đời từ sự kết hợp giữa ứng dụng công nghệ thông tin v i truyền thông

đại chúng Nếu báo in có hạn chế là thời gian cập nhật thông tin chậm trễ do phải

thực hiện khâu in n, báo phát thanh bị hạn chế về minh họa hình ảnh s ng động thì báo mạng điện tử lại giải quyết được những khuyết điểm trên Đó là một trong những ưu điểm nổi trội của báo mạng điện tử

Trang 19

Từ điển mạng Wikipedia định nghĩa, báo điện tử là báo chính thức được

cấp giấy phép và tin tức được phổ cập mà không có sự chép lại từ tờ báo in (có người viết bài) và có thu nhập - trả lương

Nhờ vào sự phát triển của công nghệ, máy vi tính và đ c biệt là vai trò của mạng Internet, các nhà báo trực tuyến có thể nhanh chóng viết bài và gửi về toà soạn thông qua hệ th ng thư điện tử V i t c độ đường truyền nhanh, thậm chí các nhà báo có thể đưa tin cùng lúc v i sự kiện, ví dụ như khi tường thuật một

trận bóng đá hay một cuộc họp báo

Báo mạng điện tử còn cho phép nhà báo thường xuyên cập nhật thông tin Điều này khác v i báo gi y ho c các loại hình báo chí khác ở chỗ nhà báo có thể đăng tải thêm tin tức b t cứ lúc nào mà không phải chờ đến giờ lên khuôn hay sắp xếp chương trình như ở các loại hình báo chí khác Chính vì thế mà người ta

còn gọi báo mạng điện tử là loại hình báo chí phi định kì

Báo mạng điện tử còn là một loại hình báo chí tích hợp nhiều công nghệ hay còn gọi là loại hình báo chí đa phương tiện (multimedia) Trên một tờ báo mạng, thậm chí ngay trong một tác phẩm báo chí cụ thể của báo mạng điện tử có thể

tích hợp tính năng của cả báo viết, báo phát thanh và báo hình

Khi đọc báo mạng điện tử, độc giả có thể chủ động xem những tác phẩm mình quan tâm ở b t kì trang nào gi ng như báo in Đồng thời cũng được trực quan những hình ảnh, video clip, lắng nghe những âm thanh mà không hề bị phụ thuộc vào các yếu t thời gian, không gian Sự tích hợp này giúp cho báo mạng điện tử có được những yếu t h p dẫn của các loại hình báo chí khác, vì thế mà

nó trở nên sinh động hơn, h p dẫn hơn

Tính tương tác là một trong những đ c trưng quan trọng của báo chí Ở b t

kì loại hình báo chí nào, tính ch t này cũng được những người làm báo lưu tâm

Đ i v i báo mạng điện tử, nhờ có những đ c trưng nổi trội về công nghệ mà

dường như tính tương tác có vẻ cao hơn so v i các loại hình báo chí còn lại

Không dừng lại ở sự tương tác giữa độc giả v i toà soạn, ở báo mạng điện tử, chúng ta còn có thể th y sự tương tác nhiều chiều giữa độc giả v i nhà báo, độc giả v i độc giả, hay độc giả v i nhân vật trong tác phẩm báo chí Tính tương tác

của báo mạng điện tử giúp loại hình báo chí này trở nên gần gũi v i công chúng

Trang 20

Quá trình tương tác trên báo mạng điện tử nhanh chóng và thuận tiện hơn so

v i các loại hình báo chí khác Ngay sau mỗi tác phẩm báo chí đăng trên trang báo mạng điện tử đều có mục phản hồi, ngoài ra còn có r t nhiều kênh tương tác khác như feedback, vote, email, forum… r t tiện ích cho độc giả đóng góp ý kiến

của mình Điều này, trên báo hình, phát thanh hay báo in khó thực hiện được

Báo mạng điện tử có khả năng liên kết vô cùng l n nhờ vào các siêu liên kết (hyperlink), các từ khoá, web link, hồ sơ… Từ một bài báo, độc giả có thế dễ dàng tìm kiếm những thông tin liên quan thông qua các liên kết để tìm hiểu sâu hơn về v n đề quan tâm Ho c từ một trang báo, có thể dễ dàng đi đến các web liên kết khác chỉ v i một thao tác click chuột Khả năng liên kết của báo mạng

điện tử thật sự mở ra một kho thông tin vô hạn cho độc giả

Báo mạng điện tử cho phép lưu trữ bài viết theo hệ th ng khoa học, v i một lượng khổng lồ thông tin lưu trữ Đồng thời v i đó là khả năng tìm kiếm dễ dàng nhờ vào các mục tìm kiếm v i các từ khoá được đính kèm trên mỗi trang báo mạng điện tử Có thể xem theo ngày, xem theo bài, ho c theo chủ đề… Nếu không có điều kiện đọc ngay lúc online, độc giả báo mạng có thể lưu bài viết lại

để đọc sau, ho c là độc giả cũng có thể đọc lại nhiều lần tuỳ thích, mà thao tác hoàn toàn đơn giản Điều này v i truyền hình hay phát thanh là vô cùng khó Nhờ vào sự phủ sóng của mạng toàn cầu Internet, báo mạng điện tử không

có gi i hạn về khoảng cách, thêm vào đó là tính tương tác cao, do đó dễ dàng có

thể th y tính xã hội hoá r t cao ở loại hình báo chí m i mẻ này

Tuy nhiên, báo mạng điện tử cũng có khả năng cá thể hoá t t Tính cá thể hoá được thể hiện ở chỗ người đọc được chủ động lựa chọn tờ báo, trang báo, bài

báo theo nhu cầu của mình và đọc bao lâu tùy thích

Ngoài ra, báo mạng điện tử có độ lan toả cao, dễ dàng đính chính, chi phí

th p do chỉ phải đăng bài một lần duy nh t, đồng thời thông tin lại có giá trị sử dụng cao hơn do được đọc theo nhu cầu của độc giả Tuy vậy, báo mạng điện tử còn một vài hạn chế, đó là độ tin cậy của thông tin còn th p (do tính nhanh chóng

và tức thì của thông tin trên báo mạng điện tử), mu n đọc được báo mạng điện tử thì độc giả ít nh t cũng phải có máy tính n i mạng và biết những thao tác sử dụng đơn giản nh t trên máy tính

Trang 21

Tóm lại, báo mạng điện tử là loại hình báo chí đa phương tiện cho phép

cập nhật thông tin tức thời, thường xuyên, liên tục, có tính tương tác cao, khả năng liên kết lớn, lưu trữ và tìm kiếm dễ dàng, tính xã hội hóa cao và khả năng

cá thể hóa tốt

1.2 Vai trò của ảnh báo chí trên báo mạng điện tử

1.2.1 Vai trò xã hội của ảnh báo chí

- Thể hiện trực quan sinh động về mọi mặt đời sống xã hội: Ảnh là một

trong những hình thức thông tin của báo chí phản ánh những sự kiện, hiện tượng,

v n đề trong đời s ng xã hội đến v i công chúng Tuy nhiên, thông tin bằng hình ảnh trực quan và sinh động hơn so v i văn tự ho c tiếng nói Ảnh báo chí giúp công chúng nắm bắt và ghi nh t t hơn những thông tin mà họ tiếp nhận

+ Đề tài đa dạng: Ảnh báo chí ghi lại trọn vẹn từng thời khắc của lịch sử, những diễn biến trong xã hội, những câu chuyện hay thân phận con người trong cuộc s ng Đó có thể là hình ảnh về thiên tai (lũ lụt, biển l n, cháy rừng, lở

đ t ), ảnh tin kinh tế-văn hóa-xã hội và ảnh sinh hoạt trong cuộc s ng thường ngày của người dân

Người đọc cùng nhà báo g p nhau không chỉ vì mở rộng tầm nhìn mà ẩn sau những t m ảnh là một xã hội ngày càng t t đẹp, niềm tin, lòng nhân ái, tinh thần cộng đồng, ý chí nghị lực của con người thời đại Không thể không nhìn nhận rằng, từ những t m ảnh báo chí mà nhân dân đ t liền quan tâm nhiều hơn đến nhà giàn, chiến sĩ biển đảo, nghĩ đến và đem ra phương tiện lọc nư c sinh hoạt, điện năng lượng m t trời và… quà Tết!

Đến mảng ảnh thảm họa do con người gây ra (tai nạn giao thông, đường

ph ngập nư c/ùn tắc, phá rừng/lâm t c, giết người/đ t nhà/côn đồ nữ sinh trung học, “hút hít”/vũ trường, sập hầm đá…) thì từ người dân thường đến nhà chức trách đều đau thắt lòng, lên án và bàn giải pháp; không một tờ báo nào bỏ qua loại ảnh này

+ Phản ánh kịp thời, nhanh chóng: Ảnh báo chí phải đảm bảo tính thời sự có nghĩa là ảnh phải phản ánh nhanh nhạy, kịp thời, đúng lúc, đáp ứng nhu cầu tiếp nhận thông tin của công chúng Tính thời sự, kịp thời lại tùy thuộc vào tính ch t của sự kiện, sự việc và mục đích thông tin của các cơ quan báo chí

Trang 22

Đ i v i báo mạng điện tử, những thông tin m i nh t về các sự kiện, sự việc xảy ra trong xã hội được cập nhật một cách kịp thời, liên tục, chỉ sau khi sự kiện,

sự việc diễn ra khoảng 15 - 30 phút sau thông tin đó đã có thể xu t hiện trên m t báo Báo mạng điện tử cũng cho phép thay ảnh, sửa đổi ảnh mà không hạn chế về thời gian và không gian, đồng thời v i dung lượng của một tờ báo điện tử, s ảnh hiển thị trên báo là không gi i hạn Do đó, đội ngũ thư ký tòa soạn có thể đăng tải r t nhiều hình ảnh cùng một lúc mà không bị hạn chế bởi diện tích tờ báo Đây là một lợi thế của báo mạng điện tử mà không một loại hình báo chí nào có thể làm được

+ Chuyển tải được những thông tin mà chữ viết chưa ho c không thể hiện hết được: Khi đọc một bài báo, độc giả phải đọc theo thứ tự của câu chữ, phải hình dung ra sự kiện, sự việc, v n đề chi tiết mà bài báo đó mô tả Nhưng khi tiếp xúc v i một bức ảnh, bằng thị giác thông thường, công chúng có thể nhận biết được ngay tức thì sự kiện, sự việc diễn ra trong ảnh

Đó là một lợi thế của hình ảnh mà văn tự khó có thể làm được Hình ảnh cho phép độc giả tiếp nhận thông tin nhanh chóng và dễ dàng hơn r t nhiều thông qua khả năng phản ánh trực tiếp và sinh động của nó

Đ i v i thể loại ảnh tin, văn tự chỉ đóng vai trò bổ trợ thông tin cho hình ảnh Khi xem ảnh tin, độc giả chỉ cần nhìn vào ảnh là có thể nắm bắt được sự kiện đang diễn ra Phần văn tự trong ảnh tin có vai trò bổ trợ, làm rõ thông tin mà bức ảnh chưa nói rõ hết được Thông tin mà phần văn tự đề cập t i thuộc những phạm vi như: Người trong ảnh là ai, họ làm gì, ở đâu, vì sao họ làm thế?

Đ i v i những phóng sự, ký sự, bài tường thuật… ảnh thường đóng vai trò quan trọng trong việc cụ thể hóa thông tin Độc giả sẽ r t khó chịu khi đọc một bài viết dài dòng mà không có t i một bức ảnh Những thông tin về sự kiện, sự việc diễn ra trong bài báo dư i dạng văn tự có thể thay thế bằng hình ảnh V i cách thể hiện bằng hình ảnh, thông tin sẽ trở nên cô đọng, sinh động và dễ tiếp nhận hơn đ i v i độc giả Thể hiện thông tin bằng hình ảnh cũng khiến bài viết trở nên ngắn gọn, h p dẫn hơn

Có những thông tin về sự kiện, sự việc, nhà báo không thể diễn tả hết bằng lời, thì lúc đó cần đến một bức ảnh báo chí Nhà báo thay bằng việc c nghĩ ra

Trang 23

những ngôn từ để miêu tả sinh động về sự nỗ lực c gắng trong tập luyện của một vận động viên, gương m t của anh ta trong lúc thi đ u thế nào, thì nên thâu tóm những cái đó trong một vài bức ảnh Và không có hình ảnh nào sinh động và biểu cảm hơn cả bằng những bức ảnh về hoạt động của con người trong cuộc

s ng hàng ngày

- Tham gia giám sát, tổ chức, quản lý và điều hành xã hội: Đây cũng là một

trong những chức năng quan trọng của báo chí Ảnh báo chí ghi lại khách quan, chân thực và sinh động hiện thực cuộc s ng diễn ra hàng ngày; phát hiện và phản ánh t i công chúng bộ m t của xã hội bao gồm: ô nhiễm môi trường, tai nạn giao thông, tệ nạn xã hội, gương người t t việc t t… Từ đó, ảnh báo chí tác động đến

tư tưởng, tình cảm, nhận thức và hành vi của công chúng Công chúng nhận ra những nét đẹp cũng như những m t hạn chế, còn tồn tại trong xã hội Việc sử dụng hình ảnh để tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nư c mang lại hiệu quả thông tin cao, giúp chủ trương, chính sách đi sâu và tác động trực tiếp t i quần chúng Chức năng này được đánh giá bằng sự thay đổi nhận thức, hành vi của công chúng và diện mạo xã hội

- Mở rộng giao lưu hợp tác quốc tế, quảng bá hình ảnh cá nhân, tổ chức xã hội: Trong quá trình giao lưu hợp tác qu c tế, nếu như chữ viết là một rào cản

ngôn ngữ giữa các dân tộc thì hình ảnh lại xóa tan điều đó B t cứ con người thuộc qu c gia, dân tộc nào khi nhìn vào ảnh cũng đều hiểu nội dung bức ảnh nói

gì Những hình ảnh về quê hương, đ t nư c, con người v i những hoạt động lao động - sản xu t, chính trị - xã hội thường ngày là những hình ảnh quảng bá, cho

th y một đ t nư c Việt Nam tươi đẹp, con người Việt Nam thân thiện trong mắt bạn bè qu c tế Ngày nay, gi i doanh nhân cũng r t coi trọng việc quảng bá hình ảnh doanh nghiệp và sản phẩm trên báo chí bằng hình ảnh v i mục đích khẳng định thương hiệu, uy tín của doanh nghiệp

- Là bằng chứng lịch sử, pháp lý xác thực: Ảnh báo chí ghi lại những

khoảnh khắc của lịch sử, là bằng chứng thể hiện những giá trị lịch sử của thời đại Trong thực tế hoạt động báo chí ở Việt Nam, ảnh báo chí đã góp phần làm nên những trang sử hào hùng của dân tộc Ảnh báo chí còn có vai trò là bằng chứng pháp lý chứng minh cho sự đúng sai, công bằng xã hội, bản quyền tác giả,

Trang 24

sản phẩm, công trình khoa học Trên m t trận đ u tranh phòng ch ng tội phạm, việc nhận dạng tội phạm bằng hình ảnh đ i v i cơ quan điều tra là hết sức cần thiết Việc đăng tải chân dung tội phạm trên báo thông qua hình ảnh truy nã còn

có tác dụng giúp quần chúng phát hiện và t giác tội phạm

1.2.2 Vai trò của ảnh báo chí đối với công chúng báo mạng điện tử

- Giáo dục tri thức và nhận thức thẩm mỹ: Ảnh báo chí có vai trò quan

trọng trong việc chuyển tải các giá trị tri thức của nhân loại đến v i công chúng Những tri thức được thể hiện bằng hình ảnh giúp công chúng tiếp nhận dễ dàng

và hiệu quả hơn Không những thế, ảnh báo chí còn có tác dụng giáo dục thẩm

mỹ cho công chúng, giúp công chúng nhận biết cái đẹp - x u, đúng – sai, hư ng

t i những giá trị chân thiện mỹ đích thực

- Thu hút, tác động đến tư tưởng, tình cảm, nhận thức và hành vi của công chúng: Ảnh báo chí được sử dụng để tuyên truyền, cổ động và tổ chức tập thể, có

sức mạnh to l n tác động vào nhận thức và hành vi của công chúng Những bức ảnh gương người t t, việc t t hay những hình ảnh trong cuộc đ u tranh phòng

ch ng tội phạm và các tệ nạn xã hội có tác động nhanh chóng và tích cực, mang lại hiệu quả xã hội cao

Trên mỗi tờ báo, tin, bài và ảnh là những bộ phận c u thành nội dung cũng như hình thức của tờ báo Những bộ phận đó, trên thực tế, tỷ lệ sử dụng có khác nhau (về m t s lượng và diện tích) nhưng về cơ bản chúng đều tập hợp lại để tạo nên ch t lượng của một n phẩm cũng như sự phong phú, đa dạng về phong cách, đồng thời tạo nên sức h p dẫn đ i v i độc giả Tờ báo mà không có hình ảnh thì sức thuyết phục độc giả sẽ r t th p

Theo tâm lý đọc, độc giả chỉ m t khoảng 10 giây để phản ứng v i trang nh t của một tờ báo khi tiếp cận chúng Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, khoảng thời gian để độc giả phản ứng khi tiếp nhận thông tin trên m t báo sẽ ngày càng ngắn đi Do đó, nghiên cứu giữa việc xem và đọc trong tâm lý tiếp nhận sản phẩm báo chí của công chúng báo mạng điện tử là điều mà những người làm báo cần lưu tâm

Viện Poynter năm 1990 đưa ra dự án “Eyes on the news”, trong đó nghiên cứu cách thức đọc báo của công chúng và đưa ra quy trình đọc như sau:

Trang 25

Trang chủ của một tờ báo mạng điện tử là trang thể hiện những thông tin

m i, h p dẫn và hay nh t của một tờ báo Sự thành công hay th t bại của tờ báo

đ i v i việc thu hút độc giả là phụ thuộc vào việc lựa chọn được những bức ảnh

t t và trình bày nó hợp lý, đẹp mắt trên trang nh t Tuy nhiên, điều thu hút độc

giả tìm đọc đến trang báo không chỉ đơn thuần là ch t lượng của bức ảnh mà còn

là các bài viết, nh t là những tiêu đề h p dẫn

V n đề chọn ảnh cho trang giao diện của một tờ báo điện tử hiện nay là một

công việc không hề đơn giản Các tờ báo coi trang chủ là nơi “triển lãm ảnh”

thông qua việc đăng nhiều bức ảnh có kích cỡ, ch t lượng, b cục, ánh sáng, màu

sắc, chú thích ảnh chưa được h p dẫn

Có những độc giả tìm đọc một tờ báo và trung thành v i nó chỉ vì tờ báo đó

luôn đăng tải những hình ảnh đẹp Có nhiều độc giả say mê v i các phóng sự

ảnh, chùm ảnh của một tờ báo vì nó đánh trúng tâm lý, nhu cầu tiếp nhận thông

tin của một nhóm độc giả Cuộc s ng sôi động và g p gáp như hiện nay, buộc

độc giả phải dành thời gian để tiếp nhận nguồn thông tin nhanh nh t trong một

khoảng thời gian ngắn nh t Ảnh báo chí cho phép độc giả tiếp nhận được thông

tin chân thực và s ng động, kịp thời và nhanh chóng hơn là câu chữ Nếu như

chữ viết văn tự buộc độc giả phải tư duy, tưởng tượng để hình dung là sự kiện, sự

việc thì ảnh báo chí lại tác động trực tiếp đến thị giác và trí óc của công chúng

Vì thế, thông tin được chuyền tải nhanh chóng và kịp thời hơn Khi lư t giao

diện trang chủ, chỉ nhìn vào một bức ảnh, nếu th y bức ảnh đó đẹp, lạ ho c phản

ánh sự kiện, sự việc độc giả quan tâm, thì độc giả sẽ click vào để đọc tiếp bài

Ảnh Tít (Tít chính  Tít phụ) Chú thích ảnh Nội dung bài viết

Trang 26

- Đem lại giá trị thư giãn, giải trí: Hiện nay, nhiều tòa soạn báo đã chú

trọng thực hiện chức năng giải trí của ảnh báo chí bằng việc xây dựng những chuyên mục thư giãn, trong đó có chuyên mục ảnh Những hình ảnh không những mang lại tiếng cười cho độc giả mà còn giáo dục đạo đức, trí tuệ con người một cách sâu sắc

Độc giả sẽ thích thú khi xem một chùm ảnh hơn là đọc một bài viết về cùng một sự kiện, sự việc Bởi vì đơn giản nó vừa sinh động, dễ tiếp nhận, lại tiết kiệm thời gian Hình ảnh mang đến cho công chúng những tính năng giải trí hữu ích Chẳng hạn, thực trạng giao thông Việt Nam v i những kiểu đi xe hài hư c hay vận chuyển cồng kềnh, những hành động kỳ qu c không gi ng ai… sẽ mang lại cho độc giả những nụ cười hóm hỉnh như một cách giải tỏa căng thẳng sau giờ làm việc mệt mỏi

Hiện tại, nhiều tòa soạn báo đã xây dựng được “ngân hàng” ảnh (tập hợp những bức ảnh về nhiều chủ đề khác nhau để phục vụ cho việc sử dụng sau này)

và tạo dựng những chuyên mục ảnh h p dẫn, hiệu quả đ t dư i dạng: Chùm ảnh, Album ảnh, Phóng sự ảnh Đây là một “món ăn” không thể thiếu và quen thuộc

v i những độc giả có thói quen tiếp nhận thông tin bằng hình ảnh

1.2.3 Vai trò của ảnh báo chí đối với sản phẩm báo mạng điện tử

- Ảnh báo chí là chất liệu cấu thành nội dung và hình thức sản phẩm báo mạng điện tử

+ Ảnh là yếu t bắt buộc sử dụng khi cập nhật một bài báo trên báo điện tử: Báo mạng điện tử khác v i các loại hình báo chí khác vì có hệ th ng CMS (Content Management System) là một hệ th ng quản lý nội dung website cho phép các tòa soạn có thể chỉnh sửa ho c thêm b t nội dung cho tờ báo của mình một cách dễ dàng và hiệu quả Hệ th ng cho phép biên tập và quản lý các chủ đề, bài viết, thông tin cập nhật (quản lý thông tin theo ngày, theo nhóm sử dụng) và phân quyền đa dạng Hệ th ng quản lý không gi i hạn s lượng tài khoản cá nhân của phóng viên và biên tập viên cùng đội ngũ thư ký tòa soạn

Hệ th ng này thiết lập liên kết thông tin Internet một cách khoa học, hỗ trợ cập nhật dữ liệu từ xa cũng như tổng hợp, phân tích và th ng kê các truy nhập một cách chi tiết

Trang 27

Giao diện tùy biến, dễ dàng đáp ứng được ý đồ xây dựng trang báo của cơ quan báo chí Ngoài ra, CMS còn hỗ trợ đa ngôn ngữ cả ở phần nội dung thông tin và phần giao diện sử dụng Hệ th ng quản lý an ninh và an toàn dữ liệu Hệ

th ng quản lý banner quảng cáo, có hệ th ng chuyên mục đa dạng, nhiều c p độ

v i công cụ tìm kiếm mạnh mẽ, nhiều chọn lựa Đó cũng là nơi tạo nên các diễn đàn trao đổi thông tin trực tuyến sâu rộng và nhanh chóng, mang lại hiệu quả cao Khi phóng viên, biên tập viên soạn thảo một bài viết, CMS bắt buộc phải nhập ảnh Ảnh có hai vị trí cần tải lên, đó là ảnh trong bài và ảnh đại diện Tuỳ thuộc vào CMS của từng báo mà gi i hạn dung lượng và kích cỡ cho mỗi ảnh Thông thường, ảnh đại diện quy định duy nh t một kích cỡ, ảnh trong bài thì có thể linh hoạt theo cách sắp xếp và b cục của bài viết Nếu bài viết không tải ảnh đại diện lên, CMS sẽ báo lỗi và phóng viên, biên tập viên không thể chuyển tin bài đó lên c p biên tập cao hơn được Có những tin bài phóng viên không chụp ảnh minh họa, biên tập viên chọn giải pháp tìm kiếm ảnh trên Internet Những hình ảnh này không mang lại giá trị thông tin nhiều mà chỉ được thể hiện v i mục đích minh họa cho bài viết và như là một hành động bắt buộc khi làm việc

v i hệ th ng CMS

+ Ảnh làm giao diện tờ báo mạng điện tử đẹp và sinh động hơn: Ảnh báo chí được sử dụng trên báo điện tử không chỉ thể hiện nội dung tư tưởng của bài viết mà còn góp phần tạo nên một trang báo mạng h p dẫn, thu hút bạn đọc Ngoài cỡ chữ, kiểu chữ, màu sắc viết thì hình ảnh là một trong những yếu t quan trọng để xây dựng nên kết c u nội dung và hình thức tờ báo Ảnh làm cho trang báo trở nên thông thoáng, tác động hiệu quả t i thị giác của độc giả Cùng

v i văn tự, các video hình ảnh và âm thanh, ảnh báo chí góp phần làm trang báo trở nên sinh động và chân thực hơn

+ Báo mạng điện tử cho phép thể hiện và lưu trữ nhiều ảnh: V i ưu thế

không gi i hạn về diện tích và thời gian trên nền Internet, tòa soạn báo mạng điện tử có thể cập nhật hình ảnh b t cứ lúc nào v i s lượng bao nhiêu Các biên tập viên có thể bổ sung hình ảnh vào bài viết đã xu t bản bằng cách tạm thời kéo bài viết khỏi trang và thực hiện những thao tác trong CMS Những công việc này

có thể thực hiện b t cứ lúc nào và b t cứ nơi đâu nếu có mạng Internet, nh t là

Trang 28

đ i v i các tòa soạn đã xây dựng được cho mình chuyên mục “Album ảnh” ho c

“Phóng sự ảnh” Đây là nơi tập hợp được nhiều ảnh báo chí, có thể thể hiện dư i dạng một chùm ảnh, nhóm ảnh ho c một phóng sự ảnh phản ánh các sự kiện, v n

đề nổi cộm trong xã hội, được công chúng quan tâm, hay đôi khi chỉ là những hình ảnh giải trí cùng một chủ đề ho c chân dung một vài nhân vật có cùng quan điểm, cùng tham gia một sự kiện dư i những góc nhìn khác nhau

- Ảnh báo chí là thể loại tác phẩm trong hệ thống các thể loại tác phẩm cấu thành sản phẩm báo mạng điện tử

Bên cạnh tin, bài phỏng v n, bài tường thuật, bài phản ánh, bài phóng sự, ký

sự, bài điều tra thì ảnh báo chí cũng được coi là một thể loại tác phẩm báo chí Trên báo mạng điện tử, ảnh báo chí được sử dụng độc lập như các loại hình báo chí khác, thể hiện dư i dạng: Tin ảnh và phóng sự ảnh

Dựa trên các tiêu chí khác nhau, ảnh báo chí được phân chia thành các loại được sử dụng trên báo mạng điện tử như sau:

+Dựa vào đặc điểm, tính chất của thông tin có các loại ảnh:

Ảnh thời sự: là ảnh mang tính thời sự cao, phản ánh hiện thực cuộc s ng,

ghi chép lại những sự kiện hiện tượng đang diễn ra, có nội dung tư tưởng rõ ràng

Ảnh tài liệu: là những bức ảnh mang tính lịch sử, sự kiện có tác dụng để

chứng minh một v n đề Ảnh tài liệu gồm: Ảnh tài liệu lịch sử, ảnh khoa học

+ Dựa vào đối tượng phản ánh có các loại ảnh báo chí::

Về phong cảnh: là ảnh ghi lại một thiên nhiên mà con người trong ảnh (nếu

có) không chiếm một vị trí quá l n Ví dụ, ảnh chụp Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), ruộng bậc thang ở Mù Cang Chải (Yên Bái), hoàng hôn trên sông Hồng, một góc thành ph Hà Nội về đêm, sương mù bao phủ ở Sa Pa (Lào Cai)

Về chân dung: là hình ảnh chụp con người v i việc nh n mạnh về nét m t

và hình dáng, qua đó làm cho người xem cảm nhận được tâm trạng, cuộc s ng đời thường cũng như công việc của con người y Ví dụ, ảnh chụp gương m t cụ

bà bán rau, những công nhân khai thác mỏ, một công nhân quét rác

Về kiến trúc: là ảnh mô tả kiến trúc như nhà ở, đường ph , chùa chiền

nhằm gi i thiệu nét đẹp của kiến trúc Ví dụ: ảnh chụp Chùa Bái Đính (Ninh Bình), một góc khách sạn Sofitel

Trang 29

Về tĩnh vật: là ảnh miêu tả đồ vật gắn bó v i đời s ng con người Ví dụ: ảnh

chụp các vật dụng của một nghệ sĩ nhiếp ảnh, ảnh chụp bữa cơm của một công nhân sản xu t giày

Về thể thao: là ảnh phản ánh phong phú bộ môn thể thao từ những buổi tập

đến những cuộc thi đ u so tài Ví dụ: ảnh chụp một vận động viên thể hình đang luyện tập, một pha tranh cư p bóng của đội tuyển qu c gia

Về sân khấu: là ảnh phản ánh mọi hoạt động của diễn viên trong quá trình

tập luyện, biểu diễn Ví dụ: ảnh chụp ca sĩ Mỹ Linh đang hát, ảnh chụp vũ đoàn ABC đang nhảy

+ Dựa vào nội dung phản ánh có các loại ảnh như:

Ảnh lễ tân: là những ảnh chụp hội nghị, hội đàm, đại hội, lễ tiếp đón của

nguyên thủ qu c gia, của các quan chức c p cao Nhà nư c Ví dụ: ảnh chụp Chủ tịch nư c Trương T n Sang tiếp Qu c vương Campuchia, ảnh chụp Lễ khai mạc Đại hội Đảng toàn qu c…

Ảnh sự kiện (sự việc, hiện tượng): là ảnh phản ánh hiện thực cuộc s ng

thường ngày đang diễn ra trong t t cả các lĩnh vực Ví dụ: ảnh chụp cuộc s ng nổi trôi của người dân trên sông nư c, trẻ em đi cầu treo đi học, dịch tay chân miệng lan rộng trong cả nư c…

Ảnh điều tra: là ảnh chụp các đ i tượng vi phạm pháp luật, các phiên tòa xử

án, các hiện trường vụ việc

Ảnh giải trí: là ảnh chụp các sự vật, sự việc hài hư c, lạ lẫm, độc đáo, mang

lại giá trị thư giãn cũng như thẩm mỹ cho độc giả Ví dụ: ảnh chụp các tư thế ngủ ngộ nghĩnh của trẻ em, gà có 4 chân, chu i cắt ngang thân vẫn trổ buồng…

+ Dựa vào hình thức phản ánh có các loại ảnh như:

 Về màu sắc có các loại ảnh như:

Ảnh đen trắng: là bức ảnh chụp đ i tượng chỉ có hai màu đen và trắng Ảnh màu: là ảnh chụp đ i tượng v i những màu sắc v n có của nó

 Về kích cỡ có các loại ảnh như:

Ảnh nguyên trạng: là bức ảnh không bị chỉnh sửa, cắt cúp

Ảnh cắt cúp: là ảnh đã qua chỉnh sửa bằng các phần mềm định dạng kích cỡ

ảnh và dung lượng ảnh

Trang 30

 Về thời gian có các loại ảnh như:

Ảnh chụp ban ngày: là ảnh chụp các sự vật vào ban ngày khi có ánh sáng

m t trời

Ảnh chụp ban đêm: là ảnh chụp các sự vật khi không có ánh sáng m t trời

(ban đêm)

 Vị trí đặt ảnh trên báo mạng điện tử có các loại ảnh như:

Ảnh đại diện: là ảnh của bài viết hiển thị trên trang chủ, đứng bên cạnh tít

bài ho c đứng bên trên tít của bài viết

Ảnh trong bài: là hình ảnh được hiển thị bên trong một bài viết, có thể là

một ảnh ho c nhiều ảnh, tồn tại dư i dạng phóng sự ảnh ho c ký sự ảnh…

Album ảnh: là một chuyên mục về ảnh bao gồm các nhóm ảnh khác nhau

được hiển thị ngay trên giao diện trang chủ của một tờ báo

+ Dựa vào phương pháp phản ánh có các loại ảnh như:

Ảnh toàn cảnh: là ảnh chụp lại toàn bộ sự kiện và không gian xảy ra sự

kiện Ảnh toàn cảnh cung c p cho người xem biết được: hoàn cảnh, vị trí, không khí diễn biến của sự kiện, sự việc Ví dụ: ảnh chụp toàn cảnh công trường đang xây dựng, một khu công nghiệp, một góc thành ph

Ảnh trung cảnh: là ảnh chụp con người cụ thể tham gia vào một công việc

nào đó Ví dụ: ảnh chụp công nhân đang lắp máy, một ca phẫu thuật

Ảnh cận cảnh: là chụp sự vật ở cự ly gần hơn so v i trung cảnh Ví dụ: ảnh

chụp gương m t của một người lao động giỏi, ảnh chụp một công nhân đang tiện các chi tiết máy

Ảnh đặc tả: là ảnh chụp đ c điểm, tính cách, trạng thái nhân vật Ví dụ: ảnh

chụp vầng trán thông minh, c p mắt linh lợi, đôi bàn tay gân gu c

+ Dựa vào ngôn ngữ biểu đạt có các loại ảnh như:

Ảnh tin: là loại ảnh phổ biến nh t của thể loại báo chí, nó có nhiệm vụ thông

tin sự kiện, những v n đề thời sự diễn ra trong cuộc s ng hàng ngày Ảnh tin gồm 2 phần: Ảnh và lời chú thích, trong đó chú thích phải đáp ứng được 5 “W” là: ai, tại sao, ở đâu, bao giờ và như thế nào Ví dụ: ảnh chụp một phụ nữ Nhật Bản đứng trên đ ng đổ nát sau thảm họa động đ t, sóng thần; người dân Triều Tiên đau đ n trư c sự ra đi của Chủ tịch kính yêu Kim Jong-il

Trang 31

Ảnh tường thuật: là một nhóm ảnh từ 3 ảnh trở lên, sắp xếp theo trình tự

thời gian của diễn biến sự kiện ho c xếp theo trình tự không gian Kết c u của nhóm ảnh được phát triển theo logic, nội dung và hình thức thể hiện Ví dụ: ảnh chụp về một trận bóng đá, một chương trình ca nhạc

Ảnh phóng sự: Là một tập hợp gồm từ 3 ảnh trở lên, thể hiện một chủ đề,

trong đó mỗi ảnh đóng vai trò chi tiết hóa một khía cạnh của chủ đề Ví dụ: ảnh chụp nỗi đau da cam, cuộc s ng thường ngày của gái bán dâm

Ảnh ký sự: là ảnh khái quát, điển hình hoá một sự kiện, hiện tượng, biến nó

thành hình tượng Ví dụ: ảnh chụp thiếu nữ Hà Nội trong tà áo dài ngày khai trường, các chiến sĩ Trường Sa

- Quảng bá hình ảnh, thương hiệu của tờ báo mạng điện tử

Báo chí hiện nay đã nâng cao bản quyền về tin bài tự sản xu t của mình bằng cách nhắc nhở các tờ báo l y lại thông tin phải trích dẫn nguồn tin Báo mạng điện tử ngoài biểu tượng đ t trư c mỗi bài viết, đ i v i hình ảnh họ cũng thể hiện bản quyền của mình Hầu hết các trang báo mạng điện tử đều đính biểu tượng báo mình vào hình ảnh Biểu tượng này có thể nằm giữa ảnh (được làm mờ trong su t so v i ảnh) ho c ở dư i góc bên trái ho c bên phải của ảnh… nhưng không làm m t giá trị thông tin của hình ảnh Đây là một trong những cách làm khôn ngoan của các tờ báo mạng điện tử, góp phần quan trọng vào việc quảng bá thương hiệu của một tờ báo cũng như giữ bản quyền của tòa soạn

Tuy nhiên, một s trang báo khi l y lại hình ảnh của trang g c, họ đã dùng các phần mềm chỉnh sửa ảnh để xóa đi biểu tượng trên ảnh Việc làm này vi phạm bản quyền ảnh báo chí tuy nhiên điều này vẫn đang diễn ra trong làng báo,

đ c biệt là đ i v i báo mạng điện tử

1.3 Những tiêu chí sử dụng ảnh báo chí trên báo mạng điện tử

1.3.1 Về nội dung thông tin

- Ảnh báo chí phản ánh con người, sự kiện, sự việc trong trạng thái động

Hành động là trung tâm của phương pháp luận của ảnh báo chí Không s ng động ảnh sẽ không hàm chứa đầy đủ yếu t thông tin Làm thế nào để bức ảnh chụp được s ng động, điều này lại phụ thuộc hoàn toàn vào cách nhìn nhận và khả năng thể hiện của nhà báo Thông thường, trư c khi b m máy, mu n hay

Trang 32

không người làm báo phải động não, tư duy đến cao độ trư c hàng trăm, hàng nghìn động hình n i tiếp nhau lần lượt xu t hiện Giá trị đích thực của v n đề mà nhà nhiếp ảnh quan tâm đôi khi chỉ diễn ra trong khoảnh khắc nh t định Khoảnh khắc bộc lộ cái thần của đ i tượng Nếu không b m máy đúng lúc, sản phẩm được tạo ra chỉ là những bức ảnh vô hồn, gượng ép, nhạt nhẽo Như vậy, cũng có nghĩa ảnh báo chí là một tư liệu s ng về hiện thực Nó tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến nhận thức lý trí và tình cảm của người xem

Nói đến bức ảnh s ng động cũng chính là cái chuyển động thực của cuộc

s ng thành “hình ảnh tĩnh” trên tác phẩm Thông qua những hình ảnh tĩnh ở trạng thái động đó giúp người xem nhận thức được những hoạt động kế tiếp nhau, liên tục của sự kiện, sự việc, hiện tượng Đây cũng chính là giây phút thẩm mỹ duy

nh t, khác hẳn hàng ngàn, hàng triệu những giây phút ngẫu nhiên khác của đ i tượng, hiện thực Do vậy, hình ảnh phải phản ánh đúng các thực trạng của hiện thực, các m i liên hệ của đ i tượng, sự kiện thông qua những lát cắt tiêu biểu, chân thực, s ng động, diễn ra trong khoảng thời gian không gian được xác định Nhờ vào những hình ảnh đó mà người xem dù không trực tiếp chứng kiến sự kiện, hiện tượng vẫn dễ dàng nhận biết được đ i tượng đang làm gì, đúng v i nội dung mà hình ảnh thông báo trong tác phẩm

Khuôn m t của nhân vật chính trong bức ảnh phải có kích thư c người xem

có thể nhìn th y Để có một hình ảnh n tượng, người chụp cần tập trung vào những nhân vật đơn lẻ chứ không phải đám đông Hãy chọn kích cỡ các bức ảnh

v i kích thư c to t i mức độ cho phép và khuôn m t của nhân vật chính phải thực sự nổi bật và sáng giữa đám đông Nói cách khác, bức ảnh báo chí hiệu quả

là những bức ảnh được chụp cận cảnh đ i tượng

- Ảnh báo chí mang tính hiện thực

Đ i v i ảnh báo chí, tính hiện thực là tiêu chí quan trọng hơn cả Nhiều nhà báo cùng v i chiếc máy ảnh đã thu thập những bằng chứng đầy chân thực về lẽ phải và công lý, bênh vực cho quyền s ng và quyền hạnh phúc của con người Những t m ảnh đã xoay vần cả thế gi i, làm chuyển hư ng bánh xe của lịch sử Ảnh báo chí diễn tả khuôn m t của thế gi i Mỗi bức ảnh là một mảnh ghép của hiện thực, trong đó có đầy đủ những niềm vui, nỗi đau, sự đồng cảm, sẻ chia

Trang 33

của công chúng toàn thế gi i khi đón nhận những thông điệp đầy trách nhiệm của người cầm máy Hiện thực xã hội và cuộc s ng con người luôn là tâm điểm của ảnh báo chí Ảnh báo chí đã cung c p cho công chúng những hình ảnh chân thực,

s ng động, quen thuộc diễn ra xung quanh họ

Theo các nhà lý luận phê bình nhiếp ảnh, sự tồn tại của nhiếp ảnh trư c hết

là do tính tài liệu Mỗi bức ảnh báo chí đều là một sản phẩm tư liệu có giá trị Nó

là một chứng cứ hay một sự thật được xác thực Khi nhìn nhận về sự phát triển của nhiếp ảnh báo chí ở Việt Nam, chúng ta dễ dàng nhận ra rằng ảnh báo chí chính là bằng chứng của lịch sử, khắc họa chân thực trong những thời điểm hào hùng hay bi tráng của dân tộc Nhờ những bức ảnh đi cùng năm tháng mà mỗi người Việt Nam biết rõ sức mạnh nội tại của cá nhân và của dân tộc mình, tiếp tục hằn sâu vào tâm tưởng cho những thế hệ kế tiếp Đồng thời, thế gi i hiểu biết Việt Nam qua những hình ảnh sinh động không hề bị rào cản ngôn ngữ chi ph i Các nhà lý luận phê bình nhiếp ảnh cho rằng, sự tồn tại của nhiếp ảnh trư c hết là do tính tài liệu Thiếu vắng nó, ảnh báo chí sẽ chỉ là hình ảnh trang trí, ít giá trị Nhưng để cảm hóa lòng người, tính tài liệu cũng cần được xem xét v i tính nghệ thuật của ảnh, từ đó đem đến cho công chúng những sản phẩm không chỉ đẹp hình thức mà còn giàu giá trị lịch sử, nhân văn sâu sắc

Nhiếp ảnh còn có khả năng phản ánh chân thực bản ch t của hiện thực Do

đó, bản ch t của hiện thực mà nhiếp ảnh tìm về chính là lột đi cái vỏ bọc bề ngoài, b t đi những chi tiết dư thừa, để nhìn ra một gương m t m i, cao l n và đẹp đẽ hơn Nói cách khác, nhiếp ảnh là sự chắt lọc và cô đọng hiện thực, chỉ bản

ch t hiện thực được sáng rõ, lúc này ít ai còn bận tâm về kỹ thuật máy móc mà chỉ đ t niềm tin tuyệt đ i vào chính cái nó ch p được

Ảnh báo chí là hiện thực được ghi lại trong một phần nhỏ của giây, đó là một giây đọng lại của ngàn ngày trải nghiệm phía trư c, ghi d u trí tuệ, tình cảm, năng lực của người cầm máy Phải gắn mình vào thực tế cuộc s ng, người cầm máy m i có được v n s ng phong phú, m i phát hiện ra diễn biến của hiện thực

để ghi lại những khoảnh khắc vĩnh cửu của sự kiện

Nhiếp ảnh còn có khả năng phản ánh chân thực bản ch t của hiện thực (Hình 1.1 và Hình 1.2)

Trang 34

Hình 1.1: Cô bé Omayra Sánchez là một trong s 25.000 nạn nhân trong trận núi lửa Nevado

del Ruiz (Colombia) xảy ra vào ngày 14/11/1985 Cô bé 13 tuổi này bị kẹt trong nư c và bê

tông Sau 3 ngày cầm cự, Omayra đã chết do bị giảm thân nhiệt và hoại tử Ảnh: Frank

Fournier

Hình 1.2: Một thầy tu người Tây Tạng ném thi thể một đứa trẻ xu ng giàn hỏa táng được làm

trên một cái rãnh ở thị tr n Jiegu, huyện Yushu, tỉnh Thanh Hải (Trung Qu c) sau khi xảy ra

trận động đ t 7,1 độ richter ngày 19/4/2010 làm hơn 1.400 người thiệt mạng Ảnh: Ni

Yuxing/EPA

Và hàng loạt những sự kiện khác, đó là những sự thật mà ảnh báo chí hàng ngày đã ghi nhận C nhà thơ T Hữu đã từng nói: Ảnh là sự thật thu nhỏ lại Nhiếp ảnh là t m gương soi của hiện thực Do đó, bản ch t của hiện thực mà nhiếp ảnh tìm về chính là lột đi cái vỏ bọc bề ngoài, b t đi những chi tiết dư thừa,

Trang 35

để nhìn ra một gương m t m i, cao l n và đẹp đẽ hơn Nói cách khác, nhiếp ảnh

là sự chắt lọc và cô đọng hiện thực, chỉ bản ch t hiện thực được sáng rõ

- Ảnh báo chí là thông tin

Ảnh báo chí cung c p cho công chúng những cứ liệu xác định về cuộc s ng, con người, sự kiện, sự việc đang diễn ra dư i sự chứng kiến của nhà báo Những thông tin trong ảnh và chú thích ảnh được tác giả diễn tả khách quan, bản ch t, thể hiện đúng đ c trưng, thời điểm điển hình của đ i tượng, sự việc, sự kiện Tuy nhiên, nhiếp ảnh báo chí không chỉ dừng lại khả năng sao chép hình hài sự kiện,

mà còn lột tả bản ch t, th u hiểu và đồng cảm v i sự kiện Nó kêu gọi lương tâm

và thúc đẩy hành động trong sâu thẳm nhận thức và tình cảm mỗi người mu n lắng nghe sự thật đằng sau mỗi hiện tượng mà họ nhìn th y Bức ảnh báo chí tiêu

biểu luôn chứa đựng tính đa nghĩa: Thứ nhất là bản thân sự kiện được tái dựng;

Thứ hai là m i quan hệ của sự kiện đó trong tổng thể v n đề hiện thực của xã hội

Hàm lượng thông tin chứa đựng càng phong phú, giải đáp được nhiều câu hỏi

của độc giả thì nó càng giá trị

Theo lý thuyết của báo chí Thụy Điển, một tác phẩm ảnh báo chí nói chung cần đáp ứng được những tiêu chí về nội dung như sau:

- Có sức s ng, phản ánh sự vật và con người trong trạng thái động: Ảnh báo chí phản ánh khách quan và sinh động sự kiện, hiện tượng trong đời s ng xã hội bằng cách ghi lại khoảnh khắc đáng nh , tiêu biểu của sự kiện, hiện tượng

- Giàu ý nghĩa, tường thuật được một điều gì đó: Ảnh báo chí phản ánh những sự kiện, hiện tượng, v n đề có ý nghĩa xã hội, được dư luận quan tâm Ảnh báo chí phải tường thuật được diễn biến của sự kiện, bám sát sự kiện từ khi diễn ra đến khi kết thúc

- Phù hợp nội dung bài viết: Ảnh báo chí không chỉ cụ thể hóa ngôn từ trong bài viết mà phải là minh họa sinh động cho bài viết, nói được những gì mà văn tự chưa thể chuyển tải hết được

- Không dàn dựng, không chỉnh sửa làm sai ý nghĩa ảnh: Đứng trư c một sự kiện, hiện tượng, bằng trực quan của mình, tác giả phải phản ánh chính xác và tức thì đ i tượng Phóng viên nên tránh áp đ t tư tưởng chủ quan, thái độ của mình vào hình ảnh mà làm sai thông tin của hình ảnh, khiến công chúng hiểu sai

Trang 36

về đ i tượng cần chụp Biên tập viên ảnh cũng không nên cắt gọt, chỉnh sửa quá

đà làm m t đi thông tin của hình ảnh

1.3.2 Về hình thức thể loại và chú thích ảnh

- Về hình thức thể loại

Do quan niệm khác nhau về ảnh báo chí nên mỗi khu vực, mỗi nền báo chí lại có cách phân loại ảnh báo chí khác nhau Tuy nhiên, theo hình thức thể loại, ảnh báo chí được phân chia thành các loại cơ bản sau:

Ảnh tin: là một bức ảnh độc lập, chụp lại một sự kiện, sự việc, hiện tượng

ho c một v n đề vừa xảy ra Cùng v i chú thích ảnh ghi lại thông tin đầy đủ về nhân vật, địa điểm, thời gian diễn ra sự kiện, sự việc, ảnh tin có thể tồn tại như một tin hoàn chỉnh, cung c p cho công chúng cái nhìn đầy đủ và chính xác về sự kiện, sự việc (Hình 1.3)

Trong ảnh tin, hình ảnh giữ vai trò chủ đạo, chú thích có tính phụ họa, cụ thể hóa chi tiết trong ảnh Ảnh và chú thích ảnh phải liên quan đến nhau, tôn giá trị cho cả hai

Ảnh phóng sự: là bức ảnh chụp đ i tượng theo phương pháp phóng sự

Phương pháp phóng sự là phương pháp đi sâu phản ánh một bức tranh tổng thể

ho c một lát cắt tiêu biểu, độc đáo của hiện thực khách quan, ho c đi sâu khám phá s phận một con người hay một tập thể người trong những điều kiện tự nhiên

và hoàn cảnh chính trị, kinh tế, xã hội cụ thể, lại vừa có khả năng mang đến cho công chúng những cảm xúc thẩm mỹ từ cái hay, cái đẹp của cuộc s ng

Nhiều ảnh phóng sự tập hợp lại hình thành nên phóng sự ảnh, ký sự ảnh

ho c chùm ảnh Phóng sự ảnh là tập hợp ảnh ghi lại những sự kiện ho c quá trình cùng v i quan hệ giữa người v i người mang tính ch t thời sự Trong một tác phẩm phóng sự ảnh, m c dù vẫn cần phải có phần lời để giải thích những khía cạnh mà ảnh chưa nói hết được, nhưng hình ảnh phải giữ vai trò chủ yếu, phải có nhiệm vụ cung c p những thông tin quan trọng nh t Phóng sự ảnh được b trí hết sức linh hoạt, kết hợp giữa ảnh cận cảnh, trung cảnh, toàn cảnh và ảnh đ c tả… Tác giả có thể thực hiện đề tài về ngày Tết cổ truyền, một lễ hội âm nhạc, một cuộc đua thể thao, một ngày lao động của cửu vạn… bằng một phóng sự ảnh Ký sự ảnh có những đ c điểm tương tự như phóng sự ảnh nhưng d u n cá

Trang 37

nhân, cảm xúc và thái độ của tác giả được thể hiện rõ nét hơn Chùm ảnh lại là một tập hợp ảnh cùng phản ánh về một chủ đề, trong đó những bức ảnh có giá trị tương đương nhau, độc lập v i nhau mà khi m t đi một ảnh không làm ảnh hưởng đến nội dung phản ánh Tác giả có thể thực hiện đề tài về Hà Nội vào Thu hay những nét độc đáo trong ẩm thực Sài Gòn… bằng một chùm ảnh

Hình 1.3: Cảnh gia đình ông Hồ Văn Dinh (xã Trà Đ c, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam - nằm dư i chân đập Sông Tranh 2 chưa đầy 3km) ăn vội bữa cơm chiều trong một cái lán lụp

xụp cạnh nhà sau khi những trận động đ t đi qua Ảnh: Tuổi trẻ

Ảnh tường thuật: là ảnh ghi lại sự kiện, sự việc theo trình tự thời gian,

trong đó các ảnh có m i quan hệ mật thiết v i nhau, được sắp xếp theo thứ tự trư c - sau Ảnh tường thuật bám sát diễn biến, tiến trình của sự kiện, sự việc, thâu tóm những khoảnh khắc điển hình và ghi lại một cách sinh động nhằm mang lại cho công chúng cái nhìn toàn diện về sự kiện, sự việc Tác giả có thể dùng ảnh tường thuật thể hiện sự gây c n của một trận bóng đá, một phiên họp Qu c hội, một cuộc thi tiếng hát hay…

Ảnh bình luận: là ảnh ghi lại những khoảnh khắc đ c biệt, nổi bật, độc đáo

và khó quên của một sự kiện, sự việc, hiện tượng Tác giả chụp ảnh bình luận phải là người nhạy bén v i thời cuộc, biết nắm bắt và nhìn ra những “điểm nh n” bên trong sự việc, sự kiện, con người, cảnh vật y Xem ảnh tường thuật, công chúng có thể th y một dáng người khắc khổ, gương m t nhăn nheo của bà lão bán rau mưu sinh trên cầu Long Biên; một con tê giác bị cắt m t sừng, cảnh giao

Trang 38

thông hỗn loạn trên đường ph Hà Nội Nói tóm lại, ảnh tường thuật ghi lại những khoảnh khắc điển hình, đ c trưng của sự kiện, sự việc, hiện tượng hay nét biểu cảm trên gương m t của con người

Ảnh tài liệu: là ảnh chụp sự kiện, hiện tượng trong cái giây phút điển hình

có thể sử dụng ngay lúc đó ho c được lưu giữ, sử dụng khi cần thiết Ảnh tài liệu trở nên quý giá khi các nhà làm báo dùng làm ảnh minh họa cho nội dung trong bài viết về sự kiện đó ho c các sự kiện tương tự Có những bức ảnh tài liệu được chụp từ r t lâu nhưng mãi đến sau này nó m i được mang ra sử dụng Cách làm trên không làm m t đi giá trị hình ảnh của ảnh tài liệu mà ngược lại nếu được sử dụng phù hợp, ảnh tài liệu sẽ mang lại giá trị thông tin cũng như giá trị thẩm mỹ

r t cao Tác giả thể hiện đề tài về đức tính quý báu của người Việt Nam không thể thiếu những bức ảnh về lòng quả cảm chiến đ u, sẵn sàng hy sinh vì độc lập của dân tộc của các chiến sĩ hay bức ảnh về bà mẹ Việt Nam anh hùng tiễn những đứa con lên đường nhập ngũ…

Việc phân loại ảnh báo chí chưa thể coi là hoàn toàn tương đồng Ở những vùng miền khác nhau, trong những hoàn cảnh khác nhau, tại những thời điểm khác nhau, các bức ảnh có thể được phân loại khác nhau Tuy nhiên, việc phân loại ảnh báo chí vẫn là một điều cần thiết đ i v i những người làm báo, nh t là

v i phóng viên ảnh Không chỉ cần xác định đề tài chụp, mà phóng viên ảnh còn cần xác định mình sẽ sử dụng ảnh v i mục đích gì, thông tin hay minh họa; sử dụng v i hình thức nào, ảnh đơn hay ảnh bộ; sử dụng v i cách thức nào, chỉ cần ảnh và chú thích ảnh hay phải có cả bài viết tổng quát Việc xác định rõ ý định sáng tạo ngay từ đầu cũng là biện pháp để có được một tác phẩm ảnh báo chí có giá trị thông tin, thực sự trở thành một thông điệp đ i v i công chúng

- Về chú thích ảnh

Có thể coi chú thích là bài viết ngắn đi kèm hình ảnh, giải thích hình ảnh, bình luận nó ho c hoàn chỉnh nó T t cả các bức ảnh sử dụng trên báo nên có chú thích Nh t thiết phải tránh thừa từ giữa ảnh và bài báo ho c ngược nghĩa Phải làm cho hình ảnh có nghĩa, tránh cho độc giả phải đ t câu hỏi mà không tìm th y câu trả lời Đừng quên rằng chú thích ảnh là một yếu t đọc nhanh và có lựa chọn Nó thuộc mức độ đọc thứ hai và là một cách tiếp cận v n đề

Trang 39

Không phải lúc nào cũng có thể dùng ảnh để thay cho lời nói, bài viết Có trường hợp “một bức ảnh có giá trị hơn cả bài diễn văn”, như ảnh một đám cháy

có thể nói nhiều hơn một bài tường thuật về đám cháy Có những t m ảnh rõ ràng

và đẹp đến nỗi tưởng như không cần phải chú thích vì ảnh đã nói lên t t cả

Dư i đây là một s dạng, cách chú thích ảnh:

Chú thích kiểu tin vắn: Loại này không nên viết quá dài, cần nêu sự kiện

Dư i ảnh cần viết sao cho người xem hiểu thêm địa điểm, thời gian xảy ra sự kiện Ví dụ một ảnh chụp tai nạn giao thông, xe hơi đâm vào xe máy cần có chú thích: ở đâu, lúc nào, có m y người bị thương?

V i ảnh chụp một người nổi tiếng thì đừng nghĩ là người đọc nào cũng biết

về họ Phải viết tên người đó Nếu ảnh chụp nhiều người thì phải chỉ vị trí của nhân vật cần gi i thiệu kèm theo chức danh của họ

Nhưng nếu chụp đông người thì cũng không nên chú thích theo kiểu “từ phải sang trái…”, bởi không phải độc giả nào cũng có thì giờ để xem hết lời chú thích dài dằng d c như thế

Chú thích gợi sự tò mò: Có thể chỉ là một con s , lời bình dí dỏm Ảnh chụp

hai người thi chạy đang ở bục xu t phát, chú thích có thể gợi: “Liệu anh X có

tiếp tục là nhà vô địch?” ho c “Ai sẽ đoạt huy chương Vàng?”

Chú thích diễn giải: Tuy là thông tin sự kiện nhưng lời chú thích sẽ giúp

bạn đọc hiểu thêm những gì sau t m ảnh, hư ng họ vào chủ đề nào Ai cũng biết

từ ngữ dễ gây hiểu lầm, ảnh đôi khi gây hiểu lầm tai hại v n đề là chú thích sao cho bạn đọc tan đi mọi điều còn nghi v n

Ảnh chụp người đàn ông đang đọc báo ở hành lang rộng và sạch sẽ Ảnh

này có thể chú thích “Báo chí ngày ngày đến với người dân”, “Bệnh viện X mở

rộng trên quy mô… hay tạo điều kiện cho người nhà đến thăm người thân”, ho c

“Hồi hộp đợi chờ người nhà trong phòng cấp cứu”… V n đề là người chụp định

gi i thiệu và đưa thông tin nào đến v i người xem?

Chú thích tổng hợp: Là cách để bổ sung thông tin, là cách lợi dụng để tạo ra

một thông tin độc lập Ví dụ: Dư i t m ảnh chụp đồng chí Nguyễn Cộng Hòa - Phó Đô đ c Quân chủng Hải quân đang nghe điện thoại di động có thể ghi chú

thích: “Niềm vui đến từ các đảo thuộc quần đảo Trường Sa khi Viettel đã phủ

Trang 40

sóng toàn bộ” ho c “Đồng chí Phó Đô đốc Quân chủng Hải quân gọi điện chúc mừng các chiến sĩ ở DK1”

Chú thích ảnh nên đ t ở đâu? Dồn t t cả chú thích xu ng cu i trang và ghi

“ảnh bên trái… ảnh bên phải…” không phải là cách làm hay, ngay cả trong trường hợp để như vậy nhìn trang báo có gọn và đẹp hơn, ho c đóng s 1, 2, 3, 4, 5… trong khung như trường hợp đăng một phóng sự ảnh T t và hay hơn cả vẫn

là trình bày chú thích sát phía dư i ảnh

Chú thích là một cách thu hút người đọc, xem bức ảnh một cách trọn vẹn

Do đó, cần có sự đầu tư l n của người chụp, thư ký tòa soạn, biên tập viên và họa

sĩ thiết kế Người biên tập ảnh phải r t cẩn thận, bởi người chụp khi nộp ảnh hầu như không biết ảnh của mình được sử dụng ở s báo nào, ở trang nào, dùng để minh họa hay đưa ra bìa, và người viết khi nộp bài lại không biết là ảnh nào sẽ được tòa soạn chọn minh họa cho bài của mình

1.3.3 Về nghệ thuật và kỹ thuật

- Về nghệ thuật

Bức ảnh phải có b cục rõ ràng Bức ảnh cần trình bày thông tin rõ ràng và không gây hiểu lầm cho độc giả Mỗi bức ảnh phải có trọng tâm để t t cả các thành phần quan trọng của nó hiện lên trư c mắt độc giả ngay khi họ nhìn th y

Có thể gọi phần trọng tâm này là điểm nhìn

Để có một bức ảnh t t, có r t nhiều yếu t tham gia vào việc tạo hình đ i tượng Đó là việc xử lý ánh sáng, màu sắc, đường nét, lựa chọn góc độ, phạm vi khuôn hình, xử lý các m i quan hệ giữa đ i tượng chính, đ i tượng phụ và b i cảnh… và cu i cùng là lựa chọn thời điểm b m Toàn bộ công việc đó chính là

Cần phải phân biệt rõ hai khái niệm b cục và b trí Nhìn ở góc độ báo chí,

b trí là sự sắp đ t chủ quan của tác giả, nó làm thay đổi bản ch t của sự kiện, sự việc, có thể làm giảm sút m t lòng tin của độc giả Ngược lại, b cục phải dựa

Ngày đăng: 23/03/2015, 12:58

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê Hoài Anh (2009), Khảo sát thể loại phóng sự trên báo trực tuyến Vietnamnet trong thời gian từ 1/5-1/6/2009, khoá luận t t nghiệp cử nhân báo chí, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát thể loại phóng sự trên báo trực tuyến Vietnamnet trong thời gian từ 1/5-1/6/2009
Tác giả: Lê Hoài Anh
Năm: 2009
2. Đỗ Phan Ái, Kỹ thuật và tạo hình nhiếp ảnh (2011), Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật và tạo hình nhiếp ảnh
Tác giả: Đỗ Phan Ái, Kỹ thuật và tạo hình nhiếp ảnh
Nhà XB: Nxb Văn hóa - Thông tin
Năm: 2011
3. Đỗ Phan Ái - Nguyễn Tiến Mão (2002), Ảnh báo chí, Phần I, Nxb Chính trị qu c gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ảnh báo chí
Tác giả: Đỗ Phan Ái - Nguyễn Tiến Mão
Nhà XB: Nxb Chính trị qu c gia
Năm: 2002
4. Nguyễn Ngọc Ánh (2010), Ảnh báo chí về sự kiện World Cup 2010 trên báo Nhân dân, khoá luận t t nghiệp cử nhân báo chí, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ảnh báo chí về sự kiện World Cup 2010 trên báo Nhân dân
Tác giả: Nguyễn Ngọc Ánh
Năm: 2010
5. Vũ Văn Cảnh (1998), Phóng sự - phóng sự ảnh, khoá luận t t nghiệp đại học báo chí ngắn hạn Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phóng sự - phóng sự ảnh
Tác giả: Vũ Văn Cảnh
Năm: 1998
6. Nguyễn Trọng Chính (1999), Thể loại ảnh tin - một số vấn đề lý luận và thực tiễn, khoá luận t t nghiệp cử nhân báo chí, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thể loại ảnh tin - một số vấn đề lý luận và thực tiễn
Tác giả: Nguyễn Trọng Chính
Năm: 1999
7. Nguyễn Đức Chính (2002), Nhiếp ảnh sáng tạo, Nxb Văn nghệ Thành ph Hồ Chí Minh, Thành ph Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhiếp ảnh sáng tạo
Tác giả: Nguyễn Đức Chính
Nhà XB: Nxb Văn nghệ Thành ph Hồ Chí Minh
Năm: 2002
8. Nguyễn Đức Chính (2001), Tổng quan nhiếp ảnh, Nxb Trẻ, Thành ph Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng quan nhiếp ảnh
Tác giả: Nguyễn Đức Chính
Nhà XB: Nxb Trẻ
Năm: 2001
9. Diễn đàn nghiệp vụ báo chí Việt Nam (2006), Các thủ thuật làm báo điện tử, Nxb Thông t n, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các thủ thuật làm báo điện tử
Tác giả: Diễn đàn nghiệp vụ báo chí Việt Nam
Nhà XB: Nxb Thông t n
Năm: 2006
10. Đức Dũng (2000), Sáng tạo tác phẩm báo chí, Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sáng tạo tác phẩm báo chí
Tác giả: Đức Dũng
Nhà XB: Nxb Văn hóa – Thông tin
Năm: 2000
11. Nguyễn Văn Dững (2011), Báo chí truyền thông hiện đại, Nxb Đại học Qu c gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo chí truyền thông hiện đại
Tác giả: Nguyễn Văn Dững
Nhà XB: Nxb Đại học Qu c gia Hà Nội
Năm: 2011
12. Nguyễn Văn Dững, Hữu Thọ, Nguyễn Thị Thoa, Lê Thị Thanh Xuân (2006), Tác phẩm báo chí, tập II, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác phẩm báo chí
Tác giả: Nguyễn Văn Dững, Hữu Thọ, Nguyễn Thị Thoa, Lê Thị Thanh Xuân
Nhà XB: Nxb Lý luận chính trị
Năm: 2006
13. Lê Thanh Đức (1998), Cẩm nang nhiếp ảnh, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang nhiếp ảnh
Tác giả: Lê Thanh Đức
Nhà XB: Nxb Văn hóa - Thông tin
Năm: 1998
14. Lê Thanh Đức (1998), Nhiếp ảnh màu hiện đại, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhiếp ảnh màu hiện đại
Tác giả: Lê Thanh Đức
Nhà XB: Nxb Văn hóa - Thông tin
Năm: 1998
15. Phillippe Gaillard (2003), Nghề làm báo, Nxb Thông t n, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghề làm báo
Tác giả: Phillippe Gaillard
Nhà XB: Nxb Thông t n
Năm: 2003
16. Trần Thị Thanh Giang (2010), Phóng sự ảnh trên báo Tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh (2008-2009), khóa luận t t nghiệp cử nhân báo chí, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phóng sự ảnh trên báo Tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh (2008-2009)
Tác giả: Trần Thị Thanh Giang
Năm: 2010
17. VN - Guide (2000), Photoshop tạo hình ảnh ba chiều, Nxb Th ng kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Photoshop tạo hình ảnh ba chiều
Tác giả: VN - Guide
Nhà XB: Nxb Th ng kê
Năm: 2000
18. Nguyễn Mạnh Hà (1998), Ảnh báo chí - đặc điểm và thể loại, khoá luận t t nghiệp cử nhân báo chí, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ảnh báo chí - đặc điểm và thể loại
Tác giả: Nguyễn Mạnh Hà
Năm: 1998
19. Nguyễn Mạnh Hà (2002), Thể loại phóng sự ảnh báo chí: một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn t t nghiệp thạc sĩ báo chí, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thể loại phóng sự ảnh báo chí: một số vấn đề lý luận và thực tiễn
Tác giả: Nguyễn Mạnh Hà
Năm: 2002
20. Nguyễn Văn Hà (2012), Cơ sở lý luận báo chí, Nxb Đại học Qu c gia Thành ph Hồ Chí Minh, Thành ph Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở lý luận báo chí
Tác giả: Nguyễn Văn Hà
Nhà XB: Nxb Đại học Qu c gia Thành ph Hồ Chí Minh
Năm: 2012

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w