Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 36 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
36
Dung lượng
466,5 KB
Nội dung
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành niên luận “Đặc điểm của bài báo PR trên báo Thanh Niên năm 2013”, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của nhiều thầy cô và bạn bè. Xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô cùng các bạn. Đặc biệt xin cảm ơn thầy giáo Hoàng Tất Thắng đã chỉ bảo, hướng dẫn tận tình và giúp đỡ tôi hoàn thành tốt niên luận này. Chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Kiều Ly 1 MỤC LỤC MỤC LỤC 2 PHẦN MỞ ĐẦU 3 1. Mục đích, ý nghĩa đề tài 3 2. Sơ lược về tình hình nghiên cứu đề tài: 4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5 4. Phương pháp nghiên cứu 5 PHẦN NỘI DUNG 7 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN 7 1.1. Khái niệm PR và hoạt động PR 7 1.1.1. Khái niệm PR 7 1.1.2. Hoạt động PR 8 1.2. Vài nét về báo Thanh niên 14 CHƯƠNG II. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC BÀI PR TRÊN BÁO THANH NIÊN NĂM 2013 17 2.1. Các bài PR - Hệ thống và phân loại 17 2.1.1. Lập bảng thống kê về các bài báo PR trên báo Thanh Niên năm 2013 17 2.1.2. Nhận xét và lý giải 17 2.2. Đặc điểm về nội dung của các bài PR theo đối tượng 21 2.3. Đặc điểm hình thức của các bài PR trên báo Thanh Niên năm 2013 22 2.3.1. Cấu trúc 22 2.3.2. Tít 24 2.3.3. Sapo 27 2.3.4. Hình ảnh 28 2.3.5. Ngôn ngữ 29 PHẦN KẾT LUẬN 31 TÀI LIỆU THAM KHẢO 32 PHỤ LỤC 33 2 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Mục đích, ý nghĩa đề tài Trong những năm gần đây, PR (Public Relations - Quan hệ công chúng) đã trở nên gần gũi với cộng đồng và trở thành nhu cầu tất yếu của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trên tất cả các lĩnh vực: Chính trị - Kinh tế - Văn hóa - Xã hội cùng với xu thế hội nhập và phát triển, trong quá trình hoạt động của các tổ chức luôn mong muốn tạo dựng nên một thương hiệu có uy tín và đó là công việc không dễ dàng. Thay vì những bài quảng cáo đánh bóng tên tuổi thì các tổ chức lại lựa chọn hình thức PR để tạo dựng hình ảnh thân thiện, trong sáng của tổ chức đến với công chúng. Trên thực tế, hoạt động PR (Quan hệ công chúng) phải hướng đến nhiều công chúng khác nhau. Trong số đó, giới truyền thông là một nhóm công chúng đặc biệt, góp phần không nhỏ vào sự thành bại của chiến dịch PR. Thông tin PR sẽ được chuyển tải trên mỗi kênh truyền thông với những hình thức khác nhau. Riêng với báo in, hiện tượng bùng nổ bài PR đã khẳng định được tốc độ phát triển của PR trong những năm gần đây. Việc nghiên cứu đề tài "Đặc điểm của các bài PR trên báo Thanh Niên năm 2013" nhằm góp phần nâng cao sự hiểu biết cho những người làm công tác PR. Mục đích của đề tài này là đóng góp cho quá trình nghiên cứu các hoạt động PR hiện nay, đồng thời giúp mọi người hiểu được tình hình phản ánh hoạt động PR của các địa phương, ban ngành trên báo Thanh Niên cũng như cách thức xây dựng một bài PR là như thế nào? Và bản thân những người làm công tác PR đòi hỏi sự sáng tạo, nhạy bén và linh hoạt trong việc xử lý tình huống là điều kiện để có những bào PR thành công. Quan khảo sát cho thấy, đề tài nhằm khẳng định: Khi xu hướng "PR lên ngôi" thì tin, bài PR trở thành lựa chọn hầu như là tuyệt đối của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ. Cùng với sự thay đổi chóng mặt của thế giới truyền thông, PR được xem là con đường ngắn nhất, hiệu quả nhất để thực hiện mục tiêu quảng bá thương hiệu cho các doanh nghiệp. 3 Việc tìm hiểu, nghiên cứu đề tài nhằm đóng góp ý kiến cho việc xây dựng, hoàn thiện hơn các bài PR xuất hiện trên các phương tiện truyền thông đại chúng hiện nay, đặc biệt là báo in. Tùy vào uy tín của mỗi tờ báo để đánh giá được sự quan tâm của giới báo chí đối với hoạt động PR trên tất cả các lĩnh vực, góp thêm tiếng nói, cách nhìn đúng về hoạt động PR của doanh nghiệp trong quan hệ với báo chí trên con đường phát triển, 2. Sơ lược về tình hình nghiên cứu đề tài: PR đã xuất hiện từ lâu. Ở Việt Nam, PR vẫn còn khá non trẻ và những người làm công tác PR chủ yếu dựa vào kinh nghiệm bản thân hay một số ít cũng được đào tạo ở nước ngoài. Những công tác nghiên cứu PR ở Việt Nam vẫn chỉ mới bắt đầu hay các tài liệu về PR cũng rất ít, nếu có thì chủ yếu là sách tiếng nước ngoài, sách dịch. Chính vì thế, sinh viên ngành Báo chí truyền thông và những người làm công tác nghiên cứu PR trên các phương tiện truyền thông đại chúng trong đó có báo in thường xuyên trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau để tự hoàn thiện mình hơn. Các công trình nghiên cứu về PR chủ yếu là tổng kết về cơ sở lý luận hoặc chỉ chuyên sâu về một mảng nội dung trong hoạt động PR, như cuốn: - "Quan hệ công chúng - để người khác gọi ta là PR" của tiến sĩ Hà Nam Khánh Giao đã tổng hợp các kiến thức cơ bản về quan hệ công chúng như: Khái niệm, mô tả công việc, các hoạt động cụ thể cũng như các vấn đề về đạo đức nghề nghiệp. Tất cả đã được tóm tắt và lý giải một cách đơn giản nhất. - "PR - kiến thức cơ bản và đạo đức nghề nghiệp" của Tiến sĩ Đinh Thị Thúy Hằng đã giới thiệu khái quát về PR, mối quan hệ của PR với truyền thông, những chiến lược trong PR. Đồng thời đặt ra các vấn đề đạo đức nghề nghiệp PR. - Ba đề tài nghiên cứu của sinh viên về hình thức PR sản phẩm báo hình và báo in ở Việt Nam hiện nay và hình thức quảng bá thương hiệu trên báo in, gồm: + Tiểu luận "Các hình thức PR sản phẩm báo in ở Việt Nam hiện nay" do sinh viên Đinh Xuân Vương, lớp Báo chí k30 thực hiện. 4 + Tiểu luận "Các hình thức PR sản phẩm báo in ở Việt Nam hiện nay" do sinh viên Lê Thị Thúy, lớp Báo chí k30 thực hiện + Tiểu luận "Các hình thức PR sản phẩm báo in ở Việt Nam trong những năm gần đây" do sinh viên Trần Trung Hiếu, lớp Báo chí k32 thực hiện. Hiện nay, những công trình nghiên cứu của nước ta còn đang trong quá trình sơ khởi nên bản thân người làm đề tài cũng gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn tài liệu tham khảo. Vì vậy việc nghiên cứu đề tài liên quan đến PR là rất cần thiết, nội dung khai thác của niên luận sẽ là cơ sở cho những nghiên cứu về hoạt động PR trong những giai đoạn về sau. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Với đề tài: "Đặc điểm của bài PR trên báo Thanh Niên năm 2013", người viết tập trung nghiên cứu đặc điểm của bài PR, những bài viết về một số hoạt động PR như tiếp xúc truyền thông, tổ chức sự kiện, quản trị khủng hoảng, trách nhiệm xã hội của một số tổ chức kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội trên báo Thanh Niên. Các hoạt động này được nghiên cứu lựa chọn dựa trên tiêu chí tiêu biểu, nổi bật. - Phạm vi nghiên cứu: Để tìm hiểu về đặc điểm của bài báo PR trên báo Thanh Niên, người viết đã chọn lọc những hoạt động quan hệ công chúng như: Tiếp xúc truyền thông, tổ chức sự kiện, quản trị khủng hoảng, trách nhiệm xã hội của một số tổ chức kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội nổi bật trên báo Thanh Niên năm 2013. 4. Phương pháp nghiên cứu Quá trình nghiên cứu tìm hiểu đề tài dựa trên một hệ thống cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu tổng hợp bao gồm: cơ sở lý luận, kiến thức cơ bản về PR. Tham khảo, thu thập trên sách báo, tạp chí, các nguồn thông tin trên mạng internet các tư liệu có liên quan đến đề tài niên luận đồng thời tham khảo ý kiến thầy giáo hướng dẫn, những người nghiên cứu PR 5 Người viết còn tìm hiểu, phân loại các hoạt động PR của các doanh nghiệp, tổ chức trên báo Thanh Niên năm 2013. Từ đó chọn lọc, xử lý thông tin nổi bật làm tư liệu phục vụ cho quá trình nghiên cứu. Một số phương pháp mà người viết sử dụng như: Thu thập tài liệu, tổng hợp lý thuyết, quan sát, ghi chép, phân tích, so sánh Đồng thời sử dụng các thao tác tư duy cơ bản như quy nạp, song hành, móc xích Từ đó rút ra kết luận chính xác, logic về đặc điểm của những bài PR trên báo Thanh Niên. 6 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1. Khái niệm PR và hoạt động PR 1.1.1. Khái niệm PR Quan hệ công chúng (Tiếng Anh gọi là Public Relations, viết tắt là PR) là một khái niệm đa nghĩa. Với hàng nghìn định nghĩa về PR, để làm rõ khái niệm này, người viết xin đề cập tới các góc độ chủ yếu của các tác giả, các cơ quan, tổ chức nghiên cứu khi tiếp cận khái niệm PR. - Góc độ tiếp cận 1: Góc độ giao tiếp truyền thông. Fraser P.seitel, tác gỉa cuốn Thực hành quan hệ công chúng (The Practice of th public relattions) viết: "Có lẽ định nghĩa đầu tiên về quan hệ công chúng được ghi nhận chính là câu kinh thánh: Hãy làm tốt và hãy chớ nói quên" (91, trang 7). Frank Jefkins, nhà nghiên cứu tiếp thị người Anh quan niệm: "Quan hệ công chúng bao gồm tất cả các hình thức giao tiếp được lên kế hoạch, cả bên trong và bên ngoài tổ chức, giữa một tổ chức và công chúng của nó nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể liên quan đến sự hiểu biết lẫn nhau" (46 trang 24). Viện nghiên cứu quan hệ công chúng Anh định nghĩa: "Hoạt động quan hệ công chúng là một nỗ lực có kế hoạch và mang tính lâu dài nhằm thiết lập và duy trì sự tín nhiệm cũng như sự hiểu biết lẫn nhau giữa một tổ chức và cả tượng công chúng có liên quan" (18, trang 11). Quan hệ công chúng được xem là một loại hình truyền thông đại chúng, có đối tượng tác động là các nhóm công chúng được xác định của chủ thể các hoạt động PR. PR được đánh giá như "một lĩnh vực truyền thông phát triển mạnh, vận động trong mối tương quan cơ bản của hệ thống truyền thông đại chúng với nền Kinh tế - Chính trị - Xã hội toàn cầu" (64, trang 438) và với các chuyên viên PR, nhóm các kỹ năng truyền thông và quản lý truyền thông là yêu cầu cơ bản nhất. 7 Trong công trình nghiên cứu truyền thông và quan hệ công chúng toàn cầu, các tác giả David M.Dozier, Larissa A.Grunig (1995) dường như đồng nhất hai khái niệm truyền thông và PR. Ở các tổ chức và tập đoàn kinh tế trong diện khảo sát, vai trò của "chuyên viên quan hệ công chúng" được khẳng định trong vài trò của nhà truyền thông, chứng tỏ sự khăng khít khó tách rời của hai khái niệm này. - Góc độ tiếp cận 2: Đồng nhất khái niệm công chúng với các chức năng nổi trội của nó. Trong một nghiên cứu về việc nhận dạng PR qua việc phân tích nội dung các bài báo ở Mỹ, được thực hiện bởi S.Jo thì "Thuật ngữ PR được sử dụng chính để gợi ý việc tạo dựng hình ảnh, quản lý danh tiếng và năng lực thuyết phục" (86, trang 397). Tác giả Nguyễn Thị Thanh Huyền đã phân tích nguyên nhân dẫn đến những sai lệch trong việc nhận thức khái niệm PR ở nước ta cho rằng "PR là đánh bóng thương hiệu", "Nhân viên báo chí liên kết thương mại - quảng cáo" (42,trang 121 - 138. Tháng 11/ 1978), Hiệp hội Quan hệ công chúng thế giới trong một số hội thảo tại Mê-hi-co đã thống nhất định nghĩa về quan hệ công chúng như sau: "Quan hệ công chúng là một nghệ thuật và môn khoa học xã hội phân tích những xu hướng, dự đoán những kết quả, tư vấn cho các nhà lãnh đạo của tổ chức và thực hiện các chương trình hành động đã được lập kế hoạch để thực hiện quyền lợi của các tổ chức và công chúng" (44, trang 23). Trên cơ sở các góc độ đã tiếp cận trên, có thể tổng hợp những dấu hiệu cơ bản nhất của Quan hệ công chúng thông qua định nghĩa sau: Quan hệ công chúng là những nỗ lực có kế hoạch của một cá nhân, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhằm thiết lập, duy trì mối quan hệ cùng có lợi với công chúng, trên cơ sở thông tin đối thoại hai chiều với sự tham gia của các phương tiện truyền thông. 1.1.2. Hoạt động PR Tùy thuộc vào tính chất của tổ chức mà các hoạt động nằm trong một chiến dịch PR cụ thể có khác nhau. Về cơ bản PR gồm các hoạt động chủ yếu sau: 8 - Tiếp xúc truyền thông - Tổ chức sự kiện - Quản trị khủng hoảng - Nghiên cứu công chúng - Thực hiện và quản lí truyền thông trong và ngoài tổ chức - Xây dựng kho tư liệu và làm sản phẩm truyền thông - Tư vấn - Trách nhiệm xã hội + Tiếp xúc truyền thông thường có vai trò hết sức quan trọng trong một chiến dịch PR. Để hoạt động này hiệu quả, trước tiên cần nắm rõ các yếu tố thành phần và cơ chế truyền thông. Các công trình nghiên cứu thông tin của Claude Shonnon và Harold Laswell đã chỉ rõ các yếu tố thành phần và các mối quan hệ tác động trực tiếp đến hoạt động truyền thông. Bao gồm: Nguồn phát S ( Source) chuyển thông điệp M (Message) thông qua kênh C (Channel) đến người nhận R (Reicevr) sẽ tạo được hiệu quả E (Effect). Trong quá trình truyền thông còn có thể xuất hiện sự nhiễu N ( Noise) tác động đến quá trình từ S đến R. Đồng thời cũng có sự phản hồi F (Feedback) từ R đến S. Từ các yếu tố thành phần và quá trình truyền thông do Claude Shonnon và Harold laswell đã chỉ ra, có thể nhận thấy sức mạnh của truyền thông bao gồm sự tác động đến hiệu quả của xã hội và tính hai chiều. Việc nghiên cứu nắm rõ tính chất, đặc điểm, nhu cầu của đối tượng tác động bao giờ cũng là một trong những yếu tố hàng đầu bảo đảm hiệu quả tác động của truyền thông đại chúng. Tiếp xúc truyền thông bao gồm việc tổ chức các buổi họp báo, cung cấp thông cáo báo chí, các tài liệu cần thiết cho giới báo chí; sắp xếp, hướng dẫn người phát ngôn cho các cuộc phỏng vấn, các phóng sự đặc biệt về doanh nghiệp về tư vấn tiêu dùng hàng hóa. Tiếp xúc truyền thông không phải là một hoạt động đơn lẻ mà nó có thể kết hợp với các hoạt động khác. Thậm chí trở thành hoạt động trung tâm nhờ sức mạnh to lớn 9 của truyền thông. Và thực hiện các chương trình mang lại lợi ích cộng đồng xã hội, đưa chúng đến với công chúng cũng bằng truyền thông. Hoạt động tiếp xúc truyền thông trở thành một hoạt động hết sức quan trọng của quan hệ công chúng bởi hai lí do: Thứ nhất, truyền thông nắm ưu thế phổ biến và đại chúng với hàng triệu người sử dụng các phương tiện truyền thông hiện đại. Chính lượng người khổng lồ này, sẽ là đối tượng của quan hệ công chúng. Và khác với quảng cáo, PR sẽ chuyển tải thông điệp của mình bằng bên thứ 3. Những người hoạt động quan hệ công chúng cung cấp thông tin cho giới báo chí. Báo chí phản ánh bằng ngôn ngữ và góc độ của mình. Và vì những người hoạt động quan hệ công chúng không cùng mục đích với nhà báo, phóng viên nên tính PR trong bài báo sẽ đạt hiệu quả cao, dành được sự tin tưởng của công chúng cao hơn. Thứ hai, vì truyền thông hiện đại là "Truyền thông đại chúng hai chiều mềm dẻo" chứ không phải "Truyền thông đại chúng một chiều áp đặt" (5. Trang 22) nên hoạt động tiếp xúc truyền thông một cách hiệu quả sẽ nhận được sự phản hồi từ phía công chúng. Điều này làm nên sự linh hoạt cho hoạt động quan hệ công chúng. Tùy đối tượng và tình hình tiếp nhận mà điều chỉnh thông điệp cho phù hợp. Hoạt động tiếp xúc truyền thông còn là việc những người làm công tác PR sử dụng các phương tiện truyền thông như một công cụ đắc lực để tìm kiếm thông tin. Để làm tốt hoạt động tiếp xúc truyền thông, cần tạo lập mối quan hệ cơ quan truyền thông và nhà báo, phóng viên phụ trách mảng nội dung có liên quan. Am hiểu các phương tiện truyền thông cũng là cơ sở để lựa chọn kênh thông tin hiệu quả. Đồng thời cần xác định nhóm đối tượng mà mình muốn hướng đến, khảo sát và lên kế hoạch tiếp cận. Những yêu cầu trên tiến hành trước khi thực hiện hoạt động tiếp xúc truyền thông. + Tổ chức sự kiện (Event management) Là bao gồm việc chuẩn bị, lập kế hoạch và tiến hành tổ chức những sự 10 [...]... đó các thông điệp nhằm xây dựng hình ảnh thương hiệu đến công chúng thông qua các sản phẩm báo chí và các hình thức tạo tương tác với công chúng đem lại hiệu quả cao hơn 16 CHƯƠNG II ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC BÀI PR TRÊN BÁO THANH NIÊN NĂM 2013 2.1 Các bài PR - Hệ thống và phân loại 2.1.1 Lập bảng thống kê về các bài báo PR trên báo Thanh Niên năm 2013 Qua khảo sát trên báo Thanh Niên năm 2013, các bài PR hay... tờ báo từ năm 1990 đến cuối năm 2008 Hiện nay tổng biên tập của tờ báo này là ông Nguyễn Quang Thông - Hoạt động PR trên báo Thanh Niên Cũng như các tờ báo khác, báo Thanh Niên có nhiệm vụ tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, chính vì vậy nguyên tắc PR của tờ báo không trái với nguyên tắc tính giai cấp, tính nhân dân và tính khách quan của báo chí Các bài PR có trên báo Thanh Niên. .. hình của các sự, vấn đề trên các lĩnh vực khác nhau 2.2 Đặc điểm về nội dung của các bài PR theo đối tượng Xây dựng và duy trì mối quan hệ với truyền thông là một công việc không thể thiếu trong hoạt động PR Với sự tham gia của người thứ 3, PR phải thực sự có tính thuyết phục thì nó mới được đăng tải Nội dung của các bài PR trên Báo Thanh Niên năm 2013 là tiêu biểu cho hàng loạt các bài PR xuất hiện trên. .. tăng tính hấp dẫn của bào PR trên báo Thanh Niên năm 2013 30 PHẦN KẾT LUẬN Báo Thanh Niên ngày càng thể hiện được thế mạnh của mình trong việc truy cập, xử lý, chuyển tải thông tin nhanh chóng và kịp thời Một tờ báo đã tạo được uy tín trong lòng độc giả Những năm qua, cùng với sự phát triển của báo chí, báo Thanh Niên ngày càng quan tâm đến bài PR khi số lượng bài PR xuất hiện trên mặt báo nhiều hơn Điều... xét một cách toàn diện thì các bài PR đã đáp ứng được nhu cầu thông tin đầy đủ về các đối tượng 2.3.3 Sapo Sapo của bài PR cũng được trình bày ở vị trí như sapo của một bài báo, nó mang chức năng xác định chủ đề của bài viết để lôi kéo, dẫn dắt sự chú ý của bạn đọc Đây là một phần không thể thiếu của bài PR - Theo khảo sát thực tế cho thấy, có các loại sapo được sử dụng trên báo Thanh Niên năm 2013 là:... tin cậy có được nhờ các mối quan hệ công chúng được duy trì tốt và ổn định Lượng bài PR của các năm co dãn linh hoạt theo sự kiện xảy ra trong năm đó nên mảng bài PR xuất hiện trên báo Thanh Niên được đánh giá là có chất lượng và kịp thời Báo Thanh Niên có bộ phận quản trị PR đảm trách nhiệm vụ chiến lược thực hiện mảng PR chặt chẽ và hiệu quả Điều này dẫn tới thương hiệu của tờ báo được định vị rõ... thì yêu cầu hấp dẫn là điều rất cần thiết Vì mục đích cuối cùng của bài là lôi kéo, chào mời độc giả, nên điều đầu tiên khi đánh giá chất lượng của bài PR không thể không nói đến cách sử dụng tít Nhìn chung, trong số các bài PR khảo sát trên báo Thanh Niên năm 2013 các tác giả đã sử dụng tít đúng về mặt nội dung Khi đọc qua các tít của bài viết, người đọc sẽ nhận ra được nội dung chính mà tác giả muốn... tín và thương hiệu của báo Thanh Niên Qua khảo sát các bài PR trên báo Thanh Niên cho thấy, tờ báo này đã trở thành một phương tiện hữu hiệu đối với các tổ chức, doanh nghiệp trong việc quảng bá, nâng cao thương hiệu của tổ chức Bản thân báo Thanh Niên cũng đã ý thức được điều đó, chính họ đã đứng ra tổ chức sự kiện hay hỗ trợ các hoạt động khác nhằm xây dựng thương hiệu cho tờ báo Như những chương... nhìn của ban biên tập báo Thanh Niên trong hoạt động PR cụ thể là công tác nghiên cứu công chúng nhằm có được các sản phẩm PR chất lượng phù hợp với yêu cầu của độc giả Tại toàn soạn của báo thường xuyên tiến hành các cuộc PR nội bộ thông qua các hình thức họp đánh giá, tư vấn giám sát, khen thưởng đối với các cá nhân và tập thể, phê bình và tự phê bình 15 và lập các kế hoạch ngắn hạn Báo Thanh Niên. .. viên - BTV toàn soạn báo) Chính vì vậy nó cũng quy định đến nội dung của bài PR Nội dung PR trên báo Thanh Niên phong phú đa dạng về lĩnh vực, đối tượng được chuyển tải khá rõ ràng khi công chúng tiếp nhận Có một số bài PR mang hơi hướng của quảng cáo nên trong bài viết này, người viết tranh thủ nêu thêm một số tính năng, đặc điểm, công dụng để làm nổi bật sản phẩm ví dụ như bài PR có tựa đề " Cánh . các bài báo PR trên báo Thanh Niên năm 2013 17 2.1.2. Nhận xét và lý giải 17 2.2. Đặc điểm về nội dung của các bài PR theo đối tượng 21 2.3. Đặc điểm hình thức của các bài PR trên báo Thanh Niên. niệm PR và hoạt động PR 7 1.1.1. Khái niệm PR 7 1.1.2. Hoạt động PR 8 1.2. Vài nét về báo Thanh niên 14 CHƯƠNG II. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC BÀI PR TRÊN BÁO THANH NIÊN NĂM 2013 17 2.1. Các bài PR - Hệ. loại 2.1.1. Lập bảng thống kê về các bài báo PR trên báo Thanh Niên năm 2013 Qua khảo sát trên báo Thanh Niên năm 2013, các bài PR hay những thông tin PR nổi bật được thể hiện trên nhiều lĩnh vực khác