Nói đến báo chí hiện đại, không thể không nhắc đến phóng sự. Bởi đây là một thể loại, với những ưu thế riêng của mình, có sức hút đặc biệt đối với công chúng, và ở mức độ nào đó, có thể tạo nên bản sắc của cả một tờ báo. Sự thành công của một tác phẩm phóng sự phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Song, theo chúng tôi, yếu tố có tầm quan trọng hàng đầu chính là hình thức thể hiện của nó, mà nói một cách cụ thể, là cách sử dụng ngôn ngữ ở đó.
Khảo sát cho thấy, ngôn ngữ nhân vật phóng sự hiên nay có những đặc điểm cơ bản dưới đây:
1.Giàu tính biểu cảm
Như đã thấy, nguồn gốc của sự biểu cảm trong ngôn ngữ phóng sự là vô cùng phóng phú, đa dạng. Đó có thể là việc sử dụng các từ ngữ đặc trưng cho phong cách hội thoại (khẩu ngữ tự nhiên), rồi các thành ngữ, tục ngữ, ca dao..., là sự vay mượn những hình ảnh, cách diễn đạt từ các tác phẩm văn học nghệ thuật, là lối chơi chữ, nói lái, dùng ẩn dụ... Chính những thành tố biểu cảm nêu trên đã làm cho ngôn ngữ phóng sự vừa gần gũi với đời thường, lại vừa thể hiện rõ nét thái độ, tình cảm của tác giả trước những con người hay sự việc nào đó. Và do vậy, người đọc dễ dàng bị cuốn vào dòng chảy của những thông tin được phản ánh trong tác phẩm.
2. Là sự kết hợp nhuần nhuyễn các bút pháp tả - thuật - bình
2.1 Nghệ thuật miêu tả
Tác phẩm phóng sự không chỉ phản ánh thực tế khách quan còn thể hiện sự nhận thức thế giới với một quan niệm thẩm mỹ riêng của người viết. Nếu nhà báo tái tạo bức tranh hiện thực chỉ đơn thuần bằng những sự kiện, con số khô cứng thì sẽ khó tạo ra được niềm hứng thú cho độc giả. Để khắc phục điều này, nhà báo cần biết cách miêu tả thật sống động, sao cho bức tranh hiện thực ấy trở nên có hồn, với đầy đủ các cung bậc của âm thanh, sắc màu và ánh sáng..
2.2 Nghệ thuật kể (thuật)
Một trong những yêu cầu để có bài phóng sự hay là nhà báo phải sử dụng nhiều chi tiết, nhiều dẫn chứng nhằm thuyết phục người đọc tin vào tính chân thật, khách quan của sự kiện. Những chi tiết, dẫn chứng này thường xuất hiện thông qua ngòi bút trần thuật của nhà báo. Với tư cách là một nhân chứng, trên cơ sở trực tiếp chứng kiến sự kiện, trực tiếp gặp gỡ nhân vật,... nhà báo tường thuật lại những điều mắt thấy, tai nghe để người
đọc nắm được vấn đề. Tuy nhiên, kể như thế nào cũng là cả một nghệ thuật. Vì nó vừa phải hấp dẫn, lôi cuốn người đọc, lại vừa phải bảo đảm tính chân thực, khách quan của thông tin, sự kiện.
2.3 Nghệ thuật bình
Một trong những yếu tố làm nên sự hấp dẫn của phóng sự là nó cho phép – và thậm chí khuyến khích - người viết bộc lộ "cái tôi" cá nhân của mình. Nhà báo không cần phải che giấu những cảm giác, suy nghĩ của bản thân. Có nghĩa là, trong phóng sự, tác giả có thể biểu hiện quan điểm, lập trường của mình thông qua những lời bình luận chính xác, khéo léo. Đọc phóng sự chúng ta thường thấy quan điểm của tác giả trước hiện thực được trình bày. Như vậy, tính chủ quan – cái tôi tác giả là một đặc trưng của phóng sự. Nhưng, đó hoàn toàn không phải là sự chủ quan duy ý chí, lại càng không phải là một cái "tôi" cảm tính, thiên lệch. Trên cơ sở một thế giới quan, nhân sinh quan tiến bộ, với tư thế của một người bảo công lý, bảo vệ lẽ phải, phóng viên bày tỏ thái độ bất bình hoặc ủng hộ của mình trước hiện thực để hướng dẫn dư luận.
3. Có giọng điệu gần gũi với văn kể chuyện
Sở dĩ nói phóng sự có giọng điệu gần gũi với văn học là bởi hầu như mỗi bài phóng sự đều mang dáng dấp một câu chuyện (hoặc tập hợp các câu chuyện) có biến cố, nhân vật với đầy đủ lời nói, suy nghĩ, hành động…do tác giả kể lại từ đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất "tôi". Hơn thế nữa, một số tác phẩm phóng sự còn vậndụng cả các thủ pháp của nghệ thuật xây dựng cốt truyện trong văn học để trình bày diễn biến của sự kiện: có thắt nút, có cao trào, có mở nút. Chính vì thế, phóng sự rất dễ đọc, dễ đi vào lòng người và dễ
được ghi nhớ. Đọc xong một phóng sự, người ta có thể kể lại nội dung của nó cho người khác nghe không mấy khó khăn. Giọng văn của phóng sự, khi thủ thỉ tâm tình, khi mạnh mẽ dữ dội tuỳ thuộcvào vấn đề, sự việc mà tác phẩm phản ánh.
4. Đa tầng, đa thanh
Ngôn ngữ phóng sự, nếu xét theo góc độ chủ thể phát ngôn, tồn tại dưới hai dạng chính là ngôn ngữ mang "cái tôi" trần thuật của tác giả và ngôn ngữ nhân vật.
5. Sử dụng câu văn thuộc mọi kiểu loại, cấu trúc
Chính sự đa dạng, phong phú vể kiểu câu, mô hình câu đã làm cho ngôn ngữ phóng sự rất khoáng đạt, uyển chuyển, linh hoạt, giúp người viết khám phá hiện thực một cách đa diện và sâu sắc. Như vậy, có thể khẳng định, ngôn ngữ phóng sự hết sức đa dạng và phong phú về hình thức thể hiện. Nói một cách hình ảnh, nó giống như một bức tranh rộng lớn, phức tạp về
bố cục với muôn vàn các chi tiết và vô số những sắc màu. Và bài viết của chúng tôi trên đây, cũng như một số các bài viết đơn lẻ có liên quan của các nhà nghiên cứu khác, thực sự mới chỉ là những chấm phá bước đầu trên nền của bức tranh ấy. Hy vọng, trong một tương lại gần, về ngôn ngữ phóng sự sẽ xuất hiện những công trình có tầm vóc xứng đáng.
Trong phóng sự, cái tôi trần thuật được thể hiện một cách có bề dày và bản sắc so với bất cứ một thể loại báo chí nào khác. Thể loại phóng sự đòi hỏi tác giả phải có 20 vốn kiến thức sâu rộng, giác quan nhạy bén, đồng thời là người có khả năng phân tích, đánh giá vấn đề một cách sắc bén. Chính vì thế, tác phẩm sẽ thể hiện được quan điểm cầm bút của mỗi tác giả viết phóng sự. Vai trò của nhân vật trần thuật cũng đã có nhiều thay đổi theo bối cảnh của xã hội. Tùy vào từng hoàn cảnh cụ thể, tác giả lựa chọn cách thể hiện bài viết sao cho hợp lý nhất.
Câu văn trong phóng sự rất đa dạng, phong phú chứ không đơn điệu, rập khuôn như trong một số thể loại khác. Chẳng hạn, nếu trong tin người ta chỉ gặp duy nhất một kiểu câu trần thuật thì trong phóng sự có mặt tất cả các kiểu câu chia theo mục đích phát ngôn: câu trần thuật, câu hỏi, câu cầu khiến và câu cảm thán.