0
Tải bản đầy đủ (.docx) (44 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng ngôn ngữ

Một phần của tài liệu NGÔN NGỮ NHÂN VẬT PHÓNG SỰ TRÊN BÁO TUỔI TRẺ NĂM 2015 – 2016 (Trang 31 -35 )

Ngôn ngữ là một hàng rào cản trở quá trình chuyển tải thông tin theo cách thức nào đó để chúng trở nên rõ ràng và dễ hiểu. Từ ngữ nên được lựa chọn một cách kỹ lưỡng. Tác giả cần đơn giản hóa ngôn ngữ của mình và sử dụng các biện pháp để ngôn ngữ của người gởi tương tích với bạn đọc. Cần nhớ rằng quá trình sử dụng ngôn ngữ, hiệu quả chỉ có thể đạt được khi người nhận hiểu được thông điệp. Trong trường hợp muốn sử dụng biệt ngữ, tiếng lóng để giao tiếp thì chỉ nên sử dụng với những người trong cùng một vùng, miền nói cùng một thứ ngôn ngữ. Biệt ngữ, tiếng lóng không thể sử dụng với tất cả mọi người vì nó sẽ gây ra những khó khăn trong quá trình chuyển tải thông tin tới bạn đọc.

Như chúng ta đã biết, chức năng quan trọng hàng đầu của báo chí là thông tin. Nhưng nếu trong quá trình sử dụng ngôn ngữ nhân vật, đặc biệt là trong các tác phẩm phóng sự, người viest chỉ dùng cá từ ngữ, cách diễn đạt có tính chất khuôn mẫu để phản ánh các sự vật, hiện tượng, vấn đề… thì thông tin khó tránh khỏi khô cứng, đơn điệu, thậm chí là tẻ nhạt. Để khắc phục các nhược điểm trên cũng nhưu đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng ngôn ngữ trong báo chí nói chúng và các tác phẩm phóng sự nói riêng này thì các tacs giả nên sử dụng nhiều thủ pháp nhừm tăng cường tính biểu cảm khác nhau; và nhờ đó, thông tin được đưa đến bạn đọc trở nên sinh động, hấp dẫ, dễ tiếp nhận và thu hút đọc giả hơn. Qua khảo sát sở bộ thì các thủ pháp tăng cường tính biểu cảm cho ngôn ngữ báo chí và ngôn ngữ

nhân vật trong tá phẩm phóng sự được chia thành một số loại chính như sau

Dùng từ ngữ hội thoại

Từ “ hội thoại” ở đây được hiểu theo nghĩa rộng. tức là nó không chỉ bảo đảm các từ thuộc về vốn từ vựng của ngôn ngữ văn hóa được dùng đặc biệt trong lời nói miệng, trong sinh hoạt hàng ngày, mà còn gồm một số từ thông tục và từ long, vì những từ thuộc hia từ loại này cũng chỉ được chuyên dùng trong khẩu ngữ.

Hiện nay, xu hướng chung trên thế giới là hội thoại hóa ngôn ngữ báo chí để nó đơn giản hóa, gần gũi hơn với cuộc sống thường ngày. Chính vì thế, từ ngữ ( và thậm chí cả cú pháp) của ngôn ngữ hội thoại được dùng để tăng cường và nâng cao tính biểu cảm trong các tác phẩm phóng sự và giúp nó trở nên phong phú và đa dạng hơn.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là chúng ta đợc bê nguyên xi ngôn ngữ đời thường với tất cả các bài đăng với cái dáng vẻ thô ráp, xù xì, gai góc của nó vào trong tác phẩm báo chí. Vì thế, dù thế nào đi chăng nữa , ngôn ngữ trên trang báo phải là ngôn ngữ được gọt giũa, được trải qua sự nhào nặn của tác giả và phải đạt tới một sử chuẩn mực nhất định về văn hóa. Qua đó, tránh tình trạng lạm dụng quá mức các từ ngữ thuộc tiếng long hay các từ ngữ thô tục đang diễn ra ở một số nhà báo và một số tờ báo.

Dùng từ ngữ vay mượn từ tiếng nước ngoài

Những từ ngữ được vay mượn từ các ngôn ngữ Ấn – Âu có thể được giữ nguyên dạng hay phiên âm.

Khi sử dụng các từ vay mượn tránh tình trạng gây phản cảm cho người đọc, vì sự xuất hiện quá nhiều các từ không thuần Việt trong một tác phẩm báo chí không chỉ làm cho ngôn ngữ của nó có vẻ không trong sáng mà còn tạo ấn tượng rằng người viết muốn “khoe chữ”.

Dùng thuật ngữ

Các thuật ngữ, xét theo tự thân, là những từ trung tính, từ không mang sắc thái biểu cảm. Thế nhưng, khi được kết hợp hài hòa với các từ khuôn mẫu, chúng lại có khả năng tăng cường tính biểu cảm rất đáng kể.

Mặt khác, đảm bảo các đặc điểm sau sẽ giúp nâng cao việc sử dụng ngôn ngữ một các hiệu quả:

Bám sát hiện thực cuộc sống trong sáng tạo tác phẩm

Đây là yêu cầu đầu tiên khi viết phóng sự. Để có một phóng sự đúng không khó, nhưng viết được một phóng sự hay, ấn tượng độc giả thì đó là một thách thức không hề dễ dàng gì đối với người viết phóng sự.

Yêu cầu bám sát hiện thực cuộc sống trong sáng tạo tác phNm phóng sự chính là động lực giúp các nhà báo không ngừng làm mới mình qua các đề tài phản ánh.

Nắm vững những đặc điểm của thể loại

Đây là một yêu cầu cần thiết đối với các tác giả viết phóng sự. Chỉ khi nắm vững các đặc điểm về nội dung và hình thức của thể loại, tác giả mới có thể chủ động sáng tạo ra những tác phNm có thể kết hợp được những ưu thế của các thể loại để phản ánh một cách chính xác, sinh động và kịp thời hiện thực đa dạng, phức tạp đang vận động một cách năng động ở nước ta hiện nay

Tính thời sự

Sử dụng câu chủ động, câu ngắn gọn. Đảm bảo đủ các yếu tố thông tin (5W-1H). Trong dạng thức tin vắn không yêu cầu đủ 5W-1H nhưng về cơ bản các thể loại báo chí và trong phương pháp thu thập, trình bày thông tin cần đảm bảo 5W-1H. Sử dụng ngôn ngữ sự kiện tránh bình luận, luận bàn khi không cần thiết. Diễn đạt trực tiếp, tránh diễn đạt gián tiếp hoặc liên tưởng. Sử dụng nhiều động từ, ít tính từ và trạng từ.

Tính chính xác, ngắn gọn

Dùng từ đúng ngữ cảnh , đúng chính tả. Dùng từ phù hợp với sắc thái biểu cảm. Tránh sự mơ hồ về nghĩa của câu. Một câu có thể có nhiều ý nhưng cần rõ ràng và mạch lạc, tránh trường hợp người đọc mỗi người hiểu theo một cách khác nhau.

Nhà báo cần nắm chắc các tri thức cơ bản liên quan tới việc sử dụng tiếng Việt thuộc 4 phương diện chính là ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và phong cách.

Trong ngôn ngữ báo chí nên hạn chế tối đa việc dùng các từ ngữ, cấu trúc không xác định hay có ý nghĩa mơ hồ kiểu như “một người nào đó”, “ở một nơi nào đó.

Tính hấp dẫn

Thông tin tiêu biểu, hấp dẫn cho lên đầu (mô thức tháp ngược). Có sự liên kết về nội dung, hình thức giữa các đoạn, các câu để tạo nên tính gắn kết, hấp dẫn và thống nhất cho văn bản. Tạo nên sự bất ngờ, tò mò trong việc đặt tít; tổ chức câu, đoạn; dùng từ…

Tính biểu cảm

Sử dụng các biện pháp tu từ phù hợp theo từng trường hợp. Một số biện pháp tu từ như: ẩn dụ, hoán dụ, so sánh…

Sử dụng các từ ngữ, lối nói mới lạ, giàu hình ảnh, in đậm dấu ấn cá nhân. Dùng các thành ngữ, tục ngữ, ca dao

Vay mượn các hình ảnh, từ ngữ, cách diễn đạt từ các tác phẩm văn học nghệ thuật. Chơi chữ, nói lái

Hay dùng từ ngữ hội thoại, từ ngữ vay mượn từ tiếng nước ngoài (biểu hiện rõ nhất là từ Hán Việt với sắc thái trang trọng, các thuật ngữ (thâm thủng ngân sách…), sử dụng từ ngữ địa phương

Ngoài ra việc sử dụng dấu câu: Dấu ngoặc kép có giá trị biểu cảm cao khi báo hiệu rằng từ ngữ nào đó được dùng không phải với ý nghĩa hay phong cách thông dụng của chúng. Nó mang đến cho câu văn sắc thái dí dỏm, hài hước hoặc mỉa mai, châm biếm… Dấu chấm lửng tăng cường đáng kể tính biểu cảm cho ngôn ngữ báo chí khi nó thực hiện chức năng làm giãn nhịp câu văn, báo hiệu sự bất ngờ hoặc gợi mở các định hướng suy nghĩ khác nhau cho người đọc.

Chúng ta còn có thể sử dụng các biện pháp ẩn dụ: Ẩn dụ trong ngôn ngữ báo chí thường mang tính chất văn cảnh. Nó là sáng tạo riêng của người viết và in đậm dấu ấn cá nhân.

Nói dựa, trích dẫn lời nói một cách hợp lý, độc đáo, thể hiện tính sáng tạo qua từng câu chữ.

Tính đại chúng

Sử dụng ngôn ngữ toàn dân, tránh tình trạng dùng từ địa phương khi không cần thiết hoặc quá khó hiểu. Người viết nên sử dụng ngôn từ một cách dễ hiểu, tránh sự phức tạp, rối rắm không cần thiết.

Đặc biệt, ngôn ngữ thông tin phi văn tự (chủ yếu là hình ảnh) trong các phóng sự là một yếu tố quan trọng làm nên nét đặc sắc riêng của phóng sự báo Tuổi Trẻ.

Hình ảnh vốn là yếu tố mang tính trực quan, sinh động cao. Phóng sự báo Tuổi Trẻ đã sử dụng hợp lý kênh thông tin này trong việc thể hiện nội dung tác phẩm. Hình ảnh làm tăng độ tin cậy, khách quan, mang lại giá trị thông tin cao và đôi khi có tác động mạnh mẽ đối với tâm lý, tình cảm của người đọc. Hơn hết, phóng sự báo Tuổi Trẻ đã khai thác thế mạnh của ngôn ngữ thông tin phi văn tự ( mà chủ yếu là hình ảnh) thể hiện trong tác phẩm. Hình ảnh bổ trợ cho ngôn ngữ nhân vật một cách khéo léo. Giúp ngôn ngữ trong bài viết thể hiện rõ nội dung một cách toàn diện.

Tăng cường ý thức trách nhiệm của nhà báo trong việc sử dụng ngôn ngữ là một điều cần thiết. Chính nhà báo là người tạo ra các tác phẩm đưa đến cho bạn đọc. Giải pháp này đòi hỏi người làm báo phải có trình độ ngôn ngữ tốt, có vốn từ vựng Tiếng Việt phong phú, khả năng vận dụng từ ngữ một cách linh hoạt, am hiểu ngữ pháp Tiếng Việt. Nếu sự hiểu biết về ngữ pháp hạn chế, vốn từ hạn hẹp thì dù có ý thức được vai trò của việc sử dụng ngôn ngữ thì người làm báo cung không thể thực hiện được điều đo một cách hiệu quả trong tác pẩm phóng sự của chính mình tạo ra.

Để sáng tạo ra tác phẩm phóng sự góc cạnh và theo sát thời cuộc, người viết phóng sự phải có vốn kiến thức sâu rộng, tài năng và động lực sáng tạo, sự hối thúc của những khao khát muốn khẳng định “cái tôi”, nét riêng của chính mình.

Một tác giả phóng sự chân chính phải là người biết hoà nhập vào cuộc sống, dám đi đến cùng của sự việc. Chính bởi vậy, việc nhấn mạnh quan điểm, lập trường của nhà báo viết phóng sự là vô cùng cần thiết

Chính vì vậy, nâng cao trình độ sử dụng ngôn ngữ của đội ngũ người làm báo cũng là một yêu cầu quan trọng.

Một phần của tài liệu NGÔN NGỮ NHÂN VẬT PHÓNG SỰ TRÊN BÁO TUỔI TRẺ NĂM 2015 – 2016 (Trang 31 -35 )

×