1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đặc điểm ngôn ngữ - văn hóa của địa danh tâm linh ở thành phố huế

95 826 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 1,63 MB

Nội dung

Mục đích của đề tài Mục đích của tôi trong đề tài này là nghiên cứu các địa danh tâm linhcủa thành phố Huế trên các phương diện định danh, đặc điểm về mặt cấutạo, đặc điểm ý nghĩa cùng n

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA NƯỚC NGOÀI

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS TRƯƠNG THỊ NHÀN

Huế, 2014

Trang 2

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bảnthân Các số liệu trong luận văn có được là trung thực và chưatừng công bố trong bất kỳ công trình nào khác Nếu có kế thừakết quả nghiên cứu của các tác giả khác thì đều có trích dẫn cụthể, rõ ràng.

Tác giả luận văn

Hoàng Thị Thúy

Trang 3

được sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của các thầy cô, giađình, bạn bè và các phòng ban liên quan Tôi xin bày tỏlòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến:

Ban giám hiệu, Phòng đào tạo sau đại học, Khoa Ngữvăn, Đại học Khoa học Huế đã tạo mọi điều kiện thuận lợigiúp đỡ tôi trong thời gian học tập và hoàn thành luận văn

TS Trương Thị Nhàn, cô giáo hướng dẫn, người cô kínhmến đã hết lòng giúp đỡ, động viên và tạo mọi điều kiệnthuận lợi cho tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văntốt nghiệp

Cuối cùng, tôi xin dành sự biết ơn sâu sắc tới gia đình

đã luôn ủng hộ, động viên và luôn là hậu phương vữngchắc để hỗ trợ, tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi có thể yêntâm học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này

Tác giả luận văn

Hoàng Thị Thúy

Trang 4

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Lời cảm ơn

Mục lục

Danh mục bảng

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 8

1.1 Khái quát về địa danh 8

1.1.1 Khái niệm địa danh 8

1.1.2 Chức năng của địa danh 9

1.1.3 Phân loại địa danh 11

1.2 Khái niệm từ và cụm từ 13

1.2.1 Khái niệm từ và đặc điểm cấu tạo từ tiếng Việt 13

1.2.2 Khái niệm cụm từ và cấu tạo cụm từ trong tiếng Việt 15

1.3 Các khái niệm tâm linh, địa danh tâm linh 16

1.3.1 Khái niệm tâm linh 16

1.3.2 Khái niệm địa danh tâm linh 17

1.4 Mối quan hệ giữa tâm linh, tín ngưỡng và tôn giáo 17

1.4.1 Khái niệm tín ngưỡng 17

1.4.2 Khái niệm tôn giáo 18

1.4.3 Mối quan hệ giữa tâm linh, tín ngưỡng và tôn giáo 19

1.5 Mối quan hệ giữa văn hóa và ngôn ngữ 20

1.5.1 Khái niệm văn hóa 20

1.5.2 Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa 21

Trang 5

1.6.1 Về mặt địa lý 22

1.6.2 Lịch sử và tên gọi 23

1.6.3 Văn hóa Huế 24

CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ CỦA ĐỊA DANH TÂM LINH Ở THÀNH PHỐ HUẾ 26

2.1 Thống kê và phân loại địa danh 26

2.1.1.Thống kê địa danh 26

2.1.2 Phân loại địa danh 27

2.2 Đặc điểm ngôn ngữ của địa danh tâm linh ở thành phố Huế 29

2.2.1 Đặc điểm về nguồn gốc ngôn ngữ của địa danh tâm linh ở thành phố Huế 29

2.2.2 Đặc điểm về hình thức của địa danh 30

2.2.3 Đặc điểm về nội dung của địa danh 39

2.2.4 Đặc điểm về phương thức định danh 51

CHƯƠNG 3 ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA CỦA ĐỊA DANH TÂM LINH Ở THÀNH PHỐ HUẾ 58

3.1 Địa danh mang dấu ấn tôn giáo, tín ngưỡng 58

3.2 Địa danh thể hiện dấu ấn kiến trúc 62

3.3 Địa danh thể hiện dấu ấn lịch sử 64

3.4 Địa danh thể hiện đặc trưng phương ngữ thành phố Huế 69

3.5 Địa danh thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân 74

KẾT LUẬN 78

TÀI LIỆU THAM KHẢO 80 PHỤ LỤC

Trang 6

Số hiệu

2.1 Thống kê số lượng địa danh tâm linh ở thành phố Huế 262.2 Phân loại địa danh theo tôn giáo, tín ngưỡng 272.3 Phân loại địa danh theo tiêu chí nguồn gốc ngôn ngữ 292.4 Phân loại địa danh theo tiêu chí cấu tạo 362.5 Bảng phân loại địa danh theo tiêu chí trường nghĩa 492.6 Phân loại địa danh theo tiêu chí phương thức định danh 52

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Địa danh là một phạm trù phản ánh nhiều khía cạnh địa lý, lịch sử, vănhóa, xã hội… Địa danh cũng được xem là những tấm bia lịch sử, văn hóabằng ngôn ngữ Chính vì vậy, để hiểu rõ một vùng đất nào đó ta không thểkhông quan tâm đến địa danh

Địa danh là một đơn vị được cấu tạo từ chất liệu ngôn ngữ, nó là lớp từngữ nằm trong từ vựng của một ngôn ngữ, được dụng để đặt tên cho các đốitượng địa lý có vị trí xác định trên bề mặt Trái đất Trong quá trình ra đời, tồntại, phát triển địa danh luôn hoạt động và chịu sự tác động theo cơ chế hoạtđộng của ngôn ngữ

Nghiên cứu địa danh giúp soi sáng nhiều mặt cho các ngành khác củakhoa học ngôn ngữ như ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và phương ngữ học.Không những thế, địa danh còn có tính bảo lưu mạnh mẽ, địa danh vẫn có thểtồn tại mặc dù đối tượng mà nó định danh không tồn tại nữa Các nhà nghiêncứu đã gọi địa danh là những “hóa thạch”, những “trầm tích” để ta lần mở lạiquá khứ Có thể coi địa danh là mảnh đất màu mỡ luôn hứa hẹn cho ngườinghiên cứu những phát hiện bất ngờ, thú vị

Mặt khác, địa danh bao giờ cũng có những mối quan hệ gắn bó, nhữngảnh hưởng, tác động qua lại với văn hóa, lịch sử, địa lý và dân cư nơi nó tồntại Nghiên cứu địa danh trong những mối quan hệ với các mặt có liên quan,giúp phác thảo bức tranh toàn cảnh về cơ cấu và sự giao thoa giữa các yếu tố

có ảnh hưởng lẫn nhau trên một vùng đất, từ quá khứ đến hiện tại Không thểhiểu đúng địa danh nếu không sử dụng những tri thức về ngôn ngữ

Chịu sự ảnh hưởng, tác động của những đặc điểm về địa lý, lịch sử nềnvăn hóa của Huế vừa có những nét của tầng văn hóa Việt, văn hóa Hán vànhững nét của văn hóa Chăm còn được lưu giữ Đặc biệt Huế được coi là “thủ

Trang 8

đô Phật giáo” của Việt Nam, nơi đây còn là cố đô của nước Việt nên văn hóacủa thành phố Huế vừa mang bản sắc văn hóa dân tộc vừa có những giao thoavăn hóa Phương Tây.

Thành phố Huế là địa phương có đặc điểm về ngôn ngữ, lịch sử, vănhóa tương đồng với nhiều địa phương ở vùng Bắc Trung Bộ Vì vậy, nghiêncứu địa danh tâm linh ở thành phố Huế giúp ta có cái nhìn khá toàn diện vềđặc điểm địa danh tâm linh của khu vực miền Trung cũng như của Việt Nam

Là người đang sinh sống và làm việc tại thành phố Huế, nhận thấy rõnhững giá trị văn hóa và lịch sử đặc biệt là những nét văn hóa tâm linh củavùng đất này Chính vì thế, tôi mạnh dạn vận dụng những kiến thức ngôn ngữhọc vào việc nghiên cứu địa danh tâm linh ở thành phố Huế để từ đó thấy rõthành phố Huế là nơi hội tụ của nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, vừa lànơi có bề dày lịch sử với những nét văn hóa truyền thống đặc sắc

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Nghiên cứu về địa danh đã có lịch sử từ lâu đời Có thể thấy, ngay từtrước Công nguyên con người đã bắt đầu quan tâm đến địa danh Tuy nhiên, ởgiai đoạn này người ta mới chỉ dừng lại ở việc sưu tầm, thống kê địa danh.Tiên phong trong lĩnh vực xây dựng hệ thống lý thuyết về địa danh là các nhàđịa danh học Xô Viết Cụ thể, N I Niconovl (1964) trong “Các khuynhhướng nghiên cứu địa danh” và E.M.Murazev (1964) trong “Những khuynhhướng nghiên cứu địa danh học” đã cùng quan tâm đến vấn đề khuynh hướngnghiên cứu chung

Cùng góp phần cho sự sáng tỏ về lý thuyết có A I Popov (1964) đưa ra

“Những nguyên tắc cơ bản của nghiên cứu địa danh”, trong đó chú trọng 2nguyên tắc chính là phải dựa vào tư liệu lịch sử của các ngành ngôn ngữ học,địa lý, lịch sử học và phải thận trọng khi sử dụng phương pháp thành tố đểphân tích ngữ vi của địa danh Ngoài ra còn có Iu A Kapenco (1964) với

Trang 9

những suy nghĩ khi “Bàn về địa danh học đồng đại” N V PodonXKajatrong phân tích lý giải “Địa danh mang những thông tin gì” cũng đã góp thêmnhững ý kiến cho sự nghiên cứu địa danh, đi sâu vào bản chất bên trong củađối tượng Tác phẩm đã đặt ra những vấn đề vừa mang tính vụ thể vừa mangtính khái quát tổng hợp cao Ngoài các nhà địa danh học người Xô Viết, cácnhà địa danh ở các nước khác cũng đã góp phần vào sự phong phú, đa dạngcủa lĩnh vực này C-Rostaing (1965) với “Les noms de lieux” đã chú trọngtrong việc nêu ra hai nguyên tắc nghiên cứu địa danh là phải tìm các hình thức

cổ của từ cấu tạo địa danh và muốn biết từ nguyên của địa danh đó thì phảidựa trên kiến thức ngữ âm của địa phương

Nghiên cứu địa danh học có những cuốn sách sưu tầm địa danh nổi tiếngnhư “Hán thư” của Ban Cố thời Đông Hán, “Thủy Kinh chú” của Lê ĐạiNguyên thời Bắc Ngụy

Ở Việt Nam, việc nghiên cứu địa danh cũng ra đời từ khá sớm và để lạicho chúng ta nhiều tài liệu quý, nhiều công trình có giá trị Nhiều nhà sử học,địa phương học đã dày công tìm hiểu tên đất, tên người, phục vụ cho nhữngcông trình nghiên cứu như: “Ô Châu cận lục” của Dương Văn An (viết năm1555) “Phủ biên tạp lục” của Lê Quý Đôn (viết vào thế kỷ XVIII)

Thời Pháp thuộc, nhiều nhà nghiên cứu chuyên tâm hơn về địa danhnhưng hầu hết tác phẩm của họ chỉ nhằm phục vụ cho một mục đích khác,một ngành khác không phải cho địa danh học thuần túy

Mãi cho đến những năm sau Cách mạng Tháng Tám, các vấn đề liênquan đến địa danh mới được chú ý quan tâm Từ những bài nghiên cứu có quy

mô nhỏ “Thử bàn về địa danh Việt Nam” của Trần Thanh Tâm đến nay đãxuất hiện những công trình mang tính chuyên khảo về địa danh như “Địadanh thành phố Hồ Chí Minh” của Lê Trung Hoa, “Đặc điểm địa danh thànhphố Hải Phòng” của Nguyễn Kiên Trường Đây là những công trình nghiên

Trang 10

cứu địa danh đã cung cấp các khái niệm và phương pháp giúp chúng tôinghiên cứu đề tài này.

Thành phố Huế là vùng đất hình thành rất sớm, với bề dày về văn hóa,lịch sử đã tạo nên cho mình một nét văn hóa đặc sắc trong đó có văn hóa địnhdanh cho sự vật Là kinh đô của vương triều Nguyễn, Huế vừa là nơi hội tụ củanhững tinh hoa văn hóa Việt vừa là điểm giao thoa đậm nét của văn hóa Hán,văn hóa Chăm và văn hóa Âu Châu Nơi đây được xem là thủ đô Phật giáo củaViệt Nam cũng là nơi in dấu của nhiều tôn giáo khác như Thiên Chúa giáo, đạoCao Đài Vì vậy, các địa danh tâm linh của Huế rất phong phú

Tuy nhiên, từ trước tới nay khi nghiên cứu địa danh về Huế các tác giảthường tiếp cận ở các mặt như “Tên làng xã Thừa Thiên Huế qua các thời kỳlịch sử” – Trần Đại Vinh (2002) hay khóa luận tốt nghiệp của Trần Thị Mai

“Địa danh văn hóa lịch sử - danh thắng trên báo Thừa Thiên Huế” Mới đâynhất là luận án tiến sĩ của Trần Văn Sáng “Địa danh có nguồn gốc dân tộcthiểu số ở tây Thừa Thiên Huế” Các công trình nghiên cứu về các địa danhtâm linh của Huế thường được tiếp cận dưới cái nhìn của triết học hoặc sưutầm với mục đích phục vụ du lịch chứ chưa có tác phẩm nào phản ánh dướigóc nhìn ngôn ngữ học

Vì vậy, với đề tài này tôi muốn tiếp cận và nghiên cứu địa danh tâmlinh ở thành phố Huế dưới góc nhìn ngôn ngữ học để góp phần hoàn thiện cáinhìn đa chiều về địa danh của Thừa Thiên Huế nói chung và địa danh tâm linhcủa thành phố Huế nói riêng

3 Mục đích của đề tài

Mục đích của tôi trong đề tài này là nghiên cứu các địa danh tâm linhcủa thành phố Huế trên các phương diện định danh, đặc điểm về mặt cấutạo, đặc điểm ý nghĩa cùng như những đặc trưng văn hóa qua mối quan hệđịa danh với lịch sử, địa lý, phương ngữ Đề tài xin đưa ra những nét đặc

Trang 11

sắc trong một nền văn hóa đa dạng và có bề dày của một quá trình pháttriển Đồng thời sẽ thấy được nguồn gốc của những sinh hoạt văn hóa dângian, những tín ngưỡng nằm sâu thẳm trong đời sống tâm linh của ngườidân xứ Huế Từ đó thấy được sự giao thoa giữa ngôn ngữ với văn hóa vàlịch sử của vùng đất này.

Thông qua việc thu thập miêu tả phân tích các địa danh tâm linh ởthành phố Huế, tôi hy vọng sẽ góp phần hoàn chỉnh kiến thức nghiên cứu địadanh văn hóa của Việt Nam nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng Côngtrình nghiên cứu có ý nghĩa khái quát một cách có hệ thống các địa danh gópphần lưu giữ những tài liệu quý giá cho thành phố Huế Qua đó, quảng bánhằm tôn vinh nét đẹp truyền thống của cố đô Huế

4 Đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng của bài luận văn là những đặc điểm về ngôn ngữ và văn hóacủa các địa danh tâm linh trên địa bàn thành phố Huế

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Hệ thống các địa danh tâm linh ở thành phố Huế như đền, chùa, nhàthờ, niệm phật đường, đàn, điện, thánh thất, không tính đến các lăng tẩm, ammiếu nhỏ và nhà thờ họ

4.3 Nhiệm vụ nghiên cứu

Với đề tài này, tôi muốn hoàn thành được nhiệm vụ quan trọng cả về lýluận và thực tiễn

Thứ nhất, nghiên cứu các vấn đề về lý luận, đề tài này sẽ bổ sung thêmnhững lý luận về địa danh, qua đó đưa ra những khái niệm, những lý thuyết

về địa danh

Thứ hai, về mặt thực tiễn, đề tài sẽ góp phần vào việc nghiên cứu cácngành khoa học khác như địa lý, giáo dục, lịch sử, văn hóa Và đây cũng là

Trang 12

sự khám phá trước những nét hấp dẫn riêng biệt của các địa danh tâm linh củathành phố Huế Qua đây, cũng góp phần phản ánh những nét đẹp truyền thốngcủa quê hương, từ đó có ý nghĩa giáo dục cho thế hệ trẻ niềm tự hào về quêhương đất nước và sẽ có cách giữ gìn trân trọng, phát huy.

5 Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu

5.1 Phương pháp nghiên cứu

Do đặc điểm của địa danh học nói chung, khi nghiên cứu đề tài nàychúng tôi sẽ sử dụng phương pháp quy nạp Tức là phải đi từ các cứ liệu cụthể, mô tả các sự kiện, sau đó rút ra nhận xét và kết luận khái quát

Bên cạnh đó, phương pháp phân tích tổng hợp là phương pháp baotrùm sẽ sử dụng trong luận văn

Trong quá trình thu thập cứ liệu, tôi xin được sử dụng phương phápđiền dã thực tế sau đó là các phương pháp thống kê, phân tích theo địnhlượng, định tính

Một phương pháp quan trọng nữa là phương pháp miêu tả ngôn ngữ.Trong luận văn còn sử dụng phương pháp so sánh lịch sử để thấynhững biến đổi mang tính quy luật (do ảnh hưởng của lịch sử, văn hóa) củacác địa danh tâm linh của thành phố Huế

Ngoài ra, trong quá trình làm việc chúng tôi sẽ sử dụng kết hợp cácphương pháp liên ngành của văn hóa học, xã hội học

5.2.Tư liệu nghiên cứu

Để thực hiện tốt đề tài, chúng tôi tham khảo tư liệu từ các tạp chí, sáchbáo, luận văn có liên quan

Bên cạnh đó, nguồn tư liệu lưu trữ hoàn chỉnh của các phường thuộcthành phố Huế, tư liệu do học viện Phật giáo, tổng giáo phận Huế, trung tâm bảotồn di tích cố đô cung cấp… Đây là nguồn tài liệu quan trọng vì có tính minh xáccao, đảm bảo tính pháp lý cho những điều được trình bày trong luận văn

Trang 13

Đối với việc thống kê số liệu xin được phép thống kê địa danh ở thời điểmhiện tại.

Từ những cứ liệu thu thập được chúng tôi sẽ tiến hành phân loại địadanh và đi sâu vào phân tích những đặc điểm ngôn ngữ - văn hóa của vùngđất được thể hiện qua tên gọi của địa danh

6 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Khi thực hiện đề tài này tôi mong muốn sẽ có những đóng góp cả vềmặt khoa học và thực tiễn

Về mặt khoa học: luận văn sẽ làm sáng tỏ một số vấn đề về địa danh vàđịa danh tâm linh

Về mặt thực tiễn: luận văn làm sáng tỏ những đặc điểm về ngôn ngữ vàvăn hóa của địa danh trên nhưng bình diện như kiến trúc, lịch sử, đặc trưngphương ngữ, dấu ấn tôn giáo, tín ngưỡng

Bước đầu luận văn nghiên cứu những đặc điểm về ngôn ngữ và văn hóacủa địa danh trong mối quan hệ với địa lý, lịch sử của thành phố Huế

Đây sẽ là nguồn tư liệu bổ ích, góp phần bổ sung vào kho tàng lý luậnnghiên cứu địa danh nói chung và địa danh thành phố Huế nói riêng

Qua việc tìm hiểu những đặc điểm văn hóa thể hiện trong địa danh mộtlần nữa luận văn chỉ rõ sự tương đồng về văn hóa và những sự tiếp xúc ngônngữ trên các bình diện ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp của thành phố Huế

7 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục,nội dung luận văn gồm 3 chương

Chương 1: Cơ sở lý luận

Chương 2: Đặc điểm ngôn ngữ của địa danh tâm linh ở thành phố HuếChương 3: Đặc điểm văn hóa của địa danh tâm linh ở thành phố Huế

Trang 14

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Khái quát về địa danh

1.1.1 Khái niệm địa danh

Cho đến nay, đã có nhiều người đề cập tới, nhưng khái niệm địa danhvẫn chưa tìm ra được một sự thống nhất tuyệt đối Từ thực tế nhận thấy,mỗi vùng đất, mỗi sự vật đều được gắn với một tên gọi riêng Những têngọi này tồn tại trong vốn từ vựng của các ngôn ngữ khác nhau trên thế giới.Trong thuật ngữ quốc tế, những tên gọi địa lý ấy là “toponym”, khi dịchsang tiếng Việt có nghĩa là “địa danh” hay “tên riêng chỉ đối tượng địa lý”.Phân ngành chuyên nghiên cứu về nguồn gốc, ý nghĩa và quá trình biến đổicủa địa danh gọi là địa danh học (topynymy) Theo Kadmon, thuật ngữ

“toponymy” có nguồn gốc từ Hy Lạp “topos” (name: tên gọi) và onymahay “onoma” (place: nơi chốn)

Qua nghiên cứu có thể nhận thấy, có nhiều quan điểm khác nhau về địadanh, tiêu biểu như:

A-V Superans Kaja, nhà ngôn ngữ học người Nga trong cuốn “Địadanh là gì” đã đưa ra định nghĩa: “Địa danh là những từ ngữ biểu thị tên gọicác địa điểm, mục tiêu địa lý có vị trí xác định trên bề mặt trái đất” và ôngcũng chỉ rõ “Những địa điểm, mục tiêu địa lý đó là những vật thể tự nhiên haynhân tạo với sự định vị xác định trên bề mặt trái đất, từ những vật thể lớn nhất(các lục địa và đại dương) cho đến những vật thể nhỏ nhất (các ngôi nhà,vườn cây đứng riêng rẽ) đều có tên gọi Khác với những vật thể thông thường,những mục tiêu địa lý có hai loại tên: Tên chung để xếp chúng vào hệ thống

cả khái niệm nào đó (núi, sông, thành phố, làng mạc) và tên riêng biệt củatừng vật thể” [22, tr.13]

Trang 15

Nguyễn Văn Âu xét từ góc độ ngôn ngữ - Địa lý- Văn hóa đã đưa raquan điểm: “Địa danh là tên đất gồm sông, núi, làng mạc… hay tên đất cácđịa phương” [2, tr.5].

Với cách tiếp cận địa danh từ góc độ ngôn ngữ Lê Trung Hoa đã đưa rađịnh nghĩa: “Địa danh là những từ hoặc ngữ cố định được dùng làm tên riêngcủa các địa hình thiên nhiên, các đơn vị hành chính, các vùng lãnh thổ (không

có ranh giới rõ ràng) và các công trình xây dựng thiên nhiên về không gianhai chiều” [15, tr.9]… Nguyễn Kiên Trường thì cho rằng: “Địa danh là tên chỉcác đối tượng địa lý tự nhiên và nhân văn có vị trí xác định trên bề mặt tráiđất” [25, tr.16] Trần Văn Dũng thì lại đưa ra định nghĩa: Địa danh là tên gọinhững đối tượng địa lý tự nhiên và địa lý do con người kiến tạo

Trần Văn Sáng trong luận án tiến sĩ: “Địa danh có nguồn gốc ngôn ngữdân tộc thiểu số ở Tây Thừa Thiên Huế”, đã đưa ra quan niệm: “Địa danhchính là những từ, cụm từ được sử dụng để gọi tên các đối tượng không gianđịa lý, các đặc trưng địa hình, địa vật nào đó Địa danh có tác dụng khu biệt,định vị chính những đối tượng, không gian địa lý, những đặc trưng địa hình,địa vật được gọi tên đó với những đối tượng, không gian địa lý, những đặctrưng địa hình địa vật khác trong môi trường xung quanh” [20, tr.19]

Tiếp thu những ý kiến của các học giả đi trước và hiểu biết từ thực tế,

chúng tôi xin đưa ra quan niệm về địa danh: Địa danh là những từ hoặc ngữ

cố định, được dùng để gọi tên cho các đối tượng địa lý, không gian địa lý, các đặc trưng địa hình địa vật nào đó.

1.1.2 Chức năng của địa danh

Có thể thấy, xét từ góc độ ngôn ngữ học địa danh có các chức năng như sau:

* Chức năng định danh sự vật

Chức năng định danh của địa danh được thể hiện ở chỗ: Nếu thừa nhậnngôn ngữ là một hệ thống các đơn vị thì địa danh cũng như từ, cụm từ, địa

Trang 16

danh cũng là các đơn vị định danh Chúng làm thành một tiểu hệ thống riêngbiệt và nằm trong hệ thống các đơn vị định danh ấy Dễ dàng nhận thấy, nếunhư mất đi những tên riêng, mất đi những địa danh là con người đã mất đinhững gì được gọi là dấu hiệu khu biệt giữa những thực thể cùng tồn tại trongthế giới, và từ đó sẽ mất đi cả cái khung định vị, khung quy chiếu quan trọngtrong môi trường sống của mình Như vậy, chức năng định danh sự vật làchức năng quan trọng của tên riêng và địa danh.

* Chức năng cụ thể hóa, cá thể hóa đối tượng

Địa danh là tên gọi riêng của các đối tượng địa lý nên nó có chức năng

cụ thể hóa, cá thể hóa đối tượng Khi nói về chức năng cụ thể hóa, cá thể hóađối tượng Superans Kaja đã nhận định: “Ý nghĩa là chức năng đầu tiên, cũng

là chức năng cơ bản nhất, quan trọng nhất của địa danh – đó là ấn định một vịtrí, một điểm trên bề mặt trái đất” [22, tr.1] Và chức năng chính của địa danh

đó là “phân biệt các đối tượng địa lý Chức năng đó thực hiện tốt như nhau,

kể cả ở địa danh mà ta biết rõ nguồn gốc, cũng như ở các địa danh mà ý nghĩacủa nguồn gốc từ đã bị xóa nhòa” [22, tr.82]

* Chức năng phản ánh

Địa danh là sản phẩm có ý thức của con người Mỗi địa danh ra đờitrong một hoàn cảnh xã hội và lịch sử nhất định, cụ thể Vì vậy, địa danh cóthể được xem là những tấm bia lịch sử, văn hóa bằng ngôn ngữ Những sựkiện lịch sử, những nét đặc trưng văn hóa từng vùng, miền và cả những ước

mơ, nguyện vọng của nhân dân đều được phản ánh rõ nét qua địa danh

* Chức năng bảo tồn

Khi thu nhận vào mình những thành tố mới, mang tính chất thời sự đốivới mỗi thời kỳ “các địa danh dường như đã “đóng hộp” bảo quản chúng đểlưu giữ cho một thời gian lâu dài” [22, tr.86] Và có lẽ, “mỗi tên gọi, dù tacảm thấy nó đơn giản và buồn chán đến đâu, cũng là một nhân chứng của một

Trang 17

sự kiện đã trôi qua, nó phản ánh nếp sống, sinh hoạt, phong tục tập quán, côngviệc làm ăn, thế giới quan của tổ tiên chúng ta” [22,tr.108] Thật có lý khi chorằng: “các địa danh gắn bó với đời sống văn hóa bằng hàng trăm sợi chỉ vôhình, vì thế mỗi địa danh đều có thể được coi như một di tích văn hóa của thờiđại mình” [22,tr.118].

Như vậy, trong bốn chức năng của địa danh thì chức năng định danh vàchức năng cụ thể hóa, cá thể hóa đối tượng được xem là chức năng bản chất, gắn

bó với thuộc tính ngôn ngữ của địa danh Hai chức năng phản ánh và bảo tồn cóthể được xem là chức năng bổ sung, gắn với thuộc tính văn hóa của địa danh

1.1.3 Phân loại địa danh

Vấn đề phân loại địa danh là một vấn đề hết sức phức tạp Cho đến nay,vẫn chưa có một cách phân loại nào tối ưu cho mọi công trình nghiên cứu Tùyvào hướng tiếp cận mỗi nhà nghiên cứu sẽ chia địa danh theo một cách riêng

A Dauzat trong “La topony mite Française” (1948) dựa vào tiêu chínguồn gốc ngôn ngữ đã chia địa danh thành 4 loại:

1) Địa danh có cơ sở tiền Ấn Âu

2) Địa danh có các từ nguyên Gô-loa La Mã

3) Địa danh từ tiền Latin về nước trong thủy danh học

4) Địa danh Gô-loa La Mã của vùng Auvergne và Velay

Ch Rostaing trong “Les noms des lieux” lấy tiêu chí sự kết hợp giữa nguồngốc ngôn ngữ và đối tượng địa lý để phân loại địa danh thành 11 loại khác nhau

A.V Superans Kaja trong “Địa danh là gì” đã chia địa danh thành 8loại bao gồm: Điểm dân cư (Oiconim); Địa điểm phi dân cư (micro toponim);Tên gọi sông (ghidronim); Tên gọi núi (Oronim); Tên đường phố (hidronim);Tên mạng lưới giao thông (dromonim); Tên quảng trường (agronim); Tên cáccông trình bên trong đường phố (urbanonim)

Trang 18

Trong khi nghiên cứu, nhiều nhà địa danh học Việt Nam đã đưa ra cáchphân loại của mình.

Nguyễn Văn Âu trong “Một số vấn đề về địa danh học Việt Nam” đãđưa ra cách phân loại địa danh, kiểu địa danh và các dạng địa danh Theo ông,

có 2 loại địa danh là địa danh tự nhiên và địa danh kinh tế - xã hội Từ 2 loạinày, ông lại chia thành 7 kiểu địa danh là thủy danh, sơn danh, lâm danh, làng

xã, huyện thị, tỉnh thành phố, quốc gia Từ 7 kiểu đó lại tiếp tục được chiathành 11 dạng địa danh nhỏ hơn là sông, ngòi, hồ đầm, hải đảo, đồi núi, rừng

rú, truông trảng, làng xã, quận huyện, tỉnh, thành phố và quốc gia Có thểthấy, cách phân loại này không dựa vào đặc điểm địa lý xã hội Vì vậy, kếtquả thiếu logic, không đưa ra một trật tự có tính chất khái quát để nghiên cứuđịa danh từ góc độ ngôn ngữ học

Lê Trung Hoa trong công trình “Nguyên tắc và phương pháp nghiêncứu địa danh”, đã dựa vào đối tượng và căn cứ vào tiêu chí tự nhiên và không

tự nhiên chia địa danh thành 2 nhóm là địa danh tự nhiên và địa danh không

tự nhiên Trong nhóm địa danh không tự nhiên lại được chia thành 3 nhómnhỏ hơn là: địa danh chỉ các công trình xây dựng, địa danh chỉ các đơn vịhành chính, địa danh chỉ các vùng lãnh thổ không có ranh giới rõ ràng

Phan Xuân Đạm tiếp thu ý kiến của các tác giả đi trước và khắc phụcnhững gì bất ổn, đã chia địa danh theo thành tố chung và phân thành cáctrường từ vựng – ngữ nghĩa theo tiêu chí tự nhiên và không tự nhiên Ông đãchia địa danh Nghệ An thành 2 loại lớn, 5 kiểu loại nhỏ và 91 dạng

Dẫu biết tuy là khó khăn, nhưng việc phân loại địa danh theo ngữnguyên là hết sức cần thiết Đối với đề tài “Đặc điểm ngôn ngữ - văn hóa củađịa danh tâm linh ở thành phố Huế”, chúng tôi xin trình bày cách phân loạiđịa danh tiêu chí tự nhiên và không tự nhiên Như vậy, theo chúng tôi địa

Trang 19

danh tâm linh ở thành phố Huế thuộc loại địa danh không tự nhiên và xét vềmặt ngữ nguyên thì đây là những địa danh có ý nghĩa rõ ràng

Theo F de Saussure thì: “… từ là một đơn vị luôn luôn ám ảnh tưtưởng chúng ta như một cái gì đó trung tâm trong toàn bộ cơ cấu ngôn ngữ,mặc dù khái niệm này khó định nghĩa” [21, tr.21]

F.F Fortunator đã định nghĩa: “từ là bất cứ âm nào của lời nói, trong ngônngữ từ có một ý nghĩa ngữ pháp khác với ý nghĩa của những âm cùng là từ khác”

E Sapir lại đưa ra định nghĩa: “Từ là một đoạn nhỏ nhất có ý nghĩa hoàntoàn độc lập và bản thân nó có thể làm thành một câu tối giản” [12, tr.23]

V M Zhirmunsskiy lại cho rằng: “Từ là một đơn vị nhỏ nhất của ngônngữ, độc lập về ý nghĩa và hình thức” [12, tr.23]

Đến với vấn đề từ, các nhà ngôn ngữ học Việt Nam cũng có nhiều ý kiếnkhác nhau, và việc phân biệt đâu là từ, cụm từ cũng còn mập mờ, không rõ ràng

Đỗ Hữu Châu đã nhận định: “Từ tiếng Việt là những phân đoạn ngữ âm

cố định phản ánh một cách trực tiếp theo quan hệ 1/1 số lượng hình vị vàphương thức cấu tạo”

Trang 20

Võ Đức Nghiệu thì định nghĩa từ tiếng Việt như sau: “Từ là đơn vị nhỏnhất có nghĩa, có kết cấu vỏ ngữ âm bền vững, hoàn chỉnh, có chức năng gọitên, được vận dụng độc lập, tái hiện tự do trong lời nói để tạo câu”.

Trong khi đó, Nguyễn Thiện Giáp lại nêu quan niệm: “từ của tiếng Việt

là một hoặc một số âm tiết cố định, bất biến, mang những đặc điểm ngữ phápnhất định, tất cả ứng với một kiểu ý nghĩa nhất định lớn nhất trong tiếng Việt

và nhỏ nhất để cấu tạo câu” [12, tr.16]

Nguyễn Kim Thản định nghĩa: “Từ là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ”

Để nhận diện và phân tích cấu tạo của địa danh trong luận văn, chúngtôi xin được dựa vào định nghĩa của PGT TS Hoàng Tất Thắng trong “Cơ sởngôn ngữ học” đã viết: “Từ là đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ, có tính thốngnhất về hình thức và độc lập về ý nghĩa” [27, tr.126]

Chính tính hoàn chỉnh về ý nghĩa và khả năng tách biệt của từ là cơ sở

để phân biệt từ và các bộ phận tạo thành của từ (thán từ, phụ tố, thành tố của

từ ghép…) và phân biệt với các tổ hợp vốn do các từ tạo thành (cụm từ)

* Đặc điểm cấu tạo từ trong tiếng Việt

Trong tiếng Việt, hình vị là đơn vị cấu tạo từ Hình vị là hình thức ngữ

âm có nghĩa nhỏ nhất được dùng để tạo ra các từ theo phương thức cấu tạo từcủa tiếng Việt

Phương thức cấu tạo từ là: cách thức mà ngôn ngữ tác động vào hình vị

để tạo ra các từ Trong tiếng Việt có các phương thức như: phương thức từhóa hình vị, phương thức láy hình vị, phương thức ghép hình vị

+ Từ hóa hình vị: là phương thức tác động vào bản thân một hình vị,làm cho nó có những đặc điểm ngữ pháp và ý nghĩa của từ Biến hình vị thành

từ mà không thêm, bớt gì vào hình thức của chúng

Ví dụ: hình vị Đi  từ đi

Trang 21

+ Láy hình vị: là phương thức tác động vào một hình vị cơ sở làm xuấthiện một hình vị láy giống nó một bộ phận hay toàn bộ về âm thanh Cả hình

vị cơ sở và hình vị láy sẽ tạo thành một từ

Từ = A + A’ Ví dụ: Lơ thơ = lơ + thơ

+ Ghép hình vị: là phương thức tác động vào hai hoặc hơn hai hình vị

có nghĩa, kết hợp chúng với nhau để tạo ra một từ (mang đặc điểm ngữ pháp

và ý nghĩa giống như một từ)

Từ = A + B Ví dụ: Áo quần = áo + quần

1.2.2 Khái niệm cụm từ và cấu tạo cụm từ trong tiếng Việt

* Khái niệm cụm từ

Khi các từ kết hợp với nhau theo quan hệ khác nhau sẽ tạo ra các đơn

vị cú pháp Đơn vị cú pháp nhỏ nhất chính là cụm từ Cụm từ là những tổ hợpgồm từ hai từ trở lên, trong đó có ít nhất một thực từ

- Đặc điểm chủ yếu của cụm từ

+ Có thể tái hiện trong lời nói như từ

+ Về mặt ngữ nghĩa, cụm từ cũng biểu hiện các hiện tượng của thực tếkhách quan

Trang 22

những từ trong ngôn ngữ Chúng có tính hoàn chỉnh về nội dung và hình thứcđược dùng để cấu tạo câu Cụm từ cố định mang tính biểu trưng, tính dân tộc,tính biểu thái, tính hình tượng và tính cụ thể.

* Đặc điểm cấu tạo cụm từ trong tiếng Việt

Ở đây chúng tôi xem cụm từ cố định như những đơn vị từ nên việc xemxét cấu tạo chỉ xin bàn luận về cụm từ tự do Mô hình cấu trúc của cụm từ là:

Phần phụ trước + phần trung tâm + phần phụ sau

Trong khi nghiên cứu, các tác giả đã phân biệt ba loại cụm từ: Cụm từliên hợp, cụm từ chính phụ và cụm từ chủ vị

1.3 Các khái niệm tâm linh, địa danh tâm linh

1.3.1 Khái niệm tâm linh

Khi được bàn về khái niệm tâm linh, đã có nhiều người đưa ra nhữngquan điểm khác nhau

Theo Osho, một bậc thầy tâm linh thế kỷ 20 thì: “Tâm linh là không bịđồng nhất với những gì bạn thấy, cái gì có thể là một đối với bạn- sao chochung cuộc bạn chỉ còn là chủ thể Tính chủ quan thuần khiết là tâm linh…Với tôi tâm linh là sống một cách toàn bộ, mãnh liệt, đốt cháy ngọn đuốc củabạn từ hai đầu”

Theo quan niệm của Phật giáo thì tâm linh nghĩa là:

“Chỉ cho cái gì cao cả nhất, sâu sắc nhất trong tâm người”

Theo Từ điển tiếng Việt của viện ngôn ngữ học do Hoàng Phê chủ biên

thì tâm linh là: “Khả năng biết trước được một biến cố nào đó sẽ xảy ra vớimình, theo quan niệm duy tâm (ít dùng), tâm hồn, tinh thần”

Liên quan đến tâm linh, tiếng Anh có hai thuật ngữ là Spiritualisn (duylinh luận) và spiritism (thông linh luận) Duy linh luận là niềm tin tôn giáo,triết học về sự tồn tại sau cái chết Thông linh luận giả định về một số hiệntượng liên quan đến sự can thiệt của người chết

Trang 23

Từ e dè, nghi ngại, “tâm linh” trở thành một từ thường xuyên được sửdụng, tuy nó có nội dung rất phiếm định và mơ hồ Dù có ý thức rõ ràng haykhông, chúng ta đều hiểu “tâm” như nguồn gốc phát sinh, như người đạo diễn

ẩn diện, như nguyên lý động lực học của tư duy, tình cảm, ý chí, ham muốn…tóm lại của mọi hoạt động hay đời sống tinh thần “Linh” hay linh thiêng cótác dụng hay hiệu lực “vật chất” lên đời sống của con người hay tồn tại củavật thể Tâm linh là cái tâm phiếm hình nhưng lại có hiệu lực linh

1.3.2 Khái niệm địa danh tâm linh

Như trên đã trình bày về khái niệm tâm linh, từ khái niệm đó, chúng ta

có thể rút ra được thế nào là địa danh tâm linh

Địa danh tâm linh là những địa danh luôn mang trong mình sức hấp dẫnbởi giá trị về mặt tâm linh nhất định Đời sống tâm linh chứa đựng những nétđẹp văn hóa của cả dân tộc, hay in dấu những sự kiện lịch sử nổi bật và đặc biệt

là những ước nguyện của con người Chính vì vậy, địa danh tâm linh là nơi conngười thể hiện nét đẹp văn hóa cũng là chốn để họ thực hiện các hoạt độngphục vụ cho nhu cầu của đời sống tâm linh

Từ những nhận định trên, có thể khái quát: địa danh tâm linh là những địa danh gắn với đời sống tâm linh( tôn giáo, tín ngưỡng ) của con người Đó cũng là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa tâm linh.

Địa danh tâm linh kết hợp được nhiều yếu tố trong mình, có cả đặctrưng của địa danh văn hóa, địa danh lịch sử, địa danh danh thắng Nhưng dễdàng nhận thấy, nổi bật nhất chính là phục vụ các nhu cầu về tâm linh

1.4 Mối quan hệ giữa tâm linh, tín ngưỡng và tôn giáo

1.4.1 Khái niệm tín ngưỡng

Theo Từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên “tín ngưỡng là lòng tin

theo một Tôn giáo nào đó”

Tín ngưỡng Tôn giáo, quyền tự do tín ngưỡng

Trang 24

Tín ngưỡng là một niềm tin có hệ thống mà con người tin vào đó đểgiải thích thế giới và để mang lại sự bình yên cho bản thân và mọi người Tínngưỡng còn thể hiện giá trị của cuộc sống bền vững, đôi khi tín ngưỡng đượchiểu là tôn giáo.

Tín ngưỡng mang tính dân tộc, dân gian khi nói đến tín ngưỡng tathường nói đến tín ngưỡng của một dân tộc hay một số dân tộc có những đặcđiểm chung, ví dụ:

Tín ngưỡng dân gian Việt Nam còn gọi là tín ngưỡng truyền thống ViệtNam, là tín ngưỡng bản địa của các dân tộc sống trên lãnh thổ Việt Nam

1.4.2 Khái niệm tôn giáo

Theo Từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê, Tôn giáo là một danh từ, với ý

nghĩa: Hình thái ý thức xã hội bao gồm những quan niệm dựa trên cơ sở tin vàsùng bái lực lượng siêu nhiên Cho rằng, có những lực lượng siêu nhiên quyếtđịnh số phận con người, con người phải phục tùng và tôn thờ

Hệ thống những quan niệm, tín ngưỡng hay những vị thần linh nào đó

và những hình thức nghi lễ thể hiện sự sùng bái ấy

Đồng nghĩa: Đạo

Tôn giáo là một thuật ngữ không thuần Việt, được du nhập từ nước ngoàivào từ cuối thế kỷ XIX Xét về nội dung thuật ngữ tôn giáo khó có thể hàm chứađược tất cả nội dung đầy đủ của nó từ cổ đến kim, từ Đông sang Tây

Tôn giáo bắt nguồn từ thuật ngữ “Religion” (Tiếng Anh) và “Religion” lạixuất phát từ thuật ngữ “Legere” (tiếng La Tinh) có nghĩa là thu lượm thêm sứcmạnh siêu nhiên

Khái niệm tôn giáo là vấn đề được giới nghiên cứu về tôn giáo bàn cãirất nhiều Trong lịch sử đã tồn tại nhiều quan niệm khác nhau về tôn giáo:

- Các nhà thần học cho rằng: tôn giáo là mối liên hệ giữa thần thánh vàcon người

Trang 25

- Khái niệm mang dấu hiệu đặc trưng của tôn giáo: Tôn giáo là niềm tinvào cái siêu nhiên.

- Một số nhà tâm lý học lại quan niệm: Tôn giáo là sự sáng tạo của mỗi

cá nhân trong nỗi cô đơn của mình, tôn giáo là sự cô đơn, nếu anh chưa từng

cô đơn thì anh chưa từng có tôn giáo

- Khái niệm mang khía cạnh bản chất xã hội của tôn giáo của C Mac:

“Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giớikhông có trái tim, nó là tinh thần của trật tự không có tinh thần”

- Khái niệm mang khía cạnh nguồn gốc của tôn giáo của Ph Anghen:

“Tôn giáo là sự phản ánh hoang đường vào trong đầu óc con người những lựclượng bên ngoài, cái mà thống trị họ trong đời sống hàng ngày”

1.4.3 Mối quan hệ giữa tâm linh, tín ngưỡng và tôn giáo

Như ta biết, trong cuộc sống con người khi đã có tôn giáo hay tínngưỡng thì họ luôn tin vào tín ngưỡng hay tôn giáo đó, mặc dù họ chưa baogiờ nhìn thấy Chúa trời, đức Phật hay những người đã mất hiện ra bằngxương bằng thịt Họ tin vào những nhân vật ấy như tin vào một sự cứu cánhcho những khó khăn, đau khổ của cuộc sống thường nhật Như vậy, khi ta nóitới đời sống tâm linh thì dường như đó là một cái gì rất mơ hồ, phiếm định.Nhưng khi ta nói về tôn giáo, tín ngưỡng thì lại khá cụ thể Tôn giáo, tínngưỡng là cái cụ thể hóa cho đời sống tâm linh, thế giới tâm linh của mỗingười Tâm linh được hiện hữu khi người ta soi rọi vào tín ngưỡng hay tôngiáo mà mình tôn thờ

Tâm linh là cái gì đó không hiện hữu nhưng lại luôn tồn tại trong chúng

ta Chúng ta khi muốn thể hiện nó, muốn tiếp cận nó thì con người sẽ tìm đếnvới tôn giáo và tín ngưỡng

Trang 26

1.5 Mối quan hệ giữa văn hóa và ngôn ngữ

1.5.1 Khái niệm văn hóa

Hiện nay, có tới hơn 300 định nghĩa về văn hóa Trong đó, hay đượcdùng và quen thuộc nhất là khái niệm văn hóa của Taylor – Nhà dân tộc họcngười Anh Ông đã nêu ra khái niệm văn hóa vào năm 1871 như sau: “Vănhóa là những tổng thể phức hợp bao gồm các kiến thức, tín ngưỡng, nghệthuật, đạo đức, luật lệ, phong tục và tất cả những khả năng và thói quen conngười đạt được với tư cách là thành viên của xã hội”

Một trong những định nghĩa về văn hóa có ý nghĩa rộng nhất là địnhnghĩa của UNESCO với quan niệm: “Văn hóa hôm nay có thể là tổng thểnhững nét riêng biệt tinh thần, vật chất, trí tuệ và cảm xúc quyết định tínhcách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội Văn hóa bao gồmnghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của conngười, những hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng…”

Với cách khái quát về nội dung của văn hóa, Từ điển Tiếng Việt do Hoàng

Phê chủ biên đã đưa ra khái niệm: “Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trịvật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử”

Trên cơ sở phân tích, đánh giá những biểu hiện về nội dung và giá trịvăn hóa, Trần Ngọc Thêm đã đưa ra định nghĩa: “Văn hóa là một hệ thốnghữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra và tích lũyqua quá trình thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tựnhiên và xã hội của mình”

Như vậy, văn hóa là một phức thể bao gồm cả sản phẩm vật chất và tinhthần Các hiện tượng phi vật thể như phong tục, tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng,đạo đức… và các phạm trù vật chất như lăng tẩm, đền thờ, đình chùa, miếumạo… đều là văn hóa

Trang 27

Khi nghiên cứu đề tài đặc điểm ngôn ngữ - văn hóa của địa danh tâmlinh ở thành phố Huế, với góc nhìn ngôn ngữ - văn hóa hy vọng sẽ mang lại

sự hấp dẫn, mới mẻ

1.5.2 Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa

Với vai trò là công cụ đặc biệt nhất, quan trọng nhất của tư duy và giáotiếp, ngôn ngữ cũng là công cụ để lưu trữ, bảo tồn, sáng tạo và phát triển vănhóa Tất cả các biểu hiện của văn hóa đều được thể hiện qua ngôn ngữ Ngônngữ phản ánh những thuộc tính, bản chất và sự tồn tại của văn hóa NhưNguyễn Đức Tồn đã nói: “Là một thành tố của nền văn hóa tinh thần, ngônngữ giữ vị trí đặc biệt của nó Bởi vì ngôn ngữ là phương tiện tất yếu và làđiều kiện cho sự nảy sinh, phát triển và hoạt động của các thành tố khác trongvăn hóa… Chính ngôn ngữ, đặc điểm của nền văn hóa dân tộc được lưu trữ rõràng nhất” [24, tr.21]

Ngày nay, khuynh hướng nghiên cứu ngôn ngữ dưới góc độ ngôn ngữ văn hóa đang được nhiều nhà ngôn ngữ học quan tâm Thuật ngữ ngôn ngữ -văn hóa có thể được hiểu là ngôn ngữ phản ánh những biểu hiện của ngôn ngữtrong ứng xử - giao tiếp Theo cách hiểu ở bình diện rộng hơn, đó là sự phảnánh các yếu tố, những biểu hiện, những đặc điểm của văn hóa hữu thể lẫn vôhình trong ngôn ngữ và thông qua ngôn ngữ

-Mỗi phương diện của cuộc sống đều gắn với những biểu hiện văn hóacủa nó Từ xa xưa, cuộc sống của con người luôn gắn với quá trình dựng nước

và giữ nước, gắn với những sinh hoạt của cộng đồng Vì thế, văn hóa của mỗidân tộc, mỗi vùng quê tiềm ẩn bên trong và khi thể hiện ra bên ngoài ở cácphương diện, sinh hoạt, sản xuất và vũ trang

Đặc thù của địa danh là gắn với tính liên tục của văn hóa Địa danhluôn phát triển trong không gian và theo thời gian Mối liên hệ đặc biệt giữacác tên gọi địa lý và các đối tượng được tên đều do con người và do các nền

Trang 28

văn hóa tạo ra Theo Nguyễn Đức Tồn thì ngôn ngữ đóng vai trò nhân tốchính thống nhất dân tộc và là dấu hiệu cơ bản làm phân ly một dân tộc.

1.6 Đặc điểm tự nhiên, lịch sử, văn hóa và xã hội của thành phố Huế

Thành phố Huế nằm ở dải đất hẹp của miền Trung Việt Nam và làthành phố tỉnh lỵ của Thừa Thiên Huế Thành phố cũng là trung tâm về nhiềumặt của miền Trung như văn hóa, chính trị, kinh tế, giáo dục, y tế, du lịch,khoa học kỹ thuật… Với dòng sông Hương và những di sản để lại của triềuđại phong kiến, Huế còn được gọi là “Đất thần kinh” hay “Xứ thơ” Đây cũng

là một trong những thành phố được nhắc tới nhiều trong thơ văn và âm nhạcViệt Nam Huế là đô thị cấp quốc gia của Việt Nam và là Cố đô của nước tathời phong kiến triều Nguyễn

1.6.1 Về mặt địa lý

Thành phố Huế nằm ở tọa độ địa lý 16 – 16,8° vĩ Bắc và 107,8 – 108,2°kinh đông Phía bắc và phía tây giáp thị xã Hương Trà, phía nam giáp thị xãHương Thủy, phía đông giáp thị xã Hương Thủy và huyện Phú Vang Tọa lạchai bên bờ hạ lưu sông Hương, về phía bắc đèo Hải Vân, cách Đà Nẵng112km, cách biển Thuận An 14km, cách sân bay quốc tế Phú Bài 14km vàcách cảng nước sâu Chân Mây 50km

Diện tích tự nhiên là 71,68km2, dân số tính đến năm 2012 là 344.581 người.Nằm tựa lưng vào dãy Trường Sơn, khu vực thành phố Huế là đồngbằng thuộc vùng hạ lưu sông Hương và sông Bồ,có độ cao trung bình 3- 4

m so với mực nước biển Khu vực đồng bằng này tương đối bằng phẳng,tuy trong đó có xen kẽ một số đồi, núi thấp như núi Ngự Bình, đồi VọngCảnh, đồi Thiên An…

Trang 29

Thành phố Huế có ngoại lệ về khí hậu so với vùng Bắc bộ và Nam bộ,

vì nơi đây khí hậu khắc nghiệt Vùng duyên hải và vùng đồng bằng có haimùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô, vùng núi mưa nhiều, khí hậu mát mẻ

Năm 1626, để chuẩn bị cho công việc chống lại họ Trịnh, chúa SãiNguyễn Phúc Nguyên dời dinh đến làng Phước Yên thuộc Quảng Điền,Thừa Thiên Huế

Năm 1636 chúa Nguyễn Phúc Lan chọn làng Kim Long làm nơi đặtphủ Năm 1687 chúa Nguyễn Phúc Trăn dời phủ chúa về làng Phú Xuân.Năm 1712 Nguyễn Phúc Chu dời phủ về làng Bát Vọng, Quảng Điền KhiNguyễn Phúc Khoát lên cầm quyền (1736) thì phủ chúa lại trở về Phú Xuân

và yên vị từ đó cho đến ngày thất thủ về tay họ Trịnh Năm 1802, sau khithống nhất Việt Nam, vua Gia Long đã đóng đô ở Phú Xuân, và gọi đó là kinhthành Phú Xuân

Về địa danh Huế có nhiều kiến giải từ các học giả

- Theo Thái Văn Kiểm thì: Căn cứ vào những dữ kiện về ngôn ngữ thì

“Huế” đã xuất hiện trong thời kỳ Nam – Bắc phân tranh, chữ Huế bắt nguồn từ

“Hóa” trong Thuận Hóa Hóa biến thành Huế do kỵ húy, vì mẹ vua Thiệu Trị là

Hồ Thị Hoa, mà theo cách đọc của người Huế thì Hoa và Hóa na ná như nhau

Trang 30

Theo Cadière thì Huế chỉ là một cách ghi âm không chính xác của Hóa.Huế đã bắt đầu có từ thời Huế - Kim Long với cái tên Hóa.

Theo Nguyễn Hy Vọng, sau khi trích dẫn tự điển Việt – Bồ - La củaAlexandre de Rhodes, tác giả của từ điển Nguồn gốc tiếng Việt (ấn bảndưới dạng CD) đã khẳng định: Huế đã có tên riêng ngay từ trước 1651 lànăm xuất bản từ điển Việt - Bồ - La và không dính dáng gì tới Hóa trongThuận Hóa hay Châu Hóa

1.6.3 Văn hóa Huế

Thuận Hóa – Phú Xuân – Huế có một quá trình phát triển lâu dài (gần 7thế kỷ) Trong khoảng thời gian ấy Huế đã tích hợp được những giá trị vật chất

và tinh thần quý báu để tạo nên một truyền thống văn hóa Huế Truyền thống

ấy vừa mang tính đặc thù – bản địa của một vùng đất, không tách rời nhữngđặc điểm chung của truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam Trong tiến trìnhhình thành văn hóa Huế có sự tác động của văn hóa Đông Sơn do các lớp cưdân từ phía Bắc mang vào trước thế kỷ 2 và sau thế kỷ 13 hỗn dung với thànhphần văn hóa Sa Huỳnh tạo nên nền văn hóa Việt – Chăm Trong quá trìnhphát triển, chuyển biến có ảnh hưởng của các luồng văn hóa trong khu vực nhưĐông Nam Á, Trung Quốc, Ấn Độ và cả các nước phương Tây

Văn hóa Huế được tạo nên bởi sự đặc sắc về tinh thần, phong phú vềnội dung nhưng cũng rất độc đáo Điều đó được thể hiện qua nhiều lĩnh vựcnhư: văn học, âm nhạc, sân khấu, phong tục tập quán, lễ hội, ăn – mặc - ở,phong cách giao tiếp… tiêu biểu như:

Trang 31

+ Festival Huế…

Như vậy, có thể khẳng định Huế là một thành phố mang trong ḿnhnhững nét văn hóa đặc thù nhưng cũng không tách rời nền văn hóa của dân tộc.Văn hóa Huế có sự hài hòa giữa văn hóa đô thị và văn hóa làng (chùa), vănhóa cung đình (bác học) và văn hóa dân gian Tất cả những sắc thái văn hóanày đều có thể tìm thấy bên trong nét văn hóa tâm linh của Huế

Dước góc độ văn hóa tâm linh, ai ai cũng phải thừa nhận thành phốHuế là nơi có nhiều đền đài, là kinh đô của Phật Giáo với hơn 80% dân sốtheo đạo Phật Như đã thống kê trong luận văn, ở đây có tới 176 ngôi chùa vàniệm Phật đường

Tiểu kết

Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, địa danh học đã đạt được nhiềuthành tành tựu đáng tự hào trên cả bình diện lý thuyết lẫn nghiên cứu ứngdụng Việc áp dụng cở sở lý thuyết vào quá trình thực hiện các nghiên cứu vềđịa danh trong đó có địa danh tâm linh ở thành phố Huế là hết sức cần thiết.Cùng với cơ sở thực tiễn về địa bàn, địa danh tâm linh ở thành phố Huế,những vấn đề lý thuyết địa danh học giúp người nghiên cứu có những địnhhướng trong việc đi sâu, khảo sát đối tượng ở các chương tiếp theo

Trang 32

CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ CỦA ĐỊA DANH TÂM LINH

Ở THÀNH PHỐ HUẾ

Từ góc độ ngôn ngữ học, địa danh tâm linh ở thành phố Huế được tiếpcận từ nhiều cách và trên nhiều bình diện Trong đó, mỗi cách tiếp cận sẽ gắnvới một phương pháp làm việc riêng và mang lại những ý nghĩa khác nhau

Khi tiếp cận từ góc độ nguồn gốc ngôn ngữ sẽ cho ta biết địa danh đóthuộc hệ ngữ nào.Ở mặt cấu tạo, địa danh được xem xét thông qua mô hìnhcấu trúc của các yếu tố và mối quan hệ ngữ pháp giữa chúng Tiếp cận dướigóc độ ngữ nghĩa và phương thức định danh, địa danh được xem xét trên khíacạnh nguồn gốc, ý nghĩa và lý do ban đầu của địa danh sau vỏ ngữ âm

2.1 Thống kê và phân loại địa danh

2.1.1.Thống kê địa danh

2.1.1.1 Bảng thống kê

Như đã trình bày về đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài, qua thực

tế khảo sát, chúng tôi đã ghi nhận được 203 địa danh tâm linh ở thành phố Huế

Bảng 2.1 Thống kê số lượng địa danh tâm linh ở thành phố Huế

ĐiệnThánh thất

129713147321

63,53,46,30,523,21,51,10,5

2.1.1.2 Nhận xét và lý giải

Trang 33

Như ta đã biết, thành phố Huế không phải là một thành phố rộng lớn,đông dân Chỉ với diện tích 71,68km2 và dân số 344.581 người, nhưng ở đâytồn tại tới 203 địa danh tâm linh Mật độ dày như vậy cùng với sự đa dạng vềtôn giáo và phong phú về các hình thức tín ngưỡng dân gian, có thể thấy đượcđây là một thành phố có đời sống văn hóa tâm linh sâu sắc.

Điều này cũng nói lên một nếp sống hướng nội điển hình của người xứHuế Phong cách sống và nét văn hóa tâm linh đậm đặc trong tâm thức ngườiHuế sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cách định danh cho những đối tượng địa lý Có

lẽ chính vì vậy, nhìn vào tên gọi của các địa danh mỗi người sẽ cảm nhậnđược phần nào văn hóa Huế từ góc nhìn ngôn ngữ học

2.1.2 Phân loại địa danh

Bảng 2.2 Phân loại địa danh theo tôn giáo, tín ngưỡng

STT Tôn giáo, tín ngưỡng Số lượng Tỷ lệ %

Nhận xét, lý giải: Trong tổng số 203 địa danh tâm linh ở thành phố Huế

có 129 ngôi chùa và 47 niệm phật đường chiếm 86,7%, đây là tỷ lệ cao nhất.Điều này rất dễ giải thích, trong hơn 300 năm từ 1636 đến 1945, với tư cách

là trung tâm chính trị văn hóa của Đàng Trong và là kinh đô của đất nướcthống nhất, Huế cũng là thủ đô Phật giáo của cả nước Ngày nay, “Huế - disản văn hóa thế giới” cũng là một trung tâm Phật giáo lớn của cả thế giới

Từ khi du nhập, Phật giáo Huế luôn phức tạp và phong phú về xuhướng phát triển Phật giáo Huế có ảnh hưởng rất sâu sắc trong đời sống củanhân dân Huế Tháp Phước Duyên của chùa Linh Mụ chưa một lần tách lẻ vớisông Hương, núi Ngự, cầu Tràng Tiền, bến Thương Bạc, cửa Ngọ Môn Phật

Trang 34

giáo Huế có một bề dầy lịch sử đan quyện, gắn bó vững chắc trong lòng dânHuế Phật giáo Huế là một trong các thành tố chung tạo nên nền văn hóa Huế.Con người Huế, cách sống Huế không thể không có sự hun đúc của tư tưởngPhật giáo Vì vậy, một điều dĩ nhiên sẽ có rất nhiều các công trình được xâydựng để phục vụ cho đời sống tâm linh của Phật giáo.

Bên cạnh Phật giáo, ở Huế Thiên Chúa giáo cũng rất phát triển Ngay

từ thế kỷ 15 – 16, người Âu Châu đã biết đến bờ biển nước ta, nhưng mãi đếnthế kỷ 17 thì người Tây phương mới giao thiệp với người Việt Nam Các chúaNguyễn thời trước đã lợi dụng sự trợ giúp của người châu Âu để đánh kẻ thùnên tiếp đãi họ rất hậu hĩnh Chúa Nguyễn giao thiệp với người Bồ Đào Nha

và đã cho mở một lò đúc tại Huế (phường Đúc ngày nay) để đúc súng ống…Bên cạnh đó, còn cho phép được xây dựng nhà thờ và có chính sách ngoạigiao rất mềm mỏng với giáo sĩ Vì vậy, Thiên chúa giáo có cơ hội phát triểnmạnh ở Huế, nên các đan viện, nhà thờ được xây dựng nhiều để phục vụ choviệc truyền đạo Ở Huế có 13 nhà thờ và 1 đan viện chiếm 6,9%

Ngoài hai tôn giáo lớn thì ở Huế còn có đạo Cao Đài nhưng tôn giáonày ít có sức ảnh hưởng và chỉ có một địa điểm được xây dựng phục vụ chođời sống tâm linh của họ

Thừa Thiên Huế nói chung và thành phố Huế nói riêng mang trongmình những trầm tích của các tín ngưỡng dân gian của Việt Nam như: tínngưỡng thờ thần, tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng sùng bái tự nhiên, tínngưỡng sùng bái con người Thế nên, các ngôi đền được dựng nên để tôn vinhcác vị thần, hay những người có công với đất nước Các đàn, điện để phục vụcho việc cúng tế cầu mong cho cuộc sống hạnh phúc, đủ đầy hơn

2.2 Đặc điểm ngôn ngữ của địa danh tâm linh ở thành phố Huế

2.2.1 Đặc điểm về nguồn gốc ngôn ngữ của địa danh tâm linh ở thành phố Huế

Trang 35

Như ta biết, thành phố Huế là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa Xéttrên những thành quả của việc nghiên cứu từ vựng và lịch sử Việt ngữ học thìnơi đây có vốn từ vựng hết sức phong phú Ở thành phố Huế, cư dân sử dụng

cả từ thuần Việt, Hán Việt, từ Việt cổ và rất nhiều từ địa phương, cũng như còndấu ấn của tiếng Chăm, tiếng Hán Chính vì thế, trong việc định danh các đốitượng điều này cũng được thể hiện khá đậm nét

Bảng 2.3 Phân loại địa danh theo tiêu chí nguồn gốc ngôn ngữ.

Địa danh thuần Việt 8 3,9

Chùa Ông, nhà thờ phường Đúc, chùa Lòng Mẹ, điện Hòn Chén

Địa danh Hán Việt 181 89,2

Chùa An Hòa, đền Tiên Y, đàn Xã Tắc, Đan viện Thiên An

Địa danh kết hợp yếu tố

Hán Việt và thuần Việt

10 4,9

Nhà thờ Bến Ngự, chùa Linh Mụ, nhà thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, chùa Vĩnh Nhơn.

Địa danh có yếu tố Ấn Âu 4 2

Nhà thờ Phanxicô Xaviê, chùa Ba

La Mật, chùa Phật Quang, chùa Tây Thiên Di Đà.

Trang 36

Nhận xét: Nhìn vào bảng phân loại địa danh theo tiêu chí nguồn gốc

ngôn ngữ ta thấy, địa danh có nguồn gốc Hán Việt chiếm tỷ lệ cao nhất là89,2% tổng số Điều này cũng dễ dàng được lý giải Như ta biết, nước Việt đãtrải qua hàng ngàn năm Bắc thuộc Trong lịch sử dân tộc, chữ Hán – Chữ viếtcủa người Trung Quốc đã được người Việt sử dụng trong một thời gian dài.Tuy về sau có sự xuất hiện của chữ Nôm – Chữ viết của dân tộc ta, nhưngchữ Nôm cũng được tạo ra trên cơ sở các bộ của chữ Hán Vì vậy, việc phầnlớn các địa danh có cấu tạo Hán Việt là một đều không thể tránh được Từ khicác nhà ngôn ngữ học sáng tạo ra chữ Quốc ngữ thì trong lối định danh củangười Việt mới xuất hiện thêm các địa danh thuần Việt Lịch sử dân tộc tacũng ghi nhận các cuộc đấu tranh với đế quốc Pháp và Mỹ, nên đã để lạitrong nền văn hóa Việt những dấu ấn của văn hóa Pháp, Mỹ Theo đó, có cảvăn hóa tâm linh Vì vậy, xuất hiện một số địa danh tâm linh có đặc trưng vănhóa Pháp như nhà thờ Phanxicô Xavie Trong đời sống tâm linh của cư dânthành phố Huế, Phật giáo có lẽ là tôn giáo chủ đạo và có ảnh hưởng sâu sắcnhất tới mọi mặt của đời sống Vì xuất phát điểm của Phật giáo là đất nước

Ấn Độ nên xét về mặt ngôn ngữ, tiếng Phạn cũng được du nhập vào ViệtNam, nhất là đối với các mặt của đạo Phật trong đó có cả cách định danh chocác đối tượng địa lý như chùa Phật Quang, chùa Tây Thiên Di Đà… Có thểthấy, trong tổng số 203 địa danh có 8 địa danh thuần Việt chiếm 3,9%; 181địa danh Hán Việt chiếm 89,2%, 10 địa danh kết hợp yếu tố Hán Việt vàThuần Việt chiếm 4,9% và 4 địa danh có yếu tố Ấn Âu chiếm 2%

2.2.2 Đặc điểm về hình thức của địa danh

2.2.2.1 Mô hình cấu trúc của địa danh

- Thành tố chung

Nghiên cứu về địa danh, ta sẽ thấy có nhiều ý kiến khác nhau khi bàn

về thành tố chung Mỗi tác giả sẽ có những nhận định riêng tùy thuộc vào

Trang 37

hướng nghiên cứu của ḿnh Như ta biết, cấu trúc của một phức thể địa danhgồm hai bộ phận Bộ phận thứ nhất đứng trước dùng để chỉ rõ loại hình củađối tượng được đặt tên ở bộ phận thứ 2 đi ngay sau đó Bộ phận này đã đượcnhiều nhà nghiên cứu thống nhất cho rằng đó là những danh từ chung, nhữngthuật ngữ địa lý được dùng chỉ loại hình của đối tượng Tuy nhiên, mỗi tác giảlại gọi một cách khác nhau: có người gọi là tên chung, người khác gọi từchung, yếu tố chung, danh từ chung hay thành tố chung Ví như, Nguyễn KiênTrường dùng thuật ngữ “từ chung” còn A V Superan Skaja lại gọi là “tênchung” Ở đây, theo ý kiến của chúng tôi cách dùng thuật ngữ “thành tốchung” để gọi tên bộ phận thứ nhất trong cụm từ chứa địa danh là hợp lý chohướng nghiên cứu của mình.

Khi nói tới thành tố chung có nhiều cách định nghĩa khác nhau.Trong “địa danh Ấn – Âu”, A-I-Popov đã cho rằng “Bất kỳ hiện tượnghàng loạt nào (lặp lại, tương tự) trong toàn bộ địa danh luôn cần đượcnghiên cứu cẩn thận vì các yếu tố lặp lại đó thường biểu hiện cái giống củađịa danh đó và cũng là đặt trưng của ngôn ngữ đó” A V Superan Skajacho rằng: “Đó là những tên gọi chung liên kết các đối tượng địa lý với mọivật khác của thế giới hiện thực Chúng được diễn đạt bằng các danh từchung vốn được dùng để gọi tên”

Nguyễn Kiên Trường khi tìm hiểu “Những đặc điểm chính của địadanh Hải Phòng” đã nhận thấy rõ những ảnh hưởng đặc biệt của loại hìnhngôn ngữ vào việc tạo lập hệ thống thành tố chung của địa danh tiếng Việt

Từ đó đã đưa ra nhận định: “Danh từ chung có chức năng chỉ một lớp sự vật,đối tượng có cùng thuộc tính”

Theo chúng tôi, thành tố chung trong địa danh có thể hiểu là những danh

từ chung dùng để chỉ loại hình của một lớp đối tượng địa lý có cùng những

Trang 38

thuộc tính bản chất Thành tố chung có chức năng phản ánh loại hình của đốitượng được định danh.

Qua thống kê 203 địa danh tâm linh của thành phố Huế đều có thành tốchung Về cấu tạo có thể chỉ có một yếu tố như: Điện, đàn, chùa Cũng cónhững thành tố chung được cấu tạo bởi nhiều yếu tố như nhà thờ, đan việnhay kể cả 4 yếu tố như thánh thất Cao Đài

Đối với địa danh tâm linh của thành phố Huế, ta thấy xuất hiện cácthành tố chung như:

+ Chùa: Chùa là một công trình kiến trúc phục vụ cho mục đích tín

ngưỡng Chùa được xây dựng phổ biến ở các nước Đông Nam Á và Đông Ánhư Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam và thường là nơi thờ Phật Tại nhiều nơichùa có nhiều điểm giống với chùa tháp của Ấn Độ, vốn là nơi cất giữ xá-lị vàchôn cất các vị đại sư, thường có nhiều tháp bao xung quanh Chùa là nơi tiêubiểu cho “Chân như” được nhân cách hóa bằng hình tượng Đức Phật được thờngay giữa chùa Nhiều chùa được thiết kế như một Man-đa-la gồm một trục ởgiữa với các vị Phật bốn phương Cũng có nhiều chùa có nhiều tầng, đại diệncho tam giới, các cấp bậc tiêu biểu của thập địa Bồ Tát Có nhiều nơi chùađược xây dựng tám mặt đại diện cho pháp luân hoặc bát chính đạo Chùa còn lànơi tập trung các sư, tăng, ni sinh hoạt, tu hành và thuyết giảng đạo Phật Tạinơi này, mọi người kể cả tín đồ hay người không theo đạo đều có thể đến thămviếng, nghe giảng kinh hay thực hành các nghi lễ tôn giáo

“Chùa chiền” theo Hán Việt còn có nghĩa là “Tự viện”, một nơi an trítượng Phật và là chỗ cư trú tu hành của các tăng – ni Ngày nay, trong thực tếchùa được gọi bằng cả từ Hán Việt phổ thông như “Tự”, “Quán”, “Am”

+ Đền thờ: Là công trình kiến trúc được xây dựng để thờ cúng một vị

thần hoặc một danh nhân quá cố Nhiều đền thờ dành cho các thần thánh

Trang 39

trong tôn giáo hoặc tín ngưỡng địa phương như đền thờ của bang hội QuảngĐông, thờ Quan Công, bà Thiên Hậu và Thái Bạch Tinh Quân.

Nhiều đền thờ được xây dựng để ghi nhớ công ơn của một anh hùng cócông với đất nước, hay công đức của một cá nhân với địa phương được dựnglên theo truyền thuyết dân gian Ở Huế, có nhiều ngôi đền thờ các vị anh hùngdân tộc như đền thờ Hưng Đạo đại vương, đền thờ Huyền Trân công chúa…

+ Đan viện: Đan viện (Monasterion do từ Hy Lạp Monazein; sống một

mình) Đây là nơi các đan sĩ nam hay nữ sống đời ẩn dật, vừa làm việc vừachiêm niệm, vừa hát kinh thần vụ chung Các đan viện thường có diện tíchkhá lớn và số lượng tu sĩ nhiều, điều đặc biệt các tu sĩ này thường ít có hoạtđộng ngoại giao mà thay vào đó là sống và lao động ngay trong đan viện Ởđây các đan sĩ sống vĩnh viễn trong đan viện chứ không thay đổi chỗ ở Ngườiđứng đầu đan viện là đan viện trưởng / Đan viện mẫu Trong đời sống tungoài 3 lời khấn: Khó nghèo / khiết tịnh / vâng phục… thêm lời khấn vĩnh cư

+ Thánh thất Cao Đài: Theo giải nghĩa của đạo Cao Đài thì Thánh

thất có nghĩa là nhà thờ Đức Chí Tôn (Đấng Cao Đài) và các Đấng thần,thánh, tiên, Phật, hay còn gọi là ngôi nhà của Chư Thánh Tại mỗi tộc đạo (Họđạo) đều phải xây dựng một Thánh Thất để làm đền thờ Đức Chí Tôn và làmnơi tín ngưỡng cho bổn đạo địa phương Phía sau Thánh Thất, một tòa nhà gọi

là Thiên phong đường, có nghĩa là ngôi nhà của Chức sắc Thiên phong, nơiđây có lập bàn thờ “Cửu Huyền Thất Tổ” chung và làm văn phòng cho ĐầuTộc đạo, hai bên Thiên phong đường là Đông lang và Tây lang

Đạo Cao Đài là 1 tôn giáo lớn được thành lập ở Việt Nam vào đầu thế

kỷ XX, năm 1926 Tên Cao Đài theo nghĩa đen chỉ “một nơi cao” nghĩa bóng

là nơi cao nhất ở đó Thượng đế ngự trị, cũng là danh xưng rút gọn củaThượng Đế trong tôn giáo Cao Đài vốn có danh xưng đầy đủ là Cao Đài Tiên

Trang 40

Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát Để tỏ lòng tôn kính một số các tín đồ Cao Đàithường gọi tôn giáo mình là Đạo Trời.

Cao Đài là một tôn giáo mới có tính dung hợp các tôn giáo lớn mà chủyếu là Phật Giáo, Đạo giáo, Nho giáo và Kitô giáo

+ Điện: Là một hình thức của đền, nơi thờ thánh trong tín ngưỡng dân

gian Việt Điện phổ biến thờ mẫu hoặc các thần nổi tiếng Điện có thể củacộng đồng hoặc tư nhân Trên bàn thờ thường có ngai, bài vị, khám, tượngchư vị thánh thần và các đồ thờ khác

+ Đàn: Là nền đất đắp cao hoặc đài dựng cao để tế lễ Đàn Nam Giao

được dựng lên để tế Trời

+ Niệm Phật đường: Đây là một loại mô hình tu học của giới tu sĩ,

Phật tử ra đời vào thời kỳ trần hưng Phật giáo Xuất phát từ việc canh tân bàitrừ mê tín dị đoan, hủ tục tồn tại trong dân gian Niệm Phật đường phát triểnmạnh vào những năm cuối thập kỷ 30, đầu thập kỷ 40 và nhất là suốt thập kỷ

50 của thế kỷ 20

Đặc điểm về kiến trúc của niệm Phật đường là tiền đường phía tả có lầuchuông, phía hữu có lầu trống Chánh điện chỉ thờ tượng Đức Phật Thích CaMâu Ni Chùa Từ Đàm (cũ) là khuôn mẫu điển hình của Niệm Phật đường

+ Nhà thờ: Còn có thể gọi là Giáo đường, Thánh đường Đây là nơi thờ

tự của đạo Thiên Chúa

Nhìn tổng quát, ta thấy phần lớn các thành tố chung của địa danh tâmlinh ở thành phố Huế chủ yếu được cấu tạo từ các yếu tố thuần Việt và một bộphận nhỏ là có yếu tố Hán Việt như Đan viện hay Thánh thất

- Tên riêng:

Tên riêng là bộ phận đứng thứ hai sau thành tố chung trong phức thểđịa danh Tên riêng có thể hiểu là tên gọi của từng đối tượng cụ thể dùng để

Ngày đăng: 14/11/2014, 18:17

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Dương Văn An (1961), Ô châu cận lục, Nxb Thuận Hóa, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ô châu cận lục
Tác giả: Dương Văn An
Nhà XB: Nxb Thuận Hóa
Năm: 1961
2. Nguyễn Văn Âu (2000), Một số vấn đề về địa danh học Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về địa danh học Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Văn Âu
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2000
3. Phan Văn Các (1994), Từ điển Hán Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Hán Việt
Tác giả: Phan Văn Các
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1994
4. Leospold Cadiere (1996), Kinh thành Huế: Địa danh, Nxb Đà Nẵng 5. Đỗ Hữu Châu (1999), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh thành Huế: Địa danh", Nxb Đà Nẵng5. Đỗ Hữu Châu (1999), "Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt
Tác giả: Leospold Cadiere (1996), Kinh thành Huế: Địa danh, Nxb Đà Nẵng 5. Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: Nxb Đà Nẵng5. Đỗ Hữu Châu (1999)
Năm: 1999
6. Đỗ Hữu Châu (1964), Tìm hiểu văn hóa qua ngôn ngữ, in trong Đỗ Hữu Châu tuyển tập, tâp 2, Nxb Giáo dục, tr. 846-867 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu văn hóa qua ngôn ngữ, in trong Đỗ Hữu Châu tuyển tập, tâp 2
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1964
7. Trần Văn Dũng (2005), Những đặc điểm chính của địa danh Dak Lăk, Luận án tiến sĩ Ngôn ngữ học, trường đại học Vinh, Nghệ An Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những đặc điểm chính của địa danh Dak Lăk
Tác giả: Trần Văn Dũng
Năm: 2005
8. Nguyễn Dược, Trung Hải (2001), Sổ tay địa danh Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sổ tay địa danh Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Dược, Trung Hải
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2001
9. Trần Trí Dõi ( 2001), Ngôn ngữ và sự phát triển văn hóa xã hội, NxbVăn hóa thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ và sự phát triển văn hóa xã hội
Nhà XB: NxbVăn hóa thông tin
10. Hà Ngọc Đức (2010), Địa danh văn hóa, lịch sử và danh thắng trên báo Thừa Thiên Huế, Khóa luận tốt nghiệp, khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Khoa học Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa danh văn hóa, lịch sử và danh thắng trên báo Thừa Thiên Huế
Tác giả: Hà Ngọc Đức
Năm: 2010
11. Lê Quý Đôn (1997), Phủ biên tạp lục, Nxb Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phủ biên tạp lục
Tác giả: Lê Quý Đôn
Nhà XB: Nxb Hà Nội
Năm: 1997
12. Nguyễn Thiện Giáp (1998), Từ vựng học tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ vựng học tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Thiện Giáp
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1998
13. Nguyễn Quang Hà, Trần Hoàng, Mai Khắc Ứng, Phạm Hồng Việt, Nguyễn Đức Vũ, Sổ tay du lịch các tỉnh Trung Trung Bộ, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sổ tay du lịch các tỉnh Trung Trung Bộ
Nhà XB: Nxb Giáo dục
14. Nguyễn Thanh Hải (2006), Địa danh làng xã Thừa Thiên Huế nhìn từ góc độ ngôn ngữ học, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Khoa học Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa danh làng xã Thừa Thiên Huế nhìn từ góc độ ngôn ngữ học
Tác giả: Nguyễn Thanh Hải
Năm: 2006
15. Lê Trung Hoa (2006), Địa danh học Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa danh học Việt Nam
Tác giả: Lê Trung Hoa
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 2006
16. Quốc Sử Quán triều Nguyễn (1997), Đại Nam nhất thống chí, Nxb Thuận Hóa, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại Nam nhất thống chí
Tác giả: Quốc Sử Quán triều Nguyễn
Nhà XB: Nxb Thuận Hóa
Năm: 1997
17. Quốc Sử Quán triều Nguyễn (1992), Đại Nam thực lục, Nxb Thuận Hóa, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại Nam thực lục
Tác giả: Quốc Sử Quán triều Nguyễn
Nhà XB: Nxb Thuận Hóa
Năm: 1992
18. Hà Xuân Liêm (2007), Những chùa tháp Phật giáo ở Huế, Nxb Văn hóa thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những chùa tháp Phật giáo ở Huế
Tác giả: Hà Xuân Liêm
Nhà XB: Nxb Văn hóa thông tin
Năm: 2007
19. Từ Thu Mai (2003), Nghiên cứu địa danh Quảng Trị, Luận án tiến sĩ, Khoa Ngữ Văn Đại học Xã hội vã Nhân văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu địa danh Quảng Trị
Tác giả: Từ Thu Mai
Năm: 2003
20.Trần Văn Sáng (2013), Địa danh có nguồn gốc dân tộc thiểu số ở Tây Thừa Thiên Huế, Luận án tiến sĩ Ngữ Văn, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa danh có nguồn gốc dân tộc thiểu số ở Tây Thừa Thiên Huế
Tác giả: Trần Văn Sáng
Năm: 2013
21. F. de Sausure (2005), Giáo trình Ngôn ngữ học đại cương (Cao Xuân Hạo dịch), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Ngôn ngữ học đại cương
Tác giả: F. de Sausure
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
Năm: 2005

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng Tên bảng Trang - đặc điểm ngôn ngữ - văn hóa của địa danh tâm linh ở thành phố huế
ng Tên bảng Trang (Trang 8)
Bảng 2.1.  Thống kê số lượng địa danh tâm linh ở thành phố Huế - đặc điểm ngôn ngữ - văn hóa của địa danh tâm linh ở thành phố huế
Bảng 2.1. Thống kê số lượng địa danh tâm linh ở thành phố Huế (Trang 34)
Bảng 2.3. Phân loại địa danh theo tiêu chí nguồn gốc ngôn ngữ. - đặc điểm ngôn ngữ - văn hóa của địa danh tâm linh ở thành phố huế
Bảng 2.3. Phân loại địa danh theo tiêu chí nguồn gốc ngôn ngữ (Trang 37)
Bảng 2.4. Phân loại địa danh theo tiêu chí cấu tạo - đặc điểm ngôn ngữ - văn hóa của địa danh tâm linh ở thành phố huế
Bảng 2.4. Phân loại địa danh theo tiêu chí cấu tạo (Trang 44)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w