Ngôn ngữ nhân vật gián tiếp

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ nhân vật phóng sự trên báo tuổi trẻ năm 2015 – 2016 (Trang 27 - 29)

Ngôn ngữ nhân vật gián tiếp chúng ta gặp trong trường hợp tác giả dùng lời của mình để diễn đạt nội dung các phát ngôn của nhân vật. Trong nhiều trường hợp, lời nói trực tiếp của nhân vật có thể khiến độc giả khó hiểu hay khi tác giả cần diễn đạt vấn đề theo cách của mình thì có thể sử dụng ngôn ngữ gián tiếp của nhân vật.

Ngôn ngữ nhân vật gián tiếp một mặt làm cho giọng điệu của tác phẩm phóng sự trở nên đa dạng, linh hoạt hơn; mặt khác, thể hiện vai trò tôt chức các thành tố nội dung của tác giả rõ nét hơn. Nếu những bài phóng sự có quá nhiều ngôn ngữ nhân vật trực tiếp thì chúng sẽ trở nên thô cứng, đơn điệu ( giống như một diễn đàn để nhân vật phát ngôn thuần túy) lại vừa làm lu mờ dấu ấn sang tạo của tác giả ( tác giả chỉ biết chép lại nguyên xi lời của người khác). Bên cạnh đó, ngôn ngữ nhân vật gián tiếp còn tạo điều kiện cho tác giả bộc lộ thái độ, tình cảm của mình đối với sự vật, hiện tượng được nói tới một cách rõ rang, công khai.

Phóng sự “ Thần hộ mệnh trên biển” ( Đoàn Cường, thứ 3, ngày 3/3/2015), ngoài trích dẫn lời nói của nhân vật, người viết còn sử dụng ngôn ngữ nhân vật gián tiếp. Tác phẩm phóng sự nói về các thuyền viên tàu SAR 412 cứu ngư dân bị nạn ở Hoàng Sa. Ngôn ngữ gián tiếp của nhân vật được thể hiện qua lời nói “ Giữa lúc đang căng như vậy, từ trên cabin, thuyền trưởng Sơn phát hiện một tàu hải cảnh Trung Quốc chạy từ hướng đảo Phù Lâm ra..” và “ Thuyền trưởng Sơn với anh em thủy thủ trên tàu cứu nạn nói chung thì ngày nào cũng là trực chiến, tất cả đều có mặt trên tàu và sẵn sang xuất kích bát kể thời tiết ra sao”

Việc sử dụng ngôn ngữ nhân vật gián tiếp giúp tác giả có thể tóm lược hơn, khái quát các chi tiết nhỏ nhất, các thông tin liên quan đến các vấn đề trong bài phóng sự. Thông tin mang tính bao trùm lên tổng thể tất cả , mang lại cho người đọc một cảm giác mới mẻ, không bị khô cứng, hàn lâm hay trong một khuôn khổ nào đó.

Ngôn ngữ gián tiếp của nhân vật là lời gián tiếp phòng theo nào đó, một ý thức nào đó. Lời và ý thức đó không thuộc đối tượng miêu tả, nhưng lại mang một ý vị bổ sung cho các thông tin trong tác phẩm trở nên hoàn thiện hơn, đa dạng hơn.

Để thấy rõ hơn ta có thể tham khảo thêm phóng sự “ Người Sài Gòn lên núi trồng trọt”

của My Lăng đăng vào ngày 9/6/2016. Phóng sự kể về câu chuyện nhiều người dân Sài Gòn đang đầu tư hàng triệu dola lên vùng núi cao ở Măng Đen ( huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum) với tham vọng biến vùng đất lạnh lẽo này thành trung tâm xuất khẩu rau sạch cạnh tranh với thủ phủ rau xanh Đà Lạt. Tác giả không trích dẫn trực tiếp lời nói của nhân vật mà thông qua ngôn ngữ của mình “ Ông Lê Văn Phước, giám đốc Công ty TNHH Kon Plong Agri – Tourism, cho biết đây chỉ là bước đầu của dự án trồng rau sạch theo công nghệ Úc mà ông

đang triển khai. Đang là giám đốc một công ty ăn nên làm ra tại TP HCM chuyên sản xuất trụ đèn chiếu sáng, đèn tín hiệu giao thông đột ngột ông Phước đổi ý và chuyển hẳn lên núi

rừng này làm nông” và “Việc làm nông đến với ông Phước khá bất ngờ. Trong một lần sang

Úc thăm con du học, bỗng dung ông muốn chọn nghiệp làm nông”

Ngôn ngữ nhân vật gián tiếp phải đảm bảo đem đến cho bạn đọc cái nhìn toàn diện, mới mẻ. Ngôn ngữ nhân vật gián tiếp khác với ngôn ngữ nhân vật trực tiếp, nó không phải là những phát ngôn, trích dẫn của chính nhân vật, chính người được nêu đến trong bài mà nó lại được thông qua ý tưởng của nhà báo trong việc tổ chức tác phẩm. Nó không thể để nhân vật ngẫu hứng, tùy tiện phát biểu nhận định mà nhà báo phải “điều khiển” những phát ngôn ấy theo quỹ đạo vận động của sự kiện.

Mặt khác, ngôn ngữ nhân vật trong tác phẩm phóng sự là thành phần ngôn ngữ được xác định rõ rang chủ thể phát ngôn. Cho nên, trong sử dụng, việc đảm báo cá tính của lời nói là yêu cầu tất yếu được đăt ra khi tác giả trình bày theo cách gián tiếp.

Phóng sự “Thảo nguyên bò” ở Quảng Nam của Việt Hùng và Trường Trung () cho công chúng biết thêm về một nơi gọi là “thỏa nguyên” bò, người giàu có cũng chăn bò, tỉ phú cũng vậy. Ngôn ngữ nhân vật gián tiếp được trích dẫn “ Anh Hoàng kể hổi mới cưới, hai vợ chồng không nghề nghiệp nên kéo ra đây nuôi rẽ ( nuôi thuê) cho người ta. Chủ bỏ bò giống chi phí, còn anh bỏ công nuôi, khi bán bò thi được chia 5 - . Anh Hoàng nuôi rẽ được bốn năm thì có trong tay mấy con bò gây giống. Đến năm 2000 thì vợ chồng anh “ra riêng”, thuê hơn 2,2ha đất của thôn vừa nuôi bò vừa tròng dưa hấu, bắp, đậu… trong suốt hơn 15 năm, mỗi tháng kiếm chục triệu đồng, anh chị cất được nhà, nuôi hai con vào đại học và có trong tay dăm ba chục con bò thịt, bò giống”

Việc sử dụng ngôn ngữ gián tiếp của nhân vật giúp tác giả có thể khái quát được nhiều hơn mà vẫn đảm bảo được thông tin cần thiết cho người đọc. Qua đó, tác giả chuyển tải được thông tin theo ý đồ và cách diễn đạt của mình. Mặt khác, việc sử dụng ngôn ngữ nhân vật gián tiếp làm cho ngôn ngữ tác phẩm trở nên sinh động, đa dạng hơn, tránh sự nhàm chán nếu người viết chỉ sử dụng ngôn ngữ nhân vật trực tiếp.

Ngoài ra, ngôn ngữ nhân vật gián tiếp nó một mặt làm cho tác phẩm phóng sự trở nên đa dạng, linh hoạt hơn; mặt khác nó thể hiện vai trò tổ chức các thành tố nội dung của tác giả một cách rõ nét hơn. Vì như chúng ta đều biết, nếu nững bài viết thuộc thể loại phóng sự, bút ký, ghi chép trên có quá nhiều ngôn ngữ nhân vật trực tiếp thì chúng sẽ khô cứng, đơn điệ ( giống như diễn đàn để nhân vật công chúng làm công việc phát ngôn thuần túy) lại vừa làm lu mờ dấu ấn sáng tạo của tác giả ( tác giả chỉ biết ghi chép lại lời nói của người khác). Bên cạnh đó, ngôn ngữ nhân vật gián tiếp còn tạo điều kiện cho tác giả bộc lộ thái độ, tình cảm

của mình đối với sự việc, sự kiện, hiện tượng được nói tới một

Chương 3 Giải pháp và nâng cao hiệu quả sử dụng

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ nhân vật phóng sự trên báo tuổi trẻ năm 2015 – 2016 (Trang 27 - 29)